-- XVIII --

     ến bữa cơm, Khánh Ngọc còn thấy ghê mình, không sao ăn được.
- Tôi cứ nghĩ đến cái lúc ông đánh chúng nó máu me đầm đìa, mà tôi kinh cả người.
Nàng nói xong đặt đũa:
- Thôi tôi chả ăn nữa. Tôi không thấy đói một tí nào.
Ông Nam Long vuốt lưng con:
- Thế ai bảo con nhìn? Thôi con uống hết cốc rượu đi, tự khắc nó khỏi. Ba thấy lắm người đàn bà vì thấy nhiều cái ghê sợ mà phát ốm đấy.
- Ốm thì con không đến nỗi ốm, nhưng không khéo nằm ngủ đến giật mình. À ông Trọng Khang, tôi hỏi ông thật nhé. Ông đánh người ta thế, ông không ghê mình à? Và ông có thấy thương hại họ không?
- Nếu cô nghĩ thế này thì cô sẽ hết thương ngay. Giá dụ tôi không xuống kịp mà nó đánh trúng ông Giáp một xẻng, ông Giáp gục xuống...
- Ồ thế thì...
- Thế thì làm sao? Những ý nghĩ sai lầm có thể làm cho lệch bộ máy thần kinh đấy. Cô nên coi chừng. Cô giàu một tấm lòng tình cảm, nhưng những thứ tình cảm ẻo lả ấy không đưa cô đến chỗ công bằng. Rất có hại cho những người đàn ông nào giàu một tấm lòng tình cảm như cô.
- Tôi cũng biết thế, nhưng sao tôi vẫn thấy ghê cả mình.
- Cái thế của chúng ta như người cưỡi đầu voi dữ rồi, không thể ung dung mà xuống được. Phải đánh cho gẫy chân voi để mà xuống. Ở với đàn sói, mình phải dữ tợn hơn sói.
- Tư tưởng... ấy nếu ông đem thực hành cả trong cuộc đời.
- Thì tôi lại có thể hiền như con cừu, nếu tôi ở với đàn cừu.
- Tôi cũng rất mong như thế. Tôi vẫn biết việc làm của ông trong lúc này là phải, vì ông cần phải nghĩ đến công việc của ba tôi về sau, nhưng không biết sao thịt tôi vẫn cứ máy, mà óc tôi thì cứ thấy lộn xộn làm sao.
Đặt tay lên vai ông Nam Long:
- Ông ấy thế thì ba bằng lòng lắm.
- Hẳn là ba phải bằng lòng, bởi vì nếu ai cũng như con thì chẳng làm được công việc gì.
- Như con thì chả làm công việc gì còn hơn.
- Phải là con ba mới nói thế được. Nếu mọi người, ai cũng nghĩ như con thì trên đời này, chẳng còn có cái gì nữa. Đàn bà thì nên như con, nhưng đã là đàn ông thì phải như ba và ông Trọng Khang. Con nhìn đời qua một làn lụa mùi, còn ba và ông Trọng Khang thì nhìn thẳng ngay vào cái chỗ thiết thực của nó.
Cơm xong, Trọng Khang thấy mặt Khánh Ngọc vẫn cứ bần thần, đem lòng ái ngại. Chàng thấy thương cái yếu ớt của người đàn bà ẩn trong cái cơ thể mỹ miều của nàng. Chàng khẽ bảo:
- Tôi có một cách làm cho các dây thần kinh của cô lại yên tĩnh được ngay. Nhưng chỉ sợ cụ không bằng lòng. Tôi thú thật với cô, chính lòng tôi bây giờ cũng thấy xao động, nhưng cái việc nó bắt phải thế thì phải thế.
- Ông bảo có cách gì? Tôi chắc ba tôi bằng lòng. Ba bằng lòng trước đi nào.
- Ừ, ông Trọng Khang đã đề nghị ra thì chắc là hay và hiệu nghiệm.
- Bây giờ chỉ có cách: tôi cho nó đem một cái bàn đèn về đây, cô hút ba điếu, tự khắc hết ghê mình ngay. Thuốc phiện có phép màu nhiệm làm trấn tĩnh lòng người ta.
Khánh Ngọc vỗ tay:
- Thế thì tốt quá. Tôi chưa được hút thuốc phiện bao giờ. Tôi nghe người ta nói hút vào đi mây về gió sướng lắm. Ông cho người đi lấy đi. Tưởng cái gì, chứ cái ấy thì ba tôi bằng lòng ngay. Mẹ tôi nói lâu lâu ba tôi cũng có hút.
Ông Nam Long biểu đồng tình:
- Ừ phải đấy, đã lâu không hút, hút một vài điếu cũng hay. Ông Trọng Khang ở rừng nhiều, chắc cũng hay hút.
- Vâng. Lâu lắm tôi mới hút. Nhưng đã hút một lần thì hút thật nhiều để cho thật say.
- Khánh Ngọc nhìn chàng:
- Thế ông không sợ nghiện à?
- Nghiện. Nghiện ở mình. Một người đã để cho thuốc phiện bắt phải nghiện thì người ấy là một người hèn. Nói tỉ dụ nếu một ngày kia mà tôi có nghiện thì chính tự tôi làm cho tôi phải nghiện, chứ không rc;i mở hộp véo lấy một điếu, rồi đặt cái hộp cạnh cốc rượu. Những ảnh xanh, đỏ vẽ trên nắp hộp bỗng làm cho Trọng Khang để ý. Chàng cầm hộp rồi nhìn ông Phó một cách nghiêm khắc:
- Cái hộp bạc của ông đâu mà lại mua cái hộp này đây?
Ông Phó luýnh quýnh:
- Thưa cậu... không biết con... để quên đâu mất, tìm mãi không thấy.
Trọng Khang nhìn con vịt, nhìn chai rượu, rồi gật gù:
- Tôi biết chỗ tìm. Và tôi cũng lại biết nó đã biến ra những thứ gì rồi.
Ông Phó lại càng bối rối:
- Thưa cậu... thưa cậu... có phải hâm lại vịt không à?
Hai anh em ngồi tần ngần nhìn những giọt cà phê rỏ đều đều xuống cốc. Ông Phó lại móc túi quần của chủ lấy ra một cái “píp”, nhồi thuốc thật chặt, đặt ở cạnh cốc cà phê. Trọng Khang cầm lấy, ông Phó đánh diêm.
- Thôi ông xuống nhà ăn cơm đi.
Ông Phó đi khỏi, Khôi bảo bạn:
- Anh có một người đầy tớ ngoan quá.
- Còn là đầy tớ đâu nữa. Ông ta ở với nhà tôi tất cả hơn bốn mươi năm, từ hồi còn để chỏm. Thầy mẹ tôi lúc còn sống tin ông ta lắm. Tôi cũng thế. Tiền trăm, tiền nghìn giao cho không hề suy suyển bao giờ. Ông ta thương tôi lắm. Mấy hôm nay hết tiền, tôi phải ăn muối vừng. Ông ta đem bán cái ống thuốc bạc để mua vịt và rượu cho tôi đấy.
- Anh đã đến cái nông nỗi ấ cơ à?
- Thì làm gì chả đến. Có bao nhiêu bỏ ra làm gỗ cả. Bây giờ mất hết tiền thì còn gì nữa?
Khôi móc ví:
- Tôi còn ít tiền đây. Anh hãy lấy mà tiêu tạm.
- Bao nhiêu?
- Tôi còn sáu chục, anh có thể lấy năm chục.
Trọng Khang lắc đầu:
- Năm chục thì nhiều quá để sống chờ thời trong dăm ba ngày, mà ít quá để gây dựng lại một cơ nghiệp. Anh cũng nghèo. Lương hơn trăm thì còn hai cụ và sáu bảy đứa em. Chiều hôm nay, tôi cũng vừa lĩnh được cái măng-đa hai trăm của em gái tôi gửi cho tôi. Tôi định vào sòng để phất, chẳng may lại thua. Nhưng tôi cũng còn hai chục. Thôi, cám ơn anh.
- Thì anh cứ cầm lấy, nhỡ có tiêu gì chăng?
- Chẳng được ích gì đâu mà bắt anh phải chạy tiền từ giờ đến cuối tháng. Tôi biết lòng anh đối với tôi tốt, thế là đủ rồi.
Khôi nèo mãi. Trọng Khang cầm lấy năm đồng.
- Thôi tôi xin anh năm đồng. Tôi xin, vì vay thì chưa biết bao giờ lại giả được.
- Anh cứ cầm cả lấy không giả thì thôi.
