Dịch giả: Lâm Hoàng Mạnh
Chương 19
Syria: Mối độc hại

     ịch sử là một vị thẩm phán trầm lặng, nghiêm khắc phán xét nếu chúng ta không biết lựa chọn con đường đúng hướng hôm nay.” Kofi Annan phát biểu khi nhìn tất cả Bộ trưởng các nước ngồi xung quanh bàn họp, những người đã nhận lời mời của ông tới Cung điện Quốc gia ở Geneva vào cuối tháng 6-2012 với hy vọng chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu đang bùng phát tại Syria.
Ông Kofi Annan nêu ra những sự khó khăn trong đàm phán. Ông là vị Tổng thư ký thứ bẩy của LHQ nhiệm kỳ từ năm 1997 đến 2006, một người Ghana điềm đạm, từng được giải thưởng Nobel Hòa Bình. Ông nói với mọi người: “Các vị có mặt ở đây đều là những người có đầy đủ sức mạnh để xoay chuyển chiều hướng cuộc khủng hoảng này. Bởi vì quý vị đại diện cho các nhà lãnh đạo có quyền lực.” Rất chính xác như những gì Kofi đưa ra, những người tới dự tại cuộc họp này có những quan điểm rất chia rẽ, lãnh đạo nào theo đường lối ấy.

Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ đầu năm 2011, người dân Syria tiếp nhận từ những cuộc biểu tình ôn hòa nhưng thu được kết quả thắng lợi ở Tunisia, Ai Cập, vì vậy họ hò nhau xuống đường biểu tình chống chế độ độc tài Bashar al-Assad. Giống như Libya, lực lượng an ninh của chế độ đối phó bằng vũ lực, bắt giam hàng loạt, vì vậy một số người Syria đã tự vũ trang để tự vệ và muốn lật đổ Assad. Đây là cuộc chiến không cân sức, tính đến tháng 6-2011, chính quyền đã giết 1300 người trong đó có cả trẻ em. (Tính đến đầu năm 2014, con số thiệt mạng ước tính hơn 150 ngàn người, nhưng có thể quá thấp so với thực tế.)
Đầu năm 2010, một năm trước khi cơn lốc xảy ra ở Syria, tôi tiến cử với Tổng thống nhà ngoại giao kỳ cựu Robert Ford dầy dạn kinh nghiệm, từng phục vụ khắp khu vực Trung Đông và gần đây nhất ông làm Đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Irag sau hơn 5 năm đóng cửa sứ quán. Đây không phải là một quyết định dễ. Hoà Kỳ đã rút sứ quán để chứng tỏ không tán thành chế độ Syria, giờ đây mở lại tòa đại sứ có nghĩa là Hoa Kỳ chấp nhận chế độ cùa Assad. Nhưng tôi lại nghĩ khác, -ngay lúc này tôi vẫn tin như thế-, mọi việc sẽ dễ dàng hoạt động nếu chúng ta có sứ quán, ngay với một số chế độ tuy Hoa Kỳ cực lực phản đối, chúng ta vẫn cần có cơ sở để chuyển tải những thông điệp và có tai mắt ở quốc gia đó.
Tổng thống Obama đồng ý, tháng 2-2010 đề cử Robert. Nhưng Thượng viện ngăn cản vì phe đối lập phản đối, không phải phản đối Robert, (ông là nhà ngoại giao xuất sắc và nhạy cảm), mà phản đối lập sứ quán tại Syria. Ngay sau khi kỳ nghỉ Lễ Giáng sinh, Tổng thống sử dụng Quyền lập pháp bổ nhiệm Robert trong thời gian Quốc Hội nghỉ lễ. Ông đến Damascus tháng 1-2011, sau thời gian ngắn ổn định trước khi các cuộc biểu tình diễn ra. Tháng 3, các cuộc biểu tình phát triển leo thang nhanh chóng, lực lượng an ninh nổ súng giết nhiều người biểu tình ở Daraa, đến cuối tháng Tư đưa lực lượng xe tăng cày ủi nhà cửa.
Hoa Kỳ lên án mạnh mẽ việc sử dụng bạo lực chống lại thường dân. Hậu quả là Đại sứ Rovert Ford và nhân viên sứ quán Mỹ đối mặt với sự quấy rối và đe dọa, trong đó có xảy ra vụ nghiêm trọng vào tháng 7-2011, những người biểu tình ủng hộ chính phủ đã xâm nhập vào khu nhà sứ quán, đập phá các cửa sổ, dùng sơn bôi bẩn, tấn công khu nhà ở của Robert.
Bất chấp hiểm nguy, ông đến hiện trường của vụ thảm sát tồi tệ năm 1982, gặp gỡ thể hiện tình đoàn kết và đồng cảm của Hoa Kỳ với những người biểu tình đòi cải cách dân chủ. Ông lái xe vào thành phố, người dân vây quanh xe ông tặng hoa, ông đến thăm các bệnh viện, nơi người biểu tình bị thương nằm điều trị do lực lượng an ninh Syria khủng bố. Đồng thời cố gắng tìm hiểu thêm về người biểu tình, mục đích và tìm cách thiết lập mối liên lạc thường xuyên với họ. Cuộc viếng thăm này đã củng cố vị trí Robert, vì vậy phe đối lập của Thượng viện thấy quyết định của chúng tôi đúng. Rất nhiều người trong số Thượng nghị sĩ trước kia phản đối giờ đây xác nhận những việc ông làm thật ấn tượng, dũng cảm, thông minh và đến tháng Mười cuộc bỏ phiếu chính thức được thông qua. Đây thêm một ví dụ về những nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm, biết chấp nhận rủi ro để từ trong bốn bức tường ở toà đại sứ dám đi thẳng đến những nơi mà công việc cần phải có mặt đúng lúc và cần thiết nhất.
 Bất chấp sự phản đối của quốc tế về bạo lực ở Syria, Nga và Trung Quốc bỏ phiếu phủ quyết t thăm dò, nỗ lực tìm kiếm cuộc đối thoại, trong đó có bức thư qua Quốc vương Oman làm trung gian. Năm 2000, Ngoại trưởng Madeleine Albright đã chìa cành ô-liu bằng cách chính thức xin lỗi về vai trò của Hoa Kỳ trong cuộc đảo chính của Iran năm 1953 và nới lỏng lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, phía Iran không tiếp tục theo đuổi đường lối cởi mở vì phe cứng rắn tìm mọi cách hạn chế khả năng hành động của Khatami.
 Cái chính trong vấn đề là tìm cách tiếp cận, động viên Khatami sau vụ khủng bố ngày 11-9-2001, hy vọng sẽ hợp tác với Hoa Kỳ trong vấn đề Afghanistan, vì có đường giới chung giữa hai nước. Nhưng trong bài phát biểu của Tổng thống Bush năm 2002 đã gọi ba quốc gia Iran-Irag và Bắc Triều là “Trục ma quỷ”, chấm dứt cơ hội đối thoại giữa hai nước tại thời điểm đó. Khối châu Âu vẫn dẫn đầu trong cuộc đàm phán với Iran về chương trình hạt nhân, nhưng các cuộc đàm phán sụp đổ sau khi Mahmoud Ahmadinejad lên làm Tổng thống năm 2005 thay thế Khatami, một kẻ cực đoan đã khước từ và khích động đe dọa xóa sổ Israel trên bản đồ thế giới và đáp trả một cách xúc phạm các nước phương Tây.
Là Thượng nghị sĩ đại diện New York trong những năm của chính quyền Bush, tôi ủng hộ việc tăng áp lực lên chế độ Tehran và đồng minh của họ, bỏ phiếu tán thành các biện pháp trừng phạt đối với Iran, chỉ đích danh Vệ binh Cách mạng là một tổ chức khủng bố. Tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Chúng ta không thể ngồi yên nhìn Iran tìm kiếm và sản xuất vũ khí hạt nhân.” Nhưng nếu chúng ta không có sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế rộng lớn, các biện pháp trừng phạt đơn phương của Hoa kỳ có tác dụng rất hạn chế về sự hoạt động của Iran.
Trong bài bình luận đăng trên tạp chí Foreign Affairs năm 2007, tôi viết: “Chính quyền Bush từ chối đàm phán với Iran về chương trình hạt nhân là giải pháp yếu kém, đáng lẽ ra nên đối diện với thách thức ấy. Nếu Iran không tuân thủ các cam kết theo ý nguyện của cộng đồng quốc tế, mọi lựa chọn vẫn còn đặt trên bàn đàm phán.” Không đạt được những vấn đề cụ thể, “mọi lựa chọn” ở đây ta có thể hiểu bao gồm cả khả năng sử dụng quân sự, nhưng tôi nhấn mạnh, lựa chọn đầu tiên phải là ngoại giao. Hãy thử nghĩ, nếu Hoa Kỳ có thể đàm phán với Liên Xô trong giai đoạn đỉnh điểm của cuộc Chiến tranh Lạnh khi hàng ngàn tên lửa của họ chĩa thẳng vào các thành phố của chúng ta mà ta còn không sợ, tại sao chúng ta lại sợ khi đàm phán với Iran, một nước chưa phải là đối thủ. Đây là phương cách cân bằng linh hoạt - đưa ra khả năng sử dụng quân sự trong khi vẫn thúc đẩy công tác ngoại giao, công việc thật khó khăn chẳng khác gì khi viết tiểu thuyết. Chính sách đối ngoại có hiệu quả luôn luôn liên quan đến việc sử dụng “cái gậy và củ cà-rốt”, tìm kiếm sự cân bằng thích hợp trong hai điều kiện, nên thiên về nghệ thuật ngoại giao hơn là khoa học quân sự.
 Trong giai đoạn nóng bỏng của thời kỳ bầu cử sơ bộ Tổng thống, tôi đã tham gia tranh luận với bài phát biểu của Thượng nghị sĩ Obama rằng, ông sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo Iran, Sirya, Venezuela, Cuba và Bắc Triều “vô điều kiện” trong năm đầu tiên của tân chính phủ. Về chính sách ngoại giao, tôi nói, đối thoại với những quốc gia này, nhưng không hứa hẹn bất cứ điều khoản gì nhất là hứa hẹn cuộc gặp gỡ cấp Tổng thống, trừ khi họ có thiện ý tương xứng. Trong chiến dịch, phe ông đã phản ứng bằng cách buộc tội tôi ủng hộ đường lối của Tổng thống Bush, từ chối trao đổi với đối thủ của chúng ta. Vấn đề này tuy không tiết lộ cho các cử tri biết, vì đây là chuyện riêng tư trong chiến dịch tranh cử. Tháng 4-2008, tôi cũng gây ra sự chú ý trong dư luận khi cảnh báo các nhà lãnh đại Iran, nếu họ mở cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân vào Israel theo sự điều tra, Hoa Kỳ sẽ trả đũa “không thương tiếc.” Điều này gây căng thẳng với Tehran và Iran đã chính thức phản đối trình lên Liên Hiệp Quốc.
Sau khi Tổng thống Obama yêu cầu tôi giữ chức Ngoại trưởng, chúng tôi thảo luận phương án tìm cách tiếp cận có hiệu quả hơn với Iran. Mục tiêu của chúng tôi thật ngắn gọn, đơn giản - ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân- với bất cứ con đường nào để đạt được mục đích ấy.
Đầu năm 2009, dường như Iran ngày càng gây áp lực ở vùng Trung Đông. Cuộc xâm chiếm do Hoa Kỳ đứng đầu ở Irag đã loại bỏ được kẻ thù truyền kiếp của Iran là Saddam Hussein, lập chính phủ do người Shiite lên cầm quyền mà Iran có xu hướng thân thiện. Sức mạnh và uy tín của Hoa Kỳ trong khu vực trong thời kỳ ấy giảm sút. Nhóm Hezbollah đã tấn công Israel trong bể máu ở Lebanon năm 2006 và Hamas vẫn kiểm soát Dải Gaza sau hai tuần tấn công xâm lược của Israel vào năm 2009. Nhiều lãnh chúa người Sunni ở Vùng Vịnh rất lo ngại việc Iran tăng cuờng lực lượng quân sự, mở rộng vùng ảnh hưởng, đe dọa chiếm lĩnh các eo biển mang tính chiến lược quan trọng là Eo biển Hormuz. Chế độ Iran dùng bàn tay sắt mà không có bất cứ sự thách thức nào, đang lợi dụng cơ hội bùng phát xuất cảng dầu mỏ. Tổng thống Ahmadinejad là loại người huyênh hoang hiếu chiến trên sân khấu chính trị thế giới. Nhưng thực chất người nắm quyền tối hậu lại là Lãnh tụ tinh thần tối cao Ayatollag Ali Khamenei, người kế nhiệm Khomeini năm 1989, không cần giữ bí mật thể hiện sự hận thù với Hoa Kỳ. Phe cực đoan cứng rắn trong Vệ binh Cách mạng có quyền hành rất lớn tại Iran, nắm giữ phần lớn về kinh tế, thực thi thể chế quân sự độc tài dưới sự lãnh đạo của các giáo sĩ từng khu vực. Tôi nhận ra điều này trong chuyến công du Vùng Vịnh.
Đối mặt với hoàn cảnh khó khăn này, Tổng thống Obama và tôi quyết định sử dụng cả hai phương cách vừa hứa hẹn, vừa gây áp lực với các nhà lãnh đạo hiện tại của Iran, buộc phải có sự lựa chọn rõ ràng: Nếu tuân thủ đầy đủ các yêu cầu hiệp ước, giải quyết thỏa đáng mối quan tâm của cộng đồng quốc tế về chương trình hạt nhân, họ sẽ giành được những quyền lợi thực tế khi quan hệ hai nước cải thiện và phục hồi. Nếu khước từ, họ sẽ phải đối mặt gia tăng về sự cô lập, thậm chí gánh chịu những hậu quả nặng nề hơn.
Đầu tiên, Tổng thống Obama gửi hai bức thư riêng đến Ayatollah Khamenei mong muốn thiết lập mối quan hệ ngoại giao mới. Đồng thời, thông qua đoạn video ông gửi thông điệp trực tiếp tới nhân dân Iran. Tổng thống đã thực hiện y như Bill Clinton đã từng làm từ thập niên trước, nhưng tất cả bước thăm dò được trả lời bằng sự im lặng, không tiếng vang từ bức tường đá Tehran. Không một ai trong chúng tôi có ảo tưởng, Iran sẽ thay đổi hành xử một cách dễ dàng chỉ vì tân Tổng thống ngỏ lời sẵn sàng đối thoại. Nhưng chúng tôi tin nỗ lực tìm kiếm đối thoại sẽ tăng sức mạnh sẵn có trong tay, dễ dàng tìm được sự đồng thuận trừng phạt cứng rắn hơn của quốc tế nếu Iran từ chối lời đề nghị. Nhân dân các nước trên thế giới sẽ hiểu lỗi thuộc về Iran, chứ không phải Hoa Kỳ, chính họ là kẻ cố chấp, điều đó để họ hiểu, khả năng cộng đồng quốc tế tăng áp lực với Tehran là rất lớn.
 Bước đầu mà chúng tôi khám phá được là khả năng hợp tác với Afghanistan. Trở lại thời kỳ 2001, trong những ngày đầu của cuộc chiến đã có cuộc đàm phán thăm dò về hợp tác chống buôn bán ma túy và ổn định khu vực. Kể từ đó, Iran cũng đã đóng góp ít nhiều mang tính xây dựng. Trong quá trình đưa đến hội nghị quốc tế quan trọng về Afghanistan do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại The Hague vào cuối tháng 3-2009, tôi phải quyết định có nên ủng hộ Liên Hiệp Quốc nới rộng mời Iran tới dự hay không. Sau khi tham khảo ý kiến với các đồng minh NATO, tôi coi hội nghị sắp tới là “một chiếc lều khổng lồ gặp gỡ tất cả các bên, những người có quyền lợi và quan tâm đến Afghanistan.” Đây là cánh cửa đã mở chờ Iran, nếu họ tới dự, đây là lần đầu tiên chúng tôi có cuộc gặp gỡ trực tiếp.
Tehran cử Thứ trưởng Bộ Ngoại giao tới The Hague, trong bài phát biểu, ông đưa ra những gợi ý tích cực trong vấn đề hợp tác. Tôi không trực tiếp tiếp xúc với nhà ngoại giao Iran nhưng cử Jake Sullivan trao đổi trực tiếp với ông ta, nêu ra triển vọng Iran có thể tham gia trực tiếp vào Afghanistan.
Đồng thời Jake chuyển thư yêu cầu thả ba người Mỹ bị giam giữ tại Iran: Robert Levinson, nhân viên FBI đã hưu trí, sinh viên mới tốt nghiệp Esha Momeni, nhà báo người Mỹ gốc Iran lai Nhật Roxana Saberi. Roxana bị bắt ở Tehran với cáo buộc hoạt động gián điệp chỉ vài ngày sau khi tôi giữ chức Ngoại trưởng vào tháng 1-2009. Sau khi tuyệt thực phản đối và được Hoa Kỳ và nhiều nước khác vận động liên tục, cuối cùng cô đã được thả vào tháng Năm. Ngay sau đó cô đến gặp tôi ở Bộ Ngoại giao và kể nỗi đau khổ trong những ngày bị giam giữ. Robert vẫn còn bị giam. Esha Momeni được đóng tiền tại ngoại nhưng cấm xuất cảnh, mãi đến tháng 8-2009 anh mới được quay trở về Hoa Kỳ.
Cũng tại hội nghị The Hague, Richard Holbrooke đã có cuộc trao đổi ngắn với nhà ngoại giao Iran tại buổi tiệc trưa, mặc dù sau đó phía Iran phủ nhận có cuộc gặp gỡ này.
Sáu tháng cuối năm 2009 mới biết hoá ra có diễn biến đầy bất ngờ về tình hình thay đổi một cách đáng kể khi có các cuộc tranh luận về Iran.
Đầu tiên là cuộc bầu cử của Iran. Tháng Sáu, Ahmadinejad tuyên bố trúng cử Tổng thống, theo báo cáo có nhiều khiếm khuyết và gian lận. Quần chúng nhân dân tụ tập trên đường phố Tehran và nhiều nơi trong cả nước phản đối kết quả bầu cử. Một điều thật ngạc nhiên, tầng lớp trung lưu Iran đi biểu tình đòi hỏi nên dân chủ sau cuộc cách mạng 1979 từng được hứa hẹn nhưng chưa bao giờ thực hiện. Các cuộc biểu tình rầm rộ với cái tên Phong trào Xanh. Hàng triệu người Iran xuống đường thể hiện sự bất đồng quan điểm mà từ trước đến nay chưa từng xảy ra, thậm chí còn kêu gọi chấm dứt chế độ. Lực lượng an ninh phản ứng bằng bạo lực đàn áp dã man. Người dân đi biểu tình hòa binh bị đánh bằng dùi cui và bắt giam hàng loạt. Các đối thủ chính trị bị quản thúc và gây khó dễ, một số người bị chết. Nhân dân trên toàn thế giới chứng kiến những cảnh khủng khiếp thông qua đoạn video, một phụ nữ trẻ tuổi bị bắn chết trên đường phố. Hình ảnh bạo lực thật sự gây sốc nhưng sự đàn áp càng thể hiện vi phạm nhân quyền của chế độ đã từng bị lên án.
Chính quyền Obama thảo luận nên phản ứng như thế nào trong vấn đề này. “Chúng tôi đang theo dõi sát sao tình hình đang diễn ra ở Iran, nhưng cũng như nhiều nước trên thế giới, chúng tôi đang chờ đợi và xem xét những điều do chính nhân dân Iran quyết định”, tôi tuyên bố khi cuộc biểu tình bắt đầu xảy ra trước khi những cuộc đàn áp tồi tệ tiến hành. “Chúng tôi hy vọng, đây là kết quả phản ánh những đòi hỏi chính đáng và mong muốn của người dân Iran.”
Liên hệ với phe đối lập Iran, họ yêu cầu chúng tôi nên giữ thái độ im lặng, cho rằng nếu Hoa Kỳ lên tiếng ủng hộ những người biểu tình hoặc công khai can thiệp, chính quyền Iran sẽ lấy cớ các cuộc biểu tình xảy do âm mưu của nước ngoài xúi giục. Rất nhiều chuyên viên tình báo và các nhà nghiên cứu Iran đồng ý với nhận định này. Tuy vậy một số người muốn tỏ rõ thái độ, tuyên bố ủng hộ nhân dân Iran và lên án hành động đàn áp dã man của chính quyền. Đây chính là những suy nghĩ về vai trò thích hợp của Mỹ tham gia một cách phù hợp với các giá trị dân chủ của chúng ta.
Sau khi nghe tất cả những ý kiến, Tổng thống buộc phải đưa ra quyết định, chúng ta ủng hộ, giúp đỡ nguyện vọng của người dân Iran nhưng không tham gia trực tiếp và đi sâu vào cuộc khủng hoảng. Đây là vấn đề cực kỳ khó khăn thể hiện cách xử lý khôn ngoan, thông minh. Nhưng cũng không phải như một số người đánh giá và bình luận cho rằng vào thời điểm đó Tổng thống quan tâm đến những thỏa thuận với chế độ ấy hơn là sự ủng hộ sự vùng lên chống đối của nhân dân Iran. Chúng ta làm vì tin đó là đúng đối với người biểu tình và với nền dân chủ, chứ không vì mục đích nào khác. Phía sau hậu trường, nhóm của tôi ở Bộ Ngoại giao liên lạc thường xuyên với các nhà hoạt động tại Iran, can thiệp khẩn cấp giúp Twitter duy trì hoạt động (Twitter dịch vụ miễn phí cho phép người đọc và viết những ý kiến được phổ biến trên mạng, một dạng blog - ND), không bị đánh sập, một công cụ truyển thông quan trọng của người biểu tình thông báo mọi tình huống xảy ra.
Giờ xem xét lại, tôi cũng không dám đoan chắc sự kiềm chế của chúng tôi là lựa chọn đúng. Chúng tôi không chặn đứng được chế độ nghiền nát Phong trào Xanh một cách tàn nhẫn mà đứng nhìn một cách đau buồn. Nếu nhiều thông điệp gay gắt từ Hoa Kỳ gửi tới, cũng có thể không ngăn chặn được kết qua thảm bại nhưng chúng ta cũng không thể đoán được kết quả ra sao nếu có những động thái khác biệt. Tôi thật sự hối tiếc vì đã không mạnh mẽ lên án và kêu gọi các nước cùng hành động. Sau khi các cuộc biểu tình bị đàn áp và thất bại ở Iran, tôi quyết tâm nỗ lực tăng cường giúp đỡ các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ về các trang thiết bị cùng khoa học công nghệ tránh sự kiểm duyệt và không bị chính phủ đánh sập các trang thông tin mạng. Trong vài năm tới, chúng tôi sẽ đầu tư hàng chục triệu đô la vào công nghệ và đào tạo hơn năm ngàn các nhà hoạt động trên toàn thế giới.
Đến tháng 9, Khamenei và Ahmadinejad đã kiểm soát hoàn toàn Tehran, nhưng lại phát hiện một vấn đề mới. Sau hơn một năm, cơ quan tình báo phưong Tây theo dõi, phát hiện, tin rằng đây là cơ sở làm giàu uranium rất bí mật được xây dựng trong hang núi gần thành phố Qom, phía tây nam Tehran. Sau thất bại của tình báo về vũ khí huỷ diệt hàng loạt ở Irag, cho nên chúng tôi cần phải cẩn trọng trong việc kết luận về Iran, nhưng dù sao việc phát hiện này rất đáng ngại. Cơ sở này chỉ trong vòng một tháng nữa sẽ hoàn thành và một khi nó hoàn thành, sẽ tăng cường khả năng sản xuất bom hạt nhân vì vị trí của nó được địa phương che giấu. Khi Iran biết chúng tôi phát hiện sự gian dối, họ tìm mọi cách phủ nhận. Ngày 21-9-2011, họ đệ trình bức thư giải thích với IAEA (Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế) thừa nhận sự tồn tại một dự án thí điểm nhỏ ở gần Qom nhưng chưa kịp thông báo.
Chúng tôi quyết định tiết lộ toàn bộ sự thật có trong tay. Tuần ấy các nhà lãnh đạo thế giới có cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York. Chúng tôi biết, khi tiết lộ công khai cơ sở bí mật làm giàu nguyên liệu hạt nhân của Iran gần Qom sẽ gây náo động – đây là một trong những lợi thế mà chúng tôi hy vọng. Tổng thống Obama chủ trì cuộc họp Hội đồng Bảo an về an ninh hạt nhân và Nhóm 5 +1 (gồm 5 uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc: Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức - ND) sẽ mở vòng đàm phán mới với Iran. Chúng tôi tìm các phương án tối ưu khi tiết lộ với đồng minh Anh, Pháp và phát huy tối đa sức mạnh làm đòn bẩy đối với Iran và cvề nghị quyết khá khiêm tốn của Hội đồng Bảo an tháng 10-2011, lên án Assad về hành động vi phạm nhân quyền, đồng thời yêu cầu cho phép được biểu tình ôn hòa. Nga có mối quan hệ chính trị lâu đời với Syria từ thời Chiến tranh Lạnh, trong đó Nga có căn cứ hải quân quan trọng ở Địa Trung Hải nằm trong lãnh thổ Syria, ngoài ra có mối quan hệ giữa tôn giáo Kito Chính thống của Syria với Giáo hội Chính thống Nga. Hơn nữa, Nga muốn duy trì ảnh hưởng, nên kiên quyết ủng hộ chính quyền Assad.
Basha al-Assad là con trai của Hafez al-Assada, người nắm quyền kiểm soát Syria từ năm 1970 trong suốt 30 năm cho đến khi qua đời năm 2000. Là bác sĩ nhãn khoa, Bashar trở thành người kế nhiệm cha sau cái chết của người anh cả trong vụ tai nạn xe hơi năm 1994, sau khi người cha qua đời, ông đảm nhận chức Tổng thống. Vợ của Assad, bà Asma, làm việc trong ngân hàng đầu tư trước khi trở thành Đệ nhất Phu nhân. Theo hồ sơ 2005 viết về cặp vợ chồng này, “Họ là mẫu người hoà hợp giữa Tây phương và Ả Rập”. Nhưng theo các tài liệu đánh giá, hình ảnh này chỉ là ảo tưởng, cho nên ai hy vọng cho rằng dưới sự cai trị Syria của nhà lãnh đạo mới chỉ là “lời hứa suông, cho dân ăn bánh vẽ với những mưu mô xảo quyệt”. Sự bất ổn lan rộng toàn Trung Đông, do những lời hứa suông và nguyện vọng chưa được giải quyết vì thế thúc đẩy người dân Syria đi biểu tình.
Assad và phe nhóm cầm quyền của y bao gồm cộng đồng Alawites, giáo phái người Shiite có mối quan hệ chặt chẽ với Iran, cai trị sắc tộc đa số Sunni ở Syria trong nhiều thập niên từ thời Pháp đô hộ sau Thế chiến thứ Nhất. Cộng đồng Alawites chiếm 12%. Phiến quân chủ yếu là người Sunni, chiếm 70% dân số, người Kurt chiếm khoảng 9%, ngoài ra khoảng 10% người Syria Kitô giáo, gần 3% là người Druze, giáo phái nguồn gốc xuất phát từ người Hồi giáo Shiite kết hợp với yếu tố của Kitô giáo và Do Thái giáo cùng với những người theo tôn giáo khác. Khi cuộc khủng hoảng xảy ra, một trong những thách thức to lớn nhất của chúng ta phải đối mặt là việc giúp các phe đối lập đoàn kết, tập hợp được tất cả các giáo phái về ý tưởng và vùng địa lý.
Tháng 10-2011, Liên Đoàn Ả Rập yêu cầu ngừng bắn ỏ Syria, kêu gọi chính phủ Assad rút quân khỏi các thành phố lớn, thả tù nhân chính trị, bảo vệ ký giả và người làm công tác nhân đạo, đối thoại với người biểu tình. Hầu hết các quốc gia Ả Rập của người Sunni, đặc biệt Saudi Arabia và các nước vùng vịnh ủng hộ quân nổi dậy và yêu cầu Assad ra đi. Dưới áp lực của các nước láng giềng, Assad trên danh nghĩa đồng ý với kế hoạch của Liên Đoàn Ả Rập, nhưng ngay sau đó bác bỏ hoàn toàn. Lực lượng của chính phủ tiếp tục đàn áp giết hại người biểu tình những ngày sau. Liên Đoàn Ả Rập phản ứng bằng cách khai trừ Syria ra khỏi Liên Đoàn.
Tháng 12, Liên Đoàn Ả Rập một lần nữa đưa ra đề xuất. Giống như lần trước, Assad đồng ý với kế hoạch. Nhưng lần này, Liên Đoàn Ả Rập cử đoàn đến các thành phố ở Syria theo dõi hoạt động. Thật không may, dù có đoàn giám sát quốc tế tình trạng bạo lực cũng không giảm chút nào, một lần nữa cho thấy Assad không có ý định cam kết giữ đúng lời hứa. Cuối tháng 1-2012, Liên Đoàn Ả Rập rút toàn bộ đoàn quan sát với sự thất vọng và yêu cầu Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi sự chuyển đổi chính trị tại Syria, đồng thời yêu cầu Assad chuyển giao quyền lực cho phó Tổng thống để thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc.
Vào lúc này quân đội của chính phủ đã đưa xe tăng bao vây vùng ngoại ô Damascus. Phiến quân quyết tâm chống lại bằng mọi giá nhưng quá khó, một số chuyển sang cấp tiến, một số thành cực đoan tham gia nhóm Jihadist, trong đó có một số liên lạc với al Qaeda, bắt đầu lợi dụng khai thác những mâu thuẫn để xây dựng con đường riêng của mình. Người tỵ nạn bỏ chạy qua biên giới Syria, đa số sang Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Lebanon. (Tính đến năm 2014 đã có hơn 2, 5 triệu người tỵ nạn Syria).
Cuối tháng 1-2012, tôi dự phiên họp đặc biệt của Hội đồng Bảo an LHQ tại New York nghe báo cáo của Liên Đoàn Ả Rập thảo luận phương hướng giải quyết. Tôi nói với Hội đồng: “Chúng ta có hai cách lựa chọn. Sát cánh với nhân dân Syria và khu vực hay đồng lõa với kẻ gây tiếp tục ra bạo lực.”
Giải pháp mới hỗ trợ kế hoạch hòa bình của Liên đoàn Ả Rập cũng lại lâm vào tình trạng rối rắm như trước. Nga kiên quyết phản đối bất cứ điều gì gây áp lực đối với Assad. Năm ngoái họ bỏ phiếu trắng nghị quyết vùng cấm bay ở Libya mà đây lại là “biện pháp cần thiết” để bào vệ thường dân, sau đó tỏ ra khó chịu khi NATO dẫn đầu nhiệm vụ bảo vệ thường dân cùng với sự sụp đổ nhanh chóng của Qaddafi. Còn giờ đây Syria đang trong hỗn loạn, họ quyết ngăn chặn mọi sự can thiệp của phương Tây. Chế độ Assad quá quan trọng trong chiến lược của họ. “Đây là sai lầm tương tự như ở Libya”. Tôi tranh luận tại New York. Nghị quyết không áp đặt lệnh trừng phạt và cũng không hỗ trợ việc sử dụng lực lượne;n đàm phán Iran, Saeed Jalili, họ có cuộc thảo luận trực tiếp từ nhóm lớn. Khi Jalili đồng ý, Burn đưa ra những điều khoản mà chúng ta gợi ý. Jalili hiểu, ông đang đối mặt với cộng đồng quốc tế đoàn kết và phải công nhận lời đề nghị đưa ra hợp lý và công bằng. Ông ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp thuận. Einhorn và Phó trưởng đoàn đàm phán Iran xem xét từng chi tiết. Phía Iran chấp nhận tất cả các điều kiện, nhưng với điều kiện, không được công bố bất cứ vấn đề gì một cách công khai cho đến khi họ trở về Tehran chia sẻ thoả thuận này với cấp trên của họ.
Sau một tháng, các nhà đàm phán được mời tới IAEA ở Vienna, phía Iran đã thay đổi quan điểm. Jalili không đủ sức thuyết phục Tehran. Phe cứng rắn trong chính phủ bác bỏ, chống lại thỏa thuận. Giờ đây họ chỉ đồng ý chuyển giao số lượng nhất định các thanh nhiên liệu làm giàu chất lượng thấp và muốn được lưu trữ chúng ở một kho trong vùng xa xôi hẻo lánh hơn là gửi ra nước ngoài, cả hai điều kiện này không thể chấp nhận được. Bởi vì mục đích chính của chúng tôi là không cho họ có đủ số lượng uranium sản xuất bom hạt nhân. Phía IAEA yêu cầu thực hiện các thoả thuận nhưng không thành công. Hội nghị tại Vienna kết thúc trong đổ vỡ. Thoả thuận này coi như chết.
Như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống Obama và chúng tôi tìm mọi cách tiếp cận Iran nhưng bất thành. Giờ đây ông quyết định đã đến lúc cần phải tăng áp lực mạnh mẽ hơn nữa đối với các nhà lãnh đạo Iran. Tuy nhiên, muốn phát huy hiệu quả, chúng ta cần các nước trên thế giới tham gia.
Susan Rice, Đại sứ Hoa Kỳ ở LHQ, báo cáo cho biết khó có thể tìm sự đồng thuận mạnh mẽ trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an LHQ. Tôi cũng đã được nghe những lời phát biểu tương tự từ các đối tác đồng cấp. Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì nói với tôi vào tháng 1-2011: “Chúng tôi nghĩ, đây chưa phải là thời điểm thảo luận biện pháp trừng phạt chống Iran. Một khi lệnh trừng phạt thực hiện, điều ấy sẽ gây nhiều trở ngại khi chúng ta muốn cuộc đàm phán được tái khởi động trong thời gian có thể.” Trên nguyên tắc, Nga và Trung Quốc đều nhất trí không cho phép Iran phát triển hoặc sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng lại không muốn quyết liệt ngăn chặn nó.
Tuy vậy, tôi tin chúng ta vẫn còn có sự ủng hộ, đây là điều thật đáng giá để vượt qua sự khó khăn này và thúc đẩy lệnh trừng phạt mới cứng rắn thông qua Hội đồng Bảo an. Suốt mùa xuân 2010, chúng tôi tìm mọi cách kiếm số phiếu. Tôi trực tiếp tham gia với mọi nỗ lực ngoại giao rộng khắp, làm tôi nhớ lại những cuộc đàm phán hậu trường Thượng viện với sự nhạy bén sắc sảo, gây áp lực, tìm kiếm số phiếu, đưa ra những lời kêu gọi theo nguyên tắc và lợi ích cá nhân, các xảo thuật trong chính trị để thông qua được những dự luật lớn.
Thông thường người ta chỉ lưu ý vào năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, bởi vì mỗi thành viên có quyền phủ quyết các giải pháp của Hội đồng, nhưng thực tế còn có mười thành viên không chính thức với nhiệm kỳ 2 năm của Đại Hội đồng LHQ. Để được thông qua nghị quyết, chỉ cần tránh được phiếu phủ quyết, còn nếu thu được 9 phiếu tán thành trong số 15 phiếu thành viên là được. Điều đó rất quan trọng, những nước nhỏ bé được tham gia theo thứ tự vòng quay như Uganda và Lebanon rất quan trọng. Chính vì thế, vì sao tôi phải bỏ ra 4 năm trời tính toán với từng quốc gia không được tham gia trong đóng góp lớn trong quốc tế như Togo, nhưng họ có quyền bỏ phiếu ủng hộ hay không, tôi cần có thời gian động viên khích lệ.
Để đạt được chín phiếu trong số 15 thành viên của Hội đồng không dễ dàng chút nào. Một trong những buổi họp mang tính chiến lược với David Miliband của Anh ở thời kỳ ấy, ông đưa ra nhận xét, lúc này chưa đủ sức thuyết phục Trung Quốc không bỏ phiếu phủ quyết, chúng tôi cần phải biết chắc những ai ủng hộ tích cực và bỏ phiếu ủng hộ. Ông nói: “Đếm theo số lượng dự đoán, xem ra con số này không đủ. Thật nguy hiểm nếu Uganda, Negeria, Brazil, Turkey bỏ phiếu trắng.” Nhưng theo tính toán của tôi, tôi không tin Uganda hay Nigeria, Brazil và Turkey bỏ phiếu trắng. David nói tiếp: “Nhưng chúng ta vẫn chưa chắc chắn liệu Nga có bỏ phiếu thuận trong khi Trung Quốc bỏ phiếu trắng?” Tôi đáp: “Tôi tin họ làm, tệ lắm kết quả không khả quan là cùng.” Cuộc bỏ phiếu tiến hành.
Giữa tháng Tư tôi gặp Tổng thống Uganda, Yoweri Musevveni. Ngày hôm sau Ahmadinejad cũng viếng thăm Uganda, đây cũng nằm trong phần phản công ngoại giao của Iran, tìm cách ngăn chặn lệnh trừng phạt mới, vì thế vấn đề rất quan trọng đầu tiên tôi cần Museveni đảm bảo các thỏa thuận. Một điều thuận lợi, tôi quen biết ông từ năm 1997, lần đầu tiên tôi viếng thăm Uganda cùng với nhà tôi, Bill Clinton, từ đó vẫn thường xuyên giữ mối liên lạc. Tôi lưu ý ông, chính quyền Obama đã cố gắng tiếp cận với Iran cùng với cộng đồng quốc tế với những đề xuất công bằng, thiện chí. Nhưng phía Iran đã cự tuyệt mọi thiện chí, bất chấp cộng đồng quốc tế tiếp tục chương trình làm giàu uranium với mức độ cao. Đồng thời tôi cũng cảnh báo, nếu công tác ngoại giao thất bại, có thể sẽ đưa đến giải pháp quân sự, điều mà không ai muốn. Đây cũng là món đòn gió thuyết phục một số nước còn lưỡng lự, dao động. Tôi nói: “Chúng tôi mong muốn chia sẻ với quý quốc để gửi thông điệp mạnh mẽ nhất đến Iran, chứng minh cho họ biết vẫn còn kịp thời gian để họ thay đổi cách giải quyết và hành xử.”
Museveni rất thận trọng khi trả lời: “Tôi sẽ trao đổi với (Ahmadinejad) hai vấn đề: Đầu tiên chúng tôi cam kết quyền tất cả các nước sản xuất và sử dụng năng lượng hạt nhân vào điện lực và các mục đích dân sự khác. Thứ hai, chúng tôi hoàn toàn chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Đây sẽ thông điệp tôi sẽ đọc trong tiệc chiêu đãi. Tôi sẽ khuyến cáo ông ta cho phép các thanh tra đến kiểm tra nếu như chẳng có gì phải che giấu.” Tôi nhấn mạnh: “Nếu ngài có các chuyên viên khoa học đọc các báo cáo của IAEA công bố sẽ thấy những điều đưa ra chẳng có gì khó hiểu.” Tổng thống đáp: “Tôi nhất trí với ý kiến ấy, nếu Iran có vũ khí hạt nhân, có nghĩa là Saudi Arabia và Ai Cập cũng sẽ làm như vậy. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chúng tôi, tôi hoàn toàn không ủng hộ. Tôi sẽ trao đổi thẳng thắn với Tổng thống Iran.” Cuối cùng Uganda đã bỏ phiếu thuận lệnh trừng phạt.
Nhận định của Miliband hoàn toàn đúng, đại diện Trung Quốc sẽ bỏ lá phiếu quan trọng. Nếu chúng tôi có thể thuyết phục Bắc Kinh suy nghĩ lại thì các thành viên còn lại của Hội đồng Bảo an sẽ có nhiều khả năng đồng thuận. Tại New York, Susan và nhóm của bà đã tích cực giải thích với đại đoàn đại biểu khác về các từ ngữ về lệnh trừng phạt. Phía Trung Quốc và Nga muốn giảm bớt điều khoản trừng phạt. Tuy vậy chúng tôi cũng phải nhượng bộ một số điểm, nhưng không thể nào lại thông qua một nghị quyết ít tác dụng. Tháng Tư, Tổng thống Obama mời các nhà lãnh đạo thế giới đến Washington họp hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân. Nhân cơ hội này, Tổng thống Obama hội đàm riêng với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc bàn về Iran. Tôi biết tin hai vị nguyên thủ quốc gia trao đổi qua lại ở phòng bên ngoài Trung tâm Hội nghị. Trung Quốc có mối quan hệ thương mại rộng lớn và phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu mỏ của Iran để thúc đẩy tăng trưởng phát triển ngành công nghiệp. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhất trí không đồng ý Iran sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng ông hoàn toàn không nhất trí những điều khoản đưa ra cho là quá khắt khe. Cuối cùng hai vị nguyên thủ quốc gia đồng ý với biện pháp “thực tế” mà thực chất không rõ nghĩa là gì?
Không bao lâu sau, tôi tiếp kiến Chủ tịch Quốc Vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc. Trung Quốc vẫn ngăn chặn các điểm quan trọng trong dự thảo nghị quyết trừng phạt, những điểm có liên quan đến lĩnh vực hoạt động về tài chính, ngân hàng gắn liền trực tiếp với hoạt động bất hợp pháp về hạt nhân của Iran. Tôi nói Đới Bỉnh Quốc: “Tôi phải nói rằng, tuy Trung Quốc đóng góp nhiều nhưng chưa đủ, chúng tôi vẫn mong đợi sau cuộc trao đổi giữa Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Obama. Chúng ta cần phải có những hành động cụ thể, nhanh chóng, thống nhất thông qua nghị quyết để giảm khả năng phát triển xung đột trong khu vực, kể cả việc đảm bảo an ninh ở Trung Đông, giữ giá dầu ổn định và bảo vệ sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu.” Tôi nói thêm: “Chúng tôi không muốn các sự việc thoát khỏi sự kiểm soát chung của chúng ta.”
Đới Bỉnh Quốc xác nhận chưa thực sự hài lòng về kết quả nhưng lạc quan tin tưởng. Trong thời điểm ấy, tôi đành phải chấp nhận. Chúng tôi vẫn tiếp tục trao đổi với Nga và Trung Quốc, khoảng cách đã thu hẹp dần, cảm giác như chúng ta sắp đạt được thỏa thuận áp đặt sự trừng phạt nặng nề, nghiêm ngặt nhất trong lịch sử.
Nhưng sau đó, mục tiêu đề ra của chúng tôi chỉ trong cách đánh giá, sự kiện bất ngờ theo diễn biến khác. Ngày 17-5-2010, trong cuộc họp báo hân hoan vui mừng tại Tehran, Tổng thống Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran tuyên bố họ đã đạt được thỏa thuận đồng ý trao đổi các thanh nhiêm liệu làm giàu thấp lấy các thanh nhiêm liệu cung cấp cho lò phản ứng. Sự thỏa thuận này thật nông cạn, nó thực chất giống như đề nghị của Iran đưa ra đã bị bác bỏ từ tháng 10 năm trước. Đây là vấn đề thiếu sót nghiêm trọng. Thoả thuận quên khi không nhắc đến thực tế Iran đang tiếp tục làm giàu uranium được vài tháng kể từ đề nghị lần trước về việc chuyển giao quyền sở hữu số lượng uranium chuyển ra nước ngoài, bây giờ họ có một số lượng đáng kể trong kho dự trữ. Khác với thỏa thuận tháng 10, Iran có quyền sở hữu uranium của họ chuyển ra nước ngoài và có quyền thu hồi bất cứ lúc nào. Mối lo ngại nhất là việc Iran vẫn tiếp tục tuyên bố có quyền làm giàu uranium ở cấp độ cao hơn, trong thỏa thuận mới lại không đưa ra ra việc ngăn chặn hoặc sẽ trao đổi vấn đề này với nhóm P5 +1. Trong ngắn hạn, thoả thuận này sẽ giải quyết nhu cầu tìm các thanh nhiên liệu cung cấp cho lò nghiên cứu hạt nhân, nhưng lại lại không đáp ứng được những lo ngại của thế giới về chương trình vũ khí hạt nhân bất hợp pháp của nó. Theo thời gian, tôi tin đây là một nỗ lực của Iran tìm cách làm trệch hướng sự thúc đẩy lệnh trừng phạt của LHQ và đây là cơ hội thuận lợi giúp họ thành công.
Kể từ thỏa thuận tháng 10-2009 sụp đổ, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil gây nhiều tranh cãi khi viếng thăm quốc gia này. Cả hai quốc gia này theo vòng quay đã được tham gia thành viên không chính thức của Hội đồng Bảo an LHQ, họ rất hăng say, háo hức để ảnh hưởng được gia tăng trên sân khấu thế giới. Họ là mẫu điển hình của “các cường quốc mới nổì, có nền kinh tế phát triển nhanh chóng, thúc đẩy tham vọng về ảnh hưởng lớn lao trong khu vực và toàn cầu. Sự thể xảy ra là cả hai quốc gia đều có nhà lãnh đạo đầy tự tin Luiz Inacio Lula da Silva ở Brazil và Recep Taỳip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ, cả hai tự ví mình là người năng động có thể uốn cong lịch sử theo ý muốn. Một khi đã làm người môi giới để giải quyết vấn đề Iran, hầu như không thể ngăn cản những nỗ lực của họ, thậm chí không có kết quả hoặc kết quả sẽ gây phản tác dụng.
Hoa Kỳ và các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ phản ứng thận trọng về những nỗ lực ban đầu của Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ. Sau rất nhiều lần tráo trở, chúng tôi lo ngại Iran sẽ lợi dụng ý định tốt của Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ để bảo vệ chương trình phát triển hạt nhân và phá vỡ sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế chống lại họ. Mối quan tâm của chúng tôi tăng lên khi nhận thấy rõ ràng Iran không có ý định ngừng hoạt động làm giàu và họ có thể từ bỏ một số lượng nhỏ thay thế cho số lượng lớn như hình dung ban đầu. Thời gian qua, họ hiểu sẽ chẳng bao giờ đủ nguyên liệu hạt nhân để chế tạo bom.
Đầu tháng 3-2010, tôi đến thăm Lula tại Brasilia, tôi giải thích lý do tại sao điều này sẽ đưa đến kết quả xấu, cố gắng ngăn cản ông không nên tiếp tục theo đuổi, nhưng Lula không tán thành. Ông bác bỏ quan điểm của tôi cho rằng Iran đang giở trò câu giờ. Trong thời gian viếng thăm, tôi công khai giải thích: “Cánh cửa đàm phán luôn luôn rộng mở, không bao giờ đóng. Nhưng hiện nay chưa thấy bóng dáng một người nào kể cả ở khoảng cách còn xa.” Tôi tiếp tục: “Nhưng tôi lại thấy Iran đang chạy tới Brazil, chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ và cả Trung Quốc, nhưng lại nói dối để tránh lệnh trừng phạt quốc tế.”
Tiếp theo, tháng 4-2010 Tổng thống Obama gửi thư cho Lula khẳng định mối quan tâm của chúng ta: “Iran đang theo đuổi chiến lược theo hoạch định rất linh hoạt, tạo ấn tượng mà không cần sự đồng ý với hoạt động đó hay không, nhưng đây lại là cơ sở xây dựng niềm tin và tin tưởng lẫn nhau.” Đồng thời ông cũng gửi thông điệp với cùng nội dung tới Erdogan ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó Iran lợi dụng lòng tin của chúng ta trong các cuộc tranh luận, họ tranh thủ tiếp tục làm giàu uranium. Mục tiêu duy nhất của họ là làm chệch hướng lệnh trừng phạt của LHQ. 
Luli có kế hoạch viếng thăm Tehran, tôi gọi điện cho Ngoại trưởng Brazil, Celso Amorim, kêu gọi ông xem xét những nỗ lực mà Iran đang thực hiện, họ giống như “một vũ công đang múa may” làm trò. Nhưng ông ta đầy tự tin, cho rằng mọi vấn đề có thể đạt được tốt đẹp. Cuối cùng tôi không kìm chế được phải nói to: “Ý ngài sự kiện này đánh dấu chấm hết phải không? Một số vấn đề sẽ có ngày họ phải trả giá.” Amorim biện luận cho rằng Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ có thể dễ dàng đưa ra các thoả thuận với Iran hơn là với Hoa Kỳ. Tôi nghi ngờ các cuộc gặp gỡ mang tính tích cực, không những thế còn lo ngại có thể xảy ra khi chúng ta đã gần đạt được thỏa thuận với Nga và Trung Quốc về các văn bản biện pháp trừng phạt mới giải quyết tại LHQ. Cả Moscow lẫn Bắc Kinh chưa thật sự nhiệt tình ủng hộ biện pháp này, tôi có linh cảm nếu họ thấy cơ hội xem xét lại cho phép Iran thêm thời gian, tất nhiên họ sẽ áp dụng.
Đây là mối quan tâm hàng đầu của tôi khi nhìn thấy Lula, Erdigan và Admadinejad đã đạt được thỏa thuận. Vấn đề này chẳng còn nghi ngờ gì nữa, Amorim khẳng định tại buổi họp báo chí: “Kế hoạch này là con đường đưa đến đối thoại, xóa bỏ những lý do để trừng phạt.”
Sau này khi tôi nhắc lại chuyện đó, Ngoại trưởng Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ muốn bàn giao thỏa thuận này cho tôi. Họ kể lại cuộc đối thoại 18 giờ đồng hồ đầy gian khó mới đủ sức thuyết phục đi đến thành công. Theo tôi, họ rất lấy làm ngạc nhiên cho rằng những thắng lợi to lớn của họ như vậy lại được chào đón với thái độ hoài nghi. Nhưng với tôi, tôi cần thấy hành động của Iran chứ không muốn nghe thêm nữa. Tôi nói với Amorim: “Thành ngữ của chúng tôi trăm lần nghe không bằng một lần thấy.” Ông ta trả lời: “Tôi đồng ý phải nhìn thấy tận mắt là quan trọng, nhưng quý vị cũng phải chờ đợi một thời gian để người ta bắt tay vào việc chứ nhỉ?” Tôi trả lời ngay: “Vâng, thời gian chuẩn bị đã hơn một năm rồi đấy!”
Câu hỏi cấp bách lúc này, liệu chúng ta có thể thực hiện nghị quyết trừng phạt khi phải đối mặt với nước cờ mới không? Chúng ta đã có những thoả thuận trên nguyên tắc với Nga và Trung Quốc, vậy tôi có nên thông báo càng sớm càng có lợi sau khi Tehran có buổi họp báo chí. Nhưng cuộc bỏ phiếu ở New York chứ không ở bất cứ nơi nào khác. Khi Bắc Kinh đưa ra tuyên bố chào đón một cách thận trọng thỏa thuận Brazil-Thổ Nhĩ Kỳ và Iran tôi cảm thấy quan điểm của họ đã thay đổi. Rất may, tôi đã có kế hoạch viếng thăm Trung Quốc trong mấy ngày tới với các quan chức cao cấp Trung Quốc. Vấn đề Iran là vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự sau đó đến Bắc Triều và Biển Đông.
Trong buổi dạ tiệc kéo dài với Đới Bỉnh Quốc tại Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài, chúng tôi đã thoả luận nhiều vấn đề. Tôi nói thẳng với Ngoại trưởng Đới về sự phản đối của chúng tôi về đề xuất của Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời nhắc khéo ông chính sách hai mặt kéo dài của Iran đã từng biết, bao gồm cả sự dối trá ở Qom. Giờ đây là thời điểm giải quyết mọi vấn đề còn lại với các văn bản về nghị quyết trừng phạt. Vẫn theo thông lệ, Đới Bỉnh Quốc rất lịch lãm nhưng cứng rắn, trong con mắt tinh tường của ông nhìn thấu suốt cả quá trình lịch sử đến những vấn đề mấu chốt nhất. Trung Quốc không hài lòng với cộng đồng quốc tế áp đặt hình phạt lên các quốc gia ngoại trừ trường hợp nghiêm trọng và ông không muốn bất cứ lợi ích thương mại, kinh tế của quốc gia ông bị đe dọa do lệnh trừng phạt. Sự hợp tác của họ chỉ là sự miễn cưỡng, chỉ mới năm ngoái thôi, chúng ta cũng đưa ra những đề nghị tương tự khi tìm cách áp đặt lệnh trừng phạt cứng rắn hơn với Bắc Triều. Vì vậy chúng ta yêu cầu họ giữ kín, đây cũng là lần thứ hai họ làm như vậy. 
Tôi cũng lưu ý với Ngoại trưởng Đới về mối quan tâm chính của Trung Quốc ở Trung Đông là sự ổn định, có như thế các đường ống dẫn dầu không bị ngừng chảy. Nếu sự thúc đẩy lệnh trừng phạt của chúng tôi ở LHQ thất bại, khả năng đối đầu bằng quân sự có thể được tính đến. Điều đó có thể là giá dầu tăng vọt, tàn phá các nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, nếu Trung Quốc giảm mối quan hệ thương mại với Iran, chúng ta có thể giúp tìm kiếm các nguồn năng lượng ở quốc gia khác. Cuối cùng tôi buộc phải nói thẳng với Ngoại trưởng Đới, đây là điều quan trọng của chúng tôi. Nếu hai nước muốn xây dựng mối quan hệ hợp tác như Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã cam kết, chúng tôi cần Trung Quốc ủng hộ tại Hội đồng Bảo an LHQ.
Đánh giá cuộc trao đổi tối hôm đó, tôi cảm thấy đã đưa tiến trình theo đúng hướng. Tôi tìm cách tăng áp lực hơn nữa trong các cuộc thảo luận với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong vài ngày tới. Lệnh trừng phạt mới vẫn tiếp tục được đế cập. “Chúng tôi rất vui về sự hợp tác của quý quốc đối với chúng tôi. Như vậy chúng ta có nhóm P5 +1 đồng thuận. Tôi công bố sau cuộc trao đổi ở Bắc Kinh. Việc còn lại là tính toán vấn đề công bố sao cho thật thuận lợi. “Đây chính là thể hiện sự tái khẳng định một phần của cộng đồng quốc tế đã đạt được thỏa thuận tại Tehran một tuần trước đây giữa Iran, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ chỉ xảy ra khi Hội đồng Bảo an chuẩn bị công khai đưa ra những văn bản về nghị quyết trừng phạt mà chúng tôi đã từng đàm phán trong nhiều tuần lễ. Rõ ràng đây là một thủ đoạn né tránh hành động của Hội đồng Bảo an.”
Ngày bỏ phiếu tại New York được xác định là 9-6. Susan và nhóm của bà vẫn thông tin qua lại với quan chức Trung Quốc cuối cùng về các danh sách các công ty và ngân hàng Iran bị trừng phạt cụ thể, đồng thời thúc đẩy các thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an ủng hộ. Chúng tôi hy vọng số phiếu trắng sẽ ít nhất nhưng không muốn có phiếu chống.
Trong khi đó tôi phải tham dự cuộc họp của Tổ chức các nước châu Mỹ Latin (OAS – Organization of American States) ở Lima, Peru. Thật bất ngờ chạm trán với Đại sứ Trung quốc tại Hoa Kỳ Trương Nghiệp Toại cũng có mặt tại thành phố tham dự OAS, tôi có nhã ý mời ông đến khách sạn tôi ở dự tiệc trà. Tôi hy vọng nhân dịp này sẽ thông qua được danh sách các công ty bị trừng phạt lần cuối cùng. Khách sạn J. W. Marriott ở Lima nằm trên đỉnh vách đá Costa verde, từ đây có thể nhìn thấy Thái Bình Dương đầy ấn tượng. Khi Đại sứ Trương Nghiệp Toại đến, tôi đưa ông sang một góc yên tĩnh của quán bar để trao đổi. Tôi cũng mời thêm các thành viên trong đoàn báo chí của Bộ Ngoại giao, họ rất khoái uống cocktail pisco sours truyền thống của Peru, gồm rượu vang nặng pha chanh, lòng trắng trứng, rượu có vị ngăm ngăm đắng chát, nhiều phóng viên khác cũng đang thưởng thức món rượu này trong quán. Họ thật bất ngờ được chứng kiến cuộc đàm phán của chúng tôi xảy trước mắt họ. Anh chàng vui tính Mark Landker của tờ New York Times đi đến bàn chúng tôi cầm theo hai cốc rượu cocktail pisco sours. Ai dám bảo nhà ngoại giao thiếu tình cảm, ít vui nhộn với mọi người nào? Tôi mỉm cười và đỡ cốc rượu. Đại sứ Trương lịch sự làm theo. Và với món rượu cocktail khuyến rũ của Peru, cuối cùng chúng tôi đã đạt được thỏa thuận chung về hình thức lệnh trừng phạt.
Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết 1929, với số phiếu 12/2. Đây là lệnh trừng phạt nghiêm ngặt nhất trong lịch sử về Iran, nhằm vào Vệ binh Cách mạng, về mua bán vũ khí và giao dịch chuyển nhượng tài chính. Chỉ có Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ không hài lòng vì động cơ thất bại nên bỏ phiếu chống. Lebanon bỏ phiếu trắng vào phút cuối sau sự tiếp cận của Phó Tổng thống Biden và Bộ trưởng Giao thông Ray Lahood, người Mỹ gốc Lebanon nổi tiếng. Tôi gọi điện từ Colombia cho Tổng thống Lebanon, Michel Suleiman một tiếng trước, yêu cầu phía ông không bỏ phiếu chống, nhưng ông đành phải chịu áp lực chính trị từ trong nước. Tôi hiểu, ông đang có những vấn đề khó xử cho nên tôi hài lòng Lebanon bỏ phiếu trắng.
  Nghị quyết đạt được rất hạn chế so với yêu cầu, -chúng tôi đành phải thỏa hiệp một số điểm với Nga và Trung Quốc để đổi lấy sự đồng thuận chắc chắn- tuy vậy tôi thấy vui những gì đạt được. Trong những năm của chính quyền Bush, Iran đã từng tìm mọi cách kích động các cường quốc trên thế giới chống lại nhau để tránh các lệnh trừng phạt nghiêm trọng của quốc tế với việc làm sai trái của họ. Nhưng chính quyền Obama đã thay đổi giải pháp.
Mặc dù đã thành công, nhưng tôi hiểu đây mới chỉ là sự khởi đầu. Nghị quyết của LHQ đã mở cửa để đưa thêm những lệnh trừng phạt nặng nề hơn do Hoa Kỳ và các nước khác bổ xung. Chúng tôi đã phối hợp với các nhà lãnh đạo Hội đồng trong suốt quá trình này và ngay sau đó Hội đồng thông qua đạo luật mới sẽ ảnh hưởng hơn nữa vào nền kinh tế Iran. Tôi thảo luận với các đối tác châu Âu cũng sẽ có những bước tiếp theo mới.
Ngay cả khi áp lực đang hình thành, chúng tôi đưa ra một ràng buộc mới. Tháng 12-2010, tôi đến Bahrain dự hội nghị an ninh trong vùng Vịnh Ba Tư. Chúng tôi biết thế nào phái đoàn ngoại giao của Iran dự kiến sẽ tham dự. Mặc dù đã biết trước một số điểm chính do Richard Holbooke và Jake Sullivan tham dự hội nghị thượng đỉnh trước kia thông báo, nhưng tôi chưa lần nào mặt đối mặt với người đồng cấp Iran. Nhân cơ hội, tôi quyết định sẽ gửi thông điệp tới ông ta. Giữa chừng bài phát biểu trong buổi dạ tiệc tại phòng khiêu vũ Ritz – Carlton, ngừng một lát, tôi nói: “Nhân lúc này, tôi muốn trao đổi trực tiếp với với đoàn đại biểu chính phủ Cộng hòa Hồi giáo Iran có mặt trong hội nghị này.” Trong phòng đột nhiên im lặng. Ngoại trưởng Iran Manouchehr Mottaki ngồi cách đấy vài hàng ghế. Tôi nói: “Gần hai năm qua, Tổng thống Obama đã chân thành đưa ra đề nghị đối thoại với chính phủ của quý ngài. Chúng tôi vẫn cam kết giữ lời đề nghị ấy. Đất nước của ngài có quyền xây dựng chương trình hạt nhân hoà bình. Nhưng với cái quyền ấy chỉ phù hợp nếu chính phủ ngài thực hiện một cách có trách nhiệm theo các điều khoản quốc tế mà chính phủ ngài đã ký kết và nên giải quyết đầy đủ mối quan tâm của thế giới về chương trình hạt nhân của ngài. Chúng tôi yêu cầu ngài nên lựa chọn: vì nhân dân của ngài, vì quyền lợi quốc gia và cũng vì an ninh chung của chúng ta.”
Dạ tiệc kết thúc, mọi người bắt tay nhau tạm biệt, tôi nói với Mottaki: “Xin chào Ngoại trưởng!” Ông ta lẩm bẩm điều gì bằng tiếng Farsi và quay đi hướng khác. Vài phút sau, tôi đuổi theo ông ngay sát chỗ để xe hơi. Tôi lại tiến đến tỏ sự làm quen thân thiện, nhưng một lần nữa ông từ chối. Tôi mỉm cười một mình. Trong diễn văn đầu tiên của lễ nhậm chức, Tổng thống Obama đã nói về Iran và các quốc gia hạ đẳng (pariah states) rằng chúng ta “sẵn lòng chìa tay ra nếu các ngài sẵn sàng từ bỏ sự hung hăng” (nguyên văn: “Giơ nắm đấm”). Mottaki thể hiện thái độ thật khó tiếp xúc. Nhưng công bằng mà nhận xét, chúng tôi chỉ vận động thành công trên thế giới để áp đặt lệnh trừng phạt nên đất nước của ông ta. Cởi mở thân thiện và áp lực. Củ cà rốt và cái gậy. Đó là phương cách ngoại giao thông thường, điều mà chúng ta thường sử dụng từ lâu trong ngoại giao.

Dựa vào bối cảnh này, tháng 1-2011 Quốc vương Oman đưa ra khuyến nghị tôi nên bí mật đàm phán trực tiếp với Iran. Sự cam kết thông qua P5+1 đang bị ngừng trệ. Qua kênh trung gian thiện ý cũng thất bại. Hết lần này đến lần khác, Iran càng thể hiện kiên quyết không khoan nhượng và không thể tin cậy. Tuy vậy, có lý do suy nghĩ Quốc vương có thể là người thực sự giúp được mặc dù Iran đã làm chúng ta thất vọng. Cuối cùng, Quốc vương tiến hành thực hiện giải cứu một người Mỹ bị tống giam vì tội phượt vào Iran theo đường bộ.
Trở lại thời kỳ tháng 7-; một lối thoát bởi vì thực tế Assad không thể nào đáp ứng được những yêu cầu của nghị quyết vì phe đối lập không bao giờ chấp nhận Assad. Chúng tôi vẫn giữ cụm từ “toàn quyền quyết định” để chỉ quyền hạn và nhiệm vụ của thành phần chính phủ chuyển tiếp, có nghĩa là Assad và những người ủng hộ y sẽ bị tước bỏ quyền lực. Để củng cố sức mạnh, tôi muốn thoả thuận phải dứt khoát đặt cơ quan an ninh, tình báo của Syria cùng với “tất cả cơ quan đầu não của chính phủ” dưới sự kiểm soát của chính phủ chuyển tiếp, đồng thời thành lập “cơ quan tối cao trong chính phủ để dân chúng tin tưởng” (tiêu chuẩn đưa ra mà Assad không bao giờ đạt được).
Tôi kiên quyết yêu cầu Hội đồng Bảo an LHQ phải thông qua nghị quyết Chương VII của hiến chương LHQ, cho phép lệnh trừng phạt nặng nề trong trường hợp không tuân thủ. Lavrov không tán thành, nhưng đồng ý sử dụng ảnh hưởng của Nga để hỗ trợ Kofi và tham gia ký kết các điều khoản đã thương lượng. Sau đó chúng tôi sẽ thông báo, giải thích với các nước thế giới.
Ngay từ ban đầu đã xảy ra chuyện rắc rối. Giới báo chí hiểu nhầm cụm từ thành “thỏa thuận có đi có lại”, khi đọc người ta có thể hiểu Assad vẫn duy trì quyền lực. Tờ New York Times đăng bản tin mang tính tiêu cực với tiêu đề “Đàm phán về Kế họach Syria, nhưng Assad vẫn nắm quyền”. Lavrow nhân đà làm vấn đề thêm rắc rối, ông trả lời báo chí: “Nghị quyết này không có điều kiện tiên quyết quá trình chuyển tiếp. Không đặt ra điều kiện trước qua trình chuyển giao và cũng không loại bỏ phe phái nào trong quá trình ấy.”
Kofi bác bỏ giải thích vòng vo của Lavrov, ông phát biểu: “Tôi hoàn toàn tin tưởng nhân dân Syria, những người đã đấu tranh gian khổ giành độc lập, họ có thể tự hào về sự điều hành và ai là người điều hành đất nước bằng sự lựa chọn những người đầy tâm huyết dẫn dắt họ.” Tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến ông: “Những gì chúng tôi làm là tước đi những tưởng tượng cho rằng Assad và những kẻ có bàn tay nhuốm máu đòi nắm giữ quyền lực lâu hơn nữa. Kế hoạch kêu gọi chế độ Assad bàn giao cho tân chính phủ chuyển tiếp đầy đủ quyền hạn quản lý nhà nước.” Thời gian qua, phe đối lập và thường dân Syria đọc thông báo Geneva về kế hoạch cụ thể giải quyết chế độ Assad chấm dứt.

Đó là một mùa hè thật tồi tệ. Sau khi ký kết thỏa thuận Geneva, Nga từ chối ủng hộ nghị quyết Chương VII của hiến chương LHQ và không sử dụng áp lực nào đối với Assad. Mặc dầu rất thất vọng, nhưng hành vi của họ không có gì đáng ngạc nhiên.
Tháng Tám, Kofi từ chức trong khó chịu. Ông phán nàn với tôi: “Tôi đã làm hết sức, nhưng không phải cứ hết sức mình đã là đủ.” Tôi trả lời: “Tôi biết ngài không thể làm gì được hơn nữa, bởi vì Nga không nhượng bộ với Hội đồng Bảo an. Tôi cũng chẳng biết chúng ta sẽ làm gì được nữa. Ít nhất tại Geneva chúng ta đã có thỏa thuận khung, nhưng vẫn chỉ là như thế mà thôi.” Trong khi đó thương vong ở Syria tăng lên đến hàng chục ngàn người, khủng hoảng có nguy cơ vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
Tôi ngày càng thất vọng nhưng đành chịu. Mỗi lần đến LHQ đều bị bức tường của Nga ngăn cản, tôi tìm mọi áp lực mong LHQ ủng hộ, họp nhiều lần với tổ chức Những người bạn của Nhân dân Syria, giờ đây tổ chức đã mở rộng, có hơn 100 quốc gia tham gia. Thách thức chính là để thuyết phục tất cả các bên –một bên là Assad do Nga, Iran làm hậu thuẫn và một bên là phiến quân cùng các nước Ả Rập-, cả hai đang tìm kếm cơ hội chiến thắng quân sự cuối cùng, đó là điều khó xảy ra, họ nên tập trung vào giải pháp chính trị bằng ngoại giao. Điều đó từng được đề xuất một cách cẩn trọng và thống nhất. Hoa Kỳ và các đối tác vẫn giữ lệnh trừng phạt chế độ Assad. Chúng tôi đóng băng các tài khoản, áp lệnh cấm di chuyển, hạn chế thương mại. Nhưng Nga và Iran vẫn tiếp tay cho những nỗ lực chiến tranh của Assad, cuộc chiến vẫn tiếp tục chưa có dấu hiệu kết thúc.
Assad vẫn leo thang sử dụng không lực, bắt đầu bắn tên lửa Scud áp đảo phiến quân, làm chết rất nhiều thường dân. Phe đối lập, dù được ủng hộ của các nước EU, Ả Rập và Hoa Kỳ nhưng họ vẫn trong tình trạng lộn xộn. Chúng tôi cung cấp cho phiến quân hàng viện trợ “không gây chết người”, gồm các thiết bị thông tin liên lạc, thực phẩm từ tháng 3-2012, nhưng chưa cung cấp vũ khí và đào tạo binh sĩ. Nhiều quốc gia lên tiếng, nhất là phe đối lập yêu cầu ủng hộ, hỗ trợ họ như đã từng hỗ trợ quân nổi dậy ở Libya, nhưng điều kiện ở Syria khác Libya.
Chính quyền Assad mạnh hơn Qaddafi rất nhiều, số lượng dân chúng ủng hộ họ ở những khu vực quan trọng, có nhiều đồng minh trong khu vực, một quân đội vững mạnh, có hệ thống phòng thủ vững chắc. Khác Libya, khu vực kiểm soát của Hội đồng Quốc gia chuyển tiếp của phiến quân nằm dọc theo phía đông, kể cả Benghazi, thành phố lớn thứ hai, còn phe đối lập của Syria vô tổ chức, ở rải rác, thiếu tập trung. Cuộc chiến của họ có tổ chức, quyết tâm bảo vệ chiến khu. Hơn nữa, có một sự khác biệt rất quan trọng: Nga ra sức ngăn chặn bất cứ động thái nào của LHQ đối với Syria trong biện pháp lớn ngăn chặn hoạt động tương tự như ở Libya.
Trong những ngày đầu tiên xảy ra giao chiến, hầu hết người ta nghĩ chế độ Assad sụp đổ là tất yếu không thể tránh khỏi. Nhất là các nhà lãnh đạo trước đây của Tunisia, Ai Cập, Libya và Yemen phải ra đi. Thật khó tưởng tượng sau những lần đẫm máu và đã hiểu thế nào là tư do, người dân Syria lại dịu xuống, chấp nhận sự cai trị của nhà độc tài lần nữa. Giờ đây, sang năm thứ hai của cuộc nội chiến, dường như thấy Assad vẫn đủ tiềm lực tiếp tục chiến đấu, quốc gia có thể bị xé nát, kích động sự chia rẽ và xung đột giữa các giáo phái. Khả năng bế tắc và đổ máu ở Syria còn kéo dài. Hoặc cũng có thể chính phủ sụp đổ kéo theo tình trạng hỗn loạn. Cuộc xung đột kéo dài càng gây nguy hiểm sự ổn định, gây bất ổn cho các nước láng giềng dễ bị ảnh hưởng như Jordan, Lebanon, dẫn đến bọn cực đoan sẽ trỗi dậy hình thành ngay trong quốc gia Syria.
Tôi bắt đầu coi Syria là “sự độc hại khó hiểu”, thuật ngữ do các chuyên viên làm kế hoạch mô tả những thách thức đặc biệt phức tạp, gây bối rối các tiêu chuẩn về giải pháp và sự tiếp cận. Sự độc hại khó hiểu này khó tìm ra được câu trả lời chính xác. Trong thực tế, khi một vấn đề tồi tệ xảy ra thường lại xuất hiện những điều tệ hại hơn nữa. Càng ngày những sự việc đó xảy ra tại Syria ngày càng rõ nét. Chẳng cần làm gì thì một thảm hoạ nhân đạo lại bao phủ khu vực. Can thiệp quân sự thì sự rủi ro cũng như mở chiếc hộp Pandora (thần thoại Hy Lạp, chiếc hộp mà Zeus tặng nàng Pandora, hễ ai mở nó sẽ có những điều kỳ bí không tốt lành xảy ra khắp thế gian....- ND) sẽ lại sa lầy như ở Irag. Gửi viện trợ cho phiến quân, nó có thể rơi vào tay bọn cực đoan. Nếu tiếp tục theo đuổi ngoại giao lại đụng phải lá phiếu phủ quyết của Nga. Chẳng có phương án nào có thể dẫn đến thành công, nhưng chúng ta vẫn cứ phải hy vọng.
Khi mọi sự thể hiện đầy đủ, rõ ràng các nỗ lực Geneva đi vào bế tắc, tôi và nhóm an ninh của Obama bắt đầu phát hiện ra, chúng ta có thể hỗ trợ một cách cẩn trọng, huấn luyện phiến quân ôn hoà Syria có đủ điều kiện tin cậy để Hoa Kỳ cung cấp vũ khí. Nhưng vấn đề tiếp cận như thế này cũng mang theo nhiều rủi ro. Trong những năm 1980s, Hoa Kỳ, Saudi Arabia và Pakistan đã cung cấp vũ khí cho phiến quân Afghanistan mang tên Mujahideen giúp chúng chấm dứt sự chiếm đóng của Liên Xô. Trong số các chiến binh ấy có Osama bin Laden trở thành al Qaeda, quay ngoắt 180 độ, y nhắm mục tiêu chính vào các nước phương Tây. Không một ai muốn kịch bản này lặp lại lần nữa.
Nếu phiến quân được kiểm tra kỹ lưỡng, được đào tạo bài bản, họ có thể rất hữu ích theo nhiều phương án. Thứ nhất, một nhóm nhỏ có thể thúc đẩy ảnh hưởng tâm lý lớn đến phe đối lập, thuyết phục những kẻ ủng hộ Assad xem xét giải pháp chính trị. Hezbollah đã từng có quan điểm như vậy với phiá bên kia khi họ sử dụng phương pháp ấy lật lại cuộc chiến bằng cách triển khai vài ngàn chiến binh thiện chiến.
Thứ hai, lập tức quan hệ giữa chúng ta với các đối tác trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng do chúng ta hành động hoặc không hành động. Đây chẳng có gì là bí mật khi các nước Ả Rập cũng như nhiều nước khác đã chuyển vũ khí vào Syria. Nhưng vũ khi chuyển vào Syria kém sự hợp tác vì các nước khác nhau viện trợ cho từng bên khác nhau. Đáng lo ngại với số lượng vũ khí quân trang quân dụng đã vào tay bọn cực đoan. Bởi vì Hoa Kỳ không nằm trong thành phần nỗ lực hỗ trợ này, cũng hầu như không có ảnh hưởng làm đòn bẩy ngăn cản hay phối hợp vận chuyển vũ khí lậu. Tôi được nghe trực tiếp về điều này trong cuộc tranh luận phức tạp của các nước Vùng Vịnh. Tuy nhiên, nếu Hoa Kỳ cuối cùng sẵn sàng tham gia thì có thể chúng ta sẽ đạt hiệu quả hơn trong việc cô lập bọn cực đoan, trao quyền cho các phần tử ôn hòa tại Syria.
Lo ngại nhất của chúng tôi về Syria – đây là một trong những khó khăn tệ hại nhất-, thiếu nhân tố có thể thay thế Assad một cách khả thi. Ông ta và liên minh tuy có những bất đồng, giống như thời Louis XV của Pháp “Après moi, le deluge” (Assad sụp đổ có thể kế theo là sự hỗn loạn). Khoảng trống quyền lực sau sự sụp đổ của Saddam Hussein do sự tan rã của quân đội là bài học cảnh tỉnh. Nhưng nếu Hoa Kỳ có thể đào tạo, trang bị cho phiến quân đáng tin cậy và có hiệu quả thì có thể đoàn kết được các lực lượng trong quá trình chuyển tiếp, bảo đảm được kho vũ khí hóa học, ngăn cản sự tàn sát, giải quyết sự ổn định.
Nhưng có thực hiện được không? Với chính sách rà soát, kiểm tra thật kỹ lưỡng phiến quân, chúng ta cần phải loại trừ bọn cực đoan ra khỏi hàng ngũ, duy trì chia sẻ các thông tin tình báo, phối hợp hoạt động chặt chẽ với tất10px;'>
Đến mùa thu niềm tin về tiến trình bị ảnh hưởng khi cơ quan thực thi pháp luật và cơ quan tình báo Hoa kỳ phát hiện âm mưu Iran có kế họach ám sát Đại sứ Saudi ở Washington. Một người Iran bị bắt tại sân bay New York thú nhận được chỉ thị thực hiện kế hoạch tỉ mỉ với tên gọi “24 hay Quê hương”. Kế hoạch liên quan tới việc tuyển dụng một tên trong băng đảng buôn bán ma túy Mexico đánh bom nhà hàng nơi vị Đại sứ thường xuyên đến. Rất may, kẻ đâm thuê chém mướn Mexico lại là người chỉ điểm cho Cơ quan Phòng Chống ma túy Hoa Kỳ. Chúng ta có đầy đủ bằng chứng âm mưu và tài trợ do quan chức cao cấp của Iran chủ mưu. Chẳng bao lâu sau, tư lệnh Hải quân Iran cảnh báo có thể Iran đóng cửa eo biển Hormuz bất cứ lúc nào gây náo loạn thị trường toàn cầu vì đường cung cấp dầu mỏ trên thế giới qua khu vực này bị tắc nghẽn.
Đúng thời điểm này, tháng 10-2011, tôi quyết định quay lại Muscat, viếng thăm Quốc vương lần thứ hai. Ông vẫn quan tâm cuộc đối thoại, đề nghị chúng tôi gửi một nhóm đến Oman trước để lo công việc hậu cần mặc dù thông điệp chuyển đi chưa có dấu hiệu khả quan. Tôi đồng ý, miễn là phía Iran thực sự quan tâm, Quốc vương đảm bảo với chúng tôi, phía Iran sẽ trình lên lãnh tụ tối cao. Đồng thời tôi cũng kêu gọi Quốc vương chuyển tải cảnh báo nghiêm trọng với Iran về Eo biển Hormuz. Sau cuộc trao đổi, chúng tôi bắt đầu thực hiện kế hoạch bí mật gửi Jake và Puneet cùng nhóm nhỏ tìm cách đối thoại. Thượng nghị sĩ John Kerry trao đổi với một người Oman rất thân cận Quốc vương, ông ta sẽ cung cấp thông tin những gì ông biết.
Cuộc họp đầu tiên với Iran rất tế nhị, Jake tuy không phải nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm tôi lựa chọn, nhưng ông là người kín đáo tôi rất tin tưởng. Sự có mặt của ông là thông điệp mạnh mẽ của tôi thể hiện mối quan tâm vấn đề này. Đầu tháng 7-2012, Jake lặng lẽ rời đoàn chúng tôi đi Paris, lên chuyên cơ đi Muscat. Chuyến ra đi của ông nằm trong kế hoạch giữ bí mật ngay cả với các thành viên khác trong đoàn, cũng như đồng nghiệp, những người làm việc thường xuyên với ông lâu nay, họ cho rằng ông nhận được hung tin về gia đình nên mọi người lo ngại cho ông. Rất may không ai tìm hiểu sự thật về chuyến đi, mãi hơn một năm sau khi báo chí đưa tin họ mới vỡ lẽ.
Đến Oman, Jake và Puneet tạm nghỉ trên ghế sô-pha của ngôi nhà không người của toà đại sứ. Đoàn Iran đến trước đưa ra hàng loại yêu cầu mang tính đòi hỏi quá mức không thể chấp nhận được. Họ đến đây nơi chỉ có những điều kiện như vậy, nhưng họ tỏ ra õng ẹo, khó chịu, phải chăng nó phản ánh sự mâu thuẫn, chia rẽ trong giới chính trị ở Tehran. Jake báo cáo cho hay, người Iran chưa sẵn sàng tham gia một cách nghiêm túc. Chúng tôi vẫn giữ thái độ thiện ý, chờ đợi xem điều kiện có cải thiện hay không.
Suốt thời gian này, tuy phải giữ bí mật theo đuổi đàm phán, nhưng chúng tôi vẫn thường xuyên tăng áp lực với cộng đồng quốc tế lên chính quyền Iran để chống lại tham vọng của họ. Một công tác quan trọng nữa, chúng tôi mở rộng quan hệ hợp tác quân sự với các nước Vùng Vịnh, triển khai nguồn lực quân sự mới trong khu vực để trấn an các đối tác, ngăn chặn các cuộc tấn công của Iran. Đồng thời phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với Israel, nâng mức chưa từng có để bảo vệ ưu thế quân sự hơn bất cứ đối thủ tiềm ẩn nào. Tôi yêu cầu Andrew Shapiro, trợ lý lâu năm của tôi ở Thượng viện, giờ đây là Trợ lý Ngoại trưởng về Chính trị-Quân sự-Ngoại giao, trợ giúp, đảm bảo chắc chắn cho Israel được trang bị hệ thống vũ khí tiên tiến, tối tân như Tìềm kích F35 Joint Strike. Chúng tôi làm việc với Israel phát triển và xây dựng mạng lưới phòng không nhiều tầng, kể cả nâng cấp hệ thống tên lửa Patriot đã được triển khai trong chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, hệ thống rada cảnh báo sớm tân tiến, hệ thống phòng thủ tên lửa, còn gọi là “Iron Dom” và các hệ thống tên lửa đánh chặn “David’s Sling” và “Arrow – 3 Interceptor”. Trong cuộc xung đột với Hamas ở Dải Gaza cuối năm 2012, hệ thống Iron Dom đã chứng minh hiệu quả việc bảo vệ đất nước Israel và dân chúng.
Tôi cũng dành nhiều giờ thảo luận với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu về chiến lược kép, thuyết phục để ông rõ sự trừng phạt có thể thành công. Chúng tôi nhất trí sử dụng lực lượng quân sự làm mối đe dọa đáng tin cậy-điều mà Tổng thống Obama và tôi đã nhiều lần phát biểu: “Tất cả các lựa chọn vẫn sẵn sàng”, - giữa chúng tôi còn có nhiều quan điểm khác biệt về thông tin công khai như thế nào. Tôi thông báo, Tổng thống Obama rất nghiêm túc không cho phép Iran sản xuất vũ khí hạt nhân, còn “ngăn chặn” không phải chính sách của chúng tôi. Chính sách ngăn chặn có từ thời Liên Xô, nhưng về mối quan hệ của Iran với bọn khủng bố và những biến động ở khu vực này thì chúng ta không lường được. Quan điểm Iran có vũ khi hạt nhân hay ngăn cấm họ của chúng ta cũng giống như chính sách của Israel đã thực hiện. Vì vậy, tất cả sự lựa chọn vẫn bỏ ngỏ kể cả sử dụng lực lượng quân sự.
Ngoài việc hợp tác với Israel, chính quyền Obama cũng tăng cường sự hiện diện trên vùng biển và hàng không tại Mỹ và Vùng Vịnh Ba Tư, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ với các nhà nước quân chủ Vùng Vịnh, quốc gia coi Iran là đất nước phải cảnh giác và nguy hiểm. Tôi làm việc với Hội đồng Hợp Tác Vùng Vịnh (GCC) đối thoại về an ninh và tiến hành những cuộc tập trận chung với các thành viên của GCC. Thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ lập hệ thống rada hiện đại, đồng thời xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo bảo vệ đồng minh châu Âu, đề phòng cuộc tấn công từ Iran.
Ngay cả hệ thống phòng thủ chúng tôi cũng tìm kiếm những hoạt động trái phép của Iran với hy vọng giới lãnh đạo phải suy tính lại. Thông qua hệ thống pháp luật và thực thi chính quyền Obama và Quốc Hội làm việc cùng nhau để đưa ra những hình thức trừng phạt nhiều hơn và nghiêm khắc hơn, do Hội đồng Bào an đưa ra vào mùa hè 2010. Mục tiêu của chúng tôi nhằm vào tài chính của các nhà lãnh đạo Iran, kể cả số lượng dự án trong kinh doanh của quân đội, buộc họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc trở lại bàn đàm phán với thái độ nghiêm túc. Chúng ta có thể nhằm vào ngành công nghiệp dầu khí, ngân hàng, chương trình vũ khí của Iran. Đồng thời tranh thủ các công ty bảo hiểm, các hãng vận chuyển đường biển, thương gia ngành năng lượng, các tổ chức tài chính và những cơ quan hoạt động khác tìm cách cô lập Iran với thương mại toàn cầu. Tóm lại, tôi muốn coi đây là nhiệm vụ chính để thuyết phục những khách hàng tầm cỡ hàng đầu nhập khẩu dầu khí của Iran sẽ đa dạng hoá nguồn nhập khẩu, số lượng nhập khẩu dầu khí từ Tehran ngày càng ít đi. Mọi người đồng ý và két bạc thu về của Iran sẽ bị thâm hụt nặng. Huyết mạch của nền kinh tế Iran là dầu mỏ. Đây là quốc gia đứng hàng thừ ba xuất khẩu dầu thô, hàng năm mang lại nguồn ngoại tệ khổng lồ. Vì vậy, chúng ta sẽ làm tất cả những gì có thể được để kinh tế, thương mại của Iran bị suy giảm, nhất là vấn đề dầu khí.
Châu Âu là đối tác quan trọng trong nỗ lực này, một khi 27 thành viên khối Liên minh châu Âu (EU) nhất trí áp đặt tẩy chay hoàn toàn với dầu khí Iran, nó sẽ là cú sốc lớn. Bob Einhorn, chuyên viên giúp xây dựng đề án ban đầu từ tháng 10-2009 về kế hoạch hoán đổi Lò nghiên cứu phản ứng hạt nhân Tehran và Thứ trưởng Bộ Tài chính David Cohen đã tìm kiếm những điều kiện thuận lợi và có hiệu quả nhất để thực thi tất cả các biện pháp trừng phạt mới của chúng ta. Đóng băng tài sản của các ngân hàng Iran làm cho các tầu chở dầu không thể mua được bảo hiểm trên thị trường quốc tế, cắt đứt đường dây liên quan đến mạng lưới tài chính toàn cầu. Đây chính là mục tiêu của lệnh trừng phạt toàn diện.
Thể theo đạo luật mới được Tổng thống Obama ký 12-2011, sau sáu tháng các nước phải thực hiện giảm nhập khẩu dầu khí từ Iran, nếu không họ sẽ phải đối mặt với lệnh trừng phạt. Để sắc lệnh này đi vào thực tế, tôi mở Văn phòng Nghiên cứu Năng lượng do Carlos Pascual phụ trách. Bất cứ nơi nào Iran tìm cách xuất khẩu dầu khí, người của văn phòng này đều có mặt, đưa ra những những nguồn cung cấp mới thay thế, giải thích những rủi ro về tài chính khi giao dịch với quốc gia hạ đẳng của toàn cầu. Khách hàng tầm cỡ của Iran đối mặt với lựa chọn khó khăn về hậu quả kinh tế. Rất may, nhiều nhà lãnh đạo quốc gia nhìn xa trông rộng, chộp lấy cơ hội đa dạng hóa danh mục đầu tư năng lượng của họ.
Chúng tôi chỉ hoạt động những nơi như Angola, Nigeria, Nam Sudan và vùng Vịnh Ba Tư, khuyến khích các đối thủ cạnh tranh thị trường với Iran bằng cách tăng sản lượng, tăng xuất khẩu lượng dầu khí của chính họ để cân bằng thị trường cung ứng, ngăn chặn giá dầu nhẩy vọt do khan hiếm. Ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran đang giai đoạn phục hồi, Hoa Kỳ quan tâm vấn đề này từ lâu, đây là vấn đề quan trọng. Hầu hết những nguồn cung cấp mới quan trọng nhất lại thuộc sân sau của chúng ta. Trong khi tại Mỹ, khai thác dầu và khi đốt tăng lên đáng kể nhờ vào công nghệ mới và thăm dò các nguồn mới, vì thế nhập khẩu của chúng ta giảm mạnh. Vấn đề này làm giảm áp lực thị trường dầu khí toàn cầu, dễ dàng hơn khi không nhập khẩu dầu khí từ Iran, các quốc gia khác không còn lo ngại việc nhập khẩu dầu trong dài hạn của Hoa kỳ.
Nước tiêu thụ và nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Iran là hai nước châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt họ phụ thuộc vào dầu của Iran để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng vì nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Các nền kinh tế tiên tiến như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng phụ thuộc nhiều vào khối lượng nhập khẩu dầu mỏ. Nhật Bản đang phải đối mặt với gánh nặng mới khi lõi lò nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị tan chảy và lệnh cấm sử dụng năng lượng hạt nhân ban hành. Tuy vậy, Nhật Bản cam kết sẽ cắt giảm tiêu thụ dầu của Iran một cách đáng kể, thực hiện theo từng giai đoạn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh.
 Ngược lại, Ấn Độ ngay từ ban đầu từ chối lời thỉnh cầu của phương Tây giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Iran. Trong các cuộc họp bí mật với các nhà lãnh đạo Ấn Độ, họ nhất trí coi nền hoà bình ở Trung Đông là quan trọng và nhận thức sâu sắc có hơn 6 triệu người Ấn Độ sống và làm việc ở Vùng Vịnh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do chính trị và kinh tế mất ổn định. Nhưng đồng thời nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của Ấn Độ cũng phụ thuộc vào nguồn cung cấp ổn định về năng lượng, họ lo nhu cầu năng lượng của họ đang được cung cấp đầy đủ, hoàn hảo sẽ không có nguồn cung cấp nào khả thi thay thế nguồn cung cấp dầu khi như Iran. Nhưng điều còn lại không nói ra lý do sự miễn cưỡng của Ấn Độ, thành viên trong “phong trào không liên kết” trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, họ vẫn giữ và tự đề cao giá trị “không liên kết, tự trị”, đơn giản họ ghét người khác chỉ huy hay ra lệnh phải làm việc này việc khác. Tôi chỉ kêu gọi thay đổi cách hành xử, nếu cứ ép buộc, họ càng tỏ ra cứng rắn.
 Tháng 5-2012, tôi viếng thăm New Delhi với danh nghĩa cá nhân. Tôi lập luận, duy trì một mặt trận quốc tế thống nhất là cách tốt nhất thuyết phục Iran trở lại bàn đàm phán, giải quyết vấn đề bế tắc trong ngoại giao, tránh được sự xung đột gây ra bất ổn định. Tôi vạch ra những ưu điểm của những nguồn cung cấp năng lượng đa dạng, nói về các giải pháp tiềm năng so với Iran đang có sẵn trên thị trường. Tôi cũng đảm bảo nếu Ấn Độ có những bước đi tích cực, tuy nhiên đây là do họ tự lựa chọn và cũng là quyền của họ. Điều quan tâm là kết quả cuối cùng, không phải chỉ là lời kêu gọi suông. Tôi cảm thấy hình như có sự thay đổi. Tôi và Ngoại trưởng S.M. Krishna thông báo với giới báo chí và truyền thông, họ hỏi chúng tôi về vấn đề Iran. Tôi nhường cho Krishna trả lời trước: “Do nhu cầu phát triển, đây cũng là vấn đề bình thường khi chúng ta tìm kiếm và da dạng hoá nguồn nhập khẩu dầu và khí đốt để đáp ứng mục tiêu an ninh năng lượng. Ngay khi quý vị đưa ra câu hỏi cụ thể về Iran, tôi xin nhắc, nó vẫn là nguồn cung cấp dầu mỏ quan trọng đối với chúng ta, mặc dù thị phần cung cấp cho chúng ta có suy giảm, như quý vị đã rõ. Điểm cuối cùng, đây là sự phản ánh quyết định về các nhà máy lọc dầu thực sự dựa trên cơ sở về thương mại, tài chính và điều kiện kỹ thuật.” Chỉ cần ông phát biểu như thế là quá tốt. Tôi hứa với Krishna sẽ đưa Carlo và đội ngũ chuyên gia sang Dehli đẩy nhanh tốc độ quyết định “hoàn toàn không liên quan đến Iran“ về dầu khí.
Những nỗ lực của chúng tôi cuối cùng đã làm cho những nguồn khách hàng khổng lồ của Iran, thậm chí miễn cưỡng cũng đồng ý giảm số lượng đáng kể nhập khẩu dầu khí từ Iran. Kết quả thật ấn tượng. Xuất khẩu dầu thô từ 2,5 triệu thùng/ngày, đến đầu năm 2012 giảm xuống còn 1 triệu thùng/ ngày, mỗi năm thiệt hại khoảng 80 tỷ Mỹ kim doanh thu.
Các tầu chở dầu của Iran đậu bến nằm chơi phơi nắng, vì không có thị trường, cũng chẳng có nhà đầu tư nước ngoài và các công ty bảo hiểm ngoại quốc dòm ngó đến, các máy bay của Iran han rỉ trong các kho chứa vì không có phụ kiện thay thế. Các công ty đa quốc gia như Shell, Toyota, Ngân hàng Deutsche bắt đầu rút khỏi Iran. Ngay cả Ahmadiejad từ lâu phủ nhận lệnh trừng phạt gây ảnh hưởng kinh tế, giờ đây bắt đầu lên tiếng phê phán “cuộc tấn công vào kinh tế”.
Trong nhiều năm tôi từng nói về “sự khốn cùng do trừng phạt” giờ đây điều này trở thành hiện thực. Bibi Netanyahu nói với tôi ông rất khoái cụm từ này, muốn ứng dụng nó như của riêng. Tôi rất tự hào về các liên minh, nhờ sự đoàn kết gắn bó do nỗ lực của chúng ta mới đạt được như vậy, nhưng nhìn thấy nỗi khốn khổ của người dân Iran do sự lựa chọn của các nhà lãnh đạo của họ thách thức cộng đồng quốc tế chúng tôi không thể nào an tâm. Chúng tôi tìm mọi cách để làm sao lệnh trừng phạt không tước đi lương thực, thực phẩm, thuốc men và các loại hàng hoá nhân đạo khác đối với người dân Iran. Tôi tìm cơ hội để nhấn mạnh sự bất đồng chỉ có giữa chúng tôi với chính phủ Iran chứ không phải với nhân dân Iran, kể cả lời phát biểu của tôi trong cuộc phỏng vấn bằng tiếng Farsi trên Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ của chương trình Parazit, (giống như chương trình The Daily Show của Iran). Người dân Iran xứng đáng được hưởng cuộc sống tươi đẹp, một tương lai tốt hơn, nhưng điều đó có được hay không tùy thuộc vào sự thay đổi đường lối của các nhà lãnh đạo quốc gia của họ.
Nhưng Iran quyết không lùi bước, vẫn ngang ngạnh. Họ tiếp tục mối quan hệ với những âm mưu khủng bố mới ở Bulgaria, Georgia và Thái Lan. Tehran cố gắng gây suy yếu chính phủ các nước láng giềng, kích động sự bất ổn từ Bahrain đến Yemen và các nước xa xôi khác. Họ đổ tiền và vũ khí vào Syria yểm trợ cho đồng minh Bashar al-Assad, ủng hộ cuộc đàn áp đẫm máu của Assad chống lại người dân Syria. Không những thế còn đưa Vệ binh Cách mạng sang huấn luyện và các chiến binh Hezbollah sang hỗ trợ ủng hộ Assaid. Tất nhiên họ vẫn tiếp tục thúc đẩy chương trình hạt nhân, vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an, từ chối tham gia đàm phán với P5+1. Với công luận, Tổng thống Obama và tôi vẫn nhấn mạnh, cửa ngoại giao vẫn mở, nhưng không phải mở vĩnh viễn. Trong hậu trường bí mật, chúng tôi vẫn còn hy vọng kênh của Quốc vương Oman có thể vẫn đem lại những tiến bộ tiếp cận. Với áp lực lớn, nến kinh tế Iran sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, buộc Tehran phải cân nhắc lại vị trí, chỗ đứng của họ.

Thật chính xác những gì bắt đầu xảy ra cho đến cuối năm 2012 cũng là thời gian tôi hết nhiệm kỳ ở Bộ Ngoại giao. Kinh tế, địa vị trong khu vực, uy tìn trên trường quốc tế của Iran rơi vào tình trạng hỗn loạn. Nhiệm kỳ hai của Tổng thống Ahmadinejad lâm vào thảm họa, địa vị chính trị trong nước sụp đổ, cùng với quan hệ từng rất gần gũi của ông ta với lãnh đão tối cao cũng như những kẻ bảo thủ đầy quyền lực và các giáo sĩ không còn là nguồn động lực sức mạnh của đòn bẩy nữa. Trong khi đó phía Oman cho hay, Iran cuối cùng cũng chuẩn bị sẵn sàng đàm phán bí mật mà chúng ta được mong đợi từ lâu. Họ muốn cử Thứ trưởng Ngoại giao gặp Thứ trưởng Bill Burns tại Muscat. Tôi đồng ý.
Tháng 3-2013, vài tuần sau khi nhiện kỳ Ngoại trưởng của tôi kết thúc, Bill và Jake trở lại Oman xem xét có chuyển biến gì mới không. Câu trả lời là sự thất vọng. Iran đang vật lộn với những khó khăn. Một số yếu nhân trong chính phủ giờ đây thể hiện ủng hộ cuộc đàm phán nghiêm túc, nhưng những kẻ có thế lực vẫn không muốn. Lại một lần nữa nhóm của chúng tôi trở về với nhận định, thời gian chưa đủ chin muồi cho những bước đột phá.
