Tổng Hợp & Biên Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh & Diệu Ngộ Mỹ Thanh
Bảo Vệ Gia Đình Khỏi Bị Đỗ Vỡ
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

     hích Nht Hnh, mt v Thin sư, nhà thơ ni tiếng.  Ông cũng là người sáng lp phong trào Pht giáo Dn Thân (The Engaged Buddhist Movement).  Là tác gi ca hơn bn mươi đu sách, Thin sư thường có mặt ti các trung tâm tu tp Pháp và M. Quyn sách gn đây nht ca Thin sư Thích Nht Hnh có ta đ: Thế Giới Của Chúng ta: Quan Điểm của Phật giáo về Sinh Thái và Hòa Bình.

***

 

Pháp thoại của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh  ở Làng Mai, Pháp, vào ngày 2 Tháng 8, 1998

 

 

***

Có một con sư tử mẹ đang đi kiếm ăn.  Nó sắp làm mẹ.  Buổi sáng đó nó chạy đuổi theo một chú nai.  Chú nai con chạy thật nhanh dầu sức yếu.  Sư tử mẹ dầu mạnh, nhưng đang mang thai, nên khá chậm chạp.
Sư tử mẹ chạy sau chú nai con rất lâu, khoảng 15 phút, mà vẫn chưa bắt kịp.  Sau đó chúng tới một rãnh sâu.  Chú nai lẹ làng nhảy qua rãnh, sang bờ bên kia.  Sư tử mẹ rất bực tức vì không bắt kịp con mồi, và vì nó đang cần thức ăn cho cả nó và đứa con trong bụng.  Vì thế, nó cố hềt sức để nhảy qua cái rãnh sâu. Nhưng tai họa đã xảy ra, sư tử mẹ đã sẩy đứa con khi cố nhảy qua rãnh.  Dầu qua được bờ bên kia, nhưng sư tử mẹ biết rằng mình đã đánh mất đứa con mà nó đã chờ đợi từ bao lâu, đã yêu thương hết lòng, chỉ vì một phút vô tâm của mình.  Nó đã quên rằng nó đang mang một bào thai trong người, và nó cần phải hết sức cẩn trọng.  Chỉ một phút lơ đễnh, nó đã không giữ được đứa con của mình.
Qua được bờ bên kia, nhưng sư tử mẹ không còn màng đến điều gì nữa.  Nó không còn muốn chạy đuổi theo con nai nữa.  Không muốn cả ăn hay uống.  Sư tử mẹ nghĩ rằng mình không đáng sống nữa.  Sư tử mẹ chỉ còn biết đứng bên rãnh sâu mà khóc.  Đó là một trong những câu chuyện đã được Đức Phật kể trong kinh.
Trở về hang, sư tử mẹ rất buốn.  Cả tuần nó chẳng muốn ăn uống gì, vì trong lòng quá đau buồn.  Đứa con là lý do để nó sống, thì làm sao nó có thể hạnh phúc khi đã mất con?
Nhưng với thời gian, sư tử mẹ cũng nguôi ngoa.  Nó lại bắt đầu đi săn, cho chính mình vì nó cũng đói.  Giờ nó có thể chạy nhanh hơn vì không còn phải mang bào thai trong bụng, nên việc bắt mồi cũng đơn giản đối với nó.  Cho đến  một ngày kia, khi đang đi trong rừng, nó bắt gặp một chú sư tử con đang leo cây, với một bầy khỉ.  Chú sư tử nhỏ leo cây cũng giỏi như bầy khỉ.
Sư tử mẹ suy nghĩ, “Đây đúng là đứa con mà mình nghĩ nó đã chết.  Nhưng nhìn kià!  Nó vẫn còn sống”.  Và đó là sự thật.  Khi sư tử mẹ sinh rớt con xuống rãnh sâu, có một con khỉ to ở trên cây đã nhìn thấy hết.  Nó nhảy xuống rãnh và đem chú sư tử con về nuôi.  Nhờ sữa khỉ mà sư tử con lớn lên.  Nó cũng học trèo cây,  học ăn trái cây.  Thay vì rống như sư tử, nó học kêu chkk-chkk-chkk-chkk như khỉ, và nó đã sống, chơi đùa với bầy khỉ rất hạnh phúc.  Khỉ mẹ cũng yêu chú sư tử con giống như khỉ con của mình.  Khỉ con và sư tử con chơi với nhau nhu anh em, không có sự phân biệt gì giữa chúng.  Sư tử con cũng không nghĩ mình là sư tử, chứ không phải là khỉ.
Ngày đó, sư tử mẹ nhìn thấy con trên cây với bầy khỉ, nó suy nghĩ, “Con ta vẫn còn sống, nhưng giờ nó đã quen sống như một con khỉ”.  Vì thế, sư tử mẹ không nói gì.  Nó hoạch định cách để đem chú sư tử con trở lại nhà.
Vì thế, sư tử mẹ chờ một ngày khi bầy khỉ không có ở nhà, nó đã đến bên chú sư tử con và nói, “Con không biết mình là sư tử sao?  Không biết ta là mẹ con sao?”  Sư tử con trã lời, “Bà không phải là mẹ tôi.  Mẹ tôi không giống bà.  Mẹ cho tôi sữa, mẹ ôm tôi trong vòng tay, bồng tôi lên cây.  Vậy sao bà dám bảo là mẹ tôi.  Tôi rất ghét bà!”
Sư tử mẹ biết rằng mình đã phạm sai lầm –nó đã nói không khéo léo.  Đáng lý nó không được nói thẳng như vậy, nó phải nói khéo hơn.  Vì thế, nó quay đi, và suy nghĩ: “Ta phải tìm cách làm quen với con ta, để đem nó về nhà, để hai mẹ con có thể sống trong tình thương yêu?”
Sư tử mẹ chờ đợi thêm 15 ngày nữa, rồi khi thấy sư tử con đang chơi một mình, sư tử mẹ đến bên, nói bằng giọng rất lễ phép, “Con ơi, hôm nay con vui vẻ không?  Ta rất vui được gặp lại con.  Ta xin lỗi rằng hôm nọ đã nhầm tưởng con là con ta, nhưng ta đã sai.  Con là một chú khỉ con rất dễ thương, ta muốn được kết bạn, muốn chơi đùa với con”,
Sư tử con nghe vậy, nó rất vừa lòng, nên nói, “Được, tôi vui lòng làm bạn với bà.  Nhưng với một điều kiện -đừng bao giờ gọi tôi là sư tử con.  Tôi là khỉ, và bà phải gọi tôi như thế”.
Nhờ lời nói nhẹ nhàng, khéo léo, sư tử mẹ được làm bạn với sư tử con.  Chúng chơi với nhau một lúc, rồi sư tử mẹ nói: “Thôi được rồi, giờ ta chia tay, ta sẽ trở lại chơi với con lúc khác nhé”.  Sư tử con rất vừa lòng, nó nghĩ: “Bà sư tử này rất lễ phép, không ép ta phải làm điều gì, chơi với bà cũng vui”.
Rồi một ngày kia sư tử mẹ rủ sư tử con đi chơi xa, thật xa, vì chúng đã bắt đầu thân nhau.  Sư tử mẹ đã rất kiên nhẫn, vì nó biết rằng, nếu không kiên nhẫn, sẽ không có cách gì để mang sư tử con trở về nhà, trong gia đình, để gặp lại sư tử cha, và cộng đồng sư tử. 
Rồi chúng đến bên một dòng nước.  Sư tử mẹ nói, “Này con, hãy đến uống nước đi, ta rất khát”.  Khi cùng uống nước, bóng của chúng in xuống dòng nước rất rõ ràng.  Bỗng nhiên sư tử mẹ nghĩ ra một điều gì, nó nói: “Thôi đừng uống nữa, hãy soi bóng xuống dưới nước chơi đi”.
