Người dịch: Đào Đăng Trạch Thiên
Dấu tay thánh Pierre

     ới đây thưa dì Jane, xin nhường lại dì”. Raymond West nói.
“Hay lắm, dì Jane, chúng tôi đang chờ một câu chuyện thú vị hơn” Joyce Lemprière nói xem vô.
“Khỏi phải nói, các cháu muốn cười dì”, bà Marple thong thả nói “Các cháu tưởng đâu dì ngồi một chỗ thế này không biết gì chuyện trên đời”.
“Lạy Trời, làm gì có chuyện sống ở quê mà yên tĩnh được đâu”. Raymond hăng hái nói “Cũng không phải sao, khi nghe dì kể mấy chuyện động trời? Sống nơi đô hội nhiều khi thấy dễ chịu thanh bình hơn ở St. Mary Mead”.
“Này, nghe đây”, bà Marple nói, “Con người ta ở đâu cũng vậy thôi, nhưng đi ra ngoài còn có cơ hội biết đó biết đây hơn những nơi xa xôi ở làng quê”.
“Dì Jane có một không hai”, Joyce kêu lên. “Bỏ lỗi cho cháu nếu gọi bà là dì Jane được chứ?” Nàng nhắc lại. “Không hiểu sao cháu thích gọi vậy”.
“Ồ, vậy sao?” Bà Marple nói.
Bà ngước nhìn một lúc lâu có vẻ lạ lắm, khiến cô nàng kia mặt mũi đỏ bừng. Raymond West ngồi nhích qua một bên đằng hắng lấy giọng, có vẻ xúc động.
Bà Marple nhìn qua hai người rồi lại cười, bà cúi xuống chăm chú nhìn theo mũi đan.
“Thật tình cuộc sống của tôi thầm lặng nhưng tôi biết cách giải quyết những việc nhỏ nhặt. Coi vậy lắm lúc cũng rắc rối, tôi thấy nói ra đây không hay bởi chẳng có gì đáng phải lưu ý... Đại loại như: Ai cắt lớp lưới bao túi xách của bà Jone? Và sao bà Sims chỉ mặc áo lông mới toanh một lần rồi bỏ... Đó là những bài học lý thú cho sinh viên khoa nhân văn. Nhưng một câu chuyện tôi còn nhớ mãi mà các bạn cần phải học hỏi, đó là chuyện chồng của đứa cháu gái Mabel đáng thương”.
“Câu chuyện đã mười, mười lăm năm gì đó, may thay đã trôi qua êm xuôi và không ai muốn nhớ lại. Trí nhớ người ta có hạn. Đó là điều mà tôi vẫn cho là vậy”.
Bà Marple dừng lại, nói lầm bầm trong miệng.
“Để coi đếm lại hàng này. Chỗ này đan thưa hơi xấu. Một, hai, ba, bốn, năm rồi tới ba mũi viền tua. Nào tôi vừa kể tới đâu? Tôi đang nói đến chuyện gì vậy? À, về chuyện con bé Mabel tội nghiệp”.
“Con Mabel là cháu tôi. Nó xinh đẹp, phải nói là đẹp thật, có điều như người ta thường nói nó hơi ngớ ngẩn một chút. Mỗi khi gặp chuyện không vừa ý là kể lể. Nó lấy ông Denman lúc hai mươi hai tuổi, cuộc hôn nhân không được hạnh phúc cho lắm. Tôi lo đừng xảy ra chuyện gì bởi tính ông Denman hay nổi cáu... Không phải người biết thông cảm cho con Mabel có nhiều tật xấu... hơn nữa tôi được biết nhà ông ta có tiền sử bệnh tâm thần. Con gái thời đó khó bảo hơn bây giờ, nhưng nói gì nó vẫn vậy. Mabel cương quyết lấy ông ta”.
