Dịch giả: Hoàng Cường
Mười

     hakki muốn có lễ cưới vui vẻ, đầy đủ. Hàng xóm láng giềng nghĩ rằng đám cưới sẽ linh đình. Chemban có tiền, Karuthamma lại là con gái lớn của ông...
Nhưng Chemban hoàn toàn không muốn thế. Ông chỉ bỏ ra một ít tiền sắm cho Karuthamma một vài thứ trang sức bằng vàng. Ông bảo ông không có tiền để tổ chức cưới to.
Về điểm này vợ chồng ông thường bất hòa với nhau. Khi hai người cãi nhau, Karuthamma thường phải can thiệp hòa giải. Đối với cô, đó là một việc thật đau xót. Bố mẹ cô ngày nào cũng cãi nhau vì cô. Karuthamma chỉ muốn ngày cưới qua đi cho xong. Xem ra vì cô mà đã xảy ra bao nhiêu đau khổ. Đời cô tiếp cận với ai thì y như rằng người ấy bất hạnh. Cô tự hỏi không biết sau này còn bao nhiêu người đau khổ vì cô nữa.
Phải đến mời trưởng làng rồi họ mới được tiến hành thủ tục chính thức cho ngày cưới. Chemban đem trầu, thuốc và vàng bạc đến thưa chuyện với trưởng làng và được trưởng làng ban phúc, cho phép làm lễ cưới. Trưởng làng hài lòng và bằng lòng đến dự buổi lễ.
Không có sự chuẩn bị gì gọi là linh đình cả, vậy mà không biết sao, lễ cưới hóa ra vẫn to hơn dự kiến của Chemban.
Trưởng làng đến sớm. Nhà trai từ Torikunnapuka kéo sang. Bên nhà trai không thấy bóng đàn bà, điều này làm cho đám phụ nữ ở đây xì xào bàn tán. Họ đều biết Palani không có họ hàng thân thích, nhưng khi rước dâu mà lại không có phụ nữ đi cùng thì thật đáng hổ thẹn.
- Họ không đem được một đứa con gái của làng họ hay sao? - Nanlapennu nói.
Kalikunju cũng đồng ý với Nanlapennu.
- Sao các chị lại có thể để cho một đứa con gái làng mình cùng đi với bọn đàn ông ấy? - Kugipennu hỏi.
- Còn biết làm sao nữa? - Laksmi nói.
- Thế không được - Nanlapennu nói - Chú rể phải đem đến một vài phụ nữ trong đoàn nhà trai chứ. Bên nhà trai phải có phụ nữ để đón cô dâu về nhà. Tục lệ là vậy.
Chakki nghe được lõm bõm những lời bàn tán của đám phụ nữ. Bà cũng băn khoăn về điểm này.
Đã đến lúc chú rể phải ra đặt tiền cưới. Trưởng làng là người có quyền ấn định số tiền đó. Chú rể phải nộp tiền cưới xong rồi lễ cuới mới được bắt đầu.
Trưởng làng gọi Palani và bạn bè của anh đến gặp ông. Họ đến đứng xung quanh ông và chăm chú chờ đợi.
- Bỏ ra bảy mươi nhăm rupi. - Trưởng làng bảo.
Bên nhà trai kinh ngạc. Họ coi như vậy là quá nhiều. Họ cho rằng chỉ có đám cưới của một người thuộc đẳng cấp Valakkaran thì mới phải nộp số tiền lớn như thế. Một lúc lâu, không ai nói gì. Rồi Achuthan, người đóng vai chính trong đoàn nhà trai, nói với giọng kiên quyết nhưng khiêm nhường:
- Thưa vị cha già, xin đừng hiểu nhầm chúng tôi. Chúng tôi hết thẩy đều từ một làng chài đến đây. Làng chúng tôi cũng có trưởng làng. Ngài đã ứng định tiền cưới chúng tôi không dám có ý kiến gì. Thế nhưng...
- Được, cứ nói đi. Có gì? - Trưởng làng hỏi.
- Đương nhiên ấn định tiền cưới là quyền của ngài. Song ngài nên hỏi ý kiến của bên nhà trai trước đã thì hơn. - Achuthan nói.
Đó là điều sơ xuất của trưởng làng, song ông không muốn bị vạch ra. Ông hơi tức giận hỏi lại:
- Có một chuyện nhỏ như vậy làm gì mà phải lắm điều thế?
Achuthan không chịu nhịn. Ở làng mình, Achuthan cũng có một vị trưởng làng oai vệ kém gì ai. Anh ta thưa tiếp:
- Đây là một việc mà lẽ ra chúng tôi phải được hỏi ý kiến.
- Anh muốn ta phải hỏi ai?
- Có lẽ ngài có ý định không để cho lễ cưới được suôn sẻ thì phải. - Achuthan nói rành rọt và chắc nịch.
Nói như vậy là hơi quá. Trưởng làng rủa một câu. Đằng nhà trai đã biêu xấu ông! Nhưng Achuthan cũng nói đúng quyền hạn của mình. Nếu ấn định tiền cưới mà không xét thích đáng đến khả năng của chú rể thì đám cưới đó có thể không thành.
- Các anh ăn nói hồ đồ thế à? - Trưởng làng bực tức nói.
Dù cho ông ta không phải là trưởng làng của họ, nhưng ông ta là người đứng đầu mộv style='height:10px;'>
- Trong lúc nhà ta không có nồi niêu gì cả, anh đi mua những thứ xa xỉ về làm gì? - Karuthamma cười hỏi chồng.
Palani khanh khách cười dễ dãi, không hiểu ý trách móc trong câu hỏi.
- Em có biết tại sao anh mua về mảnh vải đẹp này không?
- Tại sao?
- Để em đi dự hội Ayliam ở Mannácxala. Em khoác vào cho anh xem nào.
Palani nhìn vợ. Có một ánh thèm muốn trong con mắt anh. Cái nhìn đó hướng về bộ ngực gọn gàng của vợ. Karuthamma quay đi. Con mắt anh lại nhìn chăm chăm vào tấm lưng thon thả của cô.
Palani bước lên một bước.
- Người em đầy bụi và mồ hôi đây này. - Karuthamma nói.
Mua về miếng vải nuột nà ấy trong lúc ở nhà nồi niêu chưa đù, có gì sai không? Đó là ước muốn của anh. Anh muốn vợ mình ăn mặc đẹp. Cuộc sống đâu chỉ có sắm sửa đầy đủ đồ dùng trong gia đình và để dành tiền. Cuộc sống còn có mặt khác nữa chứ.
Karuthamma không quen với cách sinh hoạt đó khi ở nhà bố mẹ đẻ. Nhưng cô hiểu niềm vui của chồng được thấy cô ăn mặc xinh đẹp, gọn gàng, và cô cũng sung sướng. Cô sẽ không la rầy anh về tính hoang phí nữa. Hai cánh tay Palani ghì chặt lấy người cô. Trong giây phút, hai người hòa với nhau làm một. Họ buông mình trong cánh tay nhau, mi mắt lim dim.
Đến lúc hai vợ chồng ăn tối, ăn chung một đĩa cơm, cặp mắt của Karuthamma vẫn khép lim dim. Gương mặt có rạng rỡ khác thường. Palani tự tay nắm lấy một nắm cơm đưa lên miệng vợ.
- Ôi trời, to quá, em ăn không nổi.
Đúng thế. Nắm cơm ấy được nắm bằng hai bàn tay khỏe mạnh của một con người quen vật lộn với sóng gió. Palani nắm lại nhỏ hơn Karuthamma cũng tự tay nắm lấy một nắm cơm đưa chồng ăn.
- Ôi, nắm cơm của em bỏ vào mồm anh lọt thỏm, anh chẳng thấy gì hết. - Palani nói.
