Tờ 100 đô la Âm phủ

     ôi có một câu chuyện khá lạ. Theo tôi nó thú vị, luôn muốn kể cho nhiều người nghe. Nhưng khổ, ít ai có thời gian nghe cho hết. Tôi nóng lòng muốn hỏi, nếu như ai đó nghe xong, xem câu trả lời có giống như tôi nghĩ hay không, bởi đoạn kết rối rắm khó hiểu, dính tới... Âm ty Địa ngục. Thôi thì tôi viết lại, kiểu của tôi. Nhưng rồi cũng không ai đọc. Tôi gặp thất bại, vỡ lẽ ra, vì chuyện đó, vai chánh là Hà, mà tôi kể cứ như là chuyện của tôi! Đúng ra tôi, cũng là vai thứ chánh, chứ bộ.
Khoảng vài ba năm trước, Hà (chưa chắc là tên thiệt, cô em mình ngoài khu vực quản lý của má nuôi tôi), “con bò lạc” tôi tình cờ gặp trong một tiệm cơm, ở Chợ Lớn, Hà nói rằng cô đã lén chích dầu hôi (dầu lửa) vào dưới bụng để người ta đưa cô ra bệnh viện, để rồi sau đó cô nàng trốn thoát khỏi nơi tập trung gái mại dâm. Tôi hơi quên gương mặt Hà, nhưng khó quên câu chuyện chích dầu lửa. Tôi cũng có kể cho một vài người nghe. Nhưng họ không tin.
Rồi một hôm, đâu cũng vài năm sau ngày đó, tôi hoàn lương bỏ nghề bắt gái, đạp xe đi hớt tóc dạo. Chợt thấy một người đàn bà bán cà phê trorg xóm dưới gầm cầu, người này có gương mặt giông giống Hà. Nhưng cô ta lớn tuổi hơn một chút, còn đẹp. Tôi không hỏi, vì có gì bảo đảm người đàn bà đó nhận ra tôi, cho dẫu cô ta là Hà.
Tôi kể về cái xóm trước, đó là một nơi gần như bị bỏ quên. Tôi vừa đạp xe vừa rao “Hót tóc, hớt tóc...”, nào biết nếu cứ chạy thẳng thì không có đường ra. Xóm như cái túi, tôi như con chuột bị bẫy vào trong ngõ cụt. Ngay khi đó, một đám chừng hai chục đứa choai choai cưỡi xe “Su xì po” rú ga trên con đường mới, lao qua cầu. Hai cậu bị cảnh sát chạy mô tô rượt, liền quẹo vô hẻm. Xui cho tụi nó, tính chui qua ngõ khác nhưng lại đụng đầu vô vách cầu, xỉu tại chỗ. Chính nơi tận cùng số này, Hà mướn một nền nhà cũ, che chòi bán cà phê. Đúng là Hà, vì một chuyện thầm kín, sau cái ngày chỉ nói chuyện một chút với Hà, tôi đâm đổ đốn, xúc động hoàn cảnh của “con bò lạc” này. Bị tiếng sét ái tình, trở chứng yêu yêu nhớ nhớ, gặp ai, đi đâu tôi cũng tơ tưởng cảnh cũ “bò xưa”. Giờ đây gặp lại Hà ở chốn này, nói thiệt tôi mừng trong bụng.
Đây là nơi giàu nghèo lẫn lộn. Bên trái, trên “đất liền” là nhiều ngôi nhà to xù, loại biệt thự cao cổng kín tường, ẩn khuất sau những tàn cây, xe hơi đời mới, khách khứa sang trọng, với nhiều khuôn mặt nghiêm trang, có nhiều ông Tây, Hàn, Nhật sáng sớm dẫn chó đi đái. Còn bên phải, bờ sông ngăn ngang xóm nhà giàu, có một khoảng đất mọn, nửa dưới nước, là vô số mái chòi giấy dầu, tôn thùng chắp vá. Mà cũng tiện, dân hũ chìm thấy chó chạy rong là bắt làm thịt, về sau úp bao bố được giống chó mặt mày râu ria kỳ cục. Chó ngoại, dại gì luộc. Mấy ông Tây thương chó, năn nỉ đổi tiền chuộc quá êm! Ngoài ra, ôi thôi là chuột! Sống vậy mà những người “nhập cư” này cũng tỉnh rụi không chút lo âu. Nghe nói xuất xứ của xóm là dân từ ghe lên bờ, xóm “tạp pí lù” này là “chuyên gia” ăn cắp điện của nhà nước.
