HOA HỒNG ĐÀO

     ăm nay thời tiết bất thường; vài hôm lạnh quay lạnh quắt lại chuyển sang nóng đến chảy cả mồ hôi làm cây đào trước nhà cũng trở chứng ngang nhiên nở hoa ngay hôm Giáng Sinh. Từng cánh hoa màu hồng đỏ mỏng manh và nhỏ li ti thay phiên nở xòe trên những thân cằn cỗi trụi lá gây cho Tạo một cảm giác bất an. Có một cái gì vướng bận trong tâm tư mà chàng chẳng thể tìm ra nguyên do nhất là lúc Vương tới, tay níu cành đào đôi mắt nhìn chàng đam mê không chớp.
-Chụp cho em tấm này đi anh.
Tạo miễn cưỡng mang máy ảnh ra bấm theo từng động tác của cô bạn gái mà trong lòng chẳng mấy được vui.
-Anh nghĩ hình đẹp không?
Tạo giật mình:
-Ờ, đẹp chứ. Hoa đào là số một rồi.
Vương phụng phịu:
-Em muốn nói hình em kìa.
-Cũng hay hay nhưng nếu em mặc áo màu xanh lá cây thì cành đào kia sẽ không mấy trơ trọi buồn tẻ.
Vương khó chịu:
-Em tưởng anh chụp vì em chứ đâu phải vì nó?
-Dĩ nhiên, nhưng cảnh vật và con người phải hòa hợp cả với màu sắc thì mới tuyệt mỹ.
Vương nghiêm giọng:
-Anh không đùa đấy chứ! Chẳng lẽ em chỉ là chiếc lá bên cánh hoa?
Tạo giật mình. Có lẽ Vương nói đúng vì nhìn hoa lòng chàng còn chút vương vấn xuyến xao chứ nhìn nàng, Tạo đã không hề một thoáng rung động.
Sau vài ngày ấm áp nắng hồng rực rỡ, gió từ phương Bắc bắt đầu thổi về và hơi lạnh ồ ạt xâm chiếm. Cây đào bị thời tiết làm bầm dập oằn người run rẩy; những cánh hoa nở chậm quyện trong suơng đêm sáng ra đông cứng như bọc đá. Hết rồi, dù tuần sau thời tiết có thay đổi, cây đào cũng chẳng thể ươm bông vì mỗi năm chỉ nở có một lần. Và đúng như vậy, sau hơn một tháng có mưa, có nắng và có sương mù giăng kín mỗi lúc chiều về, cây đào vẫn đứng trơ vơ buồn bã. Thấy Tạo trầm ngâm nhiều lần bên cửa sổ nhìn ra khoảng sân trước với những tiếng thở dài, Vương gợi ý:
-Tết mà thiếu đào uổng quá anh nhỉ. Hay anh chặt hai nhánh em đi mua hoa giả về làm thành một cành mai và một cành đào nhé!
Đàn bà thật thực tế và đôi khi đi đến sự lẩm cẩm. Cây đào 3 năm nay chỉ có mỗi hai nhánh bự, chặt hết 2 thì còn lại gì? Tuy nhiên hôm sau chàng vẫn cầm dao ra vườn trước đứng ngắm nghía chọn lựa mãi mới quyết định cắt một cành rất nhỏ chỉ cắm vừa trên chiếc lọ sành cao cổ mà dịp tình cờ vào khu antique mua được. Chiếc bình cổ không dưới 100 năm; nếu miệng bình không có vết nứt nhỏ thì có lẽ cả đời Tạo cũng chẳng thể rờ được chứ đừng nói gì đến chuyện làm sở hữu chủ. Tuy mất hai tuần lương nhưng Tạo chẳng hề tiếc chỉ vì chiếc bình có vẽ một người con gái dáng dấp liêu trai và đôi mắt mơ buồn đã chiếm mất hồn chàng từ dạo ấy. Vương có vẻ không bằng lòng khi cành đào được Tạo cẩn thận đốt gốc và cắm vào chiếc lọ cổ.
-Em thấy nó quê mùa cũ kỹ dơ bẩn thế nào khi để trong căn phòng đang trang trí một cách rất tân kỳ.
Thấy Tạo không trả lời, Vương bồi thêm.
-Anh xem cái miệng bình nứt rồi không chừng nước chảy ra đầy bàn.
Tạo chỉ cho nước ở khoảng lưng lửng. Vương càng chướng mắt:
-Như một bình hoa bỏ xó lâu ngày không xài, vứt đi là hay nhất.
Không để ý những lời Vương nói, chàng vẫn say sưa mắt không rời bình hoa. Chiếc bình vàng lợt, người con gái có nước da màu hồng đào, mái tóc đen hung cùng màu với cành đào, tự dưng có một cái gì liên quan mật thiết làm Tạo thoáng rùng mình. Khói thuốc quyện lấy mặt khiến mắt chàng cay cay, tiếng Vương thoang thoảng:
-Đêm nay giao thừa em ở lại với anh hái lộc nhé!
-Anh có hẹn với người bạn.
-Cho em đi với rồi khi về mình ghé ngang chùa xin xâm nghe anh. Em sẽ mặc áo dài vàng, màu hoàng hậu mà anh vẫn thường ưa thích.
Tạo quay lại nhìn mái tóc nằm ngang trên gáy Vương:
-Nếu đừng bướng cãi anh thì giờ này tóc em đã dài đến lưng.
-Đừng chọc giận thì em đâu cắt.
-Đâu phải mỗi lần giận hờn em mang nó ra đày đọa.
-Em hứa...
Tạo cắt lời:
-Đừng hứa, hãy làm những gì em thích. Con chim cũng còn có tự do của nó.
Vương đưa móng tay lên miệng bắt đầu cắn:
-Có nghĩa là anh không muốn tối nay có em?
Tạo nhìn nàng thoáng chút động lòng:
-Em nên về cúng giao thừa với gia đình.
-Hay anh cùng về với em, ba mẹ sẽ vui lắm?
Tạo không cảm thấy xấu hổ khi nhắc lại câu nói dối:
-Vương à! Anh đã nói có hẹn với bạn rồi mà.
Mặt nàng tối xầm:
-Mong rằng không phải bạn gái.
-Chắc chắn như thế.
Bàn tay Vương buông sõng và bất ngờ nàng nắm lấy tay Tạo:
-Tay anh trơ như gỗ và lạnh như đá, trái tim cũng giống thế sao anh?
-Chưa đến lúc thôi.
Giọng nàng thật nhỏ và đôi mắt long lanh ướt:
-Có phải em không xứng đáng?
-Đừng nói trong lúc này. Em về đi kẻo khuya rồi, đừng để qua giờ giao thừa không ai mở cửa cho vào đâu.
Vương đứng tần ngần rồi bỗng kéo tay Tạo vòng qua sau lưng mình thành vòng ôm:
-Em yêu anh.
Tạo gỡ bàn tay nàng đang run rẩy:
-Anh biết.
-Cho em một chỗ đứng trong tim anh.
-Đừng để anh phải thất vọng. Em phải chứng tỏ mình có cái kiêu kỳ của người con gái chứ!
Giọng Vương như nghẹn lại:
-Em không thể chờ đợi lâu hơn được nữa.
Tạo đưa nàng ra tận xe:
-Về đi kẻo lạnh, đêm nay sương mù nhiều quá.
Vương vẫn đứng ở khoảng giữa cánh cửa xe níu kéo:
-Em yêu anh.
-Nghe rồi.
-Em cần anh, nói yêu em đi anh.
Không thể chịu đựng được nữa Tạo hét lớn:
-Không, không bao giờ.
Âm thanh bị ngắt quãng vì tiếng xe đã rú lên trong khi chân ga Vương không chịu thả. Tạo hốt hoảng:
-Coi chừng tốn mấy trăm bạc cho hộp số đó.
Mặt Vương nhợt nhạt, nàng đạp chân thắng và sang số vội vàng. Chiếc xe giựt ngược rồi vút nhanh trong tiếng động cơ gào thét. Tạo nhìn theo thoáng chút hối hận nhưng lại bào chữa liền. Dù gì cũng phải nói một lần, chắc chắn nàng sẽ đau sẽ hận nhưng thà thế còn hơn cứ để ôm sự hy vọng mong manh; nó sẽ làm con người nàng hèn và uổng cuộc đời đi.
Ánh đèn xe nhỏ dần rồi mất hút thế mà Tạo vẫn còn đứng thẫn thờ trước cổng. Đêm 30 không trăng không sao, tiết trời lành lạnh, ngọn đèn đường lờ mờ đủ soi rõ cây đào đứng trơ trọi như một oan hồn người chết, nhánh cụt cắt hồi chiều bị khoét sâu trông giống như người mất một cánh tay; bất giác Tạo rùng mình và bước vội vào nhà. Chiếc bình hoa vẫn nằm đơn độc trên bàn kính; Tạo cởi giầy rồi nằm dài trên ghế nhìn chiếc bình chăm chú, từng cụm khói thuốc cuộn tròn bọc quanh cành đào, thật tuyệt vời với khung cảnh yên tĩnh như thế này. Người con gái như tiếp nhận được hơi thở của chàng qua khói thuốc khẽ trở mình và đôi mắt long lanh cười. Tạo chồm người nhìn sát vào như không tin ở mắt mình; bàn tay run rẩy rờ từng suối tóc, vành môi và đôi ngực trần thấp thoáng sau làn tóc nhưng tất cả lạnh băng và phẳng lỳ. Buồn cười cho trí óc mình nhưng chàng vẫn gửi môi hôn qua hai ngón tay tặng người đẹp không biết nói. Thật ngu xuẩn và mộng mị như trong những chuyện liêu trai chí dị hoang đường. Tạo nằm quay trở lại và ôm cứng chiếc gối trên ngực mong thả hồn theo nụ cười về một phương trời khác nơi đó có nàng, người con gái trong chiếc bình cổ...
-Cụ ơi vô giường ngủ đi, nằm ngoài lạnh chết được.
Tạo giật mình vì giọng nói trong trẻo theo hơi thở ấm phà vào gáy hòa lẫn tiếng cười khúc khích của người con gái, đồng thời một sợi tóc ngắn như râu dế được đưa sâu vào trong lỗ tai chàng ngoáy nhẹ. Nhột chết người nhưng thay vì phải vò tai cho đã ngứa, Tạo nằm im để rình chụp cánh tay kẻ nghịch ngợm. Có tiếng kêu thảng thốt và Tạo đã nắm được bàn tay mềm, mát lạnh; chàng mở bừng mắt ra quay nghiêng người lại. Ồ! Quen quá hình như...
-Bỏ ra chứ cầm hoài vầy sao?
Tạo ngượng ngập rút tay về mang theo sự tiếc nuối.
-Còn không ngồi dậy nữa. Tiếp khách gì bê bối quá chừng.
Như cậu bé con, Tạo ngoan ngoãn ngồi dậy xỏ chân vào giầy, đôi chân to phình thêm ra dưới đôi mắt tinh nghịch của người con gái. Tạo bỗng trở nên lúng túng:
-Sao cô vào đây được, cửa khóa kỹ mà?
-Gọi bằng cô là em về ngay.
Mặt Tạo đỏ rần:
-Anh...
-Anh Tạo, gọi em bằng bé con.
Con chứ.
Những ngày đầu Mây cứ phải gãi tai gãi cổ giả vờ ngu ngơ để cho chúng bạn giải thích ý nghĩa của nó. Thi Sách thì ai chẳng biết là chồng của bà Trưng Trắc, nhưng hắn ta có dính dáng gì đến Mây đâu; Hơn nữa chắc gì đã " đẹp trai" như mình. Lại còn cái miệng nữa, nếu cãi giỏi đã chẳng bị Thái Thú Tô Định giết chết.
Mây bực bội. Không hiểu ý nghĩa thì làm sao giải thích được lỡ có ai thắc mắc, nhất là tụi cóc cắn Võ Trường Toản. Chúng cũng "gai" Mây lắm cơ mà. Cái tên sẽ đi chết với con người. Giá chọn đại tên của một người đại dâm ác như Đổng Trác thì ít ra cũng còn có chút khí phách của một ông tướng, ông vua. Còn Thi Sách? Ôi! Cái tên vừa nghe đã thấy "chết yểu"....Đầu óc Mây thì mù mịt ngu ngơ mà lũ bạn cứ bí mật âm thầm. Rốt cuộc Mây tự giải nghĩa nôm na để mong gỡ lại chút thể diện: Thi Sách là con mọt sách suốt ngày học gạo bài thi.
Lối giải thích táo bạo, trắng trợn và "mô phạm" đến nỗi lũ bạn được một phen cười đứt cả nút áo. Ôi con Mây, chúa lười, chúa nghịch, chúa phá, chúa... đánh nhau mà bảo gạo bài thi...
Kệ chúng, gạo hay không có trời mới biết. Năm nào mình cũng lên lớp đều đều, không chừng năm nay vừa xong cái tú 2, sau năm SPCN lại được ông cù độ mạng lọt ngay vào dược thì chắc chắn sẽ đụng trúng mụ ấy. Nhưng mà mụ ta ra trường rồi cơ mà. Mây thở dài... Mọi lần chúng bạn gặp trắc trở đều chạy đến Mây để nhờ quân sư vấn kế; bây giờ quân sư gặp nạn biết nhờ vào ai? Mà cũng ghét cho cái con Hồ Thanh, sao nó ngớ ngẩn thế! Thịt mang đến tận miệng mèo mà không dám ăn. Con mèo khờ khạo ngu ngốc, mày tưởng thế gian này kiếm một đại úy độc thân chính hiệu dễ lắm sao!
Mây nhớ có lần dẫn nó vào câu lạc bộ hải quân ở Bến Bạch Đằng Sài Gòn. Từ công viên vào câu lạc bộ phải đi qua một cái cầu. Tuy không đẹp và lộ liễu như cầu nổi ở chợ Bến Thành nhưng ai cũng biết rằng bất cứ người nào bước chân lên cầu đều không qua cả trăm đôi mắt văn nghệ của những chàng lính biển...
Ngày xưa những cô con gái giàu có thường hay "kiếm chồng" bằng cách đứng trên cao thẩy trái cầu nhân duyên; bây giờ văn minh và nghệ thuật hơn, các chàng hải quân "tuyển thê" trông cũng khá dễ thương. Họ lợi dụng tối đa khung cảnh thiên nhiên để người đẹp không cảm thấy thẹn thùng khi bước lên cầu..."tuyển".
Chẳng hiểu câu lạc bộ có từ hồi nào và ai đã sáng tạo ra nhưng nhìn vào là Mây thấy cả một nghệ thuật. Khách nào chẳng thấy lòng nao nao khi nhìn sóng nước chập chùng; từng đợt sóng vỗ vào bờ mang âm thanh réo gọi thôi thúc từ trái tim...
Câu lạc bộ nổi nằm trên mặt nước trông... tình không chịu được vì nó mang hình dáng của chiếc  "love boat," chiếc tàu chở toàn những kẻ tha thiết yêu nhau mà Mây vẫn thường thấy chiếu trong tivi. Trong đó chắc chắn ấp ủ ngàn vạn trái tim nóng bỏng sôi sục...Mây cả quyết nó sôi sục chỉ vì Anh Thy, Võ Hà Anh, Dung Sài Gòn đã làm "hỏng" họ. Ai lại chẳng có trái tim, ai lại chẳng khao khát tình yêu. Nhưng nếu trái tim không có môi trường, không có sự thôi thúc hoặc nung cháy sao "nóng" lên được? Đã vậy phong trào "Áo dài xanh bên áo trắng hoa biển" lan rộng và tung bay khắp phố phường. Đi đến đâu người ta cũng gặp "cặp bài trùng" xanh trắng hoặc ngược lại trắng xanh...
Mây thích màu xanh lính hải vì nó là màu của lòng đại dương thăm thẳm. Từ màu xanh đó Mây thấy một nỗi cô đơn trống vắng và buồn tênh của những tháng năm dài lênh đênh trên biển sóng...
Xanh, màu của khao khát đợi chờ nhưng cũng là màu của trận chiến bùng nổ sau mùa hè đỏ lửa. Mỗi một màu áo biểu hiệu cho một binh chủng và những kiêu hùng riêng của nó nhưng Mây vẫn thấy cảm xúc mãnh liệt hơn khi nhìn màu áo xanh của lính hải quân bị những tà áo trắng quyện vào đan kết. Mây đang ở lứa tuổi học trò, cũng có thể tại vậy mà lòng dễ rung động. Trắng biểu hiệu cho sự tinh khiết thơ ngây và cái màu xanh khiêm nhường u uất kia như chứa đựng tất cả những xót xa cho tương lai, cuộc sống.
Có phải tại chiến tranh đã cho Mây một ánh mắt nhìn khác lạ hay mọi người ai cũng có những khắc khoải như Mây? Tại sao chú không chịu lấy vợ? Tại sao chú không muốn có người yêu? Tại sao chú lại hững hờ trước mối tình cuồng si của Hồ Thanh và tại sao chú lại ở nhà Trung Tá Hoàng để "kết thân" với mụ nặc nô ấy?
Mây biết rõ những người kề cận với cái chết đều coi đồng tiền như rơm rác. Lương một tháng có thể vì bạn bè nướng sạch trong một ngày và ngược lại lương một ngày cũng có thể bóp chắt c bé có dáng dấp hiền lành nhu mì nhưng nói cứ như ra lệnh. Tạo vỗ trán ra chiều suy nghĩ:
-Anh nhớ quen quen, hình như...
-Bé con, em nhắc lại lần nữa.
Bị chặn họng hoài ức quá Tạo nói bừa:
-Nhưng mà lớn quá sao kêu bé con được.
Con bé cười ngặt nghẽo:
-Em không đùa và cũng cấm không được gọi bé "nhớn."
Thấy khách tỏ vẻ thân thiện cởi mở Tạo cũng vui lây nên cố gắng dành lấy vai chủ động.
-Uống nước nhé!.
-Anh cho em trà, cà phê, hay rượu?
-Gì cũng có.
-Ngày tết uống thứ đó thường đi.
-Có cả bánh mứt nữa mà.
-Không.
-Thì uống đá lạnh vậy.
-Cho em ly bông cúc.
Tạo cười lớn.
-Tưởng gì, thì ra bé con muốn trong giọng để hát mừng tuổi anh?
Con bé quay nghiêng xòe bàn tay trắng hồng:
-Anh lì xì em trước.
-Ơ... hơ...
Nói được có thế vì Tạo đã đờ người. Bao bản lĩnh cao cường biến đâu hết, giờ mà móc tiền ra quả là dại nhưng nếu không, biết đâu con bé lại chẳng giận dỗi ra về. Tạo dò dẫm:
-Cho khất đến mai sáng được không?
-Để đi ngân hàng?
-Đâu đến nỗi tệ vậy.
-Hay chôn cất tùm lum không nhớ dấu vết?
-Càng không đúng.
Con bé chợt nghiêm giọng:
-Thế thì vì sao nói đại đi.
-Vì sợ lì xì xong bé con sẽ đòi về.
Con bé buông tiếng cười dòn trong trẻo như pha lê:
-Không ngờ anh tôi cũng lãng mạn gớm đấy.
-Lãng mạn nhưng không ngu xuẩn.
-Nghĩa là sao?
-Không bao giờ bỏ lỡ cơ hội vì dịp may chỉ đến có một lần.
-Thí dụ?
-Như buổi gặp gỡ hôm nay...
-Làm anh vui chứ?
-Dĩ nhiên, vui và sung sướng muốn chết.
-Anh có lối tán gái cù lần bỏ xừ.
Tạo ngẩn người, giọng nhỏ lại:
-Mới tập sự lần đầu, hy vọng lần sau sẽ nhuyễn và ngọt ngào hơn.
Con bé nhìn Tạo bằng đôi mắt trách móc:
-Lần sau anh định tán ai nữa vậy?
Cái thằng khờ khạo cóc cắn, coi chừng nàng giận là mày tiêu, Tạo ấp úng:
-Anh muốn nói lần sau sẽ tiếp chuyện với bé con ngọt ngào và dễ thương hơn.
Con bé liếc xéo chàng bằng đôi mắt thật bén:
-Xạo quá đi thôi.
-Anh nói thật.
-Ai cho gặp nữa mà ham.
-Anh tìm đến tận nhà.
-Em khóa cửa.
-Anh làm cây si trước cổng.
-Không ai tưới nước cây sẽ chết.
-Kệ nó miễn là nhìn được bé con mỗi ngày.
Con bé giao hẹn:
-Nói phải giữ lời.
Tạo cũng mạnh bạo hơn:
-Còn nữa, anh thề chỉ yêu mình bé con.
Mặt con bé đỏ hồng:
-Vớ vẩn quá tán với tỉnh nghe nhàm. Anh không biết gốc gác của em mà chưa gì đã vội yêu vội thề thốt.
Tạo đâm ra lẩm cẩm với triết lý vụn vặt:
-Nếu biết rồi mới yêu thì đâu gọi là tình yêu.
-Lỡ em đã có chồng?
-Anh không tin vì nếu có "hắn" em đâu dám tới đây đêm hôm khuya khoắt thế này.
-Em bị anh ấy đuổi đi.
Tạo cười cười:
-Đừng đùa những cú đau tim như vậy.
-Tình cảm không có đùa, em nói thật.
Tạo hơi biến sắc khi hình dung con chim xinh đẹp vừa bay khỏi lồng, nửa muốn chụp giữ lấy nhưng lại sợ chim sẽ buồn rũ trong chiếc lồng son tù đày, nửa lại muốn nhìn nó tự do bay về nơi rừng thắm nhưng nỗi mất mát làm lòng Tạo quặn đau. Nàng đến rồi đi như cơn gió thoảng, như một khách lạ đứng chờ tạnh mưa, như một lữ hành nghỉ chân dưới bóng mát của một sa mạc bỏng cháy mà không hề biết rằng cơn mưa đã muốn cầm buộc gót chân nàng nên không muốn tạnh; sa mạc vẫn nóng bừng để nàng nản chí trên bước đường dài. Tạo muốn lải nhải những câu buồn bã đang xâm chiếm lấy hồn để cầm giữ nàng nhưng con bé đã cắt mất dòng tư tưởng:
-Nhìn anh có vẻ buồn?
Buồn chết đi được chứ có vẻ gì. Không thấy Tạo trả lời, con bé xốn xang:
-Giận sao không nói?
Tạo quay nghiêng tránh đôi mắt đẹp của nàng.
-Em làm anh tuyệt vọng?
-Đừng nhắc lại nữa bé con, anh đang buồn vì em đ&atild khán giả. Cũng chính mình tôi là đạo diễn và kiêm luôn cả diễn viên chính. Mình tôi điên đảo tạo ra những cảnh oan trái, đau khổ cho diễn viên phụ; một diễn viên phụ duy nhất phải đóng bên tôi cho tròn vở kịch. Lãng Du... Tên nàng, khởi đầu cho cuộc gặp gỡ để rồi vội vã cưới. Lãng Du, tên người con gái tôi yêu say đắm và cũng đau khổ không kém. Lãng Du, cái tên đã làm điên đảo cuộc sống phẳng lặng, an bình; một cuộc sống bình dị dễ dàng chấp nhận. Lãng Du, nàng đến như một ngọn gió chiều mỏng manh nhưng khi ra đi đã để lại trống trải và sự sống thừa thãi trong tôi.

 

Có thể vì tôi xấu nên khi ca tụng nàng, dẫu không đẹp trước mắt mọi người đã là một cái chướng; nhưng thật tình mà nói dù người tôi có được phủ đầy bằng cấp tiền bạc cũng không thể xứng với nàng. Dẫu biết xấu không phải là cái tội và trong cái xấu đó trái tim hồng vẫn biết co thắt, biết nóng bỏng yêu đương nhưng lòng tôi vẫn quặn đau mỗi khi nghe ai phê phán về cuộc kết duyên kỳ lạ. Họ không cho rằng Lãng Du lấy tôi vì thương yêu mà vì một nguyên do nào đó. Hoặc vì tôi đã lợi dụng tình cảnh nàng mới từ đảo sang tứ cố vô thân không bạn bè quyến thuộc ngoài duy nhất một người cậu nhu nhược và bà vợ độc ác, khắc nghiệt cho nên mới lấy được nàng. Cũng có người táo bạo hơn họ bảo Lãng Du bị thất vọng vì một mối tình khiến nàng hận và liều lĩnh trong hôn nhân. Kẻ bàn ra người nói vào làm như trên đời chỉ có tôi và nàng. Họ xúi bẩy, đâm thọc bảo tôi chỉ là một thằng thợ hàn không danh giá ngoài vài ba chục ngàn ký cóp trong ngân hàng; đó là chứng tích của sự keo kiệt, đê tiện chứ không phải biết phòng thân lo xa. Mặc ai nói gì thì nói, Lãng Du vẫn một mực chấp nhận lấy tôi. Điều làm tôi luôn tự hỏi vì lý do gì? Vì lý do gì? Chỉ có Lãng Du mới có thể trả lời nhưng nàng không bao giờ hé môi. Ngay đến việc tôi hỏi nàng có yêu tôi không, Lãng Du cũng không trả lời thẳng câu hỏi:
-Không yêu thì lấy làm gì?
Giả thử như tôi cứ tưởng rằng Lãng Du lấy tôi vì yêu thì cuộc đời hạnh phúc biết chừng nào; đàng này ngược lại khi cưới xong, tôi không cho rằng mình may mắn nhất trong bọn đàn ông; cũng không cho rằng mình trổi bật hơn họ ở tính nết nên mới được nàng lựa chọn vì chính tôi biết mình từ lâu, một con người chẳng ra gì.
Những ngày đầu trăng mật, đối với người khác có lẽ là quá hạnh phúc nhưng đối với riêng tôi nó không trọn vẹn. Trong nhà, nàng là của tôi, trong vòng tay rắn chắc, trong nụ hôn khát khao, trong những cuồng si ngây dại, môi kề môi, má kề má nhưng khi ra ngoài sao xa cách quá. Cảm tưởng hụt hẫng và mất mát càng ngày càng lớn dần. Lời bàn ra tán vào của những kẻ vô tình đã làm tim tôi nhói đau và cảm tưởng mất nàng khiến tôi hãi sợ. Tại sao Lãng Du không nói? Không có một thái độ nào hết khi nghe những lời châm chọc?
-Cô ấy đẹp quá há! Sao lấy ông chồng xấu hoắc vậy?
-Tội nghiệp, chắc bị gả ép hay lỡ làng gì đây mà!
-Ông trời se kết mắc cười quá. Đúng là oan khiên nghiệp chướng.
Có người cay nghiệt hơn, họ lấy nhưng câu vè, ca dao mang ra nhạo báng:
Tiếc thay hạt gạo trắng ngần
Đã vo nước đục lại vần than rơm.
Tiếc dĩa hồng ngâm cho chuột vọc
Hoài mâm bánh lọc để ngâu vày.
Thay vì quét những thù hận giận dữ vào kẻ đã phát ra lời chua cay, thâm độc như mọi lần, tôi giữ trọn ánh mắt đó cho đến lúc chở nàng đến một nơi vắng và bằng giọng hằn học:
-Tại sao em không tỏ thái độ chống đối khi nghe những lời thô bỉ đó?
Lãng Du nhìn tôi, đôi mắt vô tội vạ:
-Lời bàng quan thiên hạ hơi đâu anh để ý cho mệt.
Câu trả lời không làm tôi nổi điên nhưng thái độ thản nhiên chấp nhận như trút thêm dầu vào lửa:
-Em cũng muốn a dua với chúng để nhạo báng anh? Phải, anh chỉ là con chuột vọc dĩa hồng, chỉ là loại ngâu vày dĩa bánh lọc.
-Đừng điên khùng như vậy chứ! Nếu cũng nghĩ như họ em lấy anh làm gì? Đâu ai bắt buộc em?
-Hừ! Không ai bắt buộc nhưng tại sao lại lấy anh? Tại sao lại làm cho đời anh khổ sở khốn nạn như thế này?
Lãng Du không nói những điều tôi đang muốn nghe. Tại sao? Chỉ có nàng mới trả lời được câu hỏi đó. Tại vì yêu tôi; tại vì thương tôi hay một lý do nào khác...? Lãng Du đứng gần tôi lắm, khoảng cách chỉ một tay với. Lúc đó tôi thèm nghe nàng nói lời yêu thương, thèm gục vào ngực nàng khóc rưng rức như một đứa trẻ. Nước mắt sẽ theo nỗi lòng trút cạn những đau khổ đè nặng, và theo dòng nước mắt đó tôi sẽ nói với Lãng Du rằng tôi yêu nàng, yêu bằng trái tim thật đẹp chứ không phải bằng dung mạo xấu xí; nhưng nàng vẫn đứng ở đấy, như trời trồng, như tượng đá.
Tượng đá? Ý tưởng vừa thoáng qua làm tôi rùng mình. Đúng rồi, nàng là tượng đá mà bây giờ tôi mới nghĩ tới. Một tượng đá không biết buồn, biết khóc chỉ đứng trơ trơ. Giọng tôi chai lạnh:
-Tại sao mỗi lần đi bên anh, em lại muốn diện cho trổi bật? Tại sao?
Tôi chồm tới chộp cứng hai vai nàng, Lãng Du rùng mình hãi sợ, giọng nàng run rẩy:
-Anh vô lý quá, nếu ăn mặc là một cái tội thì từ mai em sẽ không đi bên anh nữa.
Lãng Du đã nói dùm tôi ý nghĩ đang có trong đầu. Không đi bên anh nữa... Nàng muốn như thế mà... Bàn tay tôi bóp mạnh... Lãng Du nhăn mặt nhưng không kêu. Lỳ. Tôi xiết mạnh thêm nữa. Vẫn không một tiếng bật thốt mặc dù mặt nàng đã đổi sắc và dôi môi trắng bệch. Tự ái được thoa dịu theo sự đổi màu trên gương mặt xinh đẹp kia. Ít ra tôi vẫn còn là người chồng có quyền lực và sức mạnh. Bỏ tay thõng xuống và chỉ chờ đôi mắt long lanh đọng đầy nước kia vỡ rơi là tôi ôm chặt lấy nàng hôn như mưa bão và xin câu tha thứ vì sự nặng tay. Trái với điều dự đoán, giọt nước mắt không rơi mà nó bị những khoé nâu thẫm hút chặt và đôi mi cứng đơ không thể chớp. Trong phút chốc, mọi hãi hùng trong mắt nàng biến đi, có chăng chỉ là ánh nhìn xa lạ lạnh nhạt. Ánh mắt lại làm tôi nổi điên:
-Từ giờ trở đi anh cấm em không được chưng diện, cấm không được trang điểm, cấm không được trò chuyện bạn bè, cấm không được...
Những lời nói của tôi chắc phải chướng tai và khó nghe lắm nhưng nàng vẫn thản nhiên. Đã bảo từ đầu là nàng không có tai mà! Không có tai cũng phải có mắt chứ! Có mắt để nhìn sự thua thiệt đau khổ trong tôi. Nỗi ghen ngấm ngầm gặm nhấm đầu óc ngu muội và con tim đục đẽo từ từ. Sao nàng lại không hiểu được điều đó?

 

Tôi vô lý quá, biết thế nhưng vẫn không sao ngọt nhạt được với nàng. Tình tôi càng yêu thương thì hành động lại càng trái ngược. Lòng tôi càng muốn gần gũi mật thiết thì lời nói lại càng đẩy nàng ra xa. Những đêm cùng chung chăn gối, tôi chỉ nghe được tiếng nàng thở dài, thở dài nhưng không bao giờ than thở hoặc trách móc. Người ta bảo giọt nước mắt của đàn bà đáng giá hơn ngàn vàng. Lãng Du có thứ vũ khí lợi hại nhất mà nàng không bao giờ mang ra xử dụng. Tôi thèm được nhìn nước mắt của nàng; được uống những giọt nước mắt mặn chát để biết rằng nàng không phải là gỗ đá vô tri. Tôi thèm được nhìn mặt nước hồ thu chảy tràn ngập để rồi một mình lặn sâu dưới đáy nước, lục lọi hình bóng tưởng tượng, một hình bóng mờ ảo của ghen hờn và tôi thèm nhìn sự ủ ê đau đớn của nàng để biết rằng chính tôi là người có khả năng làm nàng vui buồn sướng khổ.
Lãng Du không hiểu nguyên do tôi muốn đày đọa nàng. Một điều rõ ràng nhất mà nàng cố tình không hiểu hoặc không muốn hiểu là tôi cần nàng khóc; cần nàng đau khổ để chia xẻ nỗi đau khổ trong tôi. Tôi cần nàng bộc lộ những cử chỉ mặn nồng khi ân ái chứ không phải thụ động hoặc cắn răng chấp nhận. Tại sao Lãng Du lại có thái độ đó? Tại sao nàng lại nhắm chặt mắt mỗi khi nằm bên tôi? Lãng Du không muốn nhìn người chồng dung nhan xấu xí hay nàng đang mơ tưởng đến một hình bóng nào khác? Và tại sao Lãng Du lại không khóc? Chịu đựng như thế không đủ để đánh đổi những giọt nước mắt hay sao? Hay giọt nước mắt đã theo tâm sự dành trọn cho ai? Tôi chồm người bật sáng đèn lên. Lãng Du chỉ hơi nhíu mày rồi lăn qua một bên dấu mặt trong bóng tối.
-Không dám nhìn mặt à! Thời gian sau này tôi hay nói trống không mỗi khi bực dọc.
-Chuyện gì vậy? Khuya rồi sao anh không ngủ đi?
Tôi hùng hổ lôi đầu nàng dậy:
-Trả lời đi. Tại sao vừa rồi thở dài?
Hành động lỗ mãng của một thằng đàn ông vừa xong ân ái. Chính ra tôi không nên làm điều đó nhưng nàng phải hiểu rằng tiếng thở dài còn tàn nhẫn gấp mấy ngàn lần. Lãng Du quay đi tỏ thái độ không muốn nghe khiến tay tôi càng lắc mạnh thêm:
-Tại sao không dám trả lời?
-Em không thở dài mà thở mạnh. Thở mạnh vì mệt.
-Tại sao mệt? Ai làm gì mà mệt?
-Anh đối xử với em không khác gì gái qua đường. Em... Em...
Nhìn Lãng Du úp mặt xuống gối cắt ngang câu nói, lòng tôi chùng lại và đau đớn vỡ oà. Tôi muốn ôm mặt khóc xấu hổ vì hành động vừa rồi, của một con thú đội lốt người. Làm sao để Lãng Du hiểu được tình yêu của tôi? Làm sao để nàng hiểu được tôi cần có nàng và muốn giữ linh hồn nàng bên cạnh đến suốt cuộc đời? Lãng Du chỉ cho tôi thể xác bất động của kẻ chết. Tôi biết và biết rất rõ.
Sự ghen tuông và ích kỷ trong tôi đã đang hủy diệt tình yêu. Lời nói ác độc và hành động xuồng xã thô bỉ đã làm chết các tế bào cảm giác. Tôi hiểu lắm chứ nhưng không sao tách cái ích kỷ khốn kiếp luôn đeo theo rình rập. Phải chăng nó nảy sinh từ sự thấp kém thua sút? Từ mặc cảm xấu xí? Và phải chăng cái vẻ lạnh lùng kia đã bọc nàng thành một khối đá; một khối đá đứng ở vị trí khác, không hiện hữu trong ngôi nhà này?
Lãng Du nào biết được những lúc đứng nhìn ra cửa sổ, những lúc đôi mắt nàng mơ màng nhìn về một cõi xa xăm nào đó là lúc lòng tôi chợt nhói đau; ghen hờn bỗng từ đâu ào đến:
-Em nghĩ đến ai đó? Em mơ đứa nào vậy?
Lãng Du quay lại nhìn tôi ngơ ngác, đôi mắt trong xanh không một thoáng vương buồn. Quái quỷ thật, nàng không phải là hiện thân của loài người. Đã là người ai chẳng có hỉ, nộ, ái, ố, ai chả có lúc nương tựa nhau để mà sống. Lãng Du như có thế giới riêng của nàng, một thế giới hoàn toàn hạnh phúc nên đã 3 năm rồi mắt nàng vẫn không hề vương lệ.
Ba năm, Lãng Du sống với tôi trong xa vắng; còn tôi sống trong hờn ghen dày xéo. Tôi hờn ghen với loài người, với những kẻ dung mạo khá hơn tôi. Hờn ghen với trời già đã đày đọa kẻ xấu xí còn cho họ trái tim vĩ đại và hờn ghen cả với với vợ tôi, với sắc đẹp của nàng để rồi bao cay đắng, tôi nhẫn tâm trút hết xuống đầu nàng.

 

Phải mãi đến 5 năm sau ngày cưới tôi mới nhìn thấy được giọt nước mắt của nàng; đó là ngày đầu tiên bác sĩ báo tin nàng thụ thai. Mắt Lãng Du mở tròn nhìn tôi chết sững; những giọt nước trong vắt ứa ra và chảy mãi không ngừng. Tôi không hiểu nàng khóc vì trách nhiệm, vì sung sướng hay sợ hãi.
-Anh à! Bây giờ chúng ta là người lớn, làm gì hãy suy nghĩ chín chắn nhất là đừng bao giờ để ảnh hưởng đến sức khoẻ hay đời sống của con chúng mình.
Lời nói đi kèm theo giọt nước mắt mà đã từ lâu tôi hàng xót xa chờ đợi. Lời nói như một ẩn náu nương tựa khiến tự ái của kẻ có quá nhiều mặc cảm thua sút được xoa dịu. Lời nói và giọt nước mắt đến kịp lúc đã đánh thức dậy trong tôi một thứ tình phụ tử; một tình cảm linh thiêng và hệ trọng mà chưa bao giờ tôi nghĩ đến. Đứa con sẽ là hạnh phúc, là mối dây liên hệ gắn bó tình yêu của chúng tôi. Đứa con sẽ trói buộc Lãng Du vĩnh viễn thành người mẹ, người vợ trong mái ấm gia đình. Tôi ôm Lãng Du vào lòng gục mặt trong tóc nàng khóc vùi và những nhu nhược yếu hèn trong tôi vỡ oà, phơi bày trước mắt nàng. Tôi chỉ là thằng đàn ông hèn kém thua thiệt, sợ mất vợ nên đã khoác lên người lớp gai nhọn của loài nhím, thấy người là chỉ muốn nhào tới chích. Tội nghiệp Lãng Du; tội nghiệp vợ tôi. Bao tháng ngày tôi đã cho em những đay nghiến khổ sở để mãi đến ngày hôm nay, khi giọt nước mắt đầu tiên rơi xuống...
Tôi ôm Lãng Du trong lòng; ru nàng ngủ bằng những vần thơ trong bóng tối, vần thơ trác tuyệt viết bằng máu tận trong buồng tim. Nàng hiểu thế và biết thế nên đã đón nhận trọn vẹn trong những ngày mang thai, những ngày trăng mật của nàng.
Chúng tôi dọn về nhà mới, căn nhà do vợ tôi chọn lấy trong dịp tình cờ thăm ngôi trường cổ.
-Anh ơi! Đẹp quá kìa anh.
Nàng chỉ cho tôi những chiếc lá mỏng như cánh Tiên màu nâu bạc.
-Đẹp không thể tưởng tuợng nổi. Nó từ đâu tới thế này?
Tôi dáo dác nhìn quanh; trên đỉnh đầu, chỉ thấy lá cây reo vi vu xen kẽ những hoa Magnolia màu trắng sữa.
-Tìm hộ em đi anh.
Chúng tôi đi vòng quanh hết khu rừng, chân đạp lên những lớp lá khô dầy cộm. Tiếng lá xào xạc vui tai lẫn giọng nàng cười như tiếng suối reo róc rách. Khung cảnh thần tiên và dáng nàng bé nhỏ nương tựa cho tôi ấm áp tận tâm hồn. Trên nền trời trong xanh, ánh nắng giữa trưa len lỏi qua khe lá kéo xuống mặt đất thành những hình thù lằng quằng lạ lùng. Từng vệt sáng bám trên tóc, trên mắt trên môi và trên làn da tái xanh của nàng. Bấy giờ là lúc tôi nhìn Lãng Du kỹ nhất, lâu nhất với lòng xót xa vô bờ! Lãng Du đã sống với tôi những ngày không trọn vẹn hạnh phúc. Chắc chắn như thế. Tôi đan tay nàng trong tay mình nghe tiếng chim não nuột kêu. Qua rồi cơn ác mộng thật dài, kéo dài trong suốt 5 năm. Bằng lòng thành khẩn nhất, tôi hứa với Đất Trời từ đây sẽ mang đến cho nàng niềm vui và hạnh phúc trọn vẹn; một tình yêu thực thụ không bị ngoại cảnh chi phối...
Chúng tôi có một buổi trưa trong rừng thật đẹp, và đẹp hơn khi lái xe ra về Lãng Du đã quay hẳn người lại nhìn những chiếc lá nhỏ đang đuổi theo sức gió cuốn từ bánh xe:
-Anh kìa! Em thấy rồi... Nó... Cánh lá bạc.
Chiếc xe thắng gấp. Bây giờ tôi mới biết được cánh lá bạc phát xuất từ đâu. Hàng live oak. Con đường dài hơn cây số với tàng cây giao nhau kết thành bầu trời...
Lãng Du được hài lòng với mộng ước. Nàng có một ngôi nhà khang trang nằm chìm khuất dưới hàng live oak. Một tổ ấm hạnh phúc dưới vòm trời xanh thẫm suốt 4 mùa.

 

Hạnh phúc đến với tôi thật trọn vẹn. Tôi đã thấy mình chết trong màu mắt kia, màu mắt xanh biếc và ngơ ngác. Tôi đã thèm được lịm đi trong những buổi tối âu yếm bên nàng để giữ mãi niềm sung sướng tột đỉnh đó. Nhưng có hạnh phúc nào mãi trường tồn khi người ta chỉ biết hưởng mà không biết giữ? Và có phải tôi đã yêu thương Lãng Du trọn vẹn hay đã tự lừa dối mình? Có phải cái bụng bì bì và dung nhan rã rượi mệt mỏi kia đã làm cho tôi hả hê khi nghĩ không một thằng đàn ông nào dám tán tỉnh? Như vậy tình tôi cho nàng là tình gì? Tôi không tài nào hiểu nổi và càng điên rồ hơn khi sanh xong, Lãng Du như người vừa lột xác.  Nàng lột xác thành người đàn bà nảy nở toàn vẹn, toàn vẹn từ suối tóc làn da cho đến thân hình cực kỳ lôi cuốn. Duy có đôi mắt không còn trong xanh mà đã hiện đầy những lo âu hãi sợ mỗi khi tôi "trở chứng."
-Anh điên rồi, em chẳng làm gì cả.
-Không làm gì mà diện đẹp ra ngoài làm chi?
-Em đâu phải nô lệ bị cầm tù? Mai mốt con cứng cáp em sẽ gửi "baby sit" đi làm.
-Anh cấm em.
-Có Trời cản.
Vợ tôi đã có những câu đối thoại đốp chát. Nguyên do nào? Chẳng hiểu. Có điều từ khi được làm mẹ, hình như Lãng Du đã sống thực tế và già dặn hẳn ra.
-Em đòi đi làm để kiếm thằng khác hả?
-Không ngờ anh lại ăn nói lỗ mãng như vậy.
-Chứ tại sao lại muốn đi làm?
-Em nghĩ tới tương lai của con.
-Của con hay của em? Tôi châm biếm kèm theo ánh mắt nhìn thật cay nghiệt.
-Anh nghĩ nghề của anh có bền không? Đã 10 năm làm trong mỏ hàn sức khoẻ nào mãi còn. Đây là lúc anh cho em cơ hội đi làm phụ giúp cùng anh.
Tôi không nghĩ Lãng Du thương tôi hoặc lo cho tương lai con cái mà thốt ra điều đó. 6 năm nay có bao giờ nàng thiết tới của cải, tiền bạc. Có bao giờ nàng để tâm đến việc chi xài và tệ hơn nữa thái độ chấp nhận thua thiệt như luôn có sẵn. Tại sao bây giờ lại đổi khác?
-Gái một con trông mòn con mắt. -- Tôi nói với giọng uất nghẹn ghen hờn. -- Cứ tưởng đẹp lắm mà đòi ra ngoài phơi xương phơi xác cho chúng nó nhìn.
Biết tôi ghen, biết từ lâu rồi nhưng thay vì chiều ý như mọi lần, Lãng Du bực dọc:
-Em không chịu được tính ích kỷ của anh. Có con rồi chúng mình phải thay đổi, phải sống sao cho mẫu mực đàng hoàng. Không phải cứ hơi chút là ghen lên rồi nói càn nói bậy.
Vừa mới có một đứa con mà Lãng Du đã mang ra để bênh vực cho lý lẽ của mình. Tôi giận sôi lên:
-Khi xưa em không đi làm cũng chết đói cả đấy!
-Khi xưa chỉ có hai miệng ăn. Bây giờ thêm tã, sữa, quần áo và trăm thứ thuốc thang cần dùng. Hơn nữa em muốn đi làm để biết là mình cũng có thể sống tự lập không phải ăn bám vào ai.
Tôi nhìn Lãng Du, nhìn khuôn mặt đã bắt đầu ảm những nét buồn từ khi biết lo lắng. Cái buồn tạo cho nhan sắc nàng trổi bật. Tự dưng tôi có cảm tưởng nàng muốn đi làm để phô trương cái toàn mỹ của người đàn bà mới có một con. Máu nóng dồn lên mặt, tôi gào lên:
-Em mà bước chân ra khỏi nhà là anh rạch mặt ngay.
Thực ra tôi không ám chỉ là sẽ rạch mặt nàng dù lúc nào tôi cũng luôn muốn nàng xấu xí. Tôi cũng không nghĩ sẽ rạch mặt tôi cho thêm những đường nét ghê tởm. Vả lại làm sao tôi dám làm chuyện đó? Chuyện cầm con dao và vấy tay trong máu. Khi xưa hờn ghen đánh đấm nàng nhưng chỉ là lúc điên cuồng nóng giận chứ trong lòng tôi không hề có chủ mưu. Thế mà bây giờ... Mặt Lãng Du biến sắc, đôi mắt long lanh thêm lên và giọt nước mắt sắp sử
  • BIỂN TRĂNG
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
    !!!15750_7.htm!!!
    !!!15750_6.htm!!!a trào ra. Tôi không thể chịu được nữa, những giọt nước mắt muôn đời vẫn làm lòng tôi mềm yếu, rung động nhưng viễn ảnh mất nàng khiến tôi sợ hãi và trong thoáng chốc, mặt tôi lại lạnh như tiền.
    Câu nói nào ngờ như một lời nguyền, hai tuần sau thì tôi bị tai nạn... Những tháng ngày đó Lãng Du hết lòng chạy chữa, ngay cả đến việc lóc mảng da đùi để đắp vá trên mặt cũng vô ích. Đã là ác quỷ thì muôn đời vẫn là ác quỷ. Từ đó, tôi luôn nhìn bóng mình trong gương, nhìn đôi mắt lúc nào cũng long lên sòng sọc uất hận và nhìn sự thê thảm của đời mình. Con ác quỷ không là những bóng mờ ảo mà nằm rõ ràng trong chiếc gương dài kê sát giường.
    -Tại sao anh lại quái dị vậy chứ! Để gương ngay chỗ nằm làm gì? -- Lãng Du phản đối việc làm của tôi.
    -Sợ gì mà không đối diện với sự thật?
    -Có ai nghĩ đó là giả tưởng đâu. Mà thật thì đã sao?
    -Anh là ác quỷ.
    Lãng Du ngồi xuống giường, giọng đầy lo lắng:
    -Anh mắc bệnh tâm thần rồi. Tại sao lại hành hạ chính mình trong khi em nghĩ dung mạo con người không mấy quan trọng.
    Tôi không phải là Lãng Du mà là tôi, chẳng những nhìn diện mạo mình trong gương, trong bóng tối, trong đêm dài mà ngay bất cứ lúc nào Lãng Du xuất hiện, hình ảnh xấu xí của tôi lại lồ lộ đứng bên cạnh nàng, khuôn mặt đầy những vết thẹo co dúm.
    -Em sẽ đưa anh đi bác sĩ chữa bệnh tự kỷ ám thị này.
    Lãng Du đã làm chuyện vô ích; cũng như nàng đã mời bạn bè tới ăn uống, chuyện trò tạo niềm vui riêng cho tôi; có chăng chỉ là gượng ép, tôi không thể nào chịu được những ánh mắt thương hại. Lãng Du, em để tôi yên.

     

    Lãng Du bắt đầu đi làm mặc dù tiền trong ngân hàng vẫn còn và nghe đâu hãng sẽ bồi thường cho tôi một khoản tiền rất lớn. Con chim đã muốn vỗ cánh bay thì có giữ cũng chỉ làm cho nó thêm đau khổ, phẫn uất. Nàng đã sợ chiếc lồng tre thô thiển giam hãm đời nàng thì hãy bay đi. Cửa mở rồi đó, hãy bay cao và đừng luyến lưu kẻ đã từng chăm dẵm tôn thờ hình bóng nàng.
    -Anh xem, móng tay em ngâm nước  cả ngày nên gẫy hết rồi. --Lãng Du đưa bàn tay trắng nhợt cho tôi coi. --  Vậy mà cứ ghen vớ vẩn. Cạy sò với bóc tôm  thì chỉ có tôm sò tán tỉnh chứ người nào mà thèm.
    Thằng chủ hãng cũng có hai con mắt, hai bàn tay và cái miệng để tán tỉnh chứ nào đã câm đã mù mà em hòng qua mắt tôi. Rồi còn những người làm chung sở? Chẳng những họ cũng là con ốc con hến?
    -Anh biết không, trong chỗ làm việc lạnh ngắt. Em mặc thêm hai chiếc áo khoác đồng phục trắng và đi thêm đôi ủng da mà vẫn còn lạnh.
    Em đâu cần vòng tay của tôi, mà dẫu có, nó cũng đâu đủ ấm. Phải cỡ thằng Henry lông lá, thằng Victor to con... Tôi giận dỗi nằm quay mặt vào trong, vô tình nhìn bóng mình trong gương, khuôn mặt trắng mịn và mái tóc dài cũng hiện ra bên cạnh. Tôi trừng trừng nhìn hai hình ảnh đối chiếu hét với giọng đau đớn tột cùng:
    -Cút đi... Cút đi... Xin để cho tôi yên.
    Lãng Du thở dài xuống dưới nhà nấu nướng; mùi đồ ăn bốc lên làm bụng tôi cồn cào. Cái đói thì ít nhưng không khí gia đình cho tôi một chút xuyến xao. Tôi còn muốn đòi hỏi gì ở nàng nữa? Một người vợ nhu mì, một người mẹ mẫu mực. Còn muốn gì hơn trong khi sự ghen hờn chỉ là tưởng tượng. Tại sao tôi làm khổ tôi mà còn muốn làm khổ lây qua nàng và cho cả bé Lãng Giao nữa? Nó đang khóc. Con tôi đang khóc. Nó cần có vòng tay của mẹ và cả người cha ấp ủ. Mẹ mải lo cơm nước, còn bố nằm ôm chặt sự ghen hờn. Tôi lần mò bước xuống thang lầu. Phải làm cái gì đó, phải làm cái gì để tạ lỗi cùng nàng. Lãng Du, Lãng Du. Tôi đứng bên vợ, lòng hồi hộp và xúc động như hôm đầu tiên trong phòng hoa chúc.
    -Tha lỗi cho anh.
    Lãng Du quay lại với khuôn mặt đầm đìa nước mắt. Mặc tiếng con khóc, tôi bế thốc nàng chạy vào phòng. Mặc cơm khê nồi khét, mặc nước trào, lửa réo, tôi phải đền bù cho nàng. Bao nhiêu sinh lực từ đâu dồn đến, tôi thấy như mình đang thời trai trẻ sung sức, sóng tình nổi cuồn cuộn tràn ngập cả mắt mũi miệng mồm. Tôi thở hào hển như trâu điên bị thọc tiết trong khi Lãng Du tròn mắt sợ hãi. Đèn sáng. Tôi hiểu rồi. Anh sẽ tắt, đừng sợ Lãng Du. Tôi lần những ngón tay thật nhanh trên khuy áo mình. Thật nhanh như sợ cơn sóng thủy triều sẽ rút lẹ. Hãi hùng thay, điều tôi lo sợ đang xảy ra. Khuy quần chưa kịp cởi đã sũng ướt. Trong bóng tối tôi vẫn thấy được Lãng Du nằm im nhắm mắt chịu đựng. Trời ơi! Tôi hét lên và thoát chạy lên lầu. Lên căn phòng dành cho quỷ sứ. Con quỷ sứ có một trái tim...

     

    Thượng Đế đã giáng tới tấp đòn thù tới tôi, ngay cả chuyện ái ân cũng không từ. Mà tôi đã làm gì cơ chứ? Mà tôi đã làm gì cơ chứ! Tôi lải nhải mỗi một câu hỏi trong suốt đêm dài đau đớn.
    Tôi không tin điều đó là đúng nhưng cũng chưa một lần dám thử lại. Khi mình không còn tin tưởng ở chính mình thì tự nhiên đã thú nhận việc bại trận. Khả năng sinh lý của tôi không còn. Chỉ có tôi mới biết được điều đó và chỉ có tôi mới quyết định được số phận hẩm hiu của mình.
    -Lãng Du, nếu anh chết em nuôi con nổi không?
    Mặt nàng đang xanh chợt tái đi:
    -Em không bằng lòng cho anh nói gở như thế!
    -Anh không muốn kéo lê kiếp sống thừa để khổ cho em và con.
    -Điên rồi. Anh điên thật rồi.
    Lãng Du ôm con vào lòng và gục đầu trên vai tôi rơi nước mắt:
    -Đã từ lâu chúng mình sống không có hạnh phúc vì anh không tin em và không tin tình yêu của chính mình. Tự anh đã bỏ phí đi bao tháng ngày. Còn anh hỏi tại sao em lại lấy anh thì thú thực em không sao trả lời. Duy có một điều em muốn nhấn mạnh rằng hiện tại bây giờ ngoài anh ra em không còn biết đến người đàn ông nào khác và cũng không hề thương yêu một người đàn ông nào khác. Thượng Đế sẽ làm chứng điều em vừa nói và hành động sẽ chứng minh là đời em chỉ biết có anh.
    -Nghĩa là sao?
    -Khi xưa anh nghĩ vì em phải nương tựa, sống nhờ nên mới bám theo anh. Bây giờ nếu ngược lại em đi làm và vẫn sống với anh như dạo nọ thì đó có phải là tình yêu và sự chung thủy?
    Tôi nghẹn lời cảm tạ tình Lãng Du dành cho tôi nhưng bây giờ đang là đêm, bóng đêm ngập tràn. Còn ngày mai, ngày mốt? Làm sao tôi sống mãi mà không phải chường mặt ra ánh sáng mặt trời? Làm sao Lãng Du dám cùng tôi đi ra đường, đến những nơi tụ họp đông đảo? Làm sao Lãng Du có thể trốn chạy được dư luận trong khi bạn bè giao thiệp là những mắt xích được liên kết, tạo thành một chuỗi xích dài trong guồng máy sinh hoạt của đời sống. Ngày  xưa tôi chưa bị tai nạn mà họ còn dè bỉu như thế huống hồ gì bây giờ?
    -Lãng Du, không ngờ lấy anh, em bị thiệt thòi như vậy.
    - Tình yêu anh sẽ đền bù cho em. Như vậy là quá đủ. Trong đời chỉ có tình yêu chân thật mới là đáng quý.
    Đêm không mãi dài và những lời tình tự không thể không mỏi mệt. Trời phải có lúc sáng và tình cảm con người phải có những lúc đổi thay...

     

    Lãng Giao được một tuổi; con bé đang tập đi và bí bô nói. Có con, gần gũi với con tôi lại thấy nhớ Lãng Du nhiều hơn. Cái nhớ kèm theo nỗi ghen và đau khổ ngấm ngầm khi nàng đã biết tôi không còn khả năng làm tình. Vũ khí tự vệ cuối cùng bị đánh rớt, tôi có cảm tưởng như sẽ mất nàng bất cứ lúc nào.
    Một buổi chiều Lãng Du về trễ hơn thường lệ, người nàng cũng không có chút tanh tưởi của cá mú mà ngược lại mùi nước hoa mắc tiền thoảng qua, mùi nước hoa nàng chỉ xài mỗi khi đi với tôi trong những buổi tiệc sang trọng. Mặt nàng vui vẻ một cách khác thường và lối trang điểm kỹ lưỡng hơn khiến tôi ngờ ngợ.
    Không tin nàng, đã từ lâu tôi vẫn hằng không tin như thế nhưng bảo rằng nàng đã lấy giờ làm để đi chơi thì quả tình tôi chưa dám nghĩ tới. Trong khi tôi đứng như trời trồng thì Lãng Du bước thật nhanh về phòng lấy quần áo vào phòng tắm.
    -Em đi tắm một chút, nóng quá!
    Không chờ tôi tỏ thái độ, nàng đóng mạnh cửa và khóa chắc lại, hành động khác với ngày thường. Tiếng nước vặn ra ào ào ngay sau đó; tiếng nước như những cơn mưa xối xả đập vào mặt khiến tôi tỉnh người. Phải có chuyện gì mờ ám xảy ra nên Lãng Du mới cần phải tắm; tắm để gột rửa mùi đàn ông, để gột rửa những hơi hám khi ân ái. Một năm rồi cơ mà, nàng thèm khát là phải... Mặt tôi bỗng nhiên nóng bừng. Máu chạy rần rật trong cơ thể, xuôi ngược, ngược xuôi và tích tụ trọn vẹn nơi mặt, khuôn mặt quỷ. Phải rồi, tại vì nó mà ra nông nỗi này, tại vì nó mà tôi tuyệt đường sinh lý, tại vì nó mà cuộc đời tôi phải khốn khổ. Nụ cười cay đắng nở trên môi; chắc chắn phải cay đắng lắm vì những biến chuyển vui buồn trên khuôn mặt tôi đã nhớ nằm lòng; một ngày 24 tiếng. 24 giờ cười khóc với bóng mình trong gương thì làm sao tôi không biết. Một ngày với 24 giờ nghĩ về Lãng Du và giờ giấc đi làm của nàng; giờ nào tiếng máy nổ dòn trước khi đi và giờ nào cơm nước, ăn ngủ hoặc nằm tình tự bên nhau.
    Tôi nghiến răng khiến quai hàm bạnh ra; đồng thời tay cũng nắm chặt lại. Hùng hổ là thế nhưng tôi không phải là người không biết sửa đổi. Thay vì làm một cái gì sôi động như mọi lần, tôi đưa tay ẵm bé Lãng Du lên thang lầu. Con bé ngoan ngoãn đi chập choạng tới trước gương nghịch với hình ảnh mình trong đó.
    -Kìa anh! Cái gương dơ như thế mà cứ để cho con hôn chùn chụt.
    Cái gương dơ thật, đầy những mũi rãi đóng từng vệt đặc quánh lại lẫn bụi đất. Tại sao nó dơ thế mà tôi vẫn thấy bóng mình trong gương và tại sao nó dơ thế mà Lãng Du vẫn thản nhiên không chịu lau chùi?
    -Em ghét. Chùi sạch anh lại cứ nhìn mặt anh trong đó.
    Câu trách yêu của Lãng Du lúc này thật vụng về, nó không đơn thuần của người vợ trong sạch chân chính nữa.
    -Cả ngày anh cứ rúc trên này cho mụ người đi. Xuống nhà dưới coi ti vi chờ em nấu cơm rồi ăn luôn tiện thể.
    Lãng Du không dám xà vào ôm tôi như mọi lần. Mùi đàn ông dễ gì gột sạch dưới nước và xà bông.
    -Đi đi anh.
    Nàng đứng ngay ở đầu cầu thang như thúc hối. Tôi cười gằn:
    -Nấu một mình không được hay sao mà còn phải kêu réo chồng con phụ?
    -Ơ hay, anh lại sắp sửa trở chứng đấy. Cứ vài ngày đực vài ngày cái thế này em cũng chán quá đi thôi.
    Chán là cái chắc, nếu không đã chẳng đi chơi đến giờ này mới về. Hình như hiểu được ý nghĩ trong đầu tôi, Lãng Du cười giả lả:
    -Em về trễ có chút mà cũng nhăn nhó cau có.
    Về trễ có một chút chứ không phải đi chơi với trai suốt cả ngày. Thứ đàn bà phải hơi trai nên nói dối một cách trơ truốc. Tôi ném trả lại ánh mắt đầy khinh bỉ; nụ cười nàng tắt vội:
    -Hôm nay trong hãng không có tôm, mấy chị bạn rủ đi shopping.
    Dằn lòng không được, tôi quát vang:
    -Khốn kiếp, câm cái miệng dâm phụ lại. Đi rẽo với thằng nào mà chưa bước vào nhà đã vội tắm để phi tang?
    Tôi thấy rõ mặt Lãng Du tái đi; hai sợi gân bên thái dương nổi gồ lên:
    -Anh hàm hồ quá. Không lẽ em phải đặt ra một chuyện không đáng để mang tiếng nói dối? Không tin anh gọi phone hỏi chị Huệ, chị Nga thì biết.
    -Chúng là loài đĩ. Anh đã nói từ lâu cấm không được giao thiệp với loài ấy.
    -Anh không có quyền nhục mạ người ta. Em cấm anh.
    Chưa bao giờ Lãng Du dám trả treo lời 1 lời 2 chứ đừng nói gì đến thái độ hỗn xược cấm cản như vậy. Đúng là bị thằng nào bỏ bùa nên mới liều lĩnh như thế.
    -Dẹp con Huệ con Lan đi. Nói thật cô đã đi đâu?
    Tôi đứng dậy như muốn tiến về phía nàng; không kịp trả lời Lãng Du huỳnh huỵch chạy nhanh xuống thang lầu. Quay lại ẵm bé Lãng Giao đang mếu máo, tôi đuổi theo nàng bén gót.
    -Dẹp, dẹp hết. Không cơm nước gì cả.
    Tôi hất tung cái nồi trên tay nàng và khóa vòi nước lại.
    -Anh dở trò gì thế? Không lẽ ghé vào shopping cũng phải xin phép nữa sao?
    -Cô bảo hãng không có công việc, vậy đi shopping từ sáng đến giờ?
    -Em vào mỹ viện Bích Ngọc cho họ lấy những lớp tế bào chết.
    -Láo, nãy thì shopping, giờ thì mỹ viện không chừng lát nữa vào phòng ngủ.
    -Em không nói dối. Em cùng mấy chị bạn xuống tận New Orleans chứ không phải đi Mall ở dưới này.
    Tôi nhìn Lãng Du với đôi mắt toé lửa. Thật là dơ dáng, chồng như vầy mà còn đi mỹ viện để làm đẹp, chỉ muốn lấy trai mới nghĩ đến chuyện đó. Mà đã chắc gì. Dối được câu đầu thì câu sau dối nữa mấy hồi.
    -Nói đi, cô đi với thằng nào mà má phấn môi son, nước hoa nước bông bôi kỹ lưỡng?
    Lãng Du không dám nhìn vào mặt tôi nhưng giọng nàng rắn lại:
    -Chính ra em không cần giải thích với người hồ đồ ích kỷ như anh nhưng càng im đi thì anh càng được thể làm tới. Chỗ bán mỹ phẩm ai sức nước hoa chả được, còn mặt mày phấn son là vào mỹ viện họ trang điểm không lấy tiền. Nếu có tà ý, em đã lau sạch trước khi về. Anh suy nghĩ lại xem có đúng không.
    -Láo, câm họng ngay.
    Tôi để mạnh bé Lãng Giao xuống đất theo tiếng quát. Con bé sợ quá khóc thét lên.
    -Anh làm trò gì đó? Cấm anh không được đụng tới con.
    -Cấm, cấm, cấm. Hở miệng ra là cấm.
    Điên tiết với lối hỗn xược của vợ, tôi nắm tóc Lãng Du kéo lên khi nàng đang cúi xuống ẵm con bé.
    -Cấm không được đụng tới người tôi. Anh là thằng chồng tồi.
    Tôi giận run lên, chưa bao giờ Lãng Du dám nhục mạ tôi như vậy. Có lẽ tiếng bé Lãng Giao khóc làm nàng nổi điên.
    -Anh mà còn quát cho nó sợ nữa tôi quyết không tha cho anh.
    A ha! Bây giờ là sự thách thức trở đòn. Tôi đánh cả hai mẹ con xem không tha thì sẽ làm được gì.
    Nghĩ vậy nhưng tôi vẫn đứng im cảm nhận ê chề phủ chụp. Ngày nào còn cố sống chỉ vì nghĩ đến vợ con; giờ thì còn gì nữa đâu. Tôi chậm rãi mở hộc tủ lấy con dao chặt thịt; thái độ ù lì trầm tĩnh nửa vời làm Lãng Du hoảng sợ, nàng mở tròn mắt với sắc trắng nhợt nhạt.
    -Một là em bỏ thái lăng loàn, hai là chúng mình sẽ phải chết một.
    Khi nói tôi đã chọn cho mình sẵn con đường; con đường không có sự sống. Thế nhưng Lãng Du lại nghĩ khác, kẻ thế cô trong tay không một tấc sắt tự vệ đã quyết định quá mau lẹ. Nàng ẵm con hớt hải chạy ra ngoài đường, dưới vòm trời lá xanh mà khi xưa nàng cùng tôi bước vào với muôn vàn mơ ước. Tiếng chân rào rào nặng nề để lại trên lá như đạp nghiến vào tim.
    -Lãng Du quay trở lại.
    Tôi hoảng hốt hét lên tất tưởi đuổi theo quên cả vứt bỏ con dao, một vật đã làm nàng phải bỏ chạy...
    Từ đó Lãng Du đã thật sự bỏ tôi không một lần quay lại. Nàng không cần nghe tôi phân trần cũng như không cần biết có một thời gian tôi với nàng đã mang nặng tình chồng nghĩa vợ, đã có lần thủ thỉ hứa sống bên nhau đến thưở bạc đầu. Nhưng dù sao tôi cũng không muốn Lãng Du quay trở về; dù là về để cho tôi quỳ dưới chân nàng xin sự tha thứ. Dù con tim có rung động bởi thương yêu cùng cực, chắc chắn trí óc tôi cũng không cho phép. Tôi đã làm khổ Lãng Du quá nhiều, đã giam hãm đời nàng trong ích kỷ ghen hờn. Tôi hiểu đã quá vô lý khi hành động và tôi hiểu tánh nết con người chẳng thể đổi thay nên chưa một lần dám mơ nàng trở lại. Căn nhà này chỉ là địa ngục làm cho nàng hãi sợ và con ác quỷ với hành động thú tính sẽ muôn đời giữ mãi thú tính. Lãng Du, em đã cho anh quá nhiều cơ hội để sửa đổi. Giờ này không còn cơ hội nào nữa cả. Em phải được tự do, phải được hưởng sung sướng như mọi người. Lãng Du, quên anh đi...

     

    Quả đúng như dự đoán, cơn gió cuối Đông càn quét không thiếu một vật gì trên mặt đất. Từ bao giấy, bịch nilon đến vỏ thuốc lá nằm trong những thùng rác công cộng cũng bị gió tốc lên cao, thỉnh thoảng vướng vào thân cây kêu phần phật. Gió mang hơi nước từ biển nhưng vẫn khô và rát, đánh vào những nhánh cây trơ kêu kẽo kẹt như mọt ăn gỗ. Rừng cây khô được dịp chuyển mình, chúng ngả nghiêng theo vòng xoáy của gió. Đám lá cũng tung cao như cánh bướm hòa trong vũ điệu tiễn đưa ngày tháng cuối đông. Lòng tôi bỗng dưng nhói lên. Gió cuối đông? Như vậy là mùa xuân sắp đến? Những lá non sẽ đua nhau đâm chồi và chim sẽ cất tiếng ríu rít gọi bầy? Tiếng ríu rít bí bô của con tôi, bé Lãng Giao. Nước mắt tôi ứa ra làm nhòa khung cảnh trước mặt. Ngoài đường, dưới vòm lá xanh, ngàn vạn cánh bướm nâu bạc tụ họp chờ xuân. Chúa Xuân sẽ tới trong chiếc áo màu hạt dẻ kết bằng lông ngỗng. Tôi ôm lấy mặt trong tiếng kêu thổn thức: Lãng Du...
    LÊ THAO CHUYÊN

    Truyện Mưa Tàn Đông ---~~~cungtacgia~~~---

    15 Tác phẩm

    --!!tach_noi_dung!!--


    Nguồn: Tác giả VNthuquan.net - Thư viện Online
    Được bạn: CtLy đưa lên
    vào ngày: 17 tháng 11 năm 2015

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--