G (1)

ga
- d. 1. Nơi xe lửa, xe điện đỗ để hành khách lên xuống. 2. Nhà để hành khách chờ trong sân bay.
- d. Hơi ét-xăng đốt trong ô-tô hoặc các loại khí thiên nhiên khác... Mở hết ga cho xe chạy.
ga ra
- x. gara.
ga tô
- ga-tô (F. gateau) dt. Bánh nướng xốp, mềm làm bằng bột mì đánh lẫn với đường và trứng: bánh ga-tô.
- 1 dt (động) Loài chim nuôi để lấy thịt và trứng, bay kém, mỏ cứng, con trống có cựa và biết gáy: Bán gà ngày gió, bán chó ngày mưa (tng); Gà người gáy, gà nhà ta sáng (tng).
- 2 đgt Đánh cuộc riêng trong một ván bài tổ tôm hay tài bàn ngoài số tiền góp chính: Gà lần nào cũng thua thì đánh làm gì.
- 3 đgt 1. Làm hộ bài: Để em nó tự làm toán, anh đừng gà cho nó 2. Mách nước: Cờ đương bí, ông ấy chỉ gà cho một nước mà thành thắng.
gà chọi
- Gà nuôi để cho đánh nhau.
gà đồng
- d. (kng.). Ếch, nói về mặt thịt ăn được và ngon.
gà giò
- dt. Gà trống còn non, khoảng 49-56 ngày tuổi, nặng khoảng 1,4-1,6kg.
gà lôi
- dt Thứ gà to, đuôi dài, thường sống ở ven rừng: Bắt được một con gà lôi có bộ lông trắng rất đẹp.
gà mái
- dt Gà đẻ trứng: Có con gà mái đẻ mỗi lứa gần hai chục trứng.
gà mái ghẹ
- Gà mái non, sắp đẻ.
gà mờ
- t. 1 (Mắt) trông không rõ, do bị tật. Mắt gà mờ. 2 (kng.). Kém khả năng nhận xét, nhận biết, không phát hiện được cả những cái dễ thấy. Anh ta gà mờ, giấy tờ giả rõ ràng thế mà không phát hiện ra.
gà rừng
- dt. Gà sống ở rừng, bay giỏi xương cứng.
gà tây
- dt Thứ gà cao và lớn có lông hoặc đen hoặc lốm đốm: Con gà tây đực có bìu đỏ và có thể xoè đuôi rộng.
gà thiến
- Gà trống bị cắt mất hòn dái để nuôi cho béo.
gà trống
- dt. Gà đực, có tiếng gáy.
gả
- đgt Cho con gái mình làm vợ một người: Gả con cho một anh bộ đội.
- d. Từ dùng để chỉ một người đàn ông một cách khinh bỉ: Chẳng ngờ gã Mã Giám Sinh, Vẫn là một đứa phong tình đã quen (K).
- 1 I đg. 1 Làm cho gắn phụ thêm vào. Chiếc xích đông đóng gá vào tường. 2 (chm.). Đặt đúng và giữ chặt vật để chế tạo trên máy. 3 Đưa đồ đạc cho người khác tạm giữ làm tin để vay tiền. Gá quần áo lấy tiền đánh bạc. 4 (cũ; dùng hạn chế trong một vài tổ hợp). Cam kết gắn bó tình nghĩa với nhau. Gá nghĩa trăm năm. Gá duyên.
- II d. Đồ dùng để. Bộ gá của máy tiện.
- 2 đg. Chứa cờ bạc để thu tiền hồ. Gá bạc. Gá xóc đĩa.
gạ
- đgt. Nói khéo, tán tỉnh để cầu lợi: gạ tiền gạ đổi nhà.
gạ gẫm
- đgt Nói khéo để hòng lợi dụng: Nó gạ gẫm bà cụ để xin tiền.
gác
- d. Tầng nhà ở trên tầng sát đất: Gác ba của khách sạn. Gác tía lầu son. Nhà ở sang trọng của các gia đình phong kiến thời xưa.
- đg. 1. Trông nom canh giữ: Gác kho hàng. 2. Thường trực ban đêm ở một cơ quan: Gác ở bệnh viện.
- đg. 1. Bỏ đi, quên đi, xếp lại: Gác chuyện cũ lại; Nhiều bài báo phải gác lại. 2. Đặt ghé lên chỗ cao: Gác chân lên bàn. 3. Thu dẹp lại: Gác mái chèo; Gác bút nghiên theo việc đao cung (Chp).
gác bỏ
- đg. Để sang một bên, không để ý tới. Gác bỏ chuyện cũ.
gác chuông
- dt. Lầu cao trong nhà chùa, nhà thờ, dùng để treo chuông.
gác dan
- gác-dan (F. gardien) dt., cũ Người canh gác cửa ra vào ở nha sở hoặc hãng buôn.
gác lửng
- dt Tầng phụ làm thêm ở phía trên một căn phòng: Phòng nhỏ quá, phải làm thêm một cái gác lửng cho cháu nó ngồi học.
gác xép
- Gác nhỏ phụ vào gác khác.
gạc
- 1 d. 1 (id.). Chỗ cành cây phân thành hai ba cành nhỏ hơn; chạc. 2 Sừng già phân nhánh của hươu, nai.
