Bóng mây kỷ niệm

     ôi có người bác họ, dân làng thường gọi bác là ông đồ Nhị bởi vì bác đã từng dạy cả chữ Hán lẫn chữ quốc ngữ ở nhà quê. Tên thật của bác, đến hôm nay, tôi vẫn không hiểu rõ, chỉ biết bác tôi ngày xưa đã mấy lần tấp tểnh lều chõng đi thi và đậu được “bằng” nhị trường.
Cái đám học trò của bác tôi sau này chẳng ai làm nên công trạng gì để giúp đỡ thầy trong cảnh lầm than cơ cực. Họ cũng sống vất vưởng sau lũy tre còm, nên dòng sông hẹp mà tự thưở khai thiên lập địa đến giờ chưa có lúc nào đầy tràn nước của cái làng Tường-an nghèo xơ nghèo xác này. Nhưng nếu ai chịu tìm hiểu rằng vốn chữ quốc ngữ của bác tôi ít ỏi quá, ngọn bút sắt viết trên giấy tây cứ mãi mãi vướng mắc. Thêm vào đó, một tâm hồn luôn luôn bị ám ảnh bởi những dòng tâm huyết của Trần Tế Xương của Học Lạc nên bọn môn đồ khi xếp bút nghiên chỉ biết bỏ làng ra đi hay cặm cụi xới từng miếng đất quê hương mà gieo hy vọng no lành thì cũng đừng lấy làm lạ.
Bác tôi núp dưới mái từ đường họ Vũ. Nó điêu tàn không khác chi đời bác. Có nhiều hôm gió lạnh ồ ạt kéo nhau về thổi vù vù vào ba gian nhà trống không phên liếp, bác tôi vẫn thản nhiên khoác mảnh chăn đơn ngồi rung đùi ngâm thơ hoài cổ, coi bão táp ngoài trời không hơn hớp rượu nhạt chiều đông. Con người kỳ dị ấy chưa được hân hạnh thoáng nghe đôi lời than thở hay tìm được dòng nước mắt oán hờn, tuy cuộc đời bác đan dệt toàn bằng buồn tủi, đau thương. Ngày tháng trắng xóa tiếp nhau trôi qua. Mưa nắng chưa ngừng trút xuống mái tranh tàn tạ nên bác tôi vẫn phải lấy bìa bồi cậy vá víu những chỗ dột nát như bám lấy đám học trò đần độn mà sống qua thời. Sự gian nan điêu đứng ấy không làm bác tôi oán hận. Bác vẫn giữ phong độ của ông đồ nho giảng đạo thánh hiền. Thầy khóa tư lương mãi mãi cứ dạy lương tư thôi.
Dần dần, chữ nho ít người học, chữ quốc ngữ phổ biến nhiều hơn. Đáng lẽ, bác Nhị phải đập tan nghiên mực, vứt phăng ngọn bút lông giải nghệ rồi cơ đấy. Nhưng vì còn vướng lụy áo cơm, bác tôi phân vân chưa nỡ dứt. Đêm đêm, bác thắp đèn lần mò sang nhờ cha tôi dạy thêm ít tính toán cho “vốn liếng” vững mà tiếp tục hành nghề. Nghĩ tội nghiệp người bác, trải cuộc đời để hai thời đại giẫm lên điêu đứng.
Bác tôi không lấy vợ. Thuở chưa ngồi dạy ở làng, bác đã từng phiêu bạt nhiều nơi và nổi tiếng là một tay danh cầm miền Thái. Lòng bác giống như con tàu thiên lý, chở đầy những mộng những mơ, qua hết ga này bến khác song ít khi bác ở đâu lâu. Khi thấy tình đời chớm lạnh, tình người đơn côi, bác tôi lại rũ áo bỏ đi tìm tri kỷ một phương trời khác. Chao ôi, bác tôi đã dại dột đem hết cả gia sản tinh thần, đem hết cả hào hoa phong nhã của tuổi trẻ, cố mua chút tình cảm của thế nhân. Nhưng con người nghệ sĩ ấy chỉ gặp toàn thất vọng. Cỏ hoa ngoài viễn xứ biết có hiền hay hèn mà nỡ để chí lớn thiên hạ úa dần theo năm tháng? Dĩ nhiên, tiếng đàn sẽ ngọt hơn, tâm hồn sẽ trang trải hơn trong đoạn đời đau thương của bác đồ Nhị thân yêu.
Tôi không đếm được những cuộc tình duyên chắp nối bằng nhạc, bằng thơ nơi xa xôi của bác tôi nhưng tin rằng, với tâm hồn dễ rung cảm, khối óc ưa viễn vọng, yêu tự do, yêu cái thầm kín xâu xa nhất của cuộc đời thì dễ gì quên được ánh mắt giai nhân e ấp chiếu vào tim thơ những chiều viễn phương có gió may lạnh lẽo. Tôi tin để mà tin thôi chứ dễ chi dò hỏi một mẫu người trầm lặng như bác Nhị. Con tàu chạy dọc suốt lòng đời và không hề nghĩ tới ngày mai rạn vỡ. Con tàu thiên lý ấy, sau khi đã lướt đi muôn dặm, đã thua nhẵn mộng mơ ở dòng đời, đã gửi tặng ga bến chút sản nghiệp nhỏ mọn gây dựng nên do mồ hôi nước mắt tổ tiên để lại, im lìm về yên ngủ vĩnh viễn sau lũy tre làng, dưới mái từ đường xiêu vẹo của họ Vũ. Thân hình tàu ngày ngày hoen gỉ, chất sắt tiết ra nước vàng tái tê, đau đớn. Ga bến biết còn nhớ người xưa chăng, chứ người xưa thì đã in rõ ràng trong tâm khảm từng vạt nắng cô liêu của mỗi hoàng hôn buồn chết.
Thế là hết, đời bác tôi sẽ chẳng bao giờ thấy ánh vinh quang. Bác không oán hận, cũng không vội vàng như xưa nữa. Ngày lại ngày, bác lặng lẽ dở từng trang kinh nghiệm mua bằng muôn vớp nhất ưa mặc áo dái xanh lam còn hai cậu em mặc âu phục trái với Khoa và các bạn Khoa mặc áo dài thâm quần chúc bâu trắng. Khoa ở phố huyện đối diện dinh quan. Chiều chiều con quan ra phố chơi, đôi lần ghé vào hàng nhà Khoa mua vài thứ lặt vặt. Những lần như thế, Khoa chạy đi núp, len lén nhìn thấy cha mẹ lễ phép chào mời. Khoa lại càng tin rằng con quan ghê lắm. Trong lòng Khoa đâm chồi thù ghét ngấm ngầm tuy Khoa rất sợ hãi. Dần dần Khoa hối hận về sự hiềm tị vô cớ của mình. Con quan huyện có làm gì Khoa đâu. Ở nhà hồi bé bỏng, bà khoa hay kể cho Khoa nghe chuyện Tấm Cám. Khoa thương con Tấm cô độc, lủi thủi một mình chả ai chơi với, lại còn bị mẹ con con Cám hất hủi nữa. Khoa ngây thơ dám ví con quan như Tấm trong trường huyện. Vì thoang thoáng Khoa biết nhiều học trò ưa kể xấu con quan, nào là học dốt mà cũng nhất, nhì... Thoạt đầu Khoa cũng vào hùa, sau Khoa im lặng cho đến hôm nay. Khoa bỏ chơi đứng ngắm con quan. Và Khoa bỗng có cảm tình với chị học lớp nhất, cảm tình thầm kín ấy Khoa không dám giãi tỏ. Khoa chỉ rình lúc giờ ra chơi ngắm trộm chị em con quan.
Trống trường lại điểm ba tiếng cộc lốc. Khoa chạy vụt xuống sắp hàng vào lớp.
Thầy Thanh nghiêm giọng nói:
- Lát nữa quan huyện đến thăm trường, các con phải tỏ ra lễ phép nhé! Dở sách ra, trang... bài... Sáng nay tập đọc thay cho cách trí.
Học trò cậu nào cậu ấy xanh mặt sợ hãi, hồi hộp đợi chờ. Mãi tới 8 giờ quan huyện mới tới. Cả lớp đứng dậy. Quan vẫy tay cho ngồi xuống. Quan khuyên nhủ vài lời, rồi quan hỏi thầy giáo xem ai giỏi nhất lớp. Thầy giáo chỉ tay về phía Khoa. Quan huyện mỉm cười lấy tay ra hiệu. Khoa nhỏm lên như cái lò xo. Quan nói tiếng Việt khác với quan cũ và khác cả với ông thanh tra thích nói tiếng Pháp. Giọng quan hiền hậu làm Khoa đỡ run:
- Tên con là gì?
- Dạ, thưa quan lớn tên con là Khoa.
- Tốt lắm, con ở đâu?
- Thưa, con ở phố huyện.
- Cha mẹ con làm gì?
- Thưa quan lớn cha mẹ con buôn bán.
- Giờ này con học bài nào?
- Thưa quan lớn, tập đọc ạ!
- Con đọc cho ta nghe.
Khoa thong thả dọc bài “Cái thú nhà quê và cái thú kẻ chợ”. Hết bài, quan huyện hỏi:
- Con thích ở nhà quê hay ở tỉnh?
- Thưa quan lớn con thích ở nhà quê.
- Tại sao thế?
- Thưa quan lớn vì ở nhà quê mát mẻ, không khí trong sạch, nhiều ao hồ bơi lội, và câu cá...
Quan gật đầu hài lòng. Quan nói tiếng Pháp với thầy giáo:
- Il est très intelligent. Donnez-lui 9 points, monsieur.
Quan huyện hỏi vài người nữa. Quan nhìn hai câu quý tử. Quan có vẻ bất mãn điều chi. Khi tiễn quan ra khỏi lớp, quan nói chuyện nhỏ với thầy giáo, thầy gật đầu vâng dạ.
Sau ngày đó, học trò ngồi lại. Thầy giáo dồn chỗ lên hai bàn trống, thầy bảo Khoa ngồi cạnh con quan. Mấy bữa đầu ngượng ngùng bẽn lễn chả biết làm quen thế nào, Khoa đành câm lặng. Đến hôm thi vẽ, Khoa để quên bút chì ở nhà, được con quan cho mượn và tiện dịp con quan bắt chuyện Khoa. Tên hai cậu là Vĩnh và Bảo. Vĩnh là anh Bảo, tính tình điềm đạm, dễ yêu.
Vĩnh, Bảo quấn quít lấy Khoa. Giờ ra chơi hai cậu lôi Khoa ra khoe với chị Hiền. Chi Hiền dịu dàng hỏi Khoa, vuốt ve Khoa và chị cho Khoa tiền. Khoa không lấy. Khoa thành bạn thân của Vĩnh, Bảo. Sự mong ước đã hiện hình nhưng Khoa mất bạn cũ. Buổi sáng Khoa không được kéo cờ, đánh trống. Thầy Thanh nhượng vinh hạnh ấy cho bạn Khoa. Cái phức tạp của cuộc đời bắt nguồn trong mạch sống vô lư. Những giờ ra chơi Khoa lủi thủi góc sân hay dưới gốc ngâu. Hôm nào Vĩnh, Bảo nghỉ học, Khoa lẻn xuống nhà ông tùy phải ngồi khóc. Sự lẻ loi của Khoa có duyên cớ. Khoa luôn luôn bên cạnh con quan, bạn bè ai dám chơi với Khoa nữa. Khoa bực mình. Khoa đau khổ. Chẳng hiểu tại sao người ta cứ tìm cách xa lánh nhau. Vĩnh, Bảo chị Hiền đều còn nhỏ, đều muốn nhập vào niềm vui của đám đông. Đám đông từ chối, đám đông khép cửa tình cảm như tên phù thủy lấp hang nhốt Aladin.
Bây giờ Khoa không thả diều cùng bọn thằng Vọng. Không đi câu cá cùng bọn thằng Cung, không đi bắn chim cùng bọn thằng Vũ, không đi bơi lội cùng bọn thằng Căn. Chúng nó chế riễu Khoa. Khoa muốn khóc mỗi lần nghe chúng nói: “Thấy người sang bát quàng làm họ”. Khoa rơi trong sự cô độc chả khác chi Vĩnh, Bảo dạo nọ. Khoa chưa biết oán hờn nhưng Khoa buồn, buồn ở tuổi non dại. Khoa bỗng trở thành đứa ít nói, hay nghi ngờ và nhút nhát. Khoa đem chuyện bạn bè bỏ rơi kể với chị Hiền. Chị Hiền an ủi:
- Thì Khoa vào dinh chơi với Vĩnh, Bảo. Cần gì chúng nó.
Khoa ngần ngại nghe chị Hiền nói thế. Khoa vẫn cần bạn cũ. Thiếu chúng nó Khoa trống trải, cuộc đời thơ ấu nhạt nhẽo làm sao. Hai ba tuần, Khoa nằm lì xó nhà, mong bọn thằng Vọng hiểu dùm là Khoa thích chúng nó hơn con quan. Đpx;'>
Đây là màn bi kịch độc đáo nhất của cuộc đời, tiếc rằng khán giả đã về hết.
Cuộc đảo chính lật đổ bầu Xưởng của anh em nghệ sĩ gánh “Gió Bụi” thành công mỹ mãn. Gánh hát bắt buộc phải nghĩ ít lâu. Họ điều đình với đào già Năm Phồn để mua trả góp y phục, mũ mãng... Một tháng sau, gánh “Gió Bụi” đổi tên mới cho hợp thời. Lựa chọn mãi, cuối cùng họ quyết định là “Đường Đời Gió Bụi” do Mộng Tần làm bầu có Mộng Lương về tăng cường. Họ tung ra vở mới toanh “Bạo Chúa Tần Thủy Hoàng”.
Cô đào lẳng Ái Hoa thay chân bà bầu của mẹ. Kép Mộng Tần đã lấy cô hẳn hoi. Cái bào thai trong bụng đào già Năm Phồn, kép Mộng Tần hứa sẽ bao bọc nó nếu nó sống. Cô đào Duyên Hương khăn gói về thủ đô gia nhập gánh “Ra Đi”. Mọi sự đều thay đổi. Đào Bảy Gò Đen nghiễm nhiên thành đào chính. Công nhân thì vẫn là công nhân, vẫn phải quét dọn và khuân vác đồ đạc. Và lương bổng không tăng đồng nào. Khán giả nóng lòng coi hát. Nghiền ghê mất rồi. Đóng cửa một tháng còn chi nữa.
Rồi một buổi sáng trời trong mây lành, khán giả bỗng nghe thấy tiếng trống quen thuộc. Người ta đổ xô ra đường. “Áp-phích” của gánh “Đường Đời Gió Bụi” dán đầy phố vơi những dòng văn chương như thế này:
“Sau khi đã cải tổ nội bộ, đoàn ‘Đường Đời Gió Bụi’ do Mộng Tần lãnh đạo hoàn toàn đổi mới. Đổi mới hết, từ phông cảnh, tuồng tích đến đào kép. Chúng tôi không dám nói dối đâu. Quý nqài tới coi sẽ rõ. Đêm ra mắt bà con, chúng tôi trịnh trọng khai trương vở ‘Bạo Chúa Tần Thủy Hoàng’. Tới coi quý ngài sẽ thấy tráng sĩ Kinh Kha... xuýt đâm chết bạo chúa. Vở mới! Đào kép mới! Đợt sóng mới! Tài năng mới! Khung cảnh mới! Tinh thần phụ vụ cũng mới!”
Khán giả xô nhau tới rạp “Sông Hồ”. Vé hết rất sớm. Người ta chờ từng giây phút. Khi tấm màn nhung quen thuộc mở rộng, người ta vội vàng sửng sốt. Vẫn phông cảnh cũ, vẫn đào kép cũ. Khác có tuồng mới. Người ta say sưa thưởng thức. Chỉ tiếc đào kép hơi cũ và tuồng mới hay không quá một đêm khai trương.
16. 11. 1963
(Sau ngày cách mạng năm ngày)