Dịch giả: Hoàng Cường
Bảy

     à con ngư dân nóng lòng mong đợi mùa tôm. Đến lúc chỉ còn bữa rau bữa cháo thì nhà nào cũng chỉ có một lời cầu nguyện: “Lạy Nữ thần Biển đến bao giờ Người mới cho chúng con những bữa ăn ra bữa? Xin Người hãy cho vụ tôm đến với chúng con”.
Và tới lúc chủ quán không cho họ uống trà chịu nữa thì những người đánh cá bảo nhau: “Mùa tôm sắp đến rồi”.
Quần áo các bà vợ rách tả tơi, nhưng chồng họ lại bảo: “Đến mùa tôm ta sẽ sắm quần áo đẹp về cho mình”.
Với mùa tôm, mọi hy vọng, mọi nhu cầu của ngư dân sẽ được đáp ứng.
Karuthamma nuôi một ý định. Cô tỏ bày với mẹ. Mùa tôm năm nay, hai mẹ con phải cố gom góp thu vén lấy ít tiền. Ngoài ra họ phải để riêng một phần những gì Chemban đem về nhà. Như vậy họ sẽ trả được nợ. Chakki còn mong mua ít vàng cho đám cưới của con gái.
- Con không muốn vàng bạc, trang sức gì mẹ ạ. Con chỉ muốn trả cho xong món nợ của cậu Muthalali. - Karuthamma nói.
- Nhưng bố con phải là người trả nợ cơ mà, con. - Chakki nói.
- Bố sẽ không chịu trả đâu.
Chakki đành lòng ưng thuận. Karuthamma bắt đầu sắp đặt kế hoạch.
Parikutti cũng đặt hy vọng ở mùa tôm. Cha anh đã đem nhà và đất đi cầm cho một nhà buôn lớn và cho anh hai nghìn rupi để kinh doanh. Ông đặt kế hoạch buôn bán thận trọng để có tiền trả nợ và để gả chồng cho con gái.
Giữa lúc ấy mọi người đang hy vọng trông chờ thì những cơn gió đầu mùa thổi đến. Biển nổi sóng. Bằng vào con nước sau đợt gió mùa thì chắc chắn vụ tôm năm nay sẽ đến với làng họ. Con mắt người dân chài ánh lên niềm hy vọng và hạnh phúc. Chẳng mấy chốc cái làng biển này bỗng trở thành một thị trấn nhỏ nhộn nhịp. Cạnh bãi biển đã bắt đầu mọc lên những dãy lều nhỏ áng chừng là những quán trà, hiệu may, lò rèn. Rồi trong làng có cả điện chạy bằng máy nổ.
Thuyền bè từ các nơi xa bắt đầu kéo đến. Trời mưa. Gió nổi. Nhưng biển lại lặng như một cái ao.
Ngày đầu tiên tôm cá chẳng đánh được là mấy. Tôm còn đang từ từ tìm về vùng nước yên. Trong tất cả các thuyền ra biển, Chemban vẫn là người đánh được mẻ lớn nhất. Ayiankunju cho rằng đó là vì Chemban đi biển sớm. Nhưng Ramanmuppan lại có ý kiến khác. Ông bảo:
- Cùng với chiếc thuyền, lão ta đem về mình vận may của Panlikunnat.
Chemban thành ra người thách thức các chủ thuyền trong làng. Họ quyết chí đánh bằng được những mẻ tôm như ông.
Ayiankunju gọi người của mình lại bảo:
- Các bạn đừng để tôi phải đi gọi nữa. Phải tự đến đây đúng giờ hẹn. Ta phải quyết chí mới được.
Hôm sau, họ tập hợp ngoài bãi sớm hơn thường lệ. Các quán trà cũng mở cửa sớm. Thuyền Chemban không phải là thuyền đầu tiên ra khơi vì ông không biết sự mưu tính này của các thuyền bạn.
Xem cung cách thuyền đi thì áng chừng hôm nay sẽ đánh được những mẻ tôm lớn. Các tay lái buôn tụ tập cả ngoài bãi. Parikutti bồn chồn. Đã muộn mà Pachu Pinlai hẹn đem tiền đến cho anh vay vẫn chưa thấy mặt. Hôm nay là một ngày rất đẹp. Biển lắm tôm nhiều cá. Trời lại nắng to. Như vậy có nghĩa là luộc tôm xong có thể phơi khô luôn trong ngày. Anh có thể kiếm được nhiều tiền vào một ngày như hôm nay, nhưng anh lại sợ rằng ngay cả những ngày đầu của mùa tôm cũng sẽ khó khàn đối với anh.
Các thuyền bắt đầu quay mũi về bờ. Parikutti rất bối rối. Các tay lái buôn đều đứng chờ cả ở đó, tiền sẵn trong tay.
Ngoài bãi rộ lên tiếng reo hò. Các quán ăn chuẩn bị thức ăn. Tại cá nhà sấy, thùng luộc đã sẵn sàng. Không được để phí một phút nào. Những người làm của Parikutti cũng đứng đó chờ sẵn.
Thuyền Chemban về đầu. Như mọi lần con thuyền lao vun vút và nhảy nhót trên ngọn sóng. Thuyền cập bờ, đầy ắp tôm hùm. Xó xỉnh nào trên thuyền cũng đầy tôm.
Parikutti quên bẵng cảnh ngộ mình, chạy lại chỗ Chemban. Anh quên mất những chuyện đã diễn ra các lần trước.
- Chemban Kunju, bác để cho cháu mẻ tôm hôm nay nhé. - Anh khẩn khoản.
Chemban lạnh lùng nhìn thẳng và mặt Parikutti, hỏi:
- Có tiền không? Không có thì đi đi!
Parikutti chưa kịp đáp, Khada đã đến. Parikutti bây giờ mới biết chắc là anh không thể mua được mẻ tôm trên thuyền của Chemban. Anh chạy đến các thuyền khác. Anh mua được một phần ba mẻ tôm của một thuyền cập bờ. Tiền của anh chỉ mua được ngần ấy.
Như mọi khi, mẻ của Chemban lớn nhất và bán được nhiều tiền nhất bãi. Ông không tiêu pha gì vội, chỉ chia phần cho các tay chèo thuyền ông. Rồi ông nảy ra một ý định:
- Các bạn có thấy biển dồi dào của cải không? Trời nắng đẹp. Hôm nay thật là một ngày tuyệt vời. Lưới của chúng mình lại là một bộ lưới tốt nữa...
Các tay chèo thuyền ông không hiểu ý ông định nói gì.
- Các bạn ngốc thế, đây là lúc kiếm tiền. Chạy đi nhanh lên rồi trở lại đây. Chúng ta đi đánh một mẻ nữa. - Chemban nói.
Achakunju đứng gần đó nghe thấy. Tuy Chemban không nói với ông nhưng Achakunju cứ nói:
- Tôi nghe được nên tôi không thể không nói. Ông không thể viện lý do kiếm tiền mà lấy rỗng biển được.
Từ trước đến nay chưa có ai làm ăn như thế bao giờ. Không, ông ta không được làm thế.
- Suy nghĩ đi. - Chemban bảo những người làm cho mình.
Bãi biển vui tươi cảnh làm ăn phồn thịnh. Tôm luộc xong được trải ra phơi làm cho sân cá nhà sấy trông như rắc vàng. Về nhà ăn xong, Chemban trở ngay ra bãi. Các tay chèo thuyền của ông không một ai trở lại.
Tối hôm ấy, có một số thuyền từ Cheriyadikin, Tơrikunnapuda và các nơi khác đến. Mưa nặng hạt suốt đêm. Mãi đến khi trời sáng rõ thuyền mới ra biển được. Chemban gắt gỏng với những người làm của mình sao không cho thuyền đi biển sớm hơn, dù rằng hôm ấy thuyền ông vẫn là chiếc rời bến đầu tiên.
Gần thuyền ông có một chiếc thuyền từ làng Tơrikunnapuda sang, cầm lái là một chàng trẻ tuổi tên là Palani. Thuyền Chemban và thuyền Palani sóng mũi nhau lao vút đi, đua nhau xem chiếc nào vượt lên trước. Hai bên đều dốc hết sức ra chèo. Hai người lái cầm rất nhịp căng. Thật là một cảnh tượng hào hùng.
Nhìn từ bờ, có vẻ thuyền Chemban thụt lại sau một tí.
Rồi hai thuyền lại đua nhau trên chặng về. Nếu đi sát nhau quá, rất có thể nổ ra xung đột. Có một lúc hai thuyền sít vào nhau trong một tích tắc làm cho mọi người lo ngại.
- Sao thế kia mẹ, việc gì bố lại chạy đua như vậy? - Karuthamma hỏi.
Chakki cũng lo. Việc gì mà ông ấy phải đua? Ông ấy còn trai trẻ gì đâu? Va thuyền phải nhau thì làm sao?
Mỗi một giây dài bằng một thế kỷ. Tạ ơn thượng đế. Tiếng reo hò vang dậy trên bãi biển khi hai thuyền cập bờ cùng một lúc.
Khi Palani nhảy lên bờ, tay cầm mái chèo cái giữ lái, đầu quấn khăn, Karuthamma chăm chú nhìn anh. Palani là một người đánh cá cường tráng. Chemban quàng tay ôm lấy anh.
- Anh là một tay đi biển giỏi giang.
Palani chỉ im lặng.
Thuyền nào về cũng đầy ắp tôm cá, nhưng hôm ấy, Panlikunnapalani bán nhiều tiền hơn các thuyền khác một chút. Đó là một keo thất bại nho nhỏ đối với Chemban.
- Tên anh là gì? - Chemban hỏi lại Palani.
Người thanh niên vạm vỡ đó vốn tính rụt rè. Trên thuyền anh đứng thẳng người hiên ngang ở đằng mũi, tay nắm chặt chiếc mái chèo to tướng để giữ lái, mắt chăm chăm nhìn về phía chân trời. Bây giờ trước mặt Chemban anh lại biến thành một cậu con trai nhỏ tuổi.
- Tên cháu là Palani. - Chàng trai đáp.
- Anh giỏi nghề đấy. Nếu anh xuất thân dân chài thì nhất định anh phải biết nghề đi biển rồi.
Palani im lặng.
- Cha anh tên gì? - Chemban hỏi.
- Velu. Bố cháu chết rồi.
- Mẹ anh?
- Mẹ cháu cũng chết rồi.
- Thế gia đình anh còn ai?
- Không còn ai.
Ngạc nhiên, Chemban hỏi lại lần nữa có thật là Palani không còn ai thân thích trên đời không. Palani chỉ im lặng.
Về đến nhà, Chemban bị Chakki chọc:
- Cho dù ông muốn vớt vát tuổi thanh niên thì làm như vậy có phải là ông trẻ ra không?
Chemban giả tảng không nghe. Ông định nói với vợ là lúc cầm lái trên thuyền của mình, ông như mê người đi, quên mất cả bản thân mình nhưng bây giờ trong óc ông lại nghĩ đến chuyện khác.
- Bà nó có để ý đến tay cầm lái trẻ tuổi ở thuyền bên không? - Chemban hỏi vợ.
- Có
- Một dân chài giỏi giang đáo để
Chakki cũng thán phục Palani. Không riêng mình bà mà mọi người trên bãi cũng vậy.
- Thì sao? - Chakki hỏi.
- Tôi muốn kéo anh ta về với mình.
Chakki im lặng không nói.
- Tôi đã hỏi chuyện anh ta. Anh ta như không có ai thân thích. Điều đó có sao? - Có khi thế lại tốt. - Chemban nói tiếp.
- Nếu thế ông có thể mời anh ta vè nhà ta ăn uống tí chút.
- Tôi quên không nghĩ ra.
Chakki thấy người nhẹ nhõm. Chemban đã tìm được chồng cho con gái. Thế có nghĩa là ông còn nhớ.
Palani là một chàng trai khấm khá. Kẻ khác dễ có thể cuỗm mất anh lắm. - Chemban sợ như vậy. Ăn xong bữa, ông vội ra bãi.
Palani đang cùng các bạn chài đang ngồi nghỉ bên gốc dừa. Chemban không bắt được chuyện với anh. Hôm sau lại diễn ra một cuộc đua tài nữa trên biển. Chemban lại thua. Mẻ cá của Palani lớn hơn.
Các tay chèo trên thuyền Chebman cảm thấy họ bị thách thức.
- Cớ gì họ phải đến làng này khoe tài - Karuthakunju nói. Anh này muốn cho thuyền mình va vào thuyền Chemban để sau đó xảy ra xô xát.
- Việc gì phải thế? Các cậu đi ghen tị với những người dốc sức ra làm cật lực à? Cần gì? Muốn thắng họ thì chỉ việc làm ăn căng hơn nữa và tốt hơn nữa vào. - Chemban nói.
Các bạn chài của Chemban vẫn còn bực. Nếu không đánh nhau trên biển được thì phải đánh nhau trên bờ. Velutha phản đối:
- Hôm nay, họ đến bãi biển làng ta. Ngày mai, đến lượt chúng ta sẽ phải sang bãi biển làng họ
Nói vậy rất đúng, song vẫn còn cần phải gây ra một chuyện gì đó. Người nào cũng kiếm được khá nhiều tiền. Có va chạm với cảnh sát họ cũng không sợ.
Chemban lo ngại khi thấy họ mưu tính, nhưng không phải chỉ riêng người ở thuyền ông ghen tức với Palani và các bạn chài của anh. Các bạn tay chèo trên các thuyền khác cũng nói: Bọn ấy vì cớ gì mà phải khoe tài quá quắt như vậy. Nhưng cũng có một số người phản đối âm mưu ấy.
Hai ba hôm sau, trong làng nổ ra một trận ẩu đả gữa các tay chèo. Hai ba người bị vỡ đầu. Hôm ấy và hôm sau không có thuyền nào ở làng này đi biển. Mọi người bỏ đi trốn, cảnh sát kéo đến bắt giữ nhiều người, trưởng làng phải can thiệp họ mới được thả.
Họ lần lượt từng người một đến biếu xén trưởng làng. Rồi họ quyên góp tiền. Nhờ vậy vụ này được bịt đi. Nhưng thế là món tiền kiếm được trong mùa tôm này đi tong hết. Chemban mất một tuần đi biển, trong mùa tôm cá đẹp này, như vậy là mất khá nhiều tiền.
Khi việc đi biển lại tiếp tục, ngày nào Chakki cũng bảo Chemban đưa Palani về nhà. Một hôm, tất cả các tay chèo đều nghỉ một ngày về Tơrikunnapuda thăm nhà nhưng Palani không về.
- Sao anh không về? - Chemban hỏi Palani.
- Cháu có ai đâu nữa mà về
Đúng vậy, anh không có ai thân thích ở Tơrikunnapuda để về thăm. Chemban mời Palani về nhà mình
- Thế thì về nhà tôi ăn bữa trưa với tôi.