- 2 d. Vải thưa, nhẹ, vô trùng, đặt trên vết thương, dưới bông và băng.
- 3 đg. (ph.). Gạch bỏ đi. Gạc tên ba người.
gạch
- 1 dt. Viên đóng khuôn từ đất nhuyễn, nung chín, có màu đỏ nâu, dùng để xây, lát: viên gạch hòn gạch nhà gạch sân gạch đóng gạch lò gạch màu gạch non.
- 2 dt. 1. Chất béo vàng ở trong mai cua: khều gạch cua chắc như cua gạch (tng.). 2. Mảng xốp nhỏ, nâu nhạt nổi lên trên mặt nồi canh riêu cua khi đun nóng.
- 3 I. đgt. 1. Tạo ra trên giấy một đoạn thẳng: gạch chân những từ cần nhấn mạnh gạch chéo 2. Xoá bỏ điều đã viết: gạch đi một câu gạch tên trong danh sách. II. dt. Đoạn thẳng được tạo ra khi gạch: gạch hai gạch dưới chỗ cần in đậm.
gạch nối
- dt Dấu gạch ngang ngắn đặt ở giữa những từ tố của một từ hay của một tên riêng về địa lí: Những từ ngoại quốc đa tiết phiên âm nên đặt gạch nối giữa các từ tố, như Pa-ri có một gạch nối, Tây-ban-nha có hai gạch nối.
gai
- d. Ngạnh nhọn ở thân, cành hay lá cây.
- d. Loài cây cùng họ với dâu, mít, có nhiều lông trắng ở mặt dưới lá, cao độ lm - lm50, vỏ có sợi mềm, bền và ánh, dùng để dệt vải mịn, làm võng, làm lưới đánh cá. 2. Loài cây có lá dùng làm bánh.
- t. Hay gây ra chuyện lôi thôi: Tính nó gai lắm.
gai góc
- I d. Gai, cây có gai (nói khái quát), thường dùng để ví những khó khăn, trở ngại phải vượt qua. Rừng cây rậm rạp đầy gai góc. Những gai góc trên đường đời.
- II t. (id.). 1 Có nhiều khó khăn không dễ vượt qua, không dễ giải quyết. Một vấn đề. 2 Không dễ tính trong quan hệ với người khác, hay làm cho người khác thấy khó chịu. Con người gai góc, không ai muốn gần.
gai mắt
- tt. Khó chịu như thế, khi nhìn thấy cảnh lố lăng, không thể chấp nhận: Con gái mà ăn mặc lố lăng gai mắt quá.
gai ốc
- dt Nốt bằng đầu tăm nổi lên ở ngoài da khi bị lạnh hay vì sợ hãi: Mãi tối ra về, gai ốc sởn lên (NgHTưởng).
gài
- đg. X. Cài: Gài lược vào tóc; Gài tiền vào thắt lưng; Địch gài gián điệp lại.
gài bẫy
- đgt 1. Đặt bẫy ở nơi nào: Gài bẫy bắt cáo 2. Bày mưu kín đáo để làm hại: Nhân dân đã phát giác âm mưu gài bẫy của địch.
gãi
- đg. Cào nhẹ lên mặt da bằng móng tay hay một vật nhỏ cho khỏi ngứa. Gãi đầu gãi tai. Tỏ vẻ kính cẩn một cách quá đáng (cũ). Gãi vào chỗ ngứa. Làm đúng như ước vọng của người ta.
gái
- d. 1 Người thuộc nữ tính (thường nói về người còn ít tuổi; nói khái quát). Không phân biệt già, trẻ, gái, trai. Người bạn gái. Bác gái. Họ nhà gái (bên phía cô dâu). Sinh được một gái (kng.). 2 (kng.). Người phụ nữ (hàm ý coi khinh). Mê gái. Gái nhảy°. Gái già.
gái điếm
- dt. Người con gái làm nghề mại dâm.
gái giang hồ
- dt Người phụ nữ không chồng con, không nhà cửa, thả lỏng cuộc đời: Gái giang hồ gặp trai tứ chiếng (tng).
gái góa
- Nh. Gái hóa.
gái nhảy
- d. Người phụ nữ làm nghề khiêu vũ trong các tiệm nhảy.
gái tơ
- dt. Người con gái mới lớn lên, chưa có quan hệ với đàn ông.
gan
- dt 1. Bộ phận trong bộ máy tiêu hoá có chức năng chính là tiết ra mật để tiêu chất mỡ: Buồng gan; Gan lợn; Bị viêm gan 2. ý chí mạnh mẽ: Bền gan bền chí; Thi gan với giặc 3. Tinh thần chịu đựng, không sợ gian khổ: Cực khổ khó khăn, có gan chịu đựng (HCM).
- tt Dám làm những việc nguy hiểm: Anh ấy lì lợm, nhưng rất.
- trgt. Không ngại, không đổi ý: Tôi đã tính cứ ngồi (NgKhải).
gan bàn chân
- dt Phần ở dưới và ở giữa bàn chân người: Bị một cái gai đâm vào giữa gan bàn chân.
gan dạ
- t. Bạo dạn và nhẫn nại.
gan góc
- t. Tỏ ra có tinh thần dám đương đầu với mọi sự nguy hiểm. Con người gan góc. Gan góc chống cự đến cùng.
gan lì
- tt. Lì lợm, bất chấp mọi nguy hiểm.
gàn
- 1 tt Nói người có những ý nghĩ và hành động trái với lẽ thường: Ông đồ gàn.
- trgt Chướng, không hợp lẽ thường: Không được nói (HCM).
- 2 đgt Khuyên người ta không nên làm điều gì: Anh ấy định đấu tranh là cần thiết, sao lại gàn?.
gán
- đg. 1. Coi là của một người một điều xấu mà người ấy không có: Gán cho bạn ý định chia rẽ anh em. 2. Trả thay cho tiền nợ: Năm đồng không trả được, đành phải gán đôi dép. 3. Ghép trai gái với nhau trái với ý muốn của họ: ép tình mới gán cho người thổ quan (K).
gạn hỏi
- đgt. Cố tình hỏi bằng được: gạn hỏi mãi nhưng nó không nói.
gang
- 1 1. Hợp kim của sắt với than chế từ quặng, khó dát mỏng: Chảo gang 2. Sức mạnh: Những kẻ sang có gang, có thép (tng).
- 2 dt Như Gang tay: Ngày vui ngắn chẳng đầy gang (K); Lương xơi mỗi tháng hàng gang bạc (Tú-mỡ).
- 3 đgt Mở rộng ra: Miệng nó chỉ méo xoạc như bị gang ra (Ng-hồng).
ganh đua
- Ra sức giành lấy phần thắng, phần hơn.
ganh ghét
- đg. Thấy người hơn mình mà sinh ra ghét.
gánh
- I. đgt. 1. Vận chuyển bằng quang và đòn gánh: Chị ấy năm nay còn gánh thóc, Dọc bờ sông trắng nắng chang chang (Hàn Mặc Tử) Hỡi cô gánh nước quang mây (cd.) gánh hàng ra chợ. 2. Nhận làm việc khó khăn, nặng nề hoặc trách nhiệm: phải gánh hậu quả gánh việc đời. 3. Đi lọt vào giữa hai quân của đối phương để lật chúng thành quân của mình, trong môn cờ gánh. II. dt. 1. Lượng gánh một lần: hai gánh nước đặt gánh lên vai gánh thuê mỗi gánh 5 nghìn đồng. 2. Phần trách nhiệm, công việc nặng nề, khó khăn: nặng gánh giang san nặng gánh gia đình. 3. Gánh hát, nói tắt: gánh xiếc gánh tuồng.
gánh hát
- dt Đoàn diễn viên tuồng hay chèo đi biểu diễn nơi này nơi khác: Làng vào đám, có mời một gánh hát chèo đến diễn hai đêm.
gào
- đg. 1. Kêu to và dài: Mèo gào. 2. Đòi một cách gay gắt: Trẻ gào ăn.
gào thét
- đg. Gào rất to để biểu thị một tình cảm nào đó (thường là giận dữ, căm hờn).
gáo
- 1 dt. Đồ dùng để múc chất lỏng, thường có hình chỏm cầu, cán dài: gáo múc nước gáo đong dầu gáo dừa gáo nước lửa thành (tng.) gáo dài hơn chuôi (tng.) Một chĩnh đôi gáo (tng.).
- 2 dt. Cây mọc rải rác trong rừng thứ sinh hoặc trồng lấy bóng mát ở thành phố, thân thẳng hình trụ, tán hình chóp, lá hình trái xoan thuôn hay hình trứng nhọn đầu mặt trên bóng nâu đậm, mặt dưới nâu sáng, gỗ màu trắng, dùng xây dựng hoặc đóng đồ dùng.
gạo
- 1 dt (thực) Loài cây lớn, cùng họ với cây gòn, thân và cành có gai, hoa to và đỏ, quả có sợi bông: Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề (tng); Một cây gạo khổng lồ vươn rộng những cành lá lơ thơ (Ng-hồng); Nhặt bông gạo về nhồi gối; Hoa gạo đã nở đỏ trên các bờ sông (NgHTưởng).
