Dịch giả: Ngô Đăng Tâm
Chương 3

     GƯỜI ĐÀN ÔNG THANH NHÃ VỚI CHIẾC CÀ vạt to bản và ngực áo nhún tàng ong, tỏ ra thích thú trong khi cụng ly rượu mạnh pha nước lã với người bạn tốt Tulliver, chính là ông Riley – một nhân vật có địa vị trong xã hội, da mặt màu vàng nghệ, hai bàn tay đầy đặn. Về trình độ học vấn, ông đã vượt trên mức cần thiết của một người hành nghề hỗ giá viên, tuy thế ông vẫn luôn luôn niềm nở đối với những người quen tuy ở chốn quê mùa nhưng lúc nào cũng tỏ ra hiếu khách. Nói tới những người này, ông Riley thường nhún nhường gọi họ là «bạn học ngày xưa». 
Câu chuyện đã đi tới chỗ ngừng nghỉ. Không phải là chẳng có một lý do đặc biệt nào đã khiến ông Tulliver không lập lại thêm một lần thứ bảy về những lời bắt bẽ của ông Riley cho Dix, và thế là lão Wakem bị một vố nặng trong đời, bây giờ giữa lúc vụ cái đập nước đã được phân xử, cũng như đã chẳng bao giờ xảy ra được những vụ tranh chấp về mực nước thấp cao... nếu mọi người cứ vẫn là mình và nếu lão Harry đã không tạo nên cái đám thầy kiện. Nhìn toàn diện, ông Tulliver đúng là mẫu người bảo thủ, tuy nhiên, trên một hai khía cạnh nào đó, ông đã bắt buộc đi tới chỗ kiện tụng và đâm ra oán ghét các luật sư mà theo ông, đó chỉ là hạng người, bần tiện do chính lão Harry dựng lên. Rất tiếc là chẳng ai nói rõ cho ông biết, đó chỉ là những lề lối làm việc đã có từ xưa, và nón đã nhận được ra như thế hẳn ông cũng đã nhìn thấy được sự lỗi lầm của riêng mình. 
Khác với ngày thường, ly rượu của ông Tulliver hôm nay nặng chất hơn. Hơn nữa, đối với một kẻ đã có khoảng vài trăm bảng Anh nằm lười ở ngân hàng thì vấn đề cởi mở đối với một người bạn quá nhiều biệt tài doanh thương đâu phải là chuyện cần suy nghĩ.
Nhưng câu chuyện đập nước vẫn phải được nhắc tới, bởi vì bất cứ lúc nào vấn đề đó cũng có thể được đặt ra trở lại, cùng một khía cạnh và dưới một hình thái y hệt như trước. Vả lại, còn một số vấn đề khác nữa, vô cùng cấp bách mà ông phải nhờ tới cao kiến của người bạn Riley. Chính vì vậy mà ông đã im lặng một lúc sau khi đã uống hết ngụm rượu cuối cùng ngồi chà xát mãi hai tay vào gối với vẻ suy tư. Ông không phải là người có thể chuyển ý thật mau từ chuyện này sang chuyện khác. Nhưng ông vẫn thường chán nản bão, cái công việc của trí óc quả là chuyện rắc rối vô cùng, cũng như khi lái một chiếc xe qua mau là sẽ gặp hậu quả dị thường ngay. Ông Riley thì không thuộc hạng người này, vẫn điềm tĩnh như thường. Tại sao lại phải mất bình tĩnh giữa lúc được ngồi ở một nơi ấm cúng, lại được uống rượu mạnh không tiền? 
- Tôi có chuyện này muốn nói... 
Cuối cùng rồi ông Tulliver cũng phải nói, thấp giọng hơn thường lệ trong khi nhìn đăm đăm vào ông bạn. 
- Vậy à!
Giọng ông Riley mang âm điệu ân cần. Hai mí mắt dày cộm và đôi chân mày vòng cung vẫn cứ luôn bất động dầu ở cảnh ngộ nào. Sắc diện im lìm đó và thói quen lấy một nhúm thuốc để hít hơi trước khi trả lời càng làm ông trở nên hùng hồn nhiều hơn trước mặt ông Tulliver. 
Ông Tulliver tiếp: 
- Đây là mot chuyện đặc biệt, chuyện của thằng Tom, con tôi. 
