Chương 3

     iếng ve kêu như muốn xé hai lỗ tai Phượng ra từng mảnh. Hết lăn sang phải rồi lăn sang trái mà Phượng vẫn chưa ngủ được.
Đã hơn ba giờ, dì Hạnh đi làm tự lúc nào. Một mình Phượng loay hoay với những ý nghĩ buồn bã của riêng mình. Những gì xảy ra vào buổi sáng hôm nay tựa ngọn roi quất vào lòng Phượng. Tự ái bị tổn thương. Mối nghi ngờ đè trĩu lòng nàng. Phượng nhỏm đậy ra ngồi ở bàn viết cho Hoàng một lá thư, Phượng cầm bút rồi lại thôi, vô ích và vô lý nữa. Trong một thoáng Phượng bàng hoàng khi biết mình đã nuôi quá nhiều ảo tưởng về một mối tình chung thủy giữa một nghệ sĩ đang lên và một cô sinh viên hồn hậu, chỉ biết lấy sự trong trắng thơ ngây và con tim nồng cháy để buộc chân người tình, thực tại bao giờ cũng trần trụi và bẽ bàng. Mà thật ra Phượng đâu có quyền gì để ngăn cấm Hoàng. Hoàng có đủ tự do để kết thân với bất cứ ai, nhất là trong giới nghệ sĩ, Hoàng phải giao thiệp, phải thân mật với tất cả mọi người. Tình yêu chưa phải là sợi xích. Và những lời hứa hẹn thì có ai ghi lại. Nhưng không lẽ tình yêu giữa Phượng và Hoàng lại chấm dứt hôm nay sao? Không lẽ Thuỳ Linh không biết đến sự liên kết giữa Phượng và Hoàng. Qua buổi tiếp xúc Phượng thấy Thuỳ Linh đâu đến nỗi. Nhưng tại sao Hoàng không đưa Phượng về. Ngày mới quen nhau, chỉ một cái quay người không đồng ý của Phượng đủ làm cho Hoàng cuống quýt năn nỉ giờ này sang giờ khác, dám bỏ cả thì giờ để chờ Phượng gật đầu, thế mà bây giờ. Không lẽ tình yêu chóng phai đến thế sao? Hẳn Hoàng phải có những lý do riêng, Phượng không thể vì hờn ghen mà quyết đoán sai lạc. Phải chờ thái độ của Hoàng vào ngày mai. Ngày mai thì có lâu la gì. Phượng tự an ủi mình. Những giọt nước mắt cuốn trôi giúp Phượng một phần phiền muộn. Sạch sẽ trong bộ đồ ngủ màu xanh nhạt, Phượng đứng trước gương chải tóc. Gương phản chiếu một gương mặt xinh xắn, với đôi mắt to đen, hàng mi cong dài, mũi dọc dừa và đặc biệt cái miệng rất có duyên, làn da trắng mịn hồng hào càng làm tôn thêm vẻ đẹp của Phượng. Phượng cũng nhận thấy mình đẹp. Chả là các bạn gái của Phượng cứ xuýt soa khen Phượng hoài, những sinh viên trong lớp cứ giở trò tán tỉnh, và những đôi mắt khâm phục, say sưa của các chàng trai khi nàng dạo phố.
Phượng vấn cao tóc để lộ gáy, chiếc cổ cao ba ngấn tròn trĩnh mát rượi. Bất giác Phượng mỉm cười tự tin. Phượng đã chinh phục tình yêu của Hoàng ngay từ buổi đầu gặp gỡ, thì chẳng lẽ khi tình yêu còn đượm, khi cả hai bắt đầu tính chuyện lâu dài thì Phượng lại để mất Hoàng sao? Cả năm nay Phượng đã tập làm quen với tính tình bay bướm lả lướt của Hoàng mà Hoàng thường nói là nhờ vậy mới có chất liệu và hứng khởi trong công việc. Một diễn viên phải như thế. Muốn làm người tình, người vợ vợ một nghệ sĩ thì chớ nên chấp nhất những điều nhỏ nhặt. Phượng yêu nên tin và nàng vẫn tiếp tục tin vì nàng yêu Hoàng tha thiết. Thật đúng là cái vòng lẩn quẩn. Phượng chép miệng và chải một đường cuối cùng lên tóc rồi xuống gác.
Bà ngoại đang ngồi nhai trầu trên phản. Ông ngoại vẫn còn đang ngon giấc buổi trưa. Bộ râu bạc chảy lòa xòa trên ngực, nét mặt ông cụ bình thản lạ lùng. Thỉnh thoảng một vài tiếng ngáy nhỏ trổi lên như tiếng rít nhẹ của chiếc còi bằng lá dừa mà lũ trẻ con thường chơi. Phượng đến bên bà:
- Ngoại làm gì đó ngoại?
Bà ngoại quay lại, lúng búng miếng trầu đang nhai dở:
- Đi chơi vui không con. Chiều ni không đi hả?
- Dạ không, dì Hạnh vô sở để xin nghỉ phép ngày mai đi chơi Thuận An.
- Ừ, đi hưởng ngọn gió biển cho nó khoẻ. Nhưng nhớ rủ đông đông với lại cẩn thận chớ ngoại sợ sóng nước lắm.
- Dạ, ngoại yên tâm, con biết bơi giỏi mà.
Ngoại nhổ bã trầu, lấy khăn lau miệng rồi nói:
- Bơi càng giỏi càng lậm con nợ. Sống chết có số nhưng có kiêng có lành. Mà sáng đi chiều về nghe. Con gái con đứa không ở lại được mô. Ông ngoại chửi chết, lỡ có chuyện chi, ba má con rầy ngoại, ngoại biết đường mô mà trả lời.
- Ngoại đừng lo nhiều. Có dì Hạnh kèm bên cạnh con mà.
- Mờ nhớ xin phép ông ngoại nghe. Con cháu đi phải thưa về phải trình. Hồi ngoại bằng tụi bây đâu có được thang thả đi mô cũng được như rứa. Tụi bây sư; Nội chơi buổi sáng là tốt. Có ai bỏ qua buổi sáng đẹp như thế này. Tôi thì có chút việc chưa rong chơi được, phải không Phượng?
Phương háy Minh có đuôi. Anh chàng này thậm chí vô duyên, chắc tức nên nói móc Phượng cho hả tức đây. Phượng bổng dưng có ý nghĩ muốn chọc quê Minh để trả đũa.
- Chắc Phượng phải gọi anh Minh bằng chú mới đúng, bởi chú Minh gọi dì Hạnh bằng chị. Vai vế Phượng là cháu nên gọi chú Minh là đúng nhất. Phải không chú Minh.
Minh đỏ mặt nhìn phượng một giây. Chỉ có dì Hạnh là bất bình lên tiếng:
- Phượng nói không đúng rồi, Minh đâu có họ hàng gì với nhà mình, nên đâu có thể chia tôn ti như trong họ được. Mình sẽ gọi Minh theo tuổi tác. Minh lớn hơn Phượng ba năm vậy Phượng gọi Minh là anh cho nó thân mật. Minh gọi dì là chị cũng đúng thôi. Nói thiệt chớ dì không thích chức “dì” đâu, nghe già khú đế hí.
Minh gật gù mỉm cười trong khi Phượng nghẹn ngang không trả lời được. Mặt sa sầm Phượng và nốt miếng cơm cuối cùng rồi đứng lên rời bàn ăn.
Ra tới cửa phượng còn nghe câu đối thoại giữa dì Hạnh và Minh.
- Hay Minh đi chung với tụi này cho vui.
Minh trả lời thật nhỏ:
- Em có chút việc riêng... Cảnh Huế bao giờ cũng buồn buồn...
Nói xong Minh chậm chạp bước ra vườn. Ngoài kia nắng đã tưng bừng nhảy nhót trên khắp lá cây ngọn cỏ. Phượng thong thả thay áo.Chiếc áo dài lụa màu hồ thủy mới may, mái tóc dài để xõa tha thướt, trông Phượng không khác nào một thiếu nữ Huế duyên dáng xinh đẹp, chỉ thiếu mỗi chiếc nón bài thơ mong manh trắng ngà.
Mình sẽ vào Nội kiếm điện thoại gọi về Sở Thông tin Văn hóa, như vậy là ổn nhất. Nghĩ vậy, Phượng thấy mình vui hơn. Nàng hớn hở bước những bước nhảy nhót bên cạnh dì Hạnh quên bẵng mất dưới tàn cây măng cụt trong vườn, có một chàng trai đang bực tức đứng lặng nhìn theo.
Hương sen thơm ngan ngát. Những đóa sen trắng với cánh màu tím thẫm dầy đặc cả mặt hồ. Những nụ sen hồn nhiên và dầy dặn tương phản hẳn với bức tường thành nội cổ kính rêu phong.
- Đố Phượng nhận ra được vết tích tết Mậu Thân hồi 1968 đó.
Tiếng dì Hạnh trong veo như nhạc. Phượng chăm chú ngắm Đại Nội. Không thấy gì ngoài một màu cũ kỹ. Thấp thoáng bên trong Hoàng thành và Cấm tử thành với những nóc nhà có mái cong đen chen lẫn những tán lá cổ thụ đen ngòm. Phượng lắc đầu.
- Cháu chẳng thấy gì cả.
- Đó là nhờ công của ban trùng tu lại những di tích cổ đó. Hoạt động này được Unesco đài thọ và theo dõi vì những kiến trúc cổ ở Huế như thành nội lăng tẫm được thế giới công nhận là một trong những kỳ quan của thế giới đó.
- Phượng đọc báo cũng biết điều đó. Ra đến Huế rồi mới thấy Huế là nơi còn đọng lại nhiều nét đẹp của nền văn hóa truyền thống của dân tộc nhất là thuần phong mỹ tục và các sinh hoạt nghệ thuật cung đình. Tí nữa dì phải cho cháu xem những sinh hoạt nghệ thuật trước nhen.
Dì Hạnh cười:
- Chỉ còn sống lại trên sân khấu thôi. Cũng chẳng có chi khó.Chút nữa theo dì tới trường Quốc Gia Âm Nhạc cũng ở trong đại nội đó, xem các học sinh học là thấy liền. Ca huế có, đàn tranh có, múa cung đình cũng có nì...
Phượng hỏi dì:
- Cháu như dì học múa học đàn thêm. Dáng của dì múa đẹp lắm, mảnh mai tha thướt...
Dì Hạnh che miệng cười rích rích.
- Trời ơi, thử nói cho ngoại nghe coi. Ngoại chửi thúi đầu. Hồi còn đi học dì thích ca Huế lắm, ở nhà mới hát hò có mấy câu là bị chửi luôn mấy ngày. Nói là đồ xướng ca vô loại. Con gái gia giáo không được học đòi phường ca hát. Nghe bắt nhức lổ tai. Đến bây giờ dì già rồi mà thỉnh thoảng hát tân nhạc cho thoải mái một mình mà ngoại còn chửi đổng đó. Khó lắm.
Phượng cười:
-Tính ngoại khó ghê dì hở.
- Đã khó mà còn xưa rích xưa rác nữa chớ.
- Cũng tại ngoại đã sống ở thời cách đây bảy chục năm rồi nên phải xưa chớ đâu như dì cháu mình.
- Dì cũng hệt đồ xưa đây nì.
Phượng liếc nhìn dì Hạnh xem dì nói đùa hay nói thật. Gương mặt dì vẩn hồn nhiên tươi trẻ. Dưới ánh nắng ban mai, dì Hạnh trông rực rỡ. Chiếc áo lụa vàng ôm sát thân hình còn tròn đầy của dì. Phượng suýt soa:
- Dì còn đẹp ghê mà. Nếu cháu là con trai, cháu chấm dì đó.
Dì Hạnh đập nhẹ lên lưng Phượng, kêu nhỏ.
- Đồ quỷ, nói nghe hay chưa.
- Thiệt mà dì.
Ông Long cười:
- Hân hạnh, tụi mình đều là dân thành phố cả. Ra đây mới thấy thiếu nữ Huế hồn hậu mà thanh lịch quá.
Dì Hạnh đỏ ử hai má:
- Đừng nghe lời anh ấy. Hai người làm quen với nhau đi. Còn mấy người bạn kia Phượng sẽ giới thiệu cho... Phượng...Minh nè.
- Thật là một tình cờ.
Phượng vừa nói vừa mỉm cười mỉa mai. Ánh mắt Minh tối lại, nhưng chỉ một thoáng sau Minh đến bên Phượng mỉm cười:
- Đúng là tình cờ bởi hôm nay, hội Mỹ thuật Huế tổ chức tham quan Thuận An, tôi được cái hân hạnh ăn theo. Mà nói cho cùng biển nào cũng giống nhau. Đâu có khác Vũng Tàu bao nhiêu, cũng sóng, cũng gió, cũng cát với thùy dương xanh và mùi nước mặn.
Phượng không thể không nói gì. Đành rằng Phượng cũng đồng ý phần nào đó với Minh, nhưng không hiểu động lục nào thôi thúc Phương không đồng tình.
- Thuận An là Thuận An, Vũng Tàu là Vũng Tàu mỗi nơi mỗi khác. Chứ nếu nói như anh, đi Vũng Tàu thì khỏi cần ngắm Hạ Long chứ gì.
Minh vẫn cười không giận.
- Phượng hiểu sai ý tôi rồi. Nhưng thôi, mình cãi nhau chi chuyện tầm phào ấy. Ra tới biển thì phải tận hưởng hết cái hương vị, ngắm cho hết cảnh bao là của trời mây, nước. Buồn phiền mà làm gì hở Phượng.
Nói xong Minh đứng dậy bỏ đi, Phượng nhìn theo bĩu môi nói thầm:
- Người gì mà sao khó có cảm tình quá.
Phượng nhìn về phía Hoàng định giải thích vài lời về Minh nhưng Hoàng không còn đó nữa. Cả Thuỳ Linh cũng vắng bóng. Phượng bức rức nhìn ra biển. Có hai bóng người đang đùa sóng. Phượng nghe rõ tiếng cười ròn rã của Hoàng, tiếng thanh thanh của Thùy Linh. Phượng muốn hết sức được nhập vào cuộc chơi đó, chẳng phải vì ham vui mà vì một ý nghĩ tự vệ sâu kín, Phượng không muốn Hoàng và Linh có cơ hội ở với nhau một mình. Phượng cũng tự biết, ý nghĩ đó của Phượng khó có thể thực hiện được bởi dù sao Linh và Hoàng đều là đôi diễn viên chung một sân khấu. Cùng chính vì vậy, Phượng âm thầm đau khổ dằn vặt, Phượng cố nhớ đến tình yêu hai đứa để củng cố niềm tin của mình, nhưng hờn ghen vẫn như một chất ăn mòn rỉ rả đưới bề mặt bình thường.
Từ dưới biển Hoàng nhìn lên đưa tay vẫy Phượng. Thùy Linh cũng quay vào cười và vẫy gọi. Phượng mím môi. Nàng dợm đứng dậy nhưng chẳng hiểu sao lại bực bội lắc đầu rồi nằm dài trên bãi cát.
- Linh còn nhớ hồi trình diễn ở Vũng Tàu, sứa bám vào chân hai đứa ngứa muốn chết. Tối đó, chàng Romeo đi cà nhắc như một ông già còn Juliet thì nhăn như bị...