- 2 dt Nhân của hạt thóc đã xay để tách trấu ra: Có gạo nạo ra cơm (tng); Mạnh vì gạo, bạo vì tiền (tng); Hết gạo, thiếp lại gánh đi (cd); Người gùi gạo, người dắt ngựa (VNgGiáp).
- 3 dt Nang ấu trùng của sán ở trong thịt những con lợn có bệnh: Không nên ăn thịt có gạo.
- 4 dt Bao phấn của hoa sen, màu trắng: Ướp chè bằng gạo hoa sen.
- 5 trgt Nói người quá chăm chú vào việc học, không biết gì đến những chuyện chung quanh: Bạn bè cứ chế anh ta là học gạo.
gạo nếp
- Thứ gạo to hạt có nhiều nhựa dùng để thổi xôi, làm bánh chưng.
gạt
- 1 đg. 1 Đẩy sang một bên. Dùng que gạt than. Giơ tay gạt nước mắt. Gạt tàn thuốc. 2 Dùng vật thẳng đưa ngang miệng đồ đong để đẩy đi phần cao hơn miệng (thường nói về việc đong ngũ cốc bằng thùng, đấu). Đong gạt. 3 Loại hẳn đi, coi như không có, không cần biết đến. Gạt ý kiến đối lập. Gạt bỏ thành kiến cá nhân. 4 (ph.). Gán (nợ).
- 2 đg. (ph.). Lừa. Gạt người lấy của.
gạt lệ
- đgt. 1. Lau nước mắt. 2. Buồn tủi, khóc thầm.
gạt nợ
- đgt 1. Trả nợ bằng vật thay tiền: Thua bạc, hắn đã gạt nợ cái xe máy 2. Chuyển một món nợ từ người này sang người khác: Tôi phải trả nợ đậy vì anh ấy gạt nợ sang tôi.
gàu
- d. Đồ dùng bằng tre đan để kéo nước hay tát nước.
gay cấn
- t. (hoặc d.). Có nhiều khó khăn, trở ngại, vướng mắc đến mức như không vượt qua được. Vấn đề gay cấn nhất đã giải quyết. Những gay cấn trong cuộc sống.
gay gắt
- tt. 1. ở mức độ cao và dữ dội, gây cảm giác căng thẳng, khó chịu: nắng hè gay gắt đấu tranh gay gắt nói bằng giọng gay gắt. 2. Mạnh mẽ, thẳng thắn, không nương nhẹ: phê bình gay gắt đả kích gay gắt Càng gay gắt điệu, càng tê tái lòng (Truyện Kiều).
gay go
- tt, trgt 1. Rất khó khăn: Những đoạn đường lên dốc gay go (NgĐThi) 2. Quyết liệt: Thời kì đấu tranh gay go, gian khổ bắt đầu (Trg-chinh).
gãy
- t. 1. Nói những vật dài và cứng bị đứt ra thành đoạn: Gió thổi gãy cành cây. 2. Hỏng, thất bại (thtục): ý kiến như thế thì gãy mất. 3. Có chỗ bẻ thành góc: Mũi gãy; Mặt gãy.
gáy
- 1 d. 1 Phần phía sau cổ người. Tóc gáy. 2 Phần của quyển sách dày, chỗ các trang giấy và hai trang bìa được đính lại với nhau. Quyển sách bìa cứng, gáy da.
- 2 đg. (Gà, một số loài chim, và dế) phát ra những tiếng làm thành chuỗi âm thanh cao thấp, liên tiếp, nhịp nhàng. Gà gáy sáng. Dế gáy.
găm
- 1 đgt. ướp: thịt dê găm tỏi.
- 2 I. đgt. 1. Làm cho mắc vào vật khác bằng vật nhỏ dài, nhọn đầu: dùng kim băng găm lại găm giấy. 2. (Mảnh nhọn, sắc...) bị mắc sâu vào người: mảnh đạn găm sâu vào đùi Đầu gai găm vào gan bàn chân. 3. Giữ thứ gì đó (thường là hàng hoá) chờ dịp để tăng giá, bóp chẹt: găm hàng. II. dt. Vật nhỏ dài, nhọn đầu (bằng tre nứa hoặc kim loại) dùng để găm.
gặm
- đgt Cắn dần dần từng tí một: Còn răng răng nhai, hết răng lợi gặm (tng); Chuột gặm củ khoai; Chó gặm xương; Trâu gặm cỏ.
gặm nhấm
- t. Nói loài động vật có vú, có răng cửa dài và sắc để gặm và khoét những vật cứng.
