EM HƯƠNG
Tác giả: HỒ PHƯƠNG

     ùa mưa đã tới rồi. Từ bao giờ vậy? Cũng không nhớ rõ nữa, chỉ còn thấy thường thường về những buổi chiều, mưa nối tiếp nhau âm vang và ồn ào đổ xuống khắp núi đồi, đồng ruộng của đất nước Chùa Tháp này.
Thế là bọn tôi được tắm gội cái mưa Campuchia ít nhất đã được hai mùa - Bọn tôi với nhũng chú chuồn chuồn con dẻo dang và cần mẫn xiết bao đáng quý. Vâng, từ sau mùa xuân 1979 đất nước Campuchia được giải phóng, ở Tổ quốc ta có lẽ ít ai còn nghe nói tới những phi đội trực thăng vẫn còn tiếp tục được bay trên đất nước bạn để tham gia những chiến dịch cứu đói vô cùng rộng lờn, và góp phần vào những công việc tiếp tế, vận chuyển cho các tiền đồn xa xôi của bạn và cả của ta trên khắp các miền biên địa.
Như vậy đấy, bọn tôi đã qua ít nhất cũng đã hai mùa mưa trên xứ sở này, làm nghĩa vụ quốc tế, với không ít chuyện vui buồn và những kỷ niệm vô giá.
Và buổi chiều nay, sau sau chuyến vận chuyển liên tục căng thẳng lên phía bắc, tôi lại nhận được nhiệm vụ bay lên EH1, một tiền đồn khuất nẻo, xa mù trên những đỉnh núi trập trùng ở miền biên giới phía tây nam nước bạn. Trên đó có một thương binh đang cần được chuyển gấp về phía sau. Thêm nữa: Mưa đã kéo dài mấy hôm liền, tất cả những con đường lên núi đều bị suối lũ và thác cắt đứt hết. EH1 đang rất cần tiếp tế.
Nhiệm vụ quả là cần kíp, nhưng trời đang đầy mây. Những cơn mưa lớn đang đe dọa lại đồ xuống. Chuông, ngươi lái phụ của tôi lại bắt đầu lên cơn sốt. Mặt hắn đỏ rờ. Cầm lấy bàn tay thấy nóng như nung. Đã đến lúc cả những ngươi lái máy bay chúng tôi cũng đổ sốt rét trên đất nước này sao? Lái phụ còn có nghĩa là ngươi dẫn đường. Chưa một lần nào tôi bay thiếu lại phụ. Những tiền đồn đang kêu gọi. Tôi đã được bay lên cái chốt ấy vài lần. Đó là một đồn tiền tiêu xa xôi cách biệt nhất. Nó như mất hút trong mây mù, nơi tận cùng của xứ sở này. Trên đó có một đơn vị bộ binh ta. Họ đã chốt ở đấy từ mùa hè 1979. Cho tới nay vẫn chưa có ai lên thay họ. Từ 1979, chưa một chiến sĩ nào ở trên đó được đặt chân xuống đồng bằng, chưa nói gì được về thăm quê hương, Tổ quốc. Ở trên đó họ có đủ tất cả, đủ lực lượng, đủ sức mạnh, đủ trí tuệ. Nhưng trên đó họ cũng thiếu rất nhiêu: thiếu từ một giọng nói trẻ thơ, từ một nụ cười thiếu nữ, thiếu cả từng mẩu giấy nhỏ để gói thuốc lào...
EH1, chính trực thăng chúng tôi đã gọi nó bằng hai tiếng Em Hương yêu dấu, dịu dàng. Chúng tôi đã dành cho Em một tình cảm riêng biệt. Cũng bời vậy, hôm nay có nhiệm vụ, nhất định tôi sẽ phải bay lên với nó.
Cầm chiếc mũ bay, khoác tấm áo giáp đỡ đạn vào người, tôi an ủi Chuông vài lời rồi theo Tục, thợ máy trên không cùng bước nhanh ra bãi đậu trực thăng. Đây cũng là bãi hàng của căn cứ tiếp liệu “Tre xanh” thuộc một binh đoàn bộ binh của chúng ta đang làm nhiệm vụ trên cánh cung miền Tây của nước bạn.