Vừa nghe nói đến tên Tom, cô bé Maggie đang ngồi trên chiếc ghế thấp gần đó, với một quyển sách lớn lật ra trên gối, vội vàng ngước mặt lên. Gần như chẳng có một tiếng động nào bắt cô bé chú tâm giữa lúc đam mê sách, nhưng chỉ với một tiếng Tom thôi cũng đủ là một hồi còi lanh lãnh dội bên tai: lập tức cô bé tự đặt vào tình trạng báo động, mắt quắc ngời, y hệt như một con chó săn vừa đánh hơi vật lạ, sẵn sàng nhảy xổ tới bất cứ gì có thể đe dọa Tom.
- Tôi định gởi nó tới một trường học mới giữa mùa hè này, nó sắp rời khỏi cái trường lôi thôi ở Ladyday. Tôi sẽ cho nó nghỉ xã hơi ba tháng rồi bắt đi học lại ngay tại một trường học nào thật đàng hoàng, để về sau nó có thể trở thành cừ khôi về chữ nghĩa.
- Đúng thế, ở đời chẳng có gì tốt hơn là học được tới nơi tới chốn. 
Ông Riley nói tiếp với giọng lễ phép hơn:
- Tuy vậy, nếu muốn trở thành chủ nhân một nhà máy xay hay một nông gia tài giỏi, thiết tưởng trường học cũng chẳng giúp ích gì được bao nhiêu. 
Ông Tulliver nghiêng đầu qua một bên:
- Ông nói phải, nhưng tôi không có ý để thằng Tom làm chủ nhà máy hay nhà nông. Nếu tôi cho nó học để trở thành chủ nhà máy hay nông gia thì thế nào nó cũng mơ tưởng... tới cái ngày nó sẽ lấy cái nhà máy xay này và đất cát ở đây, mà như vậy thì có khác nào là đã tới lúc tôi phải nghĩ đến chuyện nằm yên một chỗ, chờ lúc qua đời. Ái chà, tôi đã thấy đám con trai của người ta như vậy rồi. Không được đâu, tôi chỉ có thể cỡi áo ngoài ra trước khi đi ngủ thôi. Tôi muốn cho thằng Tom học thật giỏi để lo chuyện buôn bán, làm ăn, để nó có thể tự xây dựng lấy một mái nhà, chớ không phải để nó tống cổ tôi ra khỏi nhà tôi. Chuyện đó có thể xảy ra chỉ khi nào tôi đã đi theo ông theo bà kìa. Chưa mất hết răng là tôi vẫn cứ còn ăn thịt. 
Hiển nhiên, đó chính là chủ điểm của ông Tulliver, một thứ gây xúc động mạnh đã khiến ông nói luôn một hơi dài, lại còn biết đặt cả vấn đề trọng tâm trong câu chuyện. Và cũng chính vì thế mà sau mấy phút đã ngừng nói, ông vẫn còn tỏ ra hăm hở, thỉnh thoảng lại nghoẹo đầu hết bên này sang bên kia, và bật lên những tiếng «ái chà».
Những dấu hiệu gần như giận tức của người cha khi đặt vấn đề Tom có thể tống cổ ông ra khỏi cửa không thoát qua khỏi sự chú ý bén nhạy của Maggie. Làm gì có chuyện đó xảy ra, cô bé vừa nghĩ thế vừa nhảy dựng lên khỏi ghế, quên mất quyển sách dày đang nằm trên đầu gối, khiến nó rơi xuống với một tiếng động nặng nề. Nhưng chẳng lý gì tới quyển sách, cô bé chạy vụt tới, ôm chầm lấy gối cha, miệng méo xệch đi với giọng pha lẫn chút bất bình:
- Ba, anh Tom nhất định không bao giờ xấu tệ với ba đâu. Con biết anh không thể nào như vậy được. 
Trong khi ông Riley khòm xuống nhấc quyển sách lên và lật xem, ông Tulliver vừa cười dịu, vừa xoa lưng đứa gái cưng, rồi kéo cả hai bàn tay của con đặt lên gối mình:
- Sao? Bộ không ai được nói động tới thằng Tom hả?
Ông nheo mắt nhìn Maggie rồi quay sang ông Riley, hạ thấp giọng, làm như Maggie không nghe được gì cả:
- Ông thấy chưa, nó biết là mình đang bàn một chuyện chưa bao giờ bàn tới rõ ràng như vậy cả. Có nghe nó đọc mới biết, nó đọc trôi chảy làm như đã biết đâu trước hết rồi. Lúc nào cũng coi sách! Nhưng chắc là không hay đâu... 