Tiếng nói hòa theo tiếng cười của Hoàng và Linh vang vang. Phượng hé cặp kính đen. Hoàng và Linh đã lên bờ và họ đang ngồi chơi trò xây lâu đài trên cát ướt. Vừa xây, họ vừa ôn lại những kỷ niệm lần trình diễn ở Vũng Tàu.
- Kêu Phượng tới phụ xây với tụi mình.
- Thôi, để Phượng tắm nắng... Phượng thích tắm nắng lắm nhưng lại ít có dịp đi biển.
Phượng lắng tai nghe. À, họ đang lấy Phượng làm đề tài đây. Mặc kệ họ, nàng không thể hòa mình vào cuộc vui đó được. Dù Phượng cố gắng dẹp bỏ tị hiềm để hòa đồng với Hoàng và Linh nhưng Phượng vẫn có cảm giác lạc lõng, thừa thãi. Họ là nghệ sĩ, vì vậy họ ăn nói với nhau thật tự nhiên, cười đùa chớt nhả, anh em ngọt sớt. Phượng không hợp với lối sống của Hoàng, đúng hơn là không chịu đựng được.
Có hai cô gái mặc bikini đi ngang qua. Hoàng huýt gió thán phục.
- Tuyệt.
Linh biểu đồng tình.
- Eo hấp dẫn ác, toàn diện cho 12 điểm 3 phần tư.
- Vô được bán kết rồi đó bạn.
- Nhưng rớt chung kết.
Cả hai cười xòa. Phượng mím môi vì một trong hai cô gái ấy quay lại nhăn mặt. Thùy Linh có vẻ hơi ngượng, cô đến bên Phượng nằm duỗi dài soải tay tắm nắng, còn lại một mình Hoàng có vẻ chán nản, anh xuống biển lần nữa gội hết cát bám trên người rồi lò dò đến chỗ hai cô gái.
Linh là người đầu tiên xóa tan sự yên lặng giữa ba người. giọng cô vẫn hồn nhiên.
- Quê Phượng ở Huế à? Nhưng sao Phượng nói giọng Bắc y như người Bắc chính cống.
Phượng trả lời vẫn không quay lại. Giọng nói pha chút mỉa mai, lạnh lùng:
- Ba Phượng người Bắc, má người Huế. Nhưng Phượng đâu nói được giọng Bắc hay như Linh. Linh là người Nam mà lại nói được giọng Bắc đúng giọng Hà Nội. Cái gì Linh cũng giỏi cả.
Nói xong Phượng đâm hối hận vì thấy mình thiếu tế nhị. Linh có lỗi gì trong việc này?
- Phượng cứ nhún hoài. Anh thấy cả hai cô nói giọng gì cũng tuyệt vời.
Linh bĩu môi:
- Chuyên viên nịnh đầm, đây không phải là sân khấu đâu nghe bạn. Phải không Phượng?
Phượng gượng cười nói tránh sang chuyện khác.
- Chiều nay, theo chương trình sẽ ăn tối ở nhà Phượng, toàn món ăn Huế.
Hoàng và Linh cùng reo:
- Nhất Phượng rồi.
Đoạn Linh quay sang người bạn đang tắm đầu kia kêu to:
- Hê... Hê... Mấy bồ lại đây... Có tin vui.
Hoàng cười:
- Phải đứng lên kêu họ mới biết ai kêu, chứ Linh cứ nằm thì có tết sang năm.
Linh nguýt:
- Sao anh không đứng lên kêu.
Nói vậy nhưng Linh cũng nhanh nhẹn nhỏm người đứng dậy. Bộ áo tắm hai mảnh màu vàng cam chói lọi trong nắng.
- Cái gì mà la lối như vậy?
Ông Long và dì Hạnh đến gần. Phượng đỡ lời:
- Dạ, về bữa cơm Huế chiều nay đó mà.
Dì Hạnh nhìn ông Long cười:
- À...
Rồi dì lại một lần nữa mời mọi người. Cả bọn xôn xao, người đưa ý kiến đòi ăn bún bò, người đòi ăn cơm hến, kẻ đòi ăn bánh ướt, bánh bột lọc, chè hạt sen, chè bột lọc. Dì Hạnh vui lây với cái vui của bọn trẻ. Dì gật đầu liên tục:
- Tất cả muốn chi được nấy. Vì đối với người Huế, ít ai chịu ăn một bữa cơm một món. Trái lại, mỗi thứ một chút, đựng trên những chiếc dĩa cũng nhỏ. Dì cháu tui cũng đãi các bạn theo đúng cung cách Huế. Ví dụ, một chén bún bò, một chén bánh canh cua tôm thịt, hai cái bánh ướt, vài cái bánh lá, chút chả tôm, vài cái bánh ram ít..v..v..
Ông Long đùa:
- Thôi cô Hạnh đừng kể nữa... Tôi đang đói bụng quá trời, tụi mình đem bánh mì ra đi, khi ăn cô Hạnh sẽ lại kể tỉ mỉ từng món một.
Đám đàn ông cười nói ồn ào. Một tay choàng sang vai Phượng. rất quen thuộc, tiếng Hoàng thì thào:
- Hôm nay trông em đẹp lắm.
Phượng muốn hất tay Hoàng ra để phản đối cử chỉ âu yếm muộn màng của Hoàng, điều mà lẽ ra Hoàng phải có từ ngày hôm qua.Nhưng Phượng không thể nào hành động theo ý mình được.Những xúc cảm không tên dâng dâng trong lòng Phượng. Phượng vẫn thấy mình cần biết bao vòng tay nồng ấm của người yêu. Chân bước theo Hoàng, nhưng thâm tâm Phượng tự giận mình, giận Hoàng. Hai giọt nước mắt dồn nén mấy tiếng đồng hồ qua, giờ lặng lẽ trào ra.
- Mình bơi ra xa đi Phượng.
Hoàng vẫn bình thản cười nói, đẩy Phượng xông vào những con sóng lớn. Khi cả nhóm kéo về nhà ngoại thì dì Sáu đang sắp bún vào các tô nhỏ. Mọi thứ đã sẵn sàng trên bàn. Những đĩa bánh đủ loại, nào là bánh bột lọc, bánh nậm, bánh bèo, bánh ướt, bánh ít, bánh ram. Bột trắng tinh, nhân đo đỏ, ớt xanh ửng, điểm chút hành ngò mượt mà cộng với mùi thơm nứt mũi đặc biệt của nồi nước bún bò đang sôi già làm cho đám thanh niên vội vã càng thêm vội vã.
Phượng dẫn tất cả ra đằng sau sông rửa mặt. Bà ngoại nói:
- Rửa nước sông Hương, mát lành mà sạch nữa. Nhà cũng có nước máy, nhưng mấy em rửa thử nước sông. Ra tới Huế mà chưa tắm sông là chưa thưởng thức hết Huế mô.
Mọi người đều cười. Hoàng mau miệng thưa lại:
- Thưa ngoại, tụi con chỉ sợ té sông.
Ngoại tưởng thiệt vội xua tay:
- Không biết bơi hả? Thôi, Phượng dẫn mấy anh vô buồng tắm chớ không rủi...
Ngoại im nửa chừng vì sợ lỡ miệng xui xẻo mất vui.
Phượng nhéo Hoàng.
- Bơi còn hơn rái cá mà còn dối ngoại. Ờ, ai cho anh kêu ngoại ngọt xớt vậy?
Hoàng cười, đi qua một bóng cây, Hoàng nghiêng người hôn nhanh vào má Phượng. Phượng đỏ mặt nhìn quanh. Ngọn đèn điện câu ra đầu bến tỏa ánh sáng lờ mờ không xua đuổi bóng tối của những vườn cây trong vườn. Phượng nói, giọng lạc hẳn:
- Anh coi chừng đó.
- Phượng.