gắn
- đg. 1 Làm cho những khối, những mảnh chất rắn dính chặt vào với nhau bằng một chất dính khi khô thì cứng lại. Gắn phím đàn. Gắn bát vỡ. Bưu kiện có gắn xi. 2 Làm cho được giữ chặt ở một vị trí cố định trên một vật khác, liền thành một khối với vật đó. Xuồng gắn máy. Cỗ máy gắn trên bệ. 3 Cài, đính. Làm lễ gắn huân chương. Mũ có gắn ngôi sao. 4 Có quan hệ hoặc làm cho có quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau. Văn nghệ gắn với đời sống. Gắn hai vấn đề lại với nhau.
gắn bó
- đgt. Có quan hệ thân thiết gắn bó chặt chẽ: Một lời gắn bó keo sơn (Truyện Kiều) đôi bạn gắn bó.
gắn liền
- đgt Luôn luôn đi đôi với nhau: Cần phải gắn liền học với hành.
găng
- d. Bít tất tay.
- d. Loài cây nhỏ, lắm gai, hay trồng làm hàng rào, quả tròn, có thể dùng để giặt.
- ph.t. 1. Căng quá: Kéo dây găng thế này thì đứt mất. 2. Gay go, khó điều hòa dàn xếp vì không ai chịu nhượng bộ.
gắng
- đg. Đưa sức ra nhiều hơn bình thường để làm. Gắng học tập. Càng kém càng phải gắng. Gắng hết sức.
gắng sức
- đgt. Đem sức hơn bình thường để hoàn thành nhiệm vụ: còn phải gắng sức nhiều mới xong việc.
gắp
- dt 1. Cặp bằng thanh tre chẻ đôi để kẹp thịt hay cá đem nướng: Nướng thế nào mà cháy cả cái gắp 2. Lượng thịt hay cá kẹp lại mà nướng: Ba đồng một gắp, lẽ nào chẳng mua (cd).
- đgt Dùng đũa mà lấy thức ăn: Liệu cơm mà mắm (tng).
gặp
- đg. 1. Giáp mặt nhau khi tình cờ tới gần nhau: Gặp bạn ở giữa đường. 2. Giáp mặt nhau theo ý định: Tôi sẽ gặp cô ta để bàn. 3. Được, bị: Gặp may; Gặp trận mưa; Gặp tai nạn. Gặp chăng hay chớ (tng). Thế nào xong thôi. Gặp thầy gặp thuốc. May được thầy giỏi, thuốc hay, bệnh được lành.
gặp gỡ
- đg. Gặp nhau giữa những người có quan hệ ít nhiều thân mật. Gặp gỡ bà con. Cuộc gặp gỡ thân mật.
gặp mặt
- I. đgt. Hẹn hò, gặp gỡ những người quen: Tuần này phải đi gặp mặt nhóm bạn học cũ. II. dt. Cuộc gặp gỡ giữa những người quen thuộc: Cuộc gặp mặt đồng hương lần này vui lắm.
gắt
- đgt Vì bực tức với người dưới mà nói to một cách cáu kỉnh: Lão ấy về đến nhà là gắt với vợ con.
- tt, trgt Quá đáng: Trưa hôm nay nắng ; Thức ăn mặn gắt; Phê bình gắt.
gắt gỏng
- đg. Gắt nói chung: Người ốm hav gắt gỏng.
gặt
- đg. Cắt lúa chín để thu hoạch. Mùa gặt. Cánh đồng đã gặt xong. Gieo gió gặt bão°.
gầm
- 1 dt. Chỗ trống dưới vật gì kê ở mặt đất: gầm giường Chó chui gầm chạn (tng.) gầm tủ gầm cầu thang gầm cầu.
- 2 đgt. 1. Phát ra tiếng kêu dữ dội, ngân vang kéo dài (ở một số loài thú lớn): Cọp gầm Voi gầm hổ thét. 2. Phát ra tiếng to, vang rền: Đại bác gầm vang cả trận địa từng đợt sóng gầm.
- 3 đgt. Gằm: cúi gầm mặt.
gầm ghè
- đgt Có thái độ thù địch giữ miếng nhau và sẵn sàng xông vào đánh nhau: Hai anh chàng gầm ghè nhau, trông bộ mặt dữ tợn.
gầm thét
- Nh. Gầm hét.
gẫm
- đg. (cũ). Ngẫm.
gấm
- dt. Thứ hàng dệt, nhiều sắc, có hình hoa lá: dệt gấm thêu hoa đẹp như gấm áo gấm đi đêm (tng.) gấm lam gấm thất thể.
gân
- dt 1. Dây chằng nối liền hai đầu xương hoặc nối cơ với xương: Bong gân; Gân bò 2. Tĩnh mạch nổi lên ở dưới da: Cẳng tay nổi gân xanh 3. Sức mạnh của bắp thịt: Lên gân 4. Đường nổi lên trên mặt lá cây: Gân lá lúa; Gân lá trầu không.
