Dịch giả: Ái Cẩm
Chương 5

     iếng hét của bà Thùy Trâm làm cho Ngọc Bội giật mình thức giấc.  Nàng vội vàng khoác áo choàng chạy sang phòng mẹ.
- Con trai của mẹ đến đón mẹ đó phải không?  Con đến trễ quá thế, con có biết mẹ chờ con đến sốt cả ruột?  Con hãy ngồi xuống bên mẹ.  Lần này nhất định mẹ không để cho con đi biệt nữa đâu.
- Mẹ ơi!  Hãy tỉnh lại đi, con là Ngọc Bội đây mà.
Bà Thùy Trâm đưa đôi mắt đục ngầu ngơ ngác nhìn quanh quất trong phòng như có ý tìm bóng hình quen thuộc.  Bỗng bà nhìn sững Ngọc Bội nói:
- Mày là ai lại vào trong phòng, mày là ai?
Ngọc Bội đỡ mẹ nằm xuống:
- Con là Ngọc Bội đây mà.  Mẹ nằm nghỉ cho khỏe, đừng nói năng lảm nhảm nữa nhé.
- Có phải mày là Ngọc Bội phải không?  Tao biết mày thù ghét em mày, mày đã đuổi nó đi rồi phải không?  Nó thông minh, học giỏi nên tao thương nó, vì thế mà mày đâm ra ganh tỵ thù nó chứ gì?
- Không bao giờ con ghét em con.  Mẹ đừng nói như thế nữa.  Con van mẹ, mẹ hãy nằm yên đi mẹ.  Người chết thì cũng đã chết mấy năm rồi, mẹ cứ mơ tưởng đến hoài làm cho sức khỏe của mẹ càng ngày càng thêm suy sụp.
Ngọc Bội cầm đôi tay chỉ còn da bọc xương, khô đét như cành củi khô, rưng rưng nước mắt thương mẹ vô cùng.
- Mày nói mày thương nó, nhưng mày nhốt nó, đuổi nó đi khỏi nhà này, mày ác độc không cho nó gặp tao.
Bà Thùy Trâm hét lớn làm cho cha của Ngọc Bội vội chạy sang.
- Chuyện gì thế?  Bà lại gọi tên Bội Trung nữa rồi.  Tôi đã nói bao nhiêu lần với bà là nó đã chết rồi cơ mà.
- Nó đã chết rồi?  Bội Trung đã chết thật rồi?  Tại sao con lại bỏ mẹ ra đi?  Đúng rồi, chúng mày đã có âm mưu giết nó rồi bỏ xác trên sông, chính chúng mày đã giết nó, giết con tao.
Bà Thùy Trâm lại mê sảng nói hốt hoảng như thế đến mười lăm phút mệt lả mới chịu nằm im, nhắm nghiền đôi mắt lại.
Qua cơn mệt, bà Thùy Trâm lại hét la om sòm:
- Tại sao các người lại tàn nhẫn đến như thế, nhất định các người có âm mưu giết chết con tao.
Lần này ông Vĩnh Tuấn lấy tay chận lại trên miệng bà Thùy Trâm vì không muốn hàng xóm nghe rồi hiểu lầm.  Giọng nói của bà tắt nghẽn trong cổ họng trông thật tội nghiệp.
- Đừng có la hét nữa.  Đến lúc em phải nghe anh nói đây.  Bội Trung nó chết vì ung thư xương đã mấy năm rồi.  Bệnh viện và các Bác sĩ đã cố cứu chữa nó bằng mọi cách, nhưng cũng đành bó tay trước định mệnh đau thương của nó.  Đã sinh ra là con người, chúng ta ai cũng phải chấp nhận tử sinh thường tình như một định luật bất di bất dịch, thôi em đừng nghĩ đến nữa.
Bà Thùy Trâm lắc đầu đẩy chồng ra và cứ hét lớn:
- Chính con Ngọc Bội đã thù ghét, đã nguyền rủa em nó vì đố kỵ và ganh ghét, tôi biết quá mà.  Tại vì tôi thương Bội Trung nên nó mới ganh tỵ như thế, tôi hiểu điều tôi làm sai trái với nó nên nó độc ác giết em nó.
- Đừng vu oan cho con, em không nên nói như thế.  Chúng ta đã mất đứa con trai, bây giờ em còn muốn mất luôn đứa con gái thân yêu này nữa sao?  Bộ em điên rồi hả?
Nghe cha nói những lời chân thành như thế đã làm cho Ngọc Bội vô cùng xúc động không cầm được nước mắt.  Vì từ lâu, có bao giờ cha nàng nói những điều yêu thương đó với con đâu.  Lúc nào ông cũng lạnh lùng nghiêm khắc như có một, khoảng cách xa vời vợi.  Bỗng dưng ông thắp lên chút lửa ấm giữa tình cha con làm cho Ngọc Bội sung sướng.  Cha không nói nhưng trong ánh mắt nhìn Ngọc Bội cảm nhận cả một bầu trời êm ái đầy tình thương dành cho con.  Ngọc Bội khóc một cách thoải mái.
Ông Vĩnh Tuấn thấy vợ vẫn la lớn tiếng nên một lần nữa vội lấy tay che miệng bà Thùy Trâm như thể giảm bớt âm thanh, nhưng bà Thùy Trâm lại thừa cơ hội cắn chặt lấy bàn tay của ông Vĩnh Tuấn, thấy vậy Ngọc Bội xông tới cố gắng gỡ cánh tay của cha ra khỏi miệng bà Thùy Trâm.
Trong giây p!!!15929_4.htm!!! Đã xem 10297 lần.


Nguồn: http://saigontimesusa.com
Được

Xem Tiếp »

!!!15929_3.htm!!!ên hố thẳm chia cách cha con.  Dĩ nhiên, vì bản tính yếu đuối hiền lành nên cháu lúc nào cũng tỏ ra vâng lệnh ông một cách ngoan ngoãn.  Nhiều khi, tự thâm tâm cháu không tha thiết đến chuyện vào đại học nhưng ông cứ bắt ép nên cháu phải tuân lệnh đấy thôi. Cháu có những cá tính đặc biệt, chưa hẳn vào đại học đã giúp cho cháu đạt thành quả tốt ngoài xã hội sau này.
- Như thế, cô có ý trách sự giáo dục vô tình con của tôi sao?
- Dạ thưa ông, tôi có bao giờ có ý nghĩ như thế.
- Sự trình bày của cô chẳng khác gì bản án là tôi làm cha không có trách nhiệm với con, lúc nào cũng hành xử bằng quyền uy chứ không bằng tình phụ tử?
- Không phải như thế thưa ông, ý tôi muốn nói vì quá yêu con nên ông muốn được toàn quyền lèo lái con phải như thế này, phải như thế kia, đôi khi ngược chiều ý thích của nó mà ông không hề để ý.  Ông nên hiểu hướng dẫn con cái là một nghệ thuật.
Lúc đầu, ông Thanh Phước có vẻ không bằng lòng trước những lời chỉ trích thẳng thắn của Ngọc Bội, vì từ trước tới giờ chưa có ai dám nói những điều nghịch ý ông cả, nhất là những người phục tùng ông, như trường hợp của Ngọc Bội bây giờ. Nhưng rồi trong thoáng chốc, những điều Ngọc Bội vừa nói ra một cách ngay thực, làm cho ông phải suy nghĩ và cuối cùng ông chợt hiểu đó là những lời chân thật, muốn tạo sự thông cảm giữa ông và đứa con yêu quý mà từ lâu ông cứ nghĩ chỉ nên xử dụng quyền uy.
- Theo ý cô, tôi ra lệnh cho Ái Vân bằng mọi giá phải vào cho được đại học thì cô nghĩ sao?  Và sự kiện đó tốt hay xấu?
- Thưa ông, dĩ nhiên là tốt.
- Với trình độ của cháu cô nghĩ cháu, có thể thực hiện được chứ?
- Có thể.
- Tại sao có thể, cô đã từng nhận xét cháu rất thông minh cơ mà?
- Vâng, cháu rất thông minh.
- Đôi khi cháu không hiểu hay là quá sớm để hiểu giá trị kiến thức khi vào đời.  Chính cháu phải tự chọn cho cháu một tương lai, điều mà tôi mong mỏi như thế. Với nhận xét của cô là cháu thông minh, theo tôi cháu sẽ thừa khả năng thực hiện những điều tôi mong muốn đó chứ, nhất là có sự tiếp tay tích cực của cô.
- Xin lỗi Luật sư nhé.  Người thông minh chưa hẳn là người học giỏi.  Với trí thông minh, con người đó có thể vượt xa hơn những điều có sẵn trong bài vở.  Thật sự tôi không phải một nhà tâm lý học nên không biết phân tích sự kiện đó ra sao để ông hiểu một cách thoải mái hơn.  Nhưng theo tôi, chính ông là cha của Ái Vân, chắc ông có thể dùng trực giác bén nhạy của mình để hiểu rõ tâm ý của con ông hơn tôi chứ.
- Cám ơn cô.  Tôi không ngờ đang được đối thoại với một nhà phân tâm học.
- Dạ đâu dám, thưa ông.  Nhận xét giản dị như một nhà giáo được may mắn gần gũi với lớp trẻ nên cũng hiểu đôi chút về tâm lý của học sinh.
- Cám ơn cô, vì có cảm tình với cháu nên cô đã chẳng ngại ngần cho chúng tôi những ý kiến tốt, nhưng cô cũng nên hiểu mỗi con người là mỗi con ốc trong guồng máy của xã hội.  Cháu Ái Vân sẽ vào đời và có một đời sống riêng tư độc lập nên tôi muốn con tôi có một kiến thức tương đối trang bị từ đại học để có thể đương đầu với xã hội, tạo nên một địa vị và một đời sống đảm bảo cho tương lai, và tự chủ như cô vậy.
- Bao giờ tôi cũng mong con tôi học ở cô những điều khôn ngoan thông minh.
- Học ở tôi à?
- Đúng như thế.  Tôi rất quý cô, mặc dù chỉ đối thoại đôi lần nhưng tôi có nhận xét ở cô có tính tự lập, cứng rắn gần như cương quyết.  Chắc chắn sẽ thành công khi lập thân.
- Ở tôi có điều gì để học.  Tất cả những điều ông nhìn thấy ở tôi là do ở trường đời dạy cho tôi đó, một trường đời đầy bất trắc khổ đau, chớ không phải tôi học ở bất cứ một đại học nào.
Ngọc Bội bâng khuâng nhìn những ngọn hoa trúc đào lẳng lơ trong gió rồi tiếp:
- Tôi xin chân thành mong ông đừng bao giờ để cho Ái Vân giống tôi.  Mỗi hoàn cảnh của mỗi người khác nhau.  Thế giới của cô ấy thật trong sáng thơ mộng, đầy thánh thiện.  Ông cần phải trân quý và luôn luôn tạo cho cháu cảm nhận nguồn hạnh phúc tuyệt vời hiếm hoi đó.
Ngọc Bội định nói thêm về hoàn cảnh đau khổ của cô nhưng cô đã kịp giữ lại được bằng sự yên lặng cúi xuống nhìn những ngọn cỏ dại đang bị héo úa dưới bước chân qua.
Ông Thanh Phước lần đầu tiên chăm chú nhìn kỹ nét mặt Ngọc bội và ông đã tìm thấy ẩn hiện vài nét duyên dáng khá lôi cuốn của người đối diện.  Bỗng dưng ông hiểu được những ý nghĩ sâu xa trong đầu óc Ngọc Bội.  Ông chợt khám phá ra ngoài những khó khăn về vật chất, Ngọc Bội còn có một trái tim đầy tin yêu, biết yêu người.  Nhưng chính những tình cảm tha nhân ấy thường làm cho Ngọc Bội khổ tâm hơn người.  Trong thoáng xúc động về những lời thành thật của Ngọc Bội, ông Thanh Phước nắm lấy bàn tay của Ngọc Bội mỉm cười giả lả:
- Thôi chúng ta hãy dẹp chuyện đó qua một bên.  Bây giờ mời cô vào nhà, chúng ta dùng buổi cơm trưa nhé.  Tôi mong cô xem như trong gia đình, khi nào đói cứ tự nhiên nói với bà vú làm đồ ăn, cô đừng ái ngại gì cả.
Ngọc Bội hơi chút bẽn lẽn, nhẹ rút bàn tay ra khỏi tay ông Thanh Phước và lặng lẽ đi theo ông vào nhà và có cảm giác lâng lâng như người đi trên mây.