Dịch giả: Sông Kiên &Lê thị Duyên
Chương 12
CÔNG TÁC ĐẶC BIỆT VỀ V2

     ại Ba Lê, liền sau khi hay tin sư đoàn 3 thiết giáp chiếm được Nordhausen, Đại tá Toftoy cho thành lập một tổ chức chuyên trách về V2. Mục đích của tổ chức này là cho chuyển về Mỹ 100 chiếc V2 theo sự đòi hỏi của Đại tá Trichel, một công tác không có vẻ gì đặc biệt cho lắm.
Nhưng, đến ngày 25 - 4, Toftoy đã phải kinh hoảng khi được biết rằng, ngày nào Đức Quôc Xã chính thức đầu hàng, thì một khu rộng lớn thuộc vùng trung tâm và phía Đông nước Đức - gồm 600 cây số chiều dài và 180 cây số chiều ngang - đang bị quân Mỹ thu phục và trấn chiếm, phải giao lại cho người Nga, và tất cả lính Mỹ đồn trú ở đấy sẽ phải rút đi để lính Nga đến thay. Nhưng khu vực đề cập đến lại là nơi Nordhausen và Mittelwerke nằm trên đó và còn là nơi trú ngụ của hàng ngàn chuyên viên hỏa tiễn không được chọn theo Von Braun, và các gia đình của số chuyên viên được chọn đi Alpes còn ở lại.
Quyết định chuyển một phần lớn đất đai của Đức do Mỹ chiếm được, phải giao lại cho Nga. Còn có hậu quả khác nữa là đặt người Nga vào một vị trí thuận lợi trong cuộc chạy đua về V2. Nhưng quyết định này lại là kết quả của các cuộc thương nghị lâu dài, ở cấp bậc tối cao giữa các vị nguyên thủ quốc gia Mỹ- Anh- Pháp là Roosewelt, Churchill và Staline, trong các phiên họp tại Quebec và Yalta. Lý do của nó tuy phức tạp nhưng có vẻ hữu lý như là: tướng Eisenhower đã cho tiến quân nhanh đến độ người ta không thể tưởng có thể được như vậy, người Nga đã thiệt mất 17 triệu người và các nước Tây phương đang tìm cách thúc đẩy Nga Sô tuyên chiến với Nhật. Cho nên Nga sẽ được chia một phần đất quan trọng của Đức, dù Hồng quân Nga chưa chiếm được phần đất nào đi nữa.
Đồng ý rằng người ta không cần hỏi ý kiến của các nhà quân sự, chẳng hạn như Đại tá Toftoy, song nó lại liên hệ đến ông đang phải đương đầu với bao hậu quả của quyết định trên. Cái liên hệ đến chương trình gởi V2 về Mỹ đã đặt ông vào một cái thế rất thảm hại. Vào tháng 11 năm 1944, một ủy ban cố vấn về vấn đề Âu châu gồm các đại diện Mỹ- Anh- Nga đã thảo soạn một công lệnh, sẽ được công bố sau cuộc đầu hàng của Đức, đặc biệt qui định rằng: “Các cơ xưởng, thiết trí, nhà kho, viện nghiên cứu, phòng thực nghiệm, trung tâm thí nghiệm, tài liệu kỹ thuật kế hoạch, đồ hình và các phát minh, phải được giữ nguyên trạng và ở điều kiện thuận tiện cho cuộc sắp đặt của các đại diện Đồng Minh”.
Như vậy có nghĩa là người Mỹ phải để lại cho Nga Sô trung tâm Mittelwerke ở tình trạng tốt với các hỏa tiễn V2 và cơ xưởng của nó: thật đúng với điều mà người Nga đang mong ước, để có thể chỉ một sớm một chiều, họ từ chỗ chưa có gì, nay sắp được bước vào cuộc nghiên cứu về hỏa tiễn có tầm xa. Vậy Đại tà Toftoy không thể tự quyền để thi hành lệnh của Trichel được nữa: ông phải để V2 lại cho Nga.
Nhưng, Toftoy không phải là người chịu bó tay một cách dễ dàng như vậy được. Với tuổi 41, ông được xem như là một chuyên viên ưu hạng về ngành Quân cụ, không phải chuyên về hỏa tiễn mà về thủy lôi ngầm. Ông được gởi đến Âu châu, để dọn sạch số mìn gài trong các hải cảng Pháp ở biển Manche, sau cuộc đổ bộ. Và ông có thể tự hào đã cho nổ loạt hỏa pháo vang dội nhất lịch sử, của hằng trăm trái thủy lôi do Đức gài ở hải cảng Chrrbourg. Trước đó, ông cũng có lần, không kể gì đến tính mạng, đã tự tháo ngòi nổ của các chiếc thủy lôi ngầm thuộc loại rất lạ của Đức.
Sau khi phô diễn tài nghệ ở các hải cảng Granville, St Malo, Brest và Le Havre, ông được cử làm Chỉ huy trưởng sở phố hợp Tình báo kỹ thuật, có nhiệm vụ gom góp và gởi về Mỹ -Anh các vũ khí chiếm được của Đức, nhằm mục đích nghiên cứu xứng hợp với lợi ích. Ông sắp đặt cho mỗi toán vũ khí, nào xe Jeep, máy phát, các dụng cụ chụp ảnh với các chuyên viên kỹ thuật rất sáng giá, hoặc các toán riêng biệt mà ông có thể gởi đi bất cứ nơi nào theo ý muốn của ông. Các toán này đã hoàn thành được một công tác tuyệt hảo ở Âu Châu. Cái khó khăn duy nhất mà ông gặp phải chỉ đến từ người Anh.
Thật vậy một thỏa thuận theo khẩu thức được giữ đúng trong suốt cuộc chiến đã ràng buộc sổ phối hợp Quân cụ. Mỹ và Anh, theo điều kiện của khẩu ước này thì nếu ai bắt được 2 mẫu của mỗi loại dụng cụ Đức, một trong hai sẽ được giao cho Anh, nếu người ta chỉ chiếm được một mẫu duy nhất, thì để bù lại, riêng người Anh được hưởng vì xứ họ ở kế bên chiến địa sẽ cho phép việc nghiên cứu các hỏa tiễn Đức sau này và cho khai hỏa ở Tân Mễ Tây Cơ, và bao giờ người đầu tiên sẽ nhận lãnh một vai trò chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ.
Thiếu ta Bromley, bạn đồng khóa của Staver, lo chuyên trách về các tiểu tiết kỹ thuật của toán công tác đặc biệt về V2. Ông có người phụ tá là một kỹ sư điện của M.I.T. được sử dụng với tư cách cố vấn đặc biệt của Ban phối hợp Tình báo kỹ thuật, tên là Louis Woodruff. Việc xếp đặt công tác do Hamill đảm nhận, ông đặt cơ sở tại Fulda, cách Nordhausen 90 cây số.
Bromley, Woodruff và Hamill đã viếng Mittelwerke khi hiệp định đầu hàng của Đức được chính thức ký tại Reims ngày 7 tháng 5 năm 1945. Các vấn đề đặt ra cho cuộc di tản V2 trước khi Hồng quân đến đây, thật đáng e ngại. Người ta không được biết đích xác ngày nào quân Mỹ sẽ rút đi, nhưng nghe đâu có thể sẽ là ngày 1 tháng 6 năm 1945.
Cái trở ngại đầu tiên là không có sẵn hỏa tiễn được ráp hoàn toàn để chuyển đi Anvers. Người ta lại phải xếp loại các đường hầm của cơ xưởng ngầm. Đều đáng ngại là không có bảng liệt kê rõ ràng của các bộ phận ấy. Các tài liệu kỹ thuật lại chưa tìm ra được, và trong khu vực Nordhausen, người ta cũng chưa tìm thấy một kỹ thuật gia tài giỏi, có khả năng làm sáng tỏ được vấn đề cho người Mỹ.
Tiếp đó là phần nhiều các cây cầu và đường sắt quanh vùng đều bị bom phá hủy - chỉ còn có một trạm hỏa xa, nhưng lại không có xe vận ngầm tải để đưa các dụng cụ từ cơ xưởng đến nơi này. Vả chăng, dù cho có thật dồi dào về nhân lực, cũng rất ít người có thể dùng được cho sự cố gắng này, vì nó không đòi hỏi một cách giản dị về sự hào hứng và sức lực, mà lại cần những người ít nhất cũng có kinh nghiệm nghề nghiệp của một người thợ máy giỏi. Thiếu tá Bromley yêu cầu cho gởi ngay đến Nordhausen một đơn vị của Đại đội 144 sửa chữa cơ khí, đóng ở Cherbourg.
Từ Nordhausen đến Cherbourg xa khoảng 1.200 cây số. Trong khi chờ đợi, Bromley cho gọi một phân đội của Trung đoàn 47, Sư đoàn 5 Thiết giáp, có nhiệm vụ thiết lập một hàng rào phòng thủ bất khả xâm nhập vào Mittehverke. Trước đó, các cơ sở đều bỏ ngỏ, điều này không phải là không có những tai hại trầm trọng - Các tù nhân của trại tập trung Nordhausen và Dora đã phá hủy các bộ phận không giá trị mấy và các dụng cụ cơ khí, trong các cuộc trút mối hận thù rất dữ dội, và trong sự cuồng nhiệt của tự do vừa tìm lại được. Dân chúng ở Nordhausen đã đập phá cơ xưởng, lấy cả các bóng đèn cũng như dây cáp điện, làm cho các hỏa tiễn trở nên vô dụng. Các điều tra viên người Anh và ít nhất bằng mọi cách, các đại diện của cơ quan Tinh báo Sô Viết - đã rong chơi một cách tự do trong các đường hầm. Giờ đây, chỉ các người có giấy thông hành đặc biệt, mới có thể vào được trong cơ xưởng ngầm.
Dr. Woodruff bây giờ có thể âm thầm làm việc. Ông kiểm điểm các phúc trình mật, và có một ý niệm khá rõ ràng về các phần tử cốt yếu, cấu tạo nên V2. Các cơ phận này được đặt trong kho ở Mittelwerke, nhưng hệ thông kiểm soát tinh vi lại không được chế tạo ở Nordhausen. Trước kia, khi rút khỏi Peenemunde, các chuyên gia được đưa về các phòng thí nghiệm tạm thời và tùy ứng, lập ra ở quanh vùng và người Mỹ sắp đến, nên họ đã giấu các vật liệu mỗi nơi một ít - ở trong các vựa chứa, nơi trường học, hay tại hãng rượu bia - phải lục soát nơi thôn trang trong một đường kính 100 cây số, để tìm lại các cơ phận cần thiết đó.
Đại đội 144 M.V.A. dưới sự điều khiển của Đại úy Mandeville, đến nơi ngày 18 tháng 5. Người ta luôn nghĩ rằng Hồng quân sẽ đến đây ngày 1 tháng 6. Nếu toán công tác đặc biệt về V2 không chu toàn nhiệm vụ trước ngày ấy, thì hiển nhiên là nước Mỹ không còn đề cập đến V2 được nữa.
Người ta lo dọn trông khoảng một cây số rưỡi, một trong hai đường hầm chính, để các toa chở đất có thể di chuyển được. Có 150 cựu tù nhân tình nguyện làm công tác chuyển vận. Đại đội 144 M.V.A phối hợp với tiểu đoàn 319 Quân cụ và các người của hai đơn vị này phát hiện được ngay các bộ phận kỳ lạ của V2. Người ta thừa hiểu rằng các công tác đóng kiện và cất hàng phải được liên tục 24 giờ trên 24, nhưng lối vào của một trong hai đường hầm đã bị cấm vì lý do an ninh. Hơn nữa, hệ thống thông hơi đã bị hỏng, lúc các toán quân Mỹ đến chiếm cơ xưởng. Thế nên, ngày làm việc chỉ còn không quá 8 giờ. Tuy nhiên, người ta đã nhanh chóng thu góp đầy đủ các bộ phận để tạo nên một sô"chừng 100 V2 mà các xe vận tải sẽ chở đến sân
ga.
Một vấn đề gay go bây giờ lại được đặt ra cho Thiếu tá Hamill. - Người ta tính là cần phải có khoảng từ 300 đến 350 toa xe. Nhưng “Ban vận tải quân nhu” lại không nhận được chỉ thị liên quan đến dự trù không chính thức này. Và dù cho thế nào, người ta cũng không thể xếp đặt cho các đầu máy xe lửa, cũng không cả vật dụng chuyên chở cần thiết cho một cuộc di chuyển khá quan trọng này. Theo vẻ bề ngoài, thì công tác vừa gấp rút vừa quyền biến được thực hiện kia chỉ đưa tới việc tránh cho người Nga khỏi phải nhọc công, chiếm lấy các hỏa tiễn đang được sẵn sàng để chở đi.
Trong khi sự phá hủy các chiếc cầu đã gây nhiều lo lắng cho Hamill, thình lình chính sự phá hủy lại xuất hiện như tặng vật trời cho: hàng trăm toa xe bị nằm ụ lại Nordhausen, hầu hết còn thật tốt. Hamill cho là đã tìm được giải đáp. Nhưng Ban chuyển vận quân nhu lại đòi trưng dụng tất cả các vật liệu chuyên chở này và đem chúng qua vùng chiếm đóng ở Mỹ bằng cách mượn ngỏ cây cầu duy nhất còn sót lại. Đành vậy, Thiếu tá Hamill không có giấy tờ chi cho phép ông được quyền ưu tiên sử dụng các toa xe này.
Tuy nhiên, ngày 20 tháng 5, Ban vận tải quân nhu khám phá ra chiếc cầu còn lại đã bị tung mìn nốt trong đêm. Các sĩ quan tình báo nghi ngờ là các toán nghĩa quân Đức can dự vào vụ phá hoại này. Nhưng có những sự việc không bao giờ được phơi ra ánh sáng. Có đúng là chính người Đức đã phá sập cây cầu? Hay là viên phụ tá của Thiếu tá Hamill, Bob Payne là người hoàn toàn có khả năng dùng đến các thủ đoạn trái phép, để ngăn chặn các toa xe quý giá này không bị chiếm đi. Đến lượt Hamill xác nhận ông hoàn toàn không hay biết gì về sự phá hoạt bằng mìn, và cũng không có chứng cớ nào có thể nhắm vào Payne. Dầu sao, thì các toa xe không thể đi được và thời hạn này đã giúp Hamill có thì giờ để tiếp xúc với Ban chuyển vận và ban công binh ở Nordhausen. Ông có thể thuyết phục với các Ban này về tính cách quan trọng trong vai trò của ông, và đoạt được sự toàn quyền sử dụng các toa xe. Đại đội 1186 Công binh đã sửa chữa lại chiếc cầu và xây cất chiếc cầu khác nôi liền cơ xưởng ngầm đến sân ga.
Bromley và Hamill hứa giúp đỡ cho các cựu nhân viên hỏa xa Đức tìm được công việc làm nên họ tươi tỉnh để cộng tác chặt chẽ với người Mỹ. Ngày 22 tháng 5 năm 1945, chuyến xe đầu tiên đã chuyển bánh.
Mỗi ngày và suốt trong khoảng thời gian 9 ngày đáo hạn, đoàn xe hỗn tạp, gồm trung bình 40 toa lên đường trực chỉ đến Anvers. Chuyến cuối cùng rời Nordhausen vào lúc 21 giờ 30 ngày 31 tháng 5 năm 1945: công tác đã hoàn tất. Ba trăm bốn mươi mốt xe tượng trưng cho một tổng số gần 450 tấn đã được đưa về nước Bỉ.
Tuy nhiên, các lo âu của Thiếu tá Hamill chưa phải đã hết. Vì không có giấy tờ gì liên quan đến các cuộc di tản này, nên vị sĩ quan chịu trách nhiệm hải cảng đã phản đối Hamill: “Hãy dọn tất cả hàng của ông ra khỏi các bến cho tôi, nếu không, bắt buộc tôi phải hành động”.
May thay! Hamill có trong túi một văn kiện do Eisenhower ký, cho phép ông gởi ra ngoài các vật liệu thu được của Đức và ông còn được quyền sử dụng 16 tàu “Liberty ships”. Các phu bến tàu người Bỉ lo xuống hàng các toa xe. Nhân viên của đại đội 144 M.V.A bị triệu khẩn cấp từ Nordhausen về đây, lo việc đóng thùng lại các kiện hàng, các cánh nhỏ tra vào hỏa tiễn, các phòng đốt, các dụng cụ quan trọng, các bình chứa, các thân của hỏa tiễn, và các hệ thông điều khiển, nhằm sắp đặt cho cuộc vượt biển.
Tuy nhiên, việc thỏa thuận theo khẩu ước giữa Anh và Mỹ đòi hỏi phân nửa vật chiếm được phải nhường lại cho người Anh. Đại tá Toftoy không phải là không biết điều đó, nhưng lần này, ông quyết định không dành cho người Anh một cái gì cả. Ông tránh né thông báo với họ về việc di tản các V2 và thuyết phục thượng cấp ông, cho tải tất cả hàng chở trên tàu, về Mỹ.
Ở Anvers, chỉ có các nhân viên của Sở Tình báo Anh. Việc có mặt của các tàu “Liberty ships” không thoát khỏi cặp mắt nhà nghề của họ, cả các thùng chực sẵn đem lên tàu cũng thế. Bắt được việc âm mưu này, họ cho Luân Đôn biết và người Anh đã cố gắng ngăn cản Mỹ cho rời biến các chiếc tàu. Các đại diện Anh bên cạnh tướng Eisenhower - đã cực lực phản kháng; nhưng không đợi các lời phản đối có hiệu quả, Đại tá Holmes, trưởng phân đội kỹ thuật của ngành Quân cụ ở Ba Lê, đã hành động trước. Ông biết rõ khẩu ước giữa Anh-Mỹ về việc chia phần các chiến lợi phẩm, ông cũng biết các chuyên viên Anh rất quan tâm đến các V2 và đặc biệt theo sát hơn cả người Mỹ và người Nga và ông khâm phục các công tác thu hoạch được của Sở Tình báo Anh trong thời còn chiến tranh. Và ngay chính họ cần gây chậm trễ hay hủy bỏ việc tải đi các hỏa tiễn Đức về Mỹ.
Holmes về sau đã nói: “Có thể là tôi đã lầm, nhưng tôi có cảm giác rằng người ta sẽ nhận được một số lớn ý kiến là thà chở tất cả về Mỹ còn hơn là chia lại phân nửa cho Anh”. Ông ra lệnh cho cất hàng xuống các tàu Liberty ships Và khi các đại diện Anh ở Bộ tham mưu tối cao, được quyết định cho lệnh cấm xuất, thì các V2 đã vượt ra vùng hải phận tự do. Đại tá Holmes, đã phải bị khiển trách nặng nề với thượng cấp: “Người ta đòi hỏi tôi phải giải thích, nhưng việc này đối với tôi không có gì trầm trọng cho lắm”.
Nhờ có Holmes, nước Mỹ bây giờ chiếm hữu được khoảng 100 chiếc V2. Song song với công tác đặc biệt về V2, một công tác khác đang được tiến hành, nhằm thu hồi các tài liệu kỹ thuật liên quan đến hỏa tiễn cho đặc quyền độc chiếm của Mỹ. Nhưng trái với V2, đã tìm được ở Nordhausen, các tài liệu luôn được cất giữ trong đáy sâu của một đường hầm nơi khu hầm mỏ hoang phế ở làng Domten.