- tt, trgt 1. Giỏi (thtục): Làm thế mới chứ 2. Bướng: Cứ cãi gân mãi.
gân cốt
- d. Thể chất nói chung. Nh. Sức lực: Gân cốt mạnh mẽ.
gần
- I t. 1 Ở vị trí chỉ cách một khoảng không gian tương đối ngắn. Cửa hàng ở gần chợ. Làm việc gần nhà. Ngồi xích lại gần nhau. 2 Ở vào lúc chỉ cần một khoảng thời gian tương đối ngắn nữa là đến thời điểm nào đó. Trời gần sáng. Gần đến giờ tàu chạy. Việc làm gần xong. 3 Ở mức chỉ cần một ít nữa thôi là đạt đến số lượng, trạng thái nào đó. Sách dày gần 400 trang. Quả gần chín. Đi nhanh gần như chạy. 4 Ở trạng thái có nhiều điểm giống nhau, phù hợp với nhau hơn là khác nhau. Phát âm gần với chuẩn. Quan điểm của hai bên gần nhau. 5 (dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Có cùng chung một ông tổ, chỉ cách có ít đời. Bà con gần. Có họ gần với nhau. 6 (hoặc đg.). Có điều kiện thường xuyên tiếp xúc, có quan hệ với nhau hàng ngày trong sinh hoạt, công tác. Về quê có dịp sống gần nông dân. Một người dễ gần (đg.).
- II đg. (kng.). Có quan hệ tốt, thường hiểu rõ tâm tư, tình cảm và cảm thông sâu sắc (với người dưới mình). Tác phong quần chúng. Sống giản dị, gần anh em.
gần đây
- trgt 1. ở ngay bên cạnh: Sinh rằng lân lí ra vào, gần đây nào phải người nào xa xôi (K) 2. Trong thời gian không xa: Gần đây tôi có gặp anh ấy.
gần gũi
- Nh. Gần gụi.
gần xa
- t. 1 Gần cũng như xa, khắp mọi nơi. Ý kiến của bạn đọc gần xa. 2 (kết hợp hạn chế). Xa xôi cách trở. Thương nhau chẳng quản gần xa... (cd.). 3 (id.). Gần và xa, hết chuyện này đến chuyện nọ, đủ cả mọi chuyện. Chuyện gần xa.
gấp
- 1 đgt. 1. Làm cho vật gọn lại mà khi mở ra vẫn như cũ: gấp quần áo gấp chăn màn gấp sách lại còn nguyên nếp gấp. 2. Làm cho miếng giấy trở thành có hình hài: gấp phong bì gấp đồ chơi bằng giấy.
- 2 tt. Có số lượng hoặc mức độ tăng bội lên: lãi suất tăng gấp nhiều lần Chiều này dài gấp hai lần chiều kia giá đắt gấp đôi đẹp gấp trăm gấp nghìn.
- 3 tt. 1. Rất vội, rất cần kíp: Việc rất gấp phải làm gấp cho kịp nhờ chuyển gấp. 2. Nhanh hơn bình thường: thở gấp.
gấp bội
- tt, trgt Bằng nhiều lần hơn: Ta có thể tăng gia sản xuất gấp bội (HCM).
gấp khúc
- t. 1. (toán). Nói một đường gồm nhiều đoạn thẳng kế tiếp nhau và không thẳng hàng: Đường gấp khúc. 2. Gặp gian nan vấp váp.
gập ghềnh
- t. 1 (Đường sá) có những chỗ lồi lõm, không bằng phẳng. Đường núi gập ghềnh. 2 Khi lên cao, khi xuống thấp một cách không đều, không nhịp nhàng. Bước chân gập ghềnh. // Láy: gập gà gập ghềnh (ý mức độ nhiều).
gật
- đgt. 1. Cúi đầu rồi ngẩng lên ngay để chào hỏi, để gọi hay tỏ ý ưng thuận: gật đầu chào Lão gật lia lịa nghị gật. 2. (Đầu) gục xuống hất lên khi nhanh khi chậm do ngủ ngồi khi không định ngủ: ngủ gật.
gấu
- 1 dt Loài động vật có vú thuộc loại ăn thịt, nhưng cũng ăn cả thảo mộc, rất ưa mật ong, tuy dáng nặng nề, nhưng có thể chạy nhanh: Dạy gấu làm xiếc.
- tt Tham lam, ngổ ngáo: Không ai ưa hắn vì hắn rất.
- 2 dt Cỏ thuộc loại cói, thân tam giác, rễ có chất dầu thơm, thường gọi là hương phụ: Rễ gấu dùng làm thuốc.
- 3 dt chỗ vải khâu gấp lạ; ở dưới vạt áo hay ống quần: áo quần sổ gấu.
gấu chó
- Thứ gấu mõm nhỏ giống mõm chó.
gấu mèo
- d. Thú ăn thịt hình dạng giống gấu, nhưng cỡ nhỏ, đuôi dài, cho bộ da lông quý.
gấu ngựa
- dt. Gấu quý hiếm, có ở Tuyên Quang, Lai Châu, Bắc Thái, Sơn La, Quảng Ninh, Nghệ An, Tây Nguyên..., cỡ lớn, thân dài đến 1,5m, nặng đến 200kg, tai lớn, toàn thân lông đen, dài thô, yếm ở ngực hình chữ V vàng nhạt hoặc trắng mờ, sống đơn độc ở rừng đầu nguồn, ăn tạp, mỗi lứa đẻ 2 con; còn gọi là gụ ngựa, gấu đen.
gây
- 1 tt Nói món ăn có nhiều mỡ quá, và có mùi hôi: Mỡ bò gây lắm, không ăn được.
- 2 đgt 1. Làm cho phát ra; Sinh ra: Sòng bạc ấy mở vòng nửa tháng còn gây nhiều cảnh tượng xấu xa (Tú-mỡ); Mành tương phân phất gió đàn, hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình (K) 2. Làm cho nảy nở ra: Gây giống; Gây vốn.
gây dựng
- Vun đắp cho nên cơ sở.
gây sự
- đg. Gây chuyện cãi nhau hoặc đánh nhau. Chuyện nhỏ làm ra to để gây sự.
gầy
- 1 tt. 1. (Người và động vật) ít thịt, ít mỡ; trái với béo: béo chê ngấy, gầy chê tanh (tng.) trâu thịt gầy, trâu cày thì béo (tng.) người gầy Chân tay gầy khẳng khiu gầy như con mắm (tng.). 2. (Thực vật) ở trạng thái kém phát triển, không mập: cỏ gầy. 3. ít chất màu, ít chất dinh dưỡng: đất gầy.
- 2 đgt., đphg 1. Tạo dựng cho đạt tới mục đích: gầy vốn. 2. Làm cho cháy: gầy bếp. 3. Tạo cơ sở để từ đó tiếp tục hoàn thành: gầy gấu áo len.
gầy còm
- tt Gầy và còi cọc: Thấy thằng bé gầy còm mà thương hại.
gầy đét
- t. Gầy như chỉ có da bọc lấy xương.
gầy gò
- t. Gầy (nói khái quát). Thân hình gầy gò. Khuôn mặt gầy gò.
gầy guộc
- tt. Gầy đến mức chỉ còn da bọc xương: Chân tay gầy guộc thân hình gầy guộc ông gầy guộc và khổ hạnh như hình các vị La Hán chùa Tây Phương.
gầy yếu
- tt Gầy gò và không còn sức khoẻ: Thấy bà mẹ gầy yếu, người còn lo lắng lắm.
gậy
- d. Đoạn tre, song hay gỗ dùng để chống hoặc để đánh. Gậy ông đập lưng ông. Nói người ta dùng gậy mình để đánh lại mình hoặc dùng lý luận của mình để công kích mình.
ghe
- 1 d. (ph.). Thuyền gỗ có mui.
- 2 t. (cũ). Nhiều, lắm. Ghe phen.
ghè
- 1 đgt. 1. Làm cho vỡ hoặc mẻ dần bằng cách đập vào mép hay cạnh của vật rắn. 2. Nh. Đập: lấy gạch ghè vào đầu nhau.
- 2 dt. Lọ nhỏ bằng sành: ghè tương.
ghẻ
- 1 dt Bệnh ngoài da do kí sinh trùng gọi là cái ghẻ gây ra, khiến cho nổi lên những mụn, rất ngứa: Nghĩ rằng ngứa ghẻ, hờn ghen, xấu chàng mà có ai khen chị mình (K); Có nghén thì đẻ, có ghẻ đâu mà lây (tng).
- 2 dt Sợi bẩn trong tơ: Gỡ ghẻ trong tơ.
- 3 tt Nói quan hệ giữa một người với người đàn ông hay người phụ nữ hiện thay cha hay mẹ người ấy đã mất hoặc đã li hôn: Bố ghẻ; Mẹ ghẻ.
ghẻ lạnh
- t. ph. Hững hờ, nhạt nhẽo: Ăn ở ghẻ lạnh.
ghé
- đg. 1 Tạm dừng lại một thời gian ở nơi nào đó, nhằm mục đích nhất định, trên đường đi. Ghé vào quán uống nước. Ghé thăm. Đi qua, không ghé lại. 2 Tạm nhờ vào để làm việc gì cùng với người khác, coi như phụ thêm vào. Ngồi ghé vào ghế bạn. Ghé gạo thổi cơm. 3 Nghiêng về một bên để đặt sát vào hoặc để hướng về. Ghé vai khiêng. Ghé vào tai nói thầm. Ghé nón liếc nhìn.
ghẹ
- 1 dt. 1. Loại cua biển vỏ trắng có hoa, càng dài, thịt nhiều và ngọt hơn cua: con ghẹ. 2. Kẻ bạo ngược, ỷ thế hiếp người: ông ghẹ ngang quá ghẹ.
