Chương III

     ời sống ở cachot là đời sống riêng biệt. Trước kia, cachot chỉ dùng để nhốt những tù nhân bướng bỉnh, chóng phá, bạo loạn. Và nhốt có hạn kỳ. Bây giờ, người ta giam những phần tử phản động nguy hiểm vào cachot vô hạn định. Người ta bảo, ở cachot yên tĩnh, phạm nhân không bị chi phối, rất thuận tiện suy nghĩ về tội lỗi của mình để thành khẩn nhận tội lỗi đó. Người ta xử dụng cả đến sự cô liêu và bóng tối để tra vấn những thứ dấu kỹ trong đầu óc con người. Cachot, nỗi hãi hùng của ai chưa hề vào đó, sự bình thường của những người như tôi. Nó là phòng ‘’de luxe’’ của khách sạn lớn dành riêng tiếp khách đặc biệt. Ở cachot, tôi không suy nghĩ  về tội lỗi của tôi, vì tôi chẳng có tội lỗi gì, tôi đủ thì giờ tra vấn thân phận tôi và số phận của thế hệ tôi lạc lõng. Bóng tối và cô liêu trong cachot, với tôi, là thứ ánh sáng nhiệm mầu và niềm bí ẩn tuyệt diệu. Tôi có thể nhìn thấy tôi ngày mai trên đầu nguồn hạnh phúc vườn Địa Đàng cùng những cảm giác thơm ngọt đào tiên sau chuyến phiêu du xuống vương quốc Hỏa Ngục, sẽ ra sao nhỉ, khi mình cắn trái táo mà lưỡi còn hương vị mật đắng đáy đời? Đó chính là niềm mơ ước của kẻ hứng chịu đau khổ. Văn phạm ngục tù giúp tôi đặt một câu vè hy vọng bất tận của những người mà người khác tưởng rằng tuyệt vọng. Bất hạnh cho những kẻ không dám hy vọng, không còn gì mà hy vọng. Những bọn nhẩy đầm trên bãi tha ma và những bọn thụ hưởng vật chất đều ôm trái bất hạnh to bằng trái đất. Chẳng lẽ họ hy vọng được nếm mùi tân khổ? Chẳng lẽ họ mơ ước được vào tù, được nhốt trong cachot, được nghe những tiếng ho quằn quại đêm khuya không gợi niềm trắc ẩn? Tôi phải nói thật là tôi rất bằng lòng cái số phận tôi đang chịu đựng và đương đầu.
Mỗi ngày, mụ cai ngục mở cửa cachot hai lần, dẫn tôi tới phòng chấp pháp. Người ta vất cho tôi một xấp giấy, một cây Bic và bảo tôi tự khai. Tôi tự thắp một ngọn đèn cực sáng, chiếu rọi vào thân phận tôi từ  thuở lên mười. Dĩ vãng tôi, hiện tại tôi, kỷ niệm tôi, ước mơ tôi, gia đình tôi, trường học tôi, thâỳ cô, bạn bè ngậm ngùi lếch thêch bước lên trên những trang tự khai quái đản. Viết hoài, viết mãi. Viết nữa. Tự khai sáng sớm. Tự khai buổi trưa. Tự khai buổi chiều. Tự khai ban đêm. Tự khai trong cơn sốt. Tự khai lúc kinh nguyệt dầm dề thiếu serviettes hygéniques. Tự khai, tự khai và tự khai. Dĩ vãng đi. Dĩ vãng về.  Dĩ vãng tới. Dĩ vãng lui. Dĩ vãng nằm nghiêng. Dĩ vãng nằm ngửa. Tự khai, trò chơi ngậm bồ hòn của văn minh cộng sản. Nó làm tôi choáng váng, mỏi mệt. Một xấp giâý, một cây Bic, không cần dọa nạt, tra tấn, qúa khứ của một đời người phô bày nguyên vẹn. Chỉ viết thôi, cứ viết đi. Hôm nay có chút gì sai với hôm qua. Viết lại. Ngày mai thêm tình tiết mới. Viết lại từ đầu. Từng dấu phẩy, từng dấu chấm than đều bị soi kinh hiển vi. Tự khai ngày hai buổi rồi tự khai ngày nhiều lần. Tự khai nó biết canh giờ giấc vừa bưng bát cơm, chưa kịp ăn một miếng, nó gọi đi tự khai. Trở về mệt mỏi, cơm canh nguội ngắt hết muốn ăn. Nằm nghỉ, mới nhắm mắt, nó kêu đi tự khai. Nửa đêm nó bắt bỏ ngủ đi tự khai. Nó hành hạ tôi ròng rã một tháng. Nó làm tôi hao mòn, bơ phờ, mệt mỏi, chán nản. Nó khiến tinh thân tôi căng thẳng tột độ. Rồi nó bỏ rơi tôi.
Tôi lại có thì giờ ăn, ngủ bình thường, có những mẩu đối thoại ngắn với anh sinh viện Hoài, với các cô phơi quần áo, quét sân trực nhật của phòng tập thể ; có những khoảnh khắc trao đổi tư tưởng với «chiến hữu» cachot hàng xóm không hề thấy mặt nhau. Hàng tuần phòng tập thể dục nhận quà tiếp tế. Bạn tù lén lút cho tôi đủ thứ. Tô không thiếu gì ngoài serviet­tes hygéniques. Tôi đã phải xé áo may cái khố mà đeo chịu tội làm đàn bà những ngày cuối tháng. Khố dùng xong, giặt kỹ, phơi khô để còn dùng nữa. Tôi được cải tạo tư tưởng như thế! Nhà nưoc xã hội chủ nghĩa rất giầu súng đạn, gông cùm nhưng rất nghèo serviet­tes hygéniques. Nếu Thượng Đế biết có ngày đàn bà, con gái bị cộng sản bỏ tù, chắc Ngài không nỡ bắt chúng tôi lãnh án kinh kỳ.
Ớ cachot Sở An Ninh Nội Chính, tôi đã làm quen với chú thạch thùng bé nhỏ. Trong cachot, thạch thùng thiếu thức ăn. Nó đành ăn cơm rơi vãi. Chú thạch thùng dám bò lên tay tôi nhấm nhá hột cỏm. Nó hiểu tôi không hại nó và muốn thử xem nó thân tôi tới mức nào, tôi bỏ cơm vào lòng bàn tay, nằm chờ nó. Hễ nó bị thạch thùng lớn đuổi, nó chạy đến tôi cầu cứu. Tôi yêu nó lắm nhưng phải xa nó.
Cachot khu B của để lao Gia Định không có thạch thùng vì ngọn đèn nhỏ vàng khẽ hiu hắt không quyến rũ. Chỉ có chuột. Tôi chú ý một chú chuột nhắt thường mò vô ăn cỏm thừa trong ca. Nếu không rã rượi vì tự khai, tôi đã kết bạn với chú rồi. Bây giờ, người ta tạm quên tôi. Tôi phải tìm một niềm vui. Mười giờ, ăn cơm xong, tôi đổ hết cơm thừa vào túi ni lông. Kẻng báo ngủ, tôi nằm nhắm mắt chờ chú chuột. Tay tôi buông xuống nền xi măng, dúm cơm sát cạnh. Chú chuột đến. Ti hí mắt, tôi quan sát chú. Chú ngơ ngác, vẫy đuôi lia lịa. Chú bò ra ngoài sân. Lát sau, chú lại vào. Chú dò dẫm từng chút. Rồi chú mon men gần mồi. Chú chạp vội một miếng, chạy ra xa nhẩm nhá, nghe ngóng. Thấy êm, chú tiến lần thứ hai. Lần này, chú thản nhiên thưởng thức cơm tù. Tôi giả vờ ngọ nguậy bàn tay. Chú co đuôi chạy. Rồi lại tới, đôi mắt sợ sệt thật dễ thương. Đúng là chuột con nít, sợ mà thích đùa rỡn. Có thể quen biết với chú rồi, tôi ngủ. Khi tôi thức, chú chuột đã ăn hết phần cơm của chú. Buổi tối, chú chuột vào. Chú bạo dạn hơn buổi trưa. Mất ba hôm đùa rởn chú, ngày thứ tư tôi bỏ cơm lên bàn tay. Chú chuột leo lên tay dùng bữa. Tôi rờ rẫm chú, chú ngừng ăn. Nghĩ sao, chú liều lĩnh, tiếp tục ăn. Sang ngày thứ bâỷ, tôi đã tóm chú, vuốt ve. Chú hết sợ hãi. Và tôi có người bạn thú vị. Tôi tắm chú bằng xà phòng thơm, lau khô chú. Lạ lùng thay, chú chuột quên đường về hang ổ quên gia đình, suốt ngày đêm chú quanh quẩn bên tôi. Chú ăn với tôi, ngủ cạnh tôi như một con mèo. Chuột và người trong một cachot, âu yếm, quyến luyến.
Đúng một tháng tĩnh dưỡng, người ta lại gọi tôi đi tự khai. Tôi phải tự khai từ đầu, tự khai mới, hoàn toàn mới vì tự khai với người công an mới. Vẫn như tôi đã tự khai. Những dòng chữ ê chề lại uể oải bò trên những trang giấy ê chề? Trò chơi tự khai đích thực là trò chơi «chết đuối người trên cạn». Nó bắt con người phải nhai đi nhai lai cỏ rơm như trâu bò. Không còn gì thê thảm hơn là hàng ngày ta bị bắt buộc viết quá trình của đời ta một lần. Nếu Hemingway bị viết một chục lần thôi, một truyện ngắn mà ổng đã viết xong, ổng sẽ điên lên. Nhưng có loại nhà văn, nhà thơ suốt đời viết đi viết lại những trang suy tôn lãnh tụ mà vẫn tỉnh, vẫn tự hào mới can đảm. Tôi chỉ bị tự khai dĩ vãng và hiện tại ngày này sang ngày khác mà đã chóng mặt, buồn nôn vào chủ nghĩa cộng sản. Với cung cách tự khai ghê tởm này, tôi nghĩ, các ông Trường Chinh, Lê Duẩn, Tố Hưũ, Lê Đức Thọ... mà viết về ông Hồ Chí Minh, thế giới sẽ nhìn cái xác chết trong hòm kính bâỳ ở Lăng Bác bằng những con mắt khác, cả quá trình bẩn thỉu nhất của ông Hồ Chí Minh sẽ được sống dậy. Người ta sẽ ngạc nhiên thấy vỉ nhân Hồ Chí Minh cũng hai vợ, cũng gián điệp bán tin cho cả Mỹ, Anh, Pháp lẫn Nga... Và nếu các vị tướng lãnh, tổng trưởng rniền Nam đều thành khẩn tự khai cả, lịch sử Việt Nam sẽ có một pho buồn rượi. Vì ròng rã năm mươi năm, vận mệnh của dân tộc Việt nam đã phó thác cho lũ vô lại phỉ quyền và ngụy quyền. Nhưng lịch sử thường được dấu nhẹm bởi bọn ngự sử khốn kiếp ghi chép sử ký bằng nước cống và tâm hồn chó săn. Chính sử đã hỏng, vẫn còn ngoại sử, dã sử và tiểu thuyết và ca dao và tiếu lâm. Và tuổi trẻ Việt nam hôm nay đang quằn quại trong tù ngục phỉ quyền sẽ rửa sạch lịch sử năm mươi năm ô uế bằng máu.
Dĩ vãng của người con gái hai mươi nhăm tuổi, một dĩ vãng mặt trăng, có gì đâu mà khai đi khai lại. Hiện tại của nó là mặt trời, có gì đâu mà khai lại, khai đi. Tự khai nó muốn tôi mòn mỏi, nó muốn tôi gian dối. Tôi không chiều ý nó, nó đày đọa tôi. Nó bảo tôi cúi đầu nhận tội. Tôi có tội gì? Tôi yêu tổ quốc, yêu quê hương, yêu nòi giống, nó bảo tôi không được quyền yêu. Chỉ nó mới độc quyền yêu, ai khác yêu là có tội. Nó thích nó là núi cao chót vót, bề thế chúng tôi chỉ là cỏ dại dưới chân nó. Nó cho nó là đại dương mênh mông, chúng tôi chỉ là rác rưới lênh đênh. Tôi không chịu thế, nó bắt tôi tự khai đến khi nào tôi phải đầu hàng, phải công nhận nó là ưu việt, là tinh hoa của nhân loại. Cứ đầy đọa tôi đi, tôi còn đủ sức chịu đựng.
Những ngày tôi tự khai, chú chuột buồn lắm. Tôi thường về cachot khi cơm đẵ phát sầiĩ đê trong phòng. Chú chuột ngồi cạnh ca cơm, không dám ăn. Tôi về, chú mừng rỡ, leo lên chân tôi. Chúng tôi cùng ăn cơm với nhau, chú đã chia sẻ với tôi những nỗi đắng cay. Trên tay tôi, chú chuột nhỏ bé nghe tôi kể nỗi đau tự khai. Chả biết chú có hiểu gì không mà cứ chúc mõm cầy lòng bàn tay tôi. Thêm hai mươi ngày tự khai, người ta lại bỏ rỏi tôi, không hứa hẹn gì cả. Thản nhiên, tôi sống và chờ đợi. Tôi chịu khó ăn, chịu khó ngủ, chịu khó tập thể dục. Tôi còn may mắn là không bi ghẻ lở. Đêm cachot hiu quạnh khôn cùng. Nghe tiếng báo bệnh, báo tử tự khu khác vọng vang, tưởng chừng những mũi kim nhọn đâm vào tim mình đau nhói. Tôi không thể nào quên nổi tiếng kêu lanh lảnh về khuya «Báo cáo cán bộ biệt giam C1 có người chết» hay «Báo cáo cán bộ biệt giam C2 có người tự tử». Mỗi lần nghe mỗi lần cảm giác gai góc ớn lạnh. Cuộc đời có những tiếng kêu hãi hùng. Quê hương tôi nhiều tiếng kêu hãi hùng nhất. Một triệu tiếng kêu của một triệu người chết đói. Một triệu năm trăm ngàn tiếng kêu của một triệu năm trăm ngàn kiểu chết cách chết cải cách ruộng đất. Năm trăm ngàn tiếng kêu của năm trăm ngàn lối chết sửa sai. Rồi tiếng ú ớ bị thủ tiêu ngâm rọ dưới nước ; tiếng thét bị dao găm thọc cổ, mã tấu vằm thây ; tiếng la trúng mìn trúng bom, trúng đạn, trúng chông, trúng bẫy... Và tiếng báo tử đêm tù khuya khoắt. Những thứ tiếng ấy đã chỉ làm nên một lịch sử bầy nhầy của năm mươi năm phản bội, ngu dốt chém giết lẫn nhau bằng súng đạn, của hai thứ chú nghiã.
Liệu dân tộc ta có lớn lên không? Liệu tiếng kêu chiếm giải nhất tiếng kêu đau khổ của nhân loại có lay động nổi tâm hồn phỉ quyền và ngụy quyền không? Hay họ vẫn nuôi ác mộng tiếp tục giết nhau nữa bằng vũ khí của người xa lạ để tạo thêm hằng triệu tiếng kêu sầu thảm trong tiếng kêu của nút cham­pagne nổ tiếp tân tuyên ngôn của mặt trận, của lực lượng và tiếng cười hữu nghị thắm thiết tình nghĩa anh em sát nhân. Dân tộc tôi, hình như, chưa thể khá nổi. Những kẻ thích nắm quyền lãnh đạo không bao giờ chịu tra vấn họ, chịu lột xác và chịu nhận mình bấtt tài vô tướng. Nhân sinh quan của họ mãi mãi là thứ nhân sinh quan giá áo túi cơm và vọng ngoại. Họ kình địch chống đối nhau bằng máu của dân tộc không phải vì hạnh phúc của dân tộc mà vì quyền binh của họ và hạnh phúc của vợ con họ. Những câu Xuân tóc đỏ * của miền Nam, bỗng một hôm nào đó, thấy mình trở thành những nhà ái quốc. Và các cậu ngồi lên ghế lãnh tụ, tưởng chính trường là sân quần vợt, tướng lãnh đạo đất nước là nhặt banh cho ông tây, bà đầm. Các cậu vội vàng quên cái quá khứ lái máy bay buôn thuốc phiện lậu cho chủ cũ, quá khứ giết người ở phòng trà, quá khứ mật thám tây, quá khứ lính pạc ti đăng. Xuân tóc đỏ có thể về sân quần vợt nhặt banh một cách bình thản. Nhưng, những kẻ số đỏ như nó đã không giống nó. Các cậu ấy vẫn tiếp tục múa may khi bị đào thải. Các cậu ấy chẳng chịu nhớ cái bản chất Xuân tóc đó ở kẽ hở của phòng tắm và sự nghiệp đi lên cũng từ kẽ hở của phòng tắm đàn bà. Cuộc đời có một bà Phó Đoan thôi, có một lần ông Big Sam chiếu cố thôi. Các cậu càng múa càng ngớ ngẩn, càng làm hổng cuộc chiến đấu cơ đơn và lãng mạn của chúng tôi.
Dân tộc tôí, hình như, chưa thể khá nổi. Phần nào đó, định mệnh của dân tộc tôi nằm trong cái huyền thoại Rồng Tiên, cái bọc trăm con trăm trứng. Tự thuở lập quốc, dân tộc tôi đã chia rẽ rồi. Năm mươi người theo mẹ lên núi. Năm mươi người theo cha xuống biển. Bà Âu Cơ chết. Ông Lạc Long Quân chết. Cháu chắt sinh sôi đầy đàn. Nó quên cùng chung một bọc. Nó quên ý nghĩa đồng bào. Nó phân ly. Khởi sự là mười hai sứ quân. Và giết nhau, chống nhau liên tục trải dài khắp các triều đại. Khai quật mồ mả. Đốt phá điện đài. Thủ tiêu tài năng. Thoán nghịch. Chưa đủ, năm mươi người Đàng Ngoài thù hận 50 người Đàng Trong, binh lửa hàng trăm năm khốn nạn. Đời sau mang nỗi hận sông Gianh chưa nguôi đã hận sông Bến Hải. Lại Đàng Trong với Đàng Ngòai, ghê tởm hơn, quyết liệt hơn hai mươi năm đâm chém nhau do ý thức hệ ngoại bang. Mấy thế hệ thanh niên Việt nam hứng bom Mỹ, đạn Nga. Chẳng phải tư bản cũng bỏ mình vì chủ nghĩa tư bản. Chẳng phải vô sản cũng hy sinh cho chủ nghĩa vô sản. Và hận thu lẫn nhau còn hơn tư bản chính cống thù vô sản đích thực. Rồi lại chia ly, lại âm mưu đâm chém nhau nưã. Xuân tóc đỏ và Chí Phèo lãnh đạo hai phe. Những người Việt nam chân chính đâu rồi? Họ còn sót một ai không nhỉ? có lẽ, chỉ còn chúng tôi, tuổi trẻ Việt nam trong tù ngục quê hương, những con sự tử lãng mạn mà dĩ vãng, hiện tại, tương lai mãi mãi dịu dàng như mặt trăng, rực rở như mặt trời. Chúng tôi không là Xuân tóc đỏ, là Chí Phèo, là khuyến Mỹ, là khuyến Nga. Chúng tôi là người Việt nam chưa cầm súng tư bản, chưa vác đạn cộng sản. Chúng tôi vẫn biết chiến đấu. Chúng tôi không đòi hỏi máu trả máu, thù hận trả thù hận, tù ngục trả tù ngục. Chúng tôi đòi hỏi hạnh phúc cho dân tộc chúng tôi, hạnh phúc thật sự, tự do thật sự, dân chủ thật sự, bất kể hạnh phúc, tự do, dân chú ấy dưới bất cứ nhãn hiệu một chế độ nào. Chúng tôi không tưởng? Nhưng có một lý tưởng nào chưa thoát thai từ một không tuởng? Thoạt đầu, trái đất xoay chung quanh mặt đình vô thời hạn. Phần cơm của tôi bị rút bớt còn một nửa. Tôi bị cô lập hoàn toàn trong bóng tối âm u của cachot, của thời đại tôi. Tôi không than vãn, không xin xỏ một ân huệ nào dù người ta đã gợi ý. Rốt cuộc, còng chân được tháo ra và cửa gió được mở ngày đêm, phần cơm đầy ắp, thức ăn nhiều hơn. Tôi trở thành người tình chung của tù nam. Họ gọi tôi nữ hoàng cachot bằng cả tâm lòng âu yếm và ngưỡng mộ. Họ ngạc nhiên thấy con gái can đảm hơn con trai, ngoan cường hơn con trai, quyết liệt hơn con trai. Tôi còn dịp trở về cachot B, cachot C1. Nữ hoàng cachot không hổ danh tước vị của nàng. Ngày 15 tháng 4 năm 1977, sau một năm lưu lạc khắp các cachots của đề lao Gia Định, người ta gọi tôi lên phòng chấp pháp. Ở đó, tôi gặp mẹ tôi. Mẹ tôi khóc nức nở và van xin tôi thành thật khai báo để sớm được tha. Mẹ tôi không hiểu gì cả. Tôi đã thành thật tự khai hết về dĩ vãng và hiện tại của tôi rồi. Tôi cố nén xúc cảm để khỏi ưá nước mắt trước mặt bọn không có tình cảm, bọn độc ác phải dùng đến cả tình mẫu tử để truy nã tâm hồn tôi.
Rốt cuộc, mẹ tôi vẫn đành về với nước mắt và tôi không thể thành thật tự khai thêm điều gì. Cũng ngày hôm đó, tôi bị chuyển sang khu A. Người ta đẩy tôi vào một cachot cũ kỹ thời Pháp thuộc. Mười lăm phút sau, người ta gọi tôi đi làm việc. Cái bị cói và chú chuột của tôi nằm lại trong phòng. Tôi không về nữa. Cùng với hai người con gái khác, chúng tôi bị nhốt chung một cachot, còng tay và chân vào nhau.
Một giai đoạn mới của cuộc đời tù ngục của tôi. Tôi bỗng thương con chuột nhắt quá. Làm sao nó sống được khi thiếu tôi. Nó lạc đường về liệu biết cách mưu sinh không?
* Nhân vật trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng.