Mẹ tôi

     ôi có người bạn nhỏ, tên cậu ấy là Lâm. Nhà Lâm đông anh em, nên mọi thứ so với bạn bè không thể nào bằng được. Bạn khác mất chiếc bút máy, thì lập tức bố mẹ đã mua cho chiếc mới ngay. Với Lâm thì không. Cái bút bi mà cậu ấy đang viết từ mấy tháng nay, chỉ thay ruột, còn cái vỏ vẫn tốt. Lâm còn biết chữa khi bút bị tắc mực. Tôi có hỏi sao cậu ấy cẩn thận, tiết kiệm thế? Lâm trả lời:
- Nhà tớ nghèo, mà mẹ tớ lại không được khỏe.
Tôi nghe, vừa quý vừa thương cậu ấy.
Hồi đầu năm học, tôi có cho Lâm vay hơn chục nghìn để mua sách giáo khoa. Vì trong buổi nộp tiền, Lâm không có đủ, tôi đã đưa cho Lâm số tiền mua sách hãy còn thừa. Về nhà, tôi nói lại cho mẹ tôi biết. Mẹ mắng:
- Ngày mai, phải đi đòi về. Hay là tiêu bậy rồi?
Tôi biết đến mai, Lâm chưa thể trả và cũng không muốn mẹ tôi hiểu lầm về tôi và Lâm. Miệng thì “vâng”, nhưng trong lòng, tôi lo lắm.
Hôm sau, mẹ tôi hỏi, tôi thưa là Lâm chưa có. Mẹ tôi không vui, và tôi cũng băn khoăn, không biết làm thế nào. May sao, ba ngày sau, Lâm mang tiền đến trả đúng vào lúc mẹ tôi đang có nhà. Cậu ấy hai tay cầm tiền, thưa với mẹ tôi:
- Thưa bác, hôm nọ cháu thiếu tiền mua sách nên...
Mẹ tôi mỉm cười nhìn Lâm đăm đăm rồi bất chợt hỏi:
- Ai vá áo cho cháu đấy?
Lâm có vẻ ngượng. Tận lúc ấy tôi mới nhìn thấy miếng vá ở vai áo bạn tôi. Màu vải của mụn vá khác với màu vải của áo. Lâm khẽ thưa:
- Cháu... vá lấy đấy ạ!
Mẹ tôi âu yếm bảo Lâm:
- Cháu cởi áo ra - Và quay về phía tôi - Con lấy áo của con cho bạn mặc tạm kẻo lạnh...
Nói rồi mẹ tôi đứng lên mở ngăn kéo đựng đồ khâu, lấy kim chỉ và chọn mụn vải giống với màu vải áo của Lâm, vá lại áo cho nó. Vá xong, mẹ vừa cắn chỉ vừa nhìn Lâm:
- Chắc mẹ cháu bận lắm, hay mẹ cháu ở xa?
Lâm hơi cúi đầu:
- Vâng. Mẹ cháu bận lắm, mà các em cháu thì còn nhỏ ạ!
- Cháu là lớn nhất?
- Vâng ạ!
Lúc Lâm đã ra về, mẹ tôi mới bảo tôi:
- Bạn con là một đứa con biết thương mẹ và ngoan. Hôm nọ mẹ mà biết, mẹ đã không mắng con.
Tôi liền thưa rõ ý định của tôi:
- Con đã định để dành tiền rồi trả lại tiền của mẹ thay cho bạn ấy, nhưng cậu ấy không chịu. Cậu ấy bảo: “Đã vay thì phải trả. Nếu không cậu sẽ bị mẹ cậu mắng”.
Mẹ tôi im lặng. Một lát, người bảo:
- Thỉnh thoảng, con rủ bạn ấy sang nhà ta chơi và học bài với nhau cho vui...
Tôi ôm lấy mẹ, nóng cả mắt. Nước mắt chỉ chực trào ra vì sung sướng.
 

Truyện Cây Bàng Không Rụng Lá Đi tìm việc tốt Một lời giao ước Chín điểm Thăm cô giáo ốm nhỏ. Lũ con thơ vắng mẹ, đang nỉ non khóc ở nhà. Thương con cò quá.
- Bà ơi! Sao con cò nó lại phải lặn lội bờ sông thế?
- Nó mà ở nhà thì con nó đói.
- Con nó là cái bống hở bà?
- Không. Con nó là con cò con chứ!
Chiều hôm ấy, mẹ tôi đi làm cỏ ruộng về, áo quần ướt hết. Mảnh vải nhựa dính chặt vào người mẹ. Bà tôi kêu lên:
- Mẹ thằng Bính thay ngay áo quần đi rồi vào bếp ngồi, kẻo ốm thì khổ đấy.
Tự nhiên tôi nhớ đến lời ru. Lời ru của bà làm cho tôi thương mẹ tôi quá.
“Con cò lặn lội bờ sông”
Bà hay kể về bố tôi:
- Bố con ấy, lên ba hãy còn bú bà, thế mà lên bảy đã biết chăn trâu...
Tôi năm nay cũng bảy tuổi rồi mà chưa biết làm gì. Bà lại kể:
- Bố con ấy, lớn như cái cột nhà, cột đình, lúc ngủ bà vẫn phải mắc màn cho, không thì muỗi nó khênh đi.
Tôi lạ quá.
- Sao thế hả bà?
- Mải ngủ. Nằm đâu ngủ đấy chứ sao?
Vậy thì bố tôi ngày ấy cũng giống tôi bây giờ. Tôi toàn ngủ trước khi bà mắc màn.
Tôi đem chuyện đó khoe với cái Dậu và mấy đứa bạn cùng xóm. Nghe xong, cái Dậu ngẩng đầu:
- Đẹp lắm đấy mà còn khoe!
Ơ! Người ta khoe thì đã làm sao? Cái Dậu ở ngay cạnh nhà tôi. Nó cũng có bà. Bà nó vẫn hay sang chơi với bà tôi. Bị nó nói như mắng, tôi đứng ngây ra, tắc cả họng. Được thể, cái Dậu bôi thêm:
- Khéo vòi, còn khoe!
À! Như thế đấy. Nó chế tôi chỉ biết làm nũng bà thôi đấy. Cái Dậu bằng tuổi tôi mà nó đã biết bế em, quét sân, quét nhà đỡ bà, đỡ mẹ. Còn tôi, tôi chưa có em, cả nhà có mỗi cái chổi rơm thì bà tôi đã quét mất rồi. Làm sao tôi bế em, quét nhà, quét sân như cái Dậu được? Ức quá, tôi chạy về, ôm lấy bà phụng phịu:
- Tại bà đây.
Bà tôi vuốt tóc tôi:
- Tại làm sao? Cháu bà làm sao?
Tôi kể lại việc cái Dậu chế. Bà cúi xuống thơm tôi:
- Ừ, mai bà để chổi cho mà quét.
Đến mai, tôi lại quên. Nhà với sân vẫn do bà tôi quét. Tôi phụng phịu bắt đền. Bà kể cho một chuyện:
“Ngày xưa ngày xưa, có một chàng Hoàng tử - Hoàng tử tức là con trai nhà vua ấy cháu ạ, được vua cha yêu quý lắm. Cả ngày, Hoàng tử chỉ có mấy việc phải làm là: ăn, học và chơi. Còn thì mọi thứ đều có người hầu. Màn không phải mắc, áo quần không phải giặt, đi đâu thì có ngựa có xe, cần cái gì cứ ngồi một chỗ mà gọi là được. Vì thế, lúc lớn lên, vị Hoàng tử ấy chẳng biết làm lụng gì cả.
Một ngày kia, Hoàng tử cưỡi ngựa đi chơi và gặp cô công chúa con vua láng giêng. Công chúa mới hỏi:
- Hoàng tử ơi! Hoàng tử là Hoàng tử chăm hay Hoàng tử lười đấy?
Hoàng tử trả lời:
- Tôi là Hoàng tử chăm.
- Thế Hoàng tử có biết xâu kim không?
Vị Hoàng tử ngơ ngác:
- Xâu kim là cái gì cơ?
Công chúa bật cười chế nhạo:
- Xâu kim như xâu táo ấy, Hoàng tử ạ!
Hoàng tử thẹn quá, liền quay ngựa về nhà hỏi mẹ. Mẹ bảo hỏi bà. Bà kể rằng: ‘Ngày xưa có chàng Hoàng tử được vua cha chiều chuộng lắm, không biết làm gì cả, chỉ biết ăn. Ai làm gì cũng kệ. Ai bảo gì cũng không nghe, nên lúc lớn lên, cứ ngẩn ngẩn ngơ ngơ như người từ trên cung trăng rơi xuống’. Nghe xong câu chuyện vị Hoàng tử nọ đã hiểu ra, từ đấy mới chịu khó tập thành làm lụng cho quen...”
Tôi lại đem chuyện này kể cho cái Dậu nghe. Nó cười tít cả mắt:
- Thế đằng ấy có biết xâu kim không?
- Xâu... kim ấy à? - Tôi hỏi lại nó.
- Ừ.
- Chả ai bảo tớ xâu hết cả.
Cái Dậu cười nữa:
- Thế thì đằng ấy là Hoàng tử đấy!
Tôi tức quá. Tức đến phát khóc lên được. Tôi chạy ngay về nhà, mách:
- Bà ơi! Cái Dậu nó bảo con là Hoàng tử không biết xâu kim đấy!
Bà xoa đầu tôi:
- Ừ, để bà dạy cháu.
Tôi không nghe, cố nằn nì:
- Bà dạy cháu ngay bây giờ cơ!
- Thì để bà còn lấy kim chỉ ra đã chứ!
Phải mất một lúc, tôi mới xâu được một lần kim. Thế l&a Bếp lửa Choai và Vá Bồ nông có hiếu Cây cột mốc và con ngựa Cái cúc màu xanh Trò chơi của bố Cái kẹo và con cánh cam Con cóc Ai giống mẹ Chú bé và ông già nhặt đá Tiếng mưa Đôi bàn tay mẹ Cây ổi Bo Hoa mướp vàng Quà gửi bố Chú và cháu Cô bé tóc bím Cái hầm trú ẩn Xạ thủ số 2 Bức tường có nhiều phép lạ Cây bàng không rụng lá Chiếc máy kỳ lạ Cháu trai ông đánh giậm Những hạt bỏng ngô Bữa khoai trưa Cu chim Vườn ông vườn xuân Mẹ tôi Người học trò lễ phép Nhớ bà Chiến công đầu tiên của người đội viên mới Đối thủ Cánh buồm trên sông Ụ súng xanh