Chương 1

     ăn phòng mái tôn thấp lè tè, dài tám thước rộng bốn thước. Hồ nước, cầu tiêu ở trong đó luôn. Người ta xây bục xi măng cao khỏi nền đất hai gang tay làm sàn phòng. Và sàn phòng được bổ dọc ngăn đôi bằng một đường rãnh sát nền - Đường rãnh này mang tên phi đạo. Trần phòng là những thanh sắt mười tròn, chồng lên nhau thành hình vuông đầu người chui không lọt, cắm sâu vô tường, hàn xỉ và trát xi măng kỹ lưỡng. Ban ngày, nắng tụ mái tôn, hơi nóng tỏa xuống làm sắt nóng bỏng. Ban đêm sương đọng ngập, làm sắt rét run. Khung cửa sắt màu xám tro một ô vuông vừa vặn cuốn sách bỏ túi. Đứng ngoài nhìn vào, bên trong chỉ thấy mặt, mũi và miệng. Năm mươi nữ tù nhân sống nhờ ô cửa gió hèn mọn của khung cửa lớn nặng nề ấy, nơi gặp gỡ của dưỡng khí và thản khí của hình phạt và sự chịu đựng. Ô cửa gió thường xuyên mở.Thỉnh thoảng,vì một nhu cầu nào đó, người ta đóng lại, gài chốt. Bên trong không rõ những diễn biến bên ngoài và bên ngoài không cần hiểu những khoảnh khắc ngột ngạt, thoi thóp của môt đời tù ngục bên trong.
Tất cả phòng giam của chế độ mới đều kiến trúc một kiểu. Người Pháp về nước, để lại đề lao Gia định một khu giam nhốt duy nhất, cao ráo, thoáng mát và một thư viện đủ sách báo, tiểu thuyết giải trí! Người Mỹ sang, đề lao không có gì thay đổi ngoài những cái còng nổi rõ ba chữ USA. Người Nga tới, xây thêm bốn khu tập thể, năm mươi phòng biệt giam và tiếp tục xử dụng còng và khóa của người Mỹ chưa kịp di tản.
Khu C1 đối diện biệt giam, cách nhau một hành lang ba thước. Bây giờ đúng ngọ. Năm mươi nữ tù của phòng 1C1 đang mê man ngủ. Họ cởi trần đồng loạt, kéo ống quần dài tận vế hay mặc quần cụt. Vài người chỉ vỏn vẹn cài xì lip. Cũng có kẻ dám thoát y hoàn toàn, thách đố kỷ luật và nếp sống văn hóa mới. Họ nằm sát khít, đầu nguời này dưới chân người nọ. Như thế mới đủ chổ. Và, dù nằm sấp, nằm ngửa hay nằm nghiêng, tất cả phải nằm thẳng cẳng, cấm nhúc nhích, dẫy dụa. Các thứ mùi hôi hám, tanh tưởi toát ra không lối thoát dưới sức nóng ghê gớm của mái tôn buổi trưa nắng gắt. Những chiếc khăn tắm nhúng nước đấp ngực chống nóng đã khô rom. Bục xi măng nhầy nhụa. Chất mặn của mồ hôi râm ran khắp thân thể phơi trần của họ ngâm vào những mụn ghẻ lở. Trong giấc ngủ rã rượi, những bàn tay thò, móc gãi sột soạt và vỗ đôm đốp đuổi những con ruồi tinh quái bò lên mặt chui vào mũi. Trưa tù hiu hắt vô cùng. Năm mươi con heo cái xếp lớp trên phản thịt. Năm mươi tù nữ đang phô bầy trọn vẹn thân phận đàn bà, con gái Việt nam, dường như, còn rất xa lạ với loài người. Ai đó ú ớ? Chiêm bao gì thế con cá mòi trong hộp thiếc, ổ bánh trong lò nướng, mỹ nhân ngư trong mắt lưới chủ nghĩa?
Họ vẫn ngủ. Không, họ nhắm mắt và mê man. Họ chẳng hề biết cửa sắt vừa mở và tôi bị đẩy vào. Có thể đã có người biết những lười mở mắt và ngại ngóc đầu dậy. Tôi ngồi bó gối gần khung cửa sắt, quan sát cái xã hội mà tôi mới gia nhập. Sát chung quanh tương phòng, trừ khu vực câu tiêu, bị cói, giỏ mây, giỏ plastic treo lủng lẳng, máng lên những thanh sắt trần phòng bằng những sợi giây rút từ túi đựng phân bón, đựng cát... se lại. Những cái bị, những cái giỏ nhồi nhét quần áo, xà phòng, kem đánh răng, thuốc cảm cúm, muối mè, đậu phọng, chén muỗng và linh tinh. Đó là hành lý tù, trông luộm thuộm, xô bồ mà vui mắt, đối với tôi. Hơn tháng nay tôi mới được gặp đám đông, dầu là đám đông bị tước đoạt hết phẩm cách, bấy nhầy xếp lớp trên bục nhà lao.
Như những người tuổi trẻ còn đầy đủ lương tri của Sàigòn, tôi đã đứng lên chống đối chủ nghiã cộng sản bởi một lẽ thật đơn giản: Tôi không muốn bị tách rời khỏi dĩ vãng của tôi. Một người đoan tuyệt với dĩ vãng thì không còn là con ngươi nữa. Y là cái gì đó vất vương, trôi dạt, lềnh bềnh. Dĩ vãng của tôi có mái nhà êm ấm ăm ắp kỷ niệm ấu thời ; có cha mẹ, anh em thương yêu nhau ; có bạn bè chia sẻ vui buồn ; có trường hợp, thầy cô dạy dỗ làm người ; có thành phố ru tôi ngủ, dẫn tôi đi chơi và xui tôi mơ mộng. Dĩ vãng của tôi còn có những giọt nước mắt sót sa quê hương khốn khổ triền miên ; còn có những nụ cười trông đợi tương lai ao ước, còn có hòai bão làm đẹp giống nòi. Tôi rất tiếc không thể kể hết dĩ vãng của tôi, con tàu đã đưa tôi đi xa và trả tôi về gần. Đừng bao giờ nghĩ, trong dĩ vãng của tôi, có chế độ này, triều đại nọ. Chẳng có chế độ nào tồn tại, ngoài quê hương. Tôi chiến đấu như tất cả bạn bè tôi chiến đấu không thể để phục hồi dĩ vãng của một chế độ tàn tật đáng nguyền rủa. Nếu để phục hồi dĩ vãng thì cái dĩ vãng ấy chỉ là môt Việt nam rất xa, rất đẹp, rất tốt, rất thật, rất ca dao, rất lãng mạn, rất thuần khiết đã bị ô uế hằng trăm năm bởi những trò chỏi của tư tưởng Tây phương.
Dĩ nhiên, chúng tôi đã lãng mãn. Chỉ những người Việt nam lãng mạn mới dám đương đầu với cộng sản bằng trái tim và nổi cô đơn. Tất cả, đã xụp đổ! Tất cả đã chạy trốn. Và họ đang ồn ào đòi làm một xa lộ xuyên qua Thái Bình dương trơ’ về nắm quyền binh cũ. Chúng tôi thoát khỏi cái tham vọng phù du và thấp kém đó. Chúng tôi chỉ thiết tha mong mỏi một quê hương thanh bình, sum họp và mọi người đều có hạnh phúc. Được sống trên quê hương như thể là được thắp sáng dĩ vãng của riêng mình. Dĩ vãng và mong ước của chúng tôi bị vấy nhơ, bị xóa bỏ, bị cải tạo. Chúng tôi thương dĩ vãng và đã xuống thuyền ra khơi.
Tôi bị bắt tại nhà bạn tôi khi đang quay ronéo bản Tuyên ngôn của tổ chức. Chúng tôi là sinh viên, học sinh rất tích cực phản kháng các chế độ củ. Chúng tôi đòi hỏi tự do, dân chủ và tiến bộ. Và vẫn nguyên vọng đó, chúng tôi thành những kẻ phản động của chế độ mới. Tuổi trẻ là thế. Luôn luôn thừa thãi nhiệt tình và lòng tự phụ. Và chấp nhận mọi nghịch cảnh, mọi hình phạt. Tôi bị dẫn đến Sở An Ninh Nội Chính *. Các bạn tôi bị đưa đi đâu, tôi không rõ. Đến Sở An Ninh Nội Chính, người ta tống tôi vào cachot ngay lập tức, chẳng thèm hỏi han nửa lời.
