Giai Thoại 3
CÁI CHẾT CỦA ĐÀO KHÁNH VĂN

     ào Khánh Văn sinh năm nào không rõ, chỉ biết ông từng làm quan dưới thời Lý Thái Tổ và tháng 4 năm Tân Hợi (1011), ông được cùng với Lý Nhân Nghĩa cầm đầu phái bộ sứ giả sang nhà Tống. năm trước (1010), Lý Thái Tổ được vua Tống tấn phong là Giao chỉ Quận Vương, Tĩnh Hải Tiết Độ Sứ, cho nên năm này, Lý Thái Tổ sai hai người sang nhà Tống đáp lễ. Đến nơi, Đào Khánh Văn bỏ trốn sứ bộ và xin thiên triều cho ở lại Trung Quốc, nhưng nhà Tống lại bắt Đào Khánh Ván giao trả cho ta. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ quyển 2, tờ 5 - a) cho biết là bởi tội này mà Đào Khánh Văn bị triều Lý xử tội, lấy gậy đánh cho đến chết.
Khác với Đào Khánh Văn, Lý Nhân Nghĩa là bậc trung thần, sau, ông từng có công lớn trong việc dẹp loạn tam vương, làm quan trải hai triều là Thái Tổ và Thái Tông, danh thơm còn lưu mãi trong sử sách.

Lời bàn:

Ngay khi mới lên ngôi, Thái Tổ đã tỏ rõ khả năng và bản lĩnh của mình. Một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của đất nước đã được chính vua Thái Tổ mở ra. sử cũ đã phải viết: ''Vua ứng mệnh trời, thuận lòng người, nhân thời mở vận, là người khoan thứ nhân từ, tinh tế hòa nhã, có lượng đế vương" Vua tin cậy mà trao trọng trách đi sứ thiên triều cho Đào Khánh Văn. Tiếc thay, đáp lại lòng tin đó, Đào Khánh Vãn đã quẫn trí mà bỏ trốn, làm nhục quốc thể để rồi phải chết trong đớn đau và nhục nhã. Danh giá chết trước, thể xác lại chết sau, đường Khánh Văn đi là đường ngược đạo lí. Kẻ nào đang định lợi dụng xuất dương công cán để bỏ xứ mà đi, xin hãy trông gương Đào Khánh Văn.