- Nếu có ích cho tôi, tôi cầm ngay. Hà tất để anh phải ép.
Trọng Khang lên tiếng gọi ông Phó:
- Đây năm đồng, ngày mai đi chuộc cái ống thuốc về. Ống thuốc ấy là của thầy tôi cho ông. Ông không thể vin vào bất cứ một lẽ gì mà bỏ mất đi được.
Ông Phó ấp úng, muốn nói thì Trọng Khang đã gắt:
- Cầm lấy tiền. Mai chuộc về. Không nói lôi thôi. Tôi cấm ông từ nay không bao giờ được làm như thế nữa. Ông còn làm như thế tôi đuổi ông về quê ngay lập tức.
Ông Phó mặt tiu nghỉu, cầm lấy tờ giấy năm đồng.
- Tôi không khiến ông lo cho tôi, sao ông cứ lo?
Ông Phó rơm rớm nước mắt, miệng lải nhải:
- Thì cậu... cậu gặp...
Trọng Khang bực mình đứng phắt dậy, lấy tay đẩy ông Phó xuống bếp:
- Lúc này chỉ còn thiếu có cái nước mắt nữa thôi. Tôi không cần ai phải buồn cho tôi cả. Mai cuốn gói về quê đi, tôi không chịu được cái nét mặt sầu thảm của ông đâu.
- Ông ta trung thành với anh như thế, sao anh cũng bực?
- Chỉ bực về chỗ quá trung thành ấy. Lại càng bực hơn khi biết rằng lòng y tốt như thế mà mình ở vào một cảnh ngộ không có cái gì để đền bù lại.
- Ồ, tấm lòng tốt thì còn cái gì đền bù được. Và tôi chắc một người như ông ta thấy anh gặp cảnh này, còn đau đớn hơn anh, bởi vì tôi xem cách thức ông ta đối xử với anh thì thật là khăng khít hơn da với thịt.
- Có thế, mà tôi cũng không hiểu tại làm sao. Lắm lúc tôi thấy ông ta già tôi không muốn cho ông ta hầu hạ. Nhưng ông ta hình như lấy sự chăm nom nâng giấc tôi làm lẽ sống của ông ta vậy.
Ngừng một lát, đôi con mắt lờ đờ như nhìn về một quá khứ nào, Trọng Khang tiếp:
- Thầy mẹ tôi lấy vợ cho ông ta, lại chạy luôn cho chức phó lý. Ở nhà quê, thế là có một địa vị rồi đấy. Cấy dăm sáu mẫu ruộng, con trai hiện nay lại làm chưởng bạ, kể thì đời ông ta cũng sung túc an nhàn. Nhưng ông ta lại không chịu ở nhà qu&en ngủ, tiếng Khánh Ngọc:
- Bao nhiêu cái lịch sự anh học ở Ba Lê đâu cả rồi?
- Thì Marie nói khẽ chứ.
Giáp đứng dậy, nhưng chưa chịu đi. Khánh Ngọc lại gắt:
- Anh muốn chết thật đấy phải không?
Tiếng thở dài, rồi tiếp đến tiếng nghẹn ngào:
- Marie đã yêu người khác thật rồi à?
Khánh Ngọc mở màn bước xuống giường:
- Tôi yêu ai hay không? Quyền ở tôi. Nhưng anh đã tầm thường và mất dạy như thế, tôi không thể yêu anh được nữa.
Giáp cúi đầu, quay đi. Khánh Ngọc vặn to ngọn đèn. Giáp quay lại:
- Đã thế hôm này, tôi về. Bởi vì sự tôi ở đây, không còn cái nghĩa của nó nữa.
- Anh về hay ở là quyền của anh.
Khánh Ngọc nói xong, quay vào giường. Giáp đứng thần ra một lát, rồi cũng về chỗ nằm.
Cả tấn bi kịch vừa xảy ra, Trọng Khang nằm trong màn biết không sót một li. Chàng thấy băn khoăn thương Khánh Ngọc và băn khoăn cả về chỗ Giáp đòi về. Chàng nhận thấy rằng tuy công việc chẳng còn gì khó khăn, nhưng thư ký đạc điền và các cai cũng có thể làm được, nhưng nếu việc này đến tai ông Nam Long, ông sẽ cho rằng vì mình mà sinh ra câu chuyện bất hòa, thì có chỗ không đẹp. Đã một phút, chàng có cái ý nghĩ bỏ đấy mà đi để cho mọi việc ổn thỏa cả, nhưng ý nghĩ ấy thoạt đến lại bị xô đuổi đi ngay: chàng cần phải nghĩ đến ngày mai của em gái chàng.
