CHƯƠNG 4

    
NH LỬA BẬP BÙNG HẮT LÊN TỪ DÃY ĐUỐC CHÁY tháp sáng chạy dài từ ngoài cửa phòng khách lớn của phủ Lạng Sơn vương vào đến tận bên trong. Hôm nay vương phủ mở tiệc đãi khách, ngày mai Lạng Sơn vương về Tây Kinh lễ tế Thái miếu thay cho Hoàng thượng.
 Trong tiếng đàn réo rắt là thấp thoáng những cô gái ở Hoa Xuân lầu đang uốn lượn trong lớp xiêm y mỏng manh, bay phất phơ, nhìn thật hấp dẫn. Đám quan khách và cận tướng của Lạng Sơn vương cứ há hốc mồm nhìn quên cả uống rượu.
 Trăng đã lên nửa vầng.
 Sau ba tiếng vỗ tay lốp bốp, đột nhiên những cô gái Hoa Xuân lầu ngừng múa, dãn ra quây lại thành một vòng tròn. Những ngọn đuốc đột nhiên phụt tắt ngấm, im hẳn tiếng đàn, quan khách nhiều người ngạc nhiên nhìn nhau vì không hiểu sắp có trò diên gì. Tưng... tinh... tang... tưng... tinh... tang..., ánh đèn bập bùng từ từ sáng lên, một mùi hương thơm ngát tỏa ra khiến ai nấy thấy trong lòng lâng lâng dễ chịu. Dưới ánh đèn mập mờ một mỹ nữ xuất hiện, nàng có nước da tráng như tuyết, môi rực màu thần chi của cánh hoa đào và hai má nàng đỏ phớt như say rượu theo kiểu mây ráng chiêu bay, mắt ngài, mày phượng.
 Nàng mặc một chiếc váy dài màu hồng sa rất mỏng, ôm bó sát lấy người, trên vai là một chiếc áo khoác chẽn không tay, thả hờ xuống tới eo lưng, ống hẹp, bẻ cổ tay. Mỗi bước đi nhún nhảy của nàng làm cho những đóa my tử bằng vàng lá dán trên trán lấp lánh và cây trâm cài chéo trên mái tóc lác lư. Hai hạt nhĩ châu bên tai lóng lánh như reo vui cùng tiếng vòng xuyến ở cổ tay ngọc kêu leng keng.
 Nàng đẹp quá. Quan khách gần như nín thở nhìn ngâm mỹ nhân không chớp mắt.
 Và rồi lửa bừng sáng rực và tiếng đàn vang lên rộn rã, những cô gái Hoa Xuân lầu đã đứng dậy cùng mỹ nhân hòa điệu múa Nghê thường y vũ của cung đình, lẫn trong tiếng hát ả đào lảnh lót.
 Điệu múa chấm dứt. Chủ nhà Lạng Sơn vương Nghi Dân cười ha hả, tay phải nâng bát rượu lớn đưa lên miệng uống ừng ực, sau đó khật khưỡng đứng dậy tiến đến chỗ mỹ nhân. Vương gia vẫy tay, gã quản gia chạy lại cung kính dâng lên một chiếc hộp gỗ nhỏ màu đỏ. Lạng Sơn vương bật nâp hộp, mọi người ồ lên khi thấy ánh hào quang lóe sáng. Vương gia lấy trong hộp ra một cây thoa bàng vàng, đầu nhọn có hai nhánh, nhánh lớn chạm hình chim phượng, nhánh kia gán một viên minh châu sáng lóng lánh. Quả là báu vật đáng giá nghìn vàng. Lạng Sơn vương tiến lại chỗ mỹ nhân và khéo léo gài cây thoa lên mái tóc huyền làm cho mặt ngọc thêm bừng sáng. Cô gái cúi đầu, khẽ nghiêng người thỏ thẻ “Đa tạ vương gia ban cho”. Lạng Sơn vương cầm tay người đẹp đưa lên mũi hít hà và cười khà khà bỏ về chỗ ngồi của mình, cả bọn quan khách vỗ tay hò reo vang dội. Khuôn mặt mỹ nhân thoáng đỏ e thẹn.
 Đó là cô con gái cưng của Thái phó Tuyết phu nhân, chủ nhân của tòa Hoa Xuân lầu, rất nổi tiếng ở kinh thành.
 Hoa Xuân lầu là một kỹ viện có tiếng tăm ở thành Đông Kinh. Hầu như các khách tài tử giai nhân miền trong lẫn miền ngoài đều biết chốn ăn chơi này. Và gần như tất cả các công tử nhà giàu quyền quý, các quan trong triều đều lui tới đây vui chơi. Nơi đây có nhiều gái đẹp lại khéo chiều chuộng, có thức ăn ngon. Chính vì thế so với các kỹ viện khác, không nơi nào có thể sánh bằng Hoa Xuân lầu. Chưa kể nghe đâu Thái phó phu nhân là người có thế lực, quen biết nhiều đại thần trong triều cho nên rất được mọi người vị nể. Và thân thế của vị phu nhân này xem ra cũng rất thần bí, chẳng ai biết được con người thật của bà ta. Cách đây hơn mười năm, ở phía cửa Bắc của Hoàng thành vãn còn một khu đất rộng. Thế rồi đột nhiên một hôm có một vị phu nhân đi kiệu đến xem và bỏ tiền ra mua khu đất để dựng lên một kỹ viện đặt tên là Hoa Xuân lầu. Người đàn bà này đẹp, sác sảo, tuy hơn 40 tuổi nhưng trông còn rất mặn mà. Tên họ cũng rất lạ, chỉ biết nghe đâu vốn là thứ thiếp của một viên quan Phủ thừa miền trong, chồng chết nên bỏ về đây làm ăn. Nhưng Phủ thừa lấy đâu tiền nhiều như vậy, chẳng ai biết. Nhờ tài ăn nói khéo léo, quảng giao, quan hệ rộng nên dưới sự điều khiển của bà ta Hoa Xuân lầu ngày càng phát đạt như ngày nay.
 - Hoa Xuân - Vương gia quay sang nói chuyện với Nguyên Vũ, giọng bắt đầu lè nhè - Nguyên Vũ, ngươi thấy không, nàng thật đẹp. Cuộc đời Nghi Dân này ngang dọc đã nhiều nhưng chưa từng gặp một người đẹp như nàng, quả là rất hiếm.
 Nguyên Vũ mỉm cười không trả lời bởi điều vương gia nói chẳng sai chút nào. Hoa Xuân tiến lại chỗ hai người đang ngồi, nàng nở nụ cười thật tươi, khẽ uốn mình tránh mùi hơi rượu nồng nặc của vương gia phả vào mình.
 - Thật diễm phúc cho Hoa Xuân khi được vương gia khen tặng.
 Lạng Sơn vương cười khà khà, đùa cợt.
 - Ngoài chính thất ra, ta đã có tất cả là chín người thiếp. Ta vẫn thấy thiếu một người thiếp yêu nữa. Nàng nghĩ sao nếu như một mai ta cho người mang sính lễ đến Hoa Xuân lầu xin với Thái phó phu nhân xin cưới nàng làm vợ?
 Đã quá quen với câu này, Hoa Xuân cười khanh khách.
 - Sao vương gia lại nói thế. Tổng cộng đến nay vương gia đã có những mười bà vợ, chưa đủ hay sao mà còn đòi thêm Hoa Xuân này nữa.
 - Không đủ - Lạng Sơn vương khoát tay - Đối với một người đàn ông thì bao nhiêu đàn bà cũng không đủ. Ta hỏi thật nàng có chịu không? Miễn nàng chịu, đồ sính lễ, mẹ nàng muốn bao nhiêu ta cũng sẵn sàng.