- 2 đgt. Bám vào, nhờ vào để được việc mà không phải tốn kém: ăn ghẹ cho trẻ bú ghẹ hàng xóm đi ghẹ xe.
ghen
- đgt 1. Tức tối, bực bội vì nghi cho chồng hoặc vợ có ngoại tình: Bây giờ mới rõ tăm hơi, máu ghen đâu có lạ đời nhà ghen (K) 2. Tức tối khi thấy người khác hơn mình: Nghĩ đời mà ngán cho đời, tài tình chi lắm cho trời đất ghen (K); Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh (K).
ghen ghét
- Nh. Ghen, ngh.1.
ghẹo
- đg. 1 (ph.). Trêu. Ghẹo trẻ con. 2 Dùng lời nói, cử chỉ chớt nhả để đùa cợt với phụ nữ. Ghẹo gái.
ghép
- I. đgt. 1. Đặt phần nọ sát vào phần kia: ghép ván thuyền ghép bằng nhiều mảnh ghép vần. 2. Làm cho một mắt hoặc một cành tươi cây này sống trên thân cây khác: ghép cây. 3. Tách một phần cơ thể gắn lên chỗ khác của cơ thể đó hoặc cơ thể khác: ghép thận ghép da. 4. Buộc phải nhận, phải chịu tội: ghép vào tội lừa đảo. II. tt. Có tính chất của một chỉnh thể cấu thành từ ít nhất hai thành phần: từ ghép mặt bàn gỗ ghép.
ghét
- 1 dt Chất bẩn bám vào da người: Tắm thì phải kì cho sạch ghét.
- 2 đgt Không ưa: Lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét (tng); Vô duyên ghét kẻ có duyên; Không tiền ghét kẻ có tiền cầm tay (cd).
ghê
- ph.t. 1. Cảm thấy muốn rùng mình: Lạnh ghê cả người; Ăn khế chua ghê cả răng. 2. Sợ, tởm, muốn tránh: Trông thấy con đỉa mà ghê. 3. Quá lắm (thtục): Lâu ghê; Xấu ghê.
ghê tởm
- đg. (hoặc t.). 1 Có cảm giác không thể chịu được, muốn tránh xa đi vì thấy quá xấu xa (nói về mặt tinh thần). Ghê tởm cuộc sống dối trá, lừa đảo. Hạng người đáng ghê tởm. 2 Có tác dụng làm ghê tởm; đáng ghê tởm. Những tội ác ghê tởm. Bộ mặt ghê tởm.
ghế
- 1 dt. 1. Đồ dùng để ngồi: ghế tựa ghế băng ghế mây bàn ghế kê hai dãy ghế. 2. Địa vị, chức vụ: ông ta sợ mất ghế tranh ghế tổng thống.
- 2 đgt. 1. Dùng đũa cả đảo gạo khi nấu cơm: ghế cơm. 2. Trộn lẫn cơm nguội hoặc lương thực phụ khi nấu cơm: ghế cơm nguội cơm ghế khoai khô.
ghế bành
- dt (Bành là ghế ngồi trên lưng voi) Ghế có lưng tựa và hai tay vịn: Hắn ngồi chễm chệ trên một ghế bành.
ghế dài
- Ghế làm bằng tấm gỗ dài có chân ở hai đầu, cho nhiều người ngồi không tựa lưng và tì tay.
ghế đẩu
- d. Ghế nhỏ không có lưng tựa, dùng cho một người ngồi.
ghế điện
- dt. Ghế có truyền điện, dùng để tra tấn hoặc xử tử.
ghếch
- đgt Đặt một đầu cao lên: Ghếch tấm ván lên tường; Nằm bắt chân chữ ngũ, ghếch đầu lên cái ghế gỗ (Tô-hoài).
ghềnh
- đg. Đi quân sĩ hay quân tượng từ vạch dưới lên, trong ván cờ tướng.
ghi
- 1 d. Thiết bị dùng để chuyển đường chạy của xe lửa hoặc xe điện. Bẻ ghi.
- 2 đg. 1 Dùng chữ viết hoặc dấu hiệu để lưu giữ một nội dung nào đó, khi nhìn lại có thể biết hoặc nhớ lại nội dung ấy. Ghi địa chỉ. Ghi tên vào danh sách. Ghi nhật kí. Ghi vào lòng (b.; nhớ sâu trong lòng). Tổ quốc ