Dịch giả: Lâm Hoàng Mạnh
PHẦN THỨ HAI - Hướng sang Thái Bình Dương - Chương 3
Châu Á : Xoay trục

      iữa tháng 12-2009, một ngày Chủ nhật đẹp trời, đoàn xe của tôi đi qua những đường phố vắng vẻ của căn cứ không quân Andrews. Chúng tôi qua trạm gác, phòng ở, nhà chứa máy bay và sau đó tiến vào đường băng rộng lớn. Đây là chuyến công du đầu tiên với cương vị Ngoại trưởng. Xe dừng lại bên chiếc Boeing 757 sơn màu xanh - trắng của Không Lực Hoa Kỳ, bên trong trang bị các thiết bị thông tin liên lạc tối tân, có khả năng hoạt động bất cứ nơi nào trên thế giới. Một dòng chữ to màu đen “United States of America” (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) in trên thân máy bay. Tôi ra khỏi xe, dừng lại một chút, nhìn xung quanh trước khi bước lên máy bay.
 Khi còn là Đệ nhất phu nhân, tôi đi nhiều lần đi với Bill vòng quanh thế giới với chiếc Air Force One, chiếc phản lực chuyên dụng lớn và hiện đại nhất. Tôi cũng đã đi khá nhiều nơi trên máy bay giống chiếc Boeing 757 như thế này và một số máy bay nhỏ hơn với đoàn thượng nghị sĩ thăm các nước như Iraq, Afghanistan và Pakistan… Nhưng các trải nghiệm đó không thể giúp tôi cảm giác sau hơn hai ngàn giờ bay, tương đương gần 1 triệu dặm trong bốn năm. Thời gian đó bằng tám mươi bảy ngày di chuyển trong chiếc máy bay với vận tốc hơn 500 dặm một giờ. Chiếc máy bay này là một biểu tượng mạnh mẽ của quốc gia mà tôi rất vinh dự được đại diện. Tôi cảm thấy rất tự hào khi nhìn thấy chiếc máy bay sơn màu xanh-trắng giống như thế này ở bất cứ đâu trên thế giới. Bên trong máy bay, bên trái tôi, các sĩ quan không quân trong cabin đang bận rộn với các máy tính và thiết bị liên lạc. Một số phi công đang thực hiện bước kiểm tra cuối cùng. Bên phải, một hành lang hẹp dẫn đến khoang riêng của tôi, với một bàn nhỏ, một chiếc ghế gấp, phòng tắm, tủ đựng quần áo và điện thoại bảo mật và không bảo mật. Tiếp đó là khoang chính, được chia thành ba phần cho bộ phận an ninh, báo chí và nhân viên không quân. Trong phần đầu, có hai cái bàn, mỗi bàn có bốn ghế da đối diện, các nhân viên của Bộ Ngoại giao lập một văn phòng di động, kết nối với Trung tâm chỉ huy ở trụ sở Bộ ngoại giao. Văn phòng này có khả năng truy cập mọi tài liệu mật, phân loại chi tiết những lịch trình từ độ cao ba mươi ngàn feet (mười cây số - ND). Xung quanh đó những chiếc laptop, điện thoại và một số nhân viên tranh thủ chợp mắt một chút. Trên các bàn đầy những cuốn sách, bản thảo nháp nhưng cũng có cả tạp chí People & US Weekly.
Phần giữa của máy bay trông giống như một khoang hạng thương gia bình thường trong các chuyến bay nội địa. Các chuyên gia chính sách thuộc các cục thuộc Bộ Ngoại giao, phái viên Nhà Trắng, Lầu băm Góc, phiên dịch và đặc vụ của An ninh Ngoại giao. Tiếp đó là khoang dành cho các nhà báo, quay phim đi theo để đưa tin
 Cuối cùng là khoang của các tiếp viên, đang chuẩn bị bữa ăn cho mọi người. Công việc của họ thật không dễ dàng, vì sở thích ăn uống và giấc ngủ bất thường của mỗi người. Mỗi điểm dừng chúng tôi lại có những món ăn khác lạ, như phô-mai Oaxaca ở Mexico, cá hồi hun khói của Ireland hay trái cây tươi ở Campuhcia. Nhưng bao giờ cũng có những món ăn chính như món gà tây chiên ròn cùng với salad rất khoái khẩu của Không quân.
Khối kim loại hình ống này đã trờ thành ngôi nhà của chúng tôi trên không trung. Tôi cho phép nhân viên ăn mặc bình thường và cố gắng ngủ lấy sức, khuyên họ tìm cách giữ sức khỏe, tỉnh táo trong lịch trình công tác dày đặc. Trong hơn hai ngàn giờ trên máy bay, chúng tôi đã tổ chức nhiều buổi sinh nhật, từng thấy các nhà ngoại giao cười chảy nước mắt vì xem film hài và được chiêm ngưỡng bộ đồ ngũ màu vàng của Richard Holbrooker mà ông tự hào. Thời gian trên máy bay chủ yếu làm việc, tuy nhiên khi kết thúc các chuyến đi dài ngày trở về, mọi người thường được thư giãn xem phim, tán gẫu và với những ly rượu trên tay. Một lần chúng tôi xem phim “Nỗi bất hòa” nói về Robert Hanssen, đặc vụ FBI hoạt động ở Nga đầu thập niêm 1990 thế kỷ trước. Trong một cảnh trong phim, Hanssen than phiền: “Không thể tin phụ nữ mặc quần âu. Đó là trang phục của đàn ông. Thế giới không cần thêm Hillary Clinton nào nữa”. Tất cả mọi người ngồi trên máy bay lăn ra cười. Trong những chuyến công du, đôi khi máy bay cũng xảy ra trục trặc. Một lần chúng tôi phải dừng lại ở Saudi Arabia do lỗi kỹ thuật, tôi được tướng David Petraeus cho đi nhờ, ông nhường khoang của ông cho tôi và xuống ngồi với các nhân viên. Nửa đêm, chúng tôi dừng ở một căn cứ Không quân tại Đức. David xuống máy bay, đến phòng tập thể dục dụng cụ, tập một tiếng và chúng tôi lại bay tiếp.
Trong chuyến đi đầu tiên tháng 2-2009, tôi đi xuống phía sau, khoang dành nhà báo. Nhiều người đã từng tháp tùng các Ngoại trưởng tiền nhiệm, đang suy đoán về sự khác biệt của nhiệm kỳ này. Một vài cố vấn đề nghị tôi nên dùng chuyến đi đầu tiên để hàn gắn mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương bị rạn nứt do chính quyền Bush để lại. Một số khác đề nghị tới Afghanistan, nơi quân đội Mỹ đang gặp khó khăn chổng quân nổi dậy. Trước đây ông Colin Powell đã chọn Mexico làm điểm dừng chân đầu tiên, nước láng giềng phía nam. Ông Warren Christopher đã đến Trung Đông, nơi cần sự tập trung chú ý. Nhưng Jim Steinberg, tân Thứ trưởng của tôi, đề nghị đến châu Á, nơi được coi là trung tâm thế giới trong thế kỷ XXI. Tôi nghĩ, đây là gợi ý đúng, vì thế tôi phá lệ và trước tiên đến Nhật Bản, tiếp theo Indonesia, Hàn Quốc và cuối cùng là Trung Quốc. Chúng ta cần gửi phải gửi thông điệp đến châu Á và thế giới: nước Mỹ đã trở lại.

Khi trở thành Ngoại trưởng, tôi tin Hoa Kỳ cần phải làm nhiều hơn để góp phần định hình tương lai của châu Á và kiểm soát mối quan hệ ngày càng phức tạp của chúng ta với Trung Quốc. Tất cả các sự kiện xảy ra ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ quyết định quỹ đạo của nền kinh tế toàn cầu và sự thịnh vượng của nước Mỹ, sự tiến bộ của nền dân chủ và nhân quyền và hy vọng thế kỷ XXI ít đẫm máu hơn so với thế kỷ XX. Khu vực rộng lớn này chạy dài từ Ấn Độ Dương đến các quần đảo tí hon ở Thái Bình Dương, nơi có hơn một nửa dân số thế giới, có những đồng minh đáng tin cậy, các đối tác thương mại quan trọng nhất và những tuyến đường thương mại năng động nhất trên thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ sang khu vực này giúp thúc đẩy phục hồi kinh tế chúng ta trong bối cảnh kinh tế suy thoái và sự phát triển trong tương lai phụ thuộc việc tiếp cận với tầng lớp trung lưu đang bùng nổ ở châu Á. Cũng chính nơi đây là nơi tồn tại mối đe dọa thực sự đối với an ninh của chúng ta, đặc biệt là chế độ độc tài Bắc Triều Tiên rất khó lường.
Sự nổi lên của Trung Quốc là một trong những phát triển có tính chiến lược quan trọng nhất của thời kỳ hiện nay của chúng ta. Đó là một đất nước đầy mâu thuẫn: một quốc gia ngày càng giàu có, đã giải quyết hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo và một chế độ chuyên chế đang cố gắng giải quyết những thách thức nghiêm trọng trong nước, với khoảng 100 triệu người vẫn đang sống với mức lương trên dưới một đồng Mỹ kim một ngày. Quốc gia này là nhà sản xuất lớn nhất thế giới của các tấm pin năng lượng mặt trời, đồng thời cũng là nơi thải lượng khí nhà kính lớn nhất, với một số đô thị ô nhiễm không khí tồi tệ nhất trên thế giới. Tuy muốn trở thành một thế lực quan trọng trên trường quốc tế nhưng chỉ giải quyết mối quan hệ đơn phương với các nước láng giềng. Trung Quốc vẫn do dự tham gia giải quyết nội bộ của các nước, ngay cả trong tình huống căng thẳng. 
