Dịch giả: Ngô Đăng Tâm
Chương 20

     UỘC PHÁT MÃI DIỄN RA VÀO MỘT NGÀY THÁNG mười hai đến tối và kéo dài cho tới trưa hôm sau. 
Ông Tulliver vẫn nằm im lìm trên giường bịnh trong suốt thời gian tiếng ồn ào của cuộc mua bán lan tới gần phòng ông. Bác Luke đề nghị nên đưa ông chủ qua nhà riêng của mình để được yên tỉnh, nhưng bác sĩ Turnbull đã bác bỏ để nghị đó với hy vọng những âm thanh huyên náo của cuộc bán đấu giá sẽ làm ông Tulliver hồi tỉnh. Bà Tulliver và các con ngồi im lặng quan sát và hồi hộp đợi chờ những biến chuyển trên gương mặt trơ trơ như sáp của người bịnh.
Cuối cùng, giờ phút căng thẳng, nhói buốt cũng trôi qua. Tiếng rao chát chúa của hỗ giá viên tiếp với những tiếng búa đập lộp cộp đã im bặt tiếng chân rào rào trên đường sỏi đá lịm dần. Bà Tulliver trông già đi mười tuổi sau hơn ba mươi giờ chờ đợi và tiên đoán mình sẽ mất đi những thứ gì.
Tới ba giờ chiều, chị người làm trung thành Kezia - người đã xem đám người tấp nập mua đồ của chủ mình như những kẻ thù riêng của chính mình - bắt đầu lau chùi nhà cửa. Chị bắt đầu công việc từ gian phòng khách, nơi «con heo hút ống vố» và «cái lũ đi mua đồ người khác» đã tụ họp. Chị cố tạo lại một bộ mặt khang trang cho gian phòng như thường lệ với vài món đã được mua lại cho gia đình. Bà chủ và các cô cậu sẽ dùng trà trong phòng khách tối nay, Kezia đã quyết định vậy. 
Nhưng vào khoảng năm giờ rưỡi, giờ dùng trà thường lệ của gia đình, thì Kezia lên lầu cho biết có người muốn gặp cậu Tom. Người đó đang ngồi đợi trong nhà bếp. Ngay trong phút đầu tiên, qua ánh đèn lập lòe, Tom chỉ nhận ra đó là một thanh niên vạm vỡ, lanh lẹ, trạc mười tám tuổi, mắt xanh, mặt lấm tấm tàn nhang, tóc đỏ hoe. Người lạ đội một chiếc nón bằng vải dầu, áo quần lem luốc, có vẻ của một kẻ chuyên sống trên mặt nước. Tuy nhiên, những yếu tố đó không giúp Tom nhớ được là ai. 
Thanh niên tóc đỏ cười:
- Chào cậu Tom. Chắc cậu không nhớ ra tôi, nhưng tôi có chuyện muốn nói riêng với cậu.
Chị Kezia thò đầu vào:
- Tôi đã đốt lò sưởi trong phòng khách rồi, cậu Tom.
Tom mời:
- Mời anh theo tôi.
Cậu tự hỏi, chẳng biết gã tóc đỏ này có phải người của công ty Guest tới gọi mình đi làm hay không. Từ hôm đi St. Ogg’s trở về tới nay, Tom vẫn mong được dượng Deane báo tin hiện đã có chỗ làm còn trống.
Ánh sáng đỏ rực của lò sưởi phòng khách là ánh sáng độc nhứt chiếu rọi lên vài cái ghế, mặt bàn viết, mặt sàn trơ trọi và một cái bàn ăn – không, không phải một mà còn có một cái nữa đặt trong góc phòng với một quyển Thánh Kinh khổ lớn với vài cuốn sách bên trên. Cảnh tượng trống trải đó làm Tom hơi bàng hoàng một lúc. Thanh niên tóc đỏ liếc nhìn Tom:
- Kìa, cậu chưa nhớ ra Bob à? Chính cậu đã tặng cho nó con dao xếp. 
Vừa nói, Bob vừa móc túi lấy con dao ra và mở ngay lưỡi lớn nhứt, như để nhắc nhở Tom.
Tom ngượng ngùng:
- Bob Jakin phải không?
- Phải, Bob Jakin đây. Bob vẫn thường đi chơi với cậu hồi nhỏ đó. Cậu thấy, cái lưỡi nhỏ này đã mẻ, nhưng tôi không dám đưa cho người ta thay cái mới vì sợ họ tráo con dao khác, tôi rất quí nó, cậu Tom.
Bob vừa nói vừa chùi chùi lưỡi dao trên vai áo.
Giọng Tom thân mật hơn:
- Sao Bob, tôi có thể giúp anh được việc gì. 
Bob xếp dao lại và cho vào túi:
- Kìa, cậu Tom, hay tin cậu có chuyện buồn, tôi trở về ngay thăm cậu, chỉ có vậy thôi. Tôi không xin cậu con dao nào nữa đâu.
Bob lôi ra một bao vải dầu nhỏ, định mở nhưng rồi ngừng tay ngay khi thấy Maggie bước vào. Maggie tò mò liếc nhìn người lạ, nhưng ngay sau đó cảnh tượng trơ trụi của căn phòng khiến cô quên đi sự hiện diện của khách. Tia nhìn của Maggie đổ về phía kệ sách, nơi đó chẳng còn gì ngoài một khoảng trắng lờ mờ trên vách. Bên dưới là một cái bàn nhỏ với vài quyển chơ vơ.
Maggie ngạc nhiên:
- Anh Tom, sách đâu hết rồi? Em tưởng dượng Glegg đã mua lại hết chớ – họ chỉ để lại cho chúng tông, ông Tulliver?
- Không, không phải vậy, Bessy. Tôi không phải muốn nói đúng y như vậy, tôi muốn làm thí dụ để nói khác, mà thôi... suy nghĩ nhức đầu lắm. À, cái điều mà tôi bắt buộc phải suy nghĩ muốn bể óc là phải cho thằng Tom học ở đâu cho xứng đáng, nhứt định không phải mấy cái trường chẳng ra gì đó. Rối trí quá. 
Thỉnh thoảng ông Tulliver ngừng đôi ba phút rồi thọc sâu cả hai tay vào túi quần đùi, dường như cố tìm trong đó một ý kiến gì sáng sủa hơn. Và rõ ràng là ông đã không thất vọng với cử chỉ này, bây giờ mặt ông đã sáng rỡ lên:
- Rồi, được rồi. Tôi sẽ hỏi ông Riley chuyện đó; ngày mai ổng tới để phân xử vụ cái đập nước.
- Được rồi, ông Tulliver. Tôi đã cho lấy mấy tấm vải trải trên cái giường tốt nhứt ra và Kezia đã đem hong gần lửa. Không phải là quí giá gì nhiều nhưng mấy tấm vải trải giường cũng quá tốt cho bất cứ người nào được nằm lên. Đó là loại Hòa Lan chớ có phải tầm thường đâu. Nếu mai kia mà ông có chết thì chúng nó đã sẵn sàng, đẹp lắm, lại có ướp mùi oải hương, nhứt định là chỉ có tôi chớ không ai được trải chúng ra. Tôi cất kỹ lắm, ở bên trái tủ gỗ sồi.
Vừa nói xong, bà Tulliver rút ra một chùm chìa khóa và mân mê chiếc chìa mà bà đã dùng để khóa học tủ đựng mấy tấm vải trải giường kia, với một nụ cười sảng khoái trong khi nhìn ánh lửa trong lò sưởi. Nếu là người mê tín dị đoan, chắc chắn ông Tulliver sẽ coi cái cử chỉ vừa rồi của vợ như là một dấu hiệu xui bảo ông sớm nằm vào mấy tấm vải Hòa Lan kia mà bà cho là quí giá vô song. Nhưng ông không phải là hạng người này, ông chỉ bận tân đến việc nghi ngờ quyền hạn của ông đối với vấn đề thủy lực thôi. Hơn nữa, ông luôn luôn giữ cái thói quen của một người chồng chẳng bao giờ cần chú ý tới từng câu, từng lời của vợ; ngoài ra, sau khi đã nhắc tới tên Riley, ông không còn nghĩ tới chuyện nào khác hơn được nữa.
Sau một lúc im lặng, ông tiếp tục nói lên những ý nghĩ từ nãy giờ bám sát trong đầu:
- Bessy, lần này là tôi đi đúng chỗ rồi. Riley mới đúng là người biết phải cho học ở đâu, chính ổng cũng đã từng đi học từ nhỏ cho tới lớn, đủ các chỗ... giám định giá hàng, giống giống như vậy. Đêm mai, sau khi xong chuyện làm ăn, mình sẽ nói vụ thằng Tom coi ông ta tính sao. Tôi muốn Tom cũng sẽ giỏi như ông Riley, biết ăn nói đàng hoàng, biết viết lách, không sợ gì pháp luật hà hiếp, lại sành sỏi công việc buôn bán nữa. 
Dường như bà Tulliver lại muốn «thọc gậy bánh xe»:
- Ăn nói như nước chảy, biết hết mọi thứ, đi còng lưng lại và tóc hớt ngắn lên... thiệt tình con trai của tôi mà có như vậy, tôi cũng chẳng buồn gì mấy. Nhưng có cái chuyện là mấy người ăn nói giỏi ở thành thị lớn, phần đông đều mặc ngực áo giả. Học mặc hoài cho tới khi mấy miếng vải ổ ong đó nát bấy ra mới chịu đem đi giấu. Ông Riley chắc cũng vậy thôi. Với lại, nếu thằng Tom cũng phải đi tới tận Mudport để học như ông Riley, thì chỗ ở của nó chỉ là cái nhà bếp lớn không bằng một nắm tay, ăn sáng không có trứng tươi, rồi ngủ thì ở tuốt trên lầu ba – lầu tư – tôi biết mà – tới chừng có cháy nhà là chết thiêu luôn, xuống làm sao kịp.
- Không đâu, làm gì tới Mudport. Tôi muốn nó đặt văn phòng ở Saint Ogg’s này và ở với gia đình. 
Sau vài giây suy nghĩ, ông Tulliver tiếp:
- Cái điều mà tôi sợ nhất là đầu óc của nó không minh mẫn như người ta chậm hiểu quá! Chắc là tại nó giống bên bà, Bessy. 
Bà Tulliver nhìn nhận, nhưng chỉ với câu sau cùng:
- Chắc là đúng vậy. Nó ưa rắc muối vào đồ ăn thật nhiều. Anh tôi cũng ưa ăn mặn và cha tôi cũng vậy. 
- Tội nghiệp! Con trai lại giống mẹ còn con gái thì không. Thiệt là rắc rối, khó biết được chuyện gì sẽ tới. Con nhỏ thì giống tôi, nó lanh bằng hai thằng Tom. Đối với đàn bà thì như vậy là quá lanh.
 Ông Tulliver ngừng nói, ngoẹo đầu sang bên này rồi bên kia:
- Còn nhỏ thì lanh cỡ đó chưa có gì đáng hại, nhưng bà biết chớ, một người đàn bà quá lanh lợi cũng như là một con trừu đuôi dài, không bán được nhiều tiền hơn. 
- Còn nhỏ mà lanh lắm cũng có hại chớ, ông Tulliver, bởi vì lần lần nó thành hung ác. Không có cách nào giữ nó sạch được tới hai tiếng đồng hồ. Ông có nhắc tôi mới nhớ... 
Bà Tulliver đứng dậy, đi tới cửa sổ:
- Chẳng biết giờ này nó ở đâu, gần tới bữa dùng trà rồi. Chắc là, phải rồi... nó lại đi lên đi xuống ở bờ sông như một con vật hoang, có ngày rồi sẽ té xuống nước... 
Bà Tulliver vỗ mạnh vào cửa sổ một cái rồi lắc đầu – một thói quen mà bà thường lập lại nhiều lần trước khi về ghế. 
Vừa ngồi xuống, bà nói ngay:
- Theo tôi thì con nhỏ chẳng lanh lợi chút nào, còn hơi đần là khác. Lần nào sai lên gác lấy đồ, nó cũng quên mất không biết lấy gì rồi cứ ngồi luôn trên sàn phơi nắng, vừa phá tóc vừa ca hát như một con điên để tôi chờ hụt hơi ở dưới. Tạ ơn Chúa, cái tánh đó không giống chút nào với gia đình bên tôi. Còn cái nước da ngâm của nó, sao mà giống như mấy đứa giữ lừa. Tôi không dám nói động tới thánh thần chớ thiệt tình trông nó cứ như là một con hề. 
- Nè, bà đừng nói vậy. Con gái mà mắt đen và ngó thẳng như nó ai cũng ưa nhìn. Nó có thua gi đám con gái bằng tuổi nó đâu, lại còn biết đọc chữ như mấy ông thầy tu nữa.
- Nhưng tóc nó không chịu quăn, dầu tôi có làm cách gì cũng vậy. Mỗi lần bắt nó uốn tóc bằng cây sắt hơ nóng là nó nhảy loi nhoi. 
Ông Tulliver xẵng giọng:
- Thì cắt đi, cắt ngắn đi. 
- Sao nói vậy, ông Tulliver? Nó cũng lớn rồi, chín tuổi còn gì nữa, người lớn hơn tuổi, ai lại đi cắt tóc. Nghĩ tới con em họ Lucy của nó coi tóc người ta cuộn tròn một hàng dài quanh đầu, không một sợi nào rối hết. Cứ nghĩ tới dì Deanne có được một đứa con gái như vậy mà thèm. Con Lucy vậy mà giống tôi hơn là con gái của tôi. Maggie, Maggie...
Bà Tulliver bỗng kêu lên với giọng bứt rứt ngay khi đứa con gái mà bà cho là đã đầu thai lầm, bước vào:
- Má dặn là không được tới gần bờ sông, sao không nghe? Có ngày rồi té xuống, chết trôi rồi mới biết là tại không nghe lời.
Cô bé vừa lột mũ ra thì quả y như lời phiền trách của bà mẹ về mớ tóc rối tung của nó. Điều đáng nói là vừa được mẹ uốn tóc cho thì khoảng một giờ sau, tóc của cô bé lại cứ thẳng tuột ra, đã vậy, nó lại còn có thói quen hất tóc ra phía sau để khỏi che phủ đôi mắt nâu đen luôn luôn ngời chiếu, khiến nó trông không khác mấy con ngựa con giống Shetland. 
Bà mẹ lại nhăn nhó:
- Chúa ơi, Maggie, làm gì mà ném mũ ở đây. Đem lên gác mau, chải tóc ngay ngắn lại, thay quần áo và giầy vớ ra... con gái mà như vậy không biết xấu sao? Rồi lo may vá đi, cho giống với con nhà tử tế. 
Maggie ngang bướng:
- Không, con không chịu may vá đâu.
- Sao? Bộ không muốn kết nhiễu làm khăn cho dì Glegg hả? 
Maggie hất bờm tóc lên:
- Làm gì như là khùng, con không chịu. Ai lại đi xé vụn ra rồi kết miếng này vào miếng khác. Con cũng không muốn làm gì cho dì Glegg đâu, con không thích dì. 
Nói xong, cô bé quày quã ra khỏi phòng, vừa đi vừa nắm dây kéo lê chiếc mũ theo trong khi ông Tulliver thấy đời thích thú.
Bà vợ trách móc:
- Vậy mà còn cười được sao, ông Tulliver? Ông cứ cưng nó hoài làm nó hư, để các dì lại đổ lỗi cho tôi.
Bà Tulliver đúng là mẫu người hòa nhã, giỏi chịu đựng chẳng một tiếng rên la dầu là lúc sanh con, hay trong bất cứ cảnh ngộ nào. Từ thuở còn nằm nôi mãi tới giờ, bà vẫn khỏe mạnh, tươi tỉnh, mập mạp và ít chịu suy nghĩ nhiều. Nói chung, bà là ngôi sao của gia đình bà vì cả duyên sắc và tính tình khả ái. Tuy nhiên, chất sữa và những gì ngọt lịm không phải là những thứ có thể giữ được lâu, bởi vì một khi nó đã hơi chua thì rất có hại cho những chiếc dạ dày còn non trẻ. Tôi thường tự hỏi, chẳng biết những người đàn bà hiền dịu và khả ái đó, với mái tóc vàng hoe và nét mặt đôi chút ngây ngô, sẽ phải làm sao để luôn giữ được vẻ thản nhiên, một khi con của họ cả gái lần trai đều đã quá lớn đệ tự hoà nhập với đời. Theo tôi, có lẽ họ sẽ càng la rầy quở trách yếu ớt hơn trong khi cứ phải âu sầu nhiều thêm nữa.

Truyện Dòng Sông Tuổi Dại Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 20 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 iv> - Cất đi, Bob. Bây giờ chúng tôi chưa cần lắm. Khi nào ba tôi hay anh Tom cần anh giúp cho thì chúng tôi sẽ báo cho anh biết – phải không anh Tom? Chúng ta sẽ là bạn với nhau mãi mãi, phải không anh Bob?
Bob ngập ngừng cầ
Dòng Sông Tuổi Dại - Trang 132 đến 187
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Nguyễn Đ Thanh
Nguồn: casau - VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 16 tháng 9 năm 2015

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--