Palani nhận lời. Ở nhà Chakki làm một bữa ăn to.
Palani là đứa con của làng biển Tơrikunnapuda chứ không còn là con của một gia đình nào. Anh không còn nhớ gì về bố mẹ. Khi hỏi anh lớn lên như thế nào, anh chỉ biết trả lời là anh cứ lớn dần lên, thế thôi. Từ bé anh đã được đem theo ra biển để giữ vàng lưới. Giữa biển cả đầy cá kỳ nh, cá mập, không một ai bận tâm đến anh. Lớn lên anh bắt đầu kiếm sống bằng cách đi làm trên thuyền. Có tiền thì ăn tiêu thả cửa. Hết tiền thì cố xoay sở mà sống cho qua ngày. Anh có bao giờ ước mơ gì không? Có lẽ anh cũng có những ước mơ. Nhưng chưa bao giờ có ai chăm lo xem anh đã ăn uống gì chưa hoặc ăn có ngon miệng không. Sự thực, anh chưa bao giờ được sống trong một gia đình có người chăm lo đến mình.
Hôm nay, có người nấu cho anh ăn. Có một người phụ nữ đứng cạnh tiếp thức ăn cho anh, lo cho anh ăn no và ăn ngon. Đối với anh đó là những giờ phút thần tiên. Chakki phát hiện ngay được món ăn anh thích nhất. Bà nhiều lần tiếp món ấy cho anh.
- Anh bao nhiêu tuổi? - Chakki hỏi.
- Ư...
Palani không biết mình bao nhiêu tuổi. Chakki thấy vậy băn khoăn. Bà phải cẩn thận khi hỏi han - bà nghĩ anh ta thuộc đẳng cấp nào trong dân chài? Bà cần phải biết.
- Hiện giờ anh ở đâu?
- Cháu có một cái lều nhỏ ở bên ấy.
- Kiếm được tiền anh làm gì?
- Tiêu chứ còn làm gì?
- Anh không có ai thân thích. Vậy kiếm được đồng nào có nên tiêu hết không? Nhỡ đau ốm mấy hôm thì sao? - Chakki khuyên Palani.
Thật lòng anh chẳng nghĩ gì đến điều đó! Việc anh tồn tại trên đời, bản thân nó đã là một điều kỳ  diệu rồi. Vậy đến khi về già, nhỡ anh ốm thì có gì là lạ?
Chakki ngồi xuống, im lặng giây lát. Anh ta là một người dẻo dai, bền bỉ. Không phải là loại xoàng. Anh ta sống nay đây mai đó một thân một mình.
- Này anh, cứ sống mãi như vậy có nên không? - Chakki hỏi, thực bụng quan tâm.
- Sao không nên?
Anh không bao giờ nghĩ đến một mục đích nào hoặc có một tham vọng nào trong đời. Và cũng không có một ai khác nghĩ cho anh điều đó.
- Thế không được, con ạ! - Chakki nói - Bây giờ thì anh có thể làm việc thật hăng, nhưng rồi mỗi tuổi một khác, đến lúc nào đó, anh sẽ không còn sức lực làm việc nữa. Đến lúc ấy, có một số thứ mà người đàn ông cần phải có. Phải có người trông nom đến anh. Cần đấy con ạ. Anh cần phải có một gia đình để có người nấu ăn cho anh,chờ anh đi làm về. Thế không tốt ư?
Palani lặng thinh.
- Con phải lấy vợ con ạ
- Ư.....
- Ta lo liệu cho con nhé?
Palani ưng thuận một cách rất tự nhiên.
- Anh có muốn biết mặt cô gái không? - Chakki hỏi tiếp.
- Ai cơ?
- Con gái ta.
Palani lại ưng thuận.
Tuy đã ướm sâu đến vậy rồi, song Chakki vẫn còn có đôi điều dè dặt. Có một số điểm thuận lợi về mặt Palani đấy, nhưng mặt khác, anh không có ai là người thân thích. Đem con gái gả cho một chàng rể như vậy, nhỡ phải chàng rể tồi thì người con gái biết làm thế nào? Nó biết kêu ca với ai?
- Nhưng nó là một đứa con trai tốt. - Chemban bảo.
- Ông sẽ trả lời sao khi người ta hỏi ông gả con gái cho nhà ai?
- Thằng Palani sẽ gây dựng cho nó một gia đình
Có một điều Chakki băn khoăn hơn cả:
- Nó thuộc đẳng cấp nào?
- Chỉ biết nó là một con người. Một người làm ăn trên biển cả.
- Họ hàng nhà ta sẽ không ưng đâu.
- Mặc họ.
- Nhà mình sẽ bị cô lập.
- Mặc kệ. Tôi cứ gả con gái cho nó đấy. - Chemban nói với giọng kiên quyết.