Là một thượng nghị sĩ, tôi cho rằng Hoa Kỳ phải đối phó cẩn thận, nghiêm túc với một Trung Quốc đang phát triển toàn diện về kinh tế, ngoại giao và quân sự. Trong quá khứ, sự nổi lên của các thế lực mới thường xuyên gặp sự chống đối. Trong tình hình này mọi thứ rất phức tạp do nền kinh tế hai nước ngày càng phụ thuộc vào nhau. Năm 2007, kim ngạch thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã vượt 387 tỷ Mỹ kim; năm 2013, nó đạt 562 tỷ Mỹ kim. Trung Quốc nắm một lượng lớn trái phiếu Kho bạc Mỹ, có nghĩa là hai nước đã đóng góp thành tựu kinh tế lẫn nhau. Do đó, cả hai nước đều chia sẻ lợi ích trong việc duy trì sự ổn định ở châu Á và thế giới để đảm bảo lưu thông hàng hóa và năng lượng. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích chung, những giá trị và quan điểm giữa hai nước thường đối lập nhau về các điểm nóng ở Bắc Triều tiên, Đài Loan, Tây Tạng hay vấn đề nhân quyền, biến đổi khí hậu và tranh chấp trong vùng biển Hoa Đông và Hoa Nam.
Từ thời chính phủ Buch, Bộ trưởng Tài chính Hank Paulson đã có những cuộc đối thoại kinh tế cấp cao với Trung Quốc, giải quyết một số vấn đề thương mại quan trọng, nhưng các cuộc đàm phán vẫn chưa thảo luận về chiến lược và an ninh. Nhiều nước trong khu vực cho rằng chú ý vào chính quyền Iraq, Afghanistan và Trung Đông dẫn đến giảm vai trò lãnh đạo truyền thống của Mỹ ở châu Á. Nhận định này đã quá thổi phồng, nhưng là một vấn đề chính trong tương lai. Tôi nghĩ chúng ta cần tăng cường bang giao với Trung Quốc và đặt khu vực châu Á - Thái Bình Dương đứng hàng đầu trong các kế hoạch nghị sự ngoại giao.
Jim Steinberg và tôi nhanh chóng đồng ý rằng Tiến sĩ Kurt Campbell là người phù hợp nhất vị trí Cục truởng Cục Đông Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao. Tiến sĩ Kurt Campbell thời chính phủ Clinton đã tham gia vào việc định hình chính sách châu Á ở Lầu Năm Góc và Hội đồng An ninh Quốc gia và giờ đây ông trở thành một kiến ​​trúc sư quan trọng trong chiến lược của chúng tôi. Ông là người có tư duy chiến lược sáng tạo, quan chức tận tâm, người bạn đồng hành không thể thiếu với óc hài hước vô tận.
Trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ, tôi điện đàm với các nhà lãnh đạo châu Á chủ chốt. Tôi trao đổi trực tiếp với Ngoại trưởng Australia, Stephen Smith. Thủ tướng Kevin Rudd, nói tiếng Bắc Kinh thông thạo, có tầm nhìn chiến lược về các cơ hội và thách thức do sự trỗi dậy của Trung Quốc. Giàu tài nguyên thiên nhiên, Australia đang hưởng lợi bằng cách cung cấp khoảng sản và nguyên liệu thô cho nền công nghiệp bùng nổ của Trung Quốc. Trung Quốc đang trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Úc, vượt qua cả Nhật Bản và Hoa Kỳ. Nhưng Thủ tướng Rudd cũng hiểu, hòa bình và an ninh ở khu vực Thái Bình Dương phải dựa vào lãnh đạo của Mỹ và ông đánh giá cao mối quan hệ giữa hai nước trong lịch sử. Ông không muốn Mỹ rút lui hoặc mất ảnh hưởng ở châu Á. Trong cuộc gọi đầu tiên, Ngoại trưởng Smith bày tỏ hy vọng chính phủ Obama sẽ “can thiệp sâu hơn vào châu Á”. Tôi nói với ông, tôi cũng có suy nghĩ như vậy, mong muốn hướng tới mối quan hợp tác chặt chẽ. Úc trở thành đồng minh quan trọng trong chiến lược của chúng ta tại châu Á trong những năm sau đó dưới sự lãnh đạo của Rudd và người kế nhiệm, Thủ tướng Julia Gillard.
Nước láng giềng của Úc, New Zealand, chúng ta lại gặp những thách thức khác. Trong 25 năm qua, từ sau sự kiện cấm tất cả các tầu hạt nhân ghé thăm cảng của New Zealand, quan hệ giữa Mỹ và New Zealand rất hạn chế. Tuy nhiên, tôi nghĩ tình bạn lâu năm và lợi ích chung sẽ là cầu nối hàn gắn và xây dựng mối quan hệ mới giữa Wellington và Washington. Trong chuyến viếng thăm năm 2010, tôi và Thủ tướng John Ley đã ký Tuyên bố Wellington, cam kết sự hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương và các tổ chức đa phương. Năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã bỏ lệnh cấm tàu New Zealand cập bến các căn cứ của Mỹ kéo dài gần 26 năm. Trong chính trị toàn cầu, đôi khi tái xây dựng quan hệ với đối tác cũ ta cũng coi như là cách tiếp cận mới. 
Tất cả cuộc thoại đàm trong tuần đầu tiên với các nhà lãnh đạo châu Á, tôi thấy chúng ta cần có cách tiếp cận mới trong khu vực. Jim và tôi tham khảo ý kiến ​​với các chuyên gia về phát triển nhiều mặt. Chúng ta lựa chọn nên tập trung mở rộng mối quan hệ với Trung Quốc với điều kiện Trung Quốc tôn trọng luật chơi quốc tế, mọi việc còn lại với các nước châu Á sẽ dễ dàng hơn nhiều. Ngoài ra chúng ta phải nỗ lực củng cố các liên minh hiệp ước của Mỹ với các nước trong khu vực (Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines và Úc), tạo ra một đối trọng với sức mạnh ngày càng tăng với Trung Quốc.
Cách tiếp cận thứ ba là thúc đẩy các hoạt động và hoà hợp các tổ chức trong khu vực như ASEAN và APEC (Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái bình Dương). Không ai có thể đặt hy vọng các tổ chức ấy lập tức có được sự gắn kết như Liên minh châu Âu, nhưng chúng ta đã từng rút ra được những bài học quý giá về cơ chế đa phương ở những khu vực khác. Các cơ chế đó tạo ra cơ hội để các quốc gia gắn kết với nhau chia sẻ giải quyết những thách thức chung, những bất đồng, thiết lập quy tắc và tiêu chuẩn ứng xử đem lại sự tin cậy, tôn trọng lẫn nhau và trừng phạt quốc gia vi phạm.
Nếu các tổ chức đa phương của châu Á được hỗ trợ và hiện đại hóa, họ có thể củng cố các chuẩn mực của khu vực, từ quyền sở hữu trí tuệ đến tự do hàng hải hay huy động các nỗ lực chung đối phó với các thách thức biến đổi khí hậu và cướp biển. Các hoạt động ngoại giao đa phương này thường tiến triển rất chậm, tốn nhiều thời gian ít khả năng đột phá, nhưng nó có thể đem lại hiệu quả thiết thực cho hàng triệu người trên thế giới.
Để phù hợp các điều kiện tiếp cận nêu trên, tôi quyết định lựa chọn sức mạnh thông minh và Hoa Kỳ đóng góp hết mình ở châu Á. Tôi sẵn sàng là người dẫn đường, nhưng sự thành công còn tuỳ thuộc vào chính phủ Mỹ, bắt đầu từ Nhà Trắng.
Tổng thống tán thành quyết định của tôi, chọn châu Á làm trọng tâm trong chính sách đối ngoại của chính quyền. Sinh ra ở Hawaii, sống nhiều năm ở Indonesia, ông cảm thấy có mối quan hệ cá nhân và hiểu tầm quan trọng của khu vực. Ông quyết định, đội ngũ Hội đồng An ninh Quốc gia, do Tướng Jim Jones dẫn đầu cùng với Tom Donilon và chuyên gia châu Á Jeff Bader, hỗ trợ chiến lược của tôi. Trong nhiệm kỳ bốn năm, chúng tôi thực hiện “ngoại giao tấn công” ở châu Á theo đường lối bên quốc phòng. Chúng ta tăng cường và mở rộng phạm vi can thiệp các vấn đề ngoại giao trong khu vực, đưa các quan chức cao cấp và chuyên viên phát triển đi khắp nơi, tích cự tham gia vào các tổ chức đa phương, tái khẳng định mối quan hệ với các đồng minh truyền thống và tiếp cận với các đối tác chiến lược mới. Cũng do các mối quan hệ cá nhân và cử chỉ tôn trọng của các nước châu Á, tôi đã ưu tiên đến thăm hầu hết các quốc gia trong khu vực. Chuyến công du của tôi từ những hòn đảo nhỏ nhất ở Thái Bình Dương, đến nơi ở của người đoạt giải Nobel Hòa Bình bị giam cầm lâu năm và tới cả đường biên giới được canh gác nghiêm ngặt nhất trên thế giới.
Qua bốn năm, tôi đưa ra hàng loạt bài phát biểu nhằm giải thích chiến lược của chúng ta và lý giải tại sao khu vực châu Á - Thái Bình Dương được chính phủ Mỹ quan tâm nhiều đến như vậy. Mùa hè năm 2011, tôi bắt đầu tổng kết công việc đối ngoại thực hiện trong khu vực. Cuộc chiến ở Iraq đã lắng xuống và quá trình chuyển giao quyền lực đang diễn ra ở Afghanistan. Sau một thập niên tập trung đối phó với những nguy cơ nghiêm trọng nhất, giờ đây đã đi đến thời điểm “xoay trục”. Tất nhiên, chúng tôi vẫn phải tập trung vào các mối đe dọa vẫn còn, nhưng đã đến lúc phải tận dụng nhiều hơn nữa các cơ hội mới.
