---~~~mucluc~~~---


- 3 -
VAI TRÒ LÀM DÂU CON

     ì tình cảm thương yêu mà khi người con gái lớn lên đã từ giã cha mẹ ruột thịt, từ giã họ hàng để trở thành vợ người yêu, theo chồng về làm con một gia đình khác.
Mỗi gia đình có một lối sống, một nề nếp và một cách giáo dục khác nhau. Do đó người con dâu vô cùng bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa mới nhất là đối với cha mẹ chồng cũng như họ hàng giòng tộc; từ bây giờ phải được coi như chính cha mẹ mình, giòng tộc của mình. Nhất nhất cái gì cũng lạ, cũng thay đổi, từ cách đi đứng, ăn nói, ngủ nghỉ cũng không thể giống như hồi còn ở nhà, và cả ngay đến thời giờ cũng bị bó buộc. Người xưa có câu:
Dạy con từ thuở còn thơ,
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.
Dạy con từ thuở còn đang tay bồng tay bế thì tương đối dễ vì tâm hồn nó như tờ giấy trắng in thế nào thì ra thế nấy. Còn đứa con dâu? Đứa con với bộ óc như tờ giấy đã đầy những chữ, làm thế nào để tẩy xóa đi mà in lại từ đầu? Chắc chắn không ai có thể làm được chuyện đó. Như vậy đầu óc không còn chỗ chứa. Cô con dâu đã tập chứa bằng mắt nhìn, bằng đôi tay và bằng lời nói. Tia mắt để trao đổi tình cảm chân thật. Hai bàn tay để làm việc, để hòa mình với cuộc sống, để đỡ đần và để gánh vác nếu một mai cha mẹ già có chết đi. Và lời nói không được gọt dũa mà phải bằng những giản dị mộc mạc, tư nhiên và lễ phép để chiếm cảm tình của gia đình.
Cuộc sống nếu êm ả chỉ có vậy thì có gì đáng nói. Nhưng còn giòng họ bên chồng, đôi khi gặp những người khó tánh bắt bẻ, những cô em chồng ganh ghét hoặc chưa đủ lớn để ý thức được trách nhiệm nặng nề của người chị dâu. Thế rồi vô tình hoặc cố ý mà tiếng chì tiếng bấc xa gần. Nó như một vết dầu loang. Thoạt đầu chỉ là một đốm nhỏ nhưng rồi mãi mãi lớn dần. Làm thế nào để ngăn chận nó? Người con dâu mang cái nết na đức hạnh, những sự cần cù làm việc chưa đủ đâu. Giờ là lúc phải mang cái khôn ngoan của mình ra để làm vừa lòng những người không máu mủ, những người không chịu thông cảm với mình.
... Người con dâu mang cái nết na đức hạnh, nhưng sự cần cù làm việc chưa đủ đâu. Giờ là lúc phải mang cái khôn ngoan của mình ra để làm vừa lòng những người không máu mủ, những người không chịu thông cảm với mình. Cho nên đa số đã ứng dụng theo câu: "Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn" để mua chuộc. Họ đã cùng chồng mang tiền bạc, quà cáp biếu xén trong những ngày tết, ngày giỗ chạp, ma chay hoặc chân thành hơn họ mang cả thời giờ và sức khỏe để phụ giúp công việc bếp núc, khách khứa trong những ngày đình đám. Để hòa đồng họ đã ăn mặc, trang điểm thật đơn giản cho tiện việc đi lại và để khỏi là cái đinh nhức nhối trong buổi tiệc. Đôi mắt của họ hàng đã bớt khe khắt, ý tưởng cũng cởi mở phần nào. Và cô cháu dâu mới cũng từ từ được biến thành cũ để rồi coi như người trong cùng giòng tộc. Như vậy vì yêu chồng, vì muốn bày tỏ tình yêu của mình với chồng mà người vợ đã cố làm vui lòng tất cả mọi người. Nhưng phần cốt yếu vẫn là để cha mẹ chồng hài lòng và cảm thấy nở mặt với bà con họ hàng.
Sau khi người con dâu đã khôn khéo dẹp được chiến tranh bên ngoài thì lại đương đầu với cuộc nội chiến ở ngay trong nhà. Thói thường lòng con người chỉ xúc động thương xót kẻ nghèo khó chứ dễ có mấy ai thương người giầu có dù đang lúc sa cơ thất thế. Và thay vì nói những lời thực tâm an ủi họ lại thốt ra những lời nhạo báng chê cười để biểu lộ sự chống đối. Người con dâu trong gia đình cũng đang mang tình cảnh dở khóc dở cười của người nhà giàu bất đắc dĩ ấy. Nếu vô phúc bị chồng hất hủi lạnh nhạt thì câu mở đầu cho sự an ủi vỗ về sẽ là: "Thôi con, hãy ráng vác Thánh Giá theo chân Chúa, mọi sự con sẽ được trả công hậu ở nước trời." Và người con chỉ còn biết lấy nước mắt đổ trên thánh giá nặng nề được đắp bằng bùn hầu mong sao chóng bở mà rơi xuống. Chẳng ai tìm cách chia xẻ hay cùng đưa vai gánh một chút cho nhẹ bớt. Ấy vậy mà lỡ hai vợ chồng có thương nhau thật thì liệu mà dấu đút, để lộ ra ngoài là chướng mắt mọi người đó. Ngay đến cô em chồng mà cũng còn thấy tình thương anh mình vẫn dành khi xưa giờ đã bị san xẻ. Mà người lấy bớt đó chính lại là chị dâu mình. Đã có cái gai trước mắt làm sao không bị vướng, nay thì ra vô cười nói, mai thì anh anh, em em, mốt thì quần quần, áo áo. Dù rằng ông anh có đắp một đống tiền vào và có thương em gấp bội thì cô em chồng vẫn cảm thấy thiếu; thiếu từ sự mất mát.
Đây là lúc chị dâu trổ tài, họ hàng xa gần ông già bà cả mà chị còn lấy được cảm tình huống chi cô em bé tí tẹo này. Bé tí tẹo vậy mà lại cực kỳ quan trọng, chỉ cần ì ỏ với mẹ một vài câu là mệt rồi đa. Cho nên dù muốn dù không cũng phải chiếm lòng cô cho bằng được. Ngoài việc khôn khéo dẫn dắt cô em nghe mình, tin mình và thương mình, người chị dâu còn phải có đôi chút thiên vị trong vấn đề ăn mặc mua sắm. Chị có một thì em phải có hai, phải dùng vài mưu vặt để gợi lòng thương xót và cuối cùng là ráng làm thế nào để được lên chức bà mai kiếm cho nề bằng trách nhiệm gìn giữ giang sơn. Nước mất liệu nhà có còn để mà yên ấm. Cho nên nợ nước vẫn nặng hơn tình nhà. Giờ là lúc phải ca ngợi sự chịu đựng của người vợ. Trước mặt thì cười nói thản nhiên; coi chuyện chia ly là thường tình trong khi tâm can buồn thảm như đứt từng khúc ruột. Có ủy mị, có nước mắt thì mới diễn tả đúng được sự mềm yếu của người đàn bà. Thế nhưng chỉ sợ cản bước chân chồng để lụt chí làm trai mà người vợ đã biến sự mềm yếu thành can trường, biến giọt nước mắt chia ly thành nụ cười thương yêu chia xẻ để rồi bóng chồng vừa khuất trong vó bụi hồng, nước mắt theo tâm sự tuôn xuống như mưa. Nỗi nhớ nhung không nơi kềm giữ cùng hòa theo tiếng thổn thúc đuổi theo tiếng vó câu vội vã. Đêm về bên gối lẻ nhìn bóng trăng vằng vặc mới thấy rõ cái đơn lạnh trong tâm hồn. Mượn vần thơ gửi theo mây theo gió nói lên nỗi lòng người chinh phụ.
"Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa soi gối chiếc nửa soi dặm chàng."
Sự thương nhớ chưa đủ, còn phải nói đến sự chung thủy của mình;
"Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi,
Vốn theo chàng giờ khắc nào nguôi."
Người đàn bà yêu không cuồng nhiệt, sôi nổi như đàn ông nhưng lại âm ỉ và bền lâu... Sự chung thủy cũng theo đó mà cột chặt đời họ với người chồng. Ai như Thị Mốc đã làm xấu xí dung nhan trước đam quan hoạn để được thủ tiết thờ chồng. Ai như Trưng Trắc đã hy sinh tuổi xuân còn lại để đứng lên dấy binh đánh đuổi quân Tàu. Vừa cứu nguy cho nước vừa trả được thù riêng. Ai như thiếu phụ Nam Xương tần tảo nuôi con khôn lớn giữ một dạ một lòng sắt son chờ ngày tao phùng nào ngờ chỉ vì sự ghen hờn nông cạn của chồng mà đành trầm mình tự vẫn.
Thế mới biết đàn bà tuy dễ rung động nhưng lại chai lỳ trước loài ong bướm, tuy yếu đuối những những lúc cần vẫn có thể thay chồng làm chuyện đại sự quốc gia. Tuy sợ điếng người khi nhìn thấy xác con vật, nhưng lại can đảm tự tìm cho mình một cái chết để chúng minh lòng trong sạch...
... Người phụ nữ VN được ca ngợi qua cái nết na hiền dịu, giỏi chịu đựng, kiên trì và lòng trung trinh thì sự ghen tuông cũng không thể không được nhắc nhở tới.
Ghen là cái bệnh của con người, một cái bệnh ăn nhập vào máu lẫn vào trong da thịt nên không tài nào dứt ra được. Nó như một loại vi trùng nằm sẵn sàng chờ cơ thể yếu hong bao la rộng lớn thế nào. Cho nên khi được ôm đứa bé trong lòng, ông bà đã nghĩ nó là của riêng ông bà, không ai có quyền kể cả cha mẹ nó.
Thời gian ốm nghén và thời gian cho con bú là cao điểm hạnh phúc của người con dâu. Mọi món ngon vật lạ, mọi những chất có nhiều bổ dưỡng đều được để dành cho cháu nội và nhờ mẹ nó ăn cho có sức khỏe hoặc có nhiều sữa.
Nhờ có vài tí ngoe mà mọi phiền toái nhỏ nhặt khi xưa được quên đi một cách nhanh chóng. Giờ là lúc "chúng mày muốn làm gì thì làm, tao chỉ ở nhà trông cháu thôi." Vì thế tuy mang tiếng con dâu nhưng thực ra còn được ưu đãi hơn con đẻ vì mọi việc trong gia đình từ lớn đến nhỏ, từ tiền bạc, nhà cửa đất đai đều giao phó hết cho dâu quán xuyến. Và vai trò làm dâu đã bước dần sang vai trò của người vợ. Đây là phần quan trọng nhất trong cuộc đời người đàn bà, mọi vui buồn sướng khổ đều bắt nguồn từ hai chữ làm vợ.