Hai vợ chồng cười giòn giã vì trò đùa này. Karuthamma lại trêu chồng về tính hoang phí.
- Bây giờ em còn cần một cái váy lụa và một tấm vải quấn người thật đẹp nữa cơ.
Khi những tình cảm rạo rực và nồng nàn dịu bớt, Karuthamma trở lại với thực tế. Cô phải lo liệu cho cuộc sống của hai vợ chồng. Cô có quyền hỏi chồng hôm nay được chia phần bao nhiêu.
- Hôm nay anh được chia bao nhiêu?
- Anh được khoảng ba mươi rupi.
- Bây giờ anh còn bao nhiêu?
- Anh để cả trong gói kia kìa. Em đếm xem.
Karuthamma mở gói tiền ra đếm. Chỉ còn hai rupi. Palani đã tiêu mất hai mươi tám rupi trong ngày hôm đó. Với số tiên ấy, hai vợ chồng lẽ ra có thể mua được bao nhiêu thứ! Nhưng Karuthamma không có lòng nào nói thẳng ra với chồng.
Cô đặt tay lên vai chồng, ngồi tựa vào người chồng, khẽ hỏi:
- Chúng mình chỉ cần một túp lều nhỏ, vừa dùng làm bếp vừa dùng làm nơi ăn chốn ngủ cũng được anh nhỉ?
- Không! - Palani trả lời dứt khoát.
- Thế chúng mình cần những gì?
Karuthamma vui mừng thấy chồng có đôi chút hoài bão. Cô cười sung sướng và nói cô sẽ làm cho chàng trai Palani không nhà không cửa, không bà con thân thích thành một người chủ thuyền. Cô quyết tâm biến anh thành một người không thua kém gì ai.
Palani bằng lòng để vợ lo tính làm anh được mở mày mở mặt.
- Đã vậy anh phải chịu nghe em. Từ nay, làm ra được đồng nào, anh không được tiêu phí hết nữa nhé, - Karuthamma nói với một nụ cười âu yếm.
Rồi cô áp chặt hai bàn tay mình vào hai bên má chồng nói tiếp:
- Em sẽ không để anh ăn tiêu như vậy nữa.
- Em không muốn cho anh uống một tách trà hay một chén rượu à?
Ồ không, những cái đó thì cô chấp nhận.
- Anh sẽ làm gì khi chúng mình có con? - Karuthamma nghiêm trang hỏi chồng.
Palani không hiểu ý vợ. Người ta phải làm gì khi có con?
- Ơ, thì chúng nó sẽ lớn lên chứ sao nữa. - Palani nói.
Karuthamma giảng giải cho chồng nghe, cần có một cuộc sống ngăn nắp, nề nếp như thế nào. Cô nói với chồng như nói với một đứa trẻ không hiểu biết gì hết và không suy nghĩ gì cả. Có thuyền và lưới riêng - đó chẳng phải là mơ ước của mọi người dân đánh cá hay sao? Đó chẳng phải là mơ ước của Palani đấy ư?
- Nếu người dân chài nào ở làng này cũng nghĩ như thế thì cả làng sẽ nhan nhản những nhà triệu phú. Nhưng tại sao không phải ai cũng nghĩ như vậy? - Palani vặn lại vợ.
Karuthamma trả lời bằng một câu hỏi khác.
- Thế thì tại sao chúng mình lại không được nghĩ như thế, hả anh?
Palani kể về một niềm tin lưu truyền trong dân chài:
- Người đánh cá không tài nào để dành để dụm được. Là vì anh ta kiếm tiền bằng tính mạng của hàng triệu sinh linh. Anh ta kiếm tiền bằng cách đi lừa và bắt những sinh vật vô tội sống tự do ngoài biển. Nhìn hàng triệu sinh linh đó chết đi mắt mở trừng trừng không phải là một điều cắn rứt lương tâm đối với những ai ngày nào cũng nhìn thấy cảnh tượng đó hay sao, và người ta không thể để dành tiền bằng tính mạng của những sinh vật vô tội. Không thể làm như thế được. Nói cách khác, vì cớ gì mà người dân chài phải dành dụm?
