CHƯƠNG 12

     ó những con người sinh ra đã mang sẵn dòng máu thủ lĩnh trong thân thể. Dù làm bất cứ việc gì, bất kì môi trường nào, họ đều thích làm theo ý mình, làm cho mình và khó ai có thế sai khiến, điều khiển được.
 Lãm là một ví dụ.
 Sau khoảng thời gian hơn ba tháng làm phu đào đất cho người bạn tù của Dũng đang ở vị thế bưởng trưởng, Lãm dàn dần thấy bắt đầu có cái gì không thật ổn? Sức bỏ ra thì nhiều mà sao thu về còm cõi quá! Chưa bao giờ, kể cả những ngày đói rét ở tiền đồn biên cương hay những đêm hành quân huàn luyện nghiệt ngã, Lãm phải sản ra một cường độ lao động kiệt sức người đến như thế. Tối mát tối mũi, suốt đêm suốt ngày, người gầy rộc đi, nhìn vào vũng nước đãi đá vàng ệch như vũng nước phân voi, Lãm nhọn người thấy mặt mình như mặt người khác, còn khốn nạn hơn cả những ngày vật vạ đầu đường xó chợ trước đây.
 Khổ cực thì chịu được rồi, quen rồi nhưng nhục thì đúng là không thể nào quen được. Càng cố quen lại càng ngứa ngáy, ngứa ngáy đến muốn chửi, muốn đánh, muốn giết tươi một ai đó. Nhục vì phải triền miên sống trong cảnh dối trá lừa lọc lẫn nhau, nhục vì bị bọn cai thầu coi mình như con vật chết đói, nhục vì bị bóc lột nhỡn tiền trông thấy mà đành phải cắm mặt xuống đất mặc dù chính cái tay bưởng trưởng chột một bên mắt ấy đã có lần vỗ vai nói: “Thương tình chú mày là chỗ quen biết, có nhời gửi gắm tử tế nên tao có biệt đãi hơn một chút. Chỗ nào khó, hàm nào sắp sập, dẻo đất ở đâu có bọn đặc công dính vào tao không bắt đào. Đào được 3, chú mày hưởng 1, thế là sộp. Thằng khác ấy à? Nộp hết, cuối tháng mới chia cho chút ít gọi là đủ ăn để mà đào tiếp. Chú cứ làm ăn thật thà, chăm chỉ như vừa rồi là tao quý. Cái gì chứ sau khi rời khỏi đây, cầm chắc trong vài bốn cây về làm vốn sinh nhai là thằng em có thể tin tưởng nơi anh được...” Tin tưởng? Lãm nhổ bẹt một bãi nước bọt vào hai lòng bàn tay phồng rộp, tin tưởng cái thứ gì mà cả một mùa hè sáp trôi qua rồi, Lãm không những không để dôi ra được một đồng phân vàng nào mà còn ngoạm cả vào đồng vốn ít ỏi Dũng đã chu cấp cho?
 Thực ra cũng khó trách được cái tay Bưởng độc nhỡn này. Giữa hàng ngàn những con người bặm trợn, coi mạng người và mạng mình không hơn gì mạng ngóe, dẫu rằng hắn nổi lên như một sếp đá dữ dằn, hung tợn nhất, hung tới nỗi hết thảy những lực lượng công an, quân cảnh nơi đây đều phải ngán mặt, nhưng bởi lẽ đất đai bao la, vỉa quặng mịt mùng, có phải cứ chỗ nào thọc lưỡi thuổng xuống là lập tức có ngay một viên đá chúa màu tiết dê hay màu máu chim bồ câu trị giá trăm triệu, ngàn triệu đâu. Thiên hạ từ các phương trời kéo nhau đến đây đào xới nhiều quá, tranh nhau nhiều quá, cả vùng đồi trở nên lở lói hoang toàng tự một bãi bom B52 khổng lồ, dù vỉa đá có mầu mỡ dường nào nhưng rồi cũng phải vơi vợi đi chứ. Thành thử có ngày thất thểu về tay không, có ngày chỉ được độc vài viên mát tôm bé tí tị, may lắm mang xuống chợ chỉ mong đổi được vài chai bia Tàu, dăm yến gạo. Ngày nào được kha khá một chút thì lại phải nộp hết cho Bưởng. Không nộp, định ăn mảnh lập tức sẽ bị khám moi từ trong mồm, tai mũi, nách bẹn cho đến tận... hậu môn, gan ruột. Khám ra, anh sẽ được nếm mùi luật rừng rất sòng phẳng, có khi phải đổi cả bằng mạng sống. Mà dầu có giấu thoát, người giấu cũng không biết tiêu thụ ở đâu. Tất cả đã vào đường giây, vào băng nhóm khép kín, tạo thành thứ luật pháp riêng, luật pháp của kẻ mạnh.
 Lần ấy Lãm tận mắt chứng kiến một hình phạt theo kiểu thời trung cổ như vậy.
 Người bị nghi là một giáo viên dạy toán cấp ba và hình như trước đó cũng là dân đi lính về nhưng là lính chống Mỹ, đã có vợ và năm con. Không hiểu anh có giấu giếm một viên nào thật không nhưng vào cuối giờ, khi cả vạt đồi đã vắng tanh không có một bóng người, chúng lẳng lặng lôi anh xuống một khoảng đất trũng và bắt đầu tra khảo. Thoạt tiên là dí dao thái thịt vào ngực. Anh lắc đầu. Sau đó là dùng mũi dao nạy răng, bắt há miệng ra. Không có gì, chỉ thấy cái cổ họng đỏ lòm nhớt nhợt. Một sô nước vũng năm lít có cả rong rêu, nòng nọc được xối òng ọc vào cái phần thòi lòi, bợt đỏ đó... Nước vàng tràn qua mũi, qua miệng qua tai. Cơm canh và cả máu tràn ra theo. Lồng ngực hóp xuống, khoang bụng trướng lên... mọng lên tưởng sắp nổ tung. Một đế giày vải đầy bìm giậm mạnh... giậm cái nữa, cái nữa... Đũng quần ướt nhoét, từ đó phả ra cái mùi hôi khắm không thể chịu nổi! Cái thân thể gầy guộc quằn quại, hai bàn tay vàng bùng chắp vào nhau vái như lên cơn phong giật: “Tôi xin các anh... tôi lạy các anh... tôi thề trên đầu các con tôi... Hức!” Bưởng trưởng chun mũi quay mặt đi, chửi tục: “Đ. mẹ! Thằng chó nào vào trường hợp này cũng sẵn sàng lấy mả tổ nó ra mà thề cả. Tiếp tục! Đút vòi nước vào lỗ đít nó, tống hết cả sô nữa vào, kỳ cho nó phải phọt viên đá ra, có chết tao chịu.” Cái quần ka ki màu bộ đội đã bứt hết khuy được kéo móc ra, để lộ một cặp đùi như người bị teo cơ với cái bộ phận sinh dục đàn ông nằm chèo nghẻo, xám nhợt, nhăn nhúm dưới nắng chiều. Trời ơi! Cái cục thịt tởm lợm kia chả lẽ từ đó lại cho ra đời được năm con người? Lãm nhăn mặt nghĩ thế và không thể đứng yên được nữa. Có con sâu gì buốt nhức quá thể bấy lâu nằm im trong đáy cùng xương sống bỗng bật dậy, lao vụt lên tận đỉnh đầu... “ Chúng mày bỏ người ta ra ngay! Đồ khốn kiếp! Đã biết ngay gian thế nào mà xúm vào hành hạ người ta như con vật vậy? Bỏ ra!” Tiếng nói của Bưởng trưởng nhột nhạt ngay bên mang tai: “Kìa chú Lãm, chú để cho tôi làm việc chứ!” “Làm việc cái gì? Làm cái cục cứt!” “Chú không được hỗn! Chúng mày đâu, kệ cái thằng điên này, tiếp tục đi! Chỉ có trong bụng nó, nếu cần mổ“
 Ba cái bóng đen gơm guốc lại nhảy vào. Cái thân thể nhái già nhanh chóng bị lật sấp, để lộ những nốt đậu mùa thâm xịt ở khắp lưng. Một chiếc vòi nước to bằng cổ tay được kéo đến. “Bắt nó chổng mông lên! Nhét vào!... cứ banh ra mà nhét sâu vào! Mạnh tay, mau lên, tao điên tiết lắm rồi!” Người đàn ông bỗng òa khóc, tiếng van vỉ chảy ra từ khuôn mặt méo mó không còn ra mặt người. Con sâu róm vỡ nát trong đầu, Lãm nhào tới, giọng khê đặc: “Anh Thận! Anh hèn lắm! Hèn như con chó... Nằm đấy mà van xin không biết nhục à? Đứng dậy đi!” Sau đó không hiểu mình đã làm gì nữa, chỉ thấy hoa mày chóng mặt, ục ục ịch ịch một hồi rồi khi mở được mắt ra, anh đã thấy cả ba bóng đen kia đều văng mỗi đứa một nơi như vừa trải qua một vụ đụng xe ở ngã ba đường. Còn anh thì chân tay, mặt mày toàn máu...
 Gã Bưởng trưởng phun một bãi nước bọt xuống đất, cười nhạt: “Thằng em mày đền đáp ơn nghĩa đúng luật lắm! Thì ra bấy lâu nay tao nuôi ong tay áo mà không hay! Nể tình bạn bè giới thiệu chứ không ngay bây giờ mày đã ra bã rồi thằng khốn ạ! Cút! Cút ngay cho khuất mắt tao để bọn tao còn phải làm việc lại với thằng già chết dẫm này” “Tao sẽ cút - Lãm quệt máu trên mắt - và thực tâm muốn cút từ lâu rồi nhưng phải với một điều kiện chúng mày để người này yên.” “Nếu không thì sao, thằng em?” “Tất cả sẽ cùng chết với tao ở ngay tại đây. Nào, vào đi!“
 Lúc đó trong tay Lãm chẳng có một tấc vũ khí nào nhưng đôi mắt cô hồn đang tóe ra những tia lân tinh man dại kia đã khiến cho cả đám chợn lại. Với kinh nghiệm dao búa lâu nay, chúng thừa biết với cái kiểu nhìn chó dại cùng đường đó thì tốt nhất là không nên đùa bỡn. Hơn nữa, chính cái con chó lông xám ức trắng lúc nào cũng kè kè đi theo Lãm lúc này đang nhe hàm răng trắng ởn ra bên cạnh chủ cũng khiến cho chúng thực sự ngại ngùng. Im lặng giây lâu. Cuối cùng là giọng Bưởng trưởng: “Đ.mẹ! Biết ngay mà. Tao đã bảo rằng sáng nay ra ngõ gặp... đĩ mà!” Và hắn bỏ đi. cả tốp lục tục đi theo.
 Người đàn ông lồm cồm bò dậy, nói bèo nhèo: “Tôi cám ơn chú nhưng... chú làm thế, tôi càng chết. Chúng nó sẽ không buông tha đâu! Tôi biết...” vẫn đứng im lìm trong bóng chiều chập choạng, Lãm không quay lại: “Im mẹ nó cái mồm đi! Đã làm lính mà hèn thế thì làm lính làm cái đéo gì? Mặc quần vào. Khắm như cóc chết!” Chợt nhìn thấy viên đá to bằng hạt ngô có dính cả phân từ ở chỗ nào đó lăn theo ống quần anh ta rơi xuống đất, Lãm cười như mếu: “Thì ra là như vậy! Nhịn giỏi nhỉ?... Thật khốn nạn hết chỗ nói!” Và gã cũng xiêu vẹo bỏ đi, nhưng đi về hướng ngược lại sau khi để văng lại một câu: “Mẹ anh!“
 Nhưng Lãm không có ý đi hẳn. Hình ảnh tiều tụy của người vợ và đứa con thiếu sữa khóc ngần ngặt bên vũng nước đái đêm qua đã không cho gã được dễ dàng rời khỏi cái vương quốc tàn bạo, bẩn thỉu nhưng cũng le lói hy vọng này. Phải có tiền, dù chỉ đủ để trả cho Dũng. Gã có một lời thề tự thân khi còn đi học là không được vay nợ ai, vay vì bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả người đó là cha mẹ hay anh chị em ruột thịt. Cũng bởi cái tính cực đoan nhuốm chút mày kẻ sĩ thừa hưởng lại từ người cha một phần đó mà có lẽ đời gã luôn lân đận...
