MỘT QUYẾT ĐỊNH DANH DỰ
Trần Tú
(Thân tặng trọng tài bóng đá Lê Văn Cảnh)

Trọng tài bóng đá có nhiều đẳng cấp: trọng tài FIFA, trọng tài quốc gia, trọng tài tỉnh, trọng tài huyện và trọng tài làng. Trọng tài làng vì say mê bóng đá mà trở thành trọng tài. Trọng tài làng hiểu biết luật bóng đá không nhiều, phần lớn họ vận dụng theo cảm tình nhưng một lòng, một dạ bảo vệ cho sự công bình.
Anh Lê Văn Cảnh là một trọng tài làng.
Năm 1989, xã Cẩm Châu được mùa lớn, liền tổ chức tranh giải bóng đá giữa các đội sản xuất để mừng công. Đội đoạt chức vô địch được treo giải một con heo quay và bốn tạ lúa.
Sau vòng đá loại đầy cam go, đội 5 và đội 7 được vào trận chung kết để tranh chức vô địch. Đối với hai đội chỉ giỏi sản xuất lúa trên đồng ruộng, thì đây là một sự kiện bất ngờ và trọng đại, làm bà con xã viên mất ăn, mất ngủ, bàn tán xôn xao.
Trọng tài của trận chung kết theo ban tổ chức giải, ngoài anh Lê Văn Cảnh, không ai có đủ bản lĩnh để điều khiển. Nhưng ngặt nỗi, anh Lê Văn Cảnh là người của đội 5, đời sống gia đình anh gắn liền cùng đội 5 và ba sào ruộng khoán, liệu anh có bị chi phối bởi sức ép kinh tế mà làm nghiêng ngả cán cân công lý? Sau nhiều phiên họp bàn cãi quyết liệt, cuối cùng, ban tổ chức giải vẫn không thể chọn ai khác ngoài anh Lê Văn Cảnh.
Trận chung kết sắp bắt đầu, nhưng khí thế của trận đấu đã bừng bừng sôi động khi nghe loa phóng thanh của ban tổ chức công bố tên trọng tài chính.
Hôm ấy, anh Lê Văn Cảnh mặc bộ đồ trọng tài màu đen với giày vớ rất cẩn thận (không biết anh mượn của ai) nên trông anh khá tươm tất và hùng dũng.
Giờ thi đấu đã điểm! Lúc anh Lê Văn Cảnh nhón chân bước vào sân thì trong đám khán giả của đội 5, một bàn tay to lớn thò ra nắm chặt tay anh lại, rồi một chòm râu nửa đen, nửa bạc của ông đội trưởng chọc thẳng vào tai anh:
- Này Cảnh! Ba sào ruộng khoán cấp ưu tiên cho em sáng nay anh đã cho tổ thuỷ lợi đổ nước vào đầy đủ. Xong trận đấu, em nhớ liên hệ với tổ phân để nhận thêm phần phân bón đặc biệt. Em nhớ du di để đội 5 mình đoạt chức vô địch đó nghe!
Anh Lê Văn Cảnh đỏ bừng mặt!
Vừa lắc mạnh vành tai ra khỏi chòm râu của ông đội trưởng thì một chòm râu khác ngắn hơn nhưng quyết liệt hơn của ông đội phó lại áp vào…
- Ê, Lê Văn Cảnh! Phần đất, phần giống, phần nước đều ưu tiên cho ba sào ruộng của mi, mi làm sao thì làm cho đội 5 vô địch!
Ra đến giữa sân, hai vành tai của anh Lê Văn Cảnh vẫn chưa bớt đỏ. Vì thương hay vì giận?
Anh Cảnh nhìn đồng hồ, giơ thẳng một cánh tay, rồi thét lên tiếng còi… Sau tiếng còi dũng mãnh và kỳ diệu, anh không còn nhớ đến mình là ai, anh hoá thân và nhập cuộc vào sự công bình và tự nhắc nhở mình từng phút, từng giây…
Trận đấu càng lúc càng gay cấn, dữ dằn trong tiếng hò reo vang dội như sóng tràn bờ.