Truyện Mùa Tôm ---~~~cungtacgia~~~--- !!!15599_23.htm!!!!!!15599_9.htm!!! Đã xem 11187 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Dịch giả: Hoàng Cường
Bảy

--!!tach_noi_dung!!--
     à con ngư dân nóng lòng mong đợi mùa tôm. Đến lúc chỉ còn bữa rau bữa cháo thì nhà nào cũng chỉ có một lời cầu nguyện: “Lạy Nữ thần Biển đến bao giờ Người mới cho chúng con những bữa ăn ra bữa? Xin Người hãy cho vụ tôm đến với chúng con”.
Và tới lúc chủ quán không cho họ uống trà chịu nữa thì những người đánh cá bảo nhau: “Mùa tôm sắp đến rồi”.
Quần áo các bà vợ rách tả tơi, nhưng chồng họ lại bảo: “Đến mùa tôm ta sẽ sắm quần áo đẹp về cho mình”.
Với mùa tôm, mọi hy vọng, mọi nhu cầu của ngư dân sẽ được đáp ứng.
Karuthamma nuôi một ý định. Cô tỏ bày với mẹ. Mùa tôm năm nay, hai mẹ con phải cố gom góp thu vén lấy ít tiền. Ngoài ra họ phải để riêng một phần những gì Chemban đem về nhà. Như vậy họ sẽ trả được nợ. Chakki còn mong mua ít vàng cho đám cưới của con gái.
- Con không muốn vàng bạc, trang sức gì mẹ ạ. Con chỉ muốn trả cho xong món nợ của cậu Muthalali. - Karuthamma nói.
- Nhưng bố con phải là người trả nợ cơ mà, con. - Chakki nói.
- Bố sẽ không chịu trả đâu.
Chakki đành lòng ưng thuận. Karuthamma bắt đầu sắp đặt kế hoạch.
Parikutti cũng đặt hy vọng ở mùa tôm. Cha anh đã đem nhà và đất đi cầm cho một nhà buôn lớn và cho anh hai nghìn rupi để kinh doanh. Ông đặt kế hoạch buôn bán thận trọng để có tiền trả nợ và để gả chồng cho con gái.
Giữa lúc ấy mọi người đang hy vọng trông chờ thì những cơn gió đầu mùa thổi đến. Biển nổi sóng. Bằng vào con nước sau đợt gió mùa thì chắc chắn vụ tôm năm nay sẽ đến với làng họ. Con mắt người dân chài ánh lên niềm hy vọng và hạnh phúc. Chẳng mấy chốc cái làng biển này bỗng trở thành một thị trấn nhỏ nhộn nhịp. Cạnh bãi biển đã bắt đầu mọc lên những dãy lều nhỏ áng chừng là những quán trà, hiệu may, lò rèn. Rồi trong làng có cả điện chạy bằng máy nổ.
Thuyền bè từ các nơi xa bắt đầu kéo đến. Trời mưa. Gió nổi. Nhưng biển lại lặng như một cái ao.
Ngày đầu tiên tôm cá chẳng đánh được là mấy. Tôm còn đang từ từ tìm về vùng nước yên. Trong tất cả các thuyền ra biển, Chemban vẫn là người đánh được mẻ lớn nhất. Ayiankunju cho rằng đó là vì Chemban đi biển sớm. Nhưng Ramanmuppan lại có ý kiến khác. Ông bảo:
- Cùng với chiếc thuyền, lão ta đem về mình vận may của Panlikunnat.
Chemban thành ra người thách thức các chủ thuyền trong làng. Họ quyết chí đánh bằng được những mẻ tôm như ông.
Ayiankunju gọi người của mình lại bảo:
- Các bạn đừng để tôi phải đi gọi nữa. Phải tự đến đây đúng giờ hẹn. Ta phải quyết chí mới được.
Hôm sau, họ tập hợp ngoài bãi sớm hơn thường lệ. Các quán trà cũng mở cửa sớm. Thuyền Chemban không phải là thuyền đầu tiên ra khơi vì ông không biết sự mưu tính này của các thuyền bạn.
Xem cung cách thuyền đi thì áng chừng hôm nay sẽ đánh được những mẻ tôm lớn. Các tay lái buôn tụ tập cả ngoài bãi. Parikutti bồn chồn. Đã muộn mà Pachu Pinlai hẹn đem tiền đến cho anh vay vẫn chưa thấy mặt. Hôm nay là một ngày rất đẹp. Biển lắm tôm nhiều cá. Trời lại nắng to. Như vậy có nghĩa là luộc tôm xong có thể phơi khô luôn trong ngày. Anh có thể kiếm được nhiều tiền vào một ngày như hôm nay, nhưng anh lại sợ rằng ngay cả những ngày đầu của mùa tôm cũng sẽ khó khàn đối với anh.
Các thuyền bắt đầu quay mũi về bờ. Parikutti rất bối rối. Các tay lái buôn đều đứng chờ cả ở đó, tiền sẵn trong tay.
Ngoài bãi rộ lên tiếng reo hò. Các quán ăn chuẩn bị thức ăn. Tại cá nhà sấy, thùng luộc đã sẵn sàng. Không được để phí một phút nào. Những người làm của Parikutti cũng đứng đó chờ sẵn.
