TỶ LỆ CỦA TÌNH YÊU.

Dorothy Casper
15 tuổi, tôi được học về giới tính, tình yêu và kết hôn. Cô giáo dạy môn Kinh Tế Gia Đình còn cho chúng tôi làm bài tập bằng cacáh chuẩn bị đám cưới, từ viết thiếp mời đến đặt tiệc… Tôi đã có ý niệm rất rõ ràng về một đám cưới lý tưởng từ hồi đó. Đại loại là một chàng trai mạnh mẽ và một cô gái xinh đẹp dắt tay nhau lên chiếc xe lộng lẫy rồi hai người sống hạnh phúc mãi mãi… 18 tuổi, tôi vào Đại học và quyết định trở thành một y tá. Bận rộn chuyên học hành và cuộc sống tôi hầu như quên mất ý nghĩ về đám cưới lý tưởng. Thật đáng ngạc nhiên, ngay khi tôi quên ý nghĩ ấy thì tôi gặp chàng trai mà tôi chắc chắn rằng mình sẽ lấy. Như người ta thường nói là “linh cảm” ấy. Anh ấy sống tại một làng ở vùng quê Idaho. Gia đình anh ấy là nông dân. Còn tôi sống ở thành phố, nơi rất đông đúc và nhộn nhịp. tôi đã luôn khẳng định rằng tôi không biết mình sẽ cưới ai, nhưng một điều chắc chắn: người đó không phải là nông dân hoặc là người đưa sữa! Thế mà tôi sai trong cả hai trường hợp: anh ấy không chỉ là nông dân, mà buổi sáng còn đi đưa sữa! Thật ra, chúng tôi gặp nhau trong thời gian tôi thực tập một năm ở vùng quê anh ấy. Trong suốt thời gian yêu nhau, tôi luôn e ngại rằng đến một lúc nào đó, tôi sẽ phát hiện ra những “chênh lệch” của người nông thôn và người thành thị… Chẳng hạn như… Người yêu tôi rất mê thể thao. Còn tôi thì thích nghệ thuật (tôi nnghĩ là cao cấp hơn). Các buổi khiêu vũ, kịch, các phòng tranh… mới là tình yêu sâu đậm của tôi. Sau khi chúng tôi yêu nhau được khoảng 7 tháng thì tôi nhận được tin khủng khiếp: Mẹ tôi bị ung thư và không còn sống được bao lâu nữa. Ngay khi đọc bức điện, người yêu tôi đã tự tay đi thu xếp đồ đạc cho tôi, và buồn bã nói: “Anh đã đặt vé tàu cho em rồi. bây giờ chỗ của em là bên cạnh cha mẹ mình”. Đối với anh ấy, dường như đó là sự lựa chọn duy nhất. Khi ở nhà với mẹ, hàng tuần tôi đều nhận được thư anh ấy thông báo tình hình trang trại và hỏi thăm gia đình tôi. Hầu như anh ấy không bao giờ nói vể nỗi buồn hay cô đơn, trừ câu “I love you” luôn được ghi ở cuối thư. Những giấc mơ hồi bé của tôi về thư tình là luôn phải đầy ắp những lời về tình yêu bất diệt và nhớ nhung đau khổ… Nhưng thư của anh ấy thì chỉ là những từ đơn giản của thực tế. 3 tháng sau, mẹ tôi mất. Sau lễ tang và sắp xếp ổn thoả việc gia đình, tôi quay lại Idaho. Đúng như tôi dự đoán, anh ấy ra tận sân bay để đón tôi. Mắt anh ấy nói nhiều hơn bất kỳ lá thư trong mơ nào. Trên suốt con đường từ sân bay về nhà, tôi nói liên tiếp đủ thứ chuyện. Và đến khi anh ấy có cơ hội trả lời, anh ấy đưa cho tôi một phong bì, trên đó ghi tên tôi. - Anh muốn tặng em một điều đặc biệt để em niết là anh nhớ em đến mức nào. Tôi mở phong bì. Trong đó là hai chiếc vé cả năm, xem mọi vở kịch tại nhà hát tôi yêu thích. Tôi rất xúc động, vì tôi cũng biết thu nhập của anh ấy không phải là cao. - Tại sao anh làm thế này?- Tôi ái ngại hỏi- Anh có thích xem kịch đâu… Anh ấy cười: - Nhưng em thích. Và anh sẽ học để thích. Trong khoảnh khắc đó, tôi nhận ra rằng tình yêu thực sự không phải là 50/50, mà đôi khi là 100/0. Tình yêu là khi ta đặt người khác lên trước cả bản thân mình.

Truyện Những mẩu truyện sưu tầm của Latdat SHMILY BA CHÚC CON ĐỦ GIÁ TRỊ BOBSY KIM CƯƠNG CÀ PHÊ MUỐI QUÀ TẶNG TÌNH YÊU CỦA ANH LÍNH THỦY NGÔN NGỮ TÌNH YÊU !!!1703_64.htm!!! Đã xem 333371 lần. --!!tach_noi_dung!!--


NHỮNG LÁ THƯ KHÔNG ĐƯỢC TRẢ LỜI

--!!tach_noi_dung!!--
Có một người đàn ông bị tai nạn giao thông. Vụ tai nạn quá khủng khiếp đã làm ông mất cả hai chân và cánh tay trái. Thậm chí bàn tay phải của ông cũng chỉ còn ngón cái và ngóc trỏ. Nhưng ông vẫn còn sở hữu một trí não minh mẫn và một tâm hồn rộng mở.
Suốt những ngày nằm viện, ông rất cô đơn vì ông không còn người thân hay họ hàng. Không ai đến thăm. Không điện thoại, không thư từ. Ông như bị tách khỏi thế giới.
Rồi vượt qua thất vọng, ông nảy ra một ý định: Nếu ông đã mong nhận được một lá thư đến thế, và một lá thư có thể đem lại niềm vui đến thế thì tại sao ông lại không viết những lá thư để đem lại niềm vui cho người khác? Ông vẫn có thể viết bằng hai ngón tay của bàn tay phải dù rất khó khăn. Nhưng ông biết viết thư cho ai bây giờ? Có ai đang rất mong nhận được thư và ai có thể được động viên bởi những lá thư của ông? Ông nghĩ tới những tù nhân. Họ cũng cô đơn và cần sự giúp đỡ.
Đầu tiên, ông viết thư tới một tổ chức xã hội, đề nghị chuyển những lá thư của ông vào trong tù. Họ trả lời rằng những lá thư của ông của ông sẽ không được trả lời đâu, vì theo điều luật của bang, tù nhân không được viết thư gửi ra ngoài. Nhưng ông vẫn quyết định thực hiện việc giao tiếp một chiều này.
Ông viết mỗi tuần hai lá thư. Việc này lấy của ông rất nhiều sức khỏe, nhưng ông đặt cả tâm hồn ông vào những lá thư, tất cả kinh nghiệm của cuộc sống, cả niềm tin và hy vọng. Rất nhiều lần ông muốn ngừng viết, vì không bao giờ ông biết những lá thư của ông có ích cho ai hay không. Nhưng vì việc viết thư đã thành thói quen nên ông vẫn tiếp tục viết.
Rồi đến một ngày kia ông, cuối cùng ông cũng nhận được một bức thư. Thư được viết bằng loại giấy nhà tù, do chính người quản giáo viết. Bức thư viết rất ngắn, chính xác là chỉ có vài dòng như sau:
"Xin ông hãy viết thư trên loại giấy tốt nhất ông có thể có được. Vì những lá thư của ông được chuyền từ phòng giam này sang phòng giam khác, từ tay tù nhân này sang tù nhân khác đến mức giấy đã bị rách cả. Xin cảm ơn ông."
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Latdat
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--