Dịch giả: Lâm Hoàng Mạnh
PHẦN BA - CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH - Chương 7
Afghanistan – Pakistan : Đất bằng nổi sóng

     ổng thống Obama đi xung quanh bàn hỏi từng người, yêu cầu phát biểu ý kiến cá nhân. Chúng ta có nên đổ thêm quân sau tám năm chiến tranh ở Afghanistan hay không? Nếu có, quân số sẽ tăng bao nhiêu? Nhiệm vụ của họ sẽ là gì? Thời gian phục vụ sẽ bao lâu? Đây là một trong những lựa chọn khó khăn nhất với cương vị Tổng thống. Hậu quả rất lớn dành cho những nam nữ thanh niên trong sắc phục người lính, thân nhân các binh sĩ, an ninh quốc gia cũng như tương lai của Afghanistan.
Hôm ấy, trước lễ Tạ Ơn ba ngày năm 2009 vào khoảng hơn 8 giờ tối. Tổng thống ngồi phía đầu chiếc bàn dài trong Phòng Tình huống, hai bên là quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia. Tôi ngồi cạnh Cố vấn An ninh Quốc gia, Jim Jones, bên trái là Tổng thống, đối diện bên kia là Phó Tổng thống Binden, Bộ trưởng Quốc phòng Bob Gates, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, Mike Muller. Trước mặt chúng tôi là những chồng giấy và kẹp giấy đặt trên bàn. (Sau nhiều tháng quan sát các quan chức Lầu Năm Góc đến Phòng Tình Huống, bao giờ họ cũng đem theo chiếc đèn chiếu có ổ cắm và tập bản đồ màu, tôi yêu cầu Bộ Ngoại giao cũng phải có những thứ đó trong các cuộc họp. Bây giờ chúng tôi có đầy đủ các loại bản đồ màu.)
Đây là buổi họp lần thứ ba trong ngày tại Nhà Trắng cùng với Tổng thống Obama và là lần thứ chín kể từ tháng Chín mà nhóm an ninh quốc gia cao cấp triệu tập để thảo luận về tương lai Afghanistan. Chúng tôi xem xét những thách thức từ mọi góc độ. Cuối cùng quyết định tăng 30 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ tới Afghanistan vào năm 2010, cộng thêm 10 ngàn binh sĩ đồng minh. Nhiệm vụ thực hiện theo cách tiếp cận mới, đảm bảo an ninh trong các thành phố của Afghanistan, củng cố chính quyền, cung cấp các dịch vụ cho người dân chứ không tiến hành công việc tham chiến với quân nổi dậy Taliban. Cuối năm sẽ có cuộc tổng kết, đánh giá đầy đủ quá trình thực hiện, sau đó lên kế hoạch rút dần binh sĩ vào tháng Bẩy năm 2011. Rút bao nhiêu, trong thời hạn như thế nào sẽ được thảo luận tiếp, nhưng mọi vấn đề tùy thuộc vào tình hình thực tế trên chiến trường.
Các nhóm nghiên cứu đánh giá cao kế hoạch này. Bộ trưởng Gates và phía quân đội ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch. Nhưng Phó Tổng thống Biden phản đối mạnh mẽ. Giờ đây cuộc tranh luận cần được xem xét kỹ lưỡng, vì thế Tổng thống muốn nghe ý kiến từng người theo lập trường bên nào lần chót.

Đất nước Afghanistan là khu vực núi non hiểm trở nằm giữa hai nước, phía đông là Pakistan, phía tây là Iran, dân số khoảng 30 triệu người nghèo khổ nhất thế giới, ít được học hành và hầu hết họ đều chịu cảnh đau thương nhất trên trái đất này. Nơi đây đã từng được mệnh danh “Địa ngục của các Đế chế” bởi vì hầu hết các đội quân xâm lược đều thất bại thảm hại. Những năm 1980, Hoa Kỳ, Ả-rập Saudi, Pakistan đã hỗ trợ cuộc nổi dậy chống chính phủ bù nhìn do Liên Xô hậu thuẫn. Năm 1989, Liên Xô phải rút quân, thắng lợi này do sự đòi hỏi của nhân dân Afghanistan được Hoa Kỳ ủng hộ.
Sau thời kỳ nội chiến những năm 1990s, Taliban, nhóm cực đoan theo quan điểm văn hoá trung cổ đã nắm quyền kiểm soát Afghanistan, do giáo sĩ độc nhãn, Mullah Omar cai trị. Họ lợi dụng danh nghĩa Hồi giáo áp dụng chính sách cực kỳ tàn bạo với phụ nữ. Người phụ nữ không được xuất hiện trước công chúng, bắt buộc phải mặc bộ quần áo cánh giơi chùm kín từ đầu đến chân, hở độc đôi mắt nhưng lại phải che mạng. Ra khỏi nhà họ phải có người đàn ông trong gia đình đi kèm theo, phụ nữ và bé gái không được đến trường, không được hưởng quyền lợi về kinh tế và xã hội. Taliban đưa ra những điều luật nghiêm khắc phạt nặng phụ nữ nào vi phạm điều luật do chúng ban hành, từ tra tấn man rợ đến xử tử. Những câu chuyện khủng khiếp ấy được lan truyền đi khắp nơi. Tôi được nghe kể về người phụ nữ lớn tuổi bị đánh bằng gậy sắt đến gẫy chân chỉ vì mặc váy không đủ dài. Khó có thể tưởng tượng con người có thể tàn ác với nhau đến như vậy dưới danh nghĩa Thượng Đế.
Không thể để cảnh tàn bạo đó tiếp tục hoành hành, với cương vị Đệ Nhất phu nhân, tôi đã nỗ lực lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án hành động dã man này. “Không có gì nghiêm trọng hơn khi người phụ nữ bị tra tấn dã man đến như vậy, nhân quyền và quyền phụ nữ đã bị trà đạp công khai ở Afghanistan dưới bàn tay sắt của chế độ độc tài Taliban.” Đó là lời phát biểu của tôi lên án chế độ Taliban nhân ngày Phụ nữ Quốc tế tại L.H.Q năm 1999.
Không những thế, chế độ Taliban còn là nơi trú ẩn an toàn của Osama bin Laden và bọn khủng bố al Qaeda. Rất nhiều kẻ cuồng tín từ các nước tới đây ăn sâu cắm rễ từ thời kỳ chống Liên Xô. Để đối phó các vụ đánh bom đại sứ quán của chúng ta tại Đông Phi năm 1998, chính quyền Clinton đã sử dụng tên lửa hành trình tấn công một số trại huấn luyện của al Qaeda tại Afghanistan và cũng là nơi Osama bin Laden ẩn nấp, nhưng y đã tẩu thoát, sau đó lên kế hoạch khủng bố ngày 11-9-2001. Vì Taliban từ chối giao nộp Osama bin Laden, Tổng thống Bush ra lệnh đánh chiếm Afghanistan với sự yểm trợ của Liên minh Phương Bắc lật đổ chế độ Taliban.
Chiến thắng nhanh gọn lật đổ chế độ Taliban ở Afghanistan, chúng tháo chạy và tái tổ chức, tiếp tục ẩn náu an toàn ở vùng biên giới Pakistan. Trong cương vị Thượng nghị sĩ, tôi đến thăm Afghanistan 3 lần, lần đầu vào lễ Tạ Ơn năm 2003, dự tiệc với binh sĩ tại Kandahar và hai lần sau vào năm 2005 và 2007. Tôi không thể nào quên lời binh sĩ Hoa Kỳ khi gặp tôi: “Xin chào mừng các quan chức đến thăm nơi tuyến đầu trong cuộc chiến chống bọn khủng bố đã bị lãng quên.” Taliban lợi dụng khó khăn của chính quyền Bush tái chiếm một số vùng ở Irag và Afghanistan. Chính phủ Kabul được phương Tây hậu thuẫn bắt đầu có dấu hiệu tham nhũng và vô trách nhiệm, trong khi người dân Afghanistan nghèo đói, thất vọng và sợ hãi. Còn Hoa Kỳ không đủ số lượng binh sĩ để bảo vệ, đồng thời chính quyền Bush cũng không xem xét lại chiến lược tìm cách đảo ngược tình trạng suy yếu.
Trong chiến dịch tranh cử năm 2008, cả ông Obama và tôi đều kêu gọi thay đổi chiến lược ở Afghanistan. Tôi tranh luận, có thể sẽ đưa thêm quân, nhưng đồng thời phải có chiến lược mới toàn diện và giải quyết vai trò của Pakistan trong cuộc xung đột. Trong bài phát biểu tháng 2-2008: “Biên giới giữa hai nước Afghanistan và Panistan là một trong những vùng đất rất quan trọng và nguy hiểm nhất trên thế giới. Nếu không nhìn nhận và đánh giá thực tế những gì đang xảy ra tại vùng đây, đó chính là sai lầm nghiêm trọng và thất bại trong chính sách đối ngoại của chính quyền Bush.” Những cuộc tấn công vào binh sĩ Mỹ và đồng minh ngày càng gia tăng, năm 2008 là năm đẫm máu nhất tại chiến trường Afghanistan, gần 300 binh sĩ của lực lượng liên minh đã thiệt mạng.