Giọng ông bỗng buồn buồn:
- Đàn bà con gái thì không nên quá thông minh, nhiều rắc rối về sau. Nhưng có điều đáng nói là nó đọc sách rất nhiều và biết được nhiều chuyện mà lắm người đã lớn vẫn không biết. 
Hai má Maggie ửng đỏ lên với lời khen tặng của cha, và cô bé nghĩ mau rằng bây giờ chắc ông Riley cũng đã phải phục mình, bởi vì trước đó ông ta chẳng một mảy may nào chú ý đến sự có mặt của cô. 
Từ nãy giờ, ông Riley vẫn tiếp tục lật từng trang sách nên Maggie không thể hiểu được ông ta đang nghĩ gì với hai hàng chân mày vòng cung cao nghệu đó. Bây giờ, ông ta đã nhìn thẳng vào cô và bảo:
- Lại đây, cô bé! Lại đây và nói cho tôi nghe cô đã đọc được những gì nào! À, có hình ảnh đây, cô có biết hình gì không?
Mặt càng đỏ sậm hơn, nhưng Maggie khong một chút ngập ngừng, bước thẳng tới bên cạnh ông Riley, vừa nhìn vào sách vừa hất bờm tóc lên:
- Đây nè, để tôi nói ông nghe. Tấm hình này đáng sợ lắm, nhưng tôi cứ xem đi xem lại hoài. Bà lão này là phù thủy – mấy người kia ném bà ta xuống nước để xem có thật bà là phù thủy không, nếu bà ta biết lội thì mới đúng là phù thủy, nhưng nếu bà ta chết chìm – ông biết không – thì bà ta vô tội, không phải là phù thủy. Cuối cùng, bà ta chỉ là một kẻ đáng thương. Nhưng tới chừng đó thì còn làm gì được nữa, bà ta đã chết đuối rồi. Tôi nghĩ chỉ còn một cách là bà ta lên Thiên Đàng để Chúa đến bù cho. Còn cái ông thợ rèn đứng chống nạnh này, ổng đang cười, đáng sợ lắm – ồ, xấu xí ghê chưa? – cho ông biết, chính ông ta mới là con quỷ chánh cống (tới đây, giọng Maggie cất cao hơn và cố nhấn mạnh) chớ không phải là thợ rèn đâu. Mấy con quỉ thường giả làm người nhưng chỉ là hạng người hung dữ thôi, họ đi tới đâu là cũng bắt người ta phải làm những chuyện hung dữ giống y như họ. Quỉ phải giả làm người vì nếu để người ta biết nó là quỉ thì ai cũng chạy trốn hết, làm sao bắt được người ta phải làm theo ý mình. 
Ông Tulliver không khỏi kinh ngạc trước những lời biện luận của con. Ông ngẩn người giây lát rồi hỏi mau:
- Cuốn sách của con nhỏ là loại gì vậy, ông Riley? 
- «Câu chuyện của quỷ», tác giả là Daniel Defoe; không đúng là loại sách dành cho con gái. Làm thế nào mà tủ sách của ông lại có quyển này, bạn Tulliver?
Tự ái bị tổn thương Maggie xịu mặt, trong khi người cha đáp:
- Tôi mua nó ở Partridge. Ở đó, tất cả sách đều giống nhau - ông thấy không, đóng bìa thật đẹp - tôi cứ tưởng như vậy là sách quý. Tôi cũng có cuốn «Sống thanh bạch, chết tinh khiết» của Jeremy Taylor, chúa nhật nào tôi cũng đọc.  (Ông Tulliver tự cảm thấy mình cũng có liên hệ phần nào với đại văn hào này, bởi vì tên của ông ta cũng là Jeremy.) Ngoài ra, còn một số sách khác, phần nhiều nói về giáo lý – tất cả đều đóng bìa tốt như nhau nên tôi cứ tưởng cùng một loại. Cứ coi ở bề ngoài là hỏng bét. Thế giới này càng ngày càng rắc rối. 
Vừa vỗ nhẹ lên đầu Maggie, ông Riley vừa lấy giọng khuyên răn:
- Cháu nên dẹp cuốn này đi, đọc mấy cuốn khác bổ ích hơn. Chắc cháu có loại sách bổ ích chớ? 
Maggie hơi tươi lại với ý định cho biết là mình cũng đã từng đọc qua nhiều loại sách khác nhau.
- Dạ có chớ. Tôi cũng biết cuốn này không nên đọc – nhưng tôi thích xem hình... để tự mình giải thích theo ý mình. Tôi có đọc «Ngụ ngôn của Aesop» và một cuốn nói về giống đại thử, với cuốn «Cuộc hành hương»...