Tạp chí “Chính sách đối ngoại” đăng tải bài luận của tôi vào mùa thu dưới tiêu đề “Thế kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ”, từ “xoay trục” được chú ý rất nhiều. Các nhà báo sử dụng nó để mô tả sự tập trung đổi mới của chính phủ đối với châu Á, mặc dù nhiều người trong chính phủ Hoa Kỳ ưa dùng từ “tái cân bằng châu Á” cho nhẹ nhàng hơn. Một số bạn bè và đồng minh trong khu vực khác trên thế giới lo ngại chúng tôi quay lưng về phía họ, nhưng chúng tôi đã cố gắng làm rõ, Mỹ tuy quyết tâm xoay trục sang châu Á nhưng không bỏ qua các trách nhiệm và các cơ hội khác.

Nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi là tái khẳng định Mỹ sức mạnh ở Thái Bình Dương mà không làm dấy lên một cuộc đối đầu không cần thiết với Trung Quốc. Đó là lý do tại sao tôi quyết định sử dụng chuyến đi đầu tiên với cương vị Ngoại trưởng để thực hiện ba mục tiêu: thăm các đồng minh chủ chốt châu Á: Nhật Bản và Hàn Quốc; tiếp cận, thúc đẩy quan hệ với Indonesia, một nuớc trong khu vực đang nổi, có vai trò quan trọng và là tru sở của ASEAN; đồng thời bắt đầu có những cam kết cốt lõi với Trung Quốc.
Vào đầu tháng Hai, ngay sau khi nhậm chức, tôi đã mời một số nhà khoa học và các học giả châu Á đến dự dạ tiệc tại Bộ Ngoại giao. Chúng tôi dùng bữa trong Phòng tiếp tân Quốc gia “Thomas Jefferson” trên tầng tám. Một phòng tôi thích nhất, quét sơn màu ngọc bích với những đồ nội thất cổ từ thời Chippendale, nơi tôi thường tổ chức tiệc chiêu đãi và các sự kiện. Chúng tôi thảo luận về cách cân bằng lợi ích của Mỹ ở châu Á, đôi khi xảy ra trong tranh chấp. Ví dụ, làm thế nào có thể ép Trung Quốc về vấn đề nhân quyền, thay đổi khí hậu mà vẫn được sự ủng hộ của họ trong các vấn đề an ninh như Iran và Bắc Triều Tiên? Stapleton Roy, vị cựu Đại sứ tại Singapore, Indonesia và Trung Quốc yêu cầu tôi không nên bỏ qua Đông Nam Á. Trong nhiều năm qua, sự chú ý của Mỹ đã tập trung vào Đông Bắc Á do mối quan hệ với đồng minh về mặt quân sự với Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng giờ đây các nước như Indonesia, Malaysia và Việt Nam đang phát triển mạnh về kinh tế và chiến lược. Roy và nhiều chuyên gia khác ủng hộ kế hoạch về một hiệp ước chiến lược với ASEAN. Điều này sẽ mở ra cánh cửa cho sự tăng cường ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực - một bước đi nhỏ nhưng mang lợi ích lớn.
Một tuần sau, tôi đến “Hội Á châu” ở New York trình bày bài phát biểu đầu tiên với cương vị Ngoại trưởng về cách tiếp cận khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ông Orville Schell, học giả nghiên cứu lâu năm về Trung Quốc gợi ý, nên ứng dụng câu chuyện cổ từ cuốn “Binh pháp Tôn Tử” kể về hai người lính của hai quốc gia phong kiến cựu thù, vô tình ​cùng trên con thuyền đang cố gắng vượt qua con sông lớn trong khi gặp cơn bão. Thay vì đánh nhau, họ hợp tác để vượt qua cơn bão. Trong tiếng Anh câu chuyện cổ đó có thể dịch một nôm na “khi cùng hội cùng thuyền ta nên chung sống hoà bình”. Tôi đã sử dụng câu chuyện này khi sang Bắc Kinh. Thủ tướng Hồ Cẩm Đào và các nhà lãnh đạo khác cũng đã nhắc đến câu chuyện này khi thảo luận với tôi sau này. Vài ngày sau, tôi lên máy bay từ phi trường Andrew sang bên kia Thái Bình Dương.
Trải qua nhiều năm đi lại, tôi đã luyện được thói quen ngủ ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào - trên máy bay, trong xe hơi hay chợp mắt một lúc trong phòng khách sạn trước một cuộc họp. Trên đường đi, tôi luôn luôn cố gắng ngủ một chút vì không bao giờ được ngủ ngon lành, đẫy giấc. Khi phải lấy lại sự tỉnh táo trong cuộc họp hoặc hội nghị, tôi thường uống nhiều cà-phê và trà, đôi khi còn tự cấu vào bàn tay cho đỡ buồn ngủ. Đó là cách duy nhất tôi biết để đối phó với lịch trình điên rồ và sự lệch múi giờ. Nhưng khi máy bay hướng tới Tokyo, tôi không thể chợp mắt được. Tôi không thể ngừng suy nghĩ về những chi tiết của chuyến công du.
Lần đầu tiên tôi đến thăm Nhật Bản với Bill khi anh đang làm Thống đốc bang Arkansas cùng đoàn doanh nghiệp. Nhật Bản lúc đó không những là một đồng minh quan trọng mà còn là một đối tượng gây lo ngại của Hoa kỳ. “Kỳ tích kinh tế” của Nhật Bản trước đây và sự trỗi dậy của Trung Quốc thế kỷ 21 cùng với sự trì trệ và sự suy giảm kinh tế Mỹ hiện tại làm tôi rất lo ngại. Bìa cuốn sách của Paul Kennedy xuất bản năm 1987 “Sự thăng trầm của các cường quốc” in hình chú Sam lo lắng, mệt mỏi bước lên bậc thang toàn cầu phía sau doanh nhân Nhật Bản với vẻ mặt đầy quyết tâm. Các bạn còn nhớ không? Khi một doanh nghiệp Nhật Bản mua lại Trung tâm Rockefeller lịch sử ở New York vào năm 1989, các báo chí đã bình luận ầm ĩ. Tờ Chicago Tribune đặt câu hỏi “Nước Mỹ là để bán à?” Trong những ngày ấy, mối quan tâm chính đáng về tương lai của kinh tế Mỹ là một trong những nhân tố giúp Bill tranh cử Tổng thống thành công vào năm 1992. Tuy nhiên, vào thời điểm khi Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đón tiếp Bill và tôi ở Cung điện Hoàng gia ở Tokyo vào mùa hè năm 1993, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ đang phục hồi. Ngược lại, Nhật Bản phải đối mặt với một “Thập kỷ thất bại” sau khi bong bóng bât động sản và tín dụng nổ vỡ, khiến các ngân hàng và các doanh nghiệp phải gánh nặng nợ xấu. Nền kinh tế Nhật Bản không tăng trưởng mà còn suy giảm dẫn đến lo ngại cả họ và chúng ta. Nhật Bản vẫn là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới và là đối tác quan trọng trong việc khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tôi chọn Tokyo làm điểm đến đầu tiên để nhấn mạnh rằng, chính quyền mới của chúng ta coi quan hệ đồng minh như là một nền tảng của chiến lược khu vực. Cuối tháng đó, Tổng thống Obama đón tiếp Thủ tướng Taro Aso viếng thăm Washington, ông là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên gặp Tổng thống Obama ở Phòng Bầu Dục.
Sức mạnh của liên minh đã được chứng tỏ và tháng 3-2011, khi một trận động đất 9,0 độ Richter xảy ra ở bờ biển phía đông của Nhật Bản, gây ra cơn sóng thần cao hàng chục mét khiến nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị rò rỉ nghiêm trọng. “Ba thảm họa liên tiếp” đã làm chết gần hai mươi ngàn người, làm hàng trăm ngàn người phải sơ tán, trở thành một trong những thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử. Sứ quán Mỹ và Hạm đội 7, với quan hệ đối tác lâu dài, chặt chẽ với các Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, đã nhanh chóng hợp tác với chính phủ Nhật Bản cung cấp thực phẩm, thuốc men, thực hiện các cuộc tìm kiếm và cứu nạn, sơ tán người bị thương và hỗ trợ các nhiệm vụ quan trọng khác. Đó là Chiến dịch mang tên “Tomodachi”, có nghĩa là  “Hiền hữu” theo tiếng Nhật.
Trong chuyến viếng thăm đầu tiên này, máy bay của chúng tôi hạ cánh xuống Tokyo ngoài sự đón tiếp nồng nhiệt của các quan chức chính phủ còn có thành viên đội Olympic và hai nữ phi hành gia Nhật ở phi trường. 
 Sau một vài giờ ngủ tại Hotel Okura - một khách sạn có bề dày lịch sử ở Tokyo, mang phong cách và văn hóa những năm 1960 trông thẳng ra Mad Men, trước tìên tôi đến thăm đền Minh Trị lịch sử. Sau đó tôi gặp gỡ các nhân viên Đại sứ quán Mỹ và gia đình, ăn trưa với Ngoại trưởng Nhật, gặp các gia đình Nhật có thân nhân bị Bắc Triều Tiên bắt cóc, nói chuyện với sinh viên trường Đại học Tokyo, họp báo với các phóng viên Mỹ và Nhật Bản, dự dạ tiệc với Thủ tướng Nhật và tiếp xúc với phe đối lập. Đó là ngày bận rộn đầu tiên trong nhiệm kỳ bốn năm, mỗi ngày đầy ắp công việc và nhiều cảm xúc trái ngược.
 Một trong những điểm nổi bật là buổi tiếp kiến Hoàng hậu Michilo tại Hoàng Cung. Đó là một vinh dự hiếm có, là kết quả của mối quan hệ cá nhân nồng ấm từ khi là Đệ nhất phu nhân. Chúng tôi cười và ôm xã giao. Sau đó bà đưa tôi vào tư dinh. Nhật hoàng có mặt, uống trà và trò chuyện hỏi thăm chuyến đi của tôi.