Đây không chỉ là niềm tin của riêng Palani. Đây là niềm tin của tất cả những người dân chài trên suốt bãi biển dài dằng dặc này từ hàng trăm hàng nghìn năm nay. Karuthamma biết thế, nhưng cha cô đã bác bỏ niềm tin ấy. Cô nhận ra quan điểm riêng của cha cô có một ý nghĩa và một sức mạnh mới. Nhưng cô không đủ tự tin để cãi lý với chồng.
- Cớ gì mà người dân chài dành dụm? Biển rộng mênh mông này là của ngư dân. Có thứ gì mà biển cả không có? Người dân chài không dành dụm thì đã có Nữ Thần Biển trông nom chăm sóc họ - Palani nói tiếp - Đó là điều có trải qua mới biết.
Karuthamma nghĩ đến bố mẹ mình, đến cách bố mẹ mình tậu thuyền và lưới. Bỗng nhiên cô đỏ mặt vì hổ thẹn. Bố mẹ cô đã làm cách gì để có thuyền có lưới? Anh Parikutti tội nghiệp đã bị khánh kiệt vì việc mua sắm này.
- Có phải em nghĩ đến bố mẹ em khi em nói câu vừa rồi không? - Palani hỏi.
Nét mặt anh dường như đã thay đối.
- Em đã học được ở bố mẹ em cái tính tham lam ấy - Palani nói tiếp - Ai cũng đến hỏi bao giờ thì chúng mình đến thăm bố mẹ em.
Chị em trong làng cũng đã hỏi Karuthamma câu đó. Cô không biết trả lời họ thế nào. Sau ngày cưới, cô không về thăm bố mẹ là sai. Nhưng cô chắc rằng cuộc đi thăm ấy sẽ không bao giờ có.
- Lúc anh ra đi, anh đã thấy mẹ em đau ốm nặng, có khi không qua nổi. - Karuthamma nói - Ai sẽ đưa em về bên ấy bây giờ?
Một lát sau, mạnh dạn hơn một chút, Karuthamma hỏi tiếp, miệng vẫn mỉm cười:
- Từ ngày chúng mình lấy nhau xong về đây, có người bạn nào của anh mời chúng mình lại nhà họ chơi chưa? Em tưởng đó cũng là một tục lệ đấy chứ?
- Em không biết là ngay từ đâu đã không có ai mời mọc gì chúng mình à? Tại sao em như thế mà gia đình của em lại gả em đi? - Palani nói vẻ khó chịu.
Karuthamma xịu mặt. Palani đã mất bình tĩnh. Anh không giữ miệng nữa.
- Anh không có ai thân thích. Không có ai làm cho cuộc đời anh hạnh phúc, và không có ai để khóc nếu anh chết đuối ngoài biển khơi. Rồi người ta có một người con gái hư hỏng cần gả chồng. Và thế là người ta gả cho anh. Mọi người đều kháo nhau như vậy.
Một lời buộc tội ghê gớm. Một đứa con gái đã hư hỏng. Karuthamma chịu sao nổi lời gán ghép ấy? Nhưng đó lại là sự thật. Tưởng đâu cái tội lỗi âm thầm bên trong người cô đã có một hình dạng cụ thể. Chính chồng cô đã nói thẳng vào mặt cô sự thật đó sau hôm cưới được hai ngày.
Karuthamma lấy tay bưng mặt, nước mắt lã chã. Người cô run lên vì nức nở.
- Anh không nghĩ và không nói như vậy đâu. Đó là điều người ngoài họ nói. Chính Pappu là kẻ đầu têu. - Palani dịu dàng bảo vợ.