Ông Riley khen:
- Tốt lắm, không có quyển nào hơn được. 
Maggie gần như reo lên với giọng đắc thắng:
- Nhưng ở trong đó cũng nói nhiều về chuyện quỉ. Để tôi chỉ ông xem hình còn quỉ thật ra sao, trong khi nó chống lại người của Thiên Chúa.
Cô bé chạy mau tới góc phòng nhảy phóc lên một chiếc ghế, vói lấy từ kệ xuống một quyển sờn rách của Bunyan. Rồi không chút ngập ngừng, cô bé lật đúng ngay nơi có bức ảnh mà cô vừa nói.
Vừa chạy trở lại chỗ ông Riley, cô bé vừa reo:
- Nó đây nè. Anh Tom đã tô màu nó giùm tôi vào kỳ nghỉ lễ vừa rồi - cả người đều đen thui, ông biết không, hai con mắt đỏ rực... như lửa, bởi vì trong nó đều toàn là lửa... chiếu ra con mắt. 
- Đi, đi!
Ông Tulliver bỗng gắt lên, bởi cảm thấy khó chịu vì sự mô tả hình dáng mà ông cho là của kẻ có đủ sức mạnh để tạo nên những ông thầy kiện.
- Xếp sách lại, không được nói tới chuyện đó nữa. Đúng như tôi nói con nhỏ chỉ học được trong sách những chuyện hư xấu hơn là điều tốt. Đi, đi mau, ra ngoài với má đi!
Maggie xếp ập quyển sách lại với thái độ bực tức, nhưng lại không chịu ra ngoài mà chỉ sa vào một góc tối phía sau ghế của cha để tưng tiu một con búp bê mà cô yêu mến hơn ai hết trong khi vắng mặt Tom.
Thấy đã vắng bóng Maggie, ông Tulliver thở dài:
- Ông có từng nghe như vậy bao giờ chưa? Tội nghiệp... nhưng nếu nó là con trai, chắc chắn nó sẽ không chịu thua đám thầy kiện đâu. Kể cũng lạ (tới đây ông hạ giọng) tôi lấy má nó là vì lúc đó, bà đâu có tin ranh như vậy, một người đàn bà thật tốt, gia đình cũng không phải hạng thường. Có điều một người đàn bà như vậy cứ phải nuôi lũ con trai khờ khạo với đám con gái quá khôn lanh cho tới khi trái đất này chổng ngược lên. Thật là rắc rối. 
Dáng vẻ nghiêm trọng của ông Riley từ từ tan biến. Ông lắc lắc ly rượu trước khi lên tiếng:
- Nhưng con trai của ông có khờ khào gì đâu. Lần ghé đây mới rồi, tôi có gặp cháu đang lo làm mấy món đồ câu cá, trông thành thạo lắm.
- Thú thật, nó cũng không phải đần độn gì lắm – nó đã biết qua ít nhiều các chuyện bên ngoài, nghĩ là không quá tệ. Nhưng nó chậm ăn chậm nói, còn đọc sách thì ngập ngừng, ngập ngửi, đánh vần sai, họ nói với tôi mà, lại còn nhút nhát nữa. Chẳng bao giờ ông nghe nó nói được một chuyện gì có đầu có đuôi như con em nó. Đó, vì vậy mà tôi muốn nó phải học ở một trường nào cho xứng đáng để ăn nói chững chạc, viết lách đàng hoàng không thua sút một ai...
Ông Tulliver hớp một ngụm rượu, nuốt từ từ, và lắc đầu thiểu não. 
Ông Riley nhẹ nhàng:
- Ông nói đúng. Thà tốn thêm một hoặc hai trăm để lo chuyện học cho con, còn hơn là để nó ra sao cũng phải giải quyết như ông, đã vậy lại phải còn khốn đốn với một đàn con gái. 
Không để tình cảm bị chi phối về việc ông Riley chẳng có tiền dư, ông Tulliver bám dính vào hướng nhắm từ đầu:
- Ông có biết một trường nào để thằng Tom tới học không?
Trước khi trả lời, ông Riley nhắm một hớp rượu và cứ để mặc cho bạn hồi hộp đợi.