 Liếc mắt nhìn sang viên võ tướng Nguyên Vũ của Lạng Sơn vương đang nghiêm trang ngồi bên cạnh, Hoa Xuân cười tủm tỉm.
 - Vương gia, chẳng phải Hoa Xuân này đã nhiêu lần thưa với vương gia rằng là đã có trung nhân rồi cho nên bây giờ không thể nhận lời ai nữa.
 Khuôn mặt đẹp trai của Nguyên Vũ hơi nhúc nhích khi nghe vậy, nhưng chàng vẫn ngồi im lặng. Lạng Sơn vương cười to.
 - Ai... kẻ nào trên đời này có thể sánh được với ta. Nàng cứ từ chối đi, mọi chuyện khác để ta lo.
 Miệng nói và Lạng Sơn vương bất ngờ vươn ra ôm choàng Hoa Xuân vào lòng mình.
 - Vương gia, ngài say rồi.
 Hoa Xuân lo láng và né xa nhưng cánh tay cứng như thép của Lạng Sơn vương đã siết chặt bên hông, không buông nàng ra.
 Hoa Xuân nhìn Nguyên Vũ cầu cứu. Hơi ngập ngừng rồi Nguyên Vũ nghiêng người ghé sát bên vương gia.
 - Bẩm vương gia, ngài có mệt không ạ?
 - Sao Nguyên Vũ, ngươi muốn làm anh hùng cứu mỹ nhân ư?
 - Tiểu tướng không dám.
 - Hà... hà... không sao. Nguyên Vũ, đứng trước một cô gái đẹp như Hoa Xuân mà không động lòng thì không phải là đàn ông.
 Buông Hoa Xuân ra, Lạng Sơn vương ngồi thẳng ngay ngân và nheo mắt nhìn nàng.
 - Nàng đừng sợ. Một ngày nào đó nàng sẽ biết là điều gì Lạng Sơn vương này đã muốn tức trời muốn.
 Thế rồi Lạng Sơn vương cười kha kha, nhìn võ tướng của mình châm chọc.
 - Này, Nguyên Vũ người không ghen ư?
 - Dạ bẩm tiểu tướng không dám.
 Làm gì Lạng Sơn vương lại không biết võ tướng Trần Nguyên Vũ của phủ Lạng Sơn vương đã có ý trung nhân trong lòng, và đó chính là nàng Hoa Xuân đẹp đẽ của Hoa Xuân lầu. Nàng ta đẹp quá, nhìn con hoàng oanh rực rỡ này đôi lúc vương gia cũng cảm thấy ghen với Nguyên Vũ. Lúc nãy ông ta cố tình giả say để quờ quạng một tí nhằm chọc ghẹo gã võ tướng của mình một chút chơi. Trần Nguyên Vũ cũng biết, ở với vương gia khá lâu nên chàng hiểu tính Lạng Sơn vương. Nếu muốn thì ông ta sẽ không từ thủ đoạn nào để lấy cho được, không muốn, dù cho đưa tận miệng cũng không. Chàng vốn là một cận tướng yêu quý của vương gia và Lạng Sơn vương thừa biết chuyện tình cảm giữa chàng và Hoa Xuân. Tuy cũng thích Hoa Xuân thật nhưng vương gia cũng nhận thấy không nhất thiết phải tranh giành với võ tướng của mình, huống hồ trong vương phủ, mỹ nữ tràn đầy, muốn người đẹp nào mà chẳng có.
 Ngoài kia có một võ sĩ chạy vào ghé sát tai Lạng Sơn vương thì thào. Khuôn mặt Lạng Sơn vương tỉnh hẳn, cứ như ông ta chưa từng uống qua một bát rượu nào. Vương gia đứng dậy đi vào trong nhà.
 Trần Nguyên Vũ lại gần bên Hoa Xuân.
 - Hoa Xuân, nàng không sao chứ?
 Nghe giọng hỏi lo láng của người yêu, Hoa Xuân nhìn chàng nở nụ cười hàm tiếu thật tươi.
 - Đa tạ huynh trợ giúp.
 Ánh mắt nàng dịu dàng làm sao.
 - Ta đâu có giúp gì.
 - Sao lâu quá không thấy huynh lại Hoa Xuân lầu?
 Nghe giọng hờn trách của nàng, Nguyên Vũ cười, gãi đâu.
 - ừm... dạo này ta bận nhiều công việc của vương gia quá.
 Hoa Xuân nghiêng đầu nhìn chàng, thỏ thẻ:
 - Lúc nào Hoa Xuân này cũng dành sẵn bầu rượu ngon và những bản nhạc hay để chờ huynh tới.
 Là cô con gái cưng duy nhất của Thái phó Tuyết phu nhân cho nên Hoa Xuân rất nổi tiếng ở đất kinh thành. Từ năm 15 tuổi, nàng đã là một cô gái đẹp có tiếng và được nhiều người ngưỡng mộ. Có thể nói Hoa Xuân lầu nổi tiếng một phần nhờ có nàng Hoa Xuân xinh đẹp. Xinh đẹp, hoạt bát, Hoa Xuân giúp đỡ mẹ rất nhiêu trong công việc làm ăn. Do vậy, tuy mang tiếng ở kỹ viện nhưng không thiếu gì các công tử nhà quyền quý đánh tiếng cầu thân nhưng đều bị Thái phó Tuyết phu nhân chối từ, với lý do con gái mình đã có đính ước từ nhỏ. Nhưng chẳng bao giờ Thái phó Tuyết phu nhân cho mọi người biết, kẻ diễm phúc đính ước với con gái bà là ai. Mọi người thì thào, hình như Phó Tuyết phu nhân đang còn chờ câu một con cá thật to cho con gái. Là chủ, Hoa Xuân không bao giờ phải tiếp và hầu rượu khách, vào những ngày chẵn, mỗi tối, nàng xuất hiện khoảng vài tiếng để đàn cho khách nghe rồi thôi. Thông lệ là vậy, quan khách đều tề tựu mê mẩn láng nghe tiếng đàn thánh thót và ngám sác đẹp tuyệt vời của mỹ nhân. Đã mấy năm rồi, không thiếu gì kẻ tình si chết ngây chết ngất ở Hoa Xuân lầu này. Sự việc chỉ đổi thay, lần đầu tiên Hoa Xuân tự nguyện ngồi với khách đó là từ ngày viên võ tướng tuấn tú đẹp trai của phủ Lạng Sơn vương ghé qua. Chẳng hiểu là duyên số hay là ông trời già khéo trêu ngươi, mặc cho nàng Hoa Xuân kia có xinh đẹp đến thế nào nhưng viên võ tướng của phủ Lạng Sơn vương vẫn tỏ ra hờ hững. Cứ cách vài ngày, chẳng cần ngày chẵn hay lẻ là chàng ta lại đến Hoa Xuân lầu để uống rượu, ngắm Hoa Xuân và lắng nghe nàng đàn hát, thế nhưng chưa một lần gã trai này tỏ vẻ ngây ngất trước mỹ nhân của Hoa Xuân lầu như bao kẻ khác. Đầu tiên vì tò mò, rồi bực bội, tự ái tức tối và rồi yêu lúc nào không biết. Nàng Hoa Xuân đã chỉ còn chấp nhận ngồi tiếp rượu với người khách này, quên đàn hát mỗi tối ngày chẵn. Nàng muốn một ngày kia gã ta phải quỳ xuống dưới chân nàng để van xin tình yêu và lúc ấy thì sẽ biết tay nàng. Hiểu rằng con gái mình đang đùa với lửa, Phó Tuyết phu nhân nhiều lần can ngăn, nhưng không được. Bà biết cô con gái cưng sẽ phải trả giá rất đát nếu đùa với tình yêu, nhưng bà không thể nào nói cho cô hiểu. Vốn được mẹ yêu chiều từ nhỏ, Hoa Xuân là một cô gái bướng bỉnh và khá háo thắng, nàng rất tự tin vào mình.
 Nhìn mỹ nhân Hoa Xuân lầu tự tay phục dịch khách, và đó chỉ là một tiểu tướng phủ Lạng Sơn vương, khối kẻ vừa kinh ngạc, vừa ghen tị và tức tối.
 Cứ vậy cũng cả mấy năm nay rồi. Và rồi cuối cùng điều gì đã đến cũng phải đến, đó là một ngày gã võ tướng bỗng mềm hẳn trước vẻ đẹp của mỹ nhân và họ yêu nhau say đắm lúc nào không biết. Bây giờ thì chẳng biết ai thua ai nữa, Thái phó Tuyết phu nhân chỉ còn biết lắc đầu, vừa bực bội vừa thương con. Kể ra nhìn dung mạo tuấn tú hùng dũng của Trần Nguyên Vũ, bà ta thấy chàng cũng xứng đáng là con rể của mình, mặc dù theo bà, Hoa Xuân phải có tấm chồng cao hơn mới bõ công mình nuôi dạy. Thế nhưng điều làm cho bà ta áy náy vì Trần Nguyên Vũ là võ tướng thân cận của Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân, trong khi bà ta lại đang bí mật phục vụ cho Tuyên Từ Hoàng thái hậu. Như vậy vô hình chung họ đang ở thế đối đầu vì chủ, cho nên bà rất muốn lôi kéo chàng về phía mình. Một vài lần bà ta đã mở lời ướm thử, nếu như chàng tình nguyện về với Hoàng thái hậu thì bà ta sẽ thông qua Thái hậu để tìm một vị trí tốt cho Nguyên Vũ, không để chàng phải vất vả với chức phận một võ tướng nhỏ trong vương phủ nữa, và dĩ nhiên Hoa Xuân cũng có chỗ nương tựa tốt về sau này. Thế nhưng Nguyên Vũ vẫn lặng lờ không phản ứng. Thật sự nhiêu lúc bà ta không hiểu Nguyên Vũ muốn gì. Bà cũng chẳng rõ chàng trai này đang theo ai, hay chỉ an phận làm một võ tướng của phủ Lạng Sơn vương. Thái phó Tuyết phu nhân hiểu rằng trước sau gì thì giữa Tuyên Từ Hoàng thái hậu và Lạng Sơn vương Nghi Dân cũng sẽ xảy ra một trận binh đao đổ máu để giành quyền lực, làm sao Nguyên Vũ tránh cho khỏi trận can qua này! Và bà thấy lo láng cho Hoa Xuân, sợ cho con gái mình rồi đây sẽ phải đau khổ, nhiều rân Phó Tuyết phu nhân nói gần xa can ngăn con gái, nhưng tình yêu đôi trẻ vẫn nồng thắm, bà đành bất lực.
 Vậy nhưng chưa bao giờ bà ta cho con gái biết những việc làm của mình với Thái hậu. Đó là những bí mật của riêng bà.
 Trần Nguyên Vũ rất hiểu tình ý của Hoa Xuân dành cho mình và thú thật chàng cũng yêu nàng. Làm gì chàng không hiểu ẩn ý của Thái phó Tuyết phu nhân khi bà cho biết là có thể nhờ người quen giới thiệu cho chàng ở những vị trí tốt hơn trong tương lai, ví dụ làm cho Thái hậu chẳng hạn. Chàng hiểu bà có ý tốt với mình và cũng là lo cho tương lai của chàng và Hoa Xuân. Thế nhưng chàng không thể trả lời vì chàng có mục đích khác, và quả thật chàng cũng không biết được những bí mật của Phó Tuyết phu nhân, cũng như bà ta cũng không biết được con người thật cua chàng. Quả là oái oăm.
 Trong tình yêu với Hoa Xuân, thật ra chàng không được thoải mái lám, từ nhỏ chàng đã được cha dạy chữ nghĩa lễ giáo, cho nên dù không khinh khi thân phận Hoa Xuân xuất thân từ kỹ viện nhưng chàng không thích việc nàng đang mưu sinh ở nơi đó. Chàng còn sợ cha không đồng ý, chàng biết tính cha, ông rất nghiêm khác và nguyên tác, là một nhà Nho thủ túc thử tưởng tượng ông sẽ phản ứng như thế nào về việc có một nàng dâu vốn là gái ở chốn thanh lâu. Nguyên Vũ không dám nghĩ. Thời gian đầu đã có nhiêu lúc chàng muốn lẩn tránh nàng, thế nhưng con tim có nhịp đập riêng của nó mà Nguyên Vũ thì chẳng phải gỗ đá gì. Chàng đầu hàng. Thêm nữa, nhiệm vụ canh cánh trong lòng cho nên Nguyên Vũ không thấy thỏa nguyện mỗi khi nghĩ đến chuyện tình cảm của mình. Còn quá nhiều điều làm cho chàng phải lo lẳng bận lòng và phân tâm, vì vậy, Nguyên Vũ chỉ muốn khi nào mọi chuyện xong xuôi, thảnh thơi thì nhất định lúc đó chàng sẽ đền đáp mối chân tình của Hoa Xuân. Đối diện với người đẹp, không phải chàng không nao lòng, nhưng chàng đã cố kìm. Và hàng đêm chàng vẫn phải tơ tưởng nhớ đến mỹ nhân, để lâu lâu lại đến Hoa Xuân lầu, uống rượu, nghe nàng đàn hát. Chàng yêu trong dằn vặt đau khổ, giữa một bên tình và một bên hiếu, không kể là nhiệm vụ nặng nề đang làm.
Trong một căn phòng khách riêng của vương gia nằm chếch phía bên phải trong dãy nhà ngang của vương phủ, khá tối, không khí hơi lành lạnh, chỉ có vài ngọn đèn treo lơ lửng đang cháy leo lét soi từng khoảng sáng nhỏ. Lạng Sơn vương có một tính cách khá lạ, đó là ông ta rất ghét ánh sáng đèn. Cả vương phủ rộng lớn nhà ngang dãy dọc như thế nhưng vào ban đêm đèn được treo rất ít, đặc biệt là những nơi ở riêng của vương gia thì hầu như bao giờ cũng chìm trong đêm tối, chỉ có ánh sáng của những hạt dạ minh châu lung linh mờ ảo tỏa ra từ trên tường. Những chốn này không có một ngọn đèn nào cả, họa hoằn lâm thì tại phòng khách khi tiếp khách mới có một cây đèn nhỏ. Dường như vương gia lúc nào cũng thích được ẩn mình trong bóng đêm. Hôm nay cũng vậy, vi có khách nên bọn thị tỳ mới được châm thêm vài ngọn đèn, mang từ bên ngoài vào, đối với khách là rất tối nhưng lại quá đủ đối với vương gia.
 Những tên võ sĩ đứng gác bên ngoài cửa im lìm như những pho tượng go.
 Lạng Sơn vương Nghi Dân vỗ ghế ra hiệu cho võ tướng Trần Nguyên Vũ cùng ba cao thủ Tam gia cùng ngồi xuống. Chỉ sang người khách đang ngồi đối diện với mình, Lạng Sơn vương mỉm cười và nói:
 - Các ngươi nghe đây. Đây là vị khách quý của ta, là bằng hữu của chúng ta trong tương lai. Chính vì vậy mà ta muốn giới thiệu với các người.
 Người khách có lối ăn mặc lạ lùng. Y mặc một chiếc áo dài kẻ sọc vân tua từ trên người kéo xuống tận đầu gối, chân đi giày bằng da thú, cổ quấn nhiều vòng hạt, tai đeo chuỗi lủng lẳng, cổ tay và cổ chân đều có đeo vòng bạc. Do thế nên mỗi khi y cử động đều có những tiếng vòng chạm nhau kêu leng keng, rất tức cười. Gương mặt y dài, tai tái màu đất, nhìn chừng nom hơn 50 tuổi. Dưới ánh đèn mập mờ nên nhìn con người này càng kỳ quái.
 - Đây là ngài Bồ Ải, quốc sư của xứ Lão Qua.

 Việc quốc sư của một nước phiên thần đột ngột xuất hiện ở vương phủ của Lạng Sơn vương là một điều khá đặc biệt. Từ trước đến nay xứ Lão Qua vẫn có mối quan hệ tốt với các vương triều nước Nam. Khi xưa, Thái Tổ dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn đã từng có lần nhờ Lão Qua giúp đỡ lương thực và voi trận. Sau này dù nhiêu lần bị nhà Minh ép đứng về phía họ, tuy nhiên quốc vương Lão Qua vẫn ngấm ngầm giúp đỡ Lam Sơn. Chính vì thế, khi lấy được giang sơn từ tay giặc Minh, Thái Tổ nhà Lê có sai người sang xứ Lão Qua cảm tạ và kết tình giao hảo tốt đẹp. Lão Qua là đất nhiều núi rừng, dân sống bằng nghê chăn nuôi và trồng trọt, và nhiều năm nay họ vẫn tự coi mình là phiên thần của nước Nam. Nay đột ngột quốc sư Lão Qua xuất hiện ở kinh thành, lại không vào triều để chầu như thường lệ mà ngấm ngầm có mặt ở phủ Lạng Sơn vương, hẳn nhiên có điều gì đó khác thường. Nguyên Vũ thấy chấn động trong lòng. Chàng liếc nhìn đôi mắt sáng như sao và thái dương huyệt hai bên gồ lên cho thấy gã Quốc sư Bồ Ái của xứ Lão Qua này là một cao thủ võ lâm, chợt nhớ cách đây khá lâu cũng đã có lần chàng nghe tin Lạng Sơn vương nói là đang tìm cách liên kết với một số thổ dân các châu miên núi để tạo thêm thực lực, nhưng chàng không ngờ vương gia lại móc nối với người của xứ Lão Qua.
 Nguyên Vũ không hiểu việc Lạng Sơn vương móc nối với riêng gã quốc sư này hay là với chính quốc vương của triều đình Lão Qua mà gã là đại diẹn.
 Quốc sư Bồ Ải ngẩng cao đầu, nhếch mép cười khinh khỉnh nhìn mọi người, không thèm lên tiếng. Vốn vẫn được coi là thượng khách của vương phủ, thường được mọi người coi trọng, nay bỗng nhiên xuất hiện một gã không rõ là mường mán phương nào đến lại tỏ thái độ kiêu ngạo, bọn võ lâm Tam gia bỗng thấy giận điên người. Là một kẻ thô lỗ nên Thiết trọc Đoan Đông phản ứng đầu tiên, gã hừ một tiếng giận dữ, nhưng Lý tú tài là người thâm cơ nên nhanh tay bấm Đoan Đông ra hiệu hãy giữ bình tĩnh, thế nhưng hắn đã hất tay Lý tú tài và bước ra ngoài.
 Thiết trọc Đoan Đông bước đến trước mặt Bồ Ải, ôm quýền, vòng tay thi lễ và nói.
 - Hân hạnh, thật hân hạnh được làm quen với Quốc sư Bồ Ải.
 Cái vái chào của Đoan Đông xem ra nhẹ nhàng, nhưng cánh tay áo phất phơ của y đã tạo thành một luồng kình khí bán thẳng đến chỗ Bồ Ai đang ngồi. Bồ Ải cười lạt, đứng dậy vòng tay đáp trả. Hai luồng kình khí xoán lấy nhau và Thiết trọc Đoan Đông bị đẩy lùi, lảo đảo. Thấy vậy Lý tú tài cười to, vội vã bước ra: “Thiết đệ, hôm nay chỉ mới uống có mấy cốc rượu sao mà đã say.” Miệng nói, Lý tú tài phe phẩy cây quạt trong tay rồi bất ngờ thọc thẳng đâu quạt vào huyệt chương môn bên hông của Bồ Ải. Thế nhưng thật bất ngờ làm sao từ trong túi áo của BỒ Ải xuất hiện một con rán nhỏ tí, vàng khè, nó thò đầu ra và mổ luôn vào tay Lý tú tài. Nếu không rút tay kịp sẽ bị rân cán, “Đồ quỷ”, Lý tú tài kinh hoàng rụt tay lại, bước chéo qua một bước và dùng cán quạt đập thẳng vào đầu rán. Linh vật phun nọc phì phì và ngúc ngoâc đầu né tránh, xem ra nó đã được huấn luyện khá kỹ. Hực một tiếng, BỒ Ải dùng tay còn lại đánh luôn một luồng kình khí về phía Lý tú tài, buộc y phải đưa tay chống đỡ. Bốn bàn tay gần như chạm vào nhau, đôi bên ở tư thế giao đấu nội công. Nhị và Tam gia đều chệch choạng bước chân, mặt mày đỏ gay. Phải nói nội lực của gã quốc sư này rất thâm hậu, dù cả hai người đã liên kết thế nhưng vẫn không phải là đối thủ của y. Và khi cả hai người bị đẩy lùi đúng đến chỗ Đại Tam gia Ưng Trảo vương Tử Kính đang ngồi, chẳng nói gì, Trảo vương giơ tay vỗ nhẹ vào vai của Đoan Đông và Lý tú tài. Luồng kình khí của Bồ Ải đang xô đến như thác vỡ bờ đột nhiên khựng lại, bị hóa giải ngay tức khắc. Gã quốc sư chiếu những tia mắt xanh lè gườm gườm nhìn về phía Ưng Trảo vương Tử Kính, không nói gì lùi về ghế ngồi.
 Nhìn bề ngoài khó ai nhận thấy, nhưng các cao thủ này đã kịp thăm dò tìm hiểu lẫn nhau.
 Lạng Sơn vương bưng chén trà đưa lên miệng cười nhẹ, không nói gì- Đứng sau lưng vương gia, quan sát trận đấu vừa rồi, Nguyên Vũ nhận thấy quả thật võ công của Đại Tam gia Ưng Trảo vương Tử Kính xứng đáng với danh tiếng mà giang hồ vẫn khen tặng lâu nay. Là người đứng đầu võ lâm Tam gia, xét ra về võ công Tử Kính đã vượt rất xa hai Tam gia còn lại. Võ công của gã quốc sư Lão Qua Bồ Ải kia cũng đáng sợ, và chàng còn nghe nói những người này có nhiều tà thuật nguy hiểm khác. Nguyên Vũ tự nhủ mình chỉ có thể là đối thủ của hai nhị gia, chàng hy vọng với Long Vân kiếm pháp thì may ra còn đấu được ít chiêu với hai cao thủ còn lại.
 Chợt... hừ... Đang ngồi, Quốc sư Bồ Ải hừ một tiếng và vung tay vỗ lên mặt bàn. Cốc nước chè bị bật nảy bân lơ lửng trên không, gã quốc sư phẩy tay, chiếc cốc chao nghiêng và nước trào ra. Luồng gió nội lực của quốc sư biến nước chè thành muôn tia nước bán ào ra cửa sổ trước mặt, nó đã thành một thứ ám khí vô cùng lợi hại. Rào...rào... rà... o... hự. Một bóng người chớp nhoáng qua cửa sổ biến mất.
 Có thích khách... có thích khách... Tiếng la của bọn lính gác vang lên lẫn tiếng bước chân chạy.
 Là một võ tướng chỉ huy cấm quân của vương phủ nên lập tức Nguyên Vũ nhún người lao ra ngoài. Chàng thấy bóng thích khách đang loáng thoáng ẩn hiện phía bên kia hoa viên của vương phủ. Bốn năm tên lính đuổi theo, đã vây được thích khách vào trong và tiếng gươm chạm nhau leng keng. Nhìn hắc y, Nguyên Vũ cảm thấy ngờ ngợ, chàng vọt tới. Khi đôi bên chạm mặt, ánh mắt của hắc y chợt lóe lên nhìn chàng ngạc nhiên và y “ơ” lên một tiếng nhỏ, bây giờ thì Nguyên Vũ đã nhận ra đây chính là người mà mình cứu hôm nào trong Tử cấm thành.
 - Lui ra - Nguyên Vũ quát to, bọn lính dạt ra xung quanh. Trần Nguyên Vũ đứng sững nhìn thích khách, cười gân - Khá khen cho ngươi to gan dám vào vương phủ. Nếu ngoan ngoãn đầu hàng, át còn giữ được mạng sống.
 Miệng nói nhưng mắt chàng chớp đảo về phía phải góc cuối của vương phủ, nơi này là mấy dãy hàng cây rậm rạp. Thích khách múa chưởng tấn công Nguyên Vũ. Y sử dụng Quan âm chưởng để tấn công và thần chưởng đi loang loáng, Nguyên Vũ lập tức vung Yến Thanh chưởng để đối phó.
 Quan âm chưởng là một môn võ của Phật gia, mạnh và cương cường, ra chiêu thế đi như sấm động. Trái ngược với nó lại chính là Yến Thanh chưởng rất nhẹ, thanh thoát. Chính vì thế khi hai cao thủ quấn lấy nhau giao chiến nhìn rất đẹp mắt. Đột nhiên thích khách quát to tung chiêu Đồng Tử bái Quan âm, hai gan bàn tay của y chụm lại, mười ngón xòe tỏa ra đằng trước nở như một đóa sen và tống thẳng vào ngực Nguyên Vũ, tiếng gió đánh tới nghe ào ào. Đây là một chiêu quyết định trong Quan âm chưởng. Trần Nguyên Vũ xuống tấn, hai tay kẹp bên hông và co lại đẩy thẳng ra chiêu Yến Thanh hợp tử đỡ chiêu Đồng Tử bái Quan âm của thích khách. Sầm... cả hai lảo đảo, thích khách dường như yếu thế hơn và bị đẩy thụt lùi về phía rặng cây và nhân đấy y lập tức tung mình lẩn luôn về phía hàng cây mất dạng. Quả là kẻ tâm cơ nhanh nhẹ. Bọn lính còn đang ngơ ngác cho đến khi nghe Nguyên Vũ hét, đuổi theo, bấy giờ mới giật choàng tỉnh và ào đuổi theo.
 Phủ Lạng Sơn vương rất rộng, lúc này khoảng cách đôi bên đã khá xa, khi Nguyên Vũ cùng bọn lính ập đến thì thích khách đã biến mất đâu đó trong những tòa nhà rộng lớn của phủ Lạng Sơn vương. “Lục soát từng nhà một”, Nguyên Vũ ra lệnh và đích thân chàng đi đến từng căn phòng một.
 Lính vương phủ chạy rầm rập xung quanh, ánh đuốc sáng ngời.
 Sau khi chỉ huy bọn lính lục soát kỹ một số nhà, không thấy gì, sợ vương gia sốt ruột, để bọn lính truy lùng tiếp, Nguyên Vũ quay vào.
 Lạng Sơn vương đang sốt ruột ngồi chờ. Như biết lỗi, Trần Nguyên Vũ cúi đầu.
 - Bẩm vương gia thích khách chạy mất rồi.
 - Một lũ ăn hại - Lạng Sơn vương gầm lên gạt tay hất đổ cả khay trà trên bàn rơi xuống nền nhà vỡ tung toé.
 - Dạ... tiểu tướng - Nguyên Vũ đỏ mặt ấp úng giải thích - Theo suy đoán của tiểu tướng thì thích khách đã bị quốc sư đây đả thương, chạy chưa xa. Xin vương gia cho lính báo với Cấm vệ quân Kinh thành của quan Đô chỉ huy để truy đuổi.
 - Tướng quân thấy võ công của thích khách này thế nào. - Trảo vương Tử Kính bất ngờ lên tiếng hỏi.
 - Thưa Đại Tam gia, tại hạ có giao đấu sơ qua với y mấy chiêu. Võ công của thích khách cũng khá cao, tuy nhiên nội công chưa được thâm hậu lắm.
 - Hoa mỹ... - Trảo vương bân những tia mắt lạnh ngât nhìn về phía Nguyên Vũ, lạnh nhạt nói - Lão phu ngồi đây, nghe tướng quân dùng Yến Thanh chưởng giao đấu với Quan âm chưởng của thích khách. Quý vị hoa mỹ quá.
 Quốc sư Bồ Ái cười khan không lên tiếng, thế nhưng hình như lão ta chấp nhận ý kiến của Tử Kính.
 Trần Nguyên Vũ giật nảy mình, không lẽ những cao thủ này đã đoán ra ý đồ lúc nãy của chàng và thích khách. Tuy bọn họ không hề rời khỏi nhà, chỉ ngồi trong nghe tiếng gió nhưng cũng đoán ra ràng chàng với thích khách không hề đánh nhau thật tình mà chỉ là biểu diễn võ thuật mang tính hoa mỹ.
 Võ thuật hoa mỹ còn được hiểu là một kiểu biểu diễn hoa hoè hoa sói, chỉ dùng để xem chứ không dùng để đánh nhau. Là loại võ thuật mang tính biểu diễn, hoa pháp, cho nên một số kẻ khi vỗ ngực tự đắc xưng mình là cao thủ và gặp những cao thủ thực sự thì chạy mất dạng, nên giang hồ thường có câu nói giễu cợt là “xoay thân trái, xoay thân phải, tay vung múa hoa, chân vung đá cỏ” là vậy.
 Nếu lúc này mình không phản ứng ngay sẽ nguy hiểm.
 Trần Nguyên Vũ sa sầm mặt tỏ giận giữ.
 - Phải chăng quý vị có ý nghi ngờ ta?
 Không ai trả lời chàng, nhưng bầu không khí đột nhiên trầm mặc hẳn xuống.
 Lạng Sơn vương phẩy tay.
 - Các ngươi đừng làm 'ôn ào nữa. Thôi về nghỉ đi. Khuya rồi.
 Tất cả đứng dậy lục tục đi ra. Khi đi ngang qua Bồ Ải, Nguyên Vũ không nén được thán phục nhìn gã quốc sư Lão Qua, quả nhiên lão là một cao thủ.
 Ưng Trảo vương Tử Kính mặt vẫn lạnh như tiền. Lý tú tài đứng dậy đưa mắt nhìn Nguyên Vũ chăm chú, và gã thoáng nhếch mép cười bí hiểm, rồi cùng Tam gia đi khuất, nụ cười của gã làm cho Nguyên Vũ thấy mình nhột nhạt khó chịu.
 ■ỉí"ỉf-X- Cẩn thận nhìn quanh khá kỹ, võ tướng Trần Nguyên Vũ bước chân vào nhà mình. Nhà chàng nằm trong một khu vườn nhỏ bao bọc xung quanh là cây cối rậm rạp, nơi này khi xưa vốn là nhà ở một phi tần của Hoàng thượng, khi vương phủ được chuyển cho Lạng Sơn vương thì khu này đã bị bỏ hoang phế khá lâu vì chẳng chịu ai đến ở. Nó nằm ở góc cuối của vương phủ, quá xa và quá đìu hiu, chưa kể sau này có lời đồn đại là ở đó có ma. Chẳng là khi trước có một cung nữ, cũng chẳng rõ vì buồn bực chuyện gì mà thắt cổ tự tử chết ở đây. Hồn phách không tan, nàng ta thường về quấy nhiễu người sống, cho nên từ đó chẳng ai dám bén mảng đến. Khi Lạng Sơn vương dọn về, ông ta cũng chẳng quan tâm đến nó và bỏ mặc cho cỏ hoang mọc um tùm. Vì thế ở đây không khí rất u ám dù là giữa trưa ban ngày, nghe đâu đêm đêm người ta còn thường nghe tiếng ai đó khóc than ai oán kể lể, đó là câu chuyện do bọn gia nhân thường hay nhát nhau kể lại, cũng chẳng rõ hư thực ra làm sao. Khi Trần Nguyên Vũ được tuyển vào làm võ tướng của vương phủ, không hiểu sao khi mới đến thăm khu nhà này chàng thích quá và lập tức xin với vương gia cho mình được dọn đến ở. Rất ngạc nhiên vì ý thích kỳ dị đó nhưng vương gia cũng chiều ý và cho người dọn dẹp sạch sẽ. Việc Nguyên Vũ đòi về ở khu nhà ma này ở đã làm cho vương phủ xôn xao một dạo. Khối kẻ nửa tin nửa ngờ và bĩu môi. Bọn họ tin rằng ba bảy hai mươi mốt ngày Trần Nguyên Vũ cũng phải khăn gói cuốn xéo khỏi đó. Họ thách đố nhau nghe đâu khá bộn bạc, thế nhưng một tuần, một tháng, thậm chí cho đến một năm, Nguyên Vũ vẫn ở bình thường chẳng thấy ma nữ nào về quấy phá như lời đồn đại của thiên hạ. Chính Lạng Sơn vương cũng phải có lời khen võ tướng của mình. Chẳng là trước kia nghe các phi tử của mình thuật lại chuyện ma quái ở đây, không tin nhưng vương gia cũng nửa tin nửa ngờ. Cứ nhìn thần sác của bọn gia nhân và quân lính mỗi khi có việc đến nơi đó là đủ biết họ sợ hãi đến nhường nào, thế mà nay võ tướng của vương gia lại sống rất ung dung mạnh khỏe, thử hỏi không khen sao được.
 Có ai hỏi Nguyên Vũ, chàng có thấy gì không, Nguyên Vũ chỉ mỉm cười. Thú thật khi mới đến ở, Trần Nguyên Vũ cũng đã nghe khá nhiều lời bàn bạc sợ hãi của thiên hạ. Không phải chàng không sợ, thế nhưng một phần vì tuổi trẻ háo tháng nên chàng rất muốn thử thách, đối đầu với ma quái một phen xem chúng như thế nào. Ngoài ra chàng còn có một niền tin vững chắc chắn mà cha chàng truyền lại từ ông nội rằng, một người nếu sống có chính khí quân tử sẽ chẳng có ma quái nào xâm phạm quấy phá được. Đạo của người quân tử là đạo của trời đất, chính khí của người quân tử đó là lòng trung với vua, với dân, với nước. Vì thế, sống có niêm tin, có chính khí, có tấm lòng trong sạch há tại sao phải sợ ma quỷ quấy phá. Việc đời, việc người, việc nước lo chưa xong tại sao phải lo việc ma quỷ? Chẳng phải Đức Thánh Khổng đã dạy như vậy hay sao. Vì thế chàng vững tin. Quả thật, chẳng ai quấy phá Nguyên Vũ cả. Con ma này sợ chính khí của chàng chăng?
 Hôm nay, lần đầu tiên Nguyên Vũ phải đứng lại trước cửa nhà mình để quan sát, không phải là chàng sợ ma quỷ mà là vì ánh mắt khó hiểu của bọn người kia. Đã mấy năm phục vụ cho Lạng Sơn vương, lần đầu tiên Nguyên Vũ cảm thấy trong lòng không ổn, có lẽ chàng đã làm điêu gì sơ suất chăng, Nguyên Vũ tự hỏi.
 Vừa giơ tay đẩy cửa bước vào, Trần Nguyên Vũ hơi khựng bước chân, nhưng rồi chàng vẫn bước vào nhà. Khêu ngọn đèn, Nguyên Vũ tháo gươm bỏ lên bàn, ngồi xuống rót chén nước chè và thủng thỉnh nói.
 - Cô nương có thể ra được rồi.
 Có tiếng loạt soạt, và góc phía sau nhà có bóng một hắc y xuất hiện. Hắc y đến trước mặt Nguyên Vũ hơi ngần ngừ rồi đưa tay cởi bỏ tấm khăn choàng mặt, Xuân Hương.
 Xuân Hương nhăn mặt, nàng lấy khăn tay siết chặt chỗ khủy tay, Nguyên Vũ thấy có màu máu. Chàng vội hỏi:
 - Tỷ bị thương có nặng không?
 Xuân Hương lắc đầu.
 - Cũng may ta né kịp, chỉ sượt qua. - Nàng le lưỡi - Gã Lão Qua kia quả nhiên tinh thật.
 Nguyên Vũ bật cười.
 - Nghe nói hắn là cao thủ bậc nhất của xứ Lão Qua đó.
 - Tại sao đệ biết tỷ vào nhà của đệ? Xuân Hương nghi ngờ nhìn chàng hỏi.
 - Khi đám cấm quân đuổi theo, tiểu đệ thấy bóng tỷ thấp thoáng bên này. Và đệ chỉ tìô đồ nghĩ rằng chắc chắn tỷ sẽ mượn nơi ở của đệ mà thôi.
 - Nhưng làm sao đệ biết là tỷ? - Vẫn chưa tin tưởng mấy nên Xuân Hương hỏi gặng. Nguyên Vũ móc trong túi ra tấm khăn ngày nào của nàng và đưa lên.
 - Nhờ cái này, thơm quá, cho nên tuy chỉ thoáng qua đệ cũng đoán được.
 Xuân Hương thoáng đỏ mặt, nàng lườm Nguyên Vũ, chàng bật cười và kéo ghế.
 - Tỷ hãy ngồi đi. Yên tâm, không ai dám vào nhà của đệ đâu.
 - Không ngờ đệ lại là võ tướng của phủ Lạng Sơn vương.
 Trần Nguyên Vũ nheo mắt cười tinh nghịch nhìn nàng.
 - Cũng như đệ đâu có ngờ hai lần gặp tỷ duyên kỳ ngộ đều trong hoàn cảnh này.
 “Dòng họ Mạc của tỷ vốn là một danh gia kiếm pháp, xuất thân từ Mạc gia thôn với bài kiếm pháp Phi long nổi tiếng. Muội là con cháu của Mạc gia và gọi Tư không Trịnh Khác Phục bằng cậu ruột. Cậu của tỷ khi xưa vốn là tùy tướng thân cận của Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh tức Tuyên Từ Hoàng thái hậu sau này. Không hiểu lý do gì, sau khi Tiên đế băng hà, Hoàng hậu buông rèm nhiếp chính thì một lần kia bà ta bất ngờ cho người bỏ thuốc độc giết chết cậu và gia đình. Không những vậy, chắc chắn là để triệt hậu hoạn về sau, bà ta còn xua quân trong một ngày tàn sát toàn bộ người của Mạc gia thôn. Và còn gán ghép cho bọn họ tội mưu phản chống triều đình. Đã xảy ra một trận đánh đẫm máu, tuy người Mạc gia đều là những cao thủ võ thuật cao cường, thế nhưng quan binh quá đông nên cuối cùng đều bị giết chết hết. Lúc đó khi lực cùng, thế kiệt, cha tỷ vốn là người đứng đầu nhánh chính của dòng họ Mạc ở Mạc gia thôn đã mở đường máu đưa mẹ con tỷ thoát ra ngoài. Cha đã đưa cho mẹ cuốn kiếm pháp Phi long của dòng họ, còn cha quay lại chấp nhận chết chung cùng với những anh em của mình. Nhờ vậy mà hai mẹ con tỷ sống sót. Tuy nhiên Mạc gia cũng từ đó tuyệt tích giang tìô.
 Thân mang tiếng là phản nghịch chống lại triều đình, gia đình anh em, chồng con đều bị chết sạch, hai mẹ con lang thang không nơi nương tựa. Cho đến một ngày kia mệt và đói khát, hai mẹ con đã gục ngã trong một ngôi miếu hoang, có lẽ cả hai đã cùng chết nếu như không có sư phụ tình cờ đi qua. Sư phụ đến kịp lúc, chỉ cứu được tỷ chứ không cứu được mẹ, vì mẹ đã quá kiệt sức và trong lòng lại mang nhiều nỗi bi thương. Trong cơn hấp hối, mẹ đã kể rõ thân phận của tỷ cho sư phụ nghe và cầu xin người hãy nuôi tỷ lớn khôn để trả mối thù này. Sư phụ đưa tỷ về núi Phù Hoa, nơi tịnh tu của mình là chùa Bạch Liên, và nuôi dạy tỷ thành người. Từ nhỏ tỷ đã được sư phụ dạy võ công và cho học Phi long kiếm pháp của dòng họ. Đến khi tỷ học thành công môn Phi long kiếm pháp, bấy giờ sư phụ mới chịu kể cho tỷ biết thân thế của mình. Sau đó sư phụ bằng lòng cho tỷ xuống núi kết giao với bạn hữu giang hồ để tìm cách trả thù. Mấy năm liền tỷ lang thang nhiều nơi, làm nhiều nghề để nghe ngóng tình hình thời cuộc và làm quen với một số anh hùng hào kiệt. Cuối cùng sau nhiều thử thách, tỷ đã được Hồng Y giáo kết nạp làm môn hạ. Cũng may sư phụ và lão giáo chủ Hồng Y giáo có quen biết, nên khi tỷ về núi báo cho sư phụ biết ý định gia nhập Hồng Y giáo để trả thù, sư phụ đã đồng ý và nhân gửi qua lão Giáo chủ. Và nhờ Giáo chủ nâng đỡ nên tỷ đã tiến bộ rất nhanh, chỉ trong vòng mấy năm mà tỷ liên tục được trao những nhiệm vụ và chức vụ quan trọng. Trước đây, tỷ là phân đà chủ miền Nước hạ, sau đó là phó đà chủ miền Hải Tây đạo. Các đà quan trọng nhất của Hồng Y giáo chính là đà Nam đạo gồm cả kinh thành Đông Kinh và đà Hải Tây đạo bao gồm cả Tây Kinh, Lam Sơn. Nguyên đà chủ Nam đạo do con trai của giáo chủ trực tiếp làm đà chủ. Sau này khi giáo chủ bế quan thì vị đà chủ này ngày càng chểnh mảng công việc và cuối cùng hai vị Tả, Hữu sứ giả và các Trưởng lão của bổn giáo đã phải cho chuyển tỷ từ đà Hải Tây đạo về làm phó đà chủ vùng Nam đạo cho y. Tuy nhiên từ khi tỷ về đây thì đà chủ vùng này hầu như giao khoán trắng mọi việc cho tỷ làm và chỉ đi rong chơi. Vào đầu năm ngoái các phân đà vùng Nam đạo đã tín nhiệm bầu tỷ làm đà chủ vùng này thay cho đà chủ cũ, vì thú thật lúc này mọi người cũng chẳng rõ y đang lang thang ở đâu, trong khi công việc rất cần người. Cách đây mấy tuần, tỷ đã đột nhập vào hoàng cung để theo dõi một cao thủ, mà dường như y là người của Hồng Y giáo, tỷ và các trưởng lão nghi ngờ có kẻ trong giáo liên quan đến Tuyên Từ Hoàng thái hậu. Tỷ đã lạc sang khu vực Tử cấm thành nơi điện Thái Hòa của Thái hậu, và khéo làm sao ngày đó cũng là ngày mà khi xưa Tuyên Từ Hoàng thái hậu đã hạ chiếu tiêu diệt toàn bộ Mạc gia thôn. Quá giận, không giữ được bình tĩnh cho nên tỷ đã tính giết mụ ta để trả mối thù xưa. Không ngờ không thành công mà suýt nữa bị mất mạng, may mà có đệ cứu giúp.“
 Nhìn người con gái đang ngồi kể chuyện, nét mặt nàng thật kiên nghị và đã pha màu sương gió, Trần Nguyên Vũ không nén nổi lòng khâm phục. Thân gái ngàn dặm xông pha, chàng đâu có ngờ cuộc đời của vị đà chủ Nam đạo Hồng Y giáo Xuân Hương lại trải qua quá nhiều gian truân đến như vậy. Vốn từ lâu chàng đã nghe về các hoạt động của Hồng Y giáo, một giáo phái mà theo triều đình là phản giáo, giặc cỏ. Môn đồ giáo phái này ẩn hiện như ma, thế nhưng cứ như cách gọi trìu mến của dân gian thì họ là “quân nhà trời”, dường như họ rất được người dân ủng hộ. Chẳng vậy, nhiều năm nay triều đình đã nhiều lần xua quân tiến đánh, truy bắt, thế nhưng cứ như đánh vào không khí hay vỗ bèo trên mặt nước, chẳng làm gì được. Hồng Y giáo luôn lẫn vào núi rừng né tránh và điều quan trọng hơn mà không một quan quân nào muốn nói ra sự thật, đó là họ lẫn vào trong dân và được dân ủng hộ. Nhiều lần Nguyên Vũ đã từng nghe Trang chủ Ngoại Miêu tỏ ý ca ngợi các hoạt động của giáo phái này, đặc biệt là về vị giáo chủ Hồng Y giáo có tên Xích Côn Lão tử. Cứ theo lời bá phụ nói hình như vị giáo chủ này võ công đã đạt đến xuất thần nhập hóa mà tại nước Nam này lẫn các anh hùng trung nguyên bên kia của nhà Minh cũng không phải là đối thủ. Cứ theo lời đồn đại có vẻ như ông ta đã sáp trở thành bậc thần tiên đến nơi mất rồi. Đáng ngạc nhiên cho Trang chủ Ngoại Miêu, thân mang tiếng là quan binh của triều đình, đang cai quản một vùng thế mà luôn tỏ ý ngưỡng mộ Hồng Y giáo một cách không giấu diếm. Khi Nguyên Vũ về phục vụ cho Lạng Sơn vương, chàng còn được biết, chính vương gia cũng đã mấy lần toan tính làm thân với Hồng Y giáo để nhằm phục vụ cho mưu đồ của mình. Tiếc ràng ý không hợp nên không đến với nhau. Nhưng biết sự lợi hại của Hồng Y giáo cho nên trong công việc của mình, vương gia rất tránh gây thù kết oán với họ. Thái bảo Đinh Liệt cũng nhiều lần nhắc nhở chàng về việc tranh thủ tìm hiểu thêm về Hồng Y giáo, theo ông, giáo phái này có một mạng lưới tai mắt rộng lớn, đặc biệt là ở hai khu vực Đông Kinh và Lam Kinh. Nếu hợp tác được với họ thì có lợi cho công việc vô cùng. Thái bảo cũng đã nhờ đến bá phụ chàng tranh thủ tìm thêm sự ủng hộ của Hồng Y giáo, nhưng dù cố công, mối quan hệ giữa giáo phái này và Ngoại Miêu Gia trang vẫn rất lỏng lẻo, điều này đã làm cho Thái bảo Đinh Liệt rất thất vọng.
 Đã từng biết đến những việc làm phi thường của Hồng Y giáo nên Trần Nguyên Vũ cũng rất muốn tìm hiểu nhưng không có cơ hội. Hôm nay quả là một dịp may trời cho, ngay lập tức trong đầu chàng hình thành ý định là sẽ nhân dịp này tìm cách bắt tay với Xuân Hương lẫn Hồng Y giáo của nàng, chàng tin ràng Thái bảo Đinh Liệt sẽ rất vui mừng về chuyện này.
 “Cũng cách đây mấy hôm tỷ nhận được phi thư của Tả sứ giả Hồng Y giáo cho biết cần phải theo dõi chặt chẽ các hoạt động phủ Lạng Sơn vương, đặc biệt là một người khách từ Lão Qua sang. Nghe đâu tên này đang câu kết với Lạng Sơn vương có mưu đồ làm phản ở xứ Lão Qua lẫn bên này. Đối với Hồng Y giáo, tuy hiện nay đang chống lại triều đình, nhưng không phải phản giáo bán nước như quan quân triều đình vẫn rêu rao. Hồng Y giáo chỉ chống những kẻ đang ngồi trên ngai vàng hôm nay làm cho muôn dân khốn khổ mà thôi, môn đệ Hồng Y giáo vẫn là con dân nước Việt, có trách nhiệm với đất nước mình. Do vậy, khi phát hiện Lạng Sơn vương Nghi Dân đang dựa vào kẻ bên ngoài để mưu hại đất nước thì lập tức Hồng Y giáo thấy mình phải có nghĩa vụ hành động, ngăn chặn. Tỷ và các anh em Hồng Y giáo đã theo dõi hán từ Nam Sách hạ về đến tận đây. Khi hán vào vương phủ thì tỷ lén vượt tường vào theo dõi. Tuy nhiên khi hán gặp Lạng Sơn vương thì tỷ không biết bọn chúng đã nói gì với nhau vì Lạng Sơn vương đưa hán vào một phòng kín, có khả năng là bọn chúng xuống địa huyệt để nói chuyện. Khi vương gia dẫn tên Lão Qua kia lên vào phòng trong để chào đệ và các võ tướng khác, tỷ nấp ngoài cửa sổ để nghe lén, không ngờ bị hán phát hiện.“
 “Tiểu đệ nghe nói ở núi Phù Hoa, chùa Bạch Liên có một vị thần ni, pháp hiệu là Bạch Liên, có phải là sư phụ của tỷ.“
 “Đúng vậy. Là bậc cao tăng tu hành, nhưng sư phụ còn là một cao thủ võ thuật, danh tiếng vang dậy khắp nơi, nhưng người không thích tham gia vào chuyện của võ lâm. Rất tiếc vì nóng lòng trả thù, nâng nặc đòi xuống núi sớm cho nên tỷ không học được bao nhiêu võ công của sư phụ. Còn đệ?“
 “Xuân Hương tỷ tỷ, chuyện của đệ còn có rất nhiều điều chưa thể tiết lộ được. Đệ không muốn giấu tỷ nhưng vì nó có liên quan đến tính mạng nhiều người cho nên không thể tiết lộ thân phận. Xin tỷ đừng giận. Tuy nhiên đệ có thể nói với tỷ rằng chúng ta là những người cùng chí hướng và có cùng một kẻ thù chung. Việc đệ vào làm cho Lạng Sơn vương là theo mệnh lệnh của bá phụ, từ đây đệ có thể nghe ngóng, quan sát nắm biết được nhiều tin tức của Lạng Sơn vương lẫn trong triều. Đó là sự thật, xin tỷ đừng giận. Bây giờ đệ chỉ xin tỷ cho đệ một cuộc hẹn gặp mặt lại lần sau đệ sẽ giới thiệu cho tỷ làm quen với một người mà người này từ lâu đã rất muốn kết thân với anh em Hồng Y giáo. Tỷ muốn biết điều gì thì cứ hỏi thẳng ông ấy, kể cả về đệ, đối với đệ mọi công việc hiện nay đang là đều do ông ấy quyết định.“
 - Khoan, ta muốn hỏi thăm đệ một chuyện mà lần trước chưa kịp hỏi. Hôm đệ cứu tỷ trong Tử cấm thành ta thấy đệ có sử dụng kiếm pháp của Hồng Y giáo. Đó là Long Vân kiếm pháp.
 - Sao tỷ biết đấy là Long Vân kiếm pháp? - Nguyên Vũ ngạc nhiên.
 - Đệ có thể cho ta biết đệ học bài kiếm này từ đâu, ai dạy?
 - Đó là do sư phụ của đệ dạy, nhưng chỉ là sư phụ ký danh thôi, cho nên đến tận bây giờ đệ cũng không biết ông ta là ai, chỉ biết đấy là bạn thân của cha. Năm xưa đệ được lão nhân này nhận làm đệ tử ký danh và dạy bài kiếm Long Vân nhưng ông ta không h'ê xưng danh tánh của mình.
 “Đệ có thể mô tả sơ về hình dáng của vị sư phụ này cho ta biết được không?“
 Rất ngạc nhiên về lời yêu cầu này, nhưng Nguyên Vũ cũng đồng ý tả lại, chàng chỉ nói sơ qua, vì năm ấy thầy trò chàng gặp gỡ nhau chi có mấy ngày, huống chi từ đó đến nay đã chia tay nhau được năm năm rồi.
 - Theo như lời đệ mô tả, ta nghĩ đệ đã có diêm phúc được đích thân lão giáo chủ của bổn giáo nhận làm đệ tử và truyền dạy Long Vân kiếm pháp rồi.
 - Ông ấy là Xích Côn Lão tử, giáo chủ của Hồng Y giáo ư?, Nguyên Vũ kinh ngạc thốt lên và mặt chàng thuỗn ra vì không tin đó là sự thật. Không lẽ giáo chủ Hồng Y giáo lại là sư phụ của chàng ư, không thể như vậy được, chàng thầm la lên. Tại sao chẳng bao giờ thấy cha chàng đề cập đến thân thế vị bằng hữu này của ông, hay là cha không biết. Là một nhà Nho, ngoài chữ nghĩa ra hình như đối với cha Nguyên Vũ, ông chẳng còn quan tâm đến bất kỳ sự gì trên đời này, có lẽ vạy.
 Xuân Hương gật đâu quả quyết.
 - Đúng vậy. Ngoài lão giáo chủ ra, không ai có thể dạy hết 50 chiêu kiếm pháp Long Vân của bổn giáo cho đệ đâu. Trong giáo cũng có nhiều người biết kiếm pháp này, tuy nhiên cứ xem như đệ nói thì chỉ có giáo chủ thôi.
 Và nàng ta cũng nhìn Nguyên Vũ chăm chú, ánh mắt lấp lánh những suy tính gì đấy.