Câu chuyện bên cây cầu Pia-rết
Tác giả: Ngô Quốc Dân

     ệnh viên Rùm-chiết phong quang sạch sẽ. Bóng hàng xoài trước sân râm mát. Người hộ lý khoác áo blu trắng bê khay thuốc, nhón gót qua lại các phòng. Vài người khách tới thăm bệnh nhân rụt rè bước qua chiếc cổng nhỏ quét vôi màu trắng…
Tại phòng số 6, ngồi bên chiếc giường cạnh mẹ, nhìn những giọt huyết thanh trong veo từ cái chai dốc ngược đều đều nhỏ xuống chiếc bầu kẹp ghim, nối với sợi dây dẫn không màu, trong, mảnh, Rết-xi luôn nghĩ tới phum làng. Giờ này bố đang làm gì? Trờì! Thằng ăng-ca khốn nạn nào mà độc địa thế? Năm bảy chín, chỉ vì một chút chần chừ, không chịu bám vào đoàn người bị xua chạy vào rừng, bố đã bị tên ác ôn bập hai nhát búa đứt lìa hết gân gót chân. Vốn người già  yếu lại tàn tật, ở nhà một mình bố sẽ xoay sở ra sao? Ai kiếm rau cho con lợn ăn? Ai cắt mướp ở mảnh ruộng gần sông đêm đi chợ bán? Củi nấu cơm ai bổ cho? Ăn hết lu gạo, bố sẽ bò đi vay đâu?… Càng nghĩ Rết-xi càng đau thắt gan ruột. Nước mắt cô ứa ra, nóng hổi trào xuống hai gò má. Ôi! ước gì Trời Phật cho mình đôi cánh để mình bay về nhà thăm bố được một lần… Giá như mình có thêm người anh, người chị, hoặc một đứa em… Vò võ một thân, cuộc đời lỡ dở… Tủi phận, Rết-xi gục mặt xuống đầu gối, nức nở.
-Rết-xi! Mẹ cháu tỉnh chưa?
Ông bác sĩ nhẹ buớc vào phòng lúc nào cô không biết. Rết-xi ngẩng đầu, mắt đỏ hoe, rớm ướt.
-Kìa! Làm sao cháu khóc?
Ánh mắt hiền từ của người bác sĩ nhìn cô ái ngại.
-Dạ! Không…-Rết-xi bối rối-Mẹ cháu đã tỉnh, mới đòi uống nước bác ạ.
-Tốt! Cháu cứ để yên cho mẹ cháu ngủ. Đừng sợ! Rồi mẹ cháu sẽ khỏi.
Người bác sĩ sờ tay xem mạch bà Chăn-rết, chỉnh lại chiếc ghim rồi lại lặng lẽ bước ra.
-Chị Rết-xi ơi! Có khách-Cô hộ lý trẻ mưng, khuôn mặt ngăm đen, đứng ngoài cửa, gật đầu gọi. Rết-xi hấp tấp sửa lại mái tóc, bước ra khỏi phòng.
-Ôi! Thím Căm-sô-phi! Chị Phiếp!
Rết-xi nhận ra hai người khách đang đứng chờ mình ngoài hàng lang là hai cán bộ phụ nữ xã. Mừng đến rơi nước mắt. Cô nhào ra nắm chặt tay hai người. Không để họ kịp nói, cô hỏi dồn dập:
-Bố cháu ra sao, hả thím?
-Ừ! Mẹ cháu đỡ chưa?
-Dạ, đỡ.
-Đã ăn được chút gì chưa?
Rết-xi kể vắn tắt tình hình bệnh tật của mẹ cho hai người rõ. Kể xong cô cầm tay thím Căm-sô-phi lắc mạnh:
-Nhưng mà ở nhà bố cháy ra sao?
Thím Căm-sô-phi nhả miếng bã trầu ra khỏi miệng:
-Bố cháy khỏe. Không phải lo gì cho bố cháu cả. Ở nhà đã có thím, có chị em, bà con trong phum. Bây giờ không phải như cái thời Pol Pot… Vả lại, nhà chá đã có người đến ở rồi… Chú Hoà, cán bộ chỉ huy bộ đội Việt Nam làm cầu Pia-rết ở đầu phum ta đã cử hẳn một người vào nhà chăm sóc bố cháu… Chú tên gì, Phiếp nhỉ? Chú hay đến chùa Takamau dạy các cháy bé hát ấy.
-Anh Nguyễn-Rết-xi, mắt long lanh, đỡ lời thím Căm-sô-phi.
-Ờ chú Nguyễn, chú Nguyễn! Bộ đội Việt Nam tốt quá! Chú Nguyễn tốt quá. Hồi đêm chúc ấy vác súng đi cùng các cháu khiêng mẹ cháu lên đây kịp ca mổ ruột thừa, sáng ra, thím đã thấy chú ấy đến nhà giúp bố cháu bổ củi, xách nước. Trưa đi làm về, chú ấy lại ra sông Klong Klung kiếm rau cho lợn. Khuya chú ấy giã gạo. Lại giặt cả quần áo cho bố cháu nữa. Hôm qua, thím sang nhà nói trưa nay thím và chị Phiếp lên thăm mẹ con cháu, chú ấy muốn đi lắm, nhưng cả đơn vị đang cố làm cho cầu xong sớm nên không ai đi đâu được.
