CHƯƠNG 4

     hrôna vén cửa lều rồi bước vào. Người đàn ông vẫn tiếp tục thổi lửa, không hay biết gì cả. Cò húng hắng ho để lên tiếng, người ấy ngẩng lên nhìn cô bằng cặp mắt đỏ ngầu vì khói bếp.
- Vào đi. Khép cửa lều lại, mời cô ngôi.
Anh ta nói rồi tiếp tục quay sang thổi lửa.
"Dù sao cũng là một cách đón tiếp tử tế" Phrôna nghĩ thầm như vậy rồi lại gân bếp lửa.
Một bó những cành thông.ùn, xù xì và ẩm dùng để nhóm bếp xếp ở một góc lều. Phrôna nhận ra ngay đó là loại thông còi cọc, cành cong, ít khi mọc cao quá mặt đất 30 xăngtimét, cô nhìn vào bên trong bếp lò thấy trống không bèn bỏ thèm củi cành vào cho đầy. Người đàn ông lúc này đã đứng dậy, đang ho sù sụ vì khói hun vào tận phổi, tỏ ý tán thành việc làm của Phrôna.
- Cô ngồi xuống và sưởi cho khô đi. Tôi đi chuẩn bị bữa ăn. Anh ta nói với cô sau khi đã bớt ngạt.
Anh đặt một ấm nước lên bếp lửa, đổ hết chỗ nước còn lại ở xô vào ấm và ra khỏi lều để kiếm nước mới. Không chậm trễ một giây, Phrôna vớ lấy cái túi của mình. Khi anh thanh niên quay về thì cô đã mặc xong chiếc váy mới khô ráo và vắt nước chiêc váy vừa thay ra. Trong lúc anh ta loay hoay tìm bát đĩa và dụng cụ làm bếp trong chiếc thùng để thực phẩm thì cô đã mắc được một đoạn dây vào 2 cọc lều để phơi chiếc váy ướt, lợi dụng lúc anh ta cúi xuống rửa mấy chiếc đĩa bẩn, cô quay lưng lại và thay vội đôi tất dài. Từ bé, cô đã quen với những việc phải chuẩn bị khi đi đường. Cô đặt đôi giầy ướt lên đống củi sau bếp và đi đôi dép da mềm, xinh xắn của dân địa phương. Lúc này ngọn lửa đã bốc; cho nên cô vẫn có thể giữ những đô mặc bên trong còn ẩm mà không sợ bị sưng phổi.
Cả hai người đều yên lặng. Phải nhận rằng anh thanh niên này có vẻ quá mải mê vào việc bếp núc đến mức anh ta chẳng thèm quan tâm đến cả những điêu cô muốn nói, Phrôna nghĩ bụng như vậy. Cứ xem cung cách của anh, thì người ta có cảm tưởng rằng đối với anh ta việc một phụ nữ đi gặp cơn bão táp giữa đêm tối vào lều xin trú ngụ là một việc hoàn toàn tự nhiên. Về một mặt nào đó cung cách đó làm cho cô yên tâm nhưng cô cũng lo ngại không hiểu còn có ẩn ý gì khác nữa trong đầu người chủ nhà này không.
Một đôi lần cô đã định nói nhưng hình như anh ta chẳng coi sự có mặt của cô ở đây là quan trọng cho nên cô lại thấy không nên nói gì thì hơn.
Sau khi mở một hộp thịt bò bằng lưỡi rìu, anh ta rán 6 lát mỡ hun rồi bỏ cái chào ra để đun nước pha cà phê. Trong những thức ăn mang theo, anh ta lôi ra nửa chiếc bánh to làm bằng lúa mạch. Ngắm nghía chiếc bánh xem ra không nhá được, anh liếc mắt nhìn Phrôna, rồi quẳng chiếc bánh ra ngoài. Sau đó anh đổ nốt chỗ còn lại trong túi lên một mảnh vải, đó là những miếng lương khô đã nát vụn, sũng nước mưa, nhão nhoét trông nhờ nhờ bẩn thỉu.
- Tôi chỉ còn lại có thế này thay cho bánh mì thôi. Ta đành phải ăn vậy. Anh lẩm bẩm.
- Hãy gượm...
Chẳng để cho anh ta kịp phản đối, Phrôna đổ hết những mẩu lương khô đó lên chảo rán với mỡ. Cô đổ thêm 2 cốc nước nữa rồi nguấy mạnh trên bếp lửa. Khi cái món hổ lốn đó đã nóng, cô cắt thịt bò hộp ra thành lát bỏ vào chảo rồi cho thêm muối và hồ tiêu. Lát sau một mùi thơm phức đã bốc lên khắp lều.
- Ôi! Ngon cực kỳ! Anh thanh niên reo lên, vừa giữ cho vững chiếc đĩa trên đầu gối vừa ăn ngấu nghiến.
Mãi cho đến lúc uống cà phê, Phrôna mới quan sát kỹ anh thanh niên. Không những khuôn mặt anh ta chẳng có nét gì khó coi mà còn tỏ ra cương nghị, một vẻ cương nghị kín đáo. Chắc chắn anh chàng này là một sinh viên đây, Phrôna tin chắc vậy vì cô đã thấy trong mắt anh ta vẻ mỏi mệt của những đêm thức khuya đèn sách dứới ánh đèn. Anh ta có đôi mắt màu hạt dẻ đẹp của nam giới, tuy nhiên cô lại đoán chắc cặp mắt đó trong ánh sáng ban ngày, sẽ là màu xanh, gân như xanh biếc... Một trong số những bạn gái cùng học với cô cũng có cặp mắt giống như thế.
Mái tóc hung của anh loang loáng dưới anh sáng của ngọn nến và hơi lượn sóng lý giải vì sao cặp ria mép của anh ta cũng hơi vểnh lên. Ngoài ra, khuôn mặt anh ta nhẵn nhụi, mang tính cách đàn ông rõ rệt. Trước hết, cô thấy 2 má anh hõm sâu, nhưng cô hiểu đó không phải là dấu hiệu của sự thiếu ăn vì anh có thân hình cường tráng, đôi vai rộng và bộ ngực nở nang. Điều đó chứng tỏ rõ ràng chàng trai vững chãi này không muốn xệ ra vì mỡ. Cô đoán anh ta độ 25-30 tuổi.
- Tối nay tôi không có nhiều chăn (Nói đến đấy anh ta dừng lại để uống nốt tách cà phê rồi đặt chén lên mặt hòm đựng thực phẩm). Những gã Anh-điêng tôi thuê đi theo lối hồ Lin-đơ-man, đến sáng mai tôi mới gặp họ. Những tay chết tiệt này đã đem hết mọi thứ đi, chỉ để lại vài túi bột và chiếc lều. Cuối cùng, tôi còn đây 2 áo măng tô dày có thể làm chăn cho cô được.
Anh ta quay đi như không đợi câu trả lời rồi cởi cái túi chăn cuộn tròn ra. Từ trong túi đựng quần áo, anh lôi ra 2 chiếc áo măng tô, vắt lên cái túi ngủ.
- Cô chắc chắn phải là một đào hát?
Anh ta hỏi mà chẳng tỏ ra quan tâm lắm, kiểu như thêm thắt cho vui câu chuyện; thực tế anh đã thừa biết câu đáp lại. Những lời nói của anh ta có hiệu quả như một cái tát vào giữa mặt Phrôna. Cô nhớ đến những nhận xét tai ác của bà lão Nê-pô-da đối với những phụ nữ da trắng nào dám liều lĩnh lui tới vùng này. Cô bỗng hiểu cái tình thế oan uổng của mình khi bắt gặp cái nhìn của anh ta.
Không để cho cô kịp thanh minh, anh ta nói tiếp:
- Tôi đã để cho 2 danh ca trú ngụ ở đây đêm hôm qua và đêm hôm trước 3 danh ca. Cũng may là tôi không thiếu chăn như hôm nay. Hết sức kỳ cục là họ đều bị thất lạc hành trang cả, cô có thấy thế không? Còn tôi, may mắn là tôi chưa bị thế bao giờ. Cứ nghe họ nói, thì họ đều là những ca sĩ trứ danh cả, không kém. Còn cô, chắc chắn cô cũng phải là một ngồi sao nào đó nữa chứ?
- Không. Cô đáp lại gọn lỏn.
Anh ta quẳng mấy túi bột sang một bên bếp lò, xếp thành cái giường rồi cũng xếp mấy túi bột khác ở phía bên kia bếp lò.
- Nói cách gì đi nữa thì cô cũng vẫn là một đào hát. Anh ta vẫn khăng khăng, câu cuối cùng của anh ta tỏ ra có sự coi thường rõ rệt.
Anh ta rời tay khỏi chiếc chăn đang gấp dở rồi đứng dậy. Đến bây giờ, anh ta mới đưa mắt nhìn cô gái, anh nhìn kỹ càng từ chân tới đầu, soi mói cả kiểu cách bộ đồ cô mặc và mái tóc cô để ra làm sao.
- Chà! Tôi xin cô thứ lỗi. (Sau khi đã ngắm lại cô một lần nữa, anh ta thêm). Trong trường hợp này thì cô quả là một phụ nữ điên rồ mơ tưởng làm giàu được ở đây mà không tính đến những mối hiểm nghèo? Chỉ có 2 loại phụ nữ dám mạo hiểm trên cái đất này: một loại đi theo chồng hay theo bố, đó là những phụ nữ đáng kính, còn loại kia tự nhận là đào hát, ca sĩ, hay danh ca nhà hát gì đó mà chúng tôi vì lịch sự mà phải tin họ thôi. Phải, tôi biết lắm chứ nhưng cô hãy nhớ cho rằng bất cứ phụ nữ nào có mặt trên đường mòn này đều thuộc một trong hai hạng kia mà thôi, không có hạng trung gian.
"Tôi xin nói thật là cô hoàn toàn điên rồ; cô nên quay về nhà đi khi còn chưa muộn nếu cô muốn mượn tạm ờ một người chưa quen biết thì tôi sẵn sàng ứng trước cho cô tiền lộ phí để trở về Hoa Kỳ, ngày mai tôi sẽ còn bố trí một người Anh-điêng hộ tống cô trong lúc đi đường nữa.
Đã một đôi lần, Phrôna muốn ngắt lời nhưng anh ta buộc cô phải im lặng bằng một cử chỉ mệnh lệnh.
- Xin cám ơn anh, cô bắt đầu nói, nhưng...
Anh ta lại không để cho cô nói tiếp:
- Có gì đâu. Chẳng có gì đáng cảm ơn cả.
- ồ! Có chứ, tôi xin cảm ơn anh. Anh nhầm tất cả rồi. Tôi từ sông Đi-ê đến đây và hy vọng tìm thấy mọi trang bị của tôi ở Trại Chào Mừng. Những người của tôi đã đi trước tôi từ mấy tiếng đồng hồ thế mà tôi không hiểu sao tôi lại vượt được họ... À! Tôi hiểu rồi! Chiều nay gió đã làm cho một chiếc thuyền giạt ra phía biển trên hồ Miệng núi lửa. Chắc chắn họ đang ở đó. Chính vì thế mà tôi không gặp lại. Tôi đánh giá cao lời khuyên hào hiệp của anh về việc quay về, nhưng bố tôi hiện đang ở Đăc-Sơn, đã 3 năm nay tôi chưa gặp bố tôi. Hơn nữa, sau khi rời sông Đy-ê sáng nay, tôi mệt nhoài, nếu như anh vẫn sẵn lòng giành cho tôi tình cảm hiếu khách trong đêm nay thì bây giờ tôi đi nằm đây.
- Không thể được!
Anh ta dùng chân hất mấy tấm chăn sang một bên rồi ngồi lên mấy bao bột, anh nhìn thẳng vào mặt Phrôna một cách bối rối.
- Có người phụ nữ nào trong những lều kia hay không? Cô ngập ngừng hỏi. Tôi không thấy người nào cả. Có thể tôi đã nhìn không rõ chăng?
- Có một gia đình đã nhổ lều đi sáng nay. Có đến 2-3 phụ nữ trong một lều, nhưng... cách sống của họ không phù hợp với cô.
- Anh cho rằng tôi sẽ không chấp nhận được cách tiếp đón của họ sao? Như anh nói... đó là những phụ nữ...
- Tôi đã bảo là cách sống của họ không phù hợp với cô. (Có vẻ như lơ đãng, anh ta nhìn tấm vải lều rung bần bật vì gió bão và lắng nghe tiếng gió rít bên ngoài). Nếu như phải ngủ qua đêm trong thời tiết như thế này thì chỉ có chết. Các lều khác đều chật ních cả, vì họ khuân cả đồ đạc và lương thực vào trong lều để tránh mưa và bên trong chỉ còn đủ chỗ để trở mình. Họ đã thu nhận đến một tá khách lỡ độ đường vì cơn bão. Có 2-3 người đã đến đây xin tôi cho đặt mấy cái túi ngủ nếu như họ không tìm được chỗ khác; họ đã thu xếp được nhưng điều đó không có nghĩa là người ta còn chỗ.
Anh dừng lại, không biết giải quyết thế nào. Tình thế trở nên bế tắc.
- Tôi có thể đi tới Hồ Thăm thẳm tối nay không? Cô đánh bạo hỏi để thăm dò ý chủ nhà.
Nhưng rồi thấy được sự táo tợn trong điều mình vừa nói nên cô bật cười.
Anh ta nhíu lông mày trước sự bồng bột của cô.
- Cô không thể nào vượt qua được khúc sông cạn trong đêm tối và cũng không thể nào gặp được chỗ có lều trại trên đường.
- Hay là anh sợ?... Cô hỏi bằng một giọng hơi riễu cợt.
- Không phải là sợ cho tôi.
- Nếu vậy thì tôi đi nằm đây.
- Còn tôi sẽ ngồi canh lửa... Lát sau anh ta nói,
- Đừng nói dại. Có lẽ anh cho thế là để bảo đảm cái đạo lý hẹp hòi và lẩn thẩn của anh chăng? Chúng ta đâu có đang sống trong xã hội văn minh, mà là đang trên đường mòn của Bắc cực. Anh đi nằm đi!
Anh ta nhún vai.
- Thôi được. Tôi phải làm gì bây giờ?
- Giúp tôi chuẩn bị chỗ nằm. Làm thế nào nhỉ?
... Anh để ngang các bao bột ư? Anh tế nhị lắm, nhưng tôi lại rất dễ đau xương. Nào, ta phải làm thế này cơ.
Dưới sự chỉ dẫn của cô, anh xếp những bao bột thành hàng đôi theo chiều dài của bao, như thế có khe rãnh không ổn lắm ở giữa. Cô liền gấp cái chăn làm ba và đặt dọc theo cái khe lõm.
- À ra thế! Bây giờ tôi mới hiểu vì sao thường lệ tôi ngủ không được ngon. Anh vừa quan sát vừa lẩm bẩm một mình.
Rồi anh xăm xắn xếp các bao bột của mình theo cách ấy.
- Tôi thấy rõ anh là lính mới trên tuyến đường này. Phrôna nói, trong khi trải cái chăn lên trên.
- Có thể. Còn cô? Cô biết gì về cuộc sống này?
- Đủ để thích nghi ở đây. Cô đáp.
Phrôna rút củi khô ra khỏi lò và thay vào đó một bó củi ướt.
- Nghe gió thổi kìa! Bão mạnh lên đến gấp đôi. Anh nói. Những cơn gió giật làm cho vải lều rung bần bật và mua đổ rào rào trên đầu họ.
Có những lúc gió dịu đi, họ nghe thấy nước chảy róc rách như suối hai bên mái lều. Do sự tò mò, anh thanh niên đưa ngón tay lên sờ vào mái lều ướt sủng.
lập tức tại chỗ anh ta đụng vào, nước chảy ngay xuống những hộp thức ăn.
- Anh thật lắm trò tinh nghịch! Phrôna la lên và bật nhỏm dậy.
Cô đặt một ngón tay lên chỗ nước đang chảy, bóp mạnh vào tấm vải lều rồi, dê ngón tay từ trên xuống dưới. Nước ngừng chảy ngay tức khắc.
- Thôi đừng nghịch nữa. Cô nói với giọng trách móc.
- Cô yên tâm! Vậy ra cô từ sông Đi-ê đến, chắc hẳn cô mệt lắm nhỉ?
- Cũng hơi mệt. Cô nói thật. Và buồn ngủ nữa.
- Chúc cô ngủ ngon! Mấy phút sau anh ta nói, trong khi cô khoan khoái rúc vào trong chăn ấm. Được độ 15 phút, cô chợt kêu lên:
- Này! Anh chưa ngủ chứ?
- Chưa. Có gì vậy?
- Anh đã chuẩn bị đóm chưa?
- Đóm ư? Đóm nào? Anh hỏi lại đã hơi chập chờn.
- Đóm để nhóm lửa sáng mai. Anh dậy chẻ lấy một bó đóm đi.
Anh ta nghe theo, không phản đối. Khi anh chưa chẻ xong bó đóm thì Phrôna đã ngủ rồi.
Sáng hôm sau khi cô mở mắt thì đã ngửi thấy mùi mỡ hun rán thơm phức tỏa khắp lều.
Cơn bão đã ngớt vào lúc rạng đông, mặt trời rực rỡ trên một quang cảnh còn ướt át và tỏa sáng vào cả bên trong những mái lều vải dựng rất căng. Nhịp sinh hoạt trở lại trong khu cắm lều, đã có nhiều người hành trang trên lưng đang tiến lên trên con đường mòn.
Phrôna trở mình nằm nghiêng. Bữa ăn sáng đã xong. Chủ nhà vừa cho mỡ và khoai tây rán lên bếp lò và đang dùng hai thanh gỗ để giữ cho cửa lều hé mở.
- Chào cô.
- Chào anh.
Anh ta đứng dậy, cầm lấy xô nước.
- Chà cần phải hỏi cô ngủ có ngon không, tôi đã biết rồi.
Phrôna mỉm cười.
- Tôi đi kiếm ít nước. Hy vọng khi quay về thì cô đã sẵn sàng để ăn sáng.
Sau bữa ăn, khi cô đang sưởi nắng thì nhận ra một tốp người đang đi trên đường mòn vòng quanh tảng băng của hồ Miệng núi lửa.
- Những người khuân vác cho tôi đây rồi! Cô reo lên. Đen Bi-xốp hẳn phải đỏ mặt vì bị tôi vượt lên trước như thế này.
Cô quay về phía chủ nhà và vừa quàng chéo qua vai chiếc máy ảnh và túi sắc vừa nói:
- Đã đến lúc chúng ta phải chia tay. Tôi vô cùng cám ơn về tấm lòng hiếu khách của anh.
- Ô, có gì đâu. Bao giờ tôi cũng tiếp đón như thế với bất cứ...
-... cô đào hát nào! Cô nói tiếp luôn.
Anh nhìn cô đầy trách móc rồi nói thêm:
- Tôi không biết tên cô và tôi cũng không thật cần biết.
- Tôi sẽ không quá khó tính với anh, bởi vì tôi biết tên anh, ông Vanh-sơ Coóc-lít! Tôi đọc thấy tên đó trên nhãn các hành lý của anh, cô giải thích khi nào anh đến Đao-Sơn, xin mời anh đến thăm tôi. Tôi tên là Phrôna Oen-Sơ. Hẹn gặp lại anh!
- Con gái của Gia-cốp Oen-Sơ? Anh thốt lên, trong lúc cô đã chạy vội ra con đường mòn.
Cô quay lại, gật đầu xác nhận.
Đen Bi-xốp chẳng tỏ ra xấu hổ, cũng chẳng lo lắng "con cái nhà Oen-Xơ thì bố nào con ấy thôi", anh ta đã tự nhủ thầm như vậy từ tối hôm trước lúc sắp đi ngủ để tự an ủi.
- Chào cô. Chỉ nhìn nét mặt cô đã đủ biết cô đã qua một đêm ngon lành.
- Tôi hy vọng anh không lo lắng gì chứ?
- Lo cho cô ư? Không đời nào. Vả lại tôi cũng chẳng có lúc nào để mà lo. Tôi rất bực mình với cái hồ Miệng núi lửa. Tôi ghét sông nước vì nó luôn luôn cho tôi những vố đau... nhưng chẳng phải vì thế mà tôi sợ.
"Nào Pi-tơ, cất nhắc đi cái cậu, anh nói với một trong số những người Anh-điêng. Chúng ta phải tới được hồ Lin-đơ-man trưa nay".
- Phrôna Oen-Sơ... Vanh-Sơ Coóc-lít vẫn lẩm bẩm mãi một mình.
Anh tưởng mình mơ ngủ. Để tin chắc chuyện kỳ lạ đó là có thực, anh nhìn theo cô gái đang xa dần trên đường mòn. Đen Bi-xốp và những người Anh-điêng đã mất hút, còn Phrôna thì đang đi vòng qua chân ngọn núi đá, bóng dáng của cô rõ rệt dưới ánh sáng mặt trời rực rỡ, nổi bật lên trên nền đen xầm của ngọn núi.
Cô khua chiếc gậy đi đường lên cao ra dấu chào tạm biệt, khi Vanh-Sơ bỏ mũ ra vẫy chào cô lần chót thì cô biến mất sau bức tường núi đá.