“Từ lúc có chồng ít khi gặp lại nó. Thỉnh thoảng nó có ghé lại nhà chơi, có lúc mời tôi qua nhà, nhưng mà nói thật tôi không quen ở chỗ lạ nên lấy cớ thoái thác. Lấy nhau được mười năm thì ông Denman chết đột ngột. Hai người không có con, tài sản để lại cho Mabel. Tôi viết thư an ủi Mabel, và khi nhận được trả lời, tôi vỡ lẽ nó không lấy làm buồn vì chuyện đó. Tôi biết chuyện phải vậy thôi bởi hai bên có một thời gian lục đục, cơm chẳng lành canh chẳng ngọt. Tới gần ba tháng sau tôi nhận được thư Mabel, lúc này nó đang suy sụp, nhắn tôi tới thăm. Tình hình thật bi đát vô cùng, chắc khó qua nổi tháng này?”
“Thế là...” bà Marple kể tiếp, “tôi lo thu xếp mọi việc ra đi ngay. Tới nơi nhìn Mabel thật thảm thương. Nhà cửa rộng rãi, đồ đạc đủ tiện nghi. Nhà có người nấu ăn, người hầu, một cô y tá lo chăm sóc ông lão Denman, cha chồng của Mabel, mang chứng bệnh ‘đầu óc không bình thường’. Dù mọi người đối xử tử tế nhưng có lúc ông lão lại giở chứng. Như tôi đã kể, nhà này có tiền sử bệnh thần kinh”.
“Gặp lại Mabel nó thay đổi khác xưa làm tôi hoảng. Nó lăn lộn, tinh thần khủng hoảng đến nỗi không nói cho tôi nghe chuyện gì đã xảy ra. Tôi nghĩ cách sẽ hỏi thăm thử bạn bè còn lui tới đây - như nhà Gallaghers thường được nhắc trong thư. Tôi lấy làm ngạc nhiên khi nghe nó nói dạo này ít gặp họ. Hỏi qua số bạn bè khác cũng trong tình trạng tương tự. Tôi hỏi chuyện gì xảy ra, vì sao nó lại giam mình một chỗ, xa lánh bạn bè. Nghe tới đây nó mới chịu kể ra hết”.
“Không phải lỗi tại con, tại người ta. Quanh đây không ai muốn nói chuyện với con, con đi ra phố gặp ai cũng muốn xa lánh, sợ gặp mặt phải chào hỏi. Tránh như tránh xa bệnh hủi. Khiếp quá, con không chịu nổi, muốn bán nhà qua xứ khác ở. Mà sao con phải bỏ xứ ra đi? Con không có tội tình gì”.
“Nghĩ lại lúc đó tôi còn bối rối hơn bây giờ. Tôi lãnh đan chiếc khăn len quàng cổ cho bà Hay, trong lòng bối rối, đan lỗi hai mũi, mãi về sau mới nhớ ra”.
“Này cháu Mabel”, tôi nói, “con làm ta lo. Nguyên nhân vì sao thế?”
“Chao ơi, lúc còn nhỏ Mabel đã khó ăn nói. Lúc đó tôi phải khó nhọc mới hỏi cho ra chuyện, nó còn kể lại những lời đàm tiếu vớ vẩn của mấy tay ngồi lê đôi mách, những kẻ thích lên mặt dạy đời”.
“Nhờ vậy cô mới hiểu ra”, tôi nói. “Hiện tại người ta đang xầm xì bàn tán chuyện đời tư của con. Và chuyện gì đó con đã rõ, con phải kể cho ta nghe”.
“Xấu xa lắm”. Mabel rên rỉ.
“Dĩ nhiên là phải xấu rồi” tôi nói ra ngay “Chả có chuyện gì khiến ta phải ngạc nhiên. Nào, Mabel con kể đi cứ thẳng thắn, nói ra thiên hạ đã nói gì con?”
Chuyện là như thế này.
“Cũng vì lý do cái chết của Geoffrey Denman quá đột ngột nên thiên hạ mới bàn tán xôn xao. Nói đúng ra... như tôi đã khuyên đứa cháu cứ thẳng thắn nói ra... thiên hạ đang bàn tán chuyện nó đã đầu độc chồng”.