Ba người cùng rón rén bước vào phòng. Bà Chăn-rết đang thiu thiu ngủ. Toàn thân bà phủ một chiếc chăn trắng mỏng, chỉ có
cánh tay đang truyền huyết thanh ngả ra ngoái. Thím Căm-sô-phi cầm cái làn nhựa từ tay chị Thiếp lấy ra một gói to, bọc giây xi-măng và một túi nhựa mỏng, bên trong có đến một chục quả xoài. Thím vừa khẽ đặt mấy thứ đó lên giường của Rết-xi, vừa thì thầm:
- Gói này của chú Nguyễn, còn xoài là của đơn vị làm cầu gửi lên biếu mẹ cháu. Các chú ấy gửi lời chúc mẹ cháu chóng khỏe để kịp về dự lễ mừng cầu làm xong đấy.
Rết-xi rót nước mời khách. Tiếng nước lóc bốc rơi xuống lòng chén làm bà Chăn-rết choàng tỉnh. Nỗi mừng của người lên thăm, nỗi nhớ của người xa phum thoắt bùng ra giữa bốn người thân thương nhau, ríu ran như chim rô-lôốc1 (Chim cu cườm) gặp bầy buổi sớm.
Thăm hỏi, dặn do bà Chăn-rêt một lúc, thím Căm-sô-phi và chị Phiếp đã quảy quả ra về - Cả phum Xa-tia đang khẩn trương chuẩn bị đất trồng khoai.
Trở lại cán phòng tĩnh mịch, Rết-xi ngồi yên lặng, nhìn hai gói quà. Cô mở túi xoài ra trước, xếp từng quả vàng hươm xuống ngăn dưới chiếc bàn sắt, sơn trắng kê sát đầu giường mẹ. Rồi đến gói bọc giấy xì măng - Của anh Nguyễn đây ư? - Cô bồi hồi mở ra: Một quyển sổ trắng tinh, trang đầu có đóng dấu son đỏ chót - Hai hộp sữa nước - Một hộp sữa bột - Một gói đường tinh - Hai cục xà bông - Chiếc khăn tay bọc chiếc lược, chiếc gương nhỏ - Ô trời! Anh Nguyễn còn biết gửi cho em cả những thứ này ư? - Rết-xi cầm lấy chiếc gương, đưa lên soi. Mắt cô long lanh khi nhận thấy khuôn mặt mình, mặc dù có chút thâm quầng nơi khóe mắt do mấy đêm liền mất ngủ, nhưng vẫn chưa mất đi vẻ mịn màng. Vòng lông mày nhỏ, mảnh. Đôi môi hơi mỏng, đỏ sậm. Cặp má hồng nâu, khỏe khoắn... Cô lùa chiếc lược lên mái tóc chải nhẹ. Mái tóc quăn quăn, hơi rối, xẹp dần. Chiếc lược gại lên vầng trán rám nắng cô những sợi mềm như tơ viền nơi chân tóc, gợi cho cô một cảm giác bâng khuâng êm ái...
- Giá như thằng Nguyễn cùng mấy đứa bộ đội Việt cũng đền thi vui quá! Bà Chăn-rết thốt nhiên lẩm bẩm.
Nguyễn ngồi xổm bên gốc dừa, bút chì giắt tai, hì hụi đục hàng lỗ trên một khúc gỗ tron. Sát cạnh anh, ông Chăn-rết ngồi xếp bằng, nhúc nhắc cưa những thanh gỗ nhỏ. Hai ông con đang chung tay đóng một chiếc chuồng gà. Chuyện giữa hai người nở giòn như pháo tết.
- Bố ạ - Nguyễn sôi nổi - Quê con, người ta không thả ga “tèm lem" như ở đây. Để gà ăn ngủ lung tung, rất mất vệ sinh, hơn nữa, gần rừng dễ bị ckh' ke cho-choóc1 (Chó sói) vồ mất. Chuồng gà phải đắp tương bằng đất, hoặc tốt hơn thi xây băng gạch, có cửa, có khóa nghiêm chỉnh. Bò lợn cũng có nhà riêng, xa nơi người ở, xa giêng. À, chúng con đã bàn nhau sẽ đào cho bố cãi giếng... Đi làm về cô ngay nước ăn, nước tắm, khỏi phải ra sông, như nhà bác Via-sơ-bâu, phum đội trưởng bên đây...
- Hai bố con nói gì tôi đấy?
Bác Via-sơ-bây đi rừng về, vai vác con dao cán dài qua ngõ, thây hai bố con nôi chuyện vui vẻ, ghé vào.
- Chào bác. Cháu đang tính chuyện đào giúp bố Chăn~rêt cái giếng như bên bác.
- Hai bố con anh làm gì đấy?
- Dạ thưa bác, hai bố con cháu đang làm cái chuồng gà ạ.
- À! Nhà cho gà à? Hay đấy. Cái này bà con trong phum lại phải học các anh bộ đội Việt Nam thôi.
Bác Via-sơ-bâu đặt con dao xuống đất, rụt ra bọc thuộc rê nâu đen như râu ngô già mời hai bố con cùng hút, khói tỏa mịt mù như hun muỗi. Ngồi gật gù ngăm nghía cái chuồng gà hồi lâu, bác cáo từ ra về.
- Thôi! Nghỉ đi con! Chiều bố làm - ông Chăn-rết giục Nguyễn.
- Vâng! Bố nghỉ tay, để mặc con. À, nấu cơm đi bố ạ. Trưa rồi. Nấu đủ mình bố ăn thôi. Đừng nấu nhiều như bữa qua kẻo tối bố lại phải ăn cơm nguội. Con ăn cơm ngoài đơn vị.
Ông Chăn-rết xếp gọn đồ đạc rồi mải miết lê lại cầu thang, bò lên sàn nhà. Nhìn dáng đi vất vả của ông, Nguyễn thở dài.
- Anh Nguyễn!
Có tiếng con gái gọi anh rất khẽ. Nguyễn dừng tay đục. Mất anh ngỡ ngàng.
- Rết-xi! - Nguyễn bối rối đứng dậy.
- Bố em đâu?... A! Bố em kia rồi!
Rết-xi reo lên, lao vê phía cầu thang. Ông Chăn-rết rưng rưng nước mắt đón con từ phía cửa. Rễt-xi lập cập nắm lấy hai cánh tay bố. Cô có cảm tưởng như đã hàng năm xa bố, hôm nay mới được thấy lại Bố cô hình như béo ra, khỏe lên trong chiếc áo quân phục mới chấm vai của anh Nguyễn.
Hai bố con tíu tít trò chuyện. Muốn để hai bố con được tự nhiên, Nguyễn xách đôi thùng cạnh lu nước, đi sang giếng nhà bác phum đội trưởng...
Vài phút sau, xách được hai thùng nước trở về. Nguyễn thấy ông Chăn-rết dang ngồi trên đống gỗ cưa dở, miệng "túc... túc..." gọi gà. Ông chìa cho anh chiếc bật lửa:
- Con lên nhà nhóm lửa hộ bố, giúp Rết-xi nấu xơm. Bố bắt con gâ. Trưa nay, dứt khoát con phải ở đây ăn cơm với bố.
Nguyễn bước nhẹ lên cầu thang. Rết-xi bồi hồi tựa vào cây cột khuất sau cạnh cửa.
- Anh! - Rết-xi khẽ gọi, mặt hơi tai đi.
Nguyễn mỉm cười, hỏi nhỏ:
- Rết-xi, mẹ khỏe không?
- Mẹ khỏe! Sắp về rồi anh ạ! - Rết-xi đập ngập ngừng. Tiếng nói của cô còn nhỏ hơn tiếng thở. - Anh Nguyễn! Mấy ngày nay có người lên chơi, em cứ mong mà chẳng thấy anh đâu?!...
- Anh bận. Mẹ có trách anh không?
- Mẹ nhớ.
- Bọn anh sắp đi.
- Sao vội thế anh?
- Nghề của anh là làm cầu mà. Làm xong cầu quê Rết-xi, anh lại đi lam cầu ở những vùng quê khác... Có biết bao nhiêu chiếc cầu cân làm.
- Bao giờ cầu Pia-rết các anh làm xong?
- Còn dăm sáu ngày nữa thôi. Hồi nãy về, Rết-xi không nhìn thấy cầu chỉ còn một nhịp nữa hay sao?
- Em có.
- Anh mong mẹ thật khỏe, mau chóng cùng Rết-xi trở về. Anh muốn được nhìn thấy mẹ và Rết-xi đi trên cây cầu mới cùng bà con trong buổi lễ khánh thành đấy.
- Ngày đó vui nhiều lắm anh nhỉ?
- Chắc thế!
Sáng hôm sau, ăn với bố bữa cơm xong, Rết-xi xin phép lên bệnh viện sớm kẻo mẹ mong.
Rết xi bước thoăn thoắt trên con đường cát mịn. Cô nhớ lại giây phút ngắn ngủi giữa mình với Nguyễn lúc chia tay. Tâm hôn cô ngây ngất say sưa. Cô có cảm tưởng như anh không chỉ tiễn đưa cô một quãng đường ngắn mà luôn thủ thỉ bên cô trong suốt đoạn đường dãi. Một đàn chim nhỏ, lông vàng, sà xuống lùm cây thấp tè tranh nhau mồi, ríu rít. Tưng chòm thốt nốt vươn mình lắc lư những chùm ống bạc phếch, bên trong lòng ống chắc đã chứa đầy những dòng nước mật ngọt ngào.
Bệnh viện Rùm-chiết thấp thoáng từ một nơi xa tít...
Có tiếng xe máy mơ hồ vọng đến, rỗi mỗi lúc một rõ dần. Rết-xi quay lại nhìn. Từ phía sau, một chiếc mô tô màu đỏ đang rú ga, lao vun vút trên con đường vắng. Ngươi lái xe bận chiếc áo thun tím, rạp mình, mũ lưỡi trai ngóc lên, quẹo phải quẹo trái, lách chiếc xe ngoắt ngoéo tránh ổ gà. Rết-xi thận trọng nép vào lề đường.