Anh em bộ binh đã chờ sẵn chúng tôi bên những kiện hàng lớn, nhỏ. Có cả mấy đồng chí chỉ huy đơn vị. Thấy các anh cũng có mặt, tôi càng hiểu thêm: nhiệm vụ chiều nay quan trọng khá nhiều. Anh Sáu Chiến, con hùm xám miệt An Giang, Bảy Núi của chúng ta tiến lại, nắm lấy tay tôi:
- Núi đấy ư em? Gắng lên với tụi nó! Trời xấu quá. Nhưng cố gắng nghe em!
Rồi anh ân cần:
- Núi nè, lại sắp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám của Tổ quốc. Cũng cần phải gửi lên cho tụi nó một ít gì để xài. Bởi vậy, em bay lên bữa nay cũng là có ý nghĩa...
Tôi hiểu. Anh ôm hôn tôi lên trán, như cha hôn con giờ tiễn biệt. Tới lúc đó tôi mới để ý thấy có cả mấy anh, mấy chị người Campuchia cũng đang hăng hái cùng bộ đội Việt chuyển hàng lên máy bay. Trong số đó có một cô gái váy đen, áo đen, da thịt khá óng ả. Đặc biệt cô có một đôi mắt thật thông minh và duyên dăng. Một đôi mắt rất Campuchia. Anh Sáu vẫy cô lại:
- Đây là Chăn Đi, y tá của một đơn vị Campuchia đóng ở gần đây. Chăn Đi đến lĩnh thuộc về cho đơn vị. Chăn Đi cũng là một người sống sót. Bộ đội của chúng ta đã tìm thấy Chăn Đi năm 1979 trong một khu rừng ở vùng Lếch, bên một đống lửa cùng mấy con dao và một chiếc búa lớn. Lúc đó cô sắp bị bọn tàn binh Pôn Pốt giết ăn thịt, vì chúng quá đói...
Đôi mắt đẹp của Chăn Đi ngước nhìn chúng tôi với một nụ cười thoáng lướt.
Nhưng chúng tôi không còn nhiêu thì giờ để nói chuyện với cô nữa.
Chiếc trục thăng bắt đầu gầm lẽn. Toàn thân nõ rung rinh như một con chim đang sẵn sàng để cất cánh.
Tôi cho treo mấy bay trên độ cao hơn chục mét để kiểm tra lại máy móc, đồng hồ một lần cuối, đoạn bay đi.
Những vạt sương màu nâu sẫm, những khu doanh trại của căn cứ tiếp liệu xa dần. Núi rừng bắt đầu mở ra xanh rì, cuồn cuộn như biển sông ở dưới bụng máy bay.
Thiếu Chuông lái phụ, công việc của tôi quả là khá căng thẳng. Tôi không còn một giây phút rảnh tay và rảnh cả đầu óc nữa. Trước mặt tôi là cả một hệ thống đồng hồ, nút bấm... là cả con đường hành trình băng qua một vùng núi nổi tiếng hiểm trở của nước bạn, để tới với Em Hương. Trước khi tới đó, bọn tôi còn bắt buộc phải vượt qua một ngọn núi ác hiểm cao tới trên hai nhàn mét. Mùa mưa năm ngoái, đã chẳng ít người lái chúng tôi mếu giở, khóc giở vì ngọn núi này. Mây luôn luôn phủ kín lên ngọn. Xuyến lên, không vững tay lái, đâm vào vách núi như chơi. Lách trong các khe núi cũng chẳng dễ gì hơn. Thêm nữa theo kinh nghiệm và cả sách dạy, trực thăng không nén bay vào các khe núi vì dễ bị phục binh bắn hạ. Chính bọn Mỹ trước đây cũng rất ngại khi phải bay vào giữa hai triền núi hẹp.
Đã qua mười lăm phút. Chú chuồn con của chúng tôi đã hoàn toàn lọt vào giữa một thế giới ngợp xanh, mênh mông vô tận. Cũng đã tới lúc không còn liên lạc được với phía sau bằng điện đài được nữa. Chúng tôi phải hoàn toàn độc lập tác chiến. Túc, chàng thợ máy trên không mỗi lúc phải thêm chăm chú hơn để quan sát theo dõi hệ thống máy móc. Túc ít nói. Chúng tôi quen gọi đùa hắn là Cục sắt. Nhưng Cục sắt của chúng tôi lại là người rất giàu tình cảm, lần nào lên chốt Túc cũng cho anh em trên đó tất cả những gì mà hắn có, kể cả những bức thư của mẹ, và của cả người yêu hắn, chỉ trừ bộ đồ bay và những cuốn sổ công tác với bộ lắc lê, kìm búa...
- Mưa! - Cục sắt bỗng thốt lên.
Hắn nhìn khá tinh. Một cơn mưa rất lớn đang sầm sầm kéo tới. Một thoáng đã nghe choang choang những giọt mưa quất vào thành máy bay.
Rồi mưa ào ạt, trắng xóa, trùm kín tất cả đất trời. Mưa dữ đến mức dần dần không còn thấy trắng xóa nữa, mà như tối tăm mù mịt. Mưa đập vào thân máy bay cũng không còn là tiếng một nửa mà như cả trăm ngàn bó roi tàn bạo tơi tấp quất tới. Hoàn toàn không còn nhìn thấy gì nữa. Hoàn toàn không. Tất cả chỉ còn biết trông vào chiếc đồng hồ chân trời giả để khỏi mất cảm giác.
Mưa vẫn sôi réo. Chiếc trực thăng như run lên. Nó lảo đảo, không giữ được thăng bằng nữa. Nước như thác luôn muốn tống nó xuống, lôi tuột nó xuống các ngọn rừng, các lòng khe đang gầm thết, lồng lộn ở bên dưới. Chúng tôi có cảm giác đang ngồi trên một con thuyền đi trên biển bão.
- Túc! - Không còn nhìn được gì cả! - Tôi không kìm được mình nữa, phải thốt lên.
Cũng lại Cục sắt vẫn câm lặng, cặp mắt đỏ ngầu.
- Túc! Sắp tơi ngọn hai ngàn! - Một phút sau tôi lại cất tiếng.
Mưa vẫn tối tăm, man rợ.
Bấy giơ Cục sắt mới khó nhọc nói khẽ:
- Ông xem nếu tiếp tục đi được thì đi. Nếu hệ số an toàn quá thấp thì đành quay lại vậy!
Hệ số an toàn quả là quá thấp mất rồi. Chúng tôi chỉ còn một phút để chọn lựa một quyết định: tiếp tục bay hay quay lát. Quay lại lòng tự trọng sẽ bị tổn thương biết bao. Và người ta vẫn thường che giấu sĩ diện cá nhân mình dưới cái lòng tự trọng ấy. Quay lại. Ai sẽ chịu trách nhiệm về việc này? Tất nhiên là tôi, lái chính...
- Quay lại thôi - Tôi thoắt nói, gần như giật giọng đến nỗi chính tôi cũng phải ngạc nhiên trước nỗi giận dữ và cả niềm đau đớn ấy.
Từ lúc đó Cục sắt hoàn toàn câm lặng.
Một lát sau, qua màn mưa, đã thấy mờ mờ một dải đồng bằng lênh láng, buồn bã. Rồi đã nhìn thấy nhũng mái nhà lợp tôn với vách gỗ ghép của căn cứ tiếp liệu “Tre xanh". Đã thấp thoáng thấy cả những bóng người đội vải nhựa lướt thướt chạy ra. Có cả anh Sáu Chiến ở đấy không? Và Chăn Đi nữa...?
Chiếc trực thăng kêu lên rền rĩ như khóc và từ từ đáp xuống.
Cũng may, anh Sáu đã rời căn cứ này đi xuống một đơn vị cách đây vài chục dặm. Chỉ còn có Chăn Đi. Cô cũng đội vải nhựa, mau mắn chạy ra. Mưa lạnh vậy mà sao gương mặt cô lại hồng hào? Cô đến bên máy bay. Một bàn tay mềm mại đưa lên.
- Mưa ở nước em dữ quá hả? Em biết mà các anh sẽ phải quay lại thôi…
Đêm ấy, lần đầu tiên tôi đã không hoàn thành nhiệm vụ. Phải ngủ đỡ ở căn cứ tiếp liệu này.
Mưa vẫn rơi suốt đêm. Một ngọn lửa liu riu trên bếp như một niềm đau day dứt. Tôi ngồi âm thầm cời lửa, nghe mưa gõ triền miên trên các mái tôn, và ồn ào cãi lộn ngoài các khe rãnh quanh căn cứ.
Tất cả ý nghĩ của tôi, luôn luôn bay lên với Em Hương. Thương binh có sao không? Anh em bộ binh liệu còn vét thêm được hạt gạo nào để tiếp tục trông chờ những chú chuồn con bay tơi?... Bọn tôi đã góp phần làm được những gì cho họ? Bọn tôi sẽ còn phải làm những gì đây cho xứng đáng với họ? Có thể làm gì? Làm gì ngoài những lời cảm thông đã quá đủ. Cần phải hành động! Hãy hành động thực sự cho họ, vì họ, những con ngươi đang được vinh quang gánh vác những nhiệm vụ thực sự lớn lao, cao cả ấy.
Nửa đêm, một bóng đen mềm mại bỗng trườn vào trong căn nhà trống. Tôi ngẩng lên: Chăn Đi.
Ngọn lửa được thổi bừng lên cùng một nỗi ngạc nhiên ấm áp.
- Mây anh chưa ngủ sao?
- Không ngủ được, cô ạ!
- Mai các anh lại lên chốt chứ?
- Vâng, nhất đinh chúng tôi phải tiếp tế cho anh em chúng tôi ở trên ấy.
- Không, các anh tiếp tế cho chính đất nước Campuchia này đấy!
Tôi nhìn vào đôi mắt trong suốt, thông minh. Ai đã dạy cho cô biết nói như vậy? Hay điều ấy đã tự đáy long cô như một mầm xanh nhú lên từ một hạt trái cây đã được gieo trên mặt đất ngọt mềm? Tôi lay, đánh thức Cục sắt dậy. Cả ba chúng tôi cùng nhìn nhau qua ngọn lửa. Chúng tôi chưa biết nhiều tiếng Campuchia. Chăn Đi cũng mới học được một số câu tiếng Việt. Nhưng cả ba chúng tôi vẫn tiếp tục nói chuyện tới nhau trong một sự im lặng thật dịu dàng và tin cậy.
- Mấy anh ngủ đì! Mai Chăn Đi cũng đưa thuốc trở về tiếp tế cho đơn vị đấy!
Cuối cùng, hai đứa chúng tôi cũng ngoan ngoãn nghe lời cô, đặt mình xuống. Chúng tôi ngủ trong hơi ấm của ngọn lửa, trong đáy mắt của cô gái hồi sinh.
Sáng hôm sau, mưa tạnh, tuy trời còn đây mây.
Tôi và Cục sắt nhất quyết ra máy bay. Chăn Đi cùng đi theo ra bãi đáp. Giũa lúc đó một chiếc xe díp đầy bùn từ xa phóng về. Anh Sáu Chiến vừa nhảy từ trên xe xuống và nói luôn, gấp gáp:
- Mới có tin ngày hôm qua: thêm một số phỉ Pôn Pốt được tung từ Thái Lan về. Chúng đang ẩn náu ở dãy núi hai ngàn...
Chúng tôi hiểu: thế là trên đường bay của chúng tôi hôm nay có thể sẽ có những chuyện gì xảy tới!
- Cẩn thận nghe, mấy em! Có cần thêm vũ khí không?
- Dạ, đủ rồi, anh Sáu. Trời đã hơi quang. Bọn em đi đây!
- Vậy chúc các em bình an, thắng lợi!
Trong phút chốc, chúng tôi đã như ngồi trên một lồng kính bay lên, ngoái nhìn lại những người ở dưới đang vẫy tay chào tiễn. Vẫn thấy Chăn Đi. Nhưng kìa, cô đã vội vã quay lại. Cô cũng bắt đầu lên đường...
Mây vẫn đầy trời. Đặc biệt, hôm nay lên trên cao mới chỉ năm trăm mét, gió đã rất mạnh. Càng bay vào gần, rồi vào sâu trong vùng núi, gió càng lớn. Gió lên như một thách thức mới. Nhưng gió lên cũng như để nói lên cả nỗi xao động, lẫn niềm hăm hở của lòng người.
