---~~~mucluc~~~---


- 4 -
NGƯỜI VỢ

     gày xưa, đa số cha mẹ đều tự lựa chọn và quyết định việc hôn nhân cho con cái. Vì họ quan niệm với tuổi sống, với kinh nghiệm từng trải, với đôi mắt tinh đời như thấu lòng dạ con người và với khối óc khôn ngoan minh mẫn, mà họ có thể lựa chọn cho con một người bạn đường thật toàn vẹn. Nhất là đối với con gái, ngoài việc bếp núc thêu thùa vá may, giúp cha mẹ những việc nặng nhẹ trong nhà còn thì tuyệt đối không được quyền tiếp xúc với các bạn trai. "Nam nữ thọ thọ bất thân." Con nhà giàu thì kín cổng cao tường quanh năm chỉ có người giúp việc và các nữ tì; năm thì mười họa trong những buổi lễ chùa hoặc yến tiệc lớn mới được ra ngoài. Vì với khối óc non nớt, sự e lệ và bản tính nhút nhát làm cha mẹ lại càng không yên tâm khi để cho con tự tìm hiểu hoặc quen biết với những người trai xa lạ.
Chính vì lo sợ, thương cho con mình chẳng may vấp ngã phải bước tình trường đau khổ nên mọi quyền quyết định trong hôn nhân bỗng nhiên trở thành một sự độc đoán, một quyền hạn bất khả xâm phạm. Do đó người con gái khi sắp bước chân vào ngưỡng cửa làm vợ đều mang một tâm trạng hoang mang, bồn chồn chẳng hiểu tương lai sẽ như thế nào, hạnh phúc sẽ đi về đâu vì cả quãng đời dài đằng đẵng mà chỉ nằm gọn trong cái gật hoặc lắc của cha mẹ. Cái hạnh phúc tưởng cao xa nhưng thực ra rất gần vì càng thương yêu con mình bao nhiêu trách nhiệm lại càng nặng nề bấy nhiêu. Việc lựa chọn đôi khi không phải chỉ qua một vài người thân thuộc mà còn liên quan đến cha bác cậu dì và có khi cả giòng họ nếu sống quây quần bên nhau. Như thế để được trở thành chú rể ưng ý đâu phải dễ vì bằng đó con mắt, bằng đó cái miệng và bằng đó nhận xét chẳng lẽ không chắc ăn như một cộng với một là hai.
Nhưng ở đời những êm ấm hạnh phúc ít ai nói đến. Họ chỉ nhắc đến những đau khổ, những bất công dành cho người vợ trong cảnh gả ép. Vì theo như Kinh Thánh, chủ chăn đã bỏ cả đàn chiên mập mạp tốt lành để đi tìm con chiên lạc (LK. 15, 4-7). Loài người cũng vậy, chỉ cần một người vướng vào hoàn cảnh éo le sẽ có hàng trăm giọt nước mắt nhỏ xuống chia xẻ. Họ chia xẻ bằng những câu vè ví von bóng bẩy. Chê trách cũng có mà cay đắng thương xót cũng có, để gióng lên một tiếng chuông thức tỉnh dù tiếng chuông không khác gì tiếng ve kêu trong mùa hè, tuy không làm thay đổi đời sống con người nhưng ít ra cũng nhắc nhở mùa hè đã đến. Hè biểu hiệu cho xum họp và chia phôi. Hè mang đến cho người nông dân nụ cười tươi sáng trong mùa gặt hái, mang đến những vườn cây xum xuê hoa trái. Nhưng hè cũng mang đến những cơn nắng hạn, những cái nóng cháy da, những con đường nhựa trơn bốc khói. Tiếng chuông tuy không thể xoay ngược được những tập tục cổ hữu, những ít ra cũng làm cho trái tim con người biết rung động thổn thức, biết thế nào là đau khổ và hạnh phúc.
Làm cha làm mẹ khi nào cũng thương yêu con cái, giọt máu tích tụ mang bao đắm say trong tình nghĩa vợ chồng. Chín tháng cưu mang và bao công lao dưỡng dục ẵm bế nâng niu từ nhỏ cho đến khi lớn khôn. Không ai không muốn con mình được vui vẻ hạnh phúc hơn người. Nhưng một đôi khi tiền bạc và danh vọng làm mờ hẳn lý trí, làm quên hết tình nghĩa, thì nó cũng có thể cắt lìa tình ruột thịt, máu mủ, cắt lìa cả đứa con do mình đúc tạo thành. Họ đã ép duyên con cho những người không tương xứng mặc những lời con khóc lóc van xin, mặc những đàm tiếu chê trách của xóm giềng.
Nhiều khi cái khó bó cái khôn mà một số người vì hoàn cảnh nghèo túng đã phải gả con trừ nợ. Người con gái theo chồng vì chữ hiếu đã phải chịu bao đắng cay trong hoàn cảnh mẹ chồng nàng dâu. Ban ngày làm thân tôi tớ không công. Ban đêm để nước mắt chảy dài bên tấm thân nguội lạnh không tình không nghĩa của người phải gọi là chồng.
Hôn nhân không tình yêu giết cuộc đời của họ, còn những cuộc gả bán tréo cẳng ngỗng? Tuy chỉ là một thiểu số rất nhỏ nhưng đã làm rung động cả triệu con người. Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ. Một người bị mang thân làm thân nô lệ chỉ bị cực thân cực xác, chỉ bị coi rẻ và khinh khi. Còn làm vợ, danh từ nghe cao đẹp sao lại mang gắn liền với người chồng con nít vừa mới biết chập chững, thật không ai đánh mà đau, không ai chửi mà tủi. Ngày ngày lo tắm rửa, bồng bế, cho chồng bú mớm ỉa đái với những lời vô tình của đám con nít "ẵm chồng mà giống như con."
ẵm chồng mà giống như con? Nếu được ẵm con thì đã có tình thương trong đó. ẵm con mà phải nghe lời châm biếm dị nghị vì chửa hoang thì cũng đành. Đàng này con chẳng ra con chồng chẳng ra chồng. Nuôi con khôn lớn con còn trả hiếu, con còn chăm sóc những lúc ốm đau bệnh tật. Khi về già còn có cháu để bồng để ẵm. Còn nuôi chồng? Nuôi chồng để:
"Bồng bồng cõng chồng đi chơi.
Đi đến lỗ lội đánh rơi mất chồng.
Chị em ơi cho muợn cái gầu sòng.
Để tôi tát nước vớt chồng tôi lên."
Ban ngày thì ẵm thì bế, má chẳng thể tựa, vai chẳng thể kề. Đêm về nằm co một mình, trong phòng không lạnh lẽo, tuổi xuân hơ hớ bên thằng bé con chỉ thích đái dầm. Thật là cười ra nước mắt thế mà vì danh dự và lễ giáo cũng cố để thời gian qua đi trong sự chờ đợi não nề. Khi chồng khôn lớn, hiểu biết thế nào là trai gái, biết thế nào là rung động và đòi hỏi về sinh lý thì cả hai nhìn nhau ngỡ ngàng chua xót. Bỏ thì mang tiếng bất nghĩa bất trung mà ở thì tội cho cả hai.
Bị ép duyên nhưng thấy nhau lấy nhau đã đành, còn có cặp đang nằm trong bụng mẹ, miệng còn ngậm cuống rau, thân thể co rút trong bầu nước ấm, đôi mắt còn nhắm nghiền trong vùng bóng tối; thế mà đã được cha mẹ hứa hẹn hôn nhân và coi sự hứa hẹn như một lời thề không thể thay đổi. Thật là những cảnh éo le mà chỉ có nước mắt mới có thể làm vơi đi một phần nào đau khổ.
... Qua những kinh nghiệm đau thương của hôn nhân bị ép buộc, những tập tục và thành kiến lỗi thời từ từ bị chìm dần vào quên lãng, không ai buộc tội cũng chẳng phe nhóm nào vùng dậy chống đối. Nó tự động tan rã như bức tượng đã đến thời kỳ mục nát.
Người phụ nữ trong giai đoạn này tương đối thoải mái hơn trong vấn đề lựa chọn bạn trăm năm. Ý kiến của cha mẹ tuy tác dụng mạnh mẽ nhưng vẫn nương theo tình cảm con cái. Vì hôn nhân dựa trên căn bản yêu thương thì mới có sự hy sinh và sống đời với nhau được. Có yêu thương mới có hạnh phúc. Hạnh phúc là nền tảng của cuộc sống vợ chồng là bước tiến vững chắc trên con đường lập nghiệp tiến thân. Và hạnh phúc của chính họ sẽ ảnh hưởng đến những người chung quanh. Nhìn vào những cái hay cái đẹp người ta dễ dàng hấp thụ, để cuộc sống được vươn lên chất là trong thời thái bình thịnh trị. Thời bình ai nấy đều trọng văn hơn võ, tâm tư con người được trải dài trên giấy trắng qua những vần thơ tuyệt tác, qua những phong cách nho nhã, mọi người lớn bé đều đọc sách thánh hiền để tu tâm sửa tính. Văn chương thi phú được coi làm hàng đầu, bọn học trò nô nức dồi mài kinh sử, tận dụng tất cả mọi khả năng để thâu thập chữa nghĩa vào đầu óc. Có những người ngày phải lo sinh kế, đêm đốt lá học gấp rút cho kịp khoa thi. Ai cũng muốn học để không thành thân cũng thành nhân.
Chính thời điểm này người phụ nữ sáng giá nhất. Ngày đêm tần tảo buôn bán, cày sâu cuốc bẫm, gánh vác việc lớn việc nhỏ trong gia đình để cho chồng yên tâm ăn học, tạo lập thanh danh vì, "Đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông."
Cho nên dù đôi vai có chai thâm vì gồng gánh, dù bàn tay có hằn những lằn gân ngang dọc, sần sùi vì công việc nặng nhọc và dù đôi má đã sạm đen họ cũng chẳng quản nề hà. Đôi khi sợ chồng ham mê chuyện ân ái mà sao lãng bút nghiên sách vở nên đã cùng thức ngồi cạnh để chồng bớt cô đơn nhất là những lúc lạnh lẽo của nửa đêm về sáng. Thế rồi đợi lúc chồng vừa say giấc, khi gà chưa cất tiếng gáy, khi bóng đêm còn mờ mờ và trời còn ướt hơi sương, người vợ lục đục dọn quang gánh lên đường cho kịp buổi chợ phiên. Bước chân rón rén đi ngang phòng chỉ sợ làm mất giấc ngủ của chồng. Chân muốn bước mà lòng chẳng nỡ rời. Ân tình biết bao nhiêu, cực khổ biết ngần nào thế mà nhiều người đã không hiểu biết, ngày bái tổ vinh quy trở về làng làm nở mặt giòng họ, làm hãnh diện bà con lối xóm nhưng với vợ lại phụ rẫy chỉ vì vợ quê mùa dốt nát, chỉ vì vợ không đẹp đủ để sánh cùng bên hưởng giàu sang phú quý. Thật là tham phú phụ bần, chỉ như sợi dây tầm gửi chuyên ăn bám vào những loại cây khác. Bám vào vợ để được nuôi ăn học; khi thành danh lại bám vào gia đình quyền quý để tạo thêm thế lực; bỏ mặc vợ con đói khổ và tiếng đời đàm tiếu.
Trong thời loạn ly chinh chiến, những văn hào, những thi sĩ vì sức yếu tuổi già hoặc bệnh hoạn không thể xông pha ngoài mặt trận đã dùng ngòi bút của mình sáng tác những bài thơ, những đoạn văn, những bản nhạc yêu nước khích lệ tinh thần quân sĩ. Những ngòi viết qua thi ca tuy thể hiện lòng yêu nước một cách ti&ec!!!15755_3.htm!!! Đã xem 3552 lần.


Nguồn: Tác giả VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: CtLy đưa lên
vào ngày: 17 tháng 11 năm 2015

--là vợ chồng con cái bồng bế dắt nhau đi nơi khác để "giết chết" tên tình địch của mình trong âm thầm đau khổ mà người vợ không hề hay biết. Đôi khi cũng có những cuộc bạo động nhưng chỉ từ sự nóng giận không kềm chế mà ra chứ ít khi thấy từ những tính toán hiểm độc giế

Xem Tiếp »

!!!15755_2.htm!!!