Nhưng Phượng đã tránh được vòng tay của Hoàng vội vã chạy vào nhà.
Suýt nữa thì Phượng đụng Minh từ dưới nhà bếp đi lên, trên tay kệ nệ một soong nước đá.
- Ủa... Phượng... Có chuyện gì vậy... Ma đuổi hả?
Phượng lườm Minh:
- Anh làm gì vậy?
Minh thản nhiên:
- Như Phượng thấy đó, phục vụ viên...
Phượng gắt gỏng:
- Dì Sáu kỳ thiệt, ai không sai, lại sai...
Minh cười mỉm:
- Thôi, tới cổng rồi, người ta ra vô nhiều, nói nghe dị chết.
Cả hai dì cháu mải nói chuyện đã đến trước cổng vào Đại Nội lúc nào không biết. Cổng đóng im ỉm, người gác cổng già, ngồi trên chiếc ghế đẩu sau cái bàn nhỏ. Gương mặt và dáng dấp xa xăm gợi cho người đối diện cảm giác trầm lắng thật phù hợp với vẻ uy nghi cổ kính của lâu đài thành quách.
- Đi mô đó. Cổng ni chỉ dành cho sinh viên Kỹ thuật và học sinh Quốc gia Âm nhạc thồi. Còn muốn vô tham quan thì đi cổng đằng kia kìa. Mà phải có giấy của Công ty Du lịch.
Dì Hạnh năn nỉ:
- Bác cho cháu vô. Cháu cũng làm việc trong nì đó. Cháu của cháu mới ở xa về thăm nhà muốn vô trường Quốc gia Âm nhạc kiếm người quen.
- Ở xa thì ở chớ. O làm trong ni thời phải biết luật lệ. Khách vô thăm Nội phải xin giấy mua vé. Cái đó cũng đề phòng an ninh và bảo tồn di tích. Đang trùng tu nên cấm ngặt lắm. thôi, mấy o chịu khó về xin giấy rồi vô. Cửa kia tề, vô rồi đi đâu cũng được.
Dì Hạnh nằn nì:
- Bây chừ mà xin giấy là hết giờ. Cháu tưởng làm trong ni thì ra vô dễ dàng. Cháu bảo lãnh cho nó mà.
Người gác cổng nhăn nhó:
- Mấy cái o ni chi mà lạ nói răng mà không biết nghe lời. Đã nói là vô không được mờ.
Giữa lúc Phượng thất vọng buồn hiu, Dì Hạnh lắc đầu vô phương, thì có tiếng nói từ bên trong vọng ra.
- Mở cửa dùm tui chút bác Ngữ.
Người gác cổng lật đật đứng dậy. Cánh cổng vừa mở, dì Hạnh kêu to mừng rỡ:
- Chú Năm! Chú nói bác ni cho dì cháu con vô có chút việc một chút.
Người gác cổng cướp lời phân bua:
- Tui đã nói mấy o ni về xin giấy bên Du lịch rồi mới được vô tham quan Đại Nội mà mấy o không nghe. Mấy o ni răng mà lì rứa không biết.
Người đàn ông gật đầu chào dì Hạnh.
- Cô muốn vô điện Thái Hòa thì vô ngã kia để tôi đưa đi, còn bên này, trường Quốc gia Âm nhạc đang được Đoàn Kịch nói thành phố mượn chỗ để tập dượt và phối hợp với các sinh viên khoa Kịch của trường nên không cho người lạ vào.
Phượng tưởng mình nghe lầm. Nhưng không, tiếng người đàn ông rất rõ, Phượng hiểu là mình đã nghe đúng. Như vậy có nghĩa là Hoàng đã có mặt trong đó. Hoàng đang ở Huế. Bầu trời như cao hơn, cây cối như xanh hơn. Phượng hối hả nói không đợi dì Hạnh trả lời:
-Bác làm ơn cho cháu vô trường Quốc gia Âm nhạc. Cháu có một người bạn trong đoàn Kịch nói Thành phố. Cháu có việc cần phải gặp bạn ấy. Nhờ bác giúp dùm cho.
Người đàn ông mỉm cười dễ dãi:
-Thôi, mấy cô vô tìm người quen, bác Ngữ cho mấy cô vô một chút.
Rồi ông quay qua dì Hạnh nhắn:
- Ba cháu có nhà không? Nói với ba mai bác ghé lại nhà. Bác sẽ mang cái chậu cúc lại cho.
Cánh cửa nặng nề xê dịch cùng lúc với tiếng làu bàu của bác Ngữ:
- Vô đi mấy o. Một lần ni thôi nghe.
Phương bước qua khỏi cánh cửa như bước vào một cõi hân hoan. Nhịp tim tự động đập dập dồn. Phượng muốn mình bay lên cao để đến nơi thật nhanh và bực bội khi thấy dì Hạnh cứ nhẩn nha cám ơn người gác cổng. Phương giục:
-Đường nào đi đến trường Quốc gia Âm nhạc hả dì?
Dì Hạnh trợn mắt:
- Bộ Phượng có người quen thiệt hả? Răng không nói cho dì biết. Dì cứ tưởng Phượng nói láo để chú Năm cho vô chớ.
- Dạ, cháu có một người bạn ở thành phố theo đoàn Kịch nói ra biểu diễn ở Huế. Thiệt ra cháu cũng không biết bao giờ anh ấy ghé Huế nữa. Hôm nay, tình cờ.
Dì Hạnh chăm chú nhìn Phượng:
- Anh ấy, như rứa là con trai phải không? Cha, ngó vậy mà cháu gan thiệt. Ba má có biết không? Bao giờ thì cưới, cho dì đi ăn tiệc?
Phương đỏ bừng mặt, véo dì Hạnh một cái đau điếng.
- Dì thiệt. Ảnh mới là bạn thôi. Cháu quen ảnh trên Đà Lạt. Ảnh tốt nghiệp niên học này nè, ba tháng hè được đoàn Kịch mời cộng tác.
Dì Hạnh mỉm cười tinh quái:
- Hai đứa thương nhau lắm phải không?
Phượng không đáp vì tâm trí đã để đâu đâu không còn nghe câu hỏi của dì Hạnh. Mỗi bước đi, lòng Phượng càng rạo rực nôn nao. Phượng bước từng bước dài.
Cả hai dì cháu cùng dừng lại nửa chừng. Tiếng đàn hát xen lản tiếng cười nói vẳng ra từ một gian nhà dài rộng, mái cổ sơn son thép vàng. Tim Phượng đập mạnh trong lồng ngực. Phượng nghĩ đến giây phút gặp Hoàng. Những bóng nắng rung rinh trên bức tường vôi trắng. Cơn gió nào đuổi nhẹ hai tà áo, vướng vít bước chân vội vã. Dì Hạnh kêu lên:
- Vô ngã ni, cửa nớ cấm.
Phượng ngơ ngác và chùn chân trước đám đông đàn hát tập dượt trong phòng. Hoàng ở đâu? Hoàng đứng nơi nào? Phượng đưa mắt tìm kiếm, một người đàn ông khoảng bốn mươi tuổi, người rắn chắc, nhìn dì cháu Phượng rồi tiến đến:
- Xin lỗi, hai cô muốn tìm ai?
- Dạ, chúng tôi muốn tìm anh Minh Hoàng đoàn Kịch nói Saigon.
Người đàn ông nhìn quanh rồi kêu to:
- Minh Hoàng, Minh Hoàng, có người kiếm nè.
Một giọng nam ở cuối phòng trả lời:
- Hình như Hoàng mới đi ra ngoài rồi.
Phượng mới nghe mắt đã tối lại, khẽ thở dài. Người đàn ông như đoán biết ông nhíu mày vỗ vào trán:
- A, đúng rồi anh ấy di dạo một chút. Giờ giải lao mà. Hai mươi phút giải lao đâu phải là ít. Hai cô ngồi đây chờ, để tôi đi kiếm cho. Chắc chỉ đi loanh quanh đây thôi.
Dì Hạnh thoái thác:
- Không dám làm phiền đến ông. Tôi đã quen với tất cả ngõ ngách trong Đại Nội rồi. Chúng tôi sẽ đi kiếm lấy. Còn nếu không chắc chút nữa cũng gặp anh Hoàng ở đây chớ có hề chi.
Nói xong Dì ra hiệu cho Phượng đi ra.
- Dì làm sao tìm được Hoàng?
Dì Hạnh cười:
- Thì cháu cứ tả hình dáng anh chàng ấy cho dì, dì sẽ tìm thấy anh ta ngay chứ có khó gì.
Biết dì Hạnh đùa, Phượng nhéo dì một cái đau diếng.
- Dì cứ chọc quê cháu nghen, cháu hỏi thiệt đó.
- Thì dì cũng nói thiệt nì, đằng sau ni là một khu vườn hoa, một góc được dùng làm căn tin cho các sinh viên học ở đây. Hoàng của cháu muốn giải lao chỉ còn cách vào đó.
Vừa nói dì vừa chỉ cho Phượng khu vườn nằm ở cuối dãy mé bên trái của trường. Nơi đây vườn cây rậm loáng thoáng những màu sắc rực rỡ của những cánh dù che nắng.
Phượng lại thấy hồi hộp. Tim đập mạnh và hai má ửng hồng, dì Hạnh bỗng đứng lại.
- Phượng vô trước đi. Chỗ con nai kết bằng cùm rụm đó. Có gặp dắt ra đây giới thiệu với dì.
Phượng nôn nả đến độ không nghe rõ câu nói trêu chọc của dì Hạnh. Nàng thoát đi như chạy. Tà áo dài vướng víu vào những cành hoa cây kiểng.
Căn tin. Phượng đưa mắt tìm kiếm. Những chiếc ghế sóng đôi, những cặp tình nhân âu yếm thủ thỉ. Tiếng nhạc nhẹ trầm lắng mơ hồ. Phượng len giữa những hàng cây, những hàng ghế. Hình như Hoàng ở đằng kia. Chiếc áo sơ mi xanh kẻ ca rô trắng nhỏ không thể lẫn vào đâu được. Nhưng Phượng có lầm chăng. Có phải trời nắng chói chang mắt nhìn. Hay là Phượng đang ở trong cơn mơ. Nhưng dù lý trí có mơ hồ nghi hoặc trái tim Phượng vẫn đau nhói lạ thường. Phượng ôm ngực, người rã rời như người đau mới dậy. Phượng cố bước thêm một bước nữa, một bước nữa. Đúng là Hoàng khuôn mặt nhìn nghiêng, sống mũi thẳng và miệng cười, nụ cười thân thuộc lại đang ngồi sát một cô gái khác, tóc hớt cao lộ rõ cái ót trắng. Tay Hoàng đang choàng ngang vai cô gái. Họ đang cười nói. Còn Phượng sững sờ đằng sau vừa đau đớn vừa ghen hờn.
Nhưng đúng vào lúc Phượng lấy được can đảm định bỏ đi thì Hoàng đột ngột quay lại. Anh cũng sững sờ buột miệng:
- Phượng.
Phượng dừng lại. Người con gái cũng đứng dậy một lần với Hoàng. Dù đang ghen hờn, Phượng cũng phải công nhận cô gái thật xinh đẹp, một nét đẹp Tây phương dễ thu hút lòng người. Ngoài ra cô gái còn có một thân hình rắn chắc, nẩy nở nổi bật trong chiếc robe màu xanh két rực rỡ. Càng cảm nhận được sự thua thiệt của mình về dáng vóc, Phương càng đau khổ hơn, nước mắt rưng rưng chỉ chực chảy tràn ra khỏi mi. Phương không ngờ niềm vui nôn nao được gặp mặt Hoàng lại biến thành nỗi buồn khổ vì bị phản bội.
-Trời ơi, Phượng ra hồi nào? Sao không báo cho anh biết?
Hoàng tiến về phía Phượng tươi cười như không có chuyện gì. Cô gái hỏi nhỏ Hoàng:
- Ai đó anh?
Hoàng thì thầm câu gì không rõ rồi bước nhanh đến bên Phượng, một tay ngoắc cô gái lại gần:
- Để anh giới thiệu hai người làm quen với nhau. Đây là Phượng, bạn rất thân của anh. Còn đây là Thuỳ Linh, bạn đồng diễn trong đoàn Kịch.
Phượng muốn nói một câu chua chát để Hoàng hiểu Phượng đang buồn khổ, nhưng không thể thốt được nên lời. Vừa lúc ấy, dì Hạnh từ ngoài bước vào vườn tươi cười.
- Ô kìa, Phượng tìm được người quen rồi phải không?
Có dì Hạnh, Phượng như người được tiếp sức.Cố nuốt nước mắt và cũng để giấu dì, Phượng làm vẻ thản nhiên giới thiệu.
- Dạ, đây là anh Hoàng mà cháu nói với dì đó. Còn đây là Linh, bạn của anh Hoàng.
Phượng cố tình không nói đến hai chữ đồng diễn như Hoàng giới thiệu và có lẽ Hoàng cũng biết nên anh chàng có vẻ ngượng ngập, cứ xăng xái kéo ghế mời mọc dì cháu Hạnh.
- Anh cứ tưởng Phượng đi nghỉ mát ở Đà Lạt. Tụi anh cũng có diễn ở Đà Lạt, nhưng không thấy Phượng lên. Ai ngờ Phượng ra Huế.
Phượng cố nén hờn giận nghẹn ngào trả lời:
- Phượng ra thăm ngoại, đâu biết anh đã đến Huế. Mới tình cờ biết thôi.
- Phượng đi Huế một mình?
Phượng gật đầu không đáp trong khi Thùy Linh chăm chú nhìn Phượng.
- Phượng học ở Saigon có biết Giao học ở bên Mỹ Thuật không?
- Không, Phượng đâu có quen ai ở Mỹ Thuật, Phượng học Tổng Hợp, môn Địa chất.
Thùy Linh vỗ tay:
- Địa chất, Phượng có tìm được mỏ vàng hoặc mỏ ruby không? Nghe nói Việt Nam mình còn nhiều mỏ quý chưa khai thác phải không?
Sự hồn nhiên của Thùy Linh làm Phượng bớt giận. Thùy Linh nói chuyện khác hẳn với Thùy Linh ăn mặc dỏm dáng bên ngoài.
- Còn lâu Phượng mới làm được những điều đó.
Dì Hạnh cũng cười:
- Còn phải nuôi cơm gạo nhiều tề. Mà đoàn Kịch ra đây có vở nào chủ lực không?
- Tụi em đang tập vở “Romeo và Juliette không còn trẻ mãi”.
Thế là Thuỳ Linh tóm tắt kịch bản cho dì Hạnh nghe trong khi Hoàng nỉ non bên tai Phượng.
- Bộ Phượng không vui khi gặp anh hả?
Phượng lắc đầu không nói. Hoàng vuốt nhẹ lên cánh tay Phượng nói thật nhỏ:
- Linh chỉ là bạn, Phượng đừng hiểu lầm. Bạn đồng diễn bao giờ cũng phải có quan hệ tốt để tìm cảm hứng. Nếu em cứ giận vì những chuyện như vậy thì Phượng sẽ không có thời gian để vui được đâu.
Giọng nói ấm áp mơn trớn của Hoàng làm Phượng bớt giận. Vả lại Hoàng cũng nói đúng, các cử chỉ thân mật giữa các diễn viên với nhau đều là chuyện thường tình. Nó cũng giống như các cử chỉ thô bạo xấu xa quá độ của họ những khi kèn cựa nhau bở một vai diễn, hoặc vì chút tài năng vượt trội. Nói chung, với các nghệ sĩ tình cảm nào cùng gia tăng liều lượng hơn ở người bình thường. Có người yêu là nghệ sĩ lại là nghệ sĩ trẻ đẹp nữa thì Phượng cũng không nên câu nệ.
Tự phân tích tự giải thích với lòng và chấp nhận, nên chẳng bao lâu Phượng đổi giận làm lành bắt đầu kể chuyện xảy ra khi Hoàng vắng mặt.
- A, cô Phượng và cô Hạnh tìm được người nhà rồi đấy à. Minh Hoàng có người quen ở đây mà không nói để cả đoàn nhờ hướng dẫn đi ngoại cảnh.
Hoàng ngạc nhiên:
- Ủa, bộ anh quen với hai người rồi.
- Chưa đâu, chỉ mới gặp một chút thôi. Anh làm nhiệm vụ đi.
- Giới thiệu với Phượng đây là anh Long, nhà đạo diễn lừng danh nhất nước, đang đòi đóng vai Romeo đó.
Ông Long cười thật tươi.
- Và giới thiệu với các bạn, cô Phượng, cô Hạnh hai thiếu nữ Huế xinh đẹp nhất mà tôi chưa từng gặp.
Dì Hạnh thẹn thùng cúi mặt. Những câu nói vui của ông Long làm cho câu chuyện đỡ tẻ nhạt. Nhưng dù sao Phượng cũng không ngăn được nổi buồn phiền. Nàng linh cảm thấy như Hoàng có vẻ che giấu chuyện gì đây. Trái tim Phượng vùa bị tổn thương, Phượng đang tự băng bó lại, nhưng tận cùng đáy lòng Phượng, Phượng vẫn có cảm giác không yên. Phượng không cố tình nhưng trong câu chuyện Phượng vẫn chú ý từng ánh mắt, nụ cười hoặc một cử chỉ nhỏ nào của Linh và Hoàng. Hoàng có vẻ nghiêm chỉnh và giữ kẽ, trong khi Thùy Linh vần hồn nhiên. Thỉnh thoảng, Thùy Linh còn bíu vai Hoàng hoặc gần như ngã người trên vai anh.
Tiếng dì Hạnh thân mật.
- Nếu rảnh, ngày mai mời anh Hoàng đến nhà chúng tôi chơi. Anh là bạn Phượng thì cũng xem như người nhà cả.
Dì cố nói bằng giọng Bắc để mọi người dễ nghe. Phượng nhìn Hoàng chờ đợi. Nàng thấy Hoàng liếc sang Linh rồi ra chiều nuối tiếc.
- Tiếc quá, không biết ngày mai chúng tôi về có kịp không. Sợ không đúng hẹn dì lại phiền.
Linh reo nhỏ:
- A, phải rồi, thế này nè, ngày mai cả đoàn đi Thuận An, thay vì đến nhà dì Hạnh thì mình mời dì và Phượng đi biển luôn. Tụi mình đều chưa biết Thuận An mà.
Lòng Phượng nhói đau. Giá câu mời này phát ra từ Hoàng thì Phượng vui sướng biết mấy. Nàng buồn rầu nói với dì Hạnh.
- Thôi dì ạ, ngày mai dì phải đi làm rồi, đâu có thì giờ, vả lại đi tập thể cả đoàn mình chen vào lạc lõng lắm.
Nhưng ông Long đã cắt ngang lời Phượng.
- Không được từ chối, cô Linh đề nghị hay lắm. Thôi thế này nhé. Để hai cô khỏi ngại ngùng, tôi với tư cách là Giám đốc của đoàn, long trọng mời hai cô đi Thuận An đồng thời nhờ cô Hạnh làm hướng dẫn viên luôn. Mong cô Hạnh không từ chối.
Dì Hạnh tủm tỉm cười trước lời mời quá sức trang trọng của ông Long. Còn riêng Phượng, nàng muốn hét to lên là không đi. Phượng không đủ can đảm nhìn Hoàng bay bướm với người khác dù là một diễn viên đồng diễn. Trên sân khấu họ có thể ôm nhau, thậm chí hôn nhau Phượng cũng không thắc mắc, nhưng ở ngoài đời Phượng đòi hỏi người yêu mình phải thủy chung như nhất dù là một cử chỉ nho nhỏ. Nhưng như vậy có quá đáng lắm chăng, Phượng có ích kỷ lắm không? Phượng không biết nữa, chỉ duy một điều Phượng cảm nhận được là trong lòng mình có hai tư tưởng dằn co mãnh liệt. Đi hoặc không đi. Một nửa Phượng muốn chứng tỏ cho Hoàng thấy là mình đã hiểu mọi chuyện và đòi hỏi Hoàng phải thay đổi nhưng nửa kia thầm kín hơn, sâu thẳm hơn bởi tình yêu vẫn còn nồng nàn trong tim Phượng. Phượng vẫn ước mong được gần Hoàng, được nhìn thấy Hoàng cười, nghe Hoàng nói, được cảm nhận bàn tay ấm áp che chở của Hoàng. Đấy là những gì mà Phượng đã trông mong nuôi dưỡng từ khi Hoàng bắt đầu chuyến lưu diễn. Và không phải chuyến đi Huế này của Phượng. hai phần ba là do những thôi thúc được gặp Hoàng, sánh vai Hoàng để bớt phần thương nhớ vì xa cách hay sao. Vì vậy khi dì Hạnh quay sang dọ ý Phượng, bất chợt Phượng gật đầu.
- Phượng bằng lòng rồi, vậy ngày mai không có gì ngăn trở, hai dì cháu tôi xin tháp tùng.
Thùy Linh cầm tay Phượng dục dặc:
- Phượng nhớ đi nhé.
Phượng cố gắng mỉm cười:
- Vâng...
Đồng ý xong Phượng có cảm giác như mình đã chịu thua cuộc. Thua cuộc vì yêu, thua cuộc cả trước nhan sắc và sự lịch lãm của cô nữ diễn viên bạn của Hoàng. Ý nghĩ đó làm Phượng muốn khóc. Nàng quay đi vì sợ nước mắt sẽ tràn ra khỏi mi. Không nói thêm một lời nào nữa, Phượng khẽ gật đầu chào mọi người rồi kéo dì Hạnh ra về.
Dì Hạnh ngạc nhiên hỏi Phượng khi cả hai vừa ra khỏi khuôn viên trường Quốc gia Âm nhạc.
- Ủa, bộ Phượng không đi thăm Đại Nội sao? Đi ngã này đến diện Thái Hòa nì. Vô chỗ vua ngự nì, phòng của các cung nữ nì.
Nhưng Phượng lắc đầu. Nàng cúi mặt kéo dì Hạnh ra khỏi cổng. Nắng buổi trưa rác rạc trên cổ trên mặt. Tiếng dì Hạnh than thở:
- Răng mà nắng rứa nợ trời.

- Không có ai sai tôi hết. Bởi cả nhà không có ai, tôi từ Thuận An về sớm. Một mình chị Sáu thì làm sao xong việc được. Ông bà Ngoại đã già. Tôi phận con cháu nên tự giúp một tay.
Phượng sừng sộ:
- Anh ám chỉ tôi và dì Hạnh không... Đó chắc?
Minh lắc đầu nhẹ nhẹ:
- Phượng lầm rồi. Chị Hạnh và Phượng mời khách. Gặp lúc bận tôi giúp không được sao?
Thấy mình vô lý, Phượng hơi hối hận, nàng dịu giọng:
- Cám ơn anh, thôi để Phượng bê cho. Anh làm người ta nói chết.
Phượng dằn soong đá trên tay Minh, nhưng anh giữ lại:
- Khéo ướt đồ đẹp bây giờ, nặng lắm, lỡ làm tôi làm luôn cho gọn.
Có tiếng cười ở đằng sau.
- Cả hai cùng bê cho nó đồng đều.
Phượng bực mình quay lại. Thùy Linh đang cười trêu Phượng, nhưng đằng sau là Hoàng. Anh liếc nhìn Minh cười nửa miệng rồi bỏ đi. Phượng vùng vằng đi ngược về phía bếp trong khi tiếng Thùy Linh trong vắt như thủy tinh, liếng thoắng nói chuyện với Minh:
- Anh Minh là bạn học của Phượng? Không phải à? Vậy là bà con rồi... thấy chưa Linh đoán đúng như thần.
- Cô có thể là một thầy bói gỏi đấy. Nhưng trước hết, mời cô vào, nếu không bún bò sẽ ế mất...
Phượng dừng lại một giây ở cửa bếp lắng nghe Linh và Minh nói chuyện. Không dằn được Phượng lẩm bẩm.
- Con gái gì kỳ quá, thấy ai cũng xáp vô nói chuyện được.
- Ủa, răng Phượng chưa lên tiếp khách mà đứng dưới ni. Để dì Sáu lo cho.
Dì Sáu dúi vào tay Phượng lọ tương ớt xào sả rồi đẩy Phượng lên nhà.
Mọi người đã vào bàn gần đủ. Khi nhìn chỗ ngồi của mình, Phượng mới thấy mình dại dột. Ông Long ngồi cạnh ngoại rồi đến bà ngoại, dì Hạnh. Hoàng và Thùy Linh ngồi ở phía đối diện cùng với các bạn trong đoàn kịch. Và dù muốn dù không Phượng phải ngồi vào chỗ trống kế Minh. Chưa bắt đầu mà Phượng đã thấy nghẹn ứ ở cổ vì buồn vì tức.
- Xin mời.
Ông ngoại nâng ly bắt đầu bữa ăn vui nhộn lẫn đôi chút cổ kính, nghiêm trang. Đứng tuổi và trầm tĩnh nhất, ông Long xem bộ rất tương đắc với ông ngoại. Câu chuyện thời sự trong nước, thế giới khô khan đã chuyển sang chuyện văn nghệ xưa và nay.Thỉng thoảng Hoàng và bạn bè xen kẽ vào một ít chi tiết và câu hỏi phụ. Mọi người lại bàn về những vở ca kịch diễn từ hồi ông ngoại còn trẻ và các nghệ sĩ danh tiếng còn sống hiện nay không bao người. Ngoại nói đến nhân vật Lữ Bố, Điêu Thuyền, Quan Công, Lưu Bị, Trương Phi. Càng nói mắt ngoại càng sáng, miệng ngoại càng tươi như ngoại đang sống lại quãng đời tươi trẻ.
- Hồi đó, tui thường trốn nhà xem chầu văn, hết chầu văn thì đến rạp coi hát bộ. Còn nhớ hồi dó tui coi tuồng Quan Công phò nhị tẩu, coi xong mê hát bộ luôn. Hễ cứ mở màn, trước khi Quan Công hoặc Trương Phi xuất hiện, người ta đốt hương, vàng bạc cúng trước. Không biết bây chừ người ta có làm như rứa không? Chắc hết rồi cũng nên. Thời buổi nguyên tử ai còn mê tín dị đoan như rứa.
- Có một vở diễn xưa vẫn còn ăn khách là vở cải lương Lữ Bố hí Điêu Thuyền, bác có thích xem cải lương không?
Ông ngoại cười sảng khoái:
- Tui còn nhớ cái vai Lữ Bố do cô Phùng Há đóng. Hay thiệt là hay. Bây chừ chắc cô cũng già bằng tui rồi, không còn sức để ra sân khấu nữa.
- Dạ, đúng vậy. Các nghệ sĩ lão thành ấy bây giờ chỉ dám nhận việc truyền lại nghề nghiệp, kinh nghiệm của mình cho lớp con cháu sau này.
Dì Hạnh thấy mọi người mãi mê nói chuyện nhắc khéo.
- Quý bạn để mấy cái bánh lá chả tôm của dì Sáu khóc lóc nãy giờ đó.
Cả nhà cười xòa, vui vẻ ăn uống. Hoàng gắp cho Thùy Linh những miếng chả tôm lớn. Và bên này Minh cũng gắp cho Phượng bánh, chả. Ông Long thì tiếp ngoại và dì Hạnh. Ai cùng tỏ ra lịch sự với người bên cạnh mình, nhưng Phượng vẫn nghẹn ngào không ăn được. Hình như Hoàng không lưu tâm gì đến Phượng. Không nhìn xem Phượng có ăn được không, kể cả ánh mắt âu yếm. Lẽ ra anh phải tế nhị tìm một chỗ bên cạnh Phượng. Và cả anh chàng Minh vô duyên cũng tự nhiên chiếm một chỗ mà lẽ ra không phải của anh ta. Hình như mọi thứ đều hùa nhau làm khó Phượng. Phượng gắp miếng chả đưa lên miệng, nhưng chán nản đặt lại trên chén.
Chỉ một thoáng Minh đã hiểu hết và đoán ra một phần mối quan hệ giữa Phượng và Hoàng. Hình như họ đang giận nhau thì phải. Chàng thấy tội nghiệp cho cô bạn gái nhưng đồng thời một nỗi buồn nhè nhẹ len vào hồn.
Minh nói nhỏ:
- Phượng ăn đi chứ.
Phượng giật mình cuối xuống tô bún còn nguyên.
- Vâng, nếm tới nếm lui đâm ngấy, với lại Phượng hơi mệt.
Linh cũng cười nói:
- Đàn bà lỗ lã vậy đó. Làm nhọc mà đến khi ăn lại không thấy ngon. Phải không anh Hoàng?
Hoàng cười:
- Có lẽ Phượng bị mệt vì đã tắm nắng khá nhiều. Hay là Phượng nhịn miệng đãi khách?
Phượng ngượng cười trong khi Hoàng gắp miếng nem chua bỏ vào bát Phượng.
- Phượng cố ăn đi sẽ hết mệt ngay.Nếu nhức đầu thì phải uống thuốc.
Một cử chỉ săn sóc nhỏ của Hoàng cũng đủ làm Phượng tươi tỉnh lại. Phượng thong thả nếm món nem chua, lòng thầm hối hận vì mình quá hẹp hòi.
Hình như ông Long và dì Hạnh đang bàn một chuyện gì thú vị lắm thì phải. Phượng thấy ông Long chồm người về phía dì Hạnh để nghe một cách chăm chú, còn dì Hạnh tươi cười nói mặt đỏ hồng, ánh mắt long lanh. Bắt gặp ánh mắt Phượng, dì nhỏ giọng và chấm dứt câu nói bằng cách tiếp thêm ngoại a bánh bèo.
Khi bữa ăn xong, trăng đã lên cao. Ngoài vườn sáng mát. Ông Long đề nghị ra vườn uống trà. Dì Hạnh bê một a bánh đậu xanh ướt và một a mè xửng. Ông bà ngoại kiếu từ về phòng nghỉ. Phượng phụ với dì Sáu dọn dẹp. Khi quay trở lại mọi người đã ra hết ngoài vườn. Phượng hối hả ra theo, quanh chiếc bàn tròn chỉ còn có dì Hạnh ông Long và hai người bạn Hoàng trong ban kịch. Phượng có cảm giác như ai vừa phủ một tấm vải đen trong đầu. Không lẽ như vậy? Tại sao họ cứ tìm cách ở riêng với nhau? Lẽ ra, Hoàng phải tìm cách gần ở Phượng mới đúng vì Phượng là người yêu của anh kia mà? Phượng không còn tin là Hoàng giữ ý cho mình. Lòng như lửa đốt, Phượng nôn nóng muốn tìm biết sự thật. Không thể cứ sống trong sự nghi ngờ như thế này được. Hoàng phải giải thích cho ra lẽ. Với Linh, đó là tình bạn hay tình yêu và với Phượng, tình yêu có còn nguyên vẹn như xưa?