Sau 88 phút thi đấu, chưa đội nào ghi bàn, bỗng đến phút 89, ngay sát khung thành của đội 5, trong một pha truy cản hoảng loạn, một hậu vệ của đội 5 rất lém lỉnh xoay lưng nhanh về phía khán giả của đội 7, lấy tay chận lại một đường bóng để cứu nguy cho một bàn thua. Đường bóng rất nhanh mà tình huống thì xảy ra trong hỗn loạn và trong cát bụi mù mịt, khó ai có thể trông thấy. Nhưng anh Lê Văn Cảnh đã thấy rất rõ, nên không thể tha thứ cho một ý đồ phạm luật có tính toán, anh sẽ xử lý ra sao?
Anh đưa còi lên…lưỡng lự trong một giây… Hình ảnh vợ con với ba sào khoán lẩn quẩn đâu đây… Và cũng một giây, giữa sự giằng co của lý trí và tình cảm, anh quyết định đứng về phía danh dự của trọng tài.
Thét lên tiếng còi làm rúng động cả sân bãi rồi uy dũng như một võ tướng, anh chỉ thẳng tay vào chấm phạt đền: đội 5 bị phạt!
Nhưng giây phút vinh quang nhất của trận đấu cũng là giây phút cô đơn nhất của trọng tài. Sau quả đá phạt thành công của đội 7, cả sân bãi ngạc nhiên khi thấy anh trọng tài làng Lê Văn Cảnh ngã khuỵ xuống với hai hàng nước mắt ròng ròng…

Truyện Tâm hồn cao thượng LỜI GIỚI THIỆU CHẮT LỌC GIỮA ĐỜI CHÚNG TA LÀ ĐÀN ÔNG CHIM MỒI NGÀY ẤY MỘT QUYẾT ĐỊNH DANH DỰ CHIẾN DỊCH SS10 CÂY MẬN TRƯỚC SÂN NHÀ BỌN TRẺ XÓM CỐNG NƠI CÓ CHỖ MẸ NẰM CON “QUỈ” GÙ LÀM CÔNG QUẢ DƯỚI GIÀN HOA GIẤY BÀ CỌP MỘT ĐỨA CON, HAI NGƯỜI CHA CHỨA CHAN TÌNH MẸ NHẬT KÝ VỀ MẸ HẬU SỰ NGƯỜI BÁN TUỔI THƠ BỐN NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC CÂY VIẾT MÁY CHỈ ĐƠN GIẢN LÀ… CON HEO ĐẤT ANH VÀ EM… & TÌNH YÊU CÓ MỘT CÁN BỘ ĐOÀN NHƯ THẾ THẦY HAI LIỆU BÁC NĂM NGƯỜI Ở TRƯỜNG !!!1653_8.htm!!! Đã xem 47690 lần. --!!tach_noi_dung!!--


BỌN TRẺ XÓM CỐNG
Cao Kim

--!!tach_noi_dung!!--
Trên đường xuống Hội An, qua quán giải khát của anh Hứa Văn Thức, anh ra đón xe tôi, kéo tôi vào quán. Lâu mới gặp, anh kể nhiều chuyện trong xóm trong thôn. Ngồi bên tách cà phê, nghe anh kể chuyện người bị nạn trong đợt lũ năm ngoái, chuyện tìm xác anh thuế vụ Điện Bàn, chuyện mai táng người ăn xin, chuyện góp tiền đi nuôi người bệnh neo đơn ở bệnh viện Hội An, chuyện nhà cháy trong đêm 30 Tết… Nghe anh kể, tôi ngạc nhiên quá! Một thôn trên 100 hộ dân, mưu sinh sống bằng nghề gạch và bắt cá sông Cẩm Hà, còn nghèo lắm, thế mà trong năm 1996 đã có hơn sáu lần quyên góp giúp người bất hạnh, mà đa số là người từ phương xa gặp nạn…
Bỗng tôi thấy một gói nilông nhỏ rơi xuống đường từ một chiếc Minsk, ngồi sau là một phụ nữ và chồng rổ. Một chiếc xe tải vượt qua, những tờ giấy bạc bay tung lên, rơi tung toé trên mặt đường. Từ nhà ông Châu, hằng chục cháu nhỏ ào ra nhặt tiền. Tôi định đứng lên băng qua đường cản chúng lại, nhưng anh Thức kéo tay tôi lại và nói: Yên chí, để xem.
Tôi lấy làm lạ vì các em nhặt tiền xong lại không chạy đi, mà bình thản đếm tiền trên tay, đưa ra trước mặt các bạn như khoe nhặt được ngần này… Lúc đó, anh Thức mới kéo tôi sang, và cùng lúc chiếc xe Minsk quay trở lại với gương mặt thất thần của người phụ nữ bán cá. Bọn trẻ chủ động ra hiệu, và lần lượt chúng đặt tiền vào tay chị. Chị nhìn tiền và bọn trẻ như không tin là sự thật.
Tôi hỏi tên, các em nhìn tôi rồi nhìn anh Thức, và chúng hiểu ra. Một đứa lớn chừng 14 tuổi nói: “Mười hai đứa chú ghi sao hết, thôi chú cứ ghi là bọn trẻ thôn 5B Cẩm Hà”. Tôi không đồng ý, cháu tiếp: “Thì bọn trẻ xóm cống vậy”. Tôi chợt nhìn xuống nơi mình đang đứng và nhận ra chiếc cống chìm chảy qua một bụi tre xum xuê nằm sát mép đường. Lúc này, nhiều người lớn gần đó đi đến và góp chuyện: “Anh định ghi lại như vậy là đúng, bọn trẻ ở đây ngoan lắm!” Một đứa khác đến bên tôi và nói: “Chú viết về bác Thức đi, bác tốt lắm!” Tôi nhìn anh, anh cười xuề xoà rồi nói: “Bay đi theo bác”. Lúc này nhóm trẻ chia thành hai tốp, tốp nhỏ ngoan ngoan đi theo anh, tốp lớn do dự, rồi một cháu lại gần tôi nói nhỏ: “Bác ấy định thưởng tụi cháu đấy, 12 ly chè chứ ít đâu, mất của bác ấy hơn 10.000 đồng, tụi cháu không nỡ”. Một cháu khác tiếp: “Nhà bác ấy nghèo, thường qua nhà cháu mượng gạo khi chưa nhận lương hưu”. Rồi chúng gọi bọn nhỏ lại. Cuối cùng, chỉ còn anh và tôi quay lại quán. Lúc này tôi mới trách anh: “Chuyện người thì nói, chuyện mình thì giấu, tại sao?”. Hỏi vậy thôi, chứ tôi quí anh lắm. Cuối cùng anh kể: “Tết năm ngoái, có hai vợ chồng người Duy Xuyên đưa con đi bệnh viện Hội An, qua đây đánh rơi một bọc vải, mình lao ra gọi nhưng không kịp, đem vào nhà thôn trưởng là anh Như, hai người mở ra thấy hai bộ đồ con nít, một phích nước và 265.000 đồng. Tôi giao cho anh Như đi thông báo, ra ngõ lại gặp ngay vợ chồng nọ quay lại”. Anh kết luận: “Chuyện có thế, to tát gì mà kể với viết”.
Chuyện nhỏ thật, nhưng tấm lòng anh Thức, của các cháu và bà con trong thôn lớn lắm, lớn đến mức nào thì cũng chỉ cảm nhận mà thô, lòng nhân ái làm sao đo đếm được! Ai tính được cử chỉ từ chối của lũ trẻ khi anh Thức thưởng? Không tính được, nhưng ai cũng có thể thấy được sự cao thượng trong những tâm hồn bình dị ấy.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Thatsonanhhung
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--