Chương 5

Chúng tôi tập nhạc ở nhà Ðặng Xuân Côn, gần bến xe thị xã. Thịnh có cái vĩ cầm rất ly kỳ. Ngoài nó ra, không ai xử dụng nổi. Thằng nào lớ ngớ cầm lên, cái vĩ cầm sẽ tung rời từng mảnh. Bà via Thịnh đã từng vớ cái "ác sê" của cậu con trai đánh mấy con dán. Có hôm, Thịnh quên chùi "ác sê" vào cục "cô lô phan" thành thử xác dán được siêu thoát bằng âm nhạc.
Chúng tôi "ăn cơm tháng" ở nhà Côn. Ði học về, quăng sách vở một xó, đến nhà Côn ngay. Ðêm ngủ luôn tại nhà Côn. Hồi đó, thị xã có một bọn thanh niên vô học đi làm chỉ điểm cho phòng nhí Pháp. Bọn này làm bộ lắm lắm. Ai tỏ ý không thích chúng, sẽ "chỉ điểm" láo để phóng nhí bắt vào tra tấn, mòi tiền. Chúng tôi phải né bọn đó. Ðêm nào chúng cũng gõ cửa, tạt vô phá phách ban nhạc của chúng tôi. Có thằng cầm vĩ cầm của Thịnh lên, giả vờ kéo. Dĩ nhiên, vĩ cầm của Thịnh không tuột cái này cũng bung cái nọ. Lại có thằng bấm vào nốt cao nhất của giây "mi" nớ ngẩn "Mẹ, chơi nốt này là hay lắm..." hay yêu cầu ban nhạc chơi...bình bán! Chúng tôi đã vặn đèn nhỏ, nhét mùi soa vào giây đàn, tập lấy đýu, ăn nhịp và không cho âm thanh phát ra.
Vốn liếng lục huyền cầm của Thịnh chỉ có một số "ác co" dễ và vài nhịp điệu. Nên Ðàm viết Minh ngoài "ré majeur" trở về "la 7" rồ về "ré majeur" thì không còn "ác co" nào thêm. Tôi tập thêm bài Marche bohémienne. Sau nhũng đêm tập dượt, ban nhạc Nguyễn Thịnh sẽ chơi những bản Chào cờ, Mặc niệm. Trên lưng ngựa, Lỡ chuyến đò, Một chuyến đi, Bến cũ, Sàigòn xa hoa, Dân ca Phần Lan và Alexander. Ngày đại hi là ngày quan trọng nhất của chúng tôi. Cái trại của ban nhạc chống lại nguyên tắc cắm trại của hướng đạo. Hai cái cột căng lưới bóng chuyền đuợc chúng tôi nhổ lên làm cột trại. Ông vía của Thịnh vốn là một câu học tiếng Anh đầu của bài thứ nhất cuốn Anglais sans peine. Tức là My tailor is rich! Thành thưa ông vía nó đã sai thợ, may những cái chăn viện trợ Mỹ thành một mái lều rộng lớn. Chúng tôi dựng nhà chứ không phải cắm trại.
Ban nhạc có đủ giá nhạc và ghế ngồi. Tả thật đúng thì trại của chúng tôi là cái trại nhà giầu, đủ tiện nghi. Lại có cả hoa giấy bóng treo kết y hệt một đám cưới. Ròi ngày đại hi khai mạc. Cái đinh của ngày đại hi là trò đi xe đạp vòng quanh Việt Nam. Các viên chức Tây, Việt đã vỗ tay hoan hô đoàn xe biểu diễn đi chậm và không ngã.
Khi đoàn xe về Bắc, xã xệ, lý toét, thằng cu, cái hĩm vác cuốc, liềm, hái, xẻng ra hát cò lả theo Củ Từ. Ông tỉnh trưởng tặng hai ngàn bạc. Vì lý toét, xã xệ bôi hề, diễu hay quá, buồn cười quá. Đám Mọi Trường Sơn được thưởng hai chục chiếc may ô. Thầy Lô hể hả. Thầy phóng từ khán đài xuống trại của chúng tôi. Cái mũi thầy đỏ ửng:
- Hoan hô ban nhạc. Tôi tặng các anh năm trăm uống nước cam!
Thầy Lô nổi tiếng "cụ đồ kiết", bỗng dưng thầy cho năm trăm là thầy sung sướng cảm hứng lắm. Trại của chúng tôi thêm két nước ngọt và ít cốc thủy thinh. Ban giám khảo dẫn quan khách đi thăm các trại. Chúng tôi chơi bài Trên lưng ngựa chào mừng. Ðến chỗ clic cla clic clộp, lộp clộp, clộp..., con nhà Minh vỗ vào cái thành đàn thật mạnh làm như vó ngựa đang rong ruổi. Quan khách rời trại của chúng tôi. Thịnh ta sửng cờ:
- Mày vỗ mạnh thế, thủng bố nó đàn của ông rồi.
Quả nhiên, mặt đàn bị rạn nứt vì mọt đã lập chiến khu. Nhưng trại của chúng tôi được chấm nhất. Ban nhạc nhất. Trò chơi nhất. Ban nhạc nhất là đúng vì có mỗi một ban nhạc. Và các nhạc sĩ, trừ thịnh và Côn, đều phải đeo kính răm nhìn vào phím đàn chơi thuộc lòng song vẫn ra cái điều hách nhìn bản nhạc mà chơi. Suốt ngày đại hội, ban nhạc lải nhải Lỡ chuyến đò, Một chuyến đi, Bến cũ. Những Bùi Thọ Ngạc, Bùi Thọ Tê, Bùi Thọ Hười, dân Phù Lưu phục sát đất.
Sau ngày đại hội học sinh toàn tỉnh, tôi bỗng thấy mình lớn lên. Một cơn gió la vừa thổi vào tâm hồn tôi làm tôi xao xuyến. Tôi đã sắm một cái gương nhỏ, một hộp bi ăng tin "The evening in Sanghai" và một cái lược nhựa. Ba vật trang sức này, luôn luôn nằm trong túi quần của tôi, trừ ban đêm lên giường ngủ. Tôi mất công cả buổi để là ống quần cho thẳng nếp, "pờ li" phải bé như sợi dây gai. Đêm đêm, thay vì đọc tiểu thuyết trinh thám, tôi hí hục chép những bài thơ ái tình của Xuân Diệu, Huy Cận. Mẹ tôi tưởng tôi đã biết lo học hành. Người mừng lắm. Và mỗi sáng, người bắt tôi ăn thêm hai quả trứng gà. Mẹ tôi đâu hiểu con chim đã ra ràng, nó sắp cất cánh phiêu lưu vào miền có gió mới tìm kiếm một phép lạ đã làm nó xao xuyến tâm hồn