Lập kế hoạch cho một chuyến công du nước ngoài phức tạp như thế này cần một đội ngũ thật sự tài năng. Huma, Tham mưu phó của tôi và Lona Valmoro, giám đốc lịch trình đã nhận hàng triệu lời mời mà không bao giờ chồng chéo, tìm mọi cách để tôi đảm bảo lịch trình tham gia các sự kiện và điểm dừng chân hợp lý nhất. Tôi đưa ra yêu cầu, không chỉ làm việc ở các Bộ, ngành hay cung điện mà tôi còn muốn được gặp gỡ người dân, đặc biệt là các nhà hoạt động xã hội, tình nguyện viên của cộng đồng, các ký giả, giáo sư, sinh viên, các doanh nghiệp, người lao động và các lãnh tụ tinh thần, các nhà hoạt động xã hội dân sự… Họ là những thành phần tạo nên xã hội và là động lực thúc đẩy hoạt động của chính phủ cũng như đưa đến những thay đổi cần thiết. Những việc này tôi đã từng làm khi còn là Đệ nhất phu nhân. Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 1998 ở Davos, Thụy Sĩ, tôi đã so sánh một xã hội tốt đẹp, lành mạnh vững như kiềng ba chân bao gồm: -Chính phủ có trách nhiệm; -Nền kinh tế mở và Một xã hội dân sự, nhưng chân thứ 3 (xã hội dân sự) thường bị bỏ qua.
Nhờ có internet, truyền thông đặc biệt xã hội, công dân và các tổ chức cộng đồng đã tiếp cận nhiều hơn với thông tin và được phát biểu ý kiến một cách dễ dàng, thường xuyên hơn. Giờ đây ngay cả chế độ độc tài cũng phải lắng nghe các tâm tư, nguyện vọng của người dân, ví dụ như trong Mùa xuân Ả Rập. Đối với Mỹ, xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ, thân thiết với công chúng nước ngoài cũng như các chính phủ được coi là rất quan trọng. Điều này góp phần đảm bảo mối quan hệ lâu dài đối tác với chúng ta. Nó cũng đem lại sự hỗ trợ cho các mục tiêu và các giá trị, ngay cả khi chính phủ của họ có quan điểm bất đồng. Trong nhiều trường hợp, lực lượng dân sự chính là động lực chủ yếu cho sự tiến bộ của quốc gia. Họ tấn công tệ nạn tham nhũng trong giới quan chức, huy động các phong trào ở địa phương, kêu gọi giải quyết ô nhiễm môi trường, vi phạm nhân quyền và bất bình đẳng kinh tế. Ngay từ đầu, tôi muốn Mỹ sát cánh, khích lệ và ủng hộ mọi đòi hỏi của họ.
 Cuộc nói chuyện đầu tiên của tôi ở Nhật là tại Đại học Tokyo. Tôi đã nói với các sinh viên rằng nước Mỹ luôn luôn sẵn sàng lắng nghe những câu hỏi của họ. Họ đưa ra hàng loạt những câu hỏi, không chỉ về các vấn đề nổi bật như tương lai quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra mà họ còn hỏi về triển vọng của nền dân chủ tại Burma, độ an toàn của điện hạt nhân, căng thẳng với thế giới Hồi giáo, biến đổi khí hậu và làm thế nào để người phụ nữ thành công trong một chế độ nam quyền thống trị. Đó là cuộc nói chuyện công khai lần đầu tiên trong tòa thị chính với nam nữ thanh niên trên thế giới, tôi thích được nghe suy nghĩ của họ và tham gia các cuộc thảo luận trực tiếp. Vài năm sau, tôi được biết con gái vị hiệu trưởng trường Đại học Tokyo cũng có mặt trong đám khán giả hôm đó, cũng muốn trở thành nhà ngoại giao và đang làm việc Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
Một vài ngày sau, tại Đại học Nữ sinh Ewha tại Seoul, Hàn Quốc, tôi nhận ra việc giao lưu với thanh niên sẽ đưa tôi vượt lên trên các vấn đề đối ngoại truyền thống. Khi tôi bước lên diễn đàn tại Ewha, mọi người reo hò vỗ tay cổ vũ. Sau đó, các cô gái trẻ hăm hở xếp hàng trước micro để hỏi tôi những câu hỏi đầy tính cá nhân nhưng rất tôn trọng.
- Bà có gặp khó khăn khi phải đối phó với các nhà lãnh đạo có tư tưởng trọng nam khinh nữ không?
- Tôi đoán, khi làm việc với tôi nhiều người đã cố gắng bỏ qua vấn đề giới tính. Tuy vậy, tôi vẫn tỏ rõ với họ tôi là phụ nữ. (Trong thực tế cuộc sống của người phụ nữ vẫn còn phải đối mặt với đối xử thiếu công bằng. Ngay cả cựu Thủ tướng Julia Gillard của Úc cũng bị đối xử thái quá, điều không nên có ở bất cứ quốc gia nào).
- Bà có thể kể chúng tôi về con gái Chelsea được không?
- Tôi phải nói hàng giờ, nhưng có thể tóm tắt như sau, Chelsea là một cô gái tuyệt vời và tôi rất tự hào về nó.
- Quan niệm về tình yêu của bà như thế nào?
- Tôi cười và cảm thấy giống nhà tư vấn hơn là một Ngoại trưởng. Suy nghĩ một lúc, rồi tôi trả lời: “Mô tả tình yêu như thế nào ư? Các thi sĩ đã trải qua hàng thiên niên kỷ sáng tác về tình yêu. Tôi nghĩ, nếu mô tả nó, có thể bạn không nói hết được những gì bạn trải nghiệm, vì tình yêu mang tính đặc thù và rất cá nhân. Tôi rất may mắn vì chồng tôi là người gần gũi nhất của tôi, chúng tôi đã ở bên nhau từ khi các bạn chưa ra đời”.
 Dường như những cô gái trẻ này cảm nhận được mối kết nối cá nhân với tôi và thật tuyệt vời khi họ cảm thấy thoải mái, tự tin nói chuyện như một người bạn hay người cố vấn chứ không phải là một quan chức chính phủ đến từ một đất nước xa xôi. Tôi muốn đền đáp xứng đáng với sự ngưỡng mộ của họ, với hy vọng qua cuộc trò chuyện sẽ vượt qua được khoảng cách về văn hóa và xây dựng một hình ảnh tích cực về nước Mỹ trong tâm trí họ.
 Sau khi rời Nhật Bản, tôi đến thủ đô Jakarta của Indonesia và được đón tiếp nồng nhiệt do một nhóm học sinh từ trường tiểu học nơi Tổng thống Obama từng theo học. Trong chuyến thăm, tôi tham dự chương trình “The Awwsome Show”, một trong những chương trình nổi tiếng nhất của Indonesia. Tôi cảm tưởng chương trình này giống MTV. Phần âm nhạc ồn ào nổi lên giữa các phân cảnh, đặc biệt những người phỏng vấn trẻ đến nỗi tưởng như họ đang là học sinh trung học chứ không phải chương trình viên của quốc gia.
Họ hỏi tôi câu hỏi thường thấy: Làm sao tôi có thể làm việc với Tổng thống Obama sau một cuộc đối kháng căng thẳng? Indonesia vẫn còn là một nền dân chủ non trẻ; Nhà độc tài cai trị lâu năm Suharto bị lật đổ vào năm 1998, qua các cuộc biểu tình toàn quốc và cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên đã được tổ chức năm 2004. Vì vậy, người dân Indonesia thấy bất ngờ khi đối thủ chính trị thất bại không bị bỏ tù hay đi đày mà được bổ nhiệm đứng đầu Bộ Ngoại giao. Tôi nói, thất bại tôi rất buồn và không dễ gì quên, nhưng nền dân chủ chỉ có thể hoạt động nếu các chính gia biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Tôi nói với họ, tôi nhận chức vụ này vì cả hai chúng tôi đều là người yêu nước. Chính điều này tôi đã sử dụng mối quan hệ đối tác của chúng ta để giải thích về nền dân chủ với người dân nước khác.
Đêm trước, trong buổi dạ tiệc với các nhà lãnh đạo xã hội dân sự tại Bảo tàng Lưu trữ Quốc gia ở Jakarta, chúng tôi đã thảo luận về những thách thức đặc biệt mà các nhà lãnh đạo và nhân dân Indonesia phải đối mặt: sự hòa hợp nền dân chủ với Hồi giáo, quá trình hiện đại hóa và quyền của phụ nữ ở một đất nước với số tín đồ Hồi giáo đông nhất trên thế giới. Thế kỷ trước, Indonesia không đóng vai trò quan trọng nào trong các vấn đề chính trị của khu vực. Mười lăm năm trườc, khi còn là Đệ nhất phu nhân tôi đã đến thăm, Indonesia còn là một nước nghèo và phi dân chủ. Đến năm 2009, Indonesia đã thay đổi dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono. Sự tăng trưởng kinh tế đã giúp nhiều hộ gia đình thoát khỏi đói nghèo và Indonesia sẵn sàng chia sẻ với các nước châu Á bài học về việc thoát khỏi chế độ độc tài.
Tôi rất ấn tượng với Tổng thống Yudhoyono, người đã nắm bắt rất sâu sắc về tình hình ngoại giao khu vực với tầm nhìn phát triển tương lai của đất nước. Trong cuộc đối thoại đầu tiên, ông gợi ý tôi nên theo đuổi cách tiếp cận mới đối với Burma - đất nước dưới sự cai trị của chính quyền quân sự trong nhiều năm. Tồng thống Yudhoyono đã gặp vị tướng đứng đầu của Burma, Than Shwe hai lần, chính quyền quân sự có thể hướng tới nền dân chủ, nếu Mỹ và cộng đồng quốc tế đồng ý giúp đỡ họ. Tôi lắng nghe cẩn trọng những lời khuyên của Tổng thống Yudhoyono và cùng nhau làm việc thật kỹ lưỡng, tìm cách giúp Burma thay đổi trong tương lai. Cam kết của chúng tôi với đất nước đó trở thành một trong những thành tựu lớn nhất trong nhiệm kỳ Ngoại trưởng của tôi.