- Gió lớn quá hả - Cục sắt rin rít trong kẽ răng. Mây bay vun vút.
Gió làm cho toàn thân chiếc trục thăng rung lên từng hồi dữ dội. Đã nhiều lúc chú chuồn con của chúng tôi bị nhồi lên, nhấn xuống, bị thổi dạt, liệng qua, liệng lại, như một chiếc lá bay trong cơn lốc.
Hai tay tôi dần dần mỏi nhừ và đau nhức. Đôi bàn chân đạp giữ trên hai bàn đạp cũng gần như tê cứng. Đầu óc tôi dầy tràn gió thổi.
- Núi, cẩn thận đấy nhé!
- Núi! Dãy hai ngàn kia rồi! Nhưng mây kín hết ngọn! Làm sao bây giờ cậu! Xuyên lên được không?
Hôm nay đến lượt tôi làm Cục sắt. Tôi không đáp nó. Vì không có đủ thì giờ, không đủ sức và cũng không đủ cả ý nghĩ để đáp nó nữa. Tất cả con người tôi đang bị căng xé. Chỉ một sơ xuất nhỏ chỉ một chút hoảng hốt, tôi hiểu: chiếc máy bay nhỏ bé của chúng tôi sẽ là một nắm sắt bẹp dúrn bị ném xuống vực.
Không thể xuyên mây đi. Tôi biết chắc như thế. Mây dày đặc, mênh mông, khủng khiếp. Tôi sẽ bay luồn lách trong các khe núi.
- Núi! Cậu bay luồn khe hả?
- Phải!
- Cẩn thận đấy - Hắn hét lên, chồm tới sau lưng tôi như ôm chặt.
Hai bàn tay tôi càng thêm đau nhức, đầu óc tôi càng ào ào gió thổi. Chiếc trực thăng của chúng tôi đã bắt đầu bay vào một khe núi lớn. Hai bên vách núi sừng sững như thành. Nhưng cũng không ngờ bay vào giữa hai vách núi, gió lồng canh dữ. Chiếc trực thăng, nhiều lục như bị đẩy lùi rồi bị hất ngược trở lại. Hai mắt tôi luôn tối sẫm.
Tôi nghiến chặt răng lại. Máu như đã bật ra khỏi các kẽ ngón tay. Chúng tôi đã vào cơn tử chiến. Nhưng, rồi cả tôi và cả Túc đều đã nhìn ra được cách đè gió, và lướt gió. Từ đó, chiếc trực thăng tinh khôn, dẻo dang và khỏe mạnh tuyệt vơi của chúng tôi cũng dần dần giữ được thế thăng bằng nhiều hơn, để tiếp tục luồn lách trong các khe núi, bay tới và bay lên cao mãi. Nó như một chú cá rô don mạnh bạo, hăm hở, rạch lên mãi trên một đồng nước ngược ngoằn nghèo đang mùa mưa lũ.
- Nó bắn đấy! - Đang giữa lúc đó, Cục sắt chợt la lên.
- Gì thế?
- Nó bắn đấy! Nghe choang một cái ở phía đuôi, cậu không thấy sao?
- Có lẽ! Nhưng mặc mẹ chúng nó!
Gió vẫn lộng lên. Hai vách núi xanh rì rừng nguyên thủy vẫn ép kín hai bên.
- Nó lại bắn đấy!
- Có thấy gì đâu?
- Tớ nom thấy một vệt đạn lửa! Mà kìa, có bóng mấy thằng đang chạy dưới lòng khe!
- Vậy tương cha cho chúng nó một quả cối, mau lên! Tôi thét vang.
Một quả cối ném xuống trong lúc đang bay, thật khó trúng quá. Nhưng dẫu sao cũng phải cho bọn phỉ này hiểu rằng chúng đã bị quật lại.
Chiếc trực thăng vẫn đè gió, lướt gió tiếp tục luồn lách trong các triền núi. Rồi lát sau, bỗng thấy ở phía trước sáng lên một mảng trời kẹp giữa hai ngọn nui lớn. Tôi thở trút:
Khe Bình Yên. Đó là cái tên mà bọn lái trực thăng chúng tôi đã đặt ra cho nó. Và đấy cũng là "Cổng trời" để vượt sang phía bên kia ngọn hai ngàn, đáp xuống EH1. Sắp tới Em Hương rồi! - Chúng tôi cùng mừng rỡ thốt lên.
