Dịch giả: Sông Kiên &Lê thị Duyên
Chương 4
V1 XUẤT HIỆN!

     gày 4 tháng 6 năm 1944, tướng Eisenhower tiến vào phòng hợp tại thư viện Southwick House. Bây giờ là chin giờ rưỡi sáng. Đi theo ông có cả một toán cố vấn và các chuyện môn, nhưng chính ông và chỉ một mình ông là có toàn quyền quyết định mà thôi.
Trong một phiên hop trước, các tiên đoán thời tiết – mây thấp, gió vần vũ, biển động – đã bắt buộc phải hoãn kế hoạch xâm nhập, 24 tiếng đồng hồ. Giờ đây, vị sĩ quan về khí tượng lại thông báo cho ông biết, thời tiết đang biến chuyển. Đại úy Stagg, không dám quyết chắc nhưng ông ta hy vọng sẽ có cái may là thời tiết sẽ tốt đẹp, và trời sẽ quang đãng suốt buổi sáng ngày thứ ba, 6 tháng 6 năm 1944.
Tiếp theo, Eisenhower hỏi ý kiến của mười hai vị sĩ quan cao cấp, nhưng đã không đạt được một sự thống nhất toàn thể. Tướng Montgomery, người sẽ chỉ huy lực lượng trên bộ, tỏ ra không đồng ý một cuộc đột kích tức khắc. Thống chế Không quân Tedder, tư lệnh phó tối cao và Thống chế Không quân Leigh Mallory, Tư lệnh không lực Đồng minh, lại bi quan. Căn cứ vào các điều kiện hiện hữu, họ cho rằng cuộc hành quân có vẻ “phiêu lưu”.
Đồng ý là quyết định tối hậu hoàn toàn tùy thuộc Ensenhower. Vị Tham mưu trường của ông, tướng Bedell Smith, rất ái ngại khi nhìn vị chủ soái trong đơn thế và cô lập, sẽ phải lấy một quyết định quá căng thẳng như vậy, một quyết định chỉ riêng cá nhân ông sẽ phải chịu trách nhiệm về sự thành bại này.
Eisenhower xem lại hằng ngàn lẻ một chi tiết liên hệ có thể đưa vào chung cuộc. Đặc biệt có hai vấn đề đã làm cho ông lo âu, mà chỉ các cộng sự viên than cận của ông mới biết được.
Vào cuối tháng 3 (do các điều khẩn khoản của tướng Leslie Groves, giám đốc chương trình Manhattan) tướng George Marshall đã phải đi ngay về bên Bộ Tư lệnh tối cao một Thiếu tá tên Peterson, để ông này tường trình lên Eisenhower là các nhà bác học Anh-Mỹ đang cho hoàn thành một trái bom kỳ dị, thuộc loại hạch tâm. Nhưng ông ta lại thêm, cũng có thể là người Đức có đủ khả năng, để tự họ sản xuất trước đôi chút, bom nguyên tử của họ. Theo Groves, thì sự bất ngờ đáng ngại này hãy còn xa xôi, điều mà ông muốn vị Tư lệnh tối cao phải được báo trước là: địch quân rất có thể sẽ dung loại bom nổ thường, có chứa chất phóng xạ và sẽ có thể dựng lên một loại rào cản phóng xạ trên đường tiến quân xâm nhập của chúng ta.
Vấn đề thứ hai lại càng đáng lo hơn, vì nó cụ thể hơn, Eisenhower không phải chẳng biết gì về sự đe dọa của các cuộc bay lượn vũ khí bí mật của Đức. Ông đã theo dõi các cuộc không kích trong khuôn khổ kế hoạch Crorssbow (chiếc nỏ thời cổ) vào các giàn phóng hỏa tiễn, và các căn cứ tiếp vận liên hệ. Đến tháng tư, ông đồng ý dành cho kế hoạch Crossbow, quyền ưu tiên tuyệt đối về tất cả các công tác không trợ khác. Ông biết rằng Bộ tham Anh-Mỹ có nhiệm vụ về chiến dịch Overlord (mật danh cả cuộc đổ bộ) đã suy tính một giả thuyết, với một sự nghiêm trọng, có thể làm cho quý bạn sửng sốt, là bỏ đi các hải cảng, có thể bị  hủy hoại ở miền Nam nước Anh, và cho di chuyển căn cứ xâm nhập về Hull, Glasgow hoặc Liverpool. Sauk hi nghiên cứu tất cả các tin tức sẵn có, liên quan đến vũ khí bí mật, vị “chủ nhân” kế hoạch Overlord, cuối cùng đã buồn bã dặn dò: “Tiếp tục như định trước và hãy để nó đến.”
Nhưng mặc dù tất cả những cố gắng của các cơ quan tình báo, đã tận tình bất kể sự, để đem lại cho ông các dữ kiện chắc chắn. Eisenhower lại vẫn luôn không biết một cách chĩnh xác việc gì “sẽ xảy ra”: Để bù lại, cái gì ông biết được, chính là miền Nam nước ANh hiện đang là một căn cứ quân sự vĩ đại. Hai triệu người đang chờ đợi, chun chúc dưới các “lều vải” dồn đống trong các trại binh, và trong các lều gỗ “Nissen” quá đông người. Vô số lô vật liệu và đồ quân nhu, đạn được vận chuyển về trên các con đường gồ ghề, hoặc bằng đường xe lửa, đưa về khu tập trung, một hạm đội được bỏ  neo trong các hải cảng Plymouth, Portland và Southampton. Thật là chưa bao giờ lại có một kho binh khí kết hợp được như vậy. Còn có mục tiêu nào cám dỗ hơn cho pháo binh Đức, đặt dài theo bờ biển Pháp.
Có thể nào có sự trùng hợp, xảy ra một cuộc sử dụng bất ngờ của vũ khí mật Đức và ngày J? Eisenhower cũng “không thể tưởng tượng ra được”. Nhưng nếu căn cứ vào thời tiết bình thường mà “bật đèn xanh” thì thật là một hành động “phiêu lưu”. Hoãn ngày J lại vài tuần lễ, cả đến nhiều tháng cũng không phải là ít “phiêu lưu”. Các vũ khí bí mật, có thể hãy còn chưa sẵn sàng (mặc dù người ta không thể quyết chắc điều đó), nhưng Eisenhower không thể chấp nhận “sự có thể có” việc các vũ khí này được hoàn thành trong một tương lai rất gần, và sẽ đem lại những hậu quả thảm khốc cho các chỗ tập trung quân và vật liệu này.
Vũ khí bí mật, chất phóng xạ, điều kiện thời tiết. Eisenhower cứ quanh đi quẩn lại tất cả các điều nan giải ấy trong đầu ông, đồng thời với hàng trăm vấn đề quân lệnh cụ thể mà ông phải suy xét cho thực tế. Và tất cả sự kiện trên chỉ qui về mỗi một vấn đề đơn giản: còn bao lâu nữa, kế hoạch còn bị gác lại?
D. Eisenhower quyết định: “Đúng rồi, phải đến đó”. Một phiên họp mới được triệu tập rất sớm ngay sáng hôm sau, để làm một khảo sát chót về tiên đoán thời tiết, nhưng ngay bây giờ, lệnh phải được cấp tốc chuyển đến hải đội: cuộc đổ bộ bắt đầu. Eisenhower rời khỏi Southwick House với đoàn tùy tùng các tướng lãnh. Rốt cuộc, ông đã phải cần 45 giây để lấy quyết định, khởi thế một cuộc xung kích Hải – Không vĩ đại nhất lịch sử.
Sáng hôm sau, ngày 5 tháng 6 vào lúc 3 giờ30, vị Tư lệnh tối cáo rời khỏi toa xe dung làm nơi trú ngụ và sang đi bằng xe vận tải trên con đường lầy lậy khoảng 1.500 thước, trong mưa bão ngập tràn, để trở lại Southwick House. Nơi đây, người ta cho ông biết là mặc dù cơn bão tố hãy còn quấy động, các nhà khí tượng luôn nghĩ rằng trời sẽ quang đãng ngày 6 tháng 6, và sự yên tĩnh có thể kéo dài được 36 tiếng hồng hồ, nhưng các chuyên viên khí tượng không dám liều lĩnh làm một cuộc phỏng đáon dài hạn. Eisenhower nghĩ ngợi thật lâu, đoạn ông truyền cho chuyển về các vị tham mưu trưởng hỗ hợp, mật lệnh như sau: “Chim bói cá thêm 5, sau hết và thật sự y chuẩn”.
Và ngày 6 tháng 6, trong lớp sương mù dày đặc buổi bình minh, quân đội Đồng Minh đổ bộ lên các bãi ở Normandie-Utah, Omaha, Gold, Juno và Sword. Lục quân Đức (Wehrmacht) và lực lượng S.S. chiến đấu (Waffen S.S. – Tưởng cũng cần nên phân biệt sơ qua về hai loại S.S. để khỏi bị hiểu lầm: thoạt đầu S.S. chữ tắt của Schutzstaffel, là lực lượng cảnh sát của Đảng Quốc Xã, mặc đồng phục màu đen. Sau đó, vì nhu cầu quân đội, một số S.S. này cùng nhiều người tình nguyện khác lập đoàn Waffen S.S., tức S.S. chiến đấu mang sắc phục màu vàng, chiến đấu bên cạnh các đơn vị lục quân, nhưng có phần trội hơn, vì họ được tuyển lựa và huấn luyện thật kỹ, để trở thành những toán xung phong gan lì trong các trận đánh… Còn S.S. cảnh bị vẫn mặc đồng đen và được gọi là Allgemeine S.S) đã đến đó bằng tất cả sự kinh ngạc và chống trả hết sức quyết liệt và đẫm máu. Khi đêm xuống, các người của bên này hay bên kia quân trại,  nếu như họ còn chút gì rảnh rỗi, đã thấm thía rằng họ vừa trải qua một ngày lịch sử: báo trước Đức Quốc xã đã đến hồi mạt vận. Nhưng cũng chính là ngày lịch sử cho một lý do khác – và điều này, chưa ai biết ra sao.
Ấy là ngày J vừa rồi! Thật vậy, sẽ còn có thể xảy ra nhiều cuộc xung kích Hải-Không khác trong các cuộc chiến tranh giới hạn tương lai. Nhưng người ta sẽ không bao giờ tham dự được một cuộc đổ bộ vĩ đại như cuộc đổ bộ ngày 6 tháng 6 năm 1944, vì từ rày về sau, không có một cuộc chiến quan trọng nào còn tùy thuộc vào các chiến binh và vũ khí cổ điển nữa. Trong 15 tháng tiếp theo ngày J, hai vũ khí mới và kinh khiếp đã nhập cuộc: hỏa tiễn có tầm hoạt động xa và bom nguyên tử. Đối đầu với hai loại này, có lẽ tất cả các binh đội đã thư hùng từ khởi thủy đến nay, nếu được kết hợp lại, thì rồi cũng sẽ bất lực như Thống soái Đức Rommel (Tư lệnh binh đoàn B tại mặt trận Tây Âu châu, đối địch với quân đổ bộ Đồng Minh), đã bại trận trên chiến trường đẫm máu ở Normandie.
Điều này, không một ai trong đám quân lonhs đã từng tham dự vào các trận đánh ở các túi lửa “Falaise” và tiến quân trên các vùng Carentan, Isigny, Saint Louis và Caen, có thể biết được như vậy cũng như người ta không thể biết được rằng các chuyên viên về chiến tranh hóa học đã đổ bộ theo chân họ, máy dò tìm và đo chất phóng xạ Geiger cầm trong tay – Không có một vết tích của chất phóng xạ nào gia dĩ bị khám phá – Và các toán đột kích không thể biết nhiều hơn nữa là dựa trên diểm nào mà các vị chỉ huy của họ đã trấn an họ khi bảo rằng đối phương không sử dụng vũ khí bí mật để phản công.
Ngày 12 tháng 6, quân của Eisenhower củng cố lại các đầu cầu trận tuyến của họ, tạo thành một hình cung sâu rộng từ 12 đến 18 cây số, và lấy đà tiến cho một mũi dùi rộng lớn. Scaphadnrier danh từ mấu chốt báo sự xuất hiện của vũ khí bí mật đầu tiên, vẫn không được nghe nói, hay đề cập đến sự vắng bóng của các vũ khí ấy trong thời gian đổ bộ, tạo nên một sự trớ trêu cho các cố vấn khoa học. Họ cho rằng, từ khi bắt đầu có cuộc điều tra của Sandys, tất cả các công tác đó chỉ là một cuộc đánh lừa, một trò gian trá thô lậu rất thịnh hành ở Đức, cốt để gieo sự hoang mang chop he Đồng Minh.
Nay, chính ngày 12 tháng 6 này, vào lúc 21 giờ, tướng Jodel, trưởng phòng hành quân của Bộ Tham mưu cao cấp quân lực Đức, gởi một mật lệnh cho Đại tá Wachtel, liên đội trưởng liên đội pháp binh phòng không thứ 155, đóng ở phía Bắc nước Pháp: bắt đầu công tác “Rumpelkammer”, mật danh chỉ sự khai hỏa của vũ khí V, mặc dầu các loại này còn nhiều khiếm khuyết kỹ thuật.
Vào lúc hơn 4 giờ sáng, một quan sát viên của Royal Observer Corps (Đơn vị quan sát Hoàng gia Anh) ở Kent nghe tiếng kêu rít, và thấy một phi cơ tí bay trên đầu hắn ta, và để lại đằng sau một làn khói màu cam. Hắn ta  hét lên: “Diver!” (ám chỉ V1). Nhưng đã muộn, các máy bay săn tuần hoặc đại bác phòng không, không thể kịp thời ngăn chặn vật lạ kia, đang tiếp tục cuộc hành trình, tạo ra một thứ âm thanh giống như “tiếng hú của chiếc xe Ford kiểu T, đang leo lên dốc đồi”. “Vật lạ” rơi xuống Swanscombe vào lúc 4 giờ 18 phút. Rất may là không một ai bị thương. Trong giờ tiếp theo, 3 chiếc khác của loại phi đạn kỳ dị này đã đến Cuckfield, Platt và Bethnal Green gây cho 6 người chết, và 9 người bị thương ở địa điểm sau cùng: V1, bom bay đã đến, và đến trước V2, chiếc hỏa tiễn có tầm hoạt động xa. (Về vấn đề này, có rất nhiều lý do khá rắc rối, nhưng hai lý do chính được nói đến như sau: một mặt cuộc đột kích ngày 17 tháng 8 năm 1943, không gây tổn hại đến cơ sở của Không quân Đức ở Peênmunde và V1 đã được hoàn thành; mặt khác, V2 là một vũ khí khoa học vô cùng rắc rối mà việc kiện toàn đặt ra vô số vấn đề kỹ thuật gai góc).
Trong số 11 chiếc bom bay mà Đại tá Wachtel cho phóng đi -  giàn phóng được che giấu gần một nông trại ở Pas de Calais – chỉ có 4 trái rơi vào Anh Quốc. Hiệu lực tàn phá có giới hạn, nhưng đây chỉ mới là cuộc tấn công mở màn của vũ khí V, và hiển nhiên, đây không còn là chuyện đùa, như các cố vấn khoa học đã lầm tưởng. Văn phòng Bộ Chiến tranh Anh nhóm họp và có cả những phiên họp ở Hoa Thịnh Đốn nữa để cứu xét tìm phương sách đối phó mối đe dọa hiện nay, đang trở thành là vấn đề thời sự sôi bỏng, và có tầm quan trọng chính yếu.
Luôn trong ba ngày không thấy Đại tá Watchel cho biểu dương V1 nữa. Nhưng, một chương mới về kỹ thuật quân sự được mở ra vào giữa trưa ngày 15 tháng 6: trong khoảng thời gian 24 tiếng đồng hồ, 244 chiếc V1 được phóng đi, kết quả có 144 vượt biển Manche, và 77 chiếc đã rớt vào thành phố Luân Đôn – Mỗi trái V1 mang một tấn chất nổ. Số nạn nhân nhiều vô số và các thiệt hai vật cũng đáng kể. Tình trạng thật bi đát. Nhưng lại còn có một sự kiện cũng không kém phần bi đát là các phi cơ không người lái (V1)  không phải được phóng đi từ các hầm rộng lớn bằng “bê tông” và “cốt sắt” mà phi cơ Anh-Mỹ đã sai lầm bắn phá trong khuôn khổ kế hoạch Crossbow. Người Đức đã thiết lập kịp thời các vị trí tác xạ biến cải, nhỏ hơn và ngụy trang rất khéo, khó mà dò tìm ra được.
Ngày 16 tháng 6 ngay giờ đầu, khi W.Churchill triệu tập văn phòng Bộ Chiến tranh trong một phiên họp toàn bộ, thì các hỏa tiễn V1 tiếp tục trút như mưa xuống Luân Đôn. Một trong các quyết định khôi hài nhất cảu chiến tranh được chọn lấy trong phiên họp này: các biện pháp chặn đứng loại bom bay, đã được nghiên cứu từ lâu, nay được cho đem áo dụng tức khắc. Nhưng, mục tiêu chính vẫn là chiến trường ở Pháp mà người ta phải đạt cho kỳ được. Anh Quốc đành phải đưa lưng chịu. Tuy nhiên, người ta sẽ đòi hỏi ở tướng Eisenhower, phải làm tất cả cái gì thuộc thẩm quyền để tiêu diệt các vị trí phóng V1 đã được sửa đổi mới.
Eisenhower cho rằng hành động ngay, không để mất thời giờ. Cũng ngày hôm ấy, ông gởi cho viên phụ ta của ông là Thống chế Không quân Tedder, một bản văn như sau:
“Để cho các nguyện vọng mà tôi đã trình bày ở hội nghị buổi sáng nay, được hoàn toàn sáng tỏ và chính thức, các mục tiêu Crossbow sẽ được ưu tiên tuyệt đối trên tất cả, trừ việc gì có liên quan đến các lệnh trực tiếp và khẩn cấp của chiến trường. Ưu tiên này sẽ luôn có giá trị cho đến khi nào mà chúng ta chắc chắn rằng vấn đề đã được giải quyết một cách hẳn hoi.”
Trong hiện tại, đang có hai mặt trận rất khốc liệt: trên bộ là “chiến trường ở Pháp” và trên không có “trận giác bom bay” – Mặt trận thứ nhất tỏ ra nhiều thuận lợi hơn mặt trận thứ hai. Cứ theo các đoàn quân, mở đường máu tiến vào Normandie, Eisenhower cảm thấy việc kết thúc chiến tranh đã gần kề, trước các binh đội quả cảm nhưng háo sát mà ông có trước mặt. Tuy nhiên, điều lạc quan của các vị chỉ huy Đồng Minh, chỉ ở mức độ vừa phải, trước nhịp độ oanh kích gia tăng của V1 – Ngày 3 tháng 7 năm 1944, 161 quả bom lại tung nổ trong khu vực Luân Đôn, trong vòng 24 giờ. Và không ai biét được sự việc sẽ ra sao nếu loại V2 được đem sử dụng, vì theo như người ta bảo, thì sự hủy diệt của nó thật thập phần ghê gớm.
Có mỗi một điều chắc chắn là nếu vũ khí V được áp dụng trước ngày J, thì vấn đề mở ra mặt trận thứ hai, có thể sẽ phải đặt lại. Và người chịu trách nhiệm lớn lao trong công tác Overlord (kế hoạch đổ bộ) là tướng Sir Frederick Morgan sau này có ghi: “Chúng ta sẽ không lầm mấy khi bảo rằng, nếu tất cả cơ xưởng của vũ khí bí mật Đức được tận dụng, thì bắt buộc chúng ta sẽ phải thay đổi chiến lược.” Eisenhower lại càng rõ ràng hơn: “Nếu người Đức đã thành công trong việc kiện toàn vũ khí mới và sử dụng chúng 6 tháng sớm hơn, cuộc đổ bộ châu Âu sẽ vô cùng khó khăn hoặc là không thể có được. Tôi đoán chắc rằng nếu họ đã dung các vũ khí đó trong 6 tháng và đặc biệt là nếu các mục tiêu chính của họ là vùng tập trung quân Portsmouth Southampton, thì công tác Overlord sẽ phải hủy bỏ.”
Tuy nhiên trong suốt mùa hè 1944, quân Đồng Minh tiến từ từ vào đất Pháp. Họ cũng đã bắt đầu thắng cuộc chiến “bom bay”. Các lực lượng trên bộ tiến chiếm các vị trí tác xạ V1, còn lực lượng Không quân có nhiệm vụ bảo vệ nước Anh, và tính sổ các hỏa tiễn.
Chiếc V1 di chuyển với một tốc độ khoảng 600 cây số/giờ, vậy nó đi chậm hơn âm thanh – Người ta có thể nghe nó đến gần, có thể thấy được bằng mắt trần và dò tìm ra được trên màn rada – các phi cơ “Spilfire 14” và “Tempest” có thể ngăn chặn được bom bay, hạ được nó khi đang bay, hoặc bắn vào cánh làm cho nó mất thăng bằng và rơi xuống trước khi đến các vùng đông dân cư ở Luân Đôn. Nhưng chúng lại là các mục tiêu khó chạm tới, đối với đại bác phòng không. Tuy vậy, chính các xạ thủ cho  biết là đã hủy diệt được một số khá lớn.
Các máy bay không người lái đã tác hại ghê gớm, nhưng Luân Đôn được sống sót. Vì V1 đến quá trễ nên sẽ không cầm thắng được cuộc chiến. Vậy người Đức chỉ còn có V2 để đương đầu với cuộc tiến quân thắng lợi của Đồng Minh. Người ta không nghe nói về hỏa tiễn có tầm xa, mà sự đe dọa của nó được xem như khẩn bách hơn sự đe dọa của bom bay, và người ta chỉ còn nghi ngờ là chúng sẽ được sử dụng. Sở tình báo đã tiết lộ rằng V2 được sản xuất hàng loạt và họ còn biết ở đâu nữa. Và lần này nữa, chính nhờ quan sát từ trên không, mà người ta có được các tin tức đó.
Đó là loại hỏa tiễn dài, rất to, có 4 chóp cánh hình dáng rất đặc biệt. Vì quá to  lớn, nên rất khó che giấu. Nó phải được di chuyển từ cơ xưởng sản xuất đến căn cứ phòng bằng đường bộ hoặc đường xe lửa. Nhờ các giải thích bằng hình ảnh người ta phát giác ra nơi phát xuất của hàng trăm vũ khí đó. Nó chỉ có thể ở vùng Nordhausen trong quần sơn Harz mà thôi.
Kế hoạch oanh tạc vùng phức tạp Nordhausen bị hủy bỏ, khi người ta nhận rằng, các nhà máy chế tạo được đặt ngầm trong núi. Nhưng người ta để ý thấy có một sự phục hồi sinh hoạt ở Peenemunde, trung tâm nghiên cứu và thí nghiệm đầu não của V2, mà các cơ sở thiết trí nếu được ngụy trang thì cũng ở lộ thiên. Không đoàn thứ 8 của Không lực Mỹ đã thả xuống Peenemunde 2.000 tấn bom chia làm 3 đợt oanh kích trong các ngày 18 tháng 7, 2 tháng 8 và 25 tháng 8 năm 1944. Tuy nhiên, các hỏa tiễn vẫn được tiếp tục sản xuất theo một nhịp độ gia tốc ở Nordhausen. Và các cuộc phóng thi nghiệm được tiếp nối hoặc ở Peenemunde hoặc ở Blizna.
Về phía Đồng Minh, mặc dù đã  hết sức cố gắng, các vị chỉ huy luôn bị đặt trước các vấn đề nan giải, và họ không biết phải làm sao để khắc phục được các trở lựu có tầm vóc này, hầu tiến đến con đường chiến thắng. Riêng các cơ quan tình báo, họ đã làm việc rất  hiệu quả như dò được các căn cứ thí nghiệm ở Blizna, ở Peenemunde và cơ xưởng sản xuất ở Nordhausen, định chỗ được các lộ trình dùng di chuyển hỏa tiễn đến giàn phóng, quy định được vị trí các nhà máy sản xuất chất “Dưỡng khí lỏng” dùng làm nhiên liệu đốt, xác định được hình trạng của hỏa tiễn và tiềm năng lý thuyết của nó, từ quan sát ở dưới đất, đến chụp hình bằng phi cơ. Nhưng họ chưa thành công trong việc đặt tay vào, trên một trong các loại vũ khí này, để làm một phân tích kỹ thuật về nó. Loại V1 hiện giờ cón biết được số lượng, nhưng loại V2, loại mà người ta chưa hiểu rõ thế nào là nguyên lý, và tiềm thế phả hủy của nó, luôn vẫn còn là loại vũ khí bí mật.
Bây giờ đây, hiện đang là mùa hè 1944, sau một năm cố gắng vô hiệu, với các phương pháp gián điệp cổ điển luôn thất bại về V2, Sở Tình báo Anh sẽ tuần tự vén lên màn bí mật.