Chương II

     ên gì?
- Lan.
- Gì Lan?
- Ngô Kim Lan.
- Ngày sinh, năm sinh?
- 16-8 1950.
- Nơi sinh?
- Sàigòn.
- Địa chỉ?
- 225 bis Công Lý, quận 3.
-  Can tội?
-  Đấu tranh cho tự do dân chủ.
- Phản động!
- Cũng được.
- Nghề gì trước khi bị bắt?
-  Sinh viên cao học luật.
Mụ cai ngục gấp cuốn sổ đóng nấp bút máy sau thời gian vật lộn với chữ nghĩa. Rồì mụ xách xâu chìa khóa, dẫn tôi tới khu biệt giam. Mụ mở khóa rất nghề, kéo cánh cửa sắt, bảo tôi vào. Mụ đóng cửa, cài chốt, bấm khóa, và cảnh cáo : « Cấm liên hệ bên ngoài, bắt được sẻ đóng luôn cửa gió.» Nhờ liếc cuốn sổ ghi danh tù mới nhập trại, tôi biết hôm nay là ngày 14 tháng 3 năm 1976. số tù đề lao Gia-Định đã có tên tôi, người học trò của nhà trường xã hội chủ nghĩa.
Biệt giam khu B nằm giữa hai dẫy phòng giam tập thể, kiến trúc kiểu jumelé, đâu lưng vào nhau. Số lẻ đối diện dẫy phòng giam tập thể đàn ông. Số chẵn đối diện dẫy phòng giam tập thể đàn bà và những tù nhân mắc bệnh ho lao. Hành lang ngăn cách giữa biệt giam và tập thể là cái sân cỏ. Cánh cửa sắt hở phiá dưới đủ để con chuột cống chui vô. Chiều ngang khoảng một thước, chiều dài hai thước, trần thấp đổ bê tông, bục xi măng trải vừa chiếc chiếu cá nhân, cầu tiêu và chổ tắm giặt chung một chỗ, vòi nước chảy mạnh. Đó là cachot của khu B đề lao Gia Định. Nó không đến nổi tồi tệ như cachot ba chế độ của Sở An Ninh Nội Chính. Người ta phát ngay cho tôi một chiếc chiếu cói, một cái ca, một cái tô, một cái chén và một cái muỗng. Tất cả đều bằng nhựa. Không có mùng, mền dù muỗi rất nhiều và đêm khá lạnh. Tôi trải chiếu trên bục xi măng, gối đầu lên cái bị ân tình, nằm duổi chân, dang tay, ngủ một giấc ngon lành, nhờ vừa được tắm xà phòng thơm và thay quần áo mới.
Tiếng đập cửa thình lình làm tôi mở mắt.
-   Số 12 lâý cơm!
Tôi đưa ca và tô qua ô cửa gió.
- Chị cần gì không?
- Ca đựng nước sôi.
- Mai sẽ có. Chị đừng nhìn tôi.
Người thanh niên chuyển cơm và thức ăn cho tôi xong thì sang cachot khác. Tôi đã hiểu kỷ luật nhà tù, im lặng, không hỏi thêm điều gì. Ăn dứt bữa, tôi rửa tô chén, xúc miệng, uống nước robinet và lại nằm lăn ra ngũ. Tôi cần ngủ sau một tháng ngủ chập chờn. Nửa đêm, tôi thức giấc nhìn ngọn đèn nhỏ hiu hắt trong cachot, thâý rõ cái trăm năm hiu quạnh của kiếp người. Tôi đứng dậy, ra tận cửa, nhìn bên ngoài qua ô cửa gió. Đêm buồn bã. Sân cỏ ướt đẫm sương khuya. Dẫy tập thể đèn néon sáng trưng. Các phòng tù nữ, mọi người đang ngủ trong những cái mùng giăng thấp lè tè. Họ đã được viết thư về gia đình và được tiếp tế đủ thử. Ở’ phòng bệnh lao, một vài ông già ngồì ôm ngực ho. Từng chuỗi tiếng ho quằn quại cơ hồ những băng đạn quạt vào cuộc đời khốn khổ. Con đường hệ lụy, không ai ngờ lại còn có những nhà tù và những người tù chẳng hiểu mình can tội gì. Người ta sinh ra, cố sống thật lương thiện để tránh vòng tù tội. Ở thời đại của tôi, vì quá lương thiện với lòng mình mà cam đành nằm ngục Nếu người ta biết gian dối, người ta chấp nhận cuộc sống của loài cỏ đuôi chồn, có lẽ, yên thân hơn. Khổ nổi những người quá lương thiện thường bất bình những kẻ gian lận trong các trò chơi tư tưởng. Và do đó, mới sản sinh ra, loại tù nhân tư tưởng. Anh không chấp nhận một quan điểm nào đó của một người nào đó, nếu người ấy chưa nắm quyền binh, anh sẽ bị bôi bẩn, sẽ bị truyền khẩu hạ nhục, sẽ bị rỉ tai vấy nhơ; nếu người ấy nắm quyền binh, anh sẽ bị bỏ tù, sẽ bị giết. Người ta đã chống đối tư tưởng của nhau và người ta đã giết nhau theo cung cách âý. Nhưng ít ai nghe tiếng họ quằn quại trong ngục thất đêm khuya, những tiếng ho không gợi niềm trắc ẩn và không đánh thức nổi lương tri của con người.
Trước đây, tôi sống rất hời hợt, tôi đã sống với hình thức của đời sống chứ chưa hề sống với nội dung của nó. Mọi kinh qua của lịch sử là mỗí kinh nghiệm tuyệt vời. Nhiều thứ phải chết cho nhiều thứ sống lai. Những thứ chết là lòng ích kỷ, sự ỷ lại, tâm hồn vọng ngoại, thói tị hiềm và mưu cầu hạnh phúc riêng tư. Những thứ sống lại là nhiệt tình, lòng tự phụ, sự can đảm, niềm tự tin và ước mơ xây dựng hạnh phúc cho mọi người. Tôi thức tỉnh do lịch sử sang trang bất ngờ nhưng tôi khôn lớn, tôi biết nhìn vào nội dung cuộc sống nhờ những đêm im lặng hãi hùng trong các thứ cachot. Cuộc sống vô tận, tôi mới chỉ ngốn hêt ba mươi trang. Tôi chưa hiểu mình sẽ đọc đến trang thứ bao nhiêu. Thiệt lòng, tôi muốn đọc tới trang cuối cùng.
Nhiều bạn bè tôi đã di tản trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Họ đang có mặt ở Mỹ, ở Pháp, ởbGia Nã Đại... Tôi không biết tâm trạng họ ra sao nhưng biết chắc họ đã thỏa mãn vật chất.
Đời sống được định nghĩa thế nào? Nếu nó đã được định nghĩa là sự thụ hưởng thì mọi kinh qua của lịch sử đều vô ích, thì những người đã di tản qua Mỹ, qua Pháp phải cám ơn cộng sản. Nhờ cộng sản thôn tính miền Nam họ mới có cơ hội xa quê hương, có nhà cao cửa rộng, có xe hơi chạy vung vít, có những đêm nhẩy đầm tíu tít và có những giọt nước mắt cay thuốc lá gửi về «sót sa cho những người ở lại». Ngay thẳng, nhiều người di tản và vượt biển phải cám ơn cộng sản vô vàn. Đời sống tăm tối của họ, sự ngu dốt muôn thuở của họ tại quê nhà đã rực rỡ và sáng giá tại quê người. Và họ đã dám âm mưu cả chuyện về giải thoát chúng tôi! Buồn cho họ, đời sống đã không bao giờ được định nghĩa là sự thụ hưởng vật chất. Những miếng ngon nhất và những miếng tồi tệ nhất đều tiêu hóa giống nhau và đều có mùi vị giống nhau. Miếng ngon có thể làm con người béo mập, phì nộn, đồng thời, nó cũng làm con người ngu si, ích kỷ, hẹp hòi, ti tiện. Miếng tồi tệ — miếng cơm tù đầy chẳng hạn — làm gầy mòn con người nhưng lại giúp con người khôn ra, lớn lên, đầy đủ chiều cao, chiều rộng, chiều sâu ; giúp con người trang trải, độ lượng và cao thượng. Vậy thì đời sống chỉ có định nghiã chính xác với ai dám sống, sống đến tận
37
cùng và can đảm chịu đựng mọi thử thách cam go của đời sống. Bởi vì, sau những thử thách khốn cùng, con người sẽ để lại một ý nghiã cao cả cho những đời sống kế tiếp.
Tôi không có tham vọng ghê gớm âý. Đời sống đẩy tôi vào sự thử thách quá ngỡ ngàng đối với tôi. Lịch sử dẫn tôi ra khơi, bỏ tôi loay hoay giưã cuồng sóng. Tôi phải tự lo lấy. Không ai giúp tôi cả. Không ai an ủi tôi cả. Tôi nhập cuộc cũng không cần đòi hỏi những đền bù này nọ. Tôi chiến đâú cần thiết như tôi thở, tôi yêu. Thế thôi. Lãng mạn và cô đơn. Âm thầm và khiêm tốn. Còn ai thích hiểu sao, tùy ý họ. Tôi không bao giờ là chiến hữu của những người trong trận tuyển hư ảo. những người đang cổ võ phục hồi cái dĩ vãng tanh ươn, mục rã. Nếu chiến đấu để sống lại tháng năm buồn tênh cũ, thà chấp nhận cái hiện tại rạc rãi này còn hơn. Tôi cũng chẳng bao giờ là chiến hửu của những người hiếu sát hung hẳng đòi giết hết quân thù. Thời đại của tàn sát đẩ cáo chung. Không có thứ hạnh phúc nào tươi bằng máu cả. Những kẻ toan tính chọc huyết kẻ thù như chọc huyết heo là những kẻ ngu xuẩn, hắc ám và dốt nát ; là những kẻ toan tính thiết lập ở quê hương Việt nam những lò sát sinh ghê tởm hơn cả những trại tập trung cải tạo. Tôi chống đối sự man rợ từ mọi phiá và tôi thành thật nói rằng, khi lịch sử đã sang trang có nghiã là gánh hát đã rã đám, đào ca kép hát và hề đã bị sa thải. Không ai để cho bọn đào kép cũ chơi tuồng mới nữa. Dân tộc đã chán nản họ.
Thời đại của khuyến nho, khuyến tây, khuyến nhật, khuyến tàu, khuyến mỹ đã đăng cáo phó. Và sắp đăng cáo phó thời đại khuyên nga.
Đã vắng mặt chính quyền trên đất nước này, lâu rồi. Chỉ có phỉ quyền và ngụy quyền đúng nghĩa. Một bên ăn cướp, một bên ăn cắp. Cả hai đều là tay sai của ngoại bang, cả hai đều tồi tệ, đốn mạt. Số phận của dân tộc chúng ta, bao nhiêu thế hệ, nằm trong tay bọn ăn cướp và bọn ăn cắp. Lịch sử  dâng hiến chúng ta vận hội mới, lịch sử lột mặt nạ phỉ quyền, lịch sử đào thải ngụy quyền, chúng ta có thể làm chính quyền rồi đấy. Cả dân tộc đang làm lại chính quyền trong ngục tù bao la và trong ngục tù giới hạn. Hạnh phúc của người Việt nam không thể có từ nước miếng ly hương, từ sự mô phỏng áo quần, khăn rằn lố lăng khờ khạo, từ champagne tuyên ngôn, tuyên cáo. Mà phải khởi sự từ bát cơm độn ngô, khoai, sắn ; từ những giọt mồ hôi cưỡng bức rơi xuống luống cầy, từ nỗi khát sữa của em thơ, từ nỗi thèm gặp con trong tù của mẹ già, từ những cái gi khắt khe quái đản đang từng phút diễn ra trên khắp quê hương, đang từng phút đè nặng lên thân phận dân tộc Việt nam.
Đã bao giờ anh gặp một sản phụ ở bảo sanh viện Từ Dũ hay Hùng vương chưa? Anh có biết một hài nhi ra đời chỉ được cấp tiêu chuẩn sữa hai bữa không? Nếu người mẹ chưa kip có sữa và không có tiền mua sữa, hài nhi khóc như thế nào? Đã bao giờ anh gặp một sản phụ mất sữa nuôi con ngồi ơ’phòng Y tế phường xin mua sữa giá nhà nước chưa? Người mẹ bị lột áo ra. Bàn tay thô bạo đại diện một nhà nước ‘‘quý trọng con người và bảo vệ phẩm cách con người triệt để’’ đã bóp vú người mẹ, nhay mạnh. Mạnh đến nỗi người mẹ nhăn nhó. Sữa không chảy. Người mẹ được cấp miếng giâý giới thiệu lên Y tế quận. Quận lột áo, bóp vú người mẹ lần nữa rồi giới thiệu lên Y tế thành phố. Y tế thành phố cho người mẹ ăn đĩa cơm nếp. Một tiếng sau, vú người mẹ bị bóp, nhay kỹ hơn. Bấy giờ, người me mới được hưởng ân huệ mua sữa nhà nước nuôi con khôn lớn để đóng góp lính cho nhà nước năm nó mười tám tuổi. Đã bao giờ anh gặp những người đàn bà, những cô gái ngồi xếp hàng từ năm giờ sáng ở cạnh bệnh viện lao Hồng Bàng, gần trường Chu Văn An chưa? Anh hiểu họ xếp hàng làm gì không? Họ bán máu. Bán máu để đong gạo chợ đen của chế độ. Đã bao giờ... Làm sao anh biết được. Anh không biết thì anh không thể rung đông thật. Anh không rung động thật thì anh chiến đấu giả. Hạnh phúc thật có xây dựng bằng chiến đấu giả không nhỉ? Tôi tự hỏi và tôi cảm thâý sót sa.
Sự kết thúc của cuộc chiến hai mươi năm đã làm nhiều người lớn lên, đằm thắm, thiết tha nhưng cũng làm nhiều người bé đi, giả tạo, hời hợt. Nghĩ mà thương những người lính của chúng ta đã chết anh dũng ở chiến trường. Những con người bé nhỏ chưa để họ yên nghỉ dưới mộ. Kẻ thù đã quật mồ mả họ, san bằng nhiều nghiã trang của họ, bêu nhục và khu trừ vợ con họ. Những con người bé nhỏ còn nỡ nhân danh xác chết tuyệt tích nấm mồ của họ tính chuyện mưu bá đồ vương, rất phi thường nhưng rất tầm thường. Những con người bé nhỏ không thích làm chính quyền. Với họ, có lẽ, làm chính quyền nhiều khê qua. Họ phải khởi sự từ số không. Mà khởi sự từ số không thì họ không ra gì cả. Do đó, họ khư khư cái dĩ vãng phù phiếm, xúm nhau lại, đánh bóng nó thêm, mô phỏng trò chơi của phỉ quyền, hăm hở trong cuộc chiến đấu phục hồi dĩ vãng, phục hồi ngụy quyền, phục hồi rác rưởi và cóc chết. Tôi dấn thân để đóng góp đôi chút vào công cuộc tạo đứng một chính quyền cho xứ sở, để được sống bình yên chung quanh những người Việt nam hiền lành, lương thiện, được tuân lệnh những người cai trị hiền lành, lương thiện, sáng suốt. Ngoài ra, tôi không tự hào gì cả. Bởi vì, lịch sử vừa mới dậy tôi, tất cả đều phù ảo, trừ hạnh phúc vĩnh cửu của mọi người.
Mải mê suy nghĩ, tôi quên ngủ. Kẻng năm giờ báo thức đã khua vang. Bên khu tập thể, sự ồn ào bắt đầu. Tù nhân gỡ màn, giũ chiếu và cười nói xôn xao. Tiếng hô hoản một hai ba bốn của bọn cai ngục tập thể dục ầm ỹ khắp trại. Một ngày mới của đề lao Gia  Định khởi sự. Bầy chim sẻ léo nhéo trên những cành me. Các động cơ xe xích lô máy, xe lam nổ lớn quanh khu vực chợ Bà Chiểu, Lăng Ông, Tòa Hành Chính Gia Định cũ. Sinh hoạt đang diễn ra ngoài nhà tù lớn chắc cũng chẳng vui hơn trong nhà tù bé. Khi mầu cờ quen thuộc biến mất, dù thích hay không thích mầu cờ ấy tâm hồn mỗi người đều ủ ê và đều trở thành những kẻ xa lạ với mầu cờ mới. Và, tự nhiên, người ta thấy có linh hồn tổ quốc thật sự, có một sự thiêng liêng trong hai tiếng tổ quốc mà bây giờ người ta mới nhận ra. Cũng như tôi vừa mới nhận ra rằng, tù ngục chưa phải là điều bất hạnh. Tù ngục là văn phạm của đời sống. Chỉ có ngữ vựng mà thiếu văn phạm thì không thể viết nổi những trang sách của đời mình.
Sáu giờ, mụ cai ngục điểm số các cachots. Mụ ghé mắt vào ô cửa gió quan sát. Thấy tôi còn sống, tôi chưa vượt ngục, chưa khoét tường âm mưu vượt ngục, mụ bỏ đi. Tôi vùng dậy, ra đứng sát cửa. Bên các phòng tù tập thể, mọi người ngồi xếp hàng ngay ngắn đợi chờ điểm số. Tiết mục điểm số đầu ngày xong xuôi, thế giới tù lại giống một miếng chợ. Cưả sắt khu B trổ một nửa hàn chấn song lớn, năm sáu người bám cửa nhìn sang cachot của tôi ra dấu hỏi thăm, hỏi tên, hỏi tội và cười thông cảm. Chúng tôi biến thành những người câm hết. Cả dân tộc đã biến thành những người câm. Bạn tù đánh một dấu hỏi. Tôi đưa ngón tay bóp cò súng tưởng tượng. Bạn tù biết tôi là phản động. Bạn tù đánh dấu hỏi tiếp. Tôi dơ một ngón tay. Bạn tù biết tôi bị bắt một tháng. Tôi đánh một dấu hỏi. Bạn tù đưa bàn tay hất hất. Tôi biết bạn tù vượt biên. Chúng tôi đã đàm thoại như các thiền sư. Chán trò chơi này, tôi đi đánh răng, rửa mặt.
Lôi cái bị cói ân tình ra xem từng món. Tôi sung sướng thấy hai bộ quần áo, mấy chiếc quân lót, một cái khăn mặt, một bàn chải và kem đánh răng, một cục xà phòng thơm, mười đồng bạc. Những cô gái giang hồ đã thương sót tôi, đã tặng tôi nhiều thứ.
Hôm qua, họ đã tỏ tình với tôi và tôi đã cảm động. Hôm nay, tôi cảm động muốn khóc. Tôi hết dám nghĩ xấu về gái giang hồ. Họ còn trái tim. Và còn trái tim là còn thiên lương. À, đó, văn phạm tù ngục đã giúp tôi đặt một câu dài về sự phán xét khi ta chưa rõ sự thật, về sự phán xét trong nghịch cảnh.Tâm hồn tôi lâng lâng. Tôi khỏi phải dùng ngón tay chà răng nữa. Hơn tháng nay mới được đánh răng bằng bàn chải và kem, tôi nhẹ nhổm, khoan khoái vô cùng. Cảm hứng dạt dào, tôi cởi quần áo, vặn vòi nước, dùng ca hứng và xối. Rồi tôi giặt bộ quần áo ướt mèm còn vất xó trong phòng từ chiều qua.
Những tia nắng đầu tiên nhảy múa trên mái tôn dâỹ tập thể báo trước. Một buổi trưa nướng người trong những cái hộp khu C. Người thanh niên chiều qua đã xuất hiện.
- Số 12 lấy nước sôi. Có ca cho chị đây. Chị tên gì?
- Ngô Kim Lan. Sinh viên luật, phản động, bị bắt hơn một tháng.
- Hoài, sinh viên Vạn Hạnh. Chị cần gì nữa?
- Báo tin mọi người, hy vọng sẽ gập bạn cùng tổ chức.
- Tôi sẽ cố gắng. Chị nhớ, bây giờ là 7 giờ. Cơm
sẽ phát 10 giờ 30. Chị ăn đủ phần cơm chứ?
- Cám ơn. Đủ.
- Chào chị.
Tôi nhận ca nước sôi. Hoài gánh nước sang cachot bên cạnh. Sinh viên Vạn Hạnh, kẻ thù của chế độ cũ, tù nhân của chế độ mới. Những kẻ ngu xuẩn đang đổ lỗi cho chúng tôi đã xuống đường lầm lợi cho cộng sản. Chúng tôi chống mọi bất công, cay đắng. Chúng tôi chống bạo lực từ mọi phía. Và chúng tôi tiếp tục chống. Đừng thách thức chúng tôi tại sao bây giờ không dám xuống đường. Khi bạo lực là AK sẵn sàng khạc đàn thí xuống đường theo cung cách khác, ngoạn mục hơn, nhức nhối hơn. Hãy nhớ kỹ: Chúng tôi chiến đấu khi các anh đã đầu hàng. Chúng tôi bị bắt, bị còng, bị bịt mắt dẫn vào tù. Còn các anh, các anh đóng tiền nươm nướp ghi tên vào tù, tranh giành sớm muộn, rồi các anh ngớ ngẩn báo cộng sản lừa gạt các anh, nói học tập mười ngày mà học tập vô thời hạn. Các anh khôn ngoan hơn chúng tôi, kinh nghiệm cộng sản. Của các anh đâu? Các anh không biết bản chất của cộng sản là gian dối hay sao?
- Số 12 có quần áo phơi không?
- Có.
- Chị cứ đưa từ từ. Em ở phòng tập thể, trực phơi quần áo hôm nay. Chị cần gì không?
- Không, cám ỏn.
- Em tên Thu, nữ sinh Gia Long, còn chị?
- Ngô Kim Lan, sinh viên luật.
- Số 12 lẹ lên!
Tôi đẩy bộ quần áo ướt ra, mĩm cười thấy mụ cai ngục đang ngó sang cachot của tôi. Tôi đang làm quen với sinh hoạt của đề lao Gia Định. 10 giờ, Hoài tới.
- Chưa liên lạc tin tức được. 1 giờ phát nước. 4 giờ phát cơm. Tụi nó đông quá. Chị lấy cơm đi.
Hoài ấn chặt khít ca cơm, vun có ngọn. Anh ta múc đầy thức ăn vào tô của tôi. Đói từ sáng sớm, tôi đã ăn hết: phần cơm. Chưa bao giờ tôi ăn nhiều thế. Chưa bao giờ tôi biết đói. Chưa bao giờ tôi hiểu vị ngọt bùi của cơm, dù là cơm tù gạo hẩm. Ăn xong, tôi rửa chén, tô và ngủ. cachot đề lao Gia Định không hầm hơi như cachot An Ninh Nội Chính. So với phòng tập thể 1C, nó là thiên đường. Gió lùa vào ô cửa gió, lùa vào kẽ hở dưới thềm. Tôi ngủ rất ngon. 1 giờ, Hoài tới phát nước sôi. Anh dặn tôi uống dè vì nước sôi phát có hai lần.
- Chị đừng ngạc nhiên thấy tôi được làm công việc này. Tôi khoe và biết đóng kịch. Muốn sống, ta phải biết dấu móng vuốt. Và phải biết chờ đợi.
Tôi nhìn Hoài. Khuôn mặt anh khôi ngô, đôi mắt sáng rực. Chiến hữu của tôi, chiến hữu xứng đáng. 4 giờ, anh ta phát cơm cho tôi và dặn dò:
- Chị phải tập thể dục, phải chạy kẻo tê bại.
Tôi chợt nhớ mình, đã quên điều cần thiết âý từ một tháng nay. 5 giờ, cô Thu mang quần áo phơi khô trả tôi.
- Bột dinh dưỡng sáu thứ đậu, chị pha với nước sôi uống buổi sáng.
Cô đã lén gói vào bộ quần áo của tôi gói bột và gói đường tán. Tôi ngó sang dẫy tập thể mỉm cười, gật đầu cảm ơn. 6 giờ chiều, mụ cai ngục điểm số lần chót. Một ngày tù chấm dứt ở cachot. Nhưng ở khu tập thể, khi kẻng báo ngủ 9 giờ đêm, phiên chợ tù mới chịu im lặng. Từ lúc nãy, chỉ có hiu quạnh và buồn phiền.