Jakarta cũng là nơi đặt trụ sở của ASEAN, tổ chức quốc tế của khu vực mà các chuyên viên ở Wasington khuyên tôi nên ưu tiên tiếp xúc. Trong cuộc phỏng vấn tại Tokyo, một phóng viên Nhật Bản ghi nhận sự thất vọng lan tràn trong khu vực Đông Nam Á về việc Mỹ đã vắng mặt ỏ các hội nghị ASEAN gần đây, có ý kiến cho rằng đây là một dấu hiệu suy giảm sự hiện diện của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng. Người phóng viên muốn biết, liệu tôi có tiếp tục xu hướng hay sẽ tái khởi động mối quan hệ này.
Đó là câu hỏi cho thấy châu Á rất mong muốn những biểu hiện hữu hình, tương xứng với vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ. Tôi trả lời, việc mở rộng, phát triển quan hệ với các tổ chức như ASEAN là một phần quan trọng trong chiến lược trong khu vực và tôi định sẽ tham gia nhiều nhất nếu có thể. Sự hợp tác  với ASEAN giúp chúng ta sẽ cải thiện vị trí của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á nơi mà Trung Quốc đang cố gắng thực hiện. Đồng thời thúc đẩy các quốc gia hợp tác trong vấn đề thương mại, an ninh và môi trường.
Trước tôi, chưa từng có Ngoại trưởng Mỹ đến thăm trụ sở của ASEAN. Tổng thư ký ASEAN, Surin Pitsuwan, đón tôi với một bó hoa hồng vàng - ông giải thích, người Indonesia coi màu vàng là biểu tượng của niềm hy vọng và sự khởi đầu mới. Ông nói: “Chuyến viếng thăm của bà cho thấy sự nghiêm túc của Hoa Kỳ trong việc kết thúc sự vắng mặt ngoại giao trong khu vực”. Thay vì chỉ chúc mừng, ông đã nhận xét đúng ý định của tôi.

Điểm dừng chân tiếp theo là Hàn Quốc, một quốc gia giàu có, dân chủ tân tiến và là đồng minh quan trọng, sát nách một nước láng giềng hiếu chiến ở phía bắc. Quân đội Mỹ đã đồn trú ở đây từ khi Chiến tranh Triều Tiên tạm đình chiến vào năm 1953. Trong cuộc gặp mặt với Tổng thống Lee Myung-bak cùng các quan chức cấp cao khác, tôi cam kết về quốc phòng với Hàn Quốc không thay đổi dưới chính phủ mới.
Ngược lại, Bắc Triều Tiên là một trong những nhà nước đóng kín nhất thế giới. Rất nhiều người trong số gần 25 triệu dân sống trong cảnh nghèo đói, bị đàn áp chính trị và nạn đói thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, chế độ này,- trong những năm đầu chính quyền Obama-, dưới lãnh đạo Kim Chính Nhật già nua và lập dị, tiếp theo là người con trai, - Kim Chính Vân-, tập trung hầu hết nguồn lực kinh tế ít ỏi vào quân sự, phát triển vũ khí hạt nhân và gây thù địch với các nước láng giềng.
Năm 1994, chính quyền Clinton đã ký một thỏa thuận với Bắc Triều Tiên, họ cam kết sẽ ngừng hoạt động và ngừng xây dựng các cơ sở bí mật nằm trong kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân để đổi lấy sự hỗ trợ trong việc xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân loại nhỏ để cung cấp năng lượng, nhưng không sản xuất vũ khí plutonium. Thỏa thuận này cũng đưa tới con đường bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Vào tháng 9-1999, một thỏa thuận khác về việc ngừng thử các tên lửa tầm xa. Tháng 10-2000, Ngoại trưởng Madeleine Albright đến thăm Bắc Triều Tiên trong một nỗ lực kiểm tra ý đồ của họ và đàm phán một thỏa thuận về giám sát. Tuy Bắc Triều Tiên hứa hẹn rất nhiều, nhưng thỏa thuận toàn diện chưa bao giờ thực hiện. Sau khi Tổng thống George W. Bush nhậm chức, ông đã thay đổi thái độ rất nhanh, đưa Bắc Triều Tiên vào danh sách “Trục ma quỷ” trong bài phát biểu trước Liên bang năm 2002. Có bằng chứng cho thấy họ đang bí mật làm giàu uranium và vào năm 2003, họ tái khởi động chương trình làm giàu plutonium. Cuối nhiệm kỳ của chính quyền Bush, Bình Nhưỡng đã xây dựng một số lượng vũ khí hạt nhân có thể đe dọa đến an ninh của Hàn Quốc cũng như khu vực.
Trong bài phát biểu trước công chúng tại Seoul, tôi đã đưa ra lời đề nghị với Bắc Triều Tiên. Nếu họ sẵn sàng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, chính quyền Obama sẽ đồng ý bình thường hóa quan hệ, thay thế thỏa thuận đình chiến của bán đảo thành một hiệp ước hòa bình vĩnh viễn, đồng thời hỗ trợ trong việc đáp ứng năng lượng và nhu cầu kinh tế và nhân đạo, nếu không họ sẽ tiếp tục bị cô lập như trước. Đó là bước đi đầu tiên trong nhiệm kỳ của tôi, điều mà chúng ta đã từng làm trong nhiều thập niên, nhưng khả năng thành công không lớn. Tuy nhiên, với Iran, một quốc gia đang có tham vọng hạt nhân, chúng tôi hy vọng tìm kiếm mặt trận thống nhất để gây áp lực, chắc chắn sẽ khả quan hơn so với Bắc Triều Tiên - nhất là Trung Quốc-, nước bảo hộ và tài trợ lâu năm cho Bình Nhưỡng.
Không phải chờ đợi lâu, họ đã có câu trả lời.
Tháng 3-2009, một nhóm phóng viên truyền hình Mỹ của hãng Current TV (do cựu Phó tổng thống Al Gore đồng sáng lập, sau này nhưọng lại cho Al Jazeera) tác nghiệp ở biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đưa tin về những người phụ nữ Bắc Triều Tiên bị bán qua biên giới, lạm dụng tình dục và bị đối xử như nô lệ. Rạng sáng ngày 17-3-2009, một hướng dẫn viên địa phương dẫn đường vượt sông Đồ Môn vẫn đang đóng băng sang lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Theo các phóng viên kể, sau đó họ quay trở lại Trung Quốc ngay. Nhưng đột nhiên lính võ trang biên phòng Bắc Triều Tiên xuất hiện. Mọi người trốn thoát, nhưng không may hai nữ phóng viên, Euna Lee và Laura Ling, bị bắt. Họ bị đưa về Bắc Triều Tiên và bị kết án mười hai năm lao động khổ sai.
Hai tháng sau, Bắc Triều Tiên thực hiện một vụ thử hạt nhân dưới lòng đất, tuyên bố không còn bị ràng buộc gì với các điều khoản thỏa thuận đình chiến năm 1953. Cũng như Tổng thống Obama đã hứa trong diễn văn nhậm chức của mình, chúng tôi đã chìa bàn tay rộng mở, nhưng Bắc Triều Tiên đáp ứng với quả đấm.
Bước đầu tiên của chúng tôi, xem xét các khả năng hành động ở LHQ. Tôi và Đại sứ Susan Rice ở New York đã mất hàng giờ điện đàm với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh, Moscow, Tokyo và các nước khác tìm kiếm sự ủng hộ cho một nghị quyết trừng phạt mạnh mẽ đối với chế độ Bình Nhưỡng. Mọi người đều đồng ý lên án vụ thử hạt nhân, nhưng trừng phạt như thế nào lại là chuyện khác.
 “Tôi biết chính phủ ông rất khó xử”, tôi nói với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì, “(nhưng) nếu chúng ta cùng hành động, sẽ có cơ hội để thay đổi sự mưu toan của Bắc Triều với cái giá phải trả, nếu tiếp tục theo đuổi với chương trình hạt nhân và tên lửa của họ”. Ông Dương Khiết Trì cho biết Trung Quốc chia sẻ mối quan ngại về cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực và đồng ý, nhưng “phản ứng cần bình tĩnh và thận trọng” là cần thiết. Tôi hy vọng ẩn ý của ông không phải “vô hại”.
Vào giữa tháng 6-2009, các nỗ lực của chúng tôi đã phát huy được hiệu quả. Tất cả các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ xung. Chúng tôi đành phải nhượng bộ một chút để được sự ủng hộ của Trung Quốc và Nga, nhưng đây vẫn là biện pháp trừng phạt nặng nhất từ trước đến nay với Bắc Triều. Tôi rất hài long, vì cuối cùng cũng đã tạo được một phản ứng quốc tế thống nhất. Nhưng làm thế nào để giúp các nhà báo đang bị bắt? Chúng tôi nghe nói rằng Kim Chính Nhật chỉ thả họ, nếu có phái đoàn cao cấp của Hoa Kỳ đến thăm và đưa ra lời đề nghị. Tôi đã thảo luận vấn đề này với Tổng thống Obama và các cố vấn an ninh quốc gia. Nếu cử Al Gore hay cựu Tổng thống Jimmy Carter, những người nổi tiếng trên thế giới về hoạt động nhân đạo, liệu có giải quyết được vấn đề? Hay cử bà Madeleine Albright dày dạn kinh nghiệm về Bắc Triều khi làm Ngoại trưởng trong năm 1990? Tuy nhiên, Bắc Triều đưa ra một ứng cử viên bất ngờ, đó là: chồng tôi, Bill Clinton. Một yêu cầu thật kỳ lạ. Trong khi đó, một mặt chính phủ Bắc Triều liên tục công kích tôi về vấn đề hạt nhân, bao gồm cả việc gọi tôi là “thằng hề”. (Hoạt động tuyên truyền của Bắc Triều nổi tiếng xử dụng những từ đại ngôn, lố bịch. Họ từng gọi là Phó Tổng thống Biden là “tên trộm trơ trẽn”. Thậm chí trên mạng internet còn có hệ thống chuyên nhạo báng đặt tên buồn cười người họ ghét theo cách này). Mặt khác, Kim Chính Vân dường như có vẻ thân thiện với chồng tôi, phải chăng vì Bill đã gửi điện chia buồn sau khi Kim Chính Nhật qua đời năm 1994. Và tất nhiên ông ta muốn toàn cầu chú ý vào một nhiệm vụ giải cứu do một cựu Tổng thống dẫn đầu.
Tôi nói chuyện với Bill về việc này. Anh sẵn sàng đi nếu tự do của hai phóng viên được đảm bảo. Al Gore và thân nhân của hai nữ phóng viên cũng khuyến khích và hy vọng Bill thành công, nhưng một số qquan chức trong Nhà Trắng phản đối. Có thể họ vẫn còn ác cảm với Bill từ chiến dịch tranh cử sơ bộ năm 2008, nhưng chủ yếu họ không muốn đáp lại những hành vi không đẹp của Kim Chính Nhật bằng chuyến đi của nhân vật cao cấp và có thể gây mối lo ngại cho các đồng minh. Những người phản đối có lý, chúng ta phải cân bằng giữa việc giải cứu hai công dân Mỹ vô tội với việc thụt lùi về địa chính trị.
Theo tôi, chúng ta nên thử một lần xem sao. Bắc Triều cho ta lợi thế, nhưng họ cần một lý do để biện minh cho việc thả người. Hơn nữa, nếu chúng ta không giải quyết việc này, mọi nỗ lực khác với Bắc Triều sẽ vô tác dụng vì sự kiện bắt người. Khi tôi đề nghị trực tiếp với Tổng thống Obama trong bữa trưa cuối tháng 7, ông cũng đồng ý, đây là cơ hội tốt nhất mà chúng ta có.
Mặc dù được coi “chuyến viếng thăm cá nhân”, Bill và đoàn của anh cũng được bên ngoại giao thông báo trước cho phía Bắc Triều. Nhưng có chuyện cần bàn, nếu phải chụp ảnh chung với Kim Chính Nhật, - điều này khó tránh -, đoàn của Bill có nên thể hiện vui vẻ hay khó chịu.
Đầu tháng 8-2009, phái đoàn của Bill lên đường. Sau hai mươi giờ ở Bắc Triều, Bill có cuộc gặp mặt trực tiếp với Kim Chính Nhật và thành công trong việc trả tự do cho hai nữ ký giả. Họ và đoàn của Bill trở về California, được chào đón bởi gia đình, bạn bè và hàng loạt ống kính truyền hình. Hình ảnh về cuộc họp do Bắc Triều đăng tải cho thấy chẳng có người Mỹ nào cười cả. Sau đó Bill nói đùa, anh cảm thấy như mình đang thử vai cho một bộ phim James Bond. Nhưng anh tin, thành công là bằng chứng cho thấy, chế độ lạc hậu sẽ có phản ứng tích cực, ít nhất là trên một số điểm, nếu chúng ta biết cách khích lệ.
Thật không may là có rắc rối hơn trước. Một đêm khuya tháng 3-2010, tàu Cheonan của Hải quân Hàn Quốc, tuần tra sát lãnh hải Bắc Triều. Đó là một đêm giá lạnh, hầu hết trong số 104 thủy thủ Hàn Quốc đang ngủ, ăn uống hay tập thể dục. Không có cảnh báo, một quả ngư lôi không rõ nguồn gốc bắn vào dưới thân tàu và con tàu Cheonan chìm dần xuống biển Hoàng Hải, bốn mươi sáu thủy thủ thiệt mạng. Tháng 5-2010, một nhóm điều tra của Liên Hiệp Quốc kết luận, một tàu ngầm nhỏ của Bắc Triều gây ra cuộc tấn công vô cớ này. Trong khi Hội đồng Bảo an nhất trí lên án vụ tấn công, tuy vậy Trung Quốc không đồng ý chỉ đích danh Bắc Triều và phản ứng mạnh mẽ. Đây là một trong những mâu thuẫn điển hình của Trung Quốc. Bắc Kinh tuyên bố ổn định khu vực là trên hết, nhưng họ vẫn cho phép sự hung hăng diễn ra, dẫn đến sự mất ổn định trầm trọng.
Tháng 7-2010, Bob Gates và tôi trở lại Hàn Quốc gặp những người đồng cấp để chứng minh với Bình Nhưỡng rằng Hoa Kỳ vẫn sát cánh cùng các đồng minh. Chúng tôi đến Bàn Môn Điếm thuộc khu phi quân sự phân chia hai nước Bắc Triều và Nam Hàn kể từ năm 1953. Khu phi quân sự rộng khoảng 2,5 dặm (# 5 km- ND) chạy theo vĩ tuyến 38 cắt ngang bán đảo Triều Tiên. Đây là khu vực biên giới canh gác nghiêm ngặt nhất, có lượng mìn nhiều nhất và một trong những nơi nguy hiểm nhất. Chúng tôi trèo lên một điểm quan sát bí mật trong tòa tháp cắm cờ Mỹ, cờ LHQ, cờ Nam Hàn và được canh gác cẩn mật. Dưới làn mưa phùn đứng nấp sau lô cốt cát, chúng tôi dùng ống nhòm quan sát phía bên Bắc Triều.
Khi nhìn qua khu phi quân sự, thật khó hình dung tại sao một khu vực hẹp này đã chia thế giới thành hai và hoàn toàn khác biệt. Hàn Quốc là một tấm gương sáng về sự tiến bộ, một đất nước thoát khỏi nghèo đói và chế độ độc tài, đi tới phồn vinh và nền dân chủ. Người lãnh đạo quốc gia quan tâm đến phúc lợi của người dân, thanh niên lớn lên trong tự do và cơ hội, chưa kể đến tốc độ internet nhanh nhất trên thế giới. Chỉ cách có 2,5 dặm, Bắc Triều là miền đất của sợ hãi và nạn đói. Sự tương phản này thật rõ ràng và là một thảm họa.
Bob và tôi vào trụ sở của Lực lượng LHQ gần đó với người đồng cấp Hàn Quốc để nghe một số vấn đề quân sự. Chúng tôi ghé thăm tòa nhà chia đôi theo đường biên giới giữa hai miền Bắc Nam, được xây dựng để tạo thuận lợi cho các cuộc đàm phán giữa hai bên. Thậm chí tòa nhà còn có một họp bàn dài được đặt chính xác trên đường biên giới. Khi chúng tôi đi qua, một người lính Bắc Triều, chỉ đứng cách chưa đầy một mét, ở cửa số phía bên kia, nhìn chằm chằm vào chúng tôi một cách lạnh lùng. Có thể anh ta tò mò, nhưng nếu mục đích đe dọa thì anh ta đã thất bại. Tôi chăm chú lắng nghe người giới thiệu, còn Bob cười vui vẻ. Một nhiếp ảnh gia đã chụp được khoảng khắc bất ngờ ấy và đăng tải trên trang nhất của tờ New York Times.
Trong cuộc họp với Hàn Quốc, Bob và tôi đã thảo luận những bước có thể gây áp lực với Bắc Triều và giảm hành động khiêu khích của họ. Chúng tôi đồng ý thực hiện một chương trình phô trương sức mạnh, nhằm trấn an các đối tác và thể hiện rõ ràng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ nền an ninh trong khu vực. Chúng tôi biểu hiện bằng việc công bố những biện pháp trừng phạt mới và cuộc tập trận chung với Hải quân Hàn Quốc có sự tham gia của tàu sân bay USS George Washington, bao gồm mười tám tàu, hai trăm máy bay và khoảng tám nghìn binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc sẽ tham gia trong vòng bốn ngày. Cả Bình Nhưỡng và Bắc Kinh đều phẫn nộ về các cuộc tập trận hải quân, điều đó có nghĩa thông điệp của chúng tôi họ đã nhận được.
Buổi tối hôm đó, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak tổ chức dạ tiệc mời chúng tôi tại Nhà Xanh. Ông cám ơn chúng ta đã sát cánh cùng Hàn Quốc trong thời kỳ khó khăn, ông so sánh sự vươn lên của chính bản thân từ tuổi thơ nghèo khó với sự phát triển của đất nước. Nam Hàn một thời nghèo hơn Bắc Triều, nhưng với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế, họ đã thành công trong việc phát triển kinh tế - di sản của vị thế lãnh đạo Mỹ ở châu Á.

Một khía cạnh khác của chiến lược xoay trục đưa Ấn Độ tham gia toàn diện vào chính trường châu Á - Thái Bình Dương. Sự góp mặt của một nền dân chủ lớn với tư cách chính thức trong khu vực sẽ khuyến khích các nước khác tiến tới cởi mở chính trị và thông thoáng nền kinh tế, thay vì chạy theo tư bản nhà nước như Trung Quốc.
Chuyến thăm đầu tiên của tôi đến Ấn Độ cùng với con gái Chelsea vào năm 1995 để lại cho tôi nhiều ấn tượng.
 Chúng tôi thăm một trong những trại trẻ mồ côi do Mẹ Teresa, - sơ nổi tiếng toàn cầu vì lòng bác ái và những công việc thiện nguyện-. Cô nhi viện thu nhận nhiều bé gái bị bỏ rơi trên đường phố hoặc bỏ ở cửa trước tu viện để các sơ dễ thấy, do tư tưởng trọng nam khinh nữ. Vì việc đến thăm của chúng tôi, chính quyền địa phương đã cho đổ bê tông con đường dẫn đến trại mồ côi, điều mà các sơ cho rằng đây là môt phép màu nho nhỏ. Khi Mẹ Teresa qua đời năm 1997, tôi dẫn đầu một phái đoàn Mỹ tới dự tang lễ ở Kolkata, thể hiện sự kính trọng đối với sự nghiệp nhân đạo vĩ đại của bà.
 Quan tài của bà được rước qua những con phố đông nghịt. Các Tổng thống, Thủ tướng và các lãnh tụ tôn giáo từ nhiều tôn giáo khác nhau đặt những vòng hoa trắng trong nhà tang lễ. Sau đó, vị kế nhiệm bà mời tôi đến gặp riêng tại trụ sở giáo phẩm, Hội truyền giáo Từ thiện. Trong một căn phòng nhỏ đơn sơ quét sơn trắng, được thắp sáng bởi nhiều ngọn nến, các sơ đứng thành vòng tròn và lặng lẽ cầu nguyện xung quanh quan tài. Họ cầu nguyện cho bà. Tôi cúi đầu và cảm ơn Thiên Chúa đã mang đến người phụ nữ nhỏ bé sự mạnh mẽ và thánh thiện đến với người nghèo khổ trên thế giới.
Chuyến đi đầu tiên của tôi đến Ấn Độ với tư cách Ngoại trưởng vào mùa hè năm 2009. Trong mười bốn năm kể từ khi tôi đến thăm, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng từ dưới 10 tỷ đến 60 tỷ Mỹ kim và theo dự tính đến năm 2012 con số sẽ tiếp tục tăng đến gần 100 tỷ, tuy vậy vẫn còn quá nhiều rào cản và hạn chế, nhưng các doanh nghiệp Mỹ đã dần dần thâm nhập thị trường Ấn Độ, tạo việc làm và cơ hội cho người dân ở cả hai nước. Các công ty Ấn Độ cũng đầu tư vào Mỹ, rất nhiều công nhân Ấn Độ có tay nghề cao được cấp thị thực và bắt đầu thúc đẩy vào các doanh nghiệp của Mỹ. Hàng năm có hơn 100.000 sinh viên Ấn Độ du học tại Hoa Kỳ. Một số trở về quê hương phục vụ đất nước, một số ở lại đóng góp cho nền kinh tế Mỹ.
Tại New Delhi, tôi đã gặp nhiều thành phần xã hội, trong đó có Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, lãnh đạo doanh nghiệp, nữ doanh nhân, các nhà khoa học khí hậu và năng lượng và học sinh sinh viên. Tôi rất vui khi được gặp bà Sonia Gandhi, người bạn cũ từ những năm 1990s, giờ đây là người lãnh đạo Đảng Quốc đại Ấn Độ. Bà và Thủ tướng Singh giải thích phải khó khăn như thế nào trong việc kiềm chế đối với Pakistan sau vụ đánh bom khủng bố ở Mumbai tháng 11 năm ngoái. Họ nói rõ, nếu lần thứ hai xảy ra, Ấn Độ sẽ đáp trả đích đáng. Họ coi cuộc tấn công vào ngày 26 - 11- 2008, (gọi tắt 26/11) tương tự như cuộc khủng bố 9-11 của chúng ta. Để tỏ tình đoàn kết với người dân Ấn Độ, tôi chọn nghỉ tại Taj Mahal Palace Hotel trang nhã và cổ kích ở Mumbai,- một địa điểm nằm trong cuộc tấn công khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng 164, trong đó 138 người Ấn Độ và người Mỹ-. Đồng thời viếng thăm đài tưởng niệm các nạn nhân, tôi muốn gửi thông điệp, Mumbai đã phục hồi và sẵn sàng mở cửa hoạt động kinh doanh.
Tháng 7-2011, trong không khí mùa hè oi bức, ngột ngạt, tôi đến thăm thành phố cảng Chennai trên Vịnh Bengal, một trung tâm trung chuyển thương mại trên tuyến đường thương mại sôi động hướng tới khu vực Đông Nam Á. Chưa từng có Ngoại trưởng Mỹ nào đến thăm thành phố này từ trước đến nay, tôi muốn cho mọi người thấy, Ấn Độ còn nhiều khu vực khác cũng quan trong ngoài Delhi và Mumbai. Tại thư viện công cộng lớn nhất quốc gia của Chennai, tôi phát biểu về vai trò của Ấn Độ trên trường quốc tế, đặc biệt là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ấn Độ có quan hệ lịch sử lâu đời với Đông Nam Á, từ các thương nhân đưa thuyền vượt qua eo biển Malacca đến những ngôi đền Hindu rải rác khắp khu vực. Chúng tôi hy vọng Ấn Độ sẽ giải quyết được các cuộc xung đột dai dẳng với Pakistan và trở thành quốc gia ủng hộ tích cực cho các giá trị dân chủ và thị trường tự do trên khắp châu Á. Tôi đã từng tuyên bố, Hoa Kỳ ủng hộ chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ và nếu họ có thể “dẫn dắt phương Đông” thì càng tốt.
Mặc dù còn một số khác biệt, các nguyên tắc cơ bản chiến lược của mối quan hệ với Ấn Độ - giá trị dân chủ, liên kết kinh tế và các ưu tiên ngoại giao - đã thúc đẩy lợi ích của hai nước gần nhau hơn. Quan hệ giữa hai nước đang đổi mới và trở nên hoàn thiện hơn.

Thúc đẩy cải cách chính trị cũng như tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng của chúng ta trong chiến lược châu Á. Chúng tôi muốn biến thế kỷ 21 trên khắp châu Á không chỉ trở thành thịnh vượng hơn mà còn tự do hơn cho mọi người dân. Tôi tin rằng, tự do sẽ thúc đẩy sự thịnh vượng hơn.
Nhiều quốc gia trong khu vực đã phải vật lộn với câu hỏi, mô hình chính phủ nào phù hợp nhất với tình hình xã hội của mình? Sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự kết hợp giữa chế độ độc tài và chủ nghĩa tư bản nhà nước là một ví dụ điển hình và hấp dẫn. Chúng ta thường được nghe, nền dân chủ có thể đạt được hiệu quả tốt ở những nơi khác trên thế giới, nhưng nó không phù hợp với châu Á. Các nhà bình luận cho rằng việc này là kết quả của nhiều yếu tố về lịch sử và xã hội, thậm chí có thể ngược lại với giá trị châu Á.
Thực tế để bác bỏ những luận điểm này. Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Indonesia và Đài Loan đều là nước xã hội dân chủ đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế và cải thiện được đời sống cho người dân. Theo số liệu điều tra của tổ chức phi chính phủ “Freedom House”, từ năm 2008 đến năm 2012, châu Á là khu vực duy nhất trên thế giới đạt được sự tiến bộ về quyền chính trị và tự do dân sự. Ví dụ, Philippines tổ chức cuộc bầu cử năm 2010 được đánh giá trong sạch nhất từ trước tới nay và tân Tổng thống, Benigno Aquino III, khởi động kế hoạch chống tham nhũng và tăng tính minh bạch. Philippines là một đồng minh quý giá của Hoa Kỳ, khi một cơn bão khủng khiếp tàn phá vào cuối năm 2013, Hải quân Hoa Kỳ đã nhanh chóng phối hợp hành động với lực lượng địa phương khắc phục hậu quả. Tất nhiên, phải kể đến Burma. Vào giữa năm 2012, phong trào dân chủ mà Tổng thống Indonesia Yudhoyono dự đoán đã thắng thế, bà Aung San Suu Kyi, người trong nhiều thập niên bị giam cầm đã được bầu vào Quốc hội.
Tuy nhiên vẫn còn một số chính phủ Á châu vẫn từ chối cải cách, hạn chế quyền con người, thẳng tay đàn áp những người bất đồng chính kiến. Dưới sự cai trị của Kim Chính Vân, Bắc Triều Tiên vẫn là quốc gia khép kín, chuyên chế nhất trên thế giới. Khó tưởng tượng, ông ta gây nhiều nỗi đau khổ cho người dân đến như vậy. Hai nước Campuchia và Việt Nam đã có một số tiến bộ, nhưng còn rất nhiều hạn chế. Trong một chuyến thăm Việt Nam 2010, trước khi tôi đặt chân đến, một số blogger nổi tiếng đã bị chính phủ Việt Nam tống giam. Trong cuộc họp với các quan chức chính phủ Việt Nam, tôi nêu mối quan tâm đặc biệt về sự vi phạm quyền tự do cơ bản, những cuộc bắt giữ vô cớ và các bản án tống tù quá mức bình thường đối với những người bất đồng chính kiến​​, các luật sư, các blogger, các nhà hoạt động Công giáo, các sư sãi và tăng ni đã làm mất lòng chính phủ.
Tháng 7-2012, tôi có một chuyến thăm dài ngày trong khu vực, mục tiêu chính là để hòa hợp giữa nền dân chủ và sự thịnh vượng. Bắt đầu từ Nhật Bản, một trong những nước có nền dân chủ mạnh nhất và giàu nhất thế giới, tiếp theo là Việt Nam, Campuchia và Lào, - lần đầu tiên sau 57 năm Ngoại trưởng Hoa Kỳ đến thăm Lào.
Chuyến viếng thăm Lào tuy ngắn ngủi, nhưng để lại cho tôi hai ấn tượng lớn. Đầu tiên, Lào vẫn còn trong sự lãnh đạo độc quyền, độc tôn của Đảng Cộng sản, trong khi ngày càng phụ thuộc vào sự kiểm soát về kinh tế và chính trị của Trung Quốc. Bắc Kinh đã tận dụng mối quan hệ này để khai thác tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy các dự án không mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân Lào. Lào vẫn phải chịu hậu quả từ các cuộc ném bom do Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt Nam trước đây. Và là “quốc gia có mật độ bom mìn còn sót lại cao nhất trên thế giới”. Đây là lý do tại sao tôi đến thăm với dự án tại Vientiane do USAID tài trợ, nhằm chữa trị, cung cấp chân tay giả và phục hồi chức năng cho hàng ngàn người lớn và trẻ em bị mất chân tay do bom mìn ném xuống với một phần ba diện tích, trong khi chỉ mới một phần trăm được tìm thấy và vô hiệu hoá. Tôi nghĩ, Hoa Kỳ phải có trách nhiệm về việc này, vì vậy đã thúc đẩy Quốc Hội tăng tài trợ về rà phá bom mìn cho Lào gấp 3 lần trong tài khoá 2012.
Nét nổi bật của chuyến đi mùa hè 2012 trên toàn châu Á là Mông Cổ, nơi tôi có chuyến thăm thú vị khó quên vào năm 1995. Thời điểm đó rất khó khăn cho Mông Cổ, một quốc gia xa xôi nằm kẹt giữa miền bắc Trung Quốc và Siberia. Nhiều thập niên dưới sự thống trị của Liên xô, đất nước có nền văn hoá du mục đã bị nền văn hóa mang dấu ấn Stalin xâm nhập. Sau khi Moscow ngừng viện trợ, kinh tế gần như sụp đổ. Tuy nhiên, cũng như các du khách, tôi đã bị hút hồn bởi vẻ đẹp của Mông Cổ, với những thảo nguyên bao la lộng gió, nguồn năng lượng tiềm ẩn, với quyết tâm và lòng hiếu khách của người dân địa phương. Trong chiếc lều truyền thống có tên gọi là ger, một gia đình du mục đã mời tôi một bát sữa ngựa lên men, ấm, như món sữa bị chua vì để lâu ngày. Tôi rất ấn tượng với các sinh viên, nhà hoạt động xã hội và các quan chức chính phủ mà tôi gặp gỡ ở thủ đô, họ cam kết chuyển đổi từ chế độ độc tài cộng sản sang hệ thống chính trị dân chủ đa nguyên. Tuy không phải là chuyện dễ dàng, nhưng họ quyết tâm thực hiện. Tôi nói với họ, từ nay trở đi, ai đó nếu nghi ngờ nền dân chủ, tôi sẽ nói với họ, “Hãy đến Mông Cổ mà xem! Người ta sẵn sàng tổ chức các cuộc biểu tình ở nhiệt độ dưới không độ và phải đi bộ nhiều cây số để bỏ phiếu bầu cử”.
Sau 17 năm, Mông Cổ và các vùng phụ cận cận đã thay đổi rất nhiều. Tốc độ phát triển quá nhanh của Trung Quốc dựa vào nhu cầu nguyên liệu thô đã tạo ra một sự bùng nổ khai thác mỏ ở Mông Cổ, đất nước được thiên nhiên ưu đãi với nguồn dự trữ khổng lồ của đồng và các khoáng sản khác. Nền kinh tế Trung Quốc phát triển với tốc độ hơn 17% vào năm 2011 và một số chuyên gia dự đoán tốc độ tăng trưởng của Mông Cổ trong mười năm tới sẽ cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, đa số người dân vẫn còn nghèo và lối sống du mục vẫn tồn tại, nhưng nền kinh tế toàn cầu đang đưa Mông Cổ tiến nhanh trên con đường phát triển kinh tế.
 Xe chạy vào thủ đô Ulaanbaatar còn đang chìm trong giấc ngủ, tôi kinh ngạc trước khung cảnh hoàn toàn mới mẻ hiện ra trước mắt. Những tòa nhà kính chọc trời vươn lên từ giữa những lều “ger” truyền thống và các dãy nhà kiểu thời Xô Viết cũ. Trên Quảng trường Sukhbaatar, những người lính trong trang phục Mông Cổ truyền thống đứng gác trong bóng râm của tòa nhà cửa hàng Louis Vuitton mới xây. Tôi bước vào tòa nhà chính phủ, di sản có từ thời Stalin, nhìn thấy một bức tượng khổng lồ Thành Cát Tư Hãn, - người sáng lập đế chế vĩ đại của Mông Cổ ở thế kỷ 13 trong lịch sử loài người. Liên Xô đã từng phê phán tệ sùng bái Thành Cát Tư Hãn, nhưng giờ đây bức tượng ấy sừng sững chứng tỏ uy quyền của Xô Viết không còn trên đất nước họ. Ngay trong toà nhà chính phủ, tôi gặp Tổng thống Tsakhiagiin Elbegdorj trong lều “ger” truyền thống, thảo luận về sự phát triển nhanh chóng trong tương lai nền kinh tế châu Á và sự giao thoa với các nền kinh tế thế giới.
Từ năm 1995 sau chuyến viếng thăm của tôi, nền dân chủ Mông Cổ vẫn tiếp tục phát triển tốt đẹp. Mông Cổ đã tổ chức sáu cuộc bầu cử Quốc hội thành công. Trên đài truyền hình, các cuộc tranh luận chính trị công khai và thường xuyên. Một bộ luật tự do thông tin tiến bộ ra đời giúp người dân hiểu rõ hơn các hoạt động của chính phủ. Tuy nhiên, sự bùng nổ trong ngành khai thác khoáng sản đã tạo điều kiện và làm trầm trọng vấn đề tham nhũng và bất bình đẳng, cũng như tăng sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Mông Cổ đang đứng ở ngã ba đường: tiếp tục theo con đường dân chủ và sử dụng sự giàu có tài nguyên nâng cao mức sống người dân, hay đi vào quỹ đạo của Bắc Kinh và gánh chịu hậu quả tai hại nhất của “lời nguyền tài nguyên”. Tôi hy vọng họ sẽ tiến bước theo con đường thứ nhất.
Thời điểm lúc bấy giờ rất phù hợp. Đang có hội nghị thượng đỉnh của tổ chức Cộng đồng Dân chủ ở Ulaanbaatar, một tổ chức quốc tế thành lập năm 2000 do Ngoại trưởng Albright đề xướng nhằm giúp đỡ các nền dân chủ mới thành lập, đặc biệt các nước thuộc khối XHCN của Liên Xô cũ. Đây là cơ hội củng cố các bước tiến bộ của Mông Cổ và gửi một thông điệp về tầm quan trọng của dân chủ và nhân quyền ở châu Á ngay sân sau của Trung Quốc.
Trung Quốc là trung tâm của phong trào phản dân chủ ở châu Á. Giải Nobel Hòa bình 2010 đã trao cho Lưu Hiểu Ba, nhà hoạt động nhân quyền vắng mặt tại lễ trao giải ở Oslo vì đang bị chính phủ Trung Quốc cầm tù. Sau đó tôi lên tiếng cảnh báo, nó sẽ trở thành “một biểu tượng sự thất hứa của nước lớn”. Nhưng tình hình còn tồi tệ hơn vào năm 2011. Trong những tháng đầu năm, hàng chục luật sư, nhà văn, nghệ sĩ, trí thức và các nhà hoạt động dân sự bị bắt giữ một cách tùy tiện. Trong số đó có nghệ sĩ nổi tiếng Ngải Vị Vị, người mà tôi và nhiều quan chức khác đã lên tiếng bảo vệ ông.
 Trong bài phát biểu Ulaanbaatar, tôi đã giải thích lý do tương lai dân chủ ở Á châu là sự lựa chọn đúng. Ở Trung Quốc và một số nước cho rằng, nền dân chủ đe dọa sự ổn định và gây hỗn loạn trong xã hội. Nhưng chúng ta có rất nhiều bằng chứng từ khắp nơi trên thế giới cho thấy nền dân chủ thực sự thúc đẩy, gìn giữ sự ổn định. Ảo tưởng cho rằng đàn áp chính trị và kiểm soát gắt gao sẽ đảm bảo an ninh quốc gia, nhưng thực tế khát vọng tự do của người dân sẽ vượt lên trên tất cả.
Ngược lại, nền dân chủ cung cấp những vấn đề mấu chốt đối với xã hội. Nó cho phép người dân lựa chọn các nhà lãnh đạo, trao quyền cho người lãnh đạo hợp pháp, đưa ra quyết định vì lợi ích quốc gia đồng thời cho phép phe thiểu số bày tỏ quan điểm trong hòa bình.
Một lý do khác tôi phản bác cho rằng dân chủ là một đặc ân dành cho các nước giàu, còn các nước đang phát triển phải tập trung vào sự tăng trưởng trước, sau đó mới giải quyết vấn đề dân chủ. Trung Quốc thường được coi là ví dụ điển hình của một quốc gia đã thành công về kinh tế mà không cần cải cách chính trị. Nhưng theo tôi, đó cũng là một “lý luận thiển cận và không bền vững”. Không thể có tự do kinh tế mà không có tự do chính trị. Các quốc gia không muốn mở rộng nền kinh tế mà vẫn áp bức chính trị sẽ phải trả giá đắt. Nếu không có sự đổi mới tư duy và luật pháp thì sự sáng tạo của các doanh nghiệp không thể tồn tại.
Tôi cam kết, Hoa Kỳ sẽ là một đối tác tích cự cho bất kỳ nước nào ở châu Á và thế giới ủng hộ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản. Tôi đã nhiều lần nói “Hãy đến Mông Cổ thì sẽ rõ!” Và rất vui mừng, vì nhiều nhà hoạt động dân chủ đã tới thăm Mông Cổ.
Tờ Washington Post cho rằng bài phát biểu của tôi đã “tiếp thêm hy vọng chính sách xoay trục của Mỹ ở châu Á không phải là bước khởi động đơn thuần, sẽ trở nên linh hoạt hơn với phương pháp tiếp cận đa tầng, phù hợp với sự trỗi dậy rất phức tạp của  Trung Quốc muốn thành siêu cường”. Tuy nhiên, các nhà kiểm duyệt Trung Quốc đã xóa sạch những bài viết của tôi trên internet.