“Nào, mong các bạn hiểu cho, không gì độc địa hơn là miệng lưỡi thiên hạ, và không gì khó khăn hơn tìm cách chống đỡ. Thiên hạ nói xấu sau lưng chuyện đó làm sao chối cãi, tiếng lành đồn xa, tiếng dữ cũng đồn xa, không ai ngăn được. Tôi biết chắc một điều: Mabel không đầu độc để hại ai. Không hiểu sao tinh thần nó suy sụp, không yên y như nó đã phạm một tội ác tày trời”.
“Không có lửa làm sao có khói”, tôi nói “Nào, Mabel con nói hết cho ta nghe làm sao có chuyện đó. Phải có đầu đuôi mới được”.
“Mabel nói năng không ra gì, nhưng chẳng có chuyện gì hết... làm gì có, chẳng qua Geoffrey chết bất đắc kỳ tử. Tối hôm đó ngồi ăn uống bình thường, tới khuya thấy đau dữ dội, chạy đi mời bác sĩ tới nơi được ít phút đã chết. Bác sĩ cho biết có thể nạn nhân ăn trúng nấm độc”.
“Chà”, tôi nói, “chết bất đắc kỳ tử vậy thế nào người ta cũng bàn tán xôn xao, nhưng làm sao không có manh mối. Con có gây gổ hay nói này nọ với Geoffrey lần nào không?”
“Sáng hôm kia cháu có cãi nhau với chồng lúc ăn sáng”.
“Mấy người giúp việc nhà nghe được, phải không?” Tôi hỏi.
“Lúc đó họ đang làm phòng”.
“Không, cháu ơi”, tôi nói, “biết đâu họ đứng gần ngoài cửa”.
“Tôi biết Mabel có tật mỗi lần cáu giận hay la hét om sòm. Còn Geoffrey Denman thì được ông trời ban cho giọng nói như rống mỗi lần tức giận ai”.
“Nhưng con gây gổ chuyện gì?”
“Ôi, chuyện nhỏ. Chuyện thường ngày ở nhà. Chuyện bé xé ra to, vậy là Geoffrey đuối lý rồi đổ ra nói năng tầm bậy. Con phải nói là anh ta đáng ghê tởm”.
“Vậy là bữa đó cãi nhau dữ lắm”. Tôi hỏi.
“Không phải lỗi tại cháu...”
“Này cháu”, tôi nói “Dù lỗi tại ai cũng chẳng sao. Ta không nên kể ra đây. Tại nhà này mọi chuyện riêng tư coi như là chuyện chung. Hai vợ chồng hay kiếm chuyện gây gổ. Mới buổi sáng còn cãi nhau dữ dội, ngay tối hôm đó chồng chết đột ngột, một cái chết khó hiểu. Chỉ có vậy hay còn gì khác?”
“Có chuyện gì khác là sao?” Mabel hỏi vặn lại.
“Ta muốn hỏi như vầy, cháu ơi. Nếu đã lỡ làm chuyện bậy thì vì Chúa đừng nên giấu giếm. Ta muốn tìm cách để giúp cho cháu”.
“Không có chuyện gì và không có ai giúp được cháu”. Mabel kịch liệt bác lại. “Ngoại trừ cái chết”.
“Cháu nên tin có ơn Trên”, tôi nói “Nghe này, Mabel ta biết cháu còn giấu điều gì đó, chưa muốn nói ra”.
“Tôi dư biết, hồi nó còn nhỏ, nó thường không nói ra hết. Phải chờ thật lâu sau nó mới chịu khai. Sáng bữa đó, nó ra ngoài hiệu thuốc mua một ít chất thạch tín. Mua xong phải ký tên vô sổ. Như mọi lần người bán thuốc phải hỏi”.
“Ai là bác sĩ của cháu?” Tôi hỏi.
“Bác sĩ Rawlinson”.
Tôi nhìn thấy qua ông ta một lần. Hôm nọ Mabel chỉ nói nhìn ông ta như một lão già hom hem. Kinh nghiệm cho tôi biết mấy ông bác sĩ thì không bao giờ sai lầm. Mấy ông còn lắm khi tinh tường, cũng có ông thì không được vậy, có lắm khi mấy ông giỏi nhất mà lại không biết bệnh nhân đau ốm ra sao. Chuyện bác sĩ và thuốc men thì tôi không dính dáng tới.
Nghĩ ngợi một hồi tôi chuẩn bị tới thăm bác sĩ Rawlinson. Y như tôi nghĩ trong đầu khi thoạt trông thấy ông... một ông lão dễ nhìn tử tế, mặt mày ngơ ngác, mắt cận thị thấy tội nghiệp, tai nghe hơi lãng, đã vậy tính ông lại hay cáu, dễ bức xúc. Vừa nghe kể vụ Geoffrey Denman ông lên mặt kể ra một lô mấy loại nấm, thứ ăn được, thứ không. Ông hỏi bà nấu ăn, bà thấy có mấy cây nấm “có vẻ lạ” nhưng bên cửa hàng họ giao, chắc ăn được. Thấy lạ bà mới đắn đo có nên đem nấu, bởi nhìn lại thấy khác hơn mọi bữa.
“Phải vậy thôi”, tôi nói “Thoạt nhìn phải nói là hàng tốt, để lâu nó đổi ra màu vàng cam lốm đốm màu tím. Phải thử mới biết”.
“Tôi đoán lúc bác sĩ tới nơi Denman đã cứng họng, gã không chịu nổi nữa nên chết sau mấy phút. Ông bác sĩ hoàn toàn yên tâm làm giấy chứng tử. Có phải cố tình hay vì quá tin tưởng, chuyện đó tôi không dám nói chắc!”
“Trở về nhà tôi hỏi lại Mabel vì sao muốn mua chất thạch tín làm gì”.
“Chắc con đã nghĩ gì trong đầu”. Tôi nói ra ngay.
Mabel khóc òa lên. “Con muốn tự tử”, nó rên rỉ. “Con khổ quá. Con không muốn sống”.
“Cháu còn giữ lại đó không?” Tôi hỏi.
“Không. Con quăng mất rồi!”
“Tôi ngồi một chỗ, đầu óc nghĩ ngợi quay cuồng”.
“Lúc ông ta đau cháu thấy ra sao? Ông có kêu cháu tới không?”
“Không”, con bé lắc đầu. “Ông ta nhấn chuông liên hồi, làm dữ lắm. Một hồi sau bà giúp việc Dorothy mới nghe thấy, kêu bà nấu ăn dậy cùng nhau chạy tới. Nhìn thấy ông, bà Dorothy run lẩy bẩy, miệng nói lảm nhảm, mê sảng. Dặn bà nấu ăn ở lại, bà ta chạy đi gọi con; nghe gọi con chạy theo. Trông mặt mũi ông đau đớn dữ lắm. Không may cho ông, đêm hôm đó người chăm sóc ông lão là bà Brewster bỏ về nhà, không ai biết xoay sở ra sao cứu ông. Con dặn Dorothy đi mời bác sĩ để bà nấu ăn ở lại đây thôi, ở lại được một lúc chịu không nổi con bỏ đi ra, chạy về phòng khóa cửa lại”.
“Con ăn ở vậy sao được”, tôi nói, “thảo nào con ăn ở vậy nên mọi người đối xử tệ với con, con đã thấy chưa. Để bà nấu ăn một mình xoay xở. Đây là một việc làm xấu xa”.
“Sau đó tôi nói chuyện với mấy người giúp việc. Bà nấu ăn muốn nhắc chuyện món nấm, tôi ngăn lại. Đến lượt tôi chất vấn tỉ mỉ, đêm hôm đó tình hình ông chủ ra sao. Đêm đó ông ta đau ghê lắm, không nuốt được nước miếng, nói năng ngọng nghịu, nói tiếng được tiếng không; như người mê sảng, lảm nhảm trong miệng - như một người thất thần?”
“Nghe ông nói nhảm ra sao?” Tôi hỏi dò.
“Nghe như là món cá, phải vậy không?” Bà nhìn qua người kế bên.
Dorothy gật đầu.
“Cả một mớ cá”, bà kể. “Nói lảm nhảm thế đó. Thấy ông như người mất hồn, tội nghiệp”.
“Nghe qua chẳng hiểu đầu đuôi gì hết. Chỉ còn một nơi có thể xoay sở, tôi sực nhớ bà Brewster, gầy ốm, đã năm mươi”.
“Rủi ro cho ông ấy đêm hôm đó tôi phải về nhà”, bà kể, “chẳng ai làm gì được để giúp ông cho đến khi bác sĩ tới”.
“Có thể ông mê sảng” tôi nói “Triệu chứng trúng độc, đúng không?”
“Cũng có thể”. Brewster nói.
“Tôi hỏi lại bà thấy ông lão Denman lúc này tình trạng có khá hơn không”.
Bà lắc đầu.
“Thấy ông đau dữ lắm”. Bà nói.
“Yếu lắm hở?”
“Ôi không, bề ngoài ông còn khỏe... chỉ có mắt kém. Không nhìn thấy được nữa. Coi vậy chứ ông còn sống lâu hơn nữa, chỉ có điều trí óc không còn sáng suốt. Tôi cho hai vợ chồng cậu Denman biết nên đưa ông về viện tâm thần, nhưng cô Denman không chịu nghe”.
“Tôi muốn nói với bà ấy Mabel là một người tốt bụng”.
“Vâng, nhưng có một chuyện thế này. Tôi nghĩ đi nghĩ lại, chỉ còn mỗi một cách. Cũng vì thiên hạ xầm xì bàn tán... chỉ còn cách xin phép được khai quật tử thi khám nghiệm, may ra tình hình mới hoàn toàn lắng dịu. Mabel phản đối kịch liệt... không được động đến người chết đã nằm xuống yên nghỉ vân vân và vân vân. Nhưng tôi đã quyết phải làm”.
“Tôi không nói dài dòng. Được phép các chuyên gia cho tiến hành khám nghiệm tử khi, kết quả cho thấy không như tin đồn. Không tìm thấy đấu vết chất độc thạch tín dù sử dụng hết cách. Kết luận sau cùng biên bản ghi là không tìm ra nguyên nhân cái chết của nạn nhân”.
“Vậy là, như các bạn đã biết, không giải quyết được vấn đề. Thiên hạ bàn tán là còn một loại chất độc chưa thể phát hiện được và thêu dệt thêm những điều nhảm nhí. Tôi tìm đến một nhà chuyên môn bệnh lý học đặt vấn đề, dù không muốn trả lời hết các thắc mắc nêu ra nhưng tôi biết được một điều do chính ông nói ra, rất có thể cái chết của nạn nhân, theo ông, không phải do ăn món nấm. Tôi chợt nảy ra một ý hỏi ông vậy thì có thể nạn nhân chết do một loại chất độc nào khác không. Ông giải thích dài dòng lắm, tuy không hiểu hết nhưng đại ý như vầy: cái chết của nạn nhân có thể do ngộ độc thực vật cực mạnh”.
“Tôi lại nghĩ khác: Giả sử Geoffrey Denman trước đây có máu tâm thần biết đâu ông tìm cách muốn tự tử thì sao? Lúc còn sinh viên ông có theo học ngành y hẳn ông phải biết nhiều thứ thuốc độc lợi hại như thế nào”.
“Tôi cho là chưa hẳn vậy nhưng suy nghĩ của tôi chỉ tới đó. Và không thể đi xa hơn nữa, thật tình mà nói. Chuyện tôi kể ra đây e rằng các bạn trẻ sẽ cười cho. Nhưng mà hễ gặp khi bối rối tôi thường hay cầu nguyện - bất cứ ở đâu, dù đang đi ngoài đường hay đang ở trong gian hàng bách hóa. Và câu trả lời đến ngay sau đó. Có thể đó là một chuyện nhỏ không ăn nhập gì với chuyện ta đang bàn, nhưng mà có thật. Lúc còn con gái, tôi treo trên đầu giường câu khẩu hiệu ‘cứ hỏi tức khắc sẽ được trả lời’. Sáng hôm đó lúc đi dạo trên phố tôi cầu nguyện dữ lắm. Nhắm mắt lại một hồi, khi mở ra các bạn biết tôi nhìn thấy gì trước tiên?”
Năm gương mặt mỗi người một vẻ cùng nhìn về phía bà Marple. Phải nói là không ai đoán ra được cho chính xác.
“Tôi nhìn thấy”, bà Marple xúc động nói, “trên cửa sổ nhà người bán hàng cá, có treo một món đó là một con cá vược còn tươi rói”.
Tôi hân hoan nhìn quanh.
“Chà, lạy Chúa!” Raymond West lên tiếng. “Câu trả lời cho ước nguyện... một con cá vược còn tươi!”
“Đúng thế, Raymond”. Bà Marple nghiêm giọng nói.
“Tôi thấy không có gì là phạm thượng. Bàn tay của Chúa có ở khắp nơi. Vật mà tôi nhìn ra trước tiên là một dấu chấm đen... dấu tay của thánh Pierre. Y như là chuyện hoang đường phải không các bạn, dấu tay ông thánh Pierre. Ý nghĩ đó theo tôi về tới nhà. Tôi cần có đức tin, đức tin chân chính là thánh Pierre. Hai thứ liên kết với nhau, đức tin... và loài cá”.
Ngài Henry vội hỉ mũi. Joyce bặm môi.
“Vâng mấy thứ đó đã giúp tôi nghĩ gì? Tất nhiên là cả bà giúp việc và người nấu ăn nhắc lại món cá là câu nói nạn nhân muốn trăng trối lúc đang hấp hối. Tôi hiểu ngay phải tìm lời giải cho cái bí ẩn trong mấy chữ đó. Tôi trở về nhà quyết tâm tìm cho ra lẽ”.
Câu chuyện tới đó dừng lại.
“Đã có lần nào các bạn gặp...” bà nói tiếp nốt câu chuyện, “... một trường hợp người ta thường nhắc tới là cảnh quan môi trường? Có một nơi gọi là Grey Wethers trên cao nguyên Dartmoor. Nếu gặp được một người nông dân, bạn nhắc hai chữ Grey Wethers, ông ta hiểu ngay bạn ám chỉ những vòng tròn bằng đá, có nghĩa bạn muốn đề cập không gian tại nơi đó, cũng tương tự như vừa kể, khi một người lạ bất chợt nghe lỏm được câu chuyện, ông ta lại hiểu là bạn muốn đề cập tới chuyện thời tiết. Cho nên khi muốn lặp lại một câu chuyện, theo thông lệ các bạn không nên lặp lại cùng một tên gọi, mà phải đặt một cái tên khác cũng gợi lên một ý như bạn muốn nói”.
“Tôi đến nơi gặp riêng từng người một. Trước tiên, tôi hỏi bà nấu ăn phải bà đã nghe ông chủ nhắc tới chuyện một mớ cá. Bà nói ngay là có nghe”.
“Có đúng ông nói vậy không?” Tôi hỏi lại, “hay ông muốn nói một thứ cá nào đó?”
“Đúng mà”, bà nấu ăn nói, “một thứ cá đặc biệt, tôi không nhớ là cá gì. Một mớ... mớ gì nhỉ? Không phải thứ cá dọn ra bàn. Có phải cá chép... hay là một giống cá măng? Không, nó không bắt đầu là chữ ‘B’.”
“Dorothy còn nhớ ông chủ nhắc tới một thứ cá gì đó. Một thứ cá ngoại nhập thì phải”.
“Một mớ, chà, mớ gì đây”.
“Cố nhớ đi, nghe ông nói một mớ hay là một đống?” Tôi hỏi lại.
“Một đống thì phải. Nhưng mà không chắc gì... khó mà nhớ ông nói đúng tên, phải vậy không bà, bởi lúc đó ông nói chẳng ra đầu đuôi. Có thể tôi nhớ ra, ông nói một đống và một thứ cá tên gọi chữ ‘C’ đứng đầu, chẳng lẽ là cod (cá thu) hay là crayilsh (tôm hùm)”.
“Tới đây có thể là tôi đã hiểu ra”, bà Marple nói, “bởi lẽ, tôi thì không rành chuyện thuốc men... mấy thứ đó thật đáng sợ. Bà nội tôi còn để lại một toa thuốc xưa dùng cây ngải cúc chế ra một món thuốc còn độc hơn thuốc bây giờ. Tôi nhớ trong nhà còn để lại nhiều sách thuốc, mỗi cuốn ghi từng danh mục thuốc. Các bạn biết không, tôi sực nhớ ông chủ nhớ được một thứ thuốc độc, nên ông ráng kể lại tên thuốc một lần cuối”.
“Vậy là tôi lục tìm theo thứ tự tới vần ‘H’, bắt đầu bằng chữ ‘He’, không thấy nói tên thuốc độc, phải tra tới vần ‘P’, tìm ra ngay... các bạn có thể đoán được chứ?”
Bà nhìn quanh mọi người, gác lại niềm vui trong phút chốc.
“‘Pilocarpine’ (cây phương hương). Các bạn thử mường tượng một người lúc đau ốm ráng nói ra cho đúng chữ nào? Bà nấu ăn nghe qua chẳng hiểu nó là cái chữ gì. Có thể đọc trại ra thành chữ ‘Pile of carp’ (một mớ cá chép)?”
“Tất nhiên!” Ngài Henry lên tiếng.
“Tôi thì không nghĩ ra có chuyện đó”. Ngài mục sư Pender nói.
“Thật là lý thú”, ông luật sư Petherick nói, “phải nói thật là thú vị”.
“Tôi lật nhanh qua tới trang ghi trong bảng mục lục, đọc tới chữ ‘Pilocarpine’, ghi rõ đây là thảo dược dùng trị đau mắt, không nói gì về trường hợp nạn nhân bị trúng độc. Sau cùng đọc tới dòng cuối ghi: được dùng làm thuốc giải độc trong trường hợp trúng độc atropine (nhựa cây cà độc dược)”.
“Tôi không thể kể ra đây các bạn nghe vì sao lúc đó đầu óc tôi sáng ra. Tôi không nghĩ Geoffrey Denman muốn tự tử. Không, một cách giải quyết không thể chấp nhận được, nhưng là cách suy nghĩ nạn nhân muốn chọn lựa, bởi mọi chứng cứ đầu đuôi khớp với lôgic”.
“Tôi không muốn đoán già đoán non làm gì”, Raymond nói “Dì Jane cứ kể tiếp tới chỗ làm sao được sáng trí ra”.
“Chuyện thuốc men tôi không rành”, bà Marple nói “Tình cờ tôi biết được lúc tôi bị đau mắt, bác sĩ cho thuốc pha chế thêm atropine sulfate. Tôi đi ngay lên phòng ông lão Denman. Tôi không muốn dài dòng”.
“Này ông Denman”, tôi lên tiếng, “tôi biết hết mọi chuyện. Sao ông nỡ giết con trai ông?”
“Lão nhìn tôi một hồi... tôi thấy ông lão rất đẹp lão, chợt ông phá ra cười. Tôi chưa từng nghe thấy ai cười lạ tai đến vậy, cả người tôi muốn nổi da gà. Trước đây tôi cũng từng được nghe giọng cười như thế này một lần, lúc bà Jones trong tình trạng bị mất trí”.
“Vâng”, lão nói, “tôi muốn trả thù Geollrey. Tôi biết tỏng hắn mà, hắn muốn đưa tôi vào nhà thương điên, phải không? Chả lẽ tôi phải vô nhà an trí? Tôi nghe bọn chúng tranh cãi với nhau. Mabel tốt bụng... Mabel muốn bênh vực tôi nhưng không thể làm trái ý Geolfrey được. Hắn luôn luôn làm theo ý mình. Tôi muốn thanh toán nó, đứa con thân yêu! Ha ha! Đêm hôm tôi lần mò xuống, cả nhà yên tĩnh. Bà Brewster về nhà, đứa con thân yêu đã lên giường ngủ, có một ly nước để trên đầu giường, bởi vì hắn có tật hay thức giấc nửa đêm uống hết một ly nước. Tôi đổ hết ly nước... ha ha... châm đầy trở lại với nước thuốc nhỏ mắt; lúc thức giấc hắn nốc một hơi không cần biết là thứ nước gì. Chỉ cần uống một muỗng thuốc... bấy nhiêu là đủ chết, đủ chết. Y như rằng hắn nốc hết một hơi! Sáng sớm mấy người giúp việc chạy tới cho tôi hay, lo sợ tôi có bề gì không. Ha! Ha! Ha! Ha! Ha!”
“Đấy”, bà Marple nói, “câu chuyện tới đó hết. Dĩ nhiên phải đưa lão ấy vô nhà an trí, và lão không chịu trách nhiệm hành vi tội ác do lão gây ra. Tuy nhiên, sự thật đã được ông lão khai nên mọi người thông cảm cho Mabel, nhưng không thể nào bù đắp lại những thiệt hại về mặt tinh thần cho nó. Bị người đời nghi oan là thủ phạm. Nhưng nếu không phải do Geolfrey biết là hắn vừa uống vô thứ nước gì nên gọi người nhà tìm thuốc giải độc ngay, thì câu chuyện sẽ không bao giờ được biết đến. Theo tôi hiểu nạn nhân trúng độc chất atropine... làm cho con ngươi bị giãn nở, như tôi đã kể, bác sĩ Rawlinson mắt kém nhìn ông thật khốn khổ. Cùng một cuốn sách thuốc đó tôi đọc tiếp tới đoạn... phải nói là có vài đoạn đáng chú ý - triệu chứng ngộ độc vi khuẩn và atropine không khác gì mấy. Tôi dám nói là chưa bao giờ nhìn thấy một đống cá vược mà không liên tưởng tới dấu tay của Thánh Pierre”.
Câu chuyện tới đây dừng lại một hồi lâu.
“Này bà bạn”, luật sư Petherick nói, “bà bạn thân mến, bà làm mọi người kinh ngạc đấy”.
“Tôi sẽ mời mật thám sở Scotland Yard tới đây để nhờ cô chỉ giáo”. Ngài Henry nói.
“Nói cho hết luôn đi, dì Jane”. Raymond lên tiếng. “Có một điều dì chưa biết”.
“À, phải, ta biết chứ!” Bà Marple nói tiếp. “Chuyện đó xảy ra trước bữa ăn, đúng không? Lúc đó cháu sẽ đưa nàng Joyce ra ngoài nhìn mặt trời lặn. Nơi đó thật đẹp đấy. Có gốc hoa lài thơm ngát. Tại nơi này anh chàng bán sữa đã cầu hôn Annie đấy”.
“Thôi nào, dì Jane”, Raymond nói, “đừng cười nhạo chuyện yêu đương. Giữa cháu và Joyce khác với chuyện anh chàng bán sữa với Annie”.
“Cháu đã phạm một sai lầm đó”, bà Marple nói “Mỗi người đều như nhau cả, rất giống. Cũng may người ta không nhận ra được đó thôi”.