Tiếp theo lại xảy ra sự kiện khác. Đến mùa xuân Iran chuẩn bị bầu cử Tổng thống mới thay thế Ahmadinejad. Thật khó tin mới kỳ nào những cuộc biểu tình khổng lồ trên đường phố Tehran chống kết quả bầu cử gian lận, ấy thế đã bốn năm trôi qua. Từ ngày ấy chế độ độc tài tàn bạo đẩy các chính trị gia đối lập phải hoạt động bí mật, chấm dứt sự phản kháng. Để phù hợp với đường lối cứng rắn, cơ quan chức năng lựa chọn ứng cử viên trong cuộc chạy đua năm 2013 họ sẽ loại bỏ bất cứ ứng cử viên không thuộc phe bảo thủ hoặc không đủ sự trung thành với đường lối cứng rắn. Thậm chí họ ban hành lệnh cấm cựu Tổng thống Ali Akbar Hashemi Rafsanjani, lãnh tụ của cuộc cách mạng 1979 và các giào sĩ có ảnh hưởng sâu rộng ra ứng cử, bởi họ coi ông là người thách thức của chế độ. Tám ứng cử viên được lựa chọn đều có quan hệ gần gũi với lãnh tụ tinh thần Tối cao và trong phe bảo thủ cứng rắn của chế độ. Trong ngắn hạn, họ sử dụng quyền lực này mang tính an toàn nhất mà họ tin tưởng.
Saeed Jalili, nhà đàm phán hạt nhân của Iran, được xem như là sự lựa chọn thích hợp của Ayatollah, coi như đang ở thế thượng phong trong cuộc đua chức Tổng thống. Chiến dịch vận động của ông ta với những khẩu hiệu trống rỗng “phát triển Hồi giáo”, phớt lờ nền kinh tế đang suy sụp, không đề cập chính sách đối ngoại thảm bại của Iran. Đối với người dân, hầu như họ không mấy quan tâm đến cuộc bầu cử, đây lại là mục tiêu của chế độ. Nhưng sự thất vọng của người dân vẫn lộ rõ, chẳng khó khăn gì để nhận ra. Một ký giả Tây phương phỏng vấn một ông chủ xưởng sửa chữa xe hơi bốn mươi tuổi ở ngoại ô Qom, thành phố có cơ sở hạt nhân bí mật bị phát hiện năm 2009, ông phàn nàn, ca cẩm về kinh tế suy sụp: “Tôi yêu đất nước Hồi giáo, nhưng làm thế nào để sống với tỉ lệ lạm phát 100%? Tôi sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên nào đưa ra những đề án khả dĩ nhất về kinh tế, nhưng cho đến nay tôi chẳng thấy ai có kế hoạch nào tốt đẹp cho tương lai của đất nước.”
Những ngày cuối cùng của cuộc bầu cử tháng 6 sắp đến, tự nhiên lại xảy ra sự kiện đáng chú ý. Trong các cuộc giàn xếp trung gian rất cẩn thận cho cuộc bầu cử, nhưng sự thất vọng đột nhiên bùng phát lộ ra trước dư luận công chúng, những mâu thuẫn và sự thất bại trong chính sách của chế độ đột nhiên trở thành câu hỏi lớn trong nước. Trong cuộc tranh luận trên truyền hình toàn quốc, các đối thủ của Jalili chất vấn ông về sự quản lý yếu kém trong chính sách hạt nhân và sự đình trệ khủng khiếp của nền kinh tế. Ali – Akbar Velayati, cựu Ngoại trưởng nổi tiếng phe cứng rắn, chất vấn: “Với danh nghĩa bảo thủ không có nghĩ là kém linh hoạt và ngang bướng.” Ông Mohsen Rezaei, cựu tư lệnh cao cấp của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, đứng lên đưa ra một loạt câu hỏi: “Chúng tôi chẳng mong đợi cái gì và cũng chẳng có gì cho ai. Ngài có nghĩ chúng ta tiếp tục phản kháng trong khi người dân bi đói khổ không?”Jalili cố gắng bào chữa về tình trạng bế tắc của ông trong những cuộc đối thoại gần đây nhất với nhóm P5+1. “Bởi vì họ muốn đổi kẹo lấy ngọc”, Jalili tự bào chữa và lôi cả Lãnh tụ Tối cao vào cuộc. Nhưng Jalili vẫn không thoát được các cuộc chất vấn. Hassan Rouhani, cựu trưởng đoàn đàm phán hạt nhân và bạn thân của ứng cử viên phe ôn hòa trong chiến dịch tranh cử nói về “ảnh hưởng qua lại với thế giới” trút lên đầu Jalili về tội Iran bị Hội đồng Bảo an LHQ trừng phạt. Ông nói: “Tất cả những khó khăn của chúng ta là ở vấn đề này mà ra. Phải, có máy quay li tâm là tốt đấy, nhưng cuộc sống người dân cũng đang phải quay chóng mặt vì cuộc sống nghèo đói”. Nhân dân Iran chứng kiến những gì xảy ra trong cuộc tranh luận làm họ thực sự sốc. Hầu như chuyện tranh luận công khai trên truyền hình chưa có tiền lệ từ trước tới nay.
Tháng 6-2013, ngày bầu cử, số lượng người đi bầu đông vô kể và số phiếu bầu Rouhani chiếm tuyệt đối. Kết quả bầu cử kỳ này không thể đảo ngược hoặc phủ nhận được. Đám đông dân chúng đổ ra đường phố hô vang khẩu hiệu: “Cải cách muôn năm!” Rouhani nhậm chức tháng Tám, ngay lập tức ông tuyên bố hòa giải và hòa hợp với cộng đồng quốc tế và nhân dịp Năm mới người Do Thái cũng gửi lời chúc mừng tốt đẹp đến Rosh Hashanah thông qua Tweet.
Giờ đây tôi chỉ là công dân Mỹ, nhưng rất quan tâm những gì xảy ra và vẫn còn chút hoài nghi. Lãnh tụ Tối cao vẫn là người nắm quyền thực sự ở Iran, đặc biệt khi đụng chạm đến chương trình hạt nhân và chính sách đối ngoại, ông sẽ phản ứng ra sao. Ông ta cho phép bầu Rouhani, im lặng chịu đựng nói về cải cách, thậm chí kín đáo bảo vệ tân Tổng thống khi phe bảo thủ cứng rắn mở cuộc tấn công, phải chăng ông đã hiểu sự bất ổn của quốc gia do chính sách của chế độ gây ra. Nhưng vẫn chưa đủ lý do để tin ông sẽ có những thay đổi cơ bản, cốt lõi trong trung tâm quyền lực mà phe hiếu chiến vẫn đương đầu với các nước trong khu vực và thế giới.
Nhưng sau hậu trường của cuộc bầu cử, kênh ngoại giao của Oman bắt đầu nóng lên. Quốc vương Oman là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến viếng thăm và chúc mừng Rouhani tại Tehran. Tổng thống Obama gửi thư lần nữa, lần này hồi âm có khuynh hướng tích cực. Tại Muscat, Bill và jake, bây giờ là Cố vấn An ninh Quốc gia của Phó Tổng thống Biden, tái hội kiến với các quan chức đại diện cho Iran ở cấp bậc cao nhất. Cuộc đàm phán vẫn được duy trì bí mật nhưng nghiêm ngặt hơn bao giờ hết vì đảm bảo vị thế còn non yếu của Rouhani ở trong nước. Những sơ thảo về một thỏa thuận sơ bộ đã được xây dựng. Iran sẽ ngửng hoạt động các chương trình hạt nhân, cho phép thanh tra trong sáu tháng để đổi lại lệnh trừng phạt được nới lỏng. Đây chính là cánh cửa mở thông cho các cuộc đàm phán giải quyết tất cả các mối quan tâm của cộng đồng quốc tế về những vấn đề chủ yếu. Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Chính trị Wendy Sherman, nhà đàm phán dầy dạn kinh nghiệm và cũng là người phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm trách nhiệm này, tham gia với Quốc vưong Oman trong các cuộc thảo luận, giải quyết từng chi tiết cụ thể.
Nhóm cũng thảo luận một khả năng của cuộc gặp lịch sử mặt đối mặt giữa Tổng thống Obama và Tổng thống Rouhani ở New York tại Đại hội đồng LHQ vào cuối tháng Chín. Nhưng vào giờ chót, phía Iran đã không đưa ra chi tiết cụ thể về cuộc gặp gỡ, điều này cho thấy trong nội bộ chính phủ Iran còn có nhiều vướng mắc, chưa đồng thuận. Nhưng hai nhà lãnh đạo đã điện đàm trao đổi trong khi chiếc limouse đưa Rouhani ra sân bay trở về Iran. Đây là cuộc trò chuyện đầu tiên của hai nhà lãnh đạo hai nước kể từ năm 1979. Người kế nhiệm tôi, Ngoại trưởng Kerry, gặp gỡ tân Ngoại trưởng Iran, Javad zarif và các quan chức bắt đầu trao đổi tóm tắt với các đồng minh chủ chốt về những kết quả tiến bộ thu được trong cuộc đàm phán bí mật. Nhưng Thủ tướng Israel, Netanyahu cảnh báo trong bài phát biểu tại LHQ, Rouhani là “con cáo đội lốt cừu”.
Tháng 10, kênh đàm phán bí mật của Oman bắt đầu gặp gỡ nhóm P5+1 về đàm phán ở Geneva, Wendy người dẫn đầu của đoàn Hoa Kỳ và Bill, Jake cũng trong thành viên của đoàn, nhưng đã giữ kín không cho giới truyền thông biết bằng cách chia nhau ở nhiều khách sạn khác nhau và tìm cách tránh sự tò mò của nhân viên phục vụ trong khách sạn.
 Tháng 10, Ngoại trưởng Kerry đến Geneva hai lần với hy vọng thúc đẩy cuộc đàm phán chóng kết thúc. Nhưng vẫn còn có nhiều vấn đề lớn chưa giải quyết xong: Iran phải ngừng chương trình làm giàu uranium hay chỉ ngừng làm giàu số lượng có thể chế tạo được bom hạt nhân? Về phần Rouhani, duy trì mức độ làm giàu thấp sẽ giúp ông giữ được uy tín, điều này rất quan trọng về mặt chính trị đối với ông. Nhưng Israel cho rằng sự nhượng bộ như vậy sẽ gây ra một tiền lệ nguy hiểm. Tiếp theo, câu hỏi đặt ra, rỡ bỏ sự trừng phạt như thế nào cho thích hợp. Lại một lần nữa, một số đưa ra chừng nào những cơ sở dự trữ được kiểm chứng và Iran phải từ bỏ chương trình làm giàu hạt nhân sẽ rỡ bò hoàn toàn. Bibi chế giễu nhóm P5+1 đã cho Iran chiếc đĩa bạc “trong thoả thuận thế kỷ.”
Kerry và Wendy vẫn gây sức ép và được Tổng thống Obama hỗ trợ cùng với các đối tác của chúng ta bằng mọi hình thức đi đến một thỏa hiệp. Iran đồng ý từ bỏ kho dự trữ uranium làm giàu ở cấp độ cao, chỉ giữ thanh nhiên liệu có chỉ số 5% (quá thấp so với khả năng chế tạo bom hạt nhân); Được giữ hàng ngàn máy li tâm kể cả máy li tâm thế hệ mới; Đồng ý để các thanh tra đến kiểm tra, ngừng xây dựng các cơ sở mới kể cả lò phản ứng plutonium. Đổi lại, cộng đồng quốc tế sẽ hỗ trợ nhiều tỷ đô la, hầu hết các tài sản của Iran bị đóng băng sẽ gỡ bỏ. Tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama ca ngợi thoả thuận là “bước quan trọng đầu tiên hướng tới một giải pháp toàn diện” và là kết quả của sự cố gắng ngoại giao trong nhiều năm làm việc không mệt mỏi.
Trở lại năm 2009 khi tôi nhậm chức, cộng đồng quốc tế rất yếu kém, công việc ngoại giao hầu như đình trệ, Iran đẩy mạnh làm giàu năng lượng hạt nhân gần tiến tới sản xuất bom hạt nhân. Với chiến lược kép, chúng tôi vừa theo dõi vừa tham gia đẩy mạnh áp lực để đảo ngược xu hướng, thống nhất với cộng đồng quốc tế, cuối cùng buộc Iran phải quay lại bàn đàm phán. Tôi vẫn hoài nghi về việc Iran sẽ đồng ý ký kết thỏa thuận toàn diện; Trong nhiều năm qua, tôi đã thấy càng hy vọng càng bị thất vọng nên không tự cho phép mình quá lạc quan. Nhưng dù sao đây cũng đem lại nhiều hứa hẹn nhất trong một thời gian kéo dài, nó cũng đáng giá cho cuộc thử nghiệm để xem có thể đạt được những gì.
Mặc dù phải mất 5 năm mới đưa đến thỏa thuận ban đầu này, nhưng rất nhiều vấn đề khó khăn vẫn ở phía trước. Những điều khoản cứng rắn đã gây khốn đốn mối quan hệ của Iran với cộng đồng quốc tế vẫn chưa được giải quyết. Ngay cả khi vấn đề hạt nhân của Iran được giải quyết thỏa đáng các thỏa thuận được thực hiện, nhưng sự hỗ trợ của Iran với bọn khủng bố và cách cư xử với các nước láng giềng chưa được cải thiện thì Iran vẫn là mối đe dọa an ninh của Hoa Kỳ và đồng minh.
Trong tương lai, các nhà lãnh đạo Iran, đặc biệt Lãnh tụ Tối cao, phải đối mặt với sự lựa chọn thật sự. Vào thời điểm của cuộc Cách mạng Iran năm 1979, nền kinh tế Iran hơn 40% so với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng đến năm 2014 thì ngược lại. Phải chăng chỉ vì chương trình hạt nhân đã phải trả cái giá bằng sự ăn xin, bần cùng hoá người dân từ một nước có nền văn minh rực rỡ đầy tự hào? Nếu mai đây Iran có vũ khí hạt nhân trong tay, vậy họ có thể tạo ra việc làm cho hàng triệu thanh niên đang thất nghiệp hay không? Họ có thể giúp học sinh vào các trường đại học, tái thiết đường xá, cầu cống, hải cảng bị tàn phá trong thời kỳ chiến tranh với Irag thời trước hay không? Nhìn ra nước ngoài, người Iran muốn trở thành quốc gia như Bắc Triều hay hùng cường như Hàn Quốc?