“Ồ, mình chẳng làm gì, mặc kệ người ta khu xử với nhau. Đâu phải tự mình gây nên. Mình không thể vô lý đến bỏ một cơ hội có thể giúp mình khôi phục lại cơ đồ. Nhưng dù sao... cũng là vì có mình mới xảy ra câu chuyện này. Không có mình... Trước kia, họ vẫn đằm thắm với nhau lắm cơ mà. Đành rằng họ chẳng trách gì mình được, nhưng làm ăn thế này thì bực bội quá. Đàn bà... dúng vào đâu là lắm chuyện”.
Nghĩ thế, chàng lại ái ngại cho Giáp. Chàng lại thấy lởn vởn cái ý nghĩ bỏ đi. “Nhưng mình bỏ đi thì cũng chẳng thay đổi gì. Khánh Ngọc đã không yêu Giáp thì dù mình bỏ đi, cũng chẳng làm sao cho nàng thay đổi ý kiến. Mà có lẽ vì thế nàng lại oán ghét Giáp hơn lên. Cứ để thế này, rồi khi xong việc, mình đi đằng mình, may ra hai người lại còn tái hợp với nhau được. Ồ, mà... ô! Sao mình lại cứ nghĩ luẩn quẩn thế, có lẽ gần Khánh Ngọc mình đã bị ảnh hưởng cái tính vẩn vơ của người đàn bà rồi hay sao? Việc mình, mình cứ làm, cái gì xảy ra mặc kệ nó. Hơi đâu mà đi phí thì giờ và sức khỏe để nghĩ đến những cái chó chết thế. Ích gì? Ồ, mình thành luẩn quẩn rồi hay sao thế này? Tại sao mình không rạch ròi như trước nữa thế này? Đường mình bước, mình cứ bước, chạm phải ai ngã thì mặc thây. Hơi đâu cứ lo đông, lo tây thế này thì còn đi xa thế nào được”.
Trọng Khang vừa trùm chăn nhất định để ngủ thì lại nghe tiếng Khánh Ngọc thở dài, rồi tiếp đến tiếng Khánh Ngọc gọi Giáp:
- Anh muốn về hay ở, mặc anh, nhưng anh làm thế nào đừng để cho tôi khinh anh thì làm.
- Marie khinh thì tôi phải chịu.
- Anh phải làm thế nào để cho tôi không khinh anh, chứ anh đã chịu thì còn nói làm gì. Nếu có thế, thì ngay từ mai anh về đi. Ra anh không còn một chút lương tâm gì về nghề nghiệp nữa. Anh lên đây chỉ cốt theo tôi. Chứ không phải để học lấy kinh nghiệm như ba tôi mong ước cho anh. Nếu đã thế anh về là phải lắm.
- Nhưng ở đây khổ sở đau đớn thế này thì tôi ở làm sao?
- Ấy chỉ vì anh không biết cắn răng chịu khổ sở và đau đớn mà thành ra anh tầm thường. Anh về đi là phải. Tôi cũng khuyên anh nên về. Anh nhất định để cho tôi khinh anh rồi cơ mà.
Tiếng ông Nam Long cựa mình, hai người lặng im một lát. Rồi Giáp lại hỏi Khánh Ngọc:
- Tôi xét thấy mình không làm gì mà để đến nỗi Marie xử với tôi một cách khắc nghiệt quá.
- Anh đã nhất định về, nghĩa là anh đã nhất định để cho tôi khinh anh thì chúng ta không còn chuyện gì để nói với nhau nữa.
- Thì tôi không về nữa, nhưng Marie nói cho tôi biết vì lẽ gì Marie lại bỗng dưng đổi tất cả những cảm tình đối với tôi.
- Tôi có đổi cảm tình đối với anh hay không, tôi chưa biết rõ lắm. Nhưng ví phỏng tôi có đổi thì cái đó cũng không phải là tại tôi. Anh còn lạ gì lòng người. Nó là một thứ mà anh và tôi, không ai có thể sai khiến nó được.