Khi sư tử mẹ nhìn xuống dòng nước, nó tự thấy mình.  Nhưng khi sư tử con nhìn xuống, nó thấy một chú sư tử con.  Nó không thấy con khỉ.  Nó chưa bao giờ soi mình dưới nước trước đó.  Nó không biết đó là ai.  Khi nhìn lên nó thấy một con sư tử,  nhưng khi nhìn xuống nước, nó thấy hai, một sư tử mẹ và một sư tử con.  Sư tử con bắt đầu nghi ngờ việc nó là khỉ.  Nó suy nghĩ, “Có thể ta không phải là khỉ”.
Khi sư tử mẹ thấy rằng sư tử con đã bắt đầu nhận ra mình là sư tử, nên nó nghĩ rằng con mình đã chuyển đổi.  Vì thế sư tử mẹ rống lên, dồn sức vào hai chân sau để nhảy qua bờ bên kia.  Sư tử con cũng làm giống như thế, nó đã rống lên như một con sư tử.  Đó là lần đầu tiên nó không kêu như khỉ.  Nó nhày sang bờ bên kia như mẹ nó, và giờ thì nó biết rằng nó là một chú sư tử con.  Sau đó sư tử mẹ đi trước, sư tử con theo sau, cả hai đi trở về hang động của sư tử. 
Chúng ta cần nhớ đây là câu chuyện Đức Phật đã kể với các đệ tử của Ngài.
Sư tử mẹ đã biết làm thế nào để thở, và sư tử con cũng biết làm thế nào để thở.  Vì thế từ đó sư tử mẹ bắt đầu dạy cho sư tử con cách cư xử của sư tử: đi như thế nào, đứng như thế nào, nằm, ngồi, nói năng, rống như thế nào cho giống như một con sư tử.  Sư tử con học hỏi rất nhanh, nó có thể làm được tất cả những gì mẹ nó đã dạy trong ba tuần.  Giống nhu 21 ngày trong một khóa tu.  Chúng ta cũng có thể học hỏi tất cả mọi thứ trong 21 ngày đó.
 Sau khi chú sư tử con đã trưởng thành và trở thành một chú sư tử thực sự, nó bèn nói với sư tử mẹ, “Con biết con không phải là khỉ.  Nhưng con vẫn yêu gia đình khỉ.  Con biết rằng nếu không có họ, con đã chết.  Con vẫn thương mẹ khỉ, thương anh chị em khỉ, nên mẹ hãy cho con về thăm họ, thăm mẹ khỉ đã nuôi con lớn”.
 Đức Phật dạy rằng tất cả chúng ta đều có huyết thống tốt đẹp.  Chúng ta có khả năng hưởng hạnh phúc, tự do, vững chải.  Nhưng vì ta sống trong một xã hội không phù hợp với sự phát triển của chúng ta, nên ta quên rằng mình có thể sống hạnh phúc như những người tự do, vững chải.  Chúng ta có thể ngồi bệ vệ như một con sư tử, mà không phải sợ sệt bất cứ điều gì.  Chúng ta có thể đi, đứng, nằm ngồi như một người Giác Ngộ, và trong quá trình đó có thể được rất nhiều hạnh phúc.  Nhưng chúng ta được rèn luyện để sống khác đi.  Vì thế khi ăn điểm tâm, chúng ta không biết phải ăn thế nào.  Chúng ta ăn mà không có tự do, tự tại.  Khi rót sữa vào chén, chúng ta lại nghĩ đến điều gì đó.  Chúng ta để cho nỗi buồn giận, lo âu chiếm cứ tâm hồn. Chúng ta không có khả năng có mặt ngay khi ta rót sữa ra chén như một người tự do.  Khi ăn một miếng bánh mì, hay chấm bánh mì vào sữa, chúng ta không ý thức mình đang làm việc đó, vì chúng ta không biết có mặt trong hiện tại.  Bánh ngon, sữa cũng ngon, nhưng ta ăn như thể chúng chẳng ngon lành gì.
Hãy thử quán sát xem người ta dùng điểm tâm trong thành phố này như thế nào.  Họ ăn vội vã làm sao.  Ăn như kẻ cướp, kẻ cướp dĩ nhiên sẽ không có thì giờ để ngồi xuống ăn, và nhìn người đối diện.  Họ không nhìn thấy ai ở quanh mình.  Họ củng không nhìn thấy món ăn, vì trong đầu họ toàn là những âu lo, buồn rầu, sân hận.  Đôi khi chúng ta cũng sân hận đến nỗi ta cầm tờ báo lên trước mặt lúc dùng điểm tâm, để không phải nhìn thấy người chung quanh.  Chúng ta đã nhìn thấy họ đủ rồi, và không muốn thấy nữa, nên ta che mặt bằng tờ báo.  Điều đó có nghĩa là bữa điểm tâm lại có thêm một nguyên liệu không cần thiết, đó là tờ báo.  Tại sao ta cần đọc báo khi đang ăn điểm tâm?  Chúng ta sẽ không ăn được đàng hoàng, không nhìn người thân rõ ràng trước khi mỗi người chia tay đi mỗi hướng.  Buổi sáng là cơ hội để ngồi lại với nhau và nhìn nhau.  Lý ra ta phải rất hạnh phúc, vì có thể dừng lại và nhìn nhau, nhưng ta không làm thế, để rồi cả ngày chúng ta chạy đi làm việc này, việc kia, giống như đang ở trong mộng.
Tôi nhớ lại có lần ở New York, tôi đang dùng điểm tâm thì có người mang đến cho tôi tờ báo -tờ Thời báo New York Chủ nhật.  Nó nặng đến gần 2 kilo.  Làm sao bạn có thể vừa ăn điểm tâm, vừa đọc được tờ báo nặng 2 kilo?  Tại sao ta cần đến 2 kilo giấy? Người ta cần phải đốn bao nhiêu cây rừng để làm một tờ báo như thế? Nhiều người mua báo mà đâu có đọc, họ chỉ nhìn lướt qua một chút, hay chỉ dùng nó để che mặt khi họ không muốn nhìn người đối diện.  Bạn có biết họ quảng cáo thế nào về tờ Thời báo New York không?  Họ bảo, “Bạn không cần phải đọc tất cả, nhưng biết rằng có nó ở đó là tốt rồi”.  Đó là cách họ quảng cáo, để nếu ta không mua báo, ta cảm thấy thiếu thốn, sợ rằng người ta biết điều gì trong báo mà mình thì không, nên bắt buộc mình phải mua nó.
Cuộc sống của chúng ta ở New York  không phải là cuộc sống cúa một người hạnh phúc, một người tự do, một người vững chải. Vì thế, chúng ta phải thực tập sống như một người vững chải, một người tự do. 
Vì lỗi lầm của người cha hay mẹ, hay ông bà, chúng ta quên cội nguồn, quê hương  nơi chúng ta đến từ đó.  Chúng ta quên tổ tiên của ta là Đức Phật, là các vị Bồ tát, những người có khả năng để sống hạnh phúc, vững chãi, và tự do.  Nên chúng ta chạy lòng vòng, và tự đắm mình trong khổ đau.  Đức Phật và các vị Bồ tát đã thể hiện giống như những con sư tử mẹ, đi tìm đàn con đã lạc lối.  Chư Phật và các vị Bồ tát với tấm lòng đầy kiên nhẫn, và tất cả chúng ta như là những chú sư tử con đã lạc đường về. Chúng ta cần phải khéo léo, thông minh, mới có thể tìm được đường trở về nhà.  Chúng ta cũng có khả năng được hạnh phúc, an lạc, tự do, vậy mà trong cuộc sống, chúng ta khổ đau, chúng ta chìm đắm.  Do gánh nặng của khổ đau, chúng ta làm cho người quanh ta cũng không hạnh phúc.  Giờ, ta phải trở về với cha mẹ ruột của mình, học đi, học đứng, học ngồi, học nằm trở lại, học nói, học lắng nghe trở lại, để có thể làm sống lại cung cách của một con sư tử thật sự.  Dầu đã lạc lối, chúng ta cũng không biết học hỏi kinh nghiệm, hay ta đã quên con đường, quên những tập quán, quên cuộc sống có thể mang đến cho ta yếu tố hạnh phúc mà chúng ta cần được hưởng.
Nếu là người Do Thái, tổ tiển của chúng ta là các vị giáo sĩ Abraham và các vương nữ như Sarah, Rebecca và Ruth.  Tổ tiên chúng ta có những giới luật riêng của họ, và qua những giới luật này, họ có thể duy trì hạnh phúc và vững chải trong xã hội của họ.  Nhưng vì một số lỗi lầm, một số bất cẩn của cha mẹ hay tổ tiên chúng ta, mà chúng ta quên đi cội nguồn, và chúng ta đã lang thang cùng trời cuối đất mà không nhớ đến cội nguồn, vì thế ta phải khổ đau.
Tổ tiên của chúng ta cũng có thể là Jesus Christ, và qua nhiều thế hệ đã tuân theo văn hóa và những lời dạy tinh thần của chúa Jesus Christ.  Họ đã hạnh phúc vì điều này.  Họ đã biết thương yêu là như thế nào, nương tựa vào nhau là nhờ các giáo lý này.  Nhưng vì lỗi lầm của một vài thế hệ, sai lạc của nhà thờ, chúng ta đã bỏ các giáo đoàn.  Chúng ta đã hận thù giáo đoàn của mình, và đi tìm một con đường tâm linh khác.  Chúng ta đi tìm Phật giáo, đi tìm Ấn Độ giáo, và chúng ta nghĩ là hạnh phúc không thể có trong cội rễ Thiên Chúa Giáo.
Có lẽ vì chúng ta là người Việt Nam, và vì những bất hạnh lớn, vì những lỗi lầm của các vị lãnh đạo, chúng ta phải từ bỏ quê hương, đi tìm một cuộc sống xa lạ đối với chúng ta, phải học đi, đứng, nghĩ suy, và hành động không giống như cách sống của tổ tiên chúng ta. Và chúng ta đã mang khổ đau, dằn dặt đến cho tâm hồn, cho thân xác chúng ta, khi chúng ta rời bỏ quê hương.  Chúng ta không biết mình có những cội nguồn này.  Chúng ta nghĩ rằng mình thuộc dòng giống khác, và chúng ta nghĩ rằng mình sẽ không trở về lại với cội nguồn.
Chúng ta là hoa sen với hương sắc diệu kỳ, nhưng chúng ta đã đánh mất hương sắc của hoa sen, chúng ta không nhận ra mùi hương của hoa sen là mùi hương của chúng ta.  Ta đi mua nước hoa để thoa lên người, và cho rằng đó là mùi hoa của chúng ta, và trong quá trình trôi lăn như thế chúng ta đã học được bao điều tiêu cực trong xã hội mà chúng ta mới du nhập đến.  Xã hội đó cũng có những điều tốt đẹp.  Chúng có mặt trong môi trường mới này, nhưng để biết được những điều tốt đẹp này trong xã hội mới, chúng ta cần có người dìu dắt.  Văn hóa Mỹ có nhiều khía cạnh tốt đẹp, tuyệt vời, mà chúng ta có thể học hỏi, hàm ân và sử dụng, giống như chú sư tử con có thể học được những điều mới lạ từ gia đình khỉ kia.  Nhưng vì chúng ta không có người dìu dắt, hướng dẫn, chúng ta để cho những rác rưởi của xã hội phương Tây mà ta đang sống ở đó, trùm phủ chúng ta.  Chúng ta không chọn lựa những châu báu của xã hội phương Tây, mà chúng ta chỉ nhận lấy rác rưởi của xã hội phương Tây để đeo lên người.  Những đớn đau, bất hạnh của việc sử dụng ma túy, của tình dục bừa bải, là những rác rưởi của văn hóa phương Tây.  Khi ta bỏ những thứ đó vào đầu, vào lòng ta, thì thân tâm ta sẽ khổ đau, và ta sẽ khiến cha mẹ ta khổ đau, tổ tiên ta khổ đau.
Chúng ta không biết rằng có châu báu, có những gía trị trong xã hội phương Tây mà ta có thể học hỏi để làm giàu thêm cho văn hóa của bản thân.  Ta cần biết rằng trong văn hóa của chính mình, trong văn hóa Việt Nam, cũng có châu báo, và chúng ta phải gom góp chúng lại, học hỏi, vì chúng ta đến từ văn hóa đó, đó là nền tảng của chúng ta.  Nhưng vì chúng ta giận hờn cha mẹ, chúng ta không thể nói chuyện, trao đổi với họ.  Do đó cha mẹ chúng ta không thể chuyển giao  cho chúng ta châu báo, những tinh hoa của truyền thống, phong tục cổ truyền.
Nếu cha mẹ không thể nói chuyện với con cái họ, làm sao họ có thể chuyển giao cho chúng những giá trị và đức hạnh đã được trao lại từ truyền thống qua bao thế hệ?  Nhưng giữa thế hệ của những người trẻ và người lớn tuổi có hố phân cách lớn.  Một trong những lý do là thế hệ của người lớn quá bận rộn, họ có quá nhiều công việc, và thế hệ tuổi trẻ cũng bận rộn không kém.  Cả ngày cha mẹ đều bận rộn, cả ngày con cái cũng bận rộn, buổi tối khi họ trở về nhà, tất cả ai cũng đều mệt mỏi, và họ dễ quạu; bực bội phát sinh do họ mệt mỏi.  Không có bên nào biết làm sao để  lắng nghe sâu lắng, làm sao để nói những lời yêu thương, hòa hợp.  Do đó, khoảng cách giữa hai thế hệ càng ngày càng lớn rộng, và thế hệ tuổi trẻ cảm thấy đau khổ, thế hệ người lớn cũng cảm thấy đau đớn không kém.  Cuối cùng thế hệ tuổi trẻ không còn có thể nhìn thế hệ người lớn,  và cha mẹ không thể nhìn con cái họ, vì cả hai bên đều quá đau khổ vì nhau.  Chúng ta chưa thể tiếp nhận cách sống từ văn hóa dân tộc, văn hóa tâm linh, và do đó chúng ta không biết nghệ thuật sống.  Và trong sự quên lãng này, trong sự vụng về, dại khờ này, chúng ta gây ra lỗi lầm, giống như khi con sư tử mẹ phóng sang bên bờ rãnh sâu, trong một phút lãng quên đã làm sẩy con  xuống hố sâu.
Đã có bao nhiêu bà mẹ, ông cha đau khổ vì đánh mất con mình?  Tại sao họ mất con?  Vì họ đã vô tâm, vì họ vụng về.  Điều này không chỉ đúng cho cha mẹ người Việt Nam, mà cũng đúng cho các bậc cha mẹ người Tây phương.  Vì có quá nhiều cha mẹ người Tây phương quá bận rộn, họ không có chánh niệm, họ vụng về, do đó, họ cũng đã đánh mất con cái mình.  Dầu họ không có cùng văn hóa như người Việt Nam chúng ta, họ cũng đã mất con trai, con gái họ, giống như người Việt Nam đến sống ở Tây phương.  Người Việt Nam đau khổ hơn người Tây phương,  không chỉ vì sự cách biệt tuổi tác, mà còn vì cách biệt văn hóa giữa hai thế hệ.  Dầu người Tây phương không có sự cách biệt văn hóa, như đối với người Việt Nam, nhưng họ c hạnh phúc trong bao lâu?
Hạnh phúc là gì? Bạn có thể nghĩ rằng khi bạn có được những gì bạn mong muốn, đó là hạnh phúc. Người nào đó nói điều gì, hay làm điều gì mà bạn hài lòng thì bạn cảm thấy vui, cảm thấy hạnh phúc. Người nào làm đồ ăn ngon đãi bạn - bạn vui. Bạn vui khi trời đẹp, có nắng ấm. Nhưng bạn có thể vui trong bao lâu? Ở Anh Quốc, thời tiết thay đổi liền liền, sự sung sướng, vui thích lúc nắng ấm bên Anh là một việc không hoàn toàn được như ý, vả lại đâu phải lúc nào chúng ta cũng vui khi thời tiết đẹp. Tóm lại, đau khổ là khi không được cái mà ta mong muốn. Muốn trời đẹp, mà trời mưa. Người ta làm những việc mà mình không vừa ý, đồ ăn không ngon v.v…. Đời sống nhàm chán, đơn điệu khi ta không vừa ý với đời sống hiện tại.