Từ trên thành cầu mới nhìn xuống, khu xóm đêm đêm đèn cháy sáng choang, xanh đỏ, nhạc cát xét, karaôkê vang lừng như chốn bồng lai tiên cảnh. Điện lực cho người đi với công an xuống xóm tịch thu dây điện, phạt tiền. Sau đó, tức thì người ta lại hùn nhau mua dây mới, một trự trèo lên cột điện móc một phát, đèn lại sáng choang. Cô Hà không câu điện chùa, nước chùa, cô xài điện nước của một nhà có đồng hồ, tuy hơi mắc một chút. Ai cũng nói khi Hà mới tới đây vốn liếng chỉ một triệu, sau vài tháng mua may bán đắt Hà sắm được tủ lạnh mới cảo, ti vi màu, đầu máy, xin giấy tạm trú đàng hoàng, gắn luôn điện thoại, tiện việc gọi hàng chờ vào quán. Quán cà phê của Hà kiêm luôn tạp hóa, thuốc tây, một kiểu “siêu thị” bình dân. Có chỗ mọi người làm biếng, ít khi đi đâu, nói nào ngay cũng xa và khó ra chợ, bởi một con đường cụt, con đường lớn ngoài kia khủng khiếp, xe tải, xe du lịch, xe be, xe containơ, xe gắn máy ngày đêm từ hai dốc cầu mới tuôn xuống như điên, thì địa chỉ c về lại ghé quán cà phê trò chuyện với các văn sĩ. Mấy lần ông SuDa toan mở lời mượn tiền ông bạn già, nhưng chưa kịp nói thì ông Già đã trả hết số tiền còm cho chầu cà phê đãi bạn hôm nay và hôm ký sổ trước đó. Ông già này suốt đời chỉ có cái máy đánh chữ với tập giấy, ở nhà mướn, ít khi nào có tiền, mà có chút đỉnh rồi cũng không ở yên trong túi, mọi chuyện cơm áo gạo tiền với ông ngoại này nhẹ tênh như mưa bay gió thoảng! Thời kỳ xe gắn máy Tàu, xe gắn máy Thái, xe Hàn, mỗi chiếc láng coóng mà chỉ có vài triệu. Chiếc xe Nhật sản xuất năm một nghìn chín trăm lâu lắm của ông SuDa, sườn Honda mà máy Suzuki, chỉ bán được có bốn triệu cho một người Hoa chở hủ tiếu. Số tiền vừa đủ cho vợ chồng ông SuDa làm lễ phú phạt cho thằng Trái Cây, đồng thời ông cũng tạm biệt nghề lái xe ôm nghiệp dư.
Trong cái rủi có cái may, để rồi sau đó ông SuDa sống một cuộc đời toàn tâm toàn ý, theo mô hình văn sĩ chuyên nghiệp, nghĩa là không làm gì hết, chỉ có suy nghĩ để viết tiểu thuyết. Với ông SuDa thì đây là dịp mà ông vô cùng mong đợi. Ông sẽ bắt đầu lại cuốn tiểu thuyết mà ông nghiền ngẫm từ thời trẻ. Nhưng nói cho cùng và nói một cách sòng phẳng, không phải ai muốn trở thành văn sĩ cũng được. Dù sao thì tối thiểu ông SuDa cũng cần vài triệu in sách, mà phải chính thức ở một nhà xuất bản đàng hoàng, không chơi kiểu in chui. Một hôm ông kể câu chuyện mà ông muốn viết và in thành sách cho các bạn mình nghe, ai cũng ngạc nhiên, cười lớn, hể hả, nói hay, nói lạ. Ông kể như vầy:
- Lúc tôi còn nhỏ, ông nội tôi có nuôi một đàn bồ câu. Cái chuồng sơn xanh xanh, được ông đặt trên hai thanh cây cao, bằng với ngọn cây trứng cá. Tôi hay leo lên đó ngồi suốt ngày, nhờ vậy tôi mới nói, hỏi, trò chuyện và học tiếng nói của bồ câu. Ông nội tôi tưởng tôi khùng, ngồi trên cây nói chuyện một mình. Ông đâu có biết tôi có nhiều bạn bè là chim, vì ngoài bồ câu còn lũ chim se sẻ tới ăn trái trứng cá. Thật tình tiếng bồ câu không khó nói lắm, dễ hơn tiếng Anh nhiều. Nó cũng có túc từ, động từ, danh