Phượng đi vòng bên phải khu vườn, vờ đi đến giếng nước. Khu vườn rộng xạc xào tiếng lá. Những táng cây ăn trái giao nhau tạo nên vòm tối lỗ chỗ bóng trăng. Khu vườn rộng chạy dài đến tận bến nước, đom đóm lập loè. Và đều đặn từng lúc, tiếng ve râm ran nhắc nhở mùa hè làm xao động khu vườn.
Dưới gốc ngọc lan cuối vườn, Phượng thấy thấp thoáng hai bóng người đứng sát vào nhau. Một luồng khí lạnh chạy sâu trong từng tế bào đường gân. Phượng đưa tay chặn ngực như muốn nén lại nhịp tim đang hỗn loạn. Linh và Hoàng, không ai khác, đúng là họ. Phượng run lên. Một cơn gió lay động đổ bóng sáng trăng trên chiếc áo màu hoàng yến của Linh và mái tóc rối bông của Hoàng. Họ đang hôn nhau. Phượng đứng lặng mắt nhắm lại. Những giòng lệ thi nhau rơi dài trên hai má...
Bằng một cố gắng cuối cùng, Phượng cắn răng lảo đảo bước lùi, lùi xa nữa và chạy về phía bến sông.
Trong tiếng nước vỗ róc rách vào bờ đá, trong cảnh vắng lặng hoàn toàn, Phượng để cho nỗi đau đớn chiếm ngự và òa vỡ, thế là hết tất cả, tình yêu và kỳ vọng vào tương lai. Phượng ơi, sao mầy dại khờ đến thế, Hoàng sinh ra không phải là để cho mầy. Mầy ngây thơ tin tưởng vào sự chung thủy của một nghệ sĩ, thì bây giờ đây, mầy có chịu đựng được sự phản bội trắng trợn như vậy không? Phượng tự dằn vặt mình mong nhờ vậy mà bớt đi phần nào đau khổ chăng? Nhưng Phượng lầm, càng làm vậy, Phượng càng đau xót hơn bởi có trái tim nào không đau khổ khi mối tình đầu tiên tan vỡ.
- Ủa, sao Phượng ra đây giờ này? Ờ, mà trong nhà nóng thiệt. Ra bến mát hơn. Giờ này chắc cũng trể rồi nên bên Cồn không thấy đèn, may có sáng trăng.
Giọng Minh êm êm như một lời an ủi. Phượng không quay lại cố giữ giọng cho thật bình thường.
- Trong nhà nóng quá.
- Giọng Phượng hơi khàn, coi chừng tắm nắng nhiều bị cảm đó.
Minh vừa nói vừa ngồi xuống kế bên Phượng. Phượng muốn quay sang bảo Minh để cho Phượng được yên, nhưng nàng không thể mở lời. Nỗi đau riêng tràn đầy tim óc, người Phượng như mụ đi. Phượng lại khóc và lần này nàng không buồn giấu diếm.
- Xin lỗi Phượng, Minh không...
Những giọt nước mắt tràn đầy trên má Phượng cắt ngang nửa chừng câu nói của Minh. Anh yên lặng lòng chùng hẳn xuống... Thật sự, Minh đã nhìn thấy tất cả và hiểu tất cả. Trước nỗi buồn của Phượng, Minh cũng có cảm giác buồn rầu như mình là người có lỗi. Mới gặp Phượng, nhưng sao lòng anh vương vấn hơi nhiều trước ánh mắt dịu dàng, tính tình trung thực của Phượng, Minh biết Phượng không thích gì Minh.
Ban đầu Minh cũng tự ái vì không hiểu tại sao. Giờ đây thì Minh đã hiểu. Với một tình yêu chung thủy, người thứ ba không bao giờ có chỗ đứng dù là bên lề trái tim họ. Phượng yêu Hoàng, còn Hoàng qua nhận xét tinh tế của mình, Minh hiểu rằng người con trai nghệ sĩ kia đã lãng mạn lại còn tham lam, sẽ là một người làm khổ đàn bà.
- Phượng đừng khóc nữa. Đau khổ nào rồi cũng qua đi.
Phượng quay mặt đi chỗ khác để tráng cái nhìn soi mói của Minh. Nàng cắn môi cố nén tiếng nấc và trả lời Minh như tự nói với chính mình:
- Không, không bao giờ Phượng khóc cả.
- Hay vì Phượng không thích thói tọc mạch của tôi.
Phượng cười khảy.
- Đàn ông các anh tự tin quá nhỉ? Tại sao tôi lại không thích tính tình của một người thanh niên không liên cang gì tới mình?
Nước mắt Phượng lại trào ra. Minh ái ngại nhỏ giọng.
- Phượng ơi, tôi biết Phượng rất buồn, buồn đến chết đi được mà không có ai an ủi nổi hoặc khuyên giải nổi. Nhưng công bằng mà nói, con người khó hòa hợp hoàn toàn với nhau, huống chi Hoàng là một nghệ sĩ lãng mạn. Phượng phải bỏ qua cho anh ấy.
- Anh dỗ Phượng đó à?... Thôi, Phượng chán lắm rồi. Chán lắm rồi. Anh đi đi, để Phượng một mình.
Minh ái ngại:
- Phượng à, mình vào trong đi thôi. Buổi tối ở ngoài bến không tiện.
Giọng Phượng sũng nước:
- Phượng không nhảy xuống bến đâu anh đừng lo. Phượng chỉ ngồi một chút thôi để tự xét lại mình. Còn anh, anh biết hết rồi đó, vậy còn gì nữa mà anh không để cho Phượng yên.
Vừa giận vừa đau khổ, Phượng trút những bớt lời chua cay lên Minh. Minh vừa ngạc nhiên vừa thương Phượng, anh lặng lẽ quay vào trong. Hoàng và Linh không còn ở chỗ cũ, có lẽ họ đã vào nhà. Minh nảy một ý.
Không có Linh mà chỉ Hoàng và dì Hạnh cùng ông Long quây quần quanh chiếc bàn tròn ngoài vườn. Minh đến gần Hoàng nói nhỏ:
- Phượng muốn gặp anh.
Hoàng nhướng mắt, anh đứng dậy hỏi Minh:
- Phượng ở trong phòng khách?
- Không, ở sau bến.
Hoàng liếc nhìn dì Hạnh một thoáng rồi đi nhanh.
- Ủa, Hoàng đi đâu vậy?
Minh nói bâng quơ:
- Có người nhắn hỏi.
Ông Long cười với dì Hạnh:
- Đó là một chàng trai bay bướm.
Minh ngước mắt lên bầu trời sáng ánh trăng. Chỉ một ngôi sao chơ vơ bên cạnh mặt trăng sánh rỡ, Minh nói thầm:
- Để cho họ gặp nhau, làm lành với nhau.
Nhưng rất lạ lùng, tim Minh bỗng nhói đau. Dù cố đè nén, dù có viện trăm ngàn lý do, Minh vẫn nghe lòng buồn rười rượi. Minh cầm gói thuốc ở trên bàn rút một điếu. Điếu thuốc đầu tiên trong cuộc đời.
--!!tach_noi_dung!!--

sưu tầm: casau
Nguồn: https://sites.google.com/site/tusachtuoihoa/
Được bạn: Ctly đưa lên
vào ngày: 5 tháng 1 năm 2016

--!!tach_noi_dung!!--
Chương 2
--!!tach_noi_dung!!--
Chương 4
--!!tach_noi_dung!!--