Thuyền Chemban về đầu. Như mọi lần con thuyền lao vun vút và nhảy nhót trên ngọn sóng. Thuyền cập bờ, đầy ắp tôm hùm. Xó xỉnh nào trên thuyền cũng đầy tôm.
Parikutti quên bẵng cảnh ngộ mình, chạy lại chỗ Chemban. Anh quên mất những chuyện đã diễn ra các lần trước.
- Chemban Kunju, bác để cho cháu mẻ tôm hôm nay nhé. - Anh khẩn khoản.
Chemban lạnh lùng nhìn thẳng và mặt Parikutti, hỏi:
- Có tiền không? Không có thì đi đi!
Parikutti chưa kịp đáp, Khada đã đến. Parikutti bây giờ mới biết chắc là anh không thể mua được mẻ tôm trên thuyền của Chemban. Anh chạy đến các thuyền khác. Anh mua được một phần ba mẻ tôm của một thuyền cập bờ. Tiền của anh chỉ mua được ngần ấy.
Như mọi khi, mẻ của Chemban lớn nhất và bán được nhiều tiền nhất bãi. Ông không tiêu pha gì vội, chỉ chia phần cho các tay chèo thuyền ông. Rồi ông nảy ra một ý định:
- Các bạn có thấy biển dồi dào của cải không? Trời nắng đẹp. Hôm nay thật là một ngày tuyệt vời. Lưới của chúng mình lại là một bộ lưới tốt nữa...
Các tay chèo thuyền ông không hiểu ý ông định nói gì.
- Các bạn ngốc thế, đây là lúc kiếm tiền. Chạy đi nhanh lên rồi trở lại đây. Chúng ta đi đánh một mẻ nữa. - Chemban nói.
Achakunju đứng gần đó nghe thấy. Tuy Chemban không nói với ông nhưng Achakunju cứ nói:
- Tôi nghe được nên tôi không thể không nói. Ông không thể viện lý do kiếm tiền mà lấy rỗng biển được.
Từ trước đến nay chưa có ai làm ăn như thế bao giờ. Không, ông ta không được làm thế.
- Suy nghĩ đi. - Chemban bảo những người làm cho mình.
Bãi biển vui tươi cảnh làm ăn phồn thịnh. Tôm luộc xong được trải ra phơi làm cho sân cá nhà sấy trông như rắc vàng. Về nhà ăn xong, Chemban trở ngay ra bãi. Các tay chèo thuyền của ông không một ai trở lại.
Tối hôm ấy, có một số thuyền từ Cheriyadikin, Tơrikunnapuda và các nơi khác đến. Mưa nặng hạt suốt đêm. Mãi đến khi trời sáng rõ thuyền mới ra biển được. Chemban gắt gỏng với những người làm của mình sao không cho thuyền đi biển sớm hơn, dù rằng hôm ấy thuyền ông vẫn là chiếc rời bến đầu tiên.
Gần thuyền ông có một chiếc thuyền từ làng Tơrikunnapuda sang, cầm lái là một chàng trẻ tuổi tên là Palani. Thuyền Chemban và thuyền Palani sóng mũi nhau lao vút đi, đua nhau xem chiếc nào vượt lên trước. Hai bên đều dốc hết sức ra chèo. Hai người lái cầm rất nhịp căng. Thật là một cảnh tượng hào hùng.
Nhìn từ bờ, có vẻ thuyền Chemban thụt lại sau một tí.
Rồi hai thuyền lại đua nhau trên chặng về. Nếu đi sát nhau quá, rất có thể nổ ra xung đột. Có một lúc hai thuyền sít vào nhau trong một tích tắc làm cho mọi người lo ngại.
- Sao thế kia mẹ, việc gì bố lại chạy đua như vậy? - Karuthamma hỏi.
Chakki cũng lo. Việc gì mà ông ấy phải đua? Ông ấy còn trai trẻ gì đâu? Va thuyền phải nhau thì làm sao?
Mỗi một giây dài bằng một thế kỷ. Tạ ơn thượng đế. Tiếng reo hò vang dậy trên bãi biển khi hai thuyền cập bờ cùng một lúc.
Khi Palani nhảy lên bờ, tay cầm mái chèo cái giữ lái, đầu quấn khăn, Karuthamma chăm chú nhìn anh. Palani là một người đánh cá cường tráng. Chemban quàng tay ôm lấy anh.
- Anh là một tay đi biển giỏi giang.
Palani chỉ im lặng.
Thuyền nào về cũng đầy ắp tôm cá, nhưng hôm ấy, Panlikunnapalani bán nhiều tiền hơn các thuyền khác một chút. Đó là một keo thất bại nho nhỏ đối với Chemban.
- Tên anh là gì? - Chemban hỏi lại Palani.
Người thanh niên vạm vỡ đó vốn tính rụt rè. Trên thuyền anh đứng thẳng người hiên ngang ở đằng mũi, tay nắm chặt chiếc mái chèo to tướng để giữ lái, mắt chăm chăm nhìn về phía chân trời. Bây giờ trước mặt Chemban anh lại biến thành một cậu con trai nhỏ tuổi.
- Tên cháu là Palani. - Chàng trai đáp.
- Anh giỏi nghề đấy. Nếu anh xuất thân dân chài thì nhất định anh phải biết nghề đi biển rồi.
Palani im lặng.
- Cha anh tên gì? - Chemban hỏi.
- Velu. Bố cháu chết rồi.
- Mẹ anh?
- Mẹ cháu cũng chết rồi.
- Thế gia đình anh còn ai?
- Không còn ai.
Ngạc nhiên, Chemban hỏi lại lần nữa có thật là Palani không còn ai thân thích trên đời không. Palani chỉ im lặng.
Về đến nhà, Chemban bị Chakki chọc:
- Cho dù ông muốn vớt vát tuổi thanh niên thì làm như vậy có phải là ông trẻ ra không?
Chemban giả tảng không nghe. Ông định nói với vợ là lúc cầm lái trên thuyền của mình, ông như mê người đi, quên mất cả bản thân mình nhưng bây giờ trong óc ông lại nghĩ đến chuyện khác.
- Bà nó có để ý đến tay cầm lái trẻ tuổi ở thuyền bên không? - Chemban hỏi vợ.
- Có
- Một dân chài giỏi giang đáo để
Chakki cũng thán phục Palani. Không riêng mình bà mà mọi người trên bãi cũng vậy.
- Thì sao? - Chakki hỏi.
- Tôi muốn kéo anh ta về với mình.
Chakki im lặng không nói.
- Tôi đã hỏi chuyện anh ta. Anh ta như không có ai thân thích. Điều đó có sao? - Có khi thế lại tốt. - Chemban nói tiếp.
- Nếu thế ông có thể mời anh ta vè nhà ta ăn uống tí chút.
- Tôi quên không nghĩ ra.
Chakki thấy người nhẹ nhõm. Chemban đã tìm được chồng cho con gái. Thế có nghĩa là ông còn nhớ.
Palani là một chàng trai khấm khá. Kẻ khác dễ có thể cuỗm mất anh lắm. - Chemban sợ như vậy. Ăn xong bữa, ông vội ra bãi.
Palani đang cùng các bạn chài đang ngồi nghỉ bên gốc dừa. Chemban không bắt được chuyện với anh. Hôm sau lại diễn ra một cuộc đua tài nữa trên biển. Chemban lại thua. Mẻ cá của Palani lớn hơn.
Các tay chèo trên thuyền Chebman cảm thấy họ bị thách thức.
- Cớ gì họ phải đến làng này khoe tài - Karuthakunju nói. Anh này muốn cho thuyền mình va vào thuyền Chemban để sau đó xảy ra xô xát.
- Việc gì phải thế? Các cậu đi ghen tị với những người dốc sức ra làm cật lực à? Cần gì? Muốn thắng họ thì chỉ việc làm ăn căng hơn nữa và tốt hơn nữa vào. - Chemban nói.
Các bạn chài của Chemban vẫn còn bực. Nếu không đánh nhau trên biển được thì phải đánh nhau trên bờ. Velutha phản đối:
- Hôm nay, họ đến bãi biển làng ta. Ngày mai, đến lượt chúng ta sẽ phải sang bãi biển làng họ
Nói vậy rất đúng, song vẫn còn cần phải gây ra một chuyện gì đó. Người nào cũng kiếm được khá nhiều tiền. Có va chạm với cảnh sát họ cũng không sợ.
Chemban lo ngại khi thấy họ mưu tính, nhưng không phải chỉ riêng người ở thuyền ông ghen tức với Palani và các bạn chài của anh. Các bạn tay chèo trên các thuyền khác cũng nói: Bọn ấy vì cớ gì mà phải khoe tài quá quắt như vậy. Nhưng cũng có một số người phản đối âm mưu ấy.
Hai ba hôm sau, trong làng nổ ra một trận ẩu đả gữa các tay chèo. Hai ba người bị vỡ đầu. Hôm ấy và hôm sau không có thuyền nào ở làng này đi biển. Mọi người bỏ đi trốn, cảnh sát kéo đến bắt giữ nhiều người, trưởng làng phải can thiệp họ mới được thả.
Họ lần lượt từng người một đến biếu xén trưởng làng. Rồi họ quyên góp tiền. Nhờ vậy vụ này được bịt đi. Nhưng thế là món tiền kiếm được trong mùa tôm này đi tong hết. Chemban mất một tuần đi biển, trong mùa tôm cá đẹp này, như vậy là mất khá nhiều tiền.
Khi việc đi biển lại tiếp tục, ngày nào Chakki cũng bảo Chemban đưa Palani về nhà. Một hôm, tất cả các tay chèo đều nghỉ một ngày về Tơrikunnapuda thăm nhà nhưng Palani không về.
- Sao anh không về? - Chemban hỏi Palani.
- Cháu có ai đâu nữa mà về
Đúng vậy, anh không có ai thân thích ở Tơrikunnapuda để về thăm. Chemban mời Palani về nhà mình
- Thế thì về nhà tôi ăn bữa trưa với tôi.
Palani nhận lời. Ở nhà Chakki làm một bữa ăn to.
Palani là đứa con của làng biển Tơrikunnapuda chứ không còn là con của một gia đình nào. Anh không còn nhớ gì về bố mẹ. Khi hỏi anh lớn lên như thế nào, anh chỉ biết trả lời là anh cứ lớn dần lên, thế thôi. Từ bé anh đã được đem theo ra biển để giữ vàng lưới. Giữa biển cả đầy cá kỳ nh, cá mập, không một ai bận tâm đến anh. Lớn lên anh bắt đầu kiếm sống bằng cách đi làm trên thuyền. Có tiền thì ăn tiêu thả cửa. Hết tiền thì cố xoay sở mà sống cho qua ngày. Anh có bao giờ ước mơ gì không? Có lẽ anh cũng có những ước mơ. Nhưng chưa bao giờ có ai chăm lo xem anh đã ăn uống gì chưa hoặc ăn có ngon miệng không. Sự thực, anh chưa bao giờ được sống trong một gia đình có người chăm lo đến mình.
Hôm nay, có người nấu cho anh ăn. Có một người phụ nữ đứng cạnh tiếp thức ăn cho anh, lo cho anh ăn no và ăn ngon. Đối với anh đó là những giờ phút thần tiên. Chakki phát hiện ngay được món ăn anh thích nhất. Bà nhiều lần tiếp món ấy cho anh.
- Anh bao nhiêu tuổi? - Chakki hỏi.
- Ư...
Palani không biết mình bao nhiêu tuổi. Chakki thấy vậy băn khoăn. Bà phải cẩn thận khi hỏi han - bà nghĩ anh ta thuộc đẳng cấp nào trong dân chài? Bà cần phải biết.
- Hiện giờ anh ở đâu?
- Cháu có một cái lều nhỏ ở bên ấy.
- Kiếm được tiền anh làm gì?
- Tiêu chứ còn làm gì?
- Anh không có ai thân thích. Vậy kiếm được đồng nào có nên tiêu hết không? Nhỡ đau ốm mấy hôm thì sao? - Chakki khuyên Palani.
Thật lòng anh chẳng nghĩ gì đến điều đó! Việc anh tồn tại trên đời, bản thân nó đã là một điều kỳ  diệu rồi. Vậy đến khi về già, nhỡ anh ốm thì có gì là lạ?
Chakki ngồi xuống, im lặng giây lát. Anh ta là một người dẻo dai, bền bỉ. Không phải là loại xoàng. Anh ta sống nay đây mai đó một thân một mình.
- Này anh, cứ sống mãi như vậy có nên không? - Chakki hỏi, thực bụng quan tâm.
- Sao không nên?
Anh không bao giờ nghĩ đến một mục đích nào hoặc có một tham vọng nào trong đời. Và cũng không có một ai khác nghĩ cho anh điều đó.
- Thế không được, con ạ! - Chakki nói - Bây giờ thì anh có thể làm việc thật hăng, nhưng rồi mỗi tuổi một khác, đến lúc nào đó, anh sẽ không còn sức lực làm việc nữa. Đến lúc ấy, có một số thứ mà người đàn ông cần phải có. Phải có người trông nom đến anh. Cần đấy con ạ. Anh cần phải có một gia đình để có người nấu ăn cho anh,chờ anh đi làm về. Thế không tốt ư?
Palani lặng thinh.
- Con phải lấy vợ con ạ
- Ư.....
- Ta lo liệu cho con nhé?
Palani ưng thuận một cách rất tự nhiên.
- Anh có muốn biết mặt cô gái không? - Chakki hỏi tiếp.
- Ai cơ?
- Con gái ta.
Palani lại ưng thuận.
Tuy đã ướm sâu đến vậy rồi, song Chakki vẫn còn có đôi điều dè dặt. Có một số điểm thuận lợi về mặt Palani đấy, nhưng mặt khác, anh không có ai là người thân thích. Đem con gái gả cho một chàng rể như vậy, nhỡ phải chàng rể tồi thì người con gái biết làm thế nào? Nó biết kêu ca với ai?
- Nhưng nó là một đứa con trai tốt. - Chemban bảo.
- Ông sẽ trả lời sao khi người ta hỏi ông gả con gái cho nhà ai?
- Thằng Palani sẽ gây dựng cho nó một gia đình
Có một điều Chakki băn khoăn hơn cả:
- Nó thuộc đẳng cấp nào?
- Chỉ biết nó là một con người. Một người làm ăn trên biển cả.
- Họ hàng nhà ta sẽ không ưng đâu.
- Mặc họ.
- Nhà mình sẽ bị cô lập.
- Mặc kệ. Tôi cứ gả con gái cho nó đấy. - Chemban nói với giọng kiên quyết.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: casau
Nguồn: casau - VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 23 tháng 6 năm 2015

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--