Khi Tổng thống Obama nhậm chức tháng 1-2009, ông đã tìm thấy bản yêu cầu của Lầu Năm Góc đề nghị bổ xung hàng ngàn binh sĩ để ngăn chặn khả năng cuộc tấn công vào mùa hè của Taliban và đảm bảo an ninh cho cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới. Chúng tôi đã đưa ra thảo luận vấn đề này ngay trong cuộc họp đầu tiên với Hội đồng An ninh Quốc gia. Mặc dù theo kế hoạch sẽ gia tăng nhân tài vật lực vào cuộc chiến, nhưng phải có câu trả lời minh bạch hợp lý trước khi quyết định. Tuy nhiên, vấn đề hậu cần quá cấp thiết phải triển khai vào mùa hè đòi hỏi quyết định sớm.
Tổng thống phê chuẩn triển khai 17 ngàn quân vào ngày 17-1-2009. Tổng thống ủy thác Bruce Riedel đánh giá lại toàn bộ chiến lược cuộc chiến, ông là nhà phân tích chiến lược dày dạn kinh nghiệm với kiến thức uyên bác về các cuộc xung đột, ngoài ra ông còn có Michèle Flournoy, quan chức đứng hàng thứ ba trong Bộ Quốc phòng và Richard Holbrooke, một đặc sứ tại Afghanistan và Pakistan của Hoa Kỳ. Theo báo cáo tháng Ba, họ đề nghị, thay vì xem Afghanistan và Paskitan là hai vấn đề riêng biệt, nay nên gộp lại thành một vấn đề chung gọi tắt là Af - Pak, đồng thời nên chú trọng việc huấn luyện binh sĩ người Afghanistan để họ thực hiện nhiệm vụ cho quê hương xứ sở của họ hơn là binh sĩ Hoa Kỳ và binh sĩ đồng minh. Để đáp ứng yêu cầu, Tổng thống Obama triển khai 4 ngàn cố vấn quân sự Hoa Kỳ đến huấn luyện và đào tạo tại chỗ Lực lượng An ninh Quốc gia Afghanistan. Quan điểm mới của Riedel nhấn mạnh, cần phải sử dụng “sức mạnh nhân tài vật lực” trong chiến dịch chống các cuộc nổi dậy một cách có hiệu quả. Riedel giải trình: “Không chỉ bằng quân sự mà dân sự cũng phải tham gia.” Có nghĩa là ngoại giao cũng phải hoạt động sắc bén hơn nữa, mở rộng phát triển kinh tế, hỗ trợ nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. Công việc này thuộc trách nhiệm của Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
Tổng thống công bố chiến lược quân sự và dân sự về Afghanistan và Pakistan vào ngày 27-3-2009. Tổng thống đặt mục tiêu chiến tranh có giới hạn: “Phải triệt phá và tiêu diệt hoàn toàn al Qaeda tại Pakistan và Afghanistan, ngăn chặn chúng tái chiếm trong tương lai”, bằng cách tăng cường theo dõi bọn al Qaeda cũng như bọn phiến quân Taliban trong các cuộc giao tranh. Nguyên nhân của cuộc chiến nảy sinh từ cuộc tấn công khủng bố ngày 11-9-2001 vào Hoa Kỳ. Đồng thời ông cũng đưa ra khả năng tiến trình hoà bình, hoà giải với phiến quân vì bọn cực đoan đang bị cô lập.
Mặc dù có khoảng 68 ngàn binh lĩnh sĩ quan Hoa Kỳ ở Afghanistan, nhưng cuộc chiến trong mùa hè rất tồi tệ. Phiến quân Taliban tiếp tục củng cố sức mạnh, trong khi tình hình an ninh xấu đi rất nhiều. Báo cáo cho biết, các tay súng Taliban gia tăng nhanh chóng, từ 7 ngàn, chỉ trong ba năm con số đã tăng lên đến 25 ngàn. Các cuộc tấn công trực tiếp vào lực lượng NATO tăng lên, đã có trên 260 bính sĩ bị tử thương từ tháng Sáu đến tháng Chín, so với 4 tháng trước số lượng từ vong tăng hơn 100 người. Tháng Năm, Tổng thống thay Tổng tư lệnh liên quân ở Afghanistan bằng vị Trung tướng Stanley McChrystal. Bộ trưởng Quốc phòng Gates giải thích, sự chuyển đổi là cần thiết để mang lại “tư duy mới” và “cách nhìn mới”. Tiếp theo, tháng Tám cuộc bầu cử Tổng thống Afghanistan phải huỷ vì sự gian lận quá công khai. Tháng Chín, tướng McChrystal đề xuất Tổng thống xem xét việc bổ xung thêm quân. Ông cảnh báo, nếu không có tiếp viện, khả năng cuộc chiến sẽ bị thất bại thảm hại.
Đó không phải là những điều Nhà Trắng muốn nghe. Vì thế, trước khi Tổng thống giải quyết theo yêu cầu của Lầu Năm Góc, ông muốn nghe ý kiến từng người. Tổng thống đưa ra sự đánh giá toàn diện lần thứ 2, lần này ông trực tiếp khảo sát. Bắt đầu vào ngày Chủ nhật giữa tháng Chín cho đến hết mùa thu, Tổng thống Obama thường xuyên triệu tập các cố vấn an ninh quốc gia đến Phòng Tình Huống để thảo luận những vấn đề khó khăn, hóc búa về cuộc chiến kéo dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Tướng MsChrystal với sự hỗ trợ của tướng David Petraeus, tổng tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ trong khu vực, ông trình bày 3 lựa chọn: Triển khai tăng thêm một lực lượng quân đội khoảng 10 ngàn để đào tạo, huấn luyện cho quân đội Afghanistan; Điều 40 ngàn quân chống Taliban ở các khu vực tranh chấp ác liệt nhất; Triển khai thêm 80 ngàn binh sĩ để đảm bảo an ninh. Các tướng lãnh này thật sự là các chiến binh khôn ngoan, như trong cuốn truyện Goldilocks, thường xuyên đưa ra 3 lựa chọn trong bất kỳ trả lời một câu hỏi nào và hy vọng lựa chọn thứ 2 được ủng hộ.

Tướng Petraeous đưa ra những ý kiến ủng hộ có hiệu quả. Trí óc ông minh mẫn, biết so sánh thiệt hơn, am hiểu tình hình chính trị và lý lẽ xác đáng do thu được từ chiến trường Irag mà ông đã trải qua. Những khó khăn của cuộc chiến cũ đang hiện lên trong cuộc tranh luận của chúng tôi về biện pháp giải quyết ở Afghanistan.
Đầu năm 2007, tướng Petraeous đảm nhiệm chức vụ tư lệnh, ông đã nỗ lực giúp quân đội Hoa Kỳ tránh được thảm họa trong cuộc tấn công đẫm máu của phiến quân. Chính ông chủ trương tăng 20 ngàn quân Mỹ triển khai ở những khu vực nguy hiểm nhất tại Irag. Tháng 1-2007, Tổng thống Bush quyết định tăng quân trong bài phát biểu quan trọng trấn an sự hoài nghi của dân chúng.
Quyết định tăng quân của ông là điều rất bất ngờ, bởi vì vấn đề này phải được sự ủng hộ của lưỡng đảng. Nhóm Nghiên cứu về Irag đã đề nghị chuyển giao tăng phần trách nhiệm cho lực lượng an ninh Irag, rút dần binh sĩ Hoa Kỳ, tăng cường nỗ lực ngoại giao trong khu vực. Nhưng Tổng thống Bush lựa chọn điều ngược lại với bản điều trần. Trong bài phát biểu, Tổng thống đề cập đến chính sách ngoại giao khu vực, tăng cường hoạt động khuyến khích hòa giải, hoà hợp giữa các giáo phái và phe phái chính trị đối lập ở Irag, đồng thời nhấn mạnh bảo đảm hơn nữa sự an toàn cho binh sĩ Hoa Kỳ.
Tôi nghi ngờ thời điểm đưa ra chưa đúng lúc. Sau khi ban hành quyết định cho thấy bỏ lỡ nhiều cơ hội, nhiều câu hỏi đã đặt ra, liệu chính quyền Bush có đủ năng lực điều hành cuộc leo thang chiến tranh như vậy không. Tối hôm sau, tôi cùng Thượng nghị sĩ Evan Bayh bang Idiana và Nghị sĩ John Mchugh, New York của Đảng Cộng hoà, Bộ trưởng bộ Lục quân của Tổng thống Obama bay sang Irag. Đây là lần thứ ba tôi đến Irag với cương vị Thượng nghị sĩ. Lần gần nhất vào năm 2005 cùng với Thượng nghị sĩ John McCain, Susan Collins, Russ Feingold và Lindsey Graham. Tôi muốn tai nghe mắt thấy sự thay đổi ra sao, động viên binh sĩ và sĩ quan hỏi họ việc chuẩn bị đối phó với những thách thức có thể xảy ra.
Nhưng một lý do khác tôi vẫn còn băn khoăn, nghi ngờ, vì tôi mất niềm tin vào chính quyền Bush. Mùa thu năm 2002, tình báo loan tin chắc chắn Saddam Hussein có vũ khi huỷ diệt hàng loạt. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng về các bằng chứng và lắng nghe ý kiến của nhiều người trong và ngoài chính phủ của  Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, tôi đã bỏ phiếu sử dụng vũ lực tại Irag nếu các nỗ lực ngoại giao, - các cuộc thanh tra vũ khí của Liên Hiệp Quốc -, thất bại.
Tôi rất hối tiếc vì đã bỏ phiếu ủng hộ Tổng thống Bush trong khi vẫn còn nghi ngờ những gì ông công bố. Sau này, ông ấy lý giải việc quyết định do thời hạn thanh tra vũ khí đã hết. Ngày 20-3-2003, ông Bush tuyên bố Saddam có vũ khí huỷ diệt và phát động chiến tranh trong khi các thanh tra vũ khí yêu cầu chờ thêm vài tuần nữa. Vài năm sau, nhiều Thượng nghị sĩ –trong đó có tôi-, đã đến chúc mừng những người bỏ phiếu chống nghị quyết này. Cuộc chiến tranh kéo dài, tôi phải gửi thư đến từng gia đình ở New York, những bậc cha mẹ mất đi người con thân yêu, hoặc những người mất chồng, mất cha hay mất mẹ do sai lầm khi bỏ phiếu ủng hộ.
Năm năm sau, Tổng thống Bush yêu cầu tôi nên tin ông và đề xuất tăng viện, nhưng lần này tôi khước từ. Vì tôi không tin đổ thêm quân sẽ giải quyết được sự sa lầy ở đó. Quân lực Hoa Kỳ đứng đầu thế giới và thường chiến thắng với bất cứ nhiệm vụ nào được giao phó. Nhưng đặt gánh nặng lên vai, bắt họ chịu đựng một mình mà không có chiến lược ngoại giao nào là thiếu công bằng và kém khôn ngoan. Chúng ta cần phải hoạt động cả hai mặt, như thế sẽ được sự đồng thuận trước những thách thức: Cuộc đụng độ giữa các giáo phái, đồng thời các đối thủ cạnh tranh trong khu vực đã xé nát  quốc gia Irag. Chính quyền Bush dường như không quan tâm đến vấn đề này, kể cả đối mặt với Syria hay Iran, mặc dù hai quốc gia này là một phần quan trọng trong các thách thức mà chúng ta phải đối mặt tại Irag. Năm 2003, Hoa Kỳ phát động chiến tranh Irag nhưng với chiến lược nửa vời, Ngoại trưởng Collin Power hầu như không có kế hoạch hậu chiến. Chúng ta không thể phát động chiến tranh mà chỉ có chiến lược một chiều. Khi đảm nhiệm chức vụ Ngoại trưởng, tôi thấy những chuyên viên dày dạn kinh nghiệm phần lớn đã bị chính quyền Bush bỏ rơi, tôi thật sự hoảng sợ.
Khi Tướng Petraeous phát biểu trong phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ Thượng viện cuối tháng Giêng năm 2007, tôi yêu cầu ông giải thích thêm. Tôi dẫn chứng bằng cuốn cẩm nang chống chiến tranh du kích do chính ông soạn thảo tại Trường Chỉ huy Tham mưu ở Fort Leavenworth, bang Kansas, trong đó viết: sự tiến bộ trong quân sự có liên quan đến tiến trình giải pháp chính trị nội tại, nếu thiếu một trong hai điều ấy thì không thể thắng lợi. Chúng ta đã từng rút ra những bài học quý báu đó đem lại hòa binh ở khu vực Balkans. Tôi nói: “Tướng quân đang thực thi sách lược mà có thể nói thẳng ra là không phản ảnh được những trải nghiệm và những lời khuyên của ngài. Tướng quân viết cẩm nang nhưng chiến lược lại không sử dụng sách đó. Giờ đây ngài đòi hỏi mọi chuyện phải được vuông tròn, nhưng chỉ đưa ra giải pháp quân sự để giải quyết khủng hoảng chính trị.”
 May mắn thay, khi được điều đến Irag, Petraeus theo đuổi chiến lược xem ra rất giống những điều mà ông ủng hộ trong cuốn cẩm nang ông viết, những điều mà tôi hỏi ông trong buổi điều trần thay vì phải tiếp cận chính quyền Bush. Chiến lược tổng hợp chống bạo loạn của Petraeus được biết đến với cái tên COIN (Counterinsurgency Warface - Chiến tranh chống nổi dậy - ND). Nó tập trung chủ yếu bảo vệ ở các trung tâm đông dân cư, chiếm niềm tin thắng lợi vào “con tim và khối óc” người dân Irag thông qua các dự án xây dựng mối quan hệ và phát triển. Khẩu hiểu cho chiến dịch “Minh bạch, bám trụ và xây dựng.” Mục tiêu giành lại những vùng của phiến quân phiến, bám chặt không cho chúng tái chiếm, đồng thời đầu tư vào các cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống người dân địa phương, giúp họ dần dần tự bảo vệ. Dưới sự chỉ huy của tướng Petraeus, binh sĩ Mỹ có số lượng rất lớn, căn cứ vũ trang dầy đặc, đóng rải rác trong các khu vực cư dân vùng phụ cận và trong thôn xóm, làng mạc, việc làm này đặt người dân trong tình huống nguy hiểm nhưng đồng thời đảm bảo an ninh cho họ.
Nếu như hiệu quả kém, phải thay đổi chiến thuật cho phù hợp. Một số tộc trưởng Sunni trước đây ủng hộ phiến quân, nay đã chán ngán vì sự tàn bạo của al Qaeda đối với dân chúng, giờ đây đã rời bỏ bọn cực đoan. Điều ấy được coi là “Sự thức tỉnh của người Sunni”, hơn một 100 ngàn chiến binh các bộ tộc đã chạy sang phía Hoa Kỳ.
Tại Hoa Kỳ, tình hình chính trị quốc nội là một phần của bối cảnh cho cuộc thảo luận về việc gia tăng quân sự, sau khi xem xét toàn diện về những sai sót ở Irag. Trong chiến tranh Irag, ngay từ đầu đã có sự chia rẽ của người dân Mỹ, đến năm 2006 đa số người dân Mỹ đã chống chiến tranh - thể hiện rõ ràng trong bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11. Như chúng ta đã rút ra được bài học trong chiến tranh Việt Nam, thật khó mà duy trì một cuộc chiến kéo dài, hao người tốn của mà không được ủng hộ của nhân dân Mỹ và sự chia sẻ động viên về tinh thần. Tôi không tin nước Mỹ chúng ta cần cam kết leo thang chiến tranh tại Irag khi mà đa số người dân trong nước phản đối chiến tranh.
Làm việc ở Thượng viện, tôi đã gặp một số thành viên đảng Cộng hòa và đánh giá cao quan điểm của họ. Một trong số đó có John Warner thuộc bang Virginia. Thượng nghị sĩ Warner trước đây từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Hải quân dưới thời Tổng thống Nixon, thành viên hàng đầu trong Uỷ ban Quân vụ Thượng viện mà tôi tham gia. Ông bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết về Irag năm 2002, sau khi ông viếng thăm Irag vào cuối năm 2006, tuyên bố, ông đánh giá cuộc chiến đang chuyển sang “chiều hướng khác”, lời tuyên bố này gây chấn động trong đảng và vang xa hơn nữa. Chỉ một câu nói của John Wanrne, mọi người hiểu rằng đây vừa là bản cáo trạng vừa là đòi hỏi sự thay đổi.
Bất cứ nơi nào đi qua, tôi đều nghe thấy nhân dân lên tiếng chống chiến tranh và chính tôi cũng rất thất vọng. Ngay từ đầu, nhiều người phản đối chiến tranh, theo thời gian một số quay lưng lại. Khó khăn nhất, tất cả gia đình binh sĩ đều muốn người thân yêu của họ trở về, còn cựu chiến binh lại lo lắng tính mạng các chiến hữu vẫn còn tham chiến ở Irag, người dân đều đau khổ tột cùng khi họ mất con cái trên chiến trường Irag. Đồng thời họ thất vọng vì chiến tranh đã làm suy giàm vị thế của Hoa Kỳ trên thế giới một cách vô lý và lợi ích chiến lược trong khu vực.
Trong thời kỳ bỏ phiếu năm 2002, những vấn đề tôi đưa ra hầu như không ai để ý đến, tôi thật hối tiếc vì lẽ ra phải hành động chứ không chỉ bằng lời nói. Thật đáng tiếc Tổng thống Bush sử dụng quyền lực phát động cuộc chiến, vì nếu chúng ta biết sự thật chắc chắn ông không có đủ số phiếu ủng hộ. Tôi dùng từ “sai lầm” thay cho từ “chống lại”. Thực ra đó không phải là thủ đoạn chính trị. Những người bỏ phiếu vòng sơ bộ và báo chí yêu cầu tôi nên nói từ đó. Khi tôi bỏ phiếu ủng hộ cuộc chiến Irag năm 2002, tôi đã từng phát biểu “đây là lựa chọn khó khăn nhất của tôi.” Và cũng là hành động thiện chí, với quyết định đúng đắn qua những thông tin mà tôi biết. Chẳng phải mình tôi mắc sai lầm, nhưng tôi phải thú nhận thiếu sót. Thật đơn giản và dễ hiểu.
Trong văn hoá chính trị của chúng ta, nếu ai dám đứng ra chịu trách nhiệm về sai lầm phạm phải, điều đó thể hiện sức mạnh, lòng tự trọng trước người dân và dân tộc. Đó cũng là bài học mà tôi đã rút ra và trải nghiệm với cương vị Ngoại trưởng.
Trách nhiệm của Ngoại trưởng buộc tôi phải gánh một phần trách nhiệm khi điều binh sĩ Mỹ vào con đường nguy hiểm để bảo vệ nền an ninh quốc gia. Khi còn là Đệ nhất Phu nhân, tôi đã chứng kiến sự khó khăn như thế nào của Tổng thống Bill Clinton mỗi lần ra quyết định và trong cương vị Thượng nghị sĩ thuộc Ủy ban Quân vụ tôi đã làm việc chặt chẽ với các cộng sự và các nhà lãnh đạo quân sự tiến hành giám sát nghiêm ngặt. Nhưng hoàn toàn khác công việc ngồi bên bàn trong Phòng Tình Huống của Nhà Trắng, nơi chúng ta đang tranh luận những vấn đề chiến tranh và hòa bình, phải đối mặt với những hậu quả không mong đợi của từng quyết định. Cũng chẳng có gì để ta chuẩn bị khi đưa người đến phục vụ ở một nơi nguy hiểm có thể họ sẽ ra đi vĩnh viễn không có ngày trở về.
Mặc dù tôi muốn nhiều vấn đề, nhưng không có ý định thay đổi lá phiếu về Irag. Nhưng cố gắng tìm ra những bài học quý báu trong chiến tranh Irag để áp dụng chúng vào Afghanistan và những thách thức mới, nơi chúng ta có lợi ích về an ninh. Tôi quyết tâm từ nay sẽ cố gắng hành xử đúng khi phải đối mặt với lựa chọn khó khăn, bằng những kinh nghiệm, sự khôn ngoan, kể cả sự hoài nghi và khiêm nhường.

Tướng Petraeus và McChrystal đề xuất đưa chiến lược chiến tranh chống nổi dậy áp dụng vào Afghanistan. Muốn làm được điều đó cần phải đổ thêm quân, tương tự như đã làm ở Irag. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như không có lực lượng trỗi dậy của người Sunni? Đây có phải chúng ta đã rút ra được bài học sai lầm từ Irag?
Đối thủ phản đối mạnh mẽ nhất đề xuất của Lầu Năm Góc là Phó Tổng thống Biden. Theo ông, ý tưởng sẽ có sự thay đổi đột biến là không khả quan. Afgahistan chứ không phải là Irag. Nỗ lực “xây dựng quốc gia” vững mạnh ở một nước mà cơ sở hạ tầng và quản lý nhà nước yếu kém sẽ chắc chắn thất bại. Ông không tin Taliban sẽ bị đánh bại và tin rằng việc đổ thêm quân Hoa Kỳ sẽ phạm thêm một sa lầy đẫm máu. Thay vào đó, Phó Thổng thống yêu cầu sự tham gia về quân sự nên giảm thiểu, tập trung vào chống khủng bố. Tướng Jones và tướng Rahm Emanuel cũng đưa ra những ý kiến lo ngại tương tự.
Vấn đề khó khăn với lập luận này, một khi Taliban tiếp tục tái chiếm nhiều vùng đất mới, việc tiến hành các hoạt động chống khủng bố khó đạt được hiệu quả. Chúng ta chưa có mạng lưới tình báo đầy đủ để xác định vị trí của bọn khủng bố hay sào huyệt của chúng, từ đó phát động cuộc tấn công từ bên trong hay bên ngoài Afghanistan. Bọn al Qaeda có nơi ẩn nấp an toàn ở Pakistan. Nếu chúng ta từ bỏ những phần đất rộng lớn ở Afghanistan, bọn Taliban cũng sẽ dùng nơi ấy làm cơ sở ẩn náu an toàn.
Richard Holbrooke cũng hoài nghi về việc đổ thêm quân. Tôi và ông biết nhau từ những năm 1990, lúc ấy ông làm trưởng đoàn đàm phán của chồng tôi tại khu vực Balkan. Năm 1996, ông đề nghị tôi đến Bosnia viếng thăm các nhà lãnh tụ tôn giáo, các nhóm xã hội dân sự và những phụ nữ đã từng phải chịu đựng những gánh nặng của bạo lực. Đây là nhiệm vụ bất thường đối với một Đệ nhất phu nhân, nhưng tôi đã đến. Richard Holbrooke hiếm khi lãng phí thời gian khi đề xuất vấn đề gì.
Holbrooke là người có trách nhiệm, tài năng với nhiều tham vọng. Sau khi gia nhập ngành ngoại giao vào năm 1962 ở tuổi 21, tín đồ chủ nghĩa duy tâm thời đại Kennedy, do ông tham chiến ở Việt Nam. Nơi mà ông đã rút ra những bài học thực tế về những khó khăn chống quân nổi dậy. Richard được thăng chức rất nhanh. Khi Carter nắm quyền, ông đang độ tuổi trên 30, được giữ chức Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á – Thái Bình Dương, đóng góp bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Ông có tên tuổi trong lịch sử bởi dám mặt đối mặt với nhà độc tài Slobodan Milosevic của Serbian năm 1995, đàm phán ký kết Hiệp đinh Dayton kết thúc cuộc chiến ở Bosnia.
Mối quan hệ giữa tôi và Richard ngày càng sâu sắc trong nhiều năm qua. Khi ông giữ chức Đại sứ Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc trong những năm cuối của chính quyền Clinton, chúng tôi làm việc với nhau về AIDS (Acquired Immunodeficiency Syndrome - Bệnh liệt kháng- ND) và các vấn đề sức khỏe toàn cầu. Không những thế tôi và vợ ông, Kati Marton ký giả và nhà văn, chúng tôi là bạn thân. Richard và Kati thường tổ chức những tiệc tuyệt vời. Các vị có thể không bao giờ biết về những người đã từng gặp gỡ người được giải thưởng Nobel, minh tinh màn bạc nổi tiếng, thậm chí được tiếp kiến Nữ Hoàng. Một buổi tối ông có kế hoạch gây bất ngờ cho tôi. Ông biết tôi có thiện cảm với đội quân cứu trợ (Salvation Army), khi đang dùng bữa, ông ra hiệu, cánh cửa bật mở, ban nhạc của Salvation Army hùng dũng tiến vào vừa hát vừa thổi kèn trumpets. Richard cười to đến nỗi tưởng như miệng ông ngoắc tận mang tai.
Khi giữ chức Ngoai trưởng, tôi hiểu ông sẵn sàng trở lại làm việc trong Bộ, vì thế tôi đề cử ông đảm nhiệm phụ trách vấn đề Afghanistan – Pakistan, tôi cần người tài năng vượt bậc và rất cá tính. Richard đến Afghanistan lần đầu vào năm 1971. Đó là khởi đầu của niềm đam mê suốt đời sau này. Sau hai chuyến viếng thăm năm 2006 và 2008 với danh nghĩa cá nhân, ông viết nhiều bài báo kêu gọi chính quyền Bush phải có chiến lược mới cho cuộc chiến, nhấn mạnh về Pakistan. Tôi tán thành những phân tích, lý giải của ông, giao nhiệm vụ cho ông thành lập đội ngũ có đủ tài đức, trí tuệ lựa chọn trong số các cán bộ của chính quyền để áp dụng ý tưởng vào thực tế. Ông thành lập cơ quan nghiên cứu, tìm kiếm các chuyên viên giỏi trong các tổ chức phi chính phủ, những người thực sự có năng lực trong trong chín cơ quan của liên bang kể cả những người đại diện của các nước đồng minh. Đây đúng là một nhóm tổng hợp gồm toàn những thanh niên trẻ khỏe tài năng, nhanh nhẹn, tháo vát, những người ấy sau này trở thành những người thân thiết của tôi sau khi Richard qua đời.
Richard thường ép buộc người khác một cách thẳng thừng. Khi tìm ra một ý tưởng mới, ông quyết tâm thực hiện bằng mọi cách, phôn đi phôn lại nhiều lần, chầu chực ngoài cửa văn phòng, tự tiện vào phòng họp, thậm chí còn theo tôi đến cửa nhà vệ sinh phụ nữ, chỉ để trình bày quan điểm về Pakistan. Nếu bị tôi từ chối, ông giả vờ coi như không đề cập vấn đề ấy trong vài hôm rồi sau đó lại nhắc lại. Có lần bực quá, tôi phát cáu: “Richard, tôi đã bảo không là không. Tại sao Richard cứ hỏi đi hỏi lại nhiều thế?” Richard nhìn tôi một cách hồn nhiên, nói: “Thật lòng tôi chỉ giả định một vài điểm có thể chị chưa đúng mà tôi đúng.” Công bằng mà nói, đôi khi đó là sự thật. Chuyện kiên trì, nhẫn lại của Richard khiến ông ta trở thành những lựa chọn tốt nhất trong những tình huống cấp bách.
Đầu năm 2009, một buổi tối tôi mời Richard và Dave Petraeus đến tư dinh ở Washington để hai người làm quen với nhau. Họ là những người nam nhi có năng lực và ý tưởng dồi dào, tôi nghĩ cả hai sẽ trở thành bạn tốt. Đúng như dự đoán, hai người đã cùng nhau bắt tay ngay vào những vấn đề gai góc nhất của chính sách, bổ xung những ý tưởng cho nhau. Kết thúc, cả hai đều nói: “Tối mai chúng ta sẽ đến đây để bàn tiếp công việc.”
Richard chia sẻ mối quan tâm của Dave trong chiến lược chống nổi dậy, tập trung việc củng cố uy tín cho chính phủ Kabul, đồng thời làm suy yếu lực lượng Talban và các vấn đề khác. Nhưng ông không tin phải bổ xung hàng ngàn binh sĩ nữa mới có thể hoàn thành chiến lược. Ông cho rằng tăng quân, tức là tăng vùng chiến sự, điều này sẽ khiến người dân Afghanistan lo ngại và xa lánh, đồng thời làm giảm những thiện chí đạt được thông qua tăng cường phát triển kinh tế và cải thiện việc quản trị của nhà nước.
Dựa trên những kinh nghiệm thu được ở khu vực Balkan, Richard tin tưởng sự kết hợp giữa ngoại giao và chính trị là chiếc chìa khoá để kết thúc chiến tranh. Ông muốn tấn công ngoại giao làm động lực thay đổi giải pháp đổ thêm dầu vào cuộc xung đột, đặc biệt là mối quan hệ độc hại giữa Pakistan với Afghanistan và Pakistan với Ấn Độ. Đồng thời ông cũng thúc đẩy chúng tôi xem xét việc hoà giải các cuộc xung đột giữa các bộ tộc của Afghanistan như là một ưu tiên hàng đầu.
Richard bắt đầu thăm các thủ phủ trong khu vực, tìm kiếm cánh cửa ngoại giao, dù nhỏ nhoi đến đâu, nhưng có thể đưa đến một giải pháp chính trị, đồng thời kêu gọi các nước láng giềng của Afghanistan gia tăng thương mại và mở đường thông thương biên giới. Ông khuyến khích rất nhiều đồng minh và đối tác của chúng ta bổ nhiệm Đặc sứ ở Afhganistan, thông qua Đặc sứ ông có thể thương lượng trực tiếp với đối tác đồng cấp trong khu vực.
Tháng 2-2009, chỉ vài tuần sau khi chúng tôi bổ nhiệm, ông lập “nhóm liên lạc” quốc tế về Afghanistan và quy tụ đươc gần 50 quốc gia, cùng với đại diện của Liên Hiệp Quốc, khối NATO, Liên minh châu Âu và Tổ chức Liên minh Hồi giáo. Ông yêu cầu các quốc gia đóng góp quân đội, lập quỹ ủng hộ và gây ảnh hưởng lớn với chính phủ Afghanistan, chia sẻ trách nhiệm bằng cách hợp tác thường xuyên. Một tháng sau, Holbrooke và nhóm của ông hỗ trợ Liên Hiệp Quốc tổ chức hội nghị quốc tế về Afghanistan tại Hague, Hà Lan. Thậm chí tôi đồng ý mời Iran đến để bàn thảo hợp tác vì các lợi ích chung ở Afghanistan, như cải thiện an ninh và hạn chế việc buôn bán ma tuý xuyên biên giới. Tại bữa trưa, Holbrooke gặp cán bộ ngoại giao cao cấp của Iran trao đổi những vấn đề cấp thiết, đây là một trong những tiếp xúc trực tiếp ở cấp cao nhất giữa hai nước kể từ sau vụ khủng bố ngày 11-9-2001.
Chỉ tính riêng về Afghanistan, Holbrooke đã ủng hộ “nổi sóng dân sự”, việc này sẽ được khuyến khích thực hiện trong cách đánh giá lại của Riedel về sự gia tăng đáng kể trong việc hỗ trợ cải thiện cuộc sống cho người dân Afghanistan và củng cố chính quyền Kabul. Ông thay đổi chương trình chống ma túy ở Afghanistan, xóa sổ cách kiếm tiền của người nông dân từ việc trồng thuốc phiện, làm giàu bằng buôn bán ma túy, sử dụng số tiền ấy ủng hộ quỹ cho phiến quân. Ông cố gắng tái tổ chức các chương trình phát triển của Cơ Quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ ở cả Afghanistan và Pakistan, các dự án được xác nhận đó sẽ có những ấn tượng tốt đối với nhân dân, trong đó có nhà máy thủy điện nơi mà Pakistan đang rất thiếu điện năng. Ông trở thành người đam mê trong chiến tranh tuyên truyền mà Taliban đã thắng mặc dù chúng tôi có nguồn lực dồi dào và công nghệ tiến tiến hơn chúng. Phiến quân sử dụng hệ thống truyền tin di động trên lưng lừa ngựa, xe gắn máy, xe bán tải gây nỗi hoang mang sợ hãi những vùng đông dân, đồng thời tránh sự phát hiện của các lực lượng liên minh. Vấn đề này làm Holbrooke rất phẫn nộ, cáu tiết. 
Cơn lốc hoạt động này đã gây thêm nhiều thiệt hại đáng kể. Tại Nhà Trắng, nhìn nhận những cố gắng của ông phối hợp với các cơ quan khác trong chính phủ coi như là sự lấn sân vào lãnh địa của họ. Một trợ lý trẻ tuổi của Nhà Trắng đã trợn tròn đôi mắt khi ông nêu bài học kinh nghiệm ở Việt Nam. Các quan chức hoạt động chiến dịch quân sự không hiểu vì sao ông lại đánh giá cao về chương trính nông nghiệp và các cột phát sóng di động. Theo phong cách ngoại giao thời cũ - điều này là sự kết hợp giữa sự bột phát, phỉnh phờ và hăm dọa mà ông đã qua mặt được Milosevic - nhưng lại không phù hợp với chủ trương chính sách của Nhà Trắng theo đúng trình tự đã vạch ra. Thật là đau khổ cho một nhà ngoại giao khi vấn đề đưa ra không được chấp nhận và bị loại bỏ. Tôi đã đứng ra bảo vệ ông với mọi khả năng, kể cả việc buộc ông phải rời nhiệm sở.
Khi cố vấn Nhà Trắng nói với tôi về việc loại bỏ Richard, tôi bảo: “Nếu Tổng thống muốn bãi nhiệm Richard Holbrooke, Tổng thống cần phải trao đổi trực tiếp với tôi.” Sau đó, như mọi trường hợp khó khăn tôi thường đến trao đổi trực tiếp với Tổng thống Obama. Tôi giải thích tại sao tôi vẫn trọng dụng Richard. Tổng thống chấp nhận lời đề nghị, Richard vẫn tiếp tục công việc quan trọng của ông.
Tôi tin Richard đã đúng về sự cần thiết cả hai vấn đề giữa chiến dịch ngoại giao lớn và sự gia tăng làn sóng dân sự, nhưng tôi bác bỏ lập luận của ông cho rằng tăng quân là không cần thiết. Tôi hỏi ông: “Làm thế nào buộc Taliban ngồi xuống đàm phán hoà bình khi chúng đang lợi thế. Làm thế nào phát động được làn sóng dân sự ở Kandhar nơi Taliban kiểm soát?”
Thường thường những buổi họp tại Phòng Tình Huống, Tổng thống thường đi xung quanh bàn hỏi từng người về ý tưởng triển khai thêm hàng chục ngàn binh sĩ mà bên quân sự yêu cầu và ý tưởng mới về ngoại giao của Richard mà các chuyên viên và tôi đưa ra. Tổng thống có rất nhiều câu hỏi đặt ra. Là vị chỉ huy tối cao, làm sao chúng ta có thể tránh được cuộc chiến tranh không có hồi kết. Và cần phải chấm dứt như thế nào?
Chúng tôi hy vọng quân đội và chính phủ Afghanistan đủ mạnh để tự gánh vác trách nhiệm đảm bào an ninh quốc gia của họ, đẩy lực lượng phiến quân ra khỏi khu vực, đến thời điểm ấy sự giúp đỡ của Hoa Kỳ không còn cần thiết, chúng ta có thể rút quân đội về nước. Đó là tất cả lý do vì sao chúng ta và đồng minh đã huấn luyện binh sĩ Afghanistan, hiện đại hoá các ban ngành, các bộ của chính phủ Afghanistan tốt hơn bọn phiến quân - đó là mục đích mở đường xây đựng cơ sở cho quá trình chuyển đổi để kiểm soát Afghanistan. Nhưng vấn đề này cần có đối tác đáng tin cậy ở Kabul, người có đủ khả năng đảm nhiệm trọng trách này. Mùa thu năm 2009, không một ai trong chúng tôi ngồi quanh bàn họp tự tin có một người như thế. 

Mỗi khi trao đổi với ông Hamid Karzai, Tổng thống Afghanistan, thường cảm thấy rất khó chịu. Ông ta rất tự tin vào sự duyên dáng, uyên bác và niềm say mê bản thân. Ông quá tự mãn, ngang ngạnh, sẵn sàng nổi nóng với bất cứ chuyện gì dù nhỏ nhất. Dù thế nào đi chăng nữa, chúng tôi cũng không có cách nào tránh gặp hoặc những vấn đề chúng tôi chấp thuận mà lại không có mặt ông. Dù muốn hay không, ông Karzan vẫn là yếu nhân quan trọng trong nhiệm vụ của chúng tôi ở Afghanistan.
Karzai là dòng dõi của một gia đình bộ tộc Pastun có chiều dài lịch sử chính trị ở Afghanistan. Năm 2001, ông được Liên Hiệp Quốc đưa lên làm người lãnh đạo chuyển tiếp sau khi Taliban sụp đổ, sau đó được lựa chọn làm Tổng thống lâm thời sau đại hội đồng các trưởng lão của các bộ tộc, còn gọi là Đại hội Jirga. Năm 2004, ông trúng cử Tổng thống nhiệm kỳ 5 năm trong cuộc bầu cử trực tiếp Tổng thống đầu tiên ở Afghanistan. Chịu trách nhiệm giải quyết mọi chia rẽ sâu sắc bởi các đối thủ của các bộ tộc, đất nước hoang tàn sau nhiều thập niên chiến tranh, đồng thời mất ổn định vì sự chống phá của phiến quân, Karzai buộc phải tranh đấu để đảm bảo an ninh và các dịch vụ cơ bản xung quanh thủ đô Karbul. Ông thường xuyên thể hiện sự khó chịu với các đối tác người Mỹ bằng những thái độ thất thường với từng cá nhân cũng như trên báo chí. Nhưng ông cũng là nhà chính trị gia thực sự đã sống sót trong ván bài với các phe phái đối thủ Afghanistan nhằm tiêu diệt lẫn nhau, tìm cách trở thành đối tác liên kết cá nhân mạnh mẽ với Tổng thống George W. Bush. Lợi thế tiếng tăm của mình, Karzai thực sự phù hợp ưu tiên cốt lõi trong việc duy trì chủ quyền Afghanistan và sự đoàn kết giữ vững quyền lực. 
Từ ngày 11 tháng 9, tôi có mối quan hệ với Karzai khá thân thiện. Tháng 6-2004, tôi đưa ông đến Fort Drum tại New York để ông có thể tỏ lời cám ơn các binh sĩ thuộc Sư đoàn 10 Sơn Cước, một trong những sư đoàn thiện chiến nhất của Hoa Kỳ đã phục vụ tại Afghanistan. Nhiều năm qua, tôi vinh dự được đến thăm nam nữ binh sĩ Sư đoàn 10 Sơn Cước tại Fort Drum cũng như ở Irag và Afghanistan. Mỗi khi đến thăm sư đoàn ở vùng chiến sự với cương vị Thượng nghị sĩ, tôi cố gắng dành thời gian trò chuyện với những người lính từ New York, hỏi thăm những gì thực sự đã xảy ra vùng đất ấy. Tôi thật đau lòng khi được nghe binh sĩ phàn nàn thiếu áo chống đạn, thiết giáp Humvees dễ bị phá huỷ, nhưng đồng thời được nghe những câu chuyện cảm động về lòng dũng cảm và sự quyết tâm của các binh sĩ. Khi Karzai cùng tôi viếng thăm sư đoàn tại Fort Drum ông tỏ ra rất lịch lãm, tôn trọng sự hy sinh cao đẹp của các binh sĩ Mỹ vì đất nước của ông. Nhưng nhiều lần, ông hầu như đổ lỗi cho Mỹ gây ra bạo lực trên đất nước ông hơn là đổ lỗi cho Taliban. Đây là điều không thể chấp nhận.
Nhưng dù sao chúng ta vẫn phải cần Karzai, chính vì thế tôi cố gắng làm việc với ông. Giữa chúng tôi đã có mối quan hệ cá nhân và chính trị. Cũng như các nhà lãnh đạo khác trên thế giới, tôn trọng và lịch thiệp, tôi đã cùng Karzai trải qua một lộ trình dài. Mỗi khi ông đến Washington, tôi tìm mọi cách để ông cảm thấy được đón tiếp như vị thượng khách. Điều đó muốn thể hiện, ông là đối tác quan trọng của chúng ta. Một lần chúng tôi đi dạo trong vườn hồng của Dumbarton Oaks tại Georgetown, sau đó thưởng thức trà trong nhà kính. Lúc ấy ông đã nói thẳng, nói thật khác hẳn những lần trước về những thách thức ở trong nước, đặc biệt về mối đe dọa thường trực đến từ khu trú ẩn an toàn của Taliban tại Pakistan. Để đáp lại những sự đón tiếp nồng hậu của tôi tại Washington, ông đã vượt qua phong cách thường ngày, thể hiện sự hiếu khách trong những ngày tôi viếng Karbul, kể cả giới thiệu tôi với vợ ông tại tư dinh.
Tháng 8-2009, Tổng thống Karzai lại tái tranh cử trong cuộc bỏ phiếu có sự quan sát của cộng đồng quốc tế để tránh sự phá hoại và gian lận bầu cử. Liên Hiệp Quốc kêu gọi thành lập kênh thông tin giữa Karzai và đối thủ cạnh tranh sát sao nhất, Abdullah Abdullah, nhưng Karzai từ chối. Không những thế, Karzai còn giận dữ khi ông thấy sự can thiệp nước ngoài trong cuộc bầu cử (ông tin rằng Holbrooke đã âm mưu lập đổ ông) và kiên quyết tìm mọi cách không bị mất quyền lực. Niềm tin của ông bị sứt mẻ, vì ngay trong vòng đầu cuộc bầu cử ông không thắng. Đến tháng 10, nguy cơ không được ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với chính phủ ông, cùng với sự mất tín nhiệm với nhân dân Afghanistan đang tăng lên.
“Xin ngài hãy suy nghĩ về những hậu quả với lịch sử và chính bản thân ngài, vị lãnh đạo được bầu theo lá phiếu dân chủ đầu tiên của đất nước.” Qua điện đàm tôi cố gắng nài nỉ làm môi giới sự thỏa hiệp sẽ tác động đến sư ổn định cho đất nước và tính chính đáng của chế độ Karbul. “Ngài có cơ hội nổi bật với chính phủ mới vững mạnh hơn dưới sự lãnh đạo của ngài, nhưng điều đó tuỳ thuộc vào sự lựa chọn mà ngài thực hiện.”
Nhưng Karzai dứt khoát không lùi bước. Ông tìm cách bao biện những cáo buộc gian lận hàng loạt trong cuộc bầu cử. Ông ta hỏi: “Làm sao chúng ta có thể nói với dân chúng những lá phiếu của họ là gian lận?” Cuối cùng họ bất chấp Taliban đe dọa sẽ tham gia cuộc bầu cử. “Các ngón tay, mũi của người dân bị cắt đứt, người lớn bị bắn giết, phụ nữ và trẻ em sát hại, binh sĩ Mỹ hy sinh - thế mà lại cho rằng tất cả điều đó là sai lầm và không có giá trị, đúng là chuyện thật khủng khiếp.” Karzai đã đúng khi nhắc đến những sự hy sinh phi thường ở Afghanistan, nhưng sai lầm khi nhắc đến việc phải tôn vinh chuyện bầu cử gian lận.
Vài ngày tiếp theo, hai bên tranh luận. Tôi giải thích với Karzai, nếu chấp nhận tự do bỏ phiếu, ông sẽ có nhiều khả năng giành chiến thắng, đồng thời thu được sự ủng hộ tinh thần, củng cố được uy tín với cộng đồng quốc tế và nhân dân trong nước. Tôi rất vui khi được biết Thượng nghị sĩ John Kerry, Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Đối ngoại, có kế hoạch viếng thăm Karbul. Ông sẽ là đồng minh rất có giá giúp tôi thuyết phục Karzai chuyển biến tích cực trong vòng bò phiếu lần thứ hai. Tôi từ văn phòng Bộ Ngoại giao gọi điện trực tiếp với John Kerry, chúng tôi trở thành đồng đội, sử dụng những kinh nghiệm đã có để giải quyết trường hợp này. Tôi nói nhắc chuyện cũ để Karzai hiểu: “Tôi đã từng tranh cử vào thượng viện cũng như giúp chồng tôi tranh cử Tổng thống. Tôi biết có thể thắng cũng có thể thất bại. Cũng đúng như Thượng nghị sĩ John Kerry đã từng trải qua. Chúng tôi hiểu sự khó khăn đến nhường nào khi phải quyết định phương cách hành động.”
Khi tôi cảm thấy đã đạt được một số tiến bộ, cũng là lúc John Kerry phải trở về Washington để thực hiện nhiện vụ của Thượng viện, tôi yêu cầu John Kerry nán lại Karbul thêm chút nữa. Nhưng Kerry yêu cầu tôi phôn cho Harry Reid, Chủ tịch phe đa số Thượng viện tạm hoãn việc bỏ phiếu chờ đến khi ông trở về. Khi gặp trên điện thoại, Reid đồng ý lùi lại một ngày theo lịch trình, nhưng yêu cầu John Kerry trờ về Washintgon càng sớm càng tốt.