Chiếc xe vọt qua chỗ cô, siết phanh nghe đến sởn tóc gáy. Một gã đàn ông ngả người vòng ngoắc chiếc mô tô lao thẳng vào Rết-xi. Đôi lốp đen còn mới sục xuống lợp đất bột. Khi gần chạm vào chân cô gái, chiếc xe giật lên một lần nữa vã sau tiếng “khực” nho nhỏ nó mới chịu dừng hẳn.
- Rết-xi!
Gã lạ mặt gọi tên cô.
Im lặng.
Rết-xi ngước nhìn người khách lạ: Một khuôn mặt nhỏ. Hàng ria lởm chởm xòe ra hai bên mép. Đôi gọng kính râm to, đen kịt, đè lên chiếc mũi ngăn. Cái trán hẹp và đông màu với dôi go má xanh xám, nhón nhọn.
- Chắc cô không nhận ra tôi?
Ngươi khách lạ nhếch cập môi dày, cười khẩy. Cái cười đượm vẻ mệt nhọc, chán chường pha chút khinh khi, miệt thị. Hắn từ từ lột mũ, gỡ cặp kính.
Rết-xi đứng như trời trồng. Miệng cô há ra, kinh ngạc. "Xòm Năm!" - Phải! Lúc này cô đã nhận ra kẻ đang đứng trước mặt mình là Xòm Năm - Chồng cũ của cô.
… Tháng mười hai năm bảy tám. Sau mười ngày bốc vác tưởng đến chết ngất trên đống hòm đạn, chỉ huy sư đoàn 303 gửi cho cô một mảnh giấy đỏ lòm có in lá cờ phù hiệu ba ngọn tháp: giây nghỉ phép tại đơn vị. Cô được chuyển từ Bù Su (đất Việt Narn) về nghỉ tại thị xã Svay-riêng.
Vào trình giấy ở nhã khách cùng với cô có một người đàn ông thấp bé, đen nhẻm và bẩn thỉu. Tên anh ta là Xòm Năm. Chỉ huy nhà khách xem giấy, ghi tên hai ngươi vào cuốn sổ bìa cũng đỏ, nói với hai người mấy câu dấm dẳn:
- Các đồng chí là những người con ưu tú trên mặt trận chống Việt Nam. Nhân kỳ nghỉ phép, đảng và chính phủ tạo hạnh phúc riêng cho các đồng chí. Kể tứ giờ phút này, hai đông chí là vợ chòng. Hai người được ở với nhau cùng phòng cho tới hết kỳ phép.
Ho lên một tiếng cục cằn, hắn buông bút, chui vào gian buồng, cắp một chiếc chiếu rách, đủng đỉnh đi ra, vẫy tay hai vợ chồng đi theo.
- Đến nhận chỗ nằm! - Hắn nói to, không thèm ngoảnh lại nhìn.
Một căn phòng thấp lè tè, mái rạ, tường rạ, cửa sổ, cửa lớn cũng bằng rạ... Kề bên phải là chuồng bò, bên trái là một biệt thụ lớn, hai tầng, mặt tường nào cũng ghi đầy những khẩu hiệu.
- Các đồng chí ở đây. Sáng nghỉ, chiếu có kẻng thì sang chuồng bò lấy phân đưa ra ruộng! - Đấy là lời cuối cũng của hắn đối với cuộc “lễ thành hôn" của "vợ chồng" Rết-xi.
Đàn bò gõ móng côm cộp xuống nền nhà lát gạch, kết thức cái ân huệ cuối cùng.
Rết-xi bàng hoang đứng chết lặng trong căn phòng ẩm mốc. “Chồng" cô - Xòm Năm - xăng xái đập chiếc chiếu rách lên tấm phản bụi mù...
Ba năm trôi qua... Người chồng và đám cưới, đối với Rết-xi vẫn còn là một mối hận... Năm bảy chín những tưởng thằng Xòm Năm đã chết theo với chế độ diệt chủng. Nào ngờ...
... Xòm Năm ngạo mạn ghếch đùi lên chiếc mô tô choáng lộn, móc điếu thuốc Sa-mit, bật lửa, nhìn khuôn mặt xanh tái của Rết-xi qua làn khói mỏng.
“Con bé thay đổi nhiều quá: da hồng, môi đỏ, ngực ngồn ngộn. Hắn nuốt nước bọt đánh "ực” một cái như cố nuốt đi niềm khoái cảm lần đầu - cái lần Rêt-xi nằm bưng mặt khóc nức nở, toàn thân cô cứng quèo, còn hắn thì tha hô chúi cái mõm ngắn và hôi xì suốt từ gót chân cho tới đầu người con gái. "Chà, nếu không có bọn Xóp-dok-car (thám báo) thì không tài nào nhận được ra nó" - Xòm Năm nghĩ thầm.
- Thế nào? Có nhớ ra tôi là ai không?
- Anh Xòm Năm, trước kia tôi với anh bị bọn Pôn Pốt gán ghép chuyện vợ chồng, nay cách mạng về, tôi với anh không còn gì cả. Tôi không phải là vợ anh. Anh gặp tôi làm gì? - Rết-xi nói như không kịp thở.
- Ô! - Miệng Xòm Năm đột nhiên há ra, mắt long lên, giống hệt như khi bị Rết-xi gạt phắt bàn tay run rẩy của hắn trong ngôi nhà rạ. Tuy nhiên, chỉ nửa giây sau, hắn đã lấy lại được trạng thái cũ, hắn cố nói với Rết-xi bằng giọng mềm mỏng:
- Tôi muốn gặp Rêt-xi có việc.
- Mẹ tôi đang ốm!
Xòm Năm tiếp luôn:
- Và đang nằm ở bệnh viện Rùm-chiết. Và tôi biết cô mới về nhà thăm bố.
Rết-xi chột dạ. “Hắn là người thế nào? Hắn muốn gì ở mình? - Giọng hắn lại đều đều.
- Cho nên tôi đem xe tới đón cô.
- Nào! Ngồi lên! Xòm Năm duỗi chân, ngoặt đầu xe.
- Không.
- Tại sao?
- Tôi không đi.
- Cô phải đi! - Xòm Năm quăng bàn chân qua yên, bật càng chống, dằn giọng - Tôi nói cho cô biết. Tôi - Hắn vỗ ngực - Tôi vẫn là một chiến sĩ trong quân đội Campuchia dân chủ. Cô là một hạng gái c’bot-chiết1 (Phản quốc) đã bán mình cho bọn Việt Nam. Tôi được cấp trên cử đi đón cô về rừng...
“Trời ơi!" Toàn thân Rết-xi bủn rủn. Cô cố giữ mình khỏi ngã khuỵu xuống, nhưng giọng nói đã không giấu nổi nỗi sợ.
- Ông... ông hiểu cho tôi. Bố mẹ tôi già... Để tôi ở nhà làm ruộng - Vừa nói Rết-xi tựa nhìn quanh tìm người.
- Cô đừng nói thế, cũng đừng nhìn đâu cả - Xòm Năm búng tàn thuốc - Cả hai điều cô không được gì hết. Nói với tôi, thì tôi không có quyền. Tìm người thì ở đây chẳng có ai mà hòng kêu cứu - Hắn hất cằm lên phía trước, rồi quay mặt lại, hất cằm về phía sau - người chữa xe chỗ cột cây số, người ngồi dưới gốc me đều là quân của tôi. Đừng dại dột - Và như sốt ruột, hắn cao giọng - Cô lên xe ngay đi. Nếu không, trước hết cô sẽ nằm vĩnh viễn ngay tại đây - Hắn kéo vạt áo, phơi ra khẩu súng ngắn gài chéo bụng - sau đó đến lượt mẹ cô, và cả bố cô nữa!
Rết-xi đứng lặng phắc như chôn chân xuống đất. "Nỏ xảo quyệt đến mức này ư? Bằng cách gì thoát được bây giờ? Chả lẽ...".
- Lên xe! Tôi không có nhiều thì giờ đâu - Hắn đặt tay vào nơi hắn gài khẩu súng.
Thoáng nghĩ ra cách đối phó tạm thời trong lúc nay, Rết-xi bước lại phía sau xe.
- Thế! Đưa làn đây tôi để đầu xe cho. Ngồi im! Cô hành động chống đối, không xong đâu! - Xòm Năm gằn giọng ra lệnh, bấm nút khởi động, rồ máy. Chiếc xe phóng vọt đi bỏ lại phía sau một luôn bụi xám.
được chùng bảy tám trăm mét, chiếc xe bỏ đường chính, rẽ vào một con đường phụ dài hun hút.
Thế là chỉ sau hai tiếng đồng hồ rời phum Xa-tia, Rết-xi đã bị giam tại một căn nhà gỗ thấp nằm trên bờ một cây đầm lớn đầy sen đang rộ mùa hoa, cách bệnh viện Rùm-chiết khoảng năm cây số đường chim bay. Xòm Năm tống cô vào một gian buồng thật thoáng đãng, có hai khuôn cửa sổ: một ở đầu nhà, một hướng ra đầm, khuôn nào cũng có hàng chấn song sặt, mỗi thanh to bằng ngón tay cái. Trong buồng có khá đủ tiện nghi: phích nước, ấm chén, bàn ghế (trên bàn bày sẵn mấy đĩa bánh, kẹo), chiếc giường một có gối, có mùng màn. Nơi vệ sinh là một ngăn kề bên.
- Cô nghỉ đi. Đừng tìm cách trốn, vô ích! - Xòm Năm nói vậy, vội vã bước ra, đóng cửa, bật khóa đánh tách.
Không chú ý gì tới xung quanh, Rết-xi đứng sững giữa buồng như pho tượng. Lời nói của Xòm Năm từ lúc hắn bỏ đường chỉnh, rẽ vào con đường phụ tới đây như xói vào tai cô. “Cô Rết-xi: Tôi biết mới một hai năm sống với bọn Việt Nam, lòng dạ cô đã thay đổi. Nhưng thôi, tôi gặp cô không phải vì chuyện ấy... Tôi về đây là vì sự sống còn của đất nước Campuchia, vì sự nghiệp kháng chiến cứu nước vĩ đại. Cô biết hiện giờ ở phum Xa-tia có cái gì đang xảy ra không? Cô! Cô có biết… Bọn Việt Nam và lũ dân đang làm cầu, chiếc cầu Pia-rết. Chiếc cầu chúng tôi đã một lần đưa người về phá, nhưng vì do một sơ suất nhỏ mà chưa thành công, chắc cô đã biết. Do đó cầu chúng vẫn làm và đang làm. Chúng sẽ làm được và sẽ khánh thành. Để cho chúng thấy mọi việc làm của chúng là điên rồ, là ảo tưởng, để lũ dân ngu ở phum Xa-tia mở mắt nhìn thấy sức mạnh của chúng tôi, mặt trận kháng chiến ra chỉ thị: dù phải hy sinh cũng phải phá bằng được chiếc cầu. Chúng tôi nhận nhiệm vụ đó về đây ủy nhiệm cho cô thi hành. Cô làm tốt, cô được miễn giảm mọi tội lỗi, sẽ được trên trọng thưởng. Cô không làm, hoặc cô làm hỏng việc, bản án về chiếc cầu sẽ dành cho chính cô, mẹ cô, rồi cả bố cô... Tôi se để cho cô có thời gian suy nghĩ chọn lựa...".
“Chúng định phá chiếc cầu Pia-rết. Chúng định dùng tay mình để phá chiếc câu Pia-rễt! Trời Phật ơi".
Trước mặt Rết-xi hiện ra con sông Klong Klung nước trong xanh lờ lững. Dòng nước chìm sâu dưới hai bờ vực. Một bên bờ là phum Xa-tia trù phú. Bên kia là bạt ngàn rừng núi. Ngươi dân Xa-tia từ bao đời chuyên sống bằng nghề ruộng rẫy. Đất bên bờ của phum Xa-tia không đủ nuôi người. Hàng ngày họ phải chèo thuyên sang bên kia sông kiếm sống. Bát cơm phải đổi mấy bát mồ hôi, nhiều khi, phum làng phải đổi bằng cả máu. Về mùa mưa nước từ rừng tràn về bất thần gây ra những con lũ lớn... nước lên cao hằng bảy, tám mét cuốn trôi biết bao mạng người...
Năm bảy chín, đất nước được giải phóng. Quân đội cách mạng của chủ tịch Hêng Xom-rin và bộ đội Việt Nam đã cứu thoát người dân phum Xa-tia khỏi bàn tay Pôn Pốt, cứu luôn họ ra khỏi cảnh đói nghèo. Ủy ban cách mạng phum đã quyết định mở đường, làm cầu, vượt sông sang khai phá rừng chuẩn bị cho kế hoạch làm ăn vững chắc và lâu dài...
Công việc làm cầu có nhiều khó khăn, nhưng lại được bộ đội công binh Việt Nam giúp sức... toàn dân trong phum nô nức tham gia. Con đường đã hoàn thành, chiếc cầu cũng chỉ mai mốt là xong. Niềm ước ao từ lâu của người dân Xa-tia, trong đó có cả gia đình cô sắp trở thành sự thật... Vậy mà...
“Cô nên biết rằng: Mặt trận kháng chiến không thiếu người. Nhưng vì tôi vẫn thương cô, tôi đã chọn và giao cho cô để cô có thời cơ chuộc lại tội lỗi. Không làm, thảm họa sẽ ập xuống gia đình cô tức khắc. Bốn năm sống dưới chế độ Campuchia dân chủ, chắc cô thừa hiểu những hình phạt xứng đáng dành cho kẻ phản bội...".
Rết-xi đưa cả hai bàn tay lên, ôm chặt lấy mặt, lảo đảo đi về góc buồng, năm vật xuống giường, quằn quại.
Một lúc lâu, vơi cơn khóc, Rết-xi nằm nghiêng lắng nghe như có tiếng ai đó nhẹ nhàng nói bên tai minh: "Sao Rết-xi định tìm cái chết để qua cảnh này ư? Nghĩ lại đi, nghĩ lại đi? Bao năm trời, Rết-xi gánh chịu những khó khăn tưởng như không vượt nổi. Vậy mà đành khoanh tay? Buổi sáng Rết-xi tự bảo mình buộc phải theo nó vào đây để tim cách đối phó sau. Nó đã tưởng Rết-xi sợ nó, phục tùng nó, nó nói rõ âm mưu bức Rết-xi phá cầu, thế là Rêt-xi đã thắng nó một lần rồi đấy. Tháng trước, nó cũng định phá cầu. Rết-xi là phum đội phó, đã cùng bộ đội truy bắt được những bốn tên, Rết-xi hẳn còn nhớ..."
Quãng sáu giờ chiều.
Có tiếng lạch cạch vội vã ngoài ổ khóa. Rết-xi giật thót người nhìn ra - "Nó sẽ làm gì đâ? Được, mày cứ đụng vào tao? - Cô đưa tay vuốt mặt, lấy lại dáng điệu bình thản thì cánh cửa mở toang.
Xòm Năm bước nhanh vào. Cánh cửa lại vội vã khép chặt. Ổ khóa lại kêu đánh “tách".
Rết-xi như nín thở, mưu môi nhìn thân hình nhỏ thó của hắn.
- Sao để tối thế này? Chắc Rêt-xi không có chnơ-cus1 (Diêm). Xòm Năm đến đúng chỗ đặt cây đèn, bật lửa. Ánh sáng tỏa ra soi rõ tất cả.
Vẫn kiểu vội vã, Xòm Năm quăng đánh ”bẹt" chiếc mũ lưỡi trai lên bàn, kéo xệch ghế bảo Rết-xí ngồi. Hắn sang bên kia bàn, chân gạt ghế, ngồi đối diện với Rết-xi.
Rết-xi quay mặt nhìn ra phía cửa sổ.
Xòm Năm, tay đặt lên ghềnh ghế:
- Cô quay lại đây. Bánh kẹo sao còn nguyên thế này? - Hắn nhắc cái ấm lên, lại đặt xuống - Cả nước nữa? Nhưng hắn cũng không mời mọc gì thêm - Thôi, làm việc đã, chốc ăn uống cũng được - và hắn hất hàm hỏi luôn - Cô Rết-xi, cô nghĩ thế nào về những lời tôi nói hồi sáng?
Im lặng.
- Cô làm được chứ?
- Tôi chỉ muốn các ông tha cho bố mẹ tôi.
- Tức là cô sẽ làm!
- Tôi muốn từ nay về sau các ông đừng bao giờ bắt tôi và gia đình tôi dính líu vào việc của các ông làm...
- Được. Chúng tôi sẽ thực hiện như lời cô yêu cầu. Mặt trận cứu nước Campuchia dân chủ sẽ ghi nhớ công lao kháng chiến chống Việt Nam cho cô và gia đình. Trước hết cô phải ký vào lá đơn tình nguyện xin nhận và hoàn thanh nhiệm vụ.
Xòm Năm chia ra trước mặt Rết-xi tờ giấy ghi chữ chi chít và rút chiếc bút bi trên miệng túi áo đưa cho Rết-xi. Hắn nói tiếp:
- Bây giờ, tôi sẽ phổ biến cho cô kế hoạch phá cầu. Phá ngay đêm nay. (Rết-xi cố giấu vẻ kinh ngạc. “Thôi, trước sau nó cũng ép mình phá - Đi sớm càng biết sớm chúng tao mạnh hay chúng mày mạnh). Xòm Năm vẫn nói - Cầu Pia-rết bằng gỗ nhưng rất chắc. Có nhiều cách phá. Chúng ta chọn phá bằng mìn (Hắn chuyên giọng nói “chúng ta” một cách ngọt xớt) - Chủ nhật này chúng hoàn thành cầu. Đáng lẽ phá lúc nào cũng được, nhưng phá tan cầu trước ngày chúng nó làm lễ khánh thành mới đau. Lực lượng đi phá lần trước năm, hơi nhiều, lại chỉ có một người thuộc đường, hợp đồng khó, nên thất bại. Lần này hai thôi. Rết-xi, quá thông thạo địa hình, du kích hay bộ đội Việt Nam có canh gác, nhưng vì cô quen bọn chúng nên việc tiến vào, rút ra đối với cô không khó. Người nữa là tên đã đi lần trước. Chính hắn thuộc đường nên bị truy đuổi hắn mới an toàn trở về. Rết-xi áp mìn. Hắn yểm hộ. Lát nữa tôi chở cô về. Áp mìn xong cô lại đến chỗ chúng ta gặp nhau buổi sáng cây số 4 ấy, tôi đưa ngay cô về bệnh viện. Mãi đến lúc cô lên giường nằm kế bên m’đai1 (Mẹ) đó mìn mới nổ. Thần thánh, ma quỷ nào biết cô phá cầu? Thế có êm đẹp không cô? Còn cách sử dụng mìn, cô không cần biết. Việc của cô chỉ áp mìn thôi. Nào, tôi chỉ cho cô biết chỗ áp mìn...
Bài giảng của Xòm Năm có tờ vẽ lĩnh cầu Pia-rết khá rõ ràng.
Một giờ sau, có tiếng gõ cửa. Xòm Năm ra mở khóa, đón từ bên ngoài ai đó chuyển cho hắn ba đĩa vừa thức ăn vừa cơm.
Lần này hắn mời cẩn thận và đứng dậy đi ra khỏi cửa để một nình Rết-xi trong buồng.
Tới ngã ba đường rẽ vào phum, từ cửa rừng rậm, một bóng đen khoác khẩu AK từ từ bước ra. Xòm Năm xuống xe, móc trái mìn gói giấy xi măng để trong chiếc làn của Rết-xi gác ở đầu xe, trao cho cô. Hắn gằn nhỏ giọng, nói từng tiếng, vừa đủ nghe:
- Cô đi theo anh này. Cách cầu năm mươi mét, anh ta sẽ dừng lại bảo vệ cô. Cô đi một mình vào cầu gài mìn theo đúng vị trí tôi đã dặn. Nếu sai, mìn nổ chỗ khác, cầu không phá được, cô hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi sẽ chờ nơi đã hẹn, chở cô về bệnh viện với m'dai như tôi đã hứa.
Rết-xi đón lấy trái mìn trong tay tên giặc. Tuy đã có lường trước giây phút này, nhưng sống lưng cô vẫn đột ngột lạnh toát.
Đêm đặc quánh. Phum làng xa tít le lói ánh đèn. Căn lán của các anh bộ đội ở nơi xa xa cũng le lói ánh đèn... "Trời ơi! Cô, bác, anh chị em du kích trong phum có biết không? Các anh bộ đội có biết không.. Địch! Địch! Quân Pôn Pốt đang ôm mìn đi phá cầu Pia-rết, các anh ơi! Các anh tuần tra, canh gác ở đâu, ở đâu...".
Đêm vẫn đặc quánh. Phía xa tít vẫn le lói ánh đèn.
Nhưng nòng súng AK phía sau đã gí vào người Rết-xi:
- Vị trí tôi ở đây. Xác cô nằm trước mũi súng. Làm, đúng như lời lục thum1 (ông lớn) Xòm Năm. Lên đi. Chú ý thấy bộ đội, nằm xuống, nó đi khuất hãy lên? - Tên "yểm hộ" nói xong, hắn nép vào một lùm cây.
Rết-xi đi như bơi đến cây cầu. Cô dừng lại giây lát - "Quăng trái mìn xuống lòng sông? Không nên, làm thế không bắt được chúng nó" - Rết-xi muốn gọi thật to các anh bộ đội, du kích – “Nhưng các anh, các chị tối nay đứng chỗ nào, đi quãng nào? Cất tiếng gọi, thằng giặc nằm kia sẽ siết cò...".
Qủa mìn vẫn cắp bên sườn, Rết-xi chầm chậm bước.
Mới chưa đây ba phút, Rết-xi tưởng đã hàng giờ. Quả mìn như nở căng trên tay, sắp nổ đến nơi.
Nhưng điều gì Rết-xi đang nóng lòng chờ đợi thì nó đã đến: Từ phía đoạn đường gấp khúc, bỗng một, hai... rồi bốn bóng người xuất hiện - "Bộ đội? Các anh bộ đội, các anh du kích nữa - Bốn người chia làm hai nhóm đi lên đầu cầu. Tim Rết-xi thắt lại...
- Rết-xi! Nằm xuống? Đợi chúng đi qua đã! - Tên giặc Pôn Pốt đã lao đến nấp trong bụi cạch Rết-xi một quãng ngắn, quát khè. Rồi hắn lại lủi xuống, mở khóa nòng khẩu súng AK nghe “cạch” một tiếng ghê rợn.
Rết-xi làm theo hắn. “Ừ, tao nằm, tao đợi...". Mắt cô hoa lên khi thấy một nhóm đã đi tới giữa cầu. Toàn thân Rết-xi càng run lên. Quả mìn cứ như sắp tuột khỏi vòng tay cô.
Nhóm của Nguyễn vừa bước qua mố cuối cùng của cây cầu Pia-rết thì Rết-xi vẫn ép dán mình ở dệ đường, đột ngột thét lên:
- Mìn Giặc nõ đánh mìn, các anh ơi!
Tiếng thét của cô lạc đi như xé màn đêm.
"Pằng... Pằng... Pằng!" Một loạt đạn AK đồng thời rung lên phía sau Rết-xi. Bắp chân cô nhói buốt...
- Mìn! Giặc nó đánh mìn các anh ơi!
Tiếng thét của cô vẫn át cả những tiếng nổ tiếp theo.
Khẩu AK của tên giặc càng điên cuồng xả đạn. Những luồng lửa đỏ lừ nối nhau bay vun vút trên lưng Rết-xi.
Trong giây phút, Nguyễn hiểu tất cả. Anh cho ba người tổ chúc truy quét.
- Các anh ơi, mìn! Mìn!
- Mìn ở đâu? Ai đây - Nguyễn xộc tới phía có tiếng gọi.
- Em! Em đây...
- Ai?
- Ai? Rết-xi? Phải Rết-xi không?
- Anh Nguyễn! - Rết-xi từ dệ đường, buông quả mìn, bật dậy. Cô nắm chặt vạt áo Nguyễn. Tiếng cô nghẹn lại:
- Anh ơi! Mìn.
- Mìn ở đâu?
- Kia kìa!
- Sao lại như vậy được?
- Mìn chúng nó bắt em đi gài.
Rết-xi buông Nguyễn, chệnh choạng bước về chỗ quả mìn. “Hình như cô ấy bị thương?" Nguyễn quay lại định dìu cô. Nhưng Rết-xi gạt anh lại:
- Để em mang nó quẳng xuống sông! Còn thằng Xòm Năm ở cây số 4, em không nghĩ được cách đưa nó vào đây để các anh bắt, nó đi mô tô. Thấy mưu không thành có thể nó lên bệnh viện để giết mẹ em!
Đại đội trưởng Hòa và phum đội trưởng Via-sơ-bây đã lao đến. Nắm rõ tình hình, các anh nhanh chóng triển khai truy quét. Nguyễn dẫn đầu một tiểu đội phóng như bay lên phía trước.
Quả mìn - nỗi kinh hoàng của Rết-xi được các chiến sĩ công binh đại đội Chín làm mất tấc dụng, nằm chênh ềnh giữa mặt đường.
Phía xa nổi lên tiếng trống mõ. Phum Xa-tia đỏ rật ánh đuốc.
Rết-xi ứa nước mắt, ngồi xuống. Trên làn môi bấy lâu khô héo của cô, giờ phút này mới phảng phất một nụ cười.
Trại viết quân đoàn 4
Phnôm Pênh tháng 5 năm 1982