từ, các thứ, cũng giống như tiếng người ta vậy mà, chỉ khác một chút là một tiếng “gù” âm giống nhau, nhưng khi nghĩa này lúc lại nghĩa khác, rất ít tiếng nhưng đa nghĩa. Lạ kỳ là bồ câu ít khi mâu thuẫn, nói tiếng gì đúng nghĩa đó, nghĩ sao nói đúng vậy chứ không phải như con người. Khi cả đàn bồ câu bỏ chuồng nhà ông nội tôi bay đi, thật lâu, lâu tới nỗi khi tôi đã già, một buổi chiều, đang ẵm cháu nội của tôi đứng trước nhà thì có con bồ câu bay tới đậu trên vai tôi “gù gù” rồi nói nhỏ: “Con chào ông, con là con của cô bồ câu ta. Một lần trứng rớt từ trên ổ xuống, ông lụm vá lại, rồi ông la bà Tám sơ ý, ông hơ ấm cái trứng, ấp nở con bồ câu con là con nè. Má con là bà Tám, ông nhớ hông? Hồi trước má con ở chuồng nhà ông nội của ông, má con biểu con bay đi kiếm ông, con bay lâu rồi, mới thấy... chuồng của ông ở đây. Má con nói cả nhà con hết lòng cám ơn ông, ông đã thương tình mà cứu cho con sống, rồi mới đây ông nuôi một con bồ câu bay lạc vô nhà ông. Chúc mừng ông có bồ câu cháu, còn đây là món quà nho nhỏ, nếu ông không nhận con không dám bay về chuồng má con”. Rồi con bồ câu này - tôi nhìn một hồi thấy nó giống má nó lắm, màu trắng, cánh nâu nâu - nhả cho tôi một cây viết thần để tôi viết tiểu thuyết.
Câu chuyện của ông SuDa không phải là chuyện phù thủy vui nhộn như cuốn Harry Potter mà là một câu chuyện có thật, tới 80 phần trăm, tiếc cho các nhà xuất bản đã không nhanh tay. Rồi ông SuDa cũng có được năm triệu để có thể tự in cuốn sách. Không ai khác giúp ông hơn là các bạn văn sĩ tốt bụng. Nhưng đã nói trước rồi, văn sĩ thì hay gặp cảnh truân chuyên, khi về tới nhà, xui cho ông Su Da, ông lại đem truyện có tiền in sách đi nói với vợ, trong lúc con dâu của ông nằm ổ đẻ, còn thằng Trái Cây thì cần có cái gì làm ăn. Bà nhà vốn thiết thực hơn ông, không có chuyện “bồ câu” chim trời cá nước chút nào. Bà nói: “Ông không chịu lo làm ăn gì ráo trọi, suốt ngày cứ lo ba chuyện ngâm vố. Có cháu nội rồi đó, thằng Trái Cây cần chiếc Honda để chạy xe ôm, ông nuôi tụi nó nổi hông? Năm triệu này tui lấy mua chiếc xe cho thằng Trái Cây”. Vì vậy mà, thưa các bạn, cuốn tiểu thuyết của ông SuDa phải gác lại.
Có lẽ đây là lần đầu tiên có một người nói chuyện được với bồ câu và hết sức muốn ra mắt bạn đọc cuốn sách có một không hai đó. Nhưng, như vợ ông nói cũng có lý, xe cần hơn. Ông văn sĩ SuDa đành nợ chúng ta một cuốn tiểu thuyết phải nói là khá hấp dẫn.
Một hôm, chạy xe ngang qua khu bán chim chó mèo ở đường Ba Tháng Hai, tôi chợt thấy ông SuDa. Ông đưa tay lên như chào ai, còn mắt thì nhìn lên trời. Từ trên cao, một con bồ câu bay xuống, đậu trên tay ông, rồi đôi ba con khác đậu trên vai, nhiều con nữa đảo vòng vòng vui mắt, sau đó là cả một đàn bồ câu bay xuống quanh ông... Mọi người ngạc nhiên, vỗ tay khen ngợi. Đám bồ câu “gù gù”, ông SuDa... cũng “gù gù” theo vui vẻ. Họ trò chuyện về cây trứng cá, về bầy chim sẻ và nhiều chuyện khác như những người bạn lâu năm gặp lại, nhắc chút kỷ niệm thời thơ ấu bâng khuâng đã qua mau...