Cuối cùng sau 4 ngày thuyết phục, Karzai đồng ý. Ông chấp nhận sự theo dõi quá trình bầu cử của phái đoàn Liên Hiệp Quốc, đồng ý bỏ phiếu vòng hai vào đầu tháng 11. Cuối cùng Abdullah tuyên bố tự rút lui, Karzai coi như thắng cử. Chuyện này chẳng hay ho, đẹp đẽ gì, nhưng dù sao cũng tránh được một đòn chí mạng về tính hợp pháp của Karzai, chính phủ ông không bị sụp đổ và sự nghi ngờ nghiêm trọng về dân chủ của người dân Afghanistan.
Giữa tháng 11 tôi dự lễ nhậm chức của Karzai ở Karbul. Thành phố này an ninh được xiết chặt để bảo vệ các nhà lãnh đạo các nước trên thế giới đến dự. Trong buổi dạ tiệc kéo dài tại phủ Tổng thống đêm trước buổi lễ nhậm chức, tôi ép Karzai một số điểm. Điểm đầu tiên tôi nhấn mạnh, đã đến lúc cần phải thảo luận nghiêm túc về việc làm thế nào để chuyển đổi trách nhiệm công tác an ninh của Liên minh Quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo chuyển sang cho Quân đội Quốc gia Afghanistan. Chẳng ai hy vọng chuyện này xảy ra sau một đêm, nhưng Tổng thống Obama muốn đảm bảo quân đội Hoa Kỳ không ở lại vĩnh viễn.
Tôi cũng trao đổi với Tổng thống Karzai về giải pháp chính trị mà có thể một ngày nào đó sẽ kết thúc chiến tranh. Có nên đàm phán, động viên khích lệ bằng mọi cách để các thành viên Taliban buông súng, chấp nhận một Afghanistan mới? Chúng ta có nên điều đình với nhóm cực đoan không đội trời chung và liều chết, bọn người không bao giờ chịu thỏa hiệp hay hoà hợp? Những trở ngại cho quá trình tìm kiếm hoà bình hầu như không thể vượt qua. Nhưng tôi cũng lưu ý Karzai, nếu không mở cửa thì không ai có thể bước qua được. Karzai luôn luôn tìm cách đám phán với Taliban theo cách riêng của ông. Một trong những vấn đề quan trọng, Karzai không coi Taliban là đối thủ chính của cuộc chiến mà cho rằng chính Pakistan mới là kẻ thù chính. Thậm chí ông ta không đến thăm các binh sĩ trong lực lượng của ông đang chiến đấu chống Taliban. Ông ta suy tính cả Afghanistan lẫn lực lượng đồng minh cần đưa phần lớn lực lượng chống lại Pakistan trong khi ông lại đàm phán với bộ tộc Pashum của ông trong lực lượng Taliban. Thật không may cho Karzai, Taliban không hưởng ứng. Quân đội Hoa Kỳ và các nhà ngoại giao sẽ tạo cơ sở để các phe phái tiếp xúc với nhau. Trong khi đó Tổng thống Karzai sẵn sàng đàm phán với bất cứ ai tự nhận đại diện cho Taliban.
Cuối cùng, tôi phải nêu vấn đề một cách minh bạch, sau cuộc bầu cử đầy tranh cãi, giờ đây ông ta phải tìm mọi cách chống tham nhũng. Một vấn đề nghiêm trọng ở Afghanistan, đã tàn phá nguồn tài nguyên, khuyến khích một lối sống tự do không có kỷ cương, không tôn trọng pháp luật, xa lánh người dân Afghanistan. Karzai cần có kế hoạch thực tế áp dụng những “tham nhũng xảy ra hàng ngày” ở mức độ thấp như hối lộ quan chức đang trở thành thường nhật ở Afghanistan và những vụ tham nhũng cấp độ cao nghiêm trọng của các quan chức cấp cao, rút ruột các nguồn dự án viện trợ và phát triển kinh tế, bỏ vào túi riêng. Một thí dụ tồi tệ nhất là chuyện họ đã rút ruột Ngân hàng Karbul. Chúng ta đâu có mong muốn Afghanistan trở thành “Thành phố sáng chói trên đồi”, cái chúng ta cần là phải triệt giảm trộm cắp quy mô lớn, các kiểu tống tiền là vấn đề quan trọng đối với mọi nỗ lực của cuộc chiến.
Ngày hôm sau, trong bộ đồ lễ phục, Karzai tự hào sải bước xuống thảm đỏ hai bên có đội quân danh dự trang nghiêm trong đồng phục. Nếu chỉ nhìn những người lính, với đôi găng tay trắng muốt, đôi giầy bóng nhoáng, chẳng ai tin những người lính Quân đội Quốc gia Afghanistan quá non trẻ, còn lâu mới có thể tự đảm nhận lãnh đạo cuộc chiến chống Taliban của họ. Tuy nhiên hôm nay, dù sao họ cũng thể hiện sự tự tin theo mệnh lệnh.
Karzai cũng rất tự tin. Như mọi lần, trông ông thật ấn tượng, khoác chiếc áo choàng đặc biệt, đội chiếc mũ đặc biệt. Tôi là một trong số ít phụ nữ có mặt trong buổi lễ, Karzai đưa tôi đến giới thiệu lần lượt với những tộc trưởng người Pashtun từ vùng biên giới chưa xác định giữa hai nước Afghanistan và Pakistan. Bộ tộc dân Pashtun có những khuôn mặt khác lạ gây sự chú ý của mọi người trên thế giới. Nét mặt sắc sảo, tinh anh, đôi mắt thường màu xanh, trên đầu đội vành khăn vải. Đây là bộ tộc mà Karzai xuất thân, điều mà ông không bao giờ quên.
Karzai đọc diễn văn nhậm chức tại cung điện, treo cờ Afghanistan, bao quanh là một vùng hoa đỏ và trắng. Bài phát biểu của ông hầu như đi đúng vào thực tế. Ông đưa ra lời cam kết chống tham nhũng, tuyên bố một giải pháp mới mà chúng tôi đã từng thảo luận, yêu cầu các quan chức phải đăng ký tài sản cá nhân để chính phủ có điều kiện theo dõi thu nhập và khối tài sản của quan chức. Ông cũng vạch ra từng bước cải thiện dân sinh, tăng cường hệ thống tư pháp, phát triển giáo dục, tạo cơ hội cho phát triển kinh tế. Đối với phiến quân, ông đề nghị: “Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng đón nhận cũng như giúp đỡ tất cả những ai lầm đường lạc lối quay trở về, cùng chung sống trong hoà bình và tôn trọng hiến pháp.” Đồng thời cảnh cáo, không chấp nhận al Qaeda và các chiến binh có trong danh sách đen của cơ quan chống khủng bố quốc tế. Để thể hiện sự nghiêm túc, ông cam kết sẽ triệu tập một đại hội Loya Jirga thảo luận giải pháp hoà bình và hoà giải dân tộc.
Điều quan trọng nhất, Karzai cam kết đẩy mạnh tốc độ xây dựng lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan một cách có hiệu quả, thay thế dần lực lượng quân đội Mỹ và quốc tế có thời hạn. Ông nói: “Chúng tôi xác định, trong vòng 5 năm tới, lực lượng Afghanistan có đủ khả năng đảm nhiệm chức năng đảm bảo an ninh và ổn định trên toàn quốc.” Đó là những gì mà Tổng thống Obama mong đợi.

Ngày 23-11, tôi gặp Tổng thống Obama trước khi họp nội các vào buổi trưa và đến buổi chiều tôi gặp nhiều người trong đó có Phó Tổng thống Bidden tại Phòng Bầu Dục trước khi phiên họp đêm của Hội đồng An ninh Quốc gia trong Phòng Tình Huống. Đây là kết quả của nhiều tháng tranh luận.
Tôi báo cáo tin tức thu được trong chuyến viếng thăm Karbul với Tổng thống, trong đó có cả cuộc trao đổi với Karzai. Tôi đưa ra những nhận xét, ngay từ đầu tôi đề nghị không nên bỏ rơi Afghanistan. Hoa Kỳ đã làm hết sức mình nên năm 1989 buộc Liên Xô phải rút lui khỏi Afghanistan và chúng ta đã phải trả cái giá quá đắt khi chính quốc gia này trở thành nơi ẩn náu an toàn cho của khủng bố. Đây là vấn đề không thể chấp nhận được. Binh sĩ Mỹ hàng ngày vẫn bị thương vong, chính phủ Karbul bị mất phần đất vào tay phiến quân. Chúng ta phải làm một cái gì đó để thay đổi sự tồi tệ đang xảy ra từng ngày.
Tôi ủng hộ đề xuất tăng quân, đồng thời kết hợp sự gia tăng hoạt động dân sự cùng với nỗ lực ngoại giao ở Afghanistan và khu vực để chấm dứt cuộc xung đột. Tôi tin, tăng cường lực lượng quân sự rất quan trọng vì để mở rộng không gian cho quá trình chuyển đổi trách nhiệm giao cho chính phủ Afghanistan, tăng cường sự ổn định và an ninh góp phần xây dựng và củng cố chính quyền, đảm bảo thúc đẩy giải pháp ngoại giao.
Tôi cảm thông với sự đồng ý miễn cưỡng của Tổng thống về cam kết bỏ ngỏ mà không có bất cứ điều kiện và kỳ vọng nào. Đó là điều vì sao tôi ra sức thúc ép Karzai có cách nhìn tổng thể hơn trong bài diễn văn nhậm chức về vấn đề chuyển giao trách nhiệm và an ninh của Afghanistan. Kế hoạch chuyển đổi, sự đóng góp của cộng đồng quốc tế là ưu tiên hàng đầu thúc đẩy mọi việc tiến triển.
Tổng thống chăm chú lắng nghe các ý kiến của mọi người ngồi xung quanh bàn họp. Mặc dù đã khuya, nhưng Tổng thống vẫn chưa đi đến một quyết định nào. Nhưng vài ngày tiếp theo, sau khi Tổng thống cân nhắc lại với Gates và Mullen, ông đã ra quyết định.
Tổng thống Obama công bố chính sách mới trong bài phát biểu tại West Point. Sau khi kêu gọi các nhà lãnh đạo các quốc gia và gặp gỡ các nghị sĩ Quốc Hội, tôi cùng ông trên chiếc trực thăng Marin One bay đến căn cứ Không Quân Andrews lên chiếc Air Force One đến sân bay quốc tế New York Stewart, tiếp theo lại lên trực thăng Marine One bay về West Point. Thú thực tôi không thích đi trực thăng, vì chật chội, hay chao đảo vì lực hấp dẫn của trái đất, hơn nữa tiếng động cơ ầm ầm chói tai. Nhưng chiếc trực thăng Marine One hoàn toàn khác hẳn. Trong cabin của chiếc trực thăng sơn màu xanh lam và trắng biểu tượng của phủ Thổng thống, nó giống như một chiếc máy bay hành khách loại nhỏ với ghế da màu trắng, rèm che cửa màu xanh da trời, đủ chỗ cho hàng chục hành khách. Rất êm ái, không tiếng động chẳng khác gì ngồi trong xe hơi. Trực thăng rời từ South Lawn của Nhà Trắng, bay qua khu Ngân hàng Quốc gia, bay sát Đài tưởng niệm Washington bằng đá cẩm thạch mà tôi tưởng tượng nếu thò tay ra ngoài cửa sổ có thể sờ được. Một kỷ niệm có một không hai trong đời tôi.
Trên chuyến bay, tôi ngồi gần ghế với Gates và Mullen, đối diện với John và Tổng thống, ông đang xem lại bài phát biểu lần chót. Đây là vị Tổng thống đắc cử vì đã lên tiếng phản dối chiến tranh Irag và cam kết sẽ chấm dứt cuộc chiến. Giờ đây ông sẽ phải giải thích với nhân dân Mỹ lý do vì sao ông lại leo thang chiến tranh ở một đất nước rất xa xôi. Một sự cân nhắc, tính toán thật khó khăn, nhưng tôi tin Tổng thống đã lựa chọn đúng.
Đến West Point, tôi ngồi sát bên Bộ trưởng Gates tại sảnh đường Eisenhower Hall Theatre, phía trước kín mít các thực tập sinh West Point trong màu áo xám đồng phục. Bên phải Gates là Tướng Eric Shinseki, Bộ trưởng Cựu chiến binh. Là Tổng tham mưu trưởng năm 2003, ông đã từng cảnh báo trước chính quyền Bush, việc tăng quân đội là rất cần thiết để đảm bảo an ninh sau khi chiếm Irag. Sự trung thực của tướng Shinseki bị chỉ trích gay gắt, loại trừ và cuối cùng ông về hưu. Giờ đây gần 7 năm sau, lại một lần nữa chúng tôi thảo luận việc tăng quân nhưng với số lượng bao nhiêu để đạt được mục tiêu đề ra.
Tổng thống nhắc lại với khán thính giải lý do tại sao Hoa Kỳ có mặt ở Afghanistan. “Chúng ta không hề mong muốn có cuộc chiến tranh này.” Tổng thống phát biểu. Chỉ vì al Qaeda đã tấn công Hoà Kỳ ngày 11-9-2001- khủng bố bằng máy bay dưới sự yểm trợ của Taliban ở Afghanistan- buộc chúng ta phải khởi chiến. Sau đó, Tổng thống giải thích vì cuộc chiến tranh ở Irag đã gây suy giảm nguồn năng lực và sự nỗ lực quan tâm về Afghanistan. Khi tổng thống Obama nhậm chức, binh sĩ Mỹ vẻn vẹn có 32.000 người ở Afghanistan trong khi đó ở Irag con số lên đến 160.000 binh sĩ ở thời điểm cuộc chiến ác liệt nhất. Ông nói: “Afghanistan chưa bị mất, nhưng sau 7 năm nó đã tụt hậu. Bọn Taliban đang chiếm thế thượng phong.” Ông tái khẳng định sứ mệnh của chúng ta phải tập trung nhiều hơn nữa ở Afghanistan nhằm: phá tan, đẩy lùi và đánh bại al Qaeda ở Afghanistan và Pakistan, đồng thời ngăn chặn khả năng của chúng đe doạ Hoa Kỳ và đồng minh trong tương lai. Tiếp theo, ông giải thích sẽ gửi thêm 34 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ để thực hiện nhiệm vụ, đồng thời với sự đóng góp thêm của đồng minh. Ông nói: “Sau 18 tháng, các binh sĩ của chúng ta sẽ lần lượt trở về Hoa Kỳ.”
Đây là thời hạn minh bạch tôi từng mong đợi, nhưng đồng thời cũng e ngại có thể đây lại là một tín hiệu sai lầm gửi cho bạn bè cũng như kẻ thù. Mặc dù tôi rất tin sự cần thiết phải xác định thời gian để thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển đổi. Tôi nghĩ vấn đề này rất có lợi khi ván bài sắp kết thúc. Tuy nhiên hạn thời gian rút quân chưa nên xác định cụ thể, có thế chúng ta mới có thể linh hoạt trong hành động.
Tổng thống nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế ở Afghanistan, việc chống tham nhũng và sự chỉ đạo của chúng ta cần tập trung hỗ trợ những vấn đề phụ trợ khác như nông nghiệp, một ngành có tác động trực tiếp đến đời sống của người dân Afghanistan, đặt ra tiêu chí mới với trách nhiệm giải trình rõ ràng và minh bạch.
Thứ trưởng Jack Lew là người chịu trách chính và nhóm quỹ “phát triển dân sự”. Holbrooke và nhóm của ông cùng với đại sứ Hoa Kỳ ở Karbul vạch ra kế hoạch: chia sẻ và chuyển giao cho người Afghanistan chịu trách nhiệm về tương lai của họ, đưa ra những bằng chứng hoạt động của bọn cực đoan và phiến quân. Những năm tiếp theo, sẽ tăng gấp ba số lượng các nhà ngoại giao, các chuyên viên phát triển kinh tế, dân sự ở Afghanistan, đồng thời mở rộng sự hiện diện của chúng ta tăng lên gấp gần sáu lần. Khi tôi từ nhiệm Ngọai trưởng, nhân dân Afghanistan đã đạt được nhiều tiến bộ. Kinh tế đã phát triển, việc trồng và sản xuất nha phiến đã giảm. Tỷ lệ trẻ sơ sinh chết giàm 22%. Dưới thời Taliban chỉ có 900 ngàn trẻ em được đi học, nhưng không có một bé gái nào được phép cắp sách đến trường. Đến năm 2010, đã có 7,1 triệu học sinh đăng ký đi học trong số đó có gần 40% là nữ. Có tới 100 ngàn phụ nữ Afghanistan được vay vốn để kinh doanh và chính thức được hội nhập vào nền kinh tế quốc gia. Hàng trăm ngàn nông dân được hướng dẫn phương pháp canh tác, sử dụng nông cụ, được cung cấp hạt giống mới và kỹ thuật mới. 
Cái ngày hôm  ấy ở West Point, tôi hiểu sự khó khăn khi xoay chuyển cuộc chiến này như thế nào. Nhưng khi xem xét mọi vấn đề, tôi tin Tổng thống đã lựa chọn đúng, đặt chúng vào đúng vị trí tốt nhất để đi đến thành công. Nhưng những thách thức ở phía trước còn rất lớn. Tôi quan sát sảnh đường, các hàng ghế kín mít các thực tập viên trong từng khu. Họ đang chăm chú lắng nghe vị Tổng Tư lệnh nói về cuộc chiến mà phần lớn các em trong số này sẽ trực tiếp tham gia trong thời gian không xa. Những khuôn mặt trẻ trung, đầy hứa hẹn với lòng quả cảm, họ đang sẵn sàng đối mặt trước thế giới đầy hiểm nguy với hy vọng làm cho nước Mỹ an toàn hơn. Tôi hy vọng, chúng ta đã làm đúng vì tất cả các em. Khi Tổng thống kết thúc bài phát biểu, ông bước xuống đám đông, bắt tay các thực tập viên vây xung quanh.