Do đó hạnh phúc và khổ đau dựa trên những gì ta muốn và đạt được, hoặc không muốn mà phải ''bị có''.
Nhưng hạnh phúc là mục đích của mọi người trong cuộc sống này. Trong luật nhân quyền của Mỹ, có nói đến ''tự do mưu cầu hạnh phúc''. 
Làm cho được những gì mình mong muốn, và đây là mục đích của chúng ta trong đời sống hằng ngày. Nhưng hạnh phúc lúc nào cũng đưa đến đau khổ vì nó là ''Vô Thường". Bạn có thể hạnh phúc được trong bao lâu? Ráng thu xếp, điều khiển, làm mọi cách để có những gì ta muốn, luôn nghe được những điều ta muốn nghe, thấy những gì ta muốn thấy, để cho ta không phải nếm đau khổ hay thất vọng -- Nhưng đây chỉ là một việc làm vô ích. Một điều không thể thực hiện được, phải không? Vì thế đây không phải là một điều mà ta có thể dựa vào hay lấy đó làm mục đích cho đời sống.
Hạnh phúc luôn luôn là thất vọng vì nó hiện hữu một cách ngắn ngủi và tiếp theo là đau khổ. Hạnh phúc lúc nào cũng tùy thuộc vào những nguyên nhân khác -- Chúng ta hạnh phúc khi chúng ta mạnh khỏe, nhưng cơ thể con người luôn bị đổi thay; chúng ta có thể mất sức khỏe một cách nhanh chóng. Lúc ấy chúng ta thiệt là khổ vì bệnh hoạn làm mất đi cảm giác mạnh mẽ, đầy sức sống. Do vậy, mục đích của người Phật tử không phải là tìm hạnh phúc vì biết nó không thật.
Mục đích thật, nằm ngoài thế giới dục lạc. Không có nghĩa là chối bỏ thế giới này, nhưng mà là hiểu được nó một cách cặn kẻ để mà thoát ra khỏi vòng lẩn quẩn. Chúng ta không còn chờ đợi ''nó'' mang hạnh phúc lại cho chúng ta nữa. Chúng ta không còn đòi hỏi quá đáng và bắt đầu ý thức về bản chất thật của thế giới mình đang sống. Chấp nhận bản chất thật của nó trong mọi trường hợp và hoàn cảnh. Ta không còn bám víu vào những cảm xúc nhất thời khi hạnh phúc cũng như khi đau khổ.
Niết Bàn không phải là trạng thái ''trống vắng'' mà là một trạng thái ''tỉnh thức'' - khi mà ta không còn bị lôi cuốn theo những pháp trần. Bạn sẽ không còn đòi hỏi thứ gì nơi cõi dục lạc này. Bạn chỉ nhận biết tất cả là những hiện tượng của ''có'' và ''không''.
Trong hiện tại được thân người, chúng ta không thể tránh khỏi già, bệnh, chết. Một lần, có một người đàn bà trẻ ẵm con đến Thiền Viện ở Anh Quốc. Đứa bé bị bệnh đã hơn một tuần và ho rất nhiều. Người mẹ nhìn con với vẻ thất vọng và khổ sở. Bà ngồi ôm con, đứa bé bắt đầu ho và la khóc đỏ cả mặt mày. Bà mẹ nói: "Ôi! Thầy Sumedho, tại sao con tôi phải khổ như thế? Nó chưa từng hại ai, chưa làm gì sai trái. Tại sao? Chẳng lẽ kiếp trước nó đã làm gì nên tội, nên bây giờ phải chịu khổ như thế?" Thật ra đứa bé khổ vì nó đã ra đời! Nếu nó không ra đời thì đâu phải chịu khổ. Khi mà chúng ta được sanh ra tức là chúng ta sẽ phải gánh chịu bệnh hoạn, đau đớn, già và chết.
Đây là một điều quan trọng cần suy ngẫm. Chúng ta có thể đoán chừng là kiếp trước, đứa bé này có lẽ đã bóp cổ mèo, chó gì đó, và bây giờ phải chịu trả nghiệp mà nó đã gieo. Nghĩ và đoán chừng như thế này cũng chẳng lợi ích gì. Ta chỉ cần biết là khi được sanh ra là do Nghiệp.
Mỗi người trong chúng ta đều phải chịu bệnh, đau, đói, khát, già, và cuối cùng là chết. Đây là định luật của Nghiệp báo! 
Cái gì có bắt đầu thì phải có kết thúc, có sanh thì có tử, có sum họp thì có chia ly. Chúng ta không phải chán đời vì những điều nêu trên, nhưng chúng ta nên chiêm nghiệm để mà đừng đòi hỏi nhiều nơi cuộc sống ở đây. 
Nhờ vậy ta mới có thể đương đầu với cuộc sống, chịu đựng khi gặp trở ngại, hài lòng khi mọi việc êm xuôi. Nếu hiểu được như thế, chúng ta có thể sống vui và không trở thành ''nạn nhân'' của cuộc sống. 
Bao nhiêu đau khổ xảy ra trong đời sống con người cũng chỉ vì chúng ta đòi hỏi quá đáng. Chúng ta có những ý tưởng lãng mạn như là gặp đúng ý trung nhân, thương nhau và sống với nhau hạnh phúc suốt đời; nghĩa là hai người sẽ không cãi nhau, một liên hệ hoàn hảo. 
Nhưng còn cái chết thì sao? Bạn có thể nghĩ, "Nếu hai chúng ta có thể chết cùng lúc". Đây chỉ là hy vọng phải không? Hy vọng và rồi thất vọng khi một người thân yêu vĩnh viễn ra đi -- trước khi bạn đổi ý bỏ đi theo một người nào khác.
Bạn có thể học được rất nhiều từ trẻ em, bởi vì trẻ em không biết che dấu các cảm xúc. Khi vui, chúng cười, khi buồn, chúng khóc. Một lần tôi đến nhà một cư sĩ.  Khi chúng tôi đến, đứa con gái trông thấy cha nó thì rất là vui mừng. Người cư sĩ nói với con: "Cha phải đi với Thầy Sumedho, chỉ một chút thôi - sẽ trở lại trong vòng một tiếng". Đứa bé chưa đủ trí khôn để hiểu câu ''trở lại trong vòng một tiếng'', và nó bắt đầu la khóc. Bởi vì sự chia ly đột ngột của người thân yêu là một nỗi khổ lớn. Hãy để ý xem trong cuộc sống của chúng ta, khi nào có khổ đau là lúc mà ta phải chia ly với người thân yêu, hay mất đi một vật gì mà ta yêu thích; hoặc phải rời xa một chỗ mà ta hằng yêu mến. Là người lớn chúng ta có đủ sáng suốt để hiểu rằng chúng ta đi rồi sẽ trở lại - nhưng nỗi buồn vẫn man mác đâu đây. Từ tháng 11 đến tháng 3, tôi du lịch khắp nơi. Mỗi lần đến phi trường, gặp người đón tôi ''Chào anh/chị'', và vài ngày sau thì ''Chào tạm biệt'' -- Lúc nào cũng có ý ''sẽ trở lại''và tôi nói ''vâng, tôi sẽ trở lại'', và như vậy tôi hứa với tôi sẽ trở lại năm sau. Ta không thể nói ''chào vĩnh biệt'' với người mà chúng ta mến thương, phải không nào?
Vì vậy, chúng ta nói ''Tôi sẽ gặp lại anh/chị; tôi sẽ điện thoại, tôi sẽ viết thư, và hẹn gặp lại...''.  Chúng ta nói lên những câu này để che đậy phần nào cảm giác buồn xa cách. Đây là cảm giác tự nhiên.
Trong thiền định chúng ta bắt đầu nhận diện khổ đau, để hiểu rõ nó hơn, mà không đè nén, hoặc bỏ nó qua một bên. Bên nước Anh, người ta có khuynh hướng đè nén đau khổ khi người thân qua đời.
Họ tránh không khóc, và ráng giữ bình tĩnh. Nhưng khi họ bắt đầu thực tập thiền thì tự nhiên họ khóc cho một người đã chết cách đây mười lăm năm.  Họ đã không khóc và chờ mười lăm năm sau mới giải tỏa nỗi lòng. 
Khi người thân qua đời, chúng ta không muốn chấp nhận nỗi khổ, không khóc vì khóc là yếu đuối, và xấu hỗ với mọi người chung quanh. Do đó, chúng ta đã đè nén và giữ lại những cảm xúc, không nhận thức được khóc chỉ là một hiện tượng tự nhiên. 
Trong thiền, chúng ta để cho tâm trí rộng mở và để cho những gì bị đè nén, chèn ép, được nhận diện, và khi mà những vấn đề được nhận diện thì chúng sẽ tự dưng chấm dứt. Chúng ta để cho mọi việc trôi theo tiến trình của nó -- Sanh và Diệt. Chúng ta để nó tự nhiên mất đi hơn là chúng ta xua đuổi nó. Thông thường thì chúng ta hay đẩy những vấn đề qua một bên, từ chối không chấp nhận hoặc không chịu ý thức sự hiện diện của chúng. Khi ngắm hoa, nhìn trời, đọc sách, xem TV, tức giận, chán chường, hoặc làm việc gì đó, chúng ta không khi nào nhận thức được một cách hoàn toàn những việc này. Chúng ta không nhận thức được nỗi buồn, nỗi thất vọng của chính mình vì chúng ta thường tìm cách khỏa lấp chúng bằng cách: ta có thể ăn bánh, kẹo, và nghe nhạc. Rất dễ dàng để thấm hồn vào âm nhạc, tránh được sự nhàm chán, thất vọng. 
Chúng ta lệ thuộc vào việc xem TV, và đọc sách. Có rất nhiều sách đến nỗi ta cần phải đốt bớt, vì có bao sách vô bổ. Mọi người thi nhau viết về mọi thứ mà không có thứ nào đáng để nói cả. Ngày nay có bao tài tử viết và làm phim về cuộc đời của họ. Rồi có những đề mục về tán gẫu. Con người muốn tránh sự nhàm chán của đời sống riêng mình, cho nên đọc những chuyện về thiên hạ, chuyện liên quan đến tài tử nổi tiếng và những nhân vật quan trọng. 
Chúng ta không bao giờ nhận thức được bản chất thật của sự nhàm chán. 
Khi sự nhàm chán xuất hiện thì tức thời chúng ta chạy tìm những cái hấp dẫn, những thú vui khác để khoả lấp nó. Nhưng trong lúc Thiền định, chúng ta để cho sự nhàm chán bộc lộ. Chúng ta để cho thất vọng, chán chường, ganh tỵ, giận dữ, oán ghét... xuất hiện và ý thức nhận diện '"nó" với bản chất thật của nó không thêm không bớt.
Bằng vào ''từ tâm'' và  trí tuệ, chúng ta để cho những điều này tự ''Sanh và Diệt'' -- tốt hơn là đè nén chún của chúng ta có những điều không tốt đẹp, có những điều xấu xa, những điều gây hiểu lầm, không có tự do, nhưng đó không phải là tất cả”.
Nếu chúng ta cố gắng, đi trở về với văn hóa, với tâm linh và cách sống văn hóa của chúng ta, ta sẽ khám phá ra nhiều, rất nhiều châu báu quý giá trong truyền thống của chúng ta, dầu đó là văn hóa phương Tây, hay phương Đông, dầu đó là Do Thái, Kitô hay Phật giáo.  Phật giáo có những điều tốt đẹp; Phật giáo cũng có những điều chưa tốt đẹp.  Những điều chưa tốt đẹp có mặt, vì có những người không hiểu Phật giáo, do đó họ đã làm những việc mà họ cho là ‘Phật giáo’, nhưng thực sự không phải là Phật giáo.  Có mê tín dị đoan, có đàn áp, ép buộc người ta làm những việc thực sự ra là mê tín dị đoan.  Có rất nhiều điều tốt đẹp về Phật giáo, và trong Kitô giáo, trong Do Thái giáo, chúng ta cũng có thể tìm được những điều tốt đẹp.  Nhưng những người có trách nhiệm trong các tôn giáo này, vì họ không tìm được an lạc cho chính bản thân, nên họ đã có những hành động ép buộc người khác, đán áp người khác.  Và những người không thể chịu đựng được điều đó, họ sẽ rời bỏ tôn giáo của mình.  Vì thế, sư tử mẹ phải tỉnh giác, phải khéo léo, phải nói:  “Mẹ đã sai lầm.  Hãy tha thứ cho mẹ”.  Chúng ta phải coi con cái như là bạn bè khi thực hiện điều này.  Phải nói với chúng như thể đang nói với bạn bè và phải công nhận rằng mình đã sai lầm.
Tổ tiên của chúng ta cũng có sai lầm.  Họ cũng không khéo léo, không thực sự thấu hiểu thông điệp, không nắm được đức tính thực sự của truyền thống của chúng ta, và họ đã làm những điều ngược lại với tình thương yêu, với sự hiểu biết.  Họ đã lợi dụng tôn giáo để gây ra chiến tranh, để hỗ trợ cho bạo động, cho sự phân biệt chủng tộc.  Đó không phải là châu báu của văn hóa và tôn giáo, đó là rác rưởi đã được tạo ra do sự không khéo léo, vụng về.  Chúng ta cần phải nhìn nhận rằng những thứ này đều có mặt, nhưng chúng không phải là thứ duy nhất.  Cũng có những thứ quý báu, giá trị, những châu báu, rực rỡ, sáng chói, những thứ của hạnh phúc.  Nếu chúng ta cùng nhau trở về, chúng ta có thể tìm được những thứ này, để trao truyền cho các thế hệ mai sau tận hưởng.  Chúng ta cần biết làm thế nào để tha thứ, làm thế nào để trở về với cha ông, vì thế chúng ta sẽ cùng nhau bước trên đường khám phá, để khám phá ra nét đẹp của cội nguồn.  Không biết có bao nhiêu người trên thế giới có thể hành động giống như con sư tử mẹ đã làm?
Sáng nay tôi dùng điểm tâm với một sadi.  Chú Sadi là người Việt Nam, trưởng thành ở Tây phương.  Chú rất thành công trong việc học hành ở xứ người, đã tốt nghiệp kiến trúc sư, và đã kiếm được việc làm.  Chú rất hạnh phúc với công việc của mình, cho đến ngày chú được gặp lại sư tử mẹ của mình, chú thấy rõ con đường của chú là con đường trở về nhà.  Chú tham dự một khóa tu dành cho người Việt Nam ở nam California.  Chú nói và viết tiếng Anh hoàn hảo, nhưng tiếng Việt thì không thông, và chú biết rất ít về văn hóa cũng như Phật giáo Việt Nam.  Nhưng chỉ trong một khóa tu, chú đã có thể trở về với những giá trị của truyền thống tâm linh và văn hóa của mình.
Sau đó chú viết cho tôi một lá thư và nói: “Kiến trúc để làm gì?  Kiến trúc lả để tạo ra không gian để người ta có thể sống dễ chịu, trong an lạc.  Con nghĩ trở thành một tu sĩ cũng là thực hành một loại kiến trúc khác, vì chúng ta cũng tạo ra những không gian để người ta có thể sống thoải mái, trong tự do.  Khi trở thành một tăng sĩ, con thực sự đang tiếp nối lý tưởng được trở thành một kiến trúc sư”. Rồi chú hỏi, “Xin cho con được thành tu sĩ, vì con nghĩ là con sẽ có thể giúp được nhiều người, nếu con là tu sĩ”.  Chú đã xuất gia mùa đông năm ngoái, nhưng đã trở về với cội nguồn rất nhanh chóng, chú đã có thể nói sõi tiếng Việt, và chú đã học hỏi rất nhiều điều về văn hóa Việt Nam.  Chú làm được điều đó nhanh chóng vì trong tim chú có rất nhiều yêu thương, có sự ngưỡng mộ rất sâu xa.
Tất cả các chú sư tử con, nếu đã lạc đường, nếu có thể làm được như chú Sadi kia, vì sư tử mẹ đã có mặt ở đó với tất cả tấm lòng yêu thương.  Không thể nói bà không có mặt ở đó.  Bà đã mở rộng tấm lòng để hướng dẫn cho sư tử con khi nó trở về nhà.  Tất cả các chú sư tử con, người đã lạc lối, người đã đánh mất dòng giống, sự truyền thừa.  Chúng ta phải lắng nghe lời kêu gọi của sư tử mẹ, trong máu thịt của ta, và hãy trở về với cội nguồn.  Điều đó không chỉ đúng cho những người Việt Nam sống ở Tây phương mà còn đúng cho cả những người Việt Nam đang sống trong nước, mà cảm thấy như đã đánh mất bản thân.  Người  Việt Nam ở Tây phương cảm thấy lạc lỏng, vì “Đây không phải là nhà, xã hội thực sự của tôi”.  Và xã hội Tây phương cũng đã khiến cho rất nhiều người trẻ không cảm thấy thoải mái ngay chính trong xã hội của mình, họ cảm thấy họ đã lạc lối.  Họ không có phương hướng, không nhận nhìn được tổ tiên, cha mẹ của họ.  Nỗi khổ của người tỵ nạn Việt Nam lang thang không gốc rễ, với nỗi khổ của những người trẻ Tây phương không có cội nguồn, cái nào lớn hơn?
Thế kỷ thứ 16, 17, đã có những người truyền giáo đạo Kitô vào Việt Nam, nhưng phương pháp của họ không được tốt.  Họ khuyên người Việt Nam, “Đừng có thờ cúng tổ tiên.  Đừng có lễ bái Đức Phật.  Hãy vứt bỏ tất cả.  Hãy dẹp bàn thờ, đừng đốt nhang ở đó nữa.  Chỉ nên tin theo đức chúa Jesus Christ”.  Vì cái nhìn hẹp hòi của họ, họ muốn tách rời chúng ta khỏi cội nguồn của mình.  Do đó họ đã tạo ra nhiều người không có cội nguồn. 
 Khi đến phương Tây, tôi không đến với tư cách của người truyền giáo.  Tôi đển để kêu gọi chấm dứt chiến tranh Việt Nam.  Vì tôi là người tu sĩ, dầu ở đâu, tôi cũng phải tọa thiền, thiền hành và thiền thở.  Những người trẻ ở Tây phương đồng ý với tôi, muốn cùng làm việc với tôi để chấm dứt chiến tranh giữa nước Mỹ và Việt Nam, và họ học làm thế nào để thở, làm thế nào để ăn trong chánh niệm.  Khi họ thực hành những điều này, họ cảm thấy rất nhẹ nhàng và hạnh phúc.
Các bạn tôi cũng khuyến khích tôi mở các khóa tu, để nhiều người có thể học hỏi về chánh niệm.  Tôi không bao giờ nói, “Hãy từ bỏ truyền thống của bạn để theo tôi”.  Một con sư tử chỉ có hạnh phúc, khi được là chính nó.  Nó không muốn trở thành một con khỉ.  Dầu nó có thể học hỏi được nhiều điều mới lạ từ khỉ, nhưng nó sẽ không thực sự hạnh phúc khi bị tách rời khỏi cội nguồn sư tử của nó.  Một người theo Kitô giáo cũng vậy. Dầu bạn có bất mãn với nhà thờ, với cha xú, với cha mẹ, bạn cũng cần phải hiểu đó là cội nguồn của bạn.  Vì thế tôi khuyến khích bạn đến chùa để học tập chánh niệm, rồi bạn sẽ thấy trong chính truyền thống tâm linh của bạn, có châu báu, bạn sẽ trở về với truyền thống, sẽ giúp gầy dựng lại châu báu trong truyền thống của bạn.
(...) 
 Ngũ giới không phải là để ép buộc ta làm điều gì, chúng là cách sống trong chánh niệm.  Chánh niệm là sống với sự tỉnh thức, để biết rằng nếu tôi làm điều này, nó sẽ đem lại tai hại, trái lại, nó sẽ đem lại hạnh phúc.  Năm giới được đặt ra là để giữ cho thân tâm ta được khỏe mạnh, để giữ cho gia đình chúng ta được khỏe mạnh.  Đây là chân lý mà ta phải chấp nhận: rằng nếu ta sống theo năm giới, ta sẽ bảo vệ được những mối liên hệ giữa ta với người, để chúng không bị đổ vỡ. Chỉ có một con đường duy nhất là tu tập theo năm giới.  Khi đến được một trung tâm thực hành như thế này, chúng ta cần phải biết rằng, nếu ta chấp nhận năm giới, và đem chúng về nhà để thực hành, đó là lời cầu nguyện để bảo vệ chúng ta và bảo vệ thân tâm của những người ta yêu thương.  Ta có thể chắc chắn rằng gia đình của chúng ta sẽ không bao giờ bị đổ vỡ, nếu chúng ta thực hành theo Năm giới.
Hôm nay, huynh Sanghakaya sẽ đi gặp Phó Tổng thống Mỹ, nên hỏi tôi, “Con sẽ nói gì với ông Phó Tổng thống?” và tôi  trã lời, “Năm giới”.  Tôi khuyên huynh ấy đặc biệt nói về Giới thứ ba.  Vì nếu Tổng thống Clinton đã thực hành theo năm giới, ông đã không cảm thấy khó trã lời trước sự chất vấn của báo giới, tinh thần ông không phải bất ổn, trong khi ông còn bao nhiêu việc phải làm.  Nhưng vì gia đình, vì quốc gia, ông phải trã lời những câu hỏi hóc búa này.  Ông cần tu tập năm giới không chỉ để bảo vệ bản thân, mà còn để bảo vệ quốc gia.  Cả đất nước ông cần đến Năm giới.  Nếu tất cả mọi người trong xã hội Mỹ, xã hội Pháp, sống theo Năm giới, thì chắc chắn, họ không phải đối mặt với bao khủng hoảng.
Giới thứ ba khuyên rằng, “Hãy tránh xa tình dục không chính đáng.  Nếu hai thể xác muốn hòa hợp nhau, điều đó chỉ có thể xảy ra khi cả hai thệ nguyện lâu dài”.  Nếu không có tình yêu và sự thệ nguyện, nhưng lại có sự giao hợp thân xác, thì hoạt động tình dục đó sẽ mang đến khổ đau cho cả hai phía. 
Chúng ta nghĩ rằng khi ở bên nhau, ta sẽ bớt cô đơn.  Vì bên trong tất cả chúng ta đều cô đơn, chúng ta dại khờ khi nghĩ rằng nếu chúng ta sống với ai đó, ta sẽ không còn cô đơn nữa, nhưng sự thật là trái lại.  Chúng ta đã ở bên nhau biết bao lâu, mà vẫn không thấy bớt cô đơn; thật ra ta cảm thấy dằn vật, bức xúc hơn trước đó, vì cơ thể chúng ta có thể giao hợp, nhưng hoàn toàn không có sự thông cảm, không có sự hòa hợp giữa hai tâm hồn. Do đó sống theo Giới thứ ba là để bảo vệ thân tâm của ta và thân tâm của người khác.
Và Giới thứ tư, đó là gì?  Giới thứ tư giúp chúng ta biết làm thế nào để lắng nghe, làm thế nào để sử dụng ái ngữ.  Chúng ta không bao giờ nói lời thô tục, đổ lỗi, buộc tội, và khi ai đó nói, ta phải  lắng nghe mà không nên la hét hay cắt ngang.  Chỉ cần biết lắng nghe là ta cũng đã giúp người khác rất nhiều.  Người kia đã từng đau khổ, mà không có cơ hội để thổ lộ nỗi khổ đau đó.  Không ai muốn ngồi xuống lắng nghe họ, vì thế nỗi khổ của họ không được vơi bớt.  Giờ chúng ta ngồi xuống bên người đó, giống như Bồ tát Avalokiteshvara (Quán Thế Âm), lắng nghe với tất cả lòng bi mẫn, để người đó có thể nói về nỗi đau khổ của mình.  Có thể người kia nói những điều ta không đồng ý, vì họ có cái nhìn thiên lệch, hoặc là họ kết tội chúng ta, những điều họ nói đầy cay độc, nhưng vì lòng bi mẫn, chúng ta có thể vẫn ngồi đó để lắng nghe họ.  Khi họ được nói, họ sẽ vơi bớt khổ đau.  Rồi vài ngày sau, bạn sẽ đến bên người đó để nói:  “Ngày hôm đó, khi nghe bạn nói, tôi biết bạn đang đau khổ, tôi rất hiểu bạn.  Nhưng có một số điều, tôi nghĩ là bạn đã hiểu lầm, hãy để tôi được giải thích, để bạn có thể hiểu tôi hơn”.  Với những lời lẽ dịu dàng như thế, ta giúp người khác thoát khỏi tà kiến của họ, và họ sẽ chuyển đổi.
Giới thứ tư khiến cho hố ngăn cách, những trở ngại giữa ta và người biến mất, để ta và họ có thể đến với nhau, thiết lập lại sự giao hữu.  Do đó, Giới thứ tư là một sự nguyện cầu, và chúng ta cầu nguyện nơi miệng, nơi tâm.  Chúng ta không cần phải niệm Jesus Christ, hay Phật, chúng ta chỉ cần có đôi tai biết lắng nghe, và miệng biết nói lời ái ngữ.  Sau ba, năm hay bảy ngày, hoàn cảnh sẽ đổi thay.  Người khác sẽ thấy là ta trở nên tử tế hơn.  Trước  kia, ta giống như một bức tường, bất cứ ai nói gì ta cũng không nghe được. Nay khi ta nói, lời nói của ta trở nên nhẹ nhàng, dễ chịu.  Đó là Giới thứ tư –đó không phải là điều ta có thể thực hiện được vì ta muốn làm thế, mà đó là điều ta làm được vì ta đã có thực hành, vì tăng đoàn đã hỗ trợ cho chúng ta trong việc thực hành.  Khi ta thực hành sự giữ giới này trong gia đình, là ta đã bảo vệ được gia đình mình: gia đình ta sẽ được toàn vẹn, tránh được đổ vỡ, nó đã được bảo vệ.  Nếu ai cũng có thể thực hành Giới thứ tư này, dù chưa hoàn hảo, chúng ta cũng có thể chắc chắn rằng gia đình họ cũng sẽ không bị đổ vỡ.
Giới thứ năm là về sự tiêu thụ.  Chúng ta phải chánh niệm khi tiêu thụ.  Phải biết loại đồ ăn gì là cho thân, gì là cho tâm, để chúng được thiện hảo và khỏe mạnh.  Khi ăn vào, ta thấy nhẹ nhàng, giải thoát, và thân tâm được thêm dinh dưỡng.  Những cũng có những thứ, khi chúng ta ăn vào, sẽ hủy hoại thân tâm.  Có những quyển sách, tạp chí, chương trình truyền hình đầy độc tố.  Khi xem chúng, ta thấy có quá nhiều hận thù, quá nhiều bạo lực, nhiều sự hiểu lầm, sợ hãi len vào thân tâm ta.  Khi ta tự nhồi nhét mình với những thứ này mỗi ngày, làm sao ta tránh khỏi bị bịnh?  Khi nổi giận, ta chỉ muốn tìm cái búa, con dao hay một khẩu súng để giết hại người khác.  Chúng ta không biết dùng lời ái ngữ.  Không biết lắng nghe, vì đã hấp thụ quá nhiều bạo lực trong các phim ảnh.  Quảng cáo luôn nói với chúng ta rằng, “Hãy mua sản phẩm này để được hạnh phúc”.  Nhưng khi đã mua nó rồi, ta phải nhận bao hậu quả xấu.
Hạnh phúc không đến từ sự tiêu thụ.  Khi đã tháo gỡ hết mọi khổ đau bên trong ta thì hạnh phúc sẽ đến.  Điều này thật diệu ký.  Nhiều người nghĩ rằng hạnh phúc đến từ sự tiêu thụ cái gì đó, từ việc mang cái gì đó từ bên ngoài vào trong ta, nhưng thực sự là hạnh phúc đến từ bên trong ta.  Khi đã có thể tháo gở khổ đau trong ta, lòng sân hận, tuyệt vọng trong tâm ta, thì hạnh phúc sẽ nở ra như đóa hoa sen, hay hoa hồng.  Hạnh phúc của hoa không đến từ bên ngoài, mà từ bên trong đóa hoa, hạnh phúc của chúng ta cũng thế.  Vì ta có những thứ tiêu cực trong thân tâm, chúng ta không thể có hạnh phúc.
Không phải vì được ăn nhiều mà ta cảm thấy được hạnh phúc, nhất là khi ta ăn những chất độc hại làm cơ thể ta mỗi ngày thêm nặng nề.  Tâm ta cũng thế:  không phải vì ta hấp thụ nhiều phim ảnh, sách báo mà nó cảm thấy hạnh phúc, mà chính vì ta có thể tống khứ những chất độc hại ra khỏi cơ thể.  Đó là điều mà Pháp thoại có thể mang đến cho chúng ta.  Lắng nghe Pháp thoại là để tháo gở những hiểu; kệch, và khó chịu.
Sự sáng suốt (Giác ngộ) không phải là thích thanh cao và chán ghét những cái thô kệch, nhưng nhận chân ra là dù thanh cao hay thô kệch thì cũng chỉ là những giai đoạn của Vô thường. Vô thường thì là bất như ý. Vì vậy, nó sẽ không bao giờ làm ta hài lòng vì nó là Vô ngã --- Nó không phải là ta và ta không phải là nó. Vì vậy giáo lý của Bụt dạy thật là đơn giản -- có gì đơn giản hơn là '' cái gì có sanh thì có diệt ''. Đây đâu phải là một triết lý cao siêu gì, kể cả dân bộ lạc thiếu học cũng biết điều này. Bạn không cần phải vào đại học mới biết được điều này.
Khi ta còn trẻ, ta nghĩ "Tôi còn những bao năm của tuổi trẻ và hạnh phúc". Nếu ta nghĩ ta đẹp thì "Tôi sẽ trẻ, sẽ đẹp hoài hoài". Nếu ta 20 tuổi, đang vui chơi, thì cuộc sống thật là tuyệt vời và nếu có ai đó nói: "Anh ngày nào đó sẽ chết". Ngay khi ấy, ta nghĩ đây là một kẻ đang chán đời, không nên mời anh ta đến nhà mình nữa. Chúng ta không muốn nghĩ đến cái chết, chỉ lo nghĩ đến cuộc sống là đẹp, là vui. 
Chúng ta có thể có được bao nhiêu niềm vui trong đời? 
Khi là thiền sinh, chúng ta suy ngẫm về già và chết. Đây không phải là ý nghĩ chán đời, bệnh hoạn hay u ám, nhưng mà là bắt đầu hiểu được chu kỳ của cuộc sống, để sống một cách thận trọng hơn. 
Bao người làm những việc rất dã man, vì họ không chịu suy nghiệm về cái chết của chính họ. Họ chỉ chạy theo những dục vọng và cảm thọ nhất thời, chỉ muốn được phần mình và rồi thì tức giận, chán chường khi mà cuộc sống không đem lại cho họ những gì họ mong muốn. 
Hãy suy ngẫm lại cuộc đời của bạn, suy ngẫm về cái chết, cũng như những tiến trình tự nhiên của tạo hóa. Ta nên chiêm nghiệm lại niềm vui cũng như nỗi thất vọng. Hãy nhận xét xem chúng ta cảm giác như thế nào lúc được cũng như lúc mất, lúc ưa cũng như lúc ghét. Khi mà chúng ta đang buồn, chúng ta đọc một quyển sách và chợt có niềm hứng thú cao độ. Nhưng nên nhớ là cho dù cảm giác cao đến đâu đi nữa, tất cả cũng chỉ là vô thường. Chẳng hạn như muốn được cảm giác vui vẻ, bạn phải tập như thế nào để có được niềm vui ấy mãi. Nhưng một khi công việc ấy trở nên máy móc, đơn điệu thì bạn không còn cảm thấy vui thú nưã. Do đó, dựa vào hứng thú tôn giáo thì chắc chắn là thiếu sót. Bởi vì khi bạn quá bám vào sự hứng thú tìm hiểu về Phật Giáo chẳng hạn; khi bạn nhàm chán thì sao? Bạn sẽ tức khắc chạy đi tìm một tôn giáo mới để gây cảm hứng cho mình. Chẳng hạn như là bám víu vào tình yêu, một khi một mối liên hệ vừa chấm dứt thì bạn bắt đầu đi tìm một tình yêu mới. Vài năm trước ở Mỹ, tôi có gặp một cô đã lập gia đình những đến sáu lần, cô ấy chỉ mới 33 tuổi. Tôi nói: "Cô đáng lý đã phải học hỏi được rất nhiều ở lần đổ vỡ thứ 3, thứ 4. Tại sao cứ tiếp tục cưới rồi ly dị?" Cô trả lời: " Vì Tình Yêu, tôi không thích mặt trái của tình yêu. Nhưng tôi yêu '' tình yêu ''.
Ít ra cô ta cũng thành thật, nhưng không sáng suốt mấy. Tình yêu, sự hứng thú, sự náo nhiệt, phiêu lưu, luôn hiện hữu, khi đạt đến tột đỉnh của nó, rồi thì mặt trái của những thứ này xuất hiện, giống như khi chúng ta hít vào thật sâu rồi thì phải thở ra. Thử tưởng tượng sự hít vào. Y như là có nhiều tình yêu, cái này nối tiếp cái kia. Bạn có thể hít vào trong bao lâu? Hít vào thì phải có thở ra, cả hai đều cần thiết. Sanh thì Tử, hy vọng thì rồi thất vọng…. Vì thế khi chúng ta bám vào niềm hy vọng thì tất nhiên là chúng ta sẽ thất vọng. Khi ta bám vào sự náo nhiệt thì nó sẽ đưa ta đến sự chán chường.  Khi ta bám vào tình yêu thì sẽ vỡ mộng và ly dị là điều không tránh khỏi.  Khi ta bám vào sự sống thì nó đưa ta đến cõi chết. 
Vì vậy, nên nhận thức rằng sự bám víu vào bất cứ cái gì đều là khổ, vì chúng là vô thường, là vô ngã. Đừng đòi hỏi ở nó những gì mà nó không thể cho ta được. Có bao người lúc nào cũng dường như chờ đợi, hy vọng vào một sự thành công, hay niềm hoan lạc nào đó; hoặc lo lắng, sợ hãi về một điều bất thường sẽ xảy ra trong tương lai.
Nhưng hy vọng nhiều thì cũng sẽ thất vọng nhiều. Do đó, khi ta suy ngẫm và bắt đầu hiểu rằng cái gì làm cho ta đau khổ. Ta thấy rằng chính mình là người làm cho mình đau khổ. Vì Vô minh, vì không hiểu rõ lý vô thường của sự vật, chúng ta đã đồng hóa mình với sự vật và do đó đã đau khổ, thất vọng. Khi mà ta có thể buông bỏ, không một chút vướng bận thì đây là Giác ngộ. Khi chúng ta hiểu rõ được thế giới dục lạc, ta có thể sống chung với nó mà không bị lệ thuộc. Ta không còn đòi hỏi thế giới này phải làm hài lòng chúng ta, hay cho chúng ta sự an toàn tuyệt đối vì biết rằng, càng đòi hỏi thì chúng ta sẽ càng thất vọng, khổ đau. Ta biết dùng thế giới này để thực tập bố thí, để thực tập từ tâm.
Khi chúng ta không còn đồng hóa với sự vật, chúng ta sẽ thấy rằng tất cả là Vô ngã. Khi sự vật đổi thay, ta có thể an tâm chịu đựng cái bất toàn của nó. Ta có thể âm thầm chịu đựng bệnh hoạn, đau đớn, đói lạnh, thất bại hay chê bai. Khi ta không còn bám víu vào thế giới này thì dù cho nó có thay đổi đến đâu đi nữa, dù tốt dù xấu, ta cũng có thể thích ứng. Khi ta còn bám víu thì ta khó có thể thích ứng được như ý, chúng ta luôn luôn phản kháng, chống đối, muốn điều khiển mọi thứ theo ý mình, nhưng hoài công, chỉ còn cảm giác bất mãn, sợ hãi và thất vọng vì cuộc đời sao mà hão huyền đáng sợ.
Khi ta không có thời gian tìm hiểu, chiêm nghiệm về cuộc đời thì cuộc đời là một nơi đáng sợ. Cuộc đời giống như là một khu rừng vậy: bạn không biết sau cái cây kia, sau cái bụi kia, một con dã thú, một con cọp, rắn độc hay rồng dữ đang chờ bạn. Niết Bàn là rời khỏi khu rừng đó. Khi chúng ta hướng về Niết Bàn tức là chúng ta đang trên đường tìm an lạc cho bản tâm.
Trạng thái của tinh thần có thể là vui, buồn, khổ, phấn chấn, hoặc thất vọng, thương hay ghét, lo lắng hoặc sợ hãi. 
Hãy tưởng tượng một căn phòng, ví dụ cho tinh thần, chúng ta bỏ thời gian để soi mói những người trong căn phòng, để xem là ta ưa hay không ưa họ như thế này, như thế kia, nhớ lại họ đã làm gì trong quá khứ, và sẽ làm gì trong tương lai…. Nếu ta chịu khó đừng để ý mọi người trong căn phòng; nhưng hãy để ý khoảng không trong phòng. Khoảng không gian này có thể chứa đựng tất cả người, vật, và những trạng thái khác nhau. 
Hãy xem tinh thần ta là khoảng không đó, cho dù là trống không hay chứa đầy sự vật, chúng ta chỉ để ý đến hư không. Khi ta sống với khoảng không này thì những gì đến cũng như đi không còn lôi kéo ta được nữa. Chúng ta tập buông bỏ. Chúng ta từ bỏ không đồng hóa mình với sự vật, vì biết là chúng vô thường, vô ngã. Đây là môn thiền Vipassana. 
Chỉ cần nhìn lại, nhận thức, lắng nghe, soi xét những gì đến cũng như đi. 
Mọi vật dù thô thiển hay thanh cao, tốt hay xấu, nó đến rồi đi. 
Chúng ta không phải nam cũng không phải nữ, nói chi đến xấu hay đẹp -- những trạng thái đổi thay này là vô ngã. 
Hiểu được như vậy thì đây là con đường Giác ngộ của người Phật tử, tiến dần đến Niết Bàn. Bây giờ bạn có thể hỏi, "Nếu tôi không phải là những trạng thái của tinh thần, không nam cũng không nữ, vậy thì tôi là cái gì?" Câu hỏi này ví như con mắt muốn nhìn thấy con mắt. Bạn chỉ cần biết cái gì không phải là mình thì đã giải quyết được phần nào vấn đề rồi, phải không nào? 
Chẳng hạn tôi nói ''Tôi là ai? Tôi phải đi tìm tôi'', thế rồi tôi kiếm dưới bàn thờ, dưới thảm, sau màn cửa... bạn sẽ nghĩ, ''Thầy Sumedho chắc điên rồi. Ông đang tự kiếm mình.'' 
Khi ta đồng hóa với sự vật thì ta sẽ đau khổ và thất vọng. Vấn đề nằm ở chỗ biết buông bỏ hay là bám víu. Bạn không cần loại bỏ những cảm giác, chỉ cần theo dõi và học hỏi, đừng để cho mình bị lôi cuốn theo sự việc. Tiếp tục theo dõi, lắng nghe, tỉnh thức, có chánh niệm, thì trí tuệ sẽ dần sáng suốt. 
Hãy dùng trí tuệ này để nhận thức sự vật đến rồi đi, bạn không cần làm gì hết, chỉ cần tỉnh thức trong từng giây phút hiện tại và những giây phút kế tiếp.

Diệu Ngộ Mỹ Thanh

(Chuyển Ngữ sang tiếng Việt)