Chương XI
Lòng mẹ


Chương IV
Phân vân

     ồi tháng nào Đức cũng thấy có ba tờ giấy bạc gài ở trong vở.
Đức đã hết sức chịu khó dò xem ai là người có bụng tốt, nhưng không tài nào biết được. Bởi vì đến tháng thứ ba, Đức tưởng như tháng thứ hai chắc rằng đến tận hôm Đức phải trả tiền trọ mới có món ấy, thì Đức định đến hôm ấy mới để ý. Ai ngờ Đức lại nhận được tiền ngay từ mười hôm trước. Rồi những tháng sau, ngày vui mừng ấy cũng cứ thất thường như thế, nên Đức đành chịu không thể biết người bí mật ấy là ai.
Đức thi kỳ nào cũng được ngồi đầu. Cuối năm, Đức đỗ Sơ học Yếu lược dễ như chơi. Cả hội đồng chấm thi đều khen ngợi.
Đức lại được phần thưởng nhiều sách lắm.
Rồi những năm học sau, Đức được lên lớp nhì, lớp nhất. Mà chỗ ngồi đầu, không ai tranh nổi Đức nữa.
Tuy Đức không học các lớp dưới, nhưng không bao giờ coi các thầy giáo cũ như người ngoài. Trái lại, Đức vẫn có lòng lẩn quẩn nhớ các lớp trước là những nơi tháng tháng Đức tự nhiên thấy được món tiền nó cứu đỡ Đức.
Nhưng thầy giáo Chính và thầy giáo Tuệ hiện nay không dạy Đức nữa, thì Đức nhận thấy các thầy có ý lạnh lùng với Đức. Thỉnh thoảng, Đức có lại thăm các thầy, thì các thầy chỉ hỏi dăm ba câu, rồi khuyên bảo Đức nên chăm chỉ mà thôi. Đức biết rằng các thầy đều bạn công việc soạn bài và chấm bài, nên không dám lấy làm khó chịu...
Nhưng thực ra, Đức cũng đồng ý với anh em, khen tử tế nhất thầy giáo Tuệ, nhì đến thầy giáo Nhượng, thứ ba đến thay giáo Lợi. Còn thầy Cư, thầy Chính thì hay phạt, và một vài khi quá nghiêm khắc với học trò.
Có một lần ông Thanh tra Tây đến trường xem qua loa các lớp, rồi khám lớp Đức học. Lúc ấy đang vào giờ tập đọc chữ Pháp. Gần tan học, ông Thanh tra hỏi thầy giáo xem người học trò nào ngồi đầu lớp. Thầy giáo trỏ vào Đức và bắt đứng dậy. Đức khoanh tay lễ phép nhìn ông Thanh tra.
Ông này hỏi bằng tiếng Pháp một câu khó trả lời quá.
Đức ngẫm nghĩ một lát, rồi đáp. Bỗng cả ông Thanh tra lẫn thầy giáo cùng trông nhau cười ngặt nghẹo. Anh em ngơ ngác nhìn nhau. Đức thấy bối rối, sượng sùng quá. Một lát, ông Thanh tra hỏi:
- Ai dạy anh như thế?
- Bẩm, con còn nhớ rằng năm con học thầy Chính, thầy có giảng như thế, và con đã biên vào sổ tay.
Ông Thanh tra lắc đầu, nói:
- Chắc rằng anh biên lầm, rồi về nhà anh mở sổ ra xem lại, hay anh nhớ chữ nọ ra chữ kia, không biết chừng.
Rồi ông giảng nghĩa cho cả lớp nghe.
Đến tan học, Đức lục chồng sách cũ, lấy quyền sổ khi còn học lớp Sơ đẳng. Đức mở từng trang, dò tìm, thì ra quả nhiên đúng như lời ông Thanh tra nói, Đức đã nhớ sai. Rồi cười một mình mãi...
Năm Đức học lớp nhất, được thầy giáo rất chăm chỉ. Ba tháng trước kỳ thi, thầy bắt anh em cứ ngày thứ năm thì ra trường buổi sáng, để tập thi. Nhiều bận thầy ra bài rất khó, nhưng Đức làm rất dễ đàng. Kết cục, hơn mười tuần lễ, thi kỳ nào Đức cũng được nhiều nốt nhất.
Một hôm, giờ ra chơi, thầy gọi Đức vào lớp, nhân có đông đủ các thầy giáo, thầy giở các bài của Đức ra khoe. Các thầy xem bài Đức, gật gù, nói:
- Anh này chắc đỗ lắm.
Đức vui sướng, đứng im. Bỗng ông giáo Cư nói:
- Nhưng học tài thi phận, biết đâu!
Ông giáo Chính cũng bảo:
- Phải, khen anh ấy lắm, rồi lúc ra thi, anh ấy lại coi thường.
Đức nhìn hai thầy, tuy không dám tỏ ý khó chịu, nhưng rất không bằng lòng. Đức tin rằng mình vừa chăm chỉ, vừa cẩn thận, sức học lại hơn cả anh em, thì thi mười phần chắc đỗ cả mười, nếu mình thi hỏng thì trường này đỗ ai?
Từ hôm ấy, Đức càng chăm học, chăm đến nỗi quên cả thì giờ, không để ý dò xét người hảo tâm.
Hơn ba năm nay, Đức không phải lo đến nỗi đói khát, nhiều lúc nghĩ ngợi đến người ân nhân bí mật mà cảm động rớt nước mắt. Đức ước ao được trông thấy cái bàn tay quý hóa ấy tháng tháng vẫn gài giấy bạc vào trong vở, Đức quyết chạy đến, nắm cho chặt và ôm ghì lấy người mà hôn, mà khóc và làm gì nữa cho tỏ hết nỗi lòng biết ơn?
Dò xét chán, Đức lại đoán. Đức đoán có lẽ l&ight:10px;'>
- Cháu muốn xin thôi học, vì đi học mà lười thì thầy giáo và anh em ghét lắm.
Rồi Đức kể cho bà Tài nghe những câu chế nhạo của bạn. Bà cả Tài ra ý thương hại, bảo:
- Anh sang đây ở với tôi, tôi nuôi cho, anh sẽ có thì giờ mà học. Bỏ phí tuổi trẻ không nên, anh ạ. Hay là từ mai, tôi nói thác với bà chủ anh cho anh sang đây giã gạo hộ tôi, tôi sẽ cho anh mượn đèn mà học.
Bà cả Tài lấy chiếc đèn hoa kỳ, đưa Đức. Đức đặt quyển vở trên phản, rồi xuống bếp thổi lửa để châm đèn.
Bà cả Tài đổ gạo vào cối xong, dặn:
- Anh chịu khó cẩn thận, tôi đi đằng này một tí nhé.
Đức tìm chỗ để đèn cho vừa tầm mắt, rồi chân thì dận cối, tay thì giở vở, nhưng chán ngán lạ thường. Thấy bà cả Tài tử tế, Đức cũng biết vậy, chứ chắc đâu bụng bà ấy có thực tốt không. Đức quyết định hôm sau xin bỏ học. Nhưng Đức muốn học các bài cho thật thuộc, để thầy giáo và bạn bè đừng khinh mình, rồi hãy xin thôi. Thấy sắp được xa lánh bọn anh em thâm độc, sắp khỏi phải trông thấy thầy giáo lúc nào cũng nghiêm khắc, chỉ rình phạt, rình mắng, rình khuyên bảo những câu không làm cho Đức được no lòng, Đức sung sướng, nhẹ nhõm cả người. Rồi nghĩ ngợi. Đức thấy tủi thân, giận thầy, ghét bạn và thù bà chủ.
Trong khi óc đang vơ vẩn, Đức lần lần giờ từng tờ trong quyển vở. Mỗi bài học lại nhắc cho Đức những buổi phải phạt, những câu mắng. Đức như trông thấy thầy giáo ở trước mặt, Đức khó chịu lắm.
Bỗng Đức dừng tay lại, kinh ngạc, Đức trợn to mắt ra, ghé vở vào tận ngọn đèn. Đức mừng rú lên, bâng khuâng, tưởng như mình vừa chiêm bao thấy một chuyện thần tiên huyền hoặc. Rồi Đức rơm rớm nước mắt. Đó là chuyện thực.
Ba tờ giấy bạc một đồng gài chéo trong sách, bay lật trước luồng hơi thở nóng hôi hổi của Đức. Đức rủn cả người, trống ngực đánh mạnh. Thổn thức đến nỗi không đận được cối nữa, Đức gập quyển vở, ôm vào ngực mà thở dài.
Đối với Đức, ai là người đã có tấm lòng vàng? Đức cố nghĩ mãi. Bà cả Tài chăng? Thầy giáo Tuệ chăng? Anh bạn nào chăng? Hay là ai? Thế thì ai? Ai được?
Bụng Đức rối beng! Nhưng ai thì ai. Đức hãy lấy món này để trả tiền trọ cho bà chủ đã...