- Tôi biết một chỗ rất xứng đáng cho bất cứ người nào có sẵn tiền đúng theo ý của ông. Sự thật tôi không muốn khuyên bất cứ ông bạn nào của mình gởi con tới học tại một trường thông thường như bao nhiêu trường khác, nếu họ có thể làm khá hơn. Nhưng nếu ai muốn cho con trai mình có học thức cao, thông suốt mọi việc, được học với một ông thầy thuộc vào hàng đệ nhứt danh sư – và luôn luôn có ông thầy này kèm bên cạnh – thì tôi sẽ giới thiệu cho. Thật tình, tôi cũng không muốn bạ ai cũng giới thiệu này vì biết đâu sẽ có trắc trở, mặc dầu người ta đã cố gắng lo... nhưng với ông, Tulliver, tôi chẳng ngại gì cả, chỗ bạn bè với nhau...
Cái nhìn trân trối của Tulliver vào người bạn có tài hùng biện bỗng sáng rực lên. Ông ngồi thẳng dậy với dáng vẻ của một người có chuyện quan trọng cần nói tới:
- À, à... vậy là...
Nhưng ông Riley đã cắt ngang:
- Người đó là một nhân vật của Oxford.
Ông Tulliver nghi ngại:
- Sao? Bộ là thầy tu hả?
- Phải, mà cũng là một tiến sĩ. Đức Giám Mục rất quí trọng ông ấy. Chính Ngài đã giao cho ông ấy trông coi một họ ngánh.
Ông Tulliver kêu lên:
- A!
Đối với ông, đó chỉ toàn là chuyện lạ. Tuy thế, ông vẫn không buông lơi chủ đề:
- Nhưng ổng có thể giúp thằng Tom được gì?
- Có chớ. Sự thật là ông ấy rất quí mến nghề dạy, và cũng mong được học hành, nghiên cứu sâu rộng hơn. Nhưng làm một nhà truyền giáo thì còn đâu thì giờ rảnh rỗi. Bởi thế, ông ấy muốn dạy cho một vài đứa học trò ngay tại nhà. Cậu nào vào đó sẽ được coi như là người của gia đình – chẳng còn vinh hạnh nào hơn nữa. Được sự coi sóc thường xuyên của Stelling không phải ai cũng có. 
Bà Tulliver vừa vào tới, bỗng chen vào:
- Nhưng có chắc là họ chịu cho thằng Tom mỗi ngày hai lần bánh tráng miệng không? Nó thích bánh ngọt chẳng ai bằng, cỡ nó mà bị bỏ đói thì tội lắm. 
Ông Tulliver nói tiếp ngay vì nghĩ rằng đối với một ông tiến sĩ thì chẳng biết phải trả bao nhiêu cho vừa giá.
- Theo ông thì ông sẽ lấy bao nhiêu?
- Tôi đã từng biết có người cũng như ông ấy đã đòi tới một trăm năm chục, nhưng làm gì bằng nổi Stelling. Vị viện trưởng Oxford có lần đã bảo: «Stelling co thể còn lên cao hơn nữa, nhưng y lại không thích ồn ào».
- À, tốt lắm, nhưng một trăm rưỡi thì đâu phải là chuyện dễ kiếm. Tôi không nghĩ là quá cao như vậy.
- Này, bạn Tulliver, bạn nên biết là có một nền học vấn xứng đáng thì không bao giờ tính ra bằng tiền được. Nhưng Stelling là người rất biết điều không bao giờ tham lam. Tôi tin là ông ấy sẵn sàng nhận con của bạn với khoảng một trăm thôi. Nếu bạn muốn, tôi sẽ thông báo cho ông ấy.
Ông Tulliver chẳng biết nói gì, cứ xoa xoa hai bàn tay lên gối, mắt nhìn xuống tấm thảm, đăm chiêu.
Bà Tulliver tỏ vẻ lo âu:
- Nhưng ông đã sống độc thân thì làm gì lo nổi cho mấy đứa nhỏ. Tôi không tin nổi mấy người quản gia đâu. Anh tôi, hồi đó cũng có một người quản gia và cứ bị bà ta rút tỉa hết phân nửa lông chim dồn nệm, rồi áo quần nữa, tên bà ta là Scott. Ông Tulliver, ông nên nghĩ lại chuyện đó.
Ông Riley nhếch môi:
- Tulliver, bạn khỏi phải bận tâm về chuyện đó, bởi vì Stelling đã kết hôn, người vợ hết sức đoan trang và hiền thục. Không còn ai hơn nổi, tôi biết gia đình bà ấy rất nhiều. Bà ấy cũng giống như bà Tulliver đây – tóc hơi quăn, thuộc dòng dõi vọng tộc ở Mudport, đặc biệt cao quí. Vã lại, Stelling cũng không thích khách khứa lăng nhăng, thỉnh thoảng mới có một vài người tới toàn là những bạn bè đã được chọn lựa kỹ càng. Chắc là ông ấy sẽ không từ chối tiếp nhận cháu Tom đâu, có tôi giới thiệu là kể như chẳng còn gì rắc rối.
- Có ai mà lại đi ghét bỏ thằng Tom được, nó cũng khôi ngô có kém ai.
- Nhưng có điều này khiến tôi hơi ngại...
Ông Tulliver ngoẹo đầu hết bên này tới bên kia, cố tìm lời lẽ xứng hợp trước khi tiếp:
- Chẳng biết một ông thầy tu có đủ sức dạy cho nó trở thành một người biết công việc làm ăn, buôn bán hay không? Thật tình, tôi không muốn cho thằng Tom học hành theo kiểu mấy ông tu hành. Tôi muốn nó phải học cách tính toán sổ sách, viết chữ t bất ngờ!
Nước mắt nàng trào ra.
Philip nói gấp:
- Cô có giận tôi không, Maggie? Cô có cho tôi là một kẻ điên không?
- Ồ, Philip! Tại sao anh lại gán cho tôi ý nghĩ đó? Nhưng... nhưng tôi không bao giờ nghĩ rằng anh sẽ là người yêu của tôi. Điều đó xa vời quá – như một giấc mơ – như là một chuyện thần tiên. 
Philip ngồi xuống, nắm tay nàng, giọng hân hoan:
- Vậy, nếu nghĩ rằng tôi là người yêu cô, cô có thấy khó chịu không? Maggie... em... có yêu anh không?
Mặt Maggie tái lại, câu hỏi hoàn toàn khó trả lời. Nhưng mắt nàng đã chạm mắt Philip, hai ánh mắt long lanh và đẹp hẳn vì tình yêu tha thiết. Giọng nàng giản dị, dịu dàng:
- Thật ra em không thể yêu ai hơn anh được. Em yêu anh. Nhưng tốt hơn là chúng ta đừng nói ra điều đó – phải không, Philip? Anh thừa hiểu là chúng ta có muốn làm bạn với nhau cũng không được nữa kia mà. Em thấy lén lúc gặp anh như thế này là một hành vi không phải – dầu nhiều khi em cảm thấy đó là một nhu cầu tối yếu cho em. Em sợ quá, sợ hành động của chúng ta sẽ gây ra tai họa. 
- Không có gì đâu, Maggie. Nếu em cứ mang mãi mối lo đó thì biết tới bao giờ em mới được sống thật với chính em?
Maggie lắc đầu:
- Em hiểu - đi dạo, sách vở, cảm giác rộn ràng khi gặp anh, khi em có thể nói với anh những ý nghĩ của mình trong những ngày vắng anh – tất cả đều tuyệt diệu. Nhưng nó cũng làm cho em luôn băn khoăn, lo nghĩ – nó làm em chán nản trở lại. 
Philip đứng lên, sốt ruột đi tới đi lui: 
- Không, Maggie, quan niệm của em quá sai lầm về vấn đề tự khắc phục, anh đã thường nhắc nhở điều này. Cái mà em gọi là tự khắc phục chỉ là chứng thiên chấp của tuổi thơ mà thôi.
Chàng lại ngồi xuống và nắm tay nàng:
- Đừng nghĩ tới quá khứ nữa, hãy nghĩ tới tình yêu của chúng ta. Nếu yêu anh hết lòng thì trở ngại nào cũng vượt được qua. Chúng ta chỉ cần chờ đợi thôi. Anh có thể sống bằng hi vọng được. Nhìn anh đi, Maggie, nói là em có thể yêu anh. Đừng nhìn xa xăm như vậy, anh lo lắm.
Nàng quay lại mỉm cười.
- Nói đi, Maggie. Em còn nhớ ngày ở Lorton, em hỏi anh là có thích em hôn không – em còn nhớ chớ? – và em hứa sẽ hôn anh khi nào chúng ta gặp lại nhau. Em đã quên lời hứa đó rồi.
Kỷ niệm thời thơ ấu gợi cho Maggie một cảm giác dịu dàng, nó làm cho giây phút hiện tại bớt ngỡ ngàng hơn. 
Và nàng hôn chàng rất giản dị nhưng dịu dàng như năm còn mười hai tuổi.