Thế là lần đầu tiên sau ngày cưới, có giọt nước mắt trong ngôi nhà họ. Có cố gắng dàn hòa song một đám mây đen đã làm u tối niềm hạnh phúc của họ trong giây lát.
- Em... em sẽ không bao giờ đem đến sự bất hạnh cho làng anh đâu. - Karuthamma nói trong tiếng nấc.
Cô sẽ không bao giờ cư xử hoặc sống để cho chồng cô phải căm ghét cái ngày cô bước chân về nhà chồng. Cô sẽ không bao giờ làm cho biển cả cuộn sóng nhận chìm các ngôi nhà. Thuồng luồng rắn biển sẽ không bò lên bờ. Những con quái vật không tên ngoài biển sẽ không ngóc đầu, ngoác miệng trong giông bão. Cô sẽ làm một người vợ dân chài đức hạnh. Một ngàn lần, cô van xin anh hãy tin cô. Nhưng anh cứ lặng thinh. Cô còn có thể làm gì khác ngoài cách ngả đầu vào vòng ngực nở nang của chồng và để cho nước mắt tuôn rơi làm lòng anh dịu xuống.
- Tại sao em cứ hỏi mãi anh là có tin em không? Nghe em nói, tưởng chừng em cũng nghi ngờ em.
Lại một mũi kim nữa đâm nhói vào tim Karuthamma. Anh có biết tí gì về điều bí mật mà cô giữ kín trong lòng hay không? Có thể những người xấu miệng ngồi lê đôi mách đã thêu dệt đủ mọi chuyện với anh.
Sau đó Karuthamma nín lặng. Suốt đêm cô bị nỗi lo âu phấp phỏng giày vò. Anh có biết điều bí mật của đời cô không, có nên nói hết sự thật với anh không? Nếu cô nói ra sự thật, liệu anh có tha thứ cho cô không? Thà cô nói thẳng với anh tất cả sự thật còn hơn để kẻ khác thêu dệt với anh đủ mọi chuyện Nhưng cô nói ra làm sao được?
Đây là một sự khủng hoảng trong cuộc sống của hai vợ chồng. Cô phải quyết định. Cô có nên thú nhận “Em đã yêu một người” không? Chồng cô có đủ kiên nhẫn để nghe chuyện đó không? Hay cô nên mở đầu: “Hồi nhỏ em có một người bạn”. Không, như thế cũng không ổn. Nếu cô bắt đầu câu chuyện từ đó thì cô có thể sẽ nói ra những chi tiết thắm đượm những ký ức về cái buổi xa xôi ấy. Cô có thể sẽ ca ngợi Parikutti mất. Rồi anh có thể sẽ kết luận là cô vẫn còn nặng lòng với Parikutti. Cô có nên nói là Parikutti đã tán tính cô bên nhà sấy cá không nhỉ? Không, không bao giờ. Nói thế thì cô sẽ phải mô tả Parikutti là một người xấu xa, một người hèn hạ, ghê tởm. Mà Parikutti đã không hề làm gì cô bên nhà sấy cả. Anh không ve vãn cô. Karuthamma nhìn thấy trong ký ức mình hình ảnh Parikutti bối rối, tuyệt vọng, đôi mắt đẫm lệ. Trong đêm tối, cô có thể nhìn thấy hình ảnh đó rất sinh động. Cô đã làm hại đời anh đủ mọi mặt. Anh không còn mơ tưởng gì ở cuộc đời này nữa. Cho đến khi già bảy mươi nhăm tuổi, anh sẽ vẫn ngồi ngoài bãi biển hát bài hát ấy. Và cứ hát như vậy, anh sẽ chết. Cô nhìn thấy anh rõ mồn một. Môi cô động đậy muốn nói gì đó với anh. Cô quên mất mình đang ở đâu. Cô không còn biết có chồng nằm bên cạnh. Người đàn bà trong Karuthamma thốt ra những tiếng nói:
- Em yêu anh. - Tiếng nói của chính cô làm cô bàng hoàng.
- Em nói gì thế? - Palani hỏi - Em nói em yêu anh à?
Karuthamma đã tỉnh hẳn khỏi giấc mơ.
- Vâng. - Cô đáp.
- Em yêu ai? - Palani hỏi.
Karuthamma nói dối:
- Chồng em.
Tiếng gà gáy ban mai. Ngoài bãi có tiếng gọi nhau í ới. Đã đến giờ ra thuyền.
Hôm đó, Palani ra hơi muộn, một điều chưa từng bao giờ xảy ra. Các bạn chài phải đợi anh.
- Xưa nay vẫn thế. Mới lấy vợ bao giờ cũng dậy muộn. - Pappu đùa.
Câu nói đùa không đúng chỗ. Palani không ưa lối đùa ấy.
- Câm đi, Pappu.
- Tại sao cậu lại gây sự với mình? - Pappu hỏi.
Palani không đáp. Anh sợ nhỡ Pappu nói ra câu gì nữa, có khi lại nói về Karuthamma.
Thuyền được đưa xuống nước và lướt về hướng tây. Palani cầm lái. Không thấy dấu hiệu có cá ở đâu cả. Những chiếc thuyền rải rác lấm chấm trên mặt biển. Nhưng không có chiếc lưới nào được tung xuống nước.
Palani lái thuyền chạy thẳng về hướng tây bằng những động tác gằn mạnh, các thớ thịt nổi lên cuổn cuộn trên người anh như bị một sức mạnh không chế ngự nổi kích thích. Biển cả tưởng như không đủ rộng đối với anh. Mái chèo tưởng như quá nhẹ đối với anh. Anh đưa những mái chèo gằn mạnh, chân hất cao.
Thấy thuyền đi xa đến nỗi không thấy bờ đâu cả. Anđi hỏi:
- Cậu đưa thuyền đi đâu thế này?
Mọi người ngừng tay chèo. Nhưng Palani vẫn không lơi tay và con thuyền cứ lao tới. Như có ma quỷ nhập vào người anh. Đường chân trời mới là giới hạn đối với anh.
- Này, thằng khỉ, không phải vì cậu không có ai mà... - Kumaru nóng náy nói và sấn lại chỗ Palani - Cậu muốn chết đuối thì cứ việc. Cậu đem về nhà một người đàn bà nhơ nhuốc cho nên bây giờ cậu phải tự dìm mình xuống đáy biển. Đó là số phận của cậu. Nhưng chúng tôi còn có gia đình con cái...
Pappu giằng lấy mái chèo khỏi tay Palani. Anh ta ấn Palani ngồi xuống cạnh Anđi và quay thuyền về.
Palani ngồi yên, mệt mỏi sau cơn căng thẳng. Một lúc sau, anh cầm lấy một mái chèo. Họ quay trở lại chỗ các thuyền khác và quăng lưới.
Hôm ấy, họ gần như không đánh được tí gì. Thuyền của Palani chỉ đánh được vài con cá bé tí tẹo. Mỗi người chỉ được chia có một rupi rưỡi.
- Có chuyện gì thế Palani? - Pappu hỏi lúc họ tắm rửa với nhau.
Mọi người đều muốn biết vì sao lúc nãy Palani dường như không còn là mình nữa. Thường ngày, anh vẫn cho thuyền lao đi vun vút đấy nhưng chưa bao giờ anh hành động như bị quỷ ám như thế.
- Tôi không biết nữa. Tôi thực sự như bị mê đi. - Palani thú thực.
- Chúng ta ai nấy đều có con cái, Palani ạ. - Anđi nói.
Kumaru bày tỏ ý kiến:
- Từ nay không thể giao tay lái cho Palani nữa. Cậu ta sẽ đánh đấm chúng ta giữa biển mất thôi.
Mọi người tán thành. Ma quỷ đã nhập vào người Palani rồi. Đó là điều chắc chắn.