 ... Tiểu đoàn đóng quân gàn một cánh đồng mía và căn nhà của ông chủ lò mía di dân từ dưới xuôi lên. Gã hay ra đó chơi, mua mía, ăn mía đến thành nghiện và dần dà nghiện luôn bóng hình cô con gái ông chủ vườn. Cô gái đẹp nhất nhì xã này không làm mía mà chạy chợ. Cô bán mía, buôn mía và buôn luôn cả những thứ khác nữa theo đúng nhịp điệu náo hoạt của thương trường. Gã biết thế, rất biết nữa là khác nhưng cứ phải lòng.
 Mỗi lần được cắn chặt vào môi cô ta là mỗi lần gã cảm thấy mình đang cắn chặt vào một dóng mía thơm ngọt, tinh khiết mà cái chất tươi mát của nó cứ râm ran chảy đến tận từng ngón tay ngón chân. Và rốt cục là gã không thể thiếu được nó. Cô gái đa tình cũng chẳng che giấu được lòng mình: “Em đã ngủ với... nhiều thằng đàn ông, có lần cô mạnh dạn thổ lộ, nhưng chỉ khi nào ở gần anh, em mới thật sự thấy mình là một con đàn bà.” Gã nghe mà đắng cay đến tận gan ruột dù rằng cô không nói thì gã cũng thừa biết như thế. Gã đã nhiều phen trốn tránh, làm mặt lạnh, đã cố áp đặt những suy nghĩ khinh bỉ, thậm chí đã thóa mạ, đánh đập, nhưng rồi cuối cùng cô vẫn tìm đến với gã, hứa hẹn, thề thốt, chăm bẵm gã bằng những giọt nước mắt, bằng tấm lòng bịn rịn của người mẹ, người chị và cả của người em gái. Đơn vị đã phê phán gã kịch liệt, kể cả những biện pháp đe dọa nhà binh sâu sắc nhất. Gã cũng tự hành hạ mình, hơn thế, gã còn lọ mọ đi tìm những cô gái, đẹp hơn nết na văn hóa hơn, mà điều này, đối với một chàng trai lem luốc gốc Hà Nội như gã lại chẳng mấy khó, để vùi đầu vào, để tìm quên, để so sánh và để khinh ghét cô. Kết cục thật thảm hại: khinh ghét thì có nhưng quên thì không! Càng khinh ghét lại càng không thể quên. Thế mới khổ! Cuối cùng gã tặc lưỡi quyết định... se duyên. Tự se chứ có ai đồng lòng ai giúp đỡ? Có hề gì. Thuê một chuyến đò dọc, gã kéo thêm thằng bạn cũng tiểu đội thân thiết nhất tên là Tùng; cô chủ cũng rủ thêm một người bạn gái cùng thôn, rồi sáp một mâm cơm có đủ gà luộc, cá nấu, xôi chè, mấy bó hương... Thế là thành đám cưới, một đám cưới trôi lênh đênh trên con sông biên giới, trôi lênh phênh trên dòng đời, không cần biết đến đâu, bờ đâu? Cô dâu mới không đi buôn chuyến nữa mà xin được ở tại nhà trồng mía với cha. Người cha buồn đời, chán con, ruồng rẫy con và ruồng rẫy luôn cả cái chàng rể hờ binh nhất không tương lai, không của cải. Chàng rể hờ tự ái cũng không một lời cầu xin cho cái sự lạnh nhạt của ông bố vợ mặn mòi trở lại. Còn ông bố ruột, biết chắc là ông cụ sẽ chẳng khi nào ưng thuận nên tốt nhất là không thông báo gì. Thế là đôi vợ chồng thân cô thế cô, chỉ biết lấy sự yêu đương cuồng nhiệt để chống chọi lại cái dửng dưng độc ác của người đời.
 Giải ngũ, gã quyết định đưa cô gái sơn cước có máu giang hồ về phố phường sinh sống. Cô yêu gã, thương gã và sợ gã. Từ ngày ăn ở với gã, người ta không còn nhận ra ở nơi cô một người đàn bà đáo để khét tiếng trong thương trường và tình trường một thuở nữa. Đi vào chùa khấn vái, các đấng thần phật phán rằng, cô đã gặp được quí tướng, buổi đầu còn lắm nỗi truân chuyên, có lúc nản lòng nhưng cứ bền tâm rồi thần phật sẽ không phụ kẻ lòng ngay, tâm sáng. Cô nghe biết thế và cũng cố mà tin như thế. Cô càng thuần phục chồng, càng nhũn như con chi chi trước chồng. Cô hiểu vì cô, vì tình yêu của gã đối với cô, một thứ tình yêu man dại, trưởng giả pha lẫn đánh đập mà cuộc sống của gã đã ra nông nỗi này. Cô biết ơn gã và chỉ còn cách lấy sự im lặng tận tụy để trả ơn. Cũng lạ! Những trận đòn, những câu mắng chửi tàn tệ của gã đã là một cái gì đó không thể thiếu được trong cuộc sống của cô. Dường như đó chính là cái chất kết dính không thể tháo gỡ được giữa hai số phận. Cô đâm ra quen đòn, rồi nghiện đòn. Có như vậy gã mới là gã, chuyên quyền, thô bạo, ngang ngạnh và ngây thơ, dữ dần nhưng lại rất yếu mềm...
 ... Vùng đá đỏ ấy có những cái tên gọi quyến rũ đến rợn da gà. Đồi nào người ta đào được viên đa giá trị bạc triệu thì gọi là đồi Triệu. Đào được viên đá giá bạc tỷ thì lập tức có tên đồi Tỷ; còn quả đồi nào vô phúc đào ngoáy mãi chả có gì, người ta ngán ngấm gán cho cái tên đồi Liệt; riêng quả đồi đã từng sập hàm chôn sống hết 25 mạng người lại được gọi là đồi Tử.
 Một thân một mình với chiếc cuốc chim mẻ lưỡi, một chiếc xẻng mòn vẹt, hai cái sô nứt đáy, dăm ba chiếc bao tải và chằng, thêm chú chó gầy trơ xương sườn; Lãm lặng lẽ tiếp cận vào khu đồi Tử đó.
 Thời gian này, để vô hiệu hóa sức đào phá như trảy hội của dân tứ chiêng thập phương, người ta bắt đầu tiến hành biện pháp cho đấu thầu đất, bán đất. Mọi việc được khép vào vùng niêm luật hơn. Người không có đất thì không được đào. Cứ đào, nếu bắt được, kẻ trộm đất sẽ bị tịch thu dụng cụ, bị bát giam và bị phạt tiền rất nặng. Và nếu may mán không bị bắt thì cũng không làm cách nào ra thoát được bảy lần trạm gác liên nghành chốt chặn suốt 70 cây số tới tận quốc lộ I, nếu trong người anh có một viên đá dù to hay nhỏ. Lãm lấy tiền đâu mà mua được đất khi mà một thước vuông đất đây đang leo tới giá năm chỉ, bảy chỉ? Vậy là chỉ còn cách chờ đêm xuống, hì hụi đào trộm từng bao tải rồi sáng mang ra suối đãi. Lãm bắt đầu sống cái đời con vạc ngày ngủ đêm đào, vừa đào vừa ngó nghiêng canh chừng bị thộp gáy. Mỗi đêm cật lực lắm cũng chỉ tọng được đầy mươi bao tải là trời đã hửng sáng. Hàng trăm tải đất từ bóng đêm rờn rợn khí tử thần nơi quả đồi lâu nay không ai dám lai vãng đã theo vai gã xuống suối nhưng vẫn chưa được một viên đá nào tạm gọi là mang giá trị trăm ngàn!
 Viên đá đỏ mang đày tính ú tim của một trò chơi xổ số nhọc nhằn. Cuộc hành trình trong tử lộ âm u lòng đất không bao hàm cái nghĩa tích tiểu thành đại thông thường. Làm sao có thể tiểu, nếu là tiểu thì chỉ đủ để cầm hơi. Cái đại mới thực sự đáng kể, nó chỉ đến một làn, một làn để đủ cho mãi mãi, đủ cả cho một sự lật đời. Hàng trăm, hàng ngàn bao tải sa khoáng sẽ vẫn bằng không, dù mười năm, hai mươi năm hay cả đời cũng không có ý nghĩa gì nếu không có nó. Chỉ một vốc con nhưng có nó, cái viên đá mang màu tiết dê hay màu máu chim câu đó, tức là có tất cả.
 Nghĩ như vậy và biết như vậy. Lãm vẫn đêm đêm âm thầm dũi sâu vào thân xác vào lòng đất tối tăm để gần sáng trở ra, chỉ có con chó ướt đàm sương đêm chờ gã trên miệng hố. Những khi ấy, trong cơn mê đất cát nhọc nhằn, gã dường như nghe được cả những tiếng than khóc của những linh hồn chết uổng, lại dường như cũng nghe thấy được cả tiếng ru con ai oán của vợ mình. Một viên, phải, chỉ cần một viên thôi, không được bằng đầu ngón tay út thì cũng được gàn bằng đầu con chuồn chuồn, chỉ cần thế là sẽ có nhà, có cửa, có nệm ẩm chăn êm, có quầy mỹ phẩm hay cửa hàng điện lạnh cho cô ấy ra vào, có một công việc đàng hoàng nào đó để ngày ngày mình đến và đi, có đồ chơi, có sách vở, có mái trường tốt nhất cho thằng bé chuẩn bị bước đến, có... có hết thảy. Chỉ không có viên đá màu hồng sáng sáng hiện lên như phép màu trong đáy sàng thôi!
 Đất sa khoáng mỗi ngày một hiếm. Những chỗ nào có thể đào được, kể cả chân giường, đầu cổng, dưới bàn thờ, trong lòng bếp, nhà ủy ban, trong chuồng trâu chuồng bò... đều đã được người ta xới lật lên không thương tiếc. Một vài xí nghiệp khai thác cấp nhà nước, cấp tỉnh huyện đã bắt đầu rùng rùng mang máy móc tới. Viên đá không chỉ lật đời một con người mà nó còn có khả năng lật đời cả một vùng đất, một địa phương, thậm chí một dân tộc. Đất đang được quốc doanh hóa, đất tự nhiên và tự do bị thu hẹp dàn. Những dân đào đất gồm có đủ các băng nhóm, đại ca, đầu gấu, cá nhân có tiền án tiền sự buộc phải tràn sang khu đồi Tử, cái khu đồi có dớp có ma lâu nay chỉ có độc một mình Lãm là dám thui thủi độc quyền.
 Cũng chính khoảng thời gian đó, trên mặt sàng của gã bắt đầu đọng lại nhiều vụn đá hơn. Gã rùng mình khi biết rằng mình đang đến gàn một vùng vỉa có nó. Gã càng háo hức dũi sâu vào, dũi như một kẻ tâm thần đang phát cơn động tình với đất. Những vảy đá ngày một to hơn, sắc màu tươi tán hơn và càng vào sâu, đất cũng càng khó đào hơn. Chưa có vảy nào bán được tiền trăm nhưng đã hứa hẹn mơ hồ có tiền triệu và biết đâu cả tiền... nữa? Gã ngộp hơi không dám nghĩ tiếp.
 Để rồi sáng hôm sau, trong một cái quán cóc ở giữa khu chợ giang hồ, một tay lòng khòng, đen cháy, đen hơn cả gã, đã kéo sịch ghế đến trước mặt gã mà cất giọng lạnh lùng:
 - Vậy đất ở đấy tạm đủ rồi đấy anh bạn trẻ ạ!
 - Không trẻ lắm đâu - Lãm nhìn lên và chợt nhận ra đó là một trong những tay anh chị có tiếng là lì lợm ở khu vực này - ông muốn nói cái gì?
 - Chả muốn gì sất. Luật lệ ở đây là lộc bất tận hưởng, chác ông không lạ? Cũng nên cho bọn này hưởng tí, ai lại ăn dày thế?
 - Tôi vẫn chưa hiểu ý ông định nói gì? - Gã dợm đứng dậy.
 - Khoan đã, cứ ngồi! Tóm lại là thế này: mình muốn ông từ đêm nay chuyển sang hố khác, tạm nhường cái hố ấy cho tụi này. Không nhường hẳn đâu, chỉ vài tuần thôi rồi trả lại.
 Lãm cười khảy, khiến cho cái mặt của gã già cần đi:
 - Ông nói nghe buồn cười! Làm chó gì có cái luật nhường ấy? Vớ vẩn!
 - Ấy nhưng điều này thì lại không vớ vẩn chút nào đâu, cậu bé ạ!
 Hắn gần như nhao hẳn người về phía Lãm, đủ để gã nhìn thấy một cọng hành giắt ngay răng cửa của cái miệng hôi hám kề sát mặt mình - Nếu biết nghe thì còn có cơ được trụ lại, không, ngay bây giờ tìm đường mà cuốn xéo!
 - Nếu tao không xéo!
 Những ngày kiệt lực và quá căng thẳng dồn cả lên câu nói không cần biết hậu quả sẽ ra sao.
 Vậy thì lại quá đơn giản, con cóc ạ!
 Hắn hất đầu. Lập tức một gã to lớn mặc áo bò hoa đứng gàn đấy quơ tay sang chiếc bàn bên cạnh, cầm cổ một chai bia Vạn Lực chưa mở nút giơ cao lên... Chỉ nghe một tiếng rắc rất đanh rồi lát sau, cả tóc cả mặt Lãm sùi bọt trắng. Trộn hòa vào lóp bọt ấy là những dòng máu rỉ ra... Lãm vẫn ngồi yên, mí mắt chỉ hơi nhắm lại và thân hình khẽ đảo về phía trước như người đang nhập đồng. Im lặng, cái nửa chia bia toang hoác những cạnh sắc còn lại trên tay gã vận áo bò cũng run lên, không biết nên đập tiếp hay quầng đi. Máu từ đầu vẫn xối ra, chảy tràn xuống ngực áo. Lãm từ từ mở mắt... Phút giây ngất choáng nhưng lại có tác dụng định thần ấy đã khiến cho gã kịp nghĩ đến con, đứa bé oặt ọe chưa đầy bốn tháng tuổi đang ngủ vẹo cổ trong tiếng muỗi bay, trong mùi nước đái chó ở chân tường và trong tiếng ru như khóc đám của người vợ thiếu sữa. Bây giờ gã chết và nhất định sẽ chết nếu như chồm lên đấm gãy chiếc răng có cọng hành của nó thì cũng có nghĩa thằng bé sẽ chết theo. Tự dưng khuôn miệng xám nhợt của gã chuyển dịch rồi nở ra thành một cái cười bâng quơ, méo mó, ủ dột và nhòa máu. Một âm thanh u ám từ đó phát ra:
 - Đánh nữa đi! Thằng nào đánh thế?... Sao lại phải đánh?
 Có lẽ bị cái tiếng nói ma quái lúng búng máu ấy ám ảnh nhiều hơn là sức chịu đựng kỳ lạ đến không tin được của gã, mấy kẻ tiếm đất ngỡ ngàng, kinh hãi rồi bấm nhau từ từ lảng đi, vừa lảng vừa dáo dác nhìn lại như nhìn một quái nhân. Mãi đến lúc đó, con chó lông xám không hiểu đi lê liếm kiếm ăn đâu mới hồng hộc chạy về. Nhìn thấy chủ như vây, nó chụm hai chân trước, tru lên một tiếng dài ai oán như tiếng chó sói gọi hoang rồi nhe răng lồng lộn chạy hết góc này sang góc khác để truy tìm kẻ đã gây ra cơ sự này. Gã gượng đứng dậy, huýt sáo gọi con chó lại và lát sau, cả hai lặng lẽ rời khỏi đám đông đi chếch lên sườn đồi... Nửa tháng sau, vào một đêm trăng sáng, chẳng phải cái luật rừng man dại đó buộc gã phải nảy sinh ý định bỏ đất ra đi, mà lại chính là sự xuất hiện của người lính đặc công hiền lành đã khiến cho mọi việc trước mắt gã bỗng trở nên trống rỗng.
 - Ai đấy? Đứng dậy, lên đi!
 Một tiếng nói vừa đủ nghe, không gắt gỏng cũng không thật nhẹ nhàng vang lên ngay trên miếng hố. Lãm chấp chới mắt nhìn lên... có hai người lính trang bị đầy đủ đang nhìn xuống, một đeo súng ngắn, một khoác tiểu liên, cả hai đều mặc đồ rằn ri theo đúng lối ăn vận của lính đặc công. Gần đây lực lượng này đã bắt đầu tiếp cận vào vùng đồi đá đỏ với tất cả sức mạnh tiềm tàng và giai thoại đậm tính truyền thống phi phàm của nó. Có lẽ chỉ có họ, những người lính mang áo cỏ đó mới thực sự là ông chủ chính thống của toàn vùng, của tất cả những dân giang hồ tứ xứ không sợ máu nơi đây. Bắt đầu đám tứ chiếng cũng coi thường giỡn mặt như đã từng giỡn mặt rất có hiệu quả trước các sắc phục công an, thuế vụ, biên phòng, tự vệ, cảnh sát cơ động... Nhưng chỉ liền sau đó, bằng vào những cuộc đụng độ bất ngờ, họ đã giật mình hiểu ra rằng, họ đang thực sự đọ sức với ai. Và thần phục, lẽ đời là thế. Ngang ngửa tận cùng nhưng một khi đã thần phục là thần phục cũng tới nơi. Từ đó, trên địa bàn toàn huyện, cứ nơi nào xảy ra mất an ninh, nơi nào có bóng dáng dân dao búa lộng hành, tức là cứ nơi nào con người bỗng tỏ ra nhờn với chuyên chính vô sản là tức thì họ được phái tới, nhờ tới để giữ nghiêm kỷ cương, giữ bằng chính màu áo lính của mình thôi chứ thật sự họ chưa một lần phải xử nặng với ai. Tất nhiên, trách nhiệm trước hết của họ là phải giữ gìn được tài sản quí hiếm của quốc gia, không cho người trái phép xâm nhập vào. Và đêm nay, một tổ trong số họ đang trên đường thực thi công vụ đã bắt gặp được Lãm.
 - Vâng, tôi là kẻ trộm, các anh muốn làm gì tôi thì làm đi! - Không thèm nhìn vào ai, Lãm vừa chùi tay vào ống quần vừa càu nhàu với cái giọng bất cần - Đó, cuốc đó, xẻng đó, bao tải đó và cả con chó già kia nữa, xin mời cứ tịch thu.
 Con chó nghe nhắc đến mình vội cong đuôi chạy tới, nép sát bên chân Lãm, gừ gừ trong cổ như sẵn sàng ăn thua đủ với bất cứ thế lực nào động đến lông chân chủ nó. Người lính đeo súng ngắn lắc đầu cười:
 - Anh cứ bình tĩnh! Chúng tôi có phải là loại người hễ động một tí là... - Đang nói, anh bỗng dừng sững lại rồi giọng thoảng đi - Kìa! Có phải mày đó không Lãm?... Có đúng là thằng Lãm không? Đúng thằng Lãm rồi! Trời... Sao lại đến nông nỗi này?
 Lãm cũng thảng thốt nhìn lại và lát sau thì gã bỗng nhận ra được đó chính là người bạn cũng tiểu đội tên là Tùng năm nào. Sau khi xuống đò dọc làm đám cưới cho gã xong, Tùng được trên cho đi học sĩ quan, thế là bặt tin từ đó, ai dè số phận sắp đặt gặp nhau ở đây! Một kẻ đi ăn trộm và một kẻ bắt trộm!
 - Thế đấy - Lãm ngồi thừ xuống, nói một câu không ăn nhập gì vào hoàn cảnh. - Bây giờ mày đã là một sĩ quan đặc công rồi kia đấy! Còn tao...
 - Sao? Vợ con mày bây giờ thế nào? - Người bạn cũng ngồi xuống, vẻ xúc động hiện ngay trên cả động tác run run rút gói Du Lịch ra khỏi túi - Còn trên đó hay đã xuống xuôi? Sau lần ấy, tao có ý hỏi nhưng không ai biết thêm gì về mày cả.
 - Thôi - Lãm cát ngang lời bạn bằng một dáng điệu mệt mỏi - Chuyện dài lắm, vô nghĩa, nói làm gì. Bây giờ mày hãy làm phận sự của mày đi. Bắt giải về hay tịch thu đồ đoàn và nộp phạt, đằng nào cũng được nhưng tao xin báo trước là không còn xu nào mà nộp đâu.
 Người bạn im lặng, cúi nhìn sâu vào lòng hố đang bốc lên mùi ấm ngái một lúc rồi ngẩng lên, giọng rầu rầu:
 - Mày khác trước nhiều quá!... Khác ngay cả cái cách nhìn vào bạn bè. Nói thực tình, ngay từ ngày đầu khi nghe mày nói tính gắn cả đời vào cô ấy, tao đã thấy có điều gì không ổn nhưng chẳng lẽ mọi người ngãng ra hết, tao lại cũng làm ngơ, chẳng ngờ...
 - Ngờ gì? Mày về mà nói với vợ mày ấy. Tao quá đủ rồi. Sao? Bắt hay thu?
 Người bạn lặng lẽ đứng dậy:
 - Tao phải sang quả đồi bên kia có tí việc. Nếu mày còn coi tao là bạn, một thằng bạn tốt bụng như trước kia mày thường nói, tao chỉ khuyên một câu: Trở về đi! Cuộc sống dưới kia dù có khốn khổ thế nào nhưng vẫn còn là cuộc sống, ở đây... cực lắm, nhục lắm mà rồi rút cục cũng chẳng được cái gì đâu. Mày tin tao đi. Đã đi ngang đi dọc ở vùng này nhiều, tao biết.
 - Kệ tao - Tiếng nói của Lãm chìm vào một đám mây đen nào vừa bay tới.
 - Thì tao cũng chỉ nói thế. Còn... Lãm này - Người bạn lúng túng móc hết túi áo sang túi quần được một năm tiền lẻ chừng vài ba chục ngàn gì đó, giúi cả vào tay gã - Tao đoán chắc mày đang kẹt. Ai bị dồn đuổi phải đến đây đều kẹt như thế cả. Sáng mai xuống chợ cắt tóc, tắm giặt, ăn một thứ gì thật nóng đi rồi thử tĩnh tâm nhớ lại lời tao nói xem.
 - Trả mày, tao không cần tiền - Lãm nói yếu ớt.
 - Mày nên nghĩ đến vợ mày, con mày. Mặt mày là mặt của một thằng đói ăn thiếu chất lâu ngày. Kiểu này chỉ cần vài ba tuần nữa, dù không sập hầm thì mày cũng kiệt sức chẳng lên nổi khỏi hầm đâu. Thôi, tao đi đây. Ngày mai tao sẽ ra, dẫn mày đến chỗ tao chơi.
 Người bạn đi khuất xuống chân đồi rồi nhưng sự trống rỗng để lại đã đánh bẹp toàn bộ thân xác và ý chí của gã xuống. Gã cứ nằm như thế, đẫm ánh trăng rừng và sương đêm cho đến tận sáng như một xác chết. Hôm sau và hôm sau nữa, gã cũng nằm bẹp ở nhà. Nhà đâu? Làm gì có nhà? Chỉ có một cái chòi ken bằng lá muông già trên đỉnh đồi, khuất dạng trong đám cây rừng còn trơ lại toàn cành gốc. Ba tháng nay gã đã sống ở đó cũng với lọ muối, can gạo, thùng nước hứng và con chó già tận tụy của mình hoàn toàn tách biệt cuộc đời. Càng tách biệt, mọi suy nghĩ nơi gã càng kết dính khổ sở đến cái màu đỏ máu của sắc đá. Kẻ chứng kiến cuộc vật lộn nội tâm và cả thể xác này của gã chỉ không có ai khác ngoài con chó. Chú chó giống Quảng Đông này vốn trước đây là của chung tiểu đội. Có những ngày thiếu thịt quá, cả tiểu đội đồng thanh bảo đem giết nó đi để kho mặn ăn dần, chỉ riêng có gã là quyết liệt phản đối. “Người đã nuôi chó mà lại còn nghĩ đến chuyện giết chó thì người không bằng... con chó” Gã nói thế và từ đó đi đâu, làm gì, kể cả chủ nhật xuống chơi vườn mía, hai thầy trò cứ dính chặt lấy nhau. Lên đây, ngày đêm phải chứng kiến nỗi cực nhọc, kể cả những giọt nước mắt và tiếng thở dài như bị chẹt cổ của chủ, biết giúp chủ thế nào ngoài những đêm trời chuyển lạnh, chú lặng lẽ bò vào nằm cạnh mong chuyển từ thân thể gầy guộc của mình chút ít hơi ấm cho chủ, hoặc giả những bữa hết gạo, chú bỏ đi đâu cả buổi và khi về, mát sáng rỡ lên, nhả từ mồm ra mấy củ sắn, củ khoai bới trộm được...
 Ngày thứ ba, gã gượng dậy, trông hốc hõm như một ông già gác rừng nhưng đôi con ngươi thụt sâu trong tận cùng hốc mắt vẫn khôn nguôi cháy lom dom. Tùng ạ! Gã thì thầm, dù mày nói sai hay đúng, dù cuộc đời này trước mắt chưa biết bùng đến đâu nhưng tao có gục thì cũng phải giành trọn vỉa đá này đã. Chỉ còn độ vài mươi thước đất nữa thôi, biết đâu... phải, biết đâu thần phật sẽ phù hộ cho kẻ đường cùng? Bởi lẽ tao đâu có ôm mộng làm giàu như bao kẻ khác, tao chỉ cần có chút vốn liếng nuôi vợ con sau khi giã từ đời lính trở về...
 Đúng một tuần sau, cũng vào một đêm trăng suông như thế, lời thỉnh cầu của con người tột cùng cô độc kia đã được trời đất báo ứng. Một viên đá hình bầu dục to bằng cái nút lọ dầu gió đã lặng lẽ lọt vào sàng. Cầm viên đá đã được rửa sạch chùi kỹ, màu máu chim bồ câu, run rẩy soi lên ánh trời thấy lấp lánh, xoay góc nào cũng trong suốt, gí tận mát cũng không phát hiện ra một vết rạn dù nhỏ nhất nào, Lãm lịm người đi... ở khoảnh khắc thần thánh ấy gã mới thấy mình thực sự rã rời và nghĩ rằng lúc này đây có thể chết được rồi. Phải tới một lúc sau, cái cảm giác mừng vui ngây ngất mới ngợp ngụa tràn về, ngợp ngụa đến nỗi gã có thể cứ thế này, trần truồng, râu tóc chạy thằng một mạch bốn trăm cây số về tới Hà Nội được. Và gã lặng lẽ khóc...
 ... Người sếp đá đỏ đầu tiên gặp dưới chợ nhún vai trả gã 5 triệu. 5 triệu cơ à? Cũng ghê đấy nhỉ nhưng mà... bố láo! Sao lại 5? Gã tìm đến người sếp đá thứ hai, một sếp đàn bà đi xe Dream, nói giọng Huế. Bà này nhét ngay vào túi gã tập giấy bạc 35 triệu. Choáng váng đến nhủn người, gã dùng hết sức bình sinh để thực hiện một cái lắc đầu can đảm. Cha mẹ ơi! Mới có hai người mà đã chênh nhau tới hàng chục triệu rồi ư? Vậy thì cái giá tận cùng của nó là bao nhiêu? Gọi một ly cà phê thật đặc cho trầm tĩnh lại, gã bước tạt qua góc chợ, tiếp cận người sếp đá thứ ba, mà các loại sếp đá lớn nhỏ đây thì thiếu cha gì, đụng đâu chả thấy, chỉ cần phải hết sức kín đáo. Tại sao phải thế? Cũng là thói đời thôi. Nếu một ai đó, kể cả các ngành chức sắc, kể cả bọn đại ca đầu gẩu mà đoán biết được gã đang có trong tay một viên đã kiểu này thì coi như xong? Nhẹ là bị tịch thu, nặng là bị trấn, bị theo dõi, thậm chí bị đón đường nạy răng, mổ bụng như cái người cha có năm con bất hạnh kia. Cho nên phải kín, càng kín càng chác ăn.
 Người thứ ba ăn vận kiểu Sài Gòn, đi hẳn một chiếc Toyota đời mới vào chợ. Trong khoang xe đóng kín, sau khi dùng kính lúp soi qua soi lại như kính chiếu yêu, ông ta chợt nhíu cái vầng trán rất khả kính rồi buông nhẹ một câu: “Đá... tốt đấy. Hơi non một chút nhưng không sao! Tôi trả chú 120 triệu, ô kê chứ? Khắp gầm trời này chú không tìm nổi ai trả cao như tôi đâu. Thấy chú thành thật, tôi cũng không nói thách. Sao... chưa ưng à? Kỳ zậy cha! Thôi thì 150 triệu, đưa đây!“
 Lần này thì gã lại vận hết sức lực để khỏi thực hiện cái động tác gật đầu. Cái đầu gã muốn gật quá lắm rồi. 150 triệu cơ mà? Sao lại những 150 nhỉ? Nhiều thế?... Chao, nếu cái bọn hút máu người thấy ngọt mà trả 150 thì dứt khoát giá trị thật của nó phải nhiều lần hơn thế. Sức suy tưởng thang giá vật chất của gã nương và những con số thiên hạ vừa tung ra mà soải vó phóng đến không cùng. Và gã lắc đầu, kèm thêm một cái cười khinh thị, cái cười tự nhiên mà có, cái cười của một kẻ có của chứ gã đâu có chủ bụng cười như thế.
 Cả đêm hôm đó gã trằn trọc. Một trời những suy nghĩ, những mơ tưởng đổ ập xuống, thi nhau nổ như hoa cà hoa cải trong đầu để rồi cuối cùng đọng lại cái quyết định nóng nhức: Tại sao không mang xuống tới Vinh mà bán nhỉ? Mọi tận gốc, bán tận ngọn, ăn từ A đến z khỏi qua tay thằng mất dạy nào và nếu có ngu ngơ thì chí ít mình cũng về 60% giá trị thật là cái chắc. Hôm sau gã ngậm ngùi châm lửa đốt rụi căn chòi, nơi đã lưu dấu trong gã bao kỷ niệm không quên, như một lời giã từ bằng lửa rằng đời gã từ nay không thể trở lại như xưa được nữa rồi dắt con chó ra đi. Gã cũng không quên sắm một mâm sơ sài tháp hương khấn vái cho những vong hồn oan khiên đã mở rộng lòng phù trợ của mình.
 ... Song, những vong hồn đá đỏ mới phù hộ cho gã được một nửa. Lãm gục ngã ngay từ cái barie trạm gác đầu tiên. Tâng tâng viên đá đã được tháo khỏi lần giấy bóng bao ngoài, người trạm trưởng đeo quân hàm xanh thẫm có cái nhìn ranh mãnh lắc đầu: “Chết thật! Tài sản của nhà nước, của nhân dân quí hiếm đến thế này mà tí nữa rơi vào tay con buôn kẻ cướp! Tốt lắm nhưng cũng dại dột lắm anh bạn à! Nếu anh bạn biết điều tự nguyện nộp ngay từ đầu thì đã được hưởng 50% giá trị rồi. Và một khi đã để cho người nhà nước thọc tay vào tận lỗ đít thế này anh bạn chả còn gì nữa. Nhưng cũng may là nhờ có nó mà cũng còn tạm tha cho cái tội đào đá trộm, về đi“
 Lãm nghe mà mang tai kêu lung bung chẳng hiểu gì. Con người trẻ tuổi nhưng có cái đầu ngang ngạnh và kém phần lọc lõi kia đâu có biết rằng, những vị sếp đá nom bề ngoài sang trọng ấy một khi đã không mua được viên đá thì họ đâu có chịu để vuột tráng khỏi tay. Không ăn thì đạp đổ. Chỉ cần một lời nói vu vơ, một cú điện thoại làm như vô tình, một mảnh giấy viết tay xé ra từ vỏ bao thuốc lá... Là cả bảy cái barie của trạm gác liên ngành sẽ vươn ra những con trăn đất độc địa chặn đứng anh lại rồi.
 Đến lúc gã hơi tỉnh lại thì chiếc xe con sơn mầu xanh của phòng thuế đã cuốn bụi phóng vọt đi rồi, mang theo đi cả giọt tinh lực cuối cùng của con người tội nghiệp. Đứng giữa đám bụi đường đỏ quạch cái miệng vêu vao những râu của gã chỉ còn đủ sức ngáp ngáp mà không kêu, không khóc được nữa! Chỉ đến lúc nhìn thấy miếng no lông bọc viên đá, bọc cả mọi nhọc nhằn và khát khao đang nằm quăn queo dưới rãnh, Lãm mới ngã sấp mặt xuống, rống lên một tiếng khàn đục, vật vã dùng cả hai bàn tay, cả hai hàm răng cạp cạp vào đất sỏi...
 Nghe nói rằng, viên đá đó khi được chính thức mang bán đấu giá cấp nhà nước, nó đã được người ta trả tới 27 ngàn dolar Mỹ, tức là tương đương 300 triệu tiền ta. Chưa hết, khi nó được chuyển về Thái, giá trị của nó được tăng gấp hai lần và chặng hành trình cuối cùng cặp bờ Thụy Sĩ, vương quốc của cái quí phu nhân chỉ ưa dùng loại trang sức này, nó đã dừng lại đỉnh điểm 1,2 triệu USD, cũng có nghĩa dịch ra là hơn 10 tỷ đồng tiền của cái xứ nghèo đã tìm ra nó.
 Hơn 10 tỷ!... Chao ôi! Không hiểu người chủ nhân đích thực của nó có biết tin này không nhưng chỉ hay rằng, mãi những ngày sau đó, trên suốt đoạn đường từ trục lộ chính vào mỏ đá, người ta vẫn thấy gã đi tha thẩn một mình, vừa đi vừa cười bâng quơ, thỉnh thoảng lại cúi nhìn xuống đất như tìm kiếm cái gì.