Chiếc rực thăng nhẹ nhàng vượt qua khe Bình Yên. Đã nhìn thấy ở xa xa một chút biển, cùng một vệt đồng bằng mờ mờ với những dãy núi nhấp nhô bên đất Thái.
Thoắt cái EH1 hiện ra đột ngột trên một sườn nui cao ngất, hướng ra phía biển và đất Thái Những mái nhà li ti màu vàng nhạt chụm lại trên một mảng đất gần như hình bầu dục màu vàng xuộm. Thoáng nhìn tưởng một thum của người rẻo cao khuất trong mây mù. Những rồi đã nhai thấy rõ những đường chiến hào gân guốc, xa gần. Đã nhìn thấy cả những bóng người đang chạy đi chạy lại nhộn nhịp. Một bãi đáp đã được phát quang ở ngay bên khu nhà doanh trại.
Chiếc trực thăng reo vang, lặp một vòng lượn kiêu hãnh. Chúng tôi chuẩn bị để đáp xuống. Tôi đã biết bãi đáp này. Tuy Em Hương đã tích cực sửa sang, nhưng bãi vẫn tương đối dốc, rất khó hạ cánh. Cũng như mấy lần trước, tôi phải quyết định chọn phương pháp hạ cánh trên độ dốc, một phương pháp khá khó khăn đối với những tay lái dẫu sao cũng còn là mới như lũ chúng tôi.
Dưới bãi đáp, một chiếc dù trắng đã được trải rộng. Những người của Em Hương đã lố nhố đứng đợi. Họ đang giơ cao tay vẫy rẫy rối rít. Nhiều chiếc mũ được tung lên cuồng nhiệt.
Cố nén tất cả niềm xúc động, tôi tiếp tục tập trung tâm trí não tay lái, và bàn đạp. Tôi cho treo máy bay lại mấy giây để quan sát mặt đất một lần cuối rồi mới hạ cánh xuống, thật chậm chạp, thật thân trọng; đặt càng phía sườn dốc xuống trước. Cùng lúc đó, giảm độ sải và đặt cần lái ngang, cho đến khi cả trọng lượng máy bay đã nằm chắc trên mặt đất. Cuối cùng, đặt cần lái trở lại điểm trung hòa, tôi mới buông rời tay và ngả vật người ra thành ghế.
Cửa máy bay đã được Cục sắt mở toang.
Tất cả những người anh em ra đón cùng một loạt reo ầm, ùa tới. Không nhìn rõ ai với ai nữa. Chỉ còn thấy một loạt những gương mặt sáng ngời với những nụ cười rạng rỡ.
Rồi cả hai chúng tôi bị lôi tuột ra khỏi máy bay. Cả hai cùng được tung lên, rồi lại được tất cả những cánh tay thân yêu đỡ lấy. Cứ như thế nhiều lẫn với những tiếng hò reo vang dậy.
Và gân như tất cả cũng bật khóc.
- Này! Chúng nó bắn thủng toang một mảng đuôi của các cậu đây này!
Một anh nào đó bỗng réo lên. Nhưng tất cả đám đông vẫn vây tròn lấy chúng tôi và cùng xem xét lại đầu, ngực, mình, mẩy, chân, tay của cả hai đứa, coi thử có bị dính một viên đạn nào không.
Dần dần tôi mới có đủ bình tĩnh để nhận ra: đây là Bình Hà Nội, đây là Mùi B Hải Phòng, đây là Lữ Hà Sơn Bình, đây là Thể Vĩnh Phú và đây nữa; Lập Thái Bình đồng hương “đồng khói" của riêng tôi. Toàn là lính trẻ, sàn sàn trên dưới hai mươi.
Họ vẫn vây quanh chung tôi, tranh nhau hỏi hàng ngàn thứ chuyện "ở dưới đó" và ở quê nhà. So với lần trước lên đây, tôi thầm nhận thấy tất cả những gương mặt này đều đã thêm dầu dãi cũng như thêm gan góc, kể cả thêm tinh khôn. Nhưng cũng có cái gì đó thêm gian khổ... Những bộ quần áo đã thêm úa vàng. Những mái tóc thêm rậm rạp và những cặp mắt thêm hoang vu, xanh biếc.
Tôi ngắm nhìn họ. Tôi muốn nói với họ rất nhiều điều mà không sao nói hết nổi. Ôi những người chiến sĩ bộ binh chân đất cực kỳ gian nan và cũng hết sức anh hùng? Ai biết đủ tên các anh? Ai biết hết việc các anh đã làm cho Tổ quốc và cho nước bạn? Ai hiểu nổi mọi niềm tâm sự của các anh? Ai đã thấy hết mọi ước mơ cũng như những nhu cầu nhỏ bé, khiêm tốn, nhưng lại vô cùng cần thiết đối với cuộc sống và chiến đấu của các anh hôm nay?...
Những người lính của chúng ta như vậy đấy! Bao giờ cũng luôn luôn là những người giản dị, giản dị như đến mức tận cùng. Không bao giờ đòi hỏi. Mà cũng luôn tự nghĩ rằng mình không nên đòi hòi...
Tôi ngắm nhìn mãi, ngắm nhìn những bàn tay đã trở nên thô rắn đầy chai sẹo, ngắm nhìn những bàn chân nứt nẻ - Những đôi chân ấy đạp qua bao ngọn núi? Những bàn tay ấy đã góp lại tạo nên biệt bao sự nghiệp?
Thế rồi chúng tôi đã được đưa về khu doanh trại của tiền đòn.
Anh San, đơn vị trưởng đã ra đón chúng tôi tư xa. Cũng trạc hăm hai, hăm ba. Cũng đầu trần, cũng áo quần nhàu nát, vàng úa. Nếu không biết, dễ lẫn anh với tất cả đám đông chiến sĩ.
Trẻ, nhưng San rất chắc chẵn và trầm tĩnh. Anh cũng rất ít nói. Đã nói câu nào là nghĩ thật kỹ mới nói và nói một cách hoàn toàn thẳng thắn, thành thật. Ngang tuổi, mà bọn tôi trọng San như anh.
- Các ông vất vả quá! Thời tiết thế này! Lại còn cái bọn chỗ ấy nữa...
- Không! - Tôi vội kêu lên - Vất vả của tụi tôi chỉ là hạt bụi đối với các anh.
- Các ông đến, dẫu sao thế là vẫn rất kịp thời. Thương binh khá trầm trọng. Lương thực bọn này, nói thật, cũng đã phải dùng tơi số dự trữ tác chiến. Chà, cái mưa ác hại!
Anh đưa chúng tôi đi lướt qua khu doanh trại. Cũng như những con người, tất cả nhà cửa, đồ đạc, ở đây đều đã có cái gì thêm dầu dãi. Nhưng nhìn chung vẫn không có gì thay đổi nhiêu. Tôi chỉ để ý thấy cái cây đu đủ trước nhà ban chỉ huy đã biến mất. Lần trước lên, thấy chỉ có thân mà không có lá. Lạ quá, hỏi anh San giai thích: Thèm thuốc hút, không có, anh em đã vặt hết lá thân ra để đốt cho đỡ cơn nghiền.
- Nhưng còn lần này, anh?
- Hết lá, cạo đến thân, cạo mãi cũng hết nốt cả thân rồi!
Lại thêm một chuyện về cây đu đủ bốc khói này nữa sao, trong biết bao nhiêu câu chuyện đã xảy ra tưởng như huyền thoại trên cái tiền đồn cao ngất, xa mù này.
Không dừng lại nghỉ và ăn trưa, hai chúng tôi xin nhận thương binh để bay luôn.
Thương binh đã được đưa ra bãi đáp. Anh nằm gần như bất động trên một cáng vai, khuôn mặt vàng như sáp nến. Tất cả con người dường như chỉ còn có đôi mắt.
Đôi mắt hiền hậu và bĩnh tĩnh lạ lùng. Tôi có cảm giác như anh không biết đau đớn và buồn bã. Nếu có đau, có lẽ ấy chỉ lã nỗi đau ở đâu kia, ngoài thể xác, ngoài tâm hồn anh. Người chiến sĩ còn đang bận suy nghĩ về những chuyện gì rất khác.
Tôi nói với anh y tá đơn vị, để cho tôi được khiêng một đầu cáng đưa lên máy bay.
Bỗng nhiên, anh thương binh ngóc đầu dậy. Và lần đầu tiên tôi nghe anh nói:
- Khoan đã!
- Gì vậy anh!
- Đề nghị nâng đầu cáng lên, cho tôi nhìn lại chốt, nhìn lại anh em một lần nữa.
Tôi run rẩy làm đúng theo lời anh. Và tất cả những người ra tiễn cũng đứng im phắc trước mặt anh. Cảnh tuợng thật lạ lùng chưa từng thấy. Xin hay tin cho: Suốt đời tôi sẽ không bao giờ quên khung cảnh này. Và tự nhiên tôi cũng ngẩng cao mặt, nhìn lại về phía cái chốt tiền tiêu, nhìn lại tất cả những ngước chiến sĩ dãi dầu, gan góc nọ. Vâng! Đúng là suốt đời tôi sẽ không sao quên...
Chiếc máy bay của chúng tôi bắt đầu cất cánh.
Nhìn xuống: những người chiến sĩ của tiền đồn vẫn còn nguyên ở đó, đang văy theo. Lòng mình, thú nhận, vụt se sắt lại. Tôi yếu đuối. Tôi tự biết sai lầm ấy của minh. Nhưng quả thật, nhìn lại họ, lòng tôi rung lên. Dẫu sao: chúng tôi cũng chỉ là những người chợt đến rồi chợt đi. Họ mới là những người còn ở lại đây lâu dài. Đối với họ, chúng tôi đúng chỉ lã nhưng hạt cát...
Gió lại lồng lên dọc theo các triền núi. Chiếc trực thăng lại như một chiếc lá bay.
- Các anh đưa tôi về đâu thế? - Anh thương binh bỗng hỏi khe khẽ
- Trước hết chúng tôi sẽ đưa anh về căn cư tiếp liệu “Tre xanh”. Rồi sau đó có thể về tuyến sau nữa, ví dụ Quân khu Bảy chẳng hạn. Anh cứ yên tâm.
- À, căn cứ “Tre xanh"! Này, vùng đó, mùa hè 1979 tiểu đoàn chúng tôi có tham gia đấy. Đã tìm được một có gái sắp bị chúng, nó ăn thịt...
- Ôi chăn Đi hả?
- Ghê rợn quá, các anh ạ! Tôi xin thề, không nói hơn không nói kém, chúng đã ăn thịt lẫn nhau...
- Chăn Đi! Anh còn nhớ Chăn Đi chứ!
- Không! Sau đó còn tìm được bao nhiêu người nữa, làm sao mà nhớ được. Riêng tiểu đoàn tôi đã tìm được ngót một trăm người như vậy...
- Chăn Đi? Cô gái ở vùng căn cứ “Tre xanh" mà anh vữa nói tên là Chăn Đi đấy, anh ạ!
- Không! Tôi không nhớ. Làm sao mà nhớ hết được anh?
Ôi Chăn Đi, thế còn cô, giả dụ lúc này gặp lại anh chiến sĩ này, liệu cô có thể nhớ ra được anh là một trong số những người lính Việt đã tìm được cô bên đống lửa với lưỡi rìu và mấy con dao nhọn? Chắc là cô nhớ!
Chiếc trực thăng tiếp tục lướt gió, đè gió. Ngoái nhìn lại lần nữa không còn thấy gì hết, ngoài những vách núi lì lợm, xanh rì, ngoài mây bay trắng. Dường như làm gì có cái chốt tiền tiêu ở nơi xa mù, trên cao tít ấy, làm gì có những, con người của chung ta đang tiếp tục bám trụ trên vách núi ấy để góp phần làm cho đất nước hồi sinh này vững bền mãi mãi.
Nhưng thật là có. Chúng tôi sẽ lại tiếp tục bay lên với họ. Bay lên với lương thực, vũ khí. Bay lên với tất cả sức mạnh và tấm lòng nồng cháy của hậu phương yêu dấu.

Tháng 7 năm 1981