Sở An Ninh Nội Chính, tên cũ của nó là Nha cảnh sát Đô Thành. Người Pháp có một sai lầm Iớn. Họ đặt trụ sở Mật Thám Trung Ương ở cuối đường Catinat, gần Nhà Thờ  Đức Bà, nơi Đức Mẹ ôm trái đất, hàng ngày nhìn sang thấy tù nhân thất thêủ ra vô, hàng đêm nghe rõ tiếng tù nhân rên rỉ thấm đòn tra tấn mà chẳng ban được phép lạ nào. Ông Ngô Đình Diệm, người săn đức tin, vội vàng rời nơi chốn cho Sở Mât Thám
* Khi chấm dứt chế độ quân quản, Sở An Ninh Nội Chính cải danh Sở Công An Thành phố.
Trung Ương. Hình Thức đổi thay chút chút song nội dung vẫn y nguyên. Sở Mật Thám Trung ương là Nha Cảnh Sát Đô Thành, cơ quan bắt bớ tra tấn giam cầm những người đối lập chế độ trong và ngoài vòng pháp luật miền Nam. Người Mỹ viện trợ vật liệu, còng khóa và cố vấn kỹ thuật chu đáo nền Nha cảnh sát Đô Thành có khu biệt giam rất tối tân.
Người Nga sang Nha Cảnh sát Đô Thành cải danh là sở An Ninh Nội Chính. Mọi kỹ thuật của Mỹ để lại đều được nghiên cứu, bổ xung và xử dụng tối đa. Người Việt Nam chống cộng sản không cần Mỹ, bị cộng sản xiết chặt chân tay bằng còng Mỹ và tống vào cachot kiều Mỹ.
Khu biệt giam của Sở An Ninh Nội Chính gồm ba mươi cachots đánh số chẳn, lẻ. Mười lăm cachots bên số chẵn và mười lăm bên số lẻ. Chẵn và lẻ đối diện nhau và cách nhau một lối đi khoảng thước rưởi. Cửa sắt kín mít, không một sợi gió nào có thể lùa vào nêú người ta không trổ sát phía dưới cửa bốn năm vệt và uốn thoai thoải như cửa chớp.Hành lang lợp mái kín mít luôn. Mặt trời chiếu cho muôn loài và đã bất lực chiếu rọi nữa tia nắng xuống một chỗ cần mặt trời nhất. Bức tường hẹp cuối khu gần một cái quạt hút thán khí ra ngoài. Ô gió giữa cửa sắt chỉ mở khi cho tội nhân ăn uống và kiểm soát xem tội nhân còn sống hay đã chết. Người bên số chẵn không có cơ hội nhìn, cơ hội nghe, cơ hội biết người bên số lẻ. Tuyệt đối cô quạnh và hãi hùng.
Nơi đây, nhiều người đã tự tử, đã chết bất thình
linh qua các triều đại. Người cuối cùng chết ở cachot s số lẻ là linh mục Hoàng Quỳnh. Ngài không được hưởng các phép tích của tin đồ Thiên Chúa giáo trước và sau khi chết. Chẳng ai biết mồ ngài nơi nào. Nếu Chúa biết chắc chắn, ngài sẽ lên thiên đường. Nhưng tôi không mấy tin rằng Chúa biết. Người cuối cùng tê liệt cả hai chân được lôi ra khỏi cachot sở chín là linh mục Trần Hưũ Thanh. Cuối cùng, đối với tôi, dĩ nhiên. Vì tôi không còn dịp trở lại khu biệt giam phối hợp kỹ thuật và nghệ thuật của hai nền văn minh thời thượng.
Người ta đẩy tôi vào cachot số lẻ. Tôi đi qua một hành lang chữ U. Tận cùng hành lang, bên trái là khu biệt giam, bên phải là phòng nhốt tập thể. Những tội nhân tranh nhau bám song sắt nhìn tôi, ra dấu hỏi han. Khi sắp rẽ trái, tôi gặp một phòng tối lúc nhúc tù nữ. Rồi tôi nằm trong bóng tối lờ mờ của cái hộp đựng người, chân mang còng số 8. Tôi có năm đêm còng chân xa hẳn xã hội loài người. Trừ hai bữa cơm mỗi ngày, ô gió mở khi thò tay ra lãnh phần cơm nước, còn thì bưng bít và im lặng. Hôm tôi làm quen được với chú thạch thùng nhỏ bé hay mon men tới nhâm nhá những hạt cơm vãi và biết sợ hãi sự thinh không thì có tiếng báo tử «Ngài về nước Chúa rồi, linh mục Hoàng Quỳnh, gửi cáo phó». Tự nhiên, tôi nói lớn: «Ngài về  nước Chúa rồi, linh mục Hoàng Quỳnh, gửi cáo phó». Mãi bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu tại sao tôi nhậy cảm đến độ hiểu cả những điều mình chưa hiểu. Người khác loan tin linh mục Hoàng Quỳnh chết và người khác... Hồi chuông cáo phó rung lên từ những trái tim sau những ồn ào, hốt hoảng của bọn cai ngục, vài giờ kế tiếp, tôi nhận và truyển tin «Linh mục Trần Hưũ Thanh rời trại, liệt hai chân.» Vẫn có người tù là nhà báo săn tin tuyệt diệu. Đêm hôm ấy, cửa cachot của tôi mở, người ta dẫn tôi đi làm việc. Người ta đã giải phẫu tiềm thức và truy nã tư tưởng của tôi. Rồi thay vì trả tôi về cachot, người ta đưa tôi đến một nơi nào đó, tôi không được biết. Mắt tôi bị bịt chặt. Tôi chỉ phỏng đoán tôi đã xa thành phố vì ngồi rất lâu trên xe du lịch và tôi tới một ngôi biệt thự nhờ nghe tiếng bánh xe chạy chậm trên đá sỏi. Người ta xác nách tôi, dìu tôi lên cầu thang. Tôi được gở miếng giẻ bịt mặt và bị đẩy vô căn phòng tối um.
Bầy muỗi đói chào mừng tôi nhiệt liệt. Chúng tấn công tới tấp. Tôi mò mẫm kiếm cuốn sách hay tờ báo cũ xua đuổi muỗi. Mà không có. Đành đi đi, lại lại, dùng tay bảo vệ khuôn mặt. Người ta đã giao nhiệm vụ khủng bố tinh thần con người cho lũ muỗi. Khi anh sáng theo những kẽ hở của khung cửa sổ lọt vào phòng thì sự tra tấn của muỗi chấm dứt. Tôi nằm trên sàn gạch hoa, ngủ một giấc thoải mái. Thức dậy, tôi ngơ ngác, cứ tưởng mình chiêm bao. Không, sự thật đấy. Sự thật ở căn phòng của ngôi biệt thự mà dấu tích của dĩ vãng còn nguyên. Tranh ảnh treo trên tường đã bị gỡ. Tủ giường đã bị khuân đi. Cái máy lạnh đã bị tháo. Thậm chí rèm cửa sổ và khung kính giữ hơi lạnh cũng biến mất. Căn phòng, bây giờ, ngập bụi, mạng nhện và muỗi. Tôi mở cửa phòng toilette. Tấm gương soi chịu chung số phận với đồ đạc lặt vặt của ngôi biệt thự. Tôi mở robinet. Nước châỷ mạnh. Vẫn còn nước. Hạnh phúc cho tôi. Vẫn còn nước. Người ta quên tháo gỡ nước, người ta quên nghĩ nước của chung tất cả. Tất cả sống vì nứớc, nhờ nước. Tất cả có quyền giữ nước. Tôi giật cầu tiêu, vặn douche. Nơớc ào ào chẩy. Nước reo vui. Tôi lăn vào nước, tắm gội một cơn đã đời. Rôi tôi giặt bộ quần áo duy nhất, vắt khô, mặc luôn. Tôi cảm giác khỏe khoắn và tỉnh táo.
Người ta bắt tôi, không cho tôi mang theo bất cứ một thứ gì. Tôi tay trắng đi vào tù ngục. Năm ngày đêm ở cachot Sở An Ninh Nội Chính, tôi bị đọa đày hơn con chó. Vòi nước nhỏ từng giọt, cầu tiêu hôi hám. Không có khăn lau mặt. Không có bàn chải đánh răng. Không có quần áo lót thay đổi. Ngủ với chân còng, không màn không chiếu dưới ánh sáng vàng chết của ngọn đèn nhỏ hiu hắt. Ở đây rộng rãi hơn, thừa thãi nước nhưng bị đoạn tuyệt tiếng nói. Người ta hủy hết cầu chì, đèn điện, máy lạnh, máy nước nóng trở thành vô tích sự. Nỗi sợ hãi khởi đầu từ im lặng. Thú thật, tôi sợ hãi. Một ngày, hai lần, cửa phòng hé mở, một bàn tay đẩy điã cơm và ca nước trà vào rồi lại khép kín. Tôi không tài nào nuốt nổi quá năm muỗng cơm cá khô mặn chát. Thần kinh tôi luôn luôn căng thẳng. Tôi thèm tiếng nói và sợ tiếng
động. Và, để chiến đấu với muôĩ, tôi phải ngủ ban ngày, thức ban đêm. Có đôi lần, sợ hãi quá tôi đã hét lớn. Không ai thèm mắng mỏ tôi. Tôi càng sợ hãi. Tôi muốn, bất thình lình, lăn ra chết. Chết như thế hẳn là sung sướng. Chứ, chết dần chết mòn trong sở hãi thì khủng khiếp vô vàn. Những người đập đầu vô tường, tống cả cái quần đùi vào họng mình, cắn lưỡi tự tử trong tù ngục đều là những người phi thường. Sống đã khổ chết còn khổ hơn. Do đó, người ta cam đành sống tủi nhục, đau đớn để đợi ngày được chết dẫu cái chết chẳng êm ái hơn cái sống.
Hai ngày biệt giam đúng nghĩa nhất, tôi chỉ biết sợ hãi và nghĩ cách chết. Đến ngày thứ ba, sự sợ hãi giảm dần. Hoặc người ta chế ngự nổi sự sợ hãi hoặc người ta bị nó giết dần hèn mọn. Những ngày tiếp nối, sự sợ hãi không còn khả năng gì với tôi nữa. Tôi đã ăn hết phần cơm mỗỉ bữa, ngày ngủ li bì và đêm hát tình ca theo nhạc đệm của muỗi. Sang ngày thứ mười, nửa khuya, người ta lại bịt mắt tôi, đẩy tôi lên xe và đưa tôi đi nơi khác. Lần này, tôi rất bình thản. Nôi sợ bị thủ tiêu, bị bỏ vào bao bố ném xuống sông không còn nữa. Lần trước, tôi đã rụng rời. Khi miếng giẻ thắt chặt mắt tôi, mồ hôi tôi toát ra ướt đẫm và nước tiểu cũng xốn ra. Lúc ấy nếu người ta bảo tôi làm bất cứ một việc gì đê tiện nhất sẽ được sống, tôi cũng làm. Nêú anh biết trước anh sẽ bị nhét vô cái cần xé cùng với tảng đá nặng, anh ngồì bó gối trong cần xé mặt rằng giây kẽm gai kỹ lưỡng, người ta liệng anh lên xe bịt bùng, cho anh ra câu xa lộ, ném anh xuống nước, anh sẽ không bao giờ thích làm anh hùng, anh sẽ bằng lòng làm anh hèn để  khỏi phải chết sặc sụa, khỏi phải tính từng giây chết chóc. Anh sẽ sợ hãi như tôi đã sợ. Những vị anh hùng, liệt sĩ trên đời này không sợ chết nhưng đều đã không biết trước, mình sẽ bị chết bằng cách nào. Nế họ biết trước họ sẽ bị chết trong rọ ngâm dưới nước, cuộc đời sẽ kham hiếm anh hùng lắm. Nhưng buồn bao nhiêu, cuộc đời lại lạm phát hạng người không qua cầu, thu hình đáy giếng, chê bai và phán xét kẻ qua cầu bằng phỏng đoán, a dua dư luận, đố kỵ, ghen ghét và tổn vinh bừa bãi.
Người ta tống tôi vào căn phòng của ngôi biệt thự khác. Ngôi biệt thự khác nữa. Cuối cùng, người ta dẩn tôi về Sở An Ninh Nội Chính,vào một buổi sáng. Người ta tiếp tục truy nã tư tưởng củaa tôi để biết rõ kẻ đã lãnh đạo chúng tôi. Tôi thành thật khai báo rằng chúng tôi không hề có lãnh tụ. Chúng tôi chán làm guốc cho lãnh tụ đi rồi, chúng tôi làm mũ đội lên đầu của chính chúng tôi. Người ta không tin. Người ta quả quyết chúng tôi là tay sai của Mỹ gài lại ! Trọn buổi sáng, người ta quần thảo tôi, áp đảo tôi, tra vấn tôi. Người ta sợ sự thật, người ta còn sợ luôn cả nghe sự thật. Người ta không dám nghĩ chúng tôi chống người ta bằng trái tim và nổi cổ đơn. Người ta cứ nghĩ, đằng sau chúng tôi, là một hậu thuẫn đáng nể! Và, người ta hành hạ tôi, khủng bố tinh thần tôi ròng rã hơn tháng trời. Buổi trưa, người ta còng tay tôi, dẫn tôi tới đề lao Gia Định. Tôii được tống vô phòng tù nữ tập thể.
Ngồi bó gối quan sát mãi, tôi hoa mắt, ngộp thở. Đứng dậy, tôi ghé sát mũi vào ổ gió thở hít. Nắng đang nhảy múa trên mặt xi măng hành lang. Dẫy biệt giam đối diện im vắng. Sợ che lấp ổ gió, tôi ngồi trên bờ tường thấp ngăn cách chỗ chia cơm với sân tắm. Những người tù nữ vẫn mê man. Tóc họ xõa tung, ướt nhẫy. Tôi đã ngấm kỹ từng khuôn mặt nhưng không gặp khuôn mặt bạn bè nào. Một hồi kẻng tù báo thức gay gắt điểm. Lần đầu tiên tôi bị nghe tiếng khua chát chúa của kẻng tù. Tôi nghĩ, trên đời không còn thứ tiếng gì ghê gớm, quặn đau, dày vò hơn kẻng tù. Đó là thứ tiếng của dọa nạt, cưỡng bức, đàn áp. Vài người tù đã thức và đang ngồi ngáp. Họ chưa kip chú ý tới tôi thì có tiếng nói Iớn bên ngoài «Phòng 1 lâý nước» và cái vòi lớn đẩy qua ô cửa gió. Cả phòng vụt thức nhào vô sân tắm. Họ xếp hàng. Không khí ồn ào khởi sự. Đợi hồ nước đầy, một người cầm vòi xịt vào những người khác. Mười phút cho năm mưỏi người tắm. Mỗi người đủ mười hai giây *. Không có thì ẻsát xà phòng, dù ghể lở. Tù nhân mặc quần aó tắm để vừa tắm vừa giặt quần áo bằng mười hai giây nước xịt. Họ đã chửi bới, cãi cọ nhau vì tắm ít, tắm nhiều. Năm mươi con Iợn cái giành giật nước bi thảm hơn năm mươi con lợn cái bầy nhầy trên bục xi măng
Vòi nước rútt mạnh ra đúng thời khóa biểu. Sự hổn độn tắng lên. Tù nhân, sau khi giành giật nước tắm thì giành giật thuốc ghẻ. Họ chổng mông, người này bôi thuốc cho người kia. Thứ thuốc ghẻ chế biến theo
công thức cổ lỗ xĩ làm họ sót sa. Họ vừa dậm chân vưà quạt phành phạch vưà tuôn những Iời bẩn thỉu.
- Chị mới vô hả?
Một tù nữ hỏi tôi. Cô ta trẻ nhất trong phòng
- Phải!
Tôi đáp, nhìn cô ta tìm sự thông cảm.
- Chị bị bắt vê tội gì?
- Phản động.
- Phản động! cô gái tròn xoe mắt. - Tại sao nó đưa chị vô đây? Phần đông nhốt ở khu B chi ạ!
- Đây... Tôi ngập ngừng.
-   Đây là phòng giam tú bà, gái điếm, xì ke, hình sự. Cô gái nói.
- Hành lí của chị đâu, để em kiếm chỗ treo và chọn chỗ nằm cho chị!
Hơn tháng nay tôi mới được nói chuyện và được nói chuyện với một cô gái dịu dàng. Dẫu cô gái tội tình gì cổ ấy vẫn làm tôi ấm lòng. Và tôi có cảm tình ngay với cô ta. Bổng cô gái vỗ tay, la Iớn:
- Chị này bị bắt về tội phản động!
Cả phòng im lặng nhìn tôi. Tôi không hiểu tại sao họ đã nhìn tôi với những cặp mắt chan chứa yêu thương. Một người đứng tuổi bước lại gần tôi.
- Cô mới bị hả?
- Hơn một tháng rồi.
-  Nhốt ở đâu?
- Các biệt giam.
Tôi kể vắn tắt những cachots tôi đã ở. Tất cả chăm chú nghe tôi. Dường như những người này kính phục tù chính trị. Một người đưa tôi cục xà phòng thơm.
- Vô tắm đi cô. Nước trong hồ của cô hết đấy. Tắm gội sạch sẽ, lát nó cho nước sôi, tôi pha mì cô ăn.
Không ai phản đối. Tôi bị đẩy vào săn tắm, bị bắt cổi hết quần áo. Và tôi được tắm gội bằng sà phòng thơm sau một tháng hôi hám. Người khác cho tôi bộ quần áo ngủ. Bộ quần áo tầm thường mà tôi có cảm tưởng như bộ quần áo mơ ước của con nhà nghèo. Tôi vừa mới thấy thế nào là sung sướng khi mặc quần áo mới.
- Khốn nạn, bắt người ta cả tháng mà không cho thư về gia đinh. Con gái một bộ che thân, kham sao nỗi! Một người nói.
-   Người ta con nhà lành, nó tống vô phòng điếm. Người khác nói.
-   Cám ơn các chị, tôi bằng lòng vô đây, tôi không ân hận gì cả.
Tôi nói, giọng đầy cảm súc. Vừa khi đó, bên ngoài cửa sắt, tiếng cai ngục gắt gỏng:
- Ngưởi vừa vô trưa nay đâu?
Cô gái đầu tiên thăm hỏi tôi đáp giùm:
- Đây.
- Chuẩn bị đồ cá nhân. Khẩn trương.[1]
Cả phòng lại ồn ào. Mọi người lăng xăng gỡ túi, giỏ của minh xuống. Và, khi cánh cửa sắt mở, tôi bước ra, tay xách cái bị cói nhỏ đâỹ nhóc đồ đạc mà tôi chưa
biết là những món gì. Cai ngục đóng cửa sắt cái rầm. Y khóa và gài chốt và đóng luôn ổ cửa gió vì người trong phòng nhìn tôi, chúc tụng sức khỏe khiến y nổi giận. Y dẫn tôi sang khu B rồì giao tôi cho mụ đàn bà mắt lé bụng ôm cái bâù sắp đẻ. Mụ cai ngục chỉ cái ghế bảo tôi ngồi. Mụ lật cuốn sổ tù dầy cộm, mở nấp bút máy.
Chú thích :
* Mãi đến cuối tháng 6-1976, đề lao Gia Định mới hoàn tất hệ thống dẫn nước vào riêng từng phòng, xử dụng suốt ngày đêm. Và, đồng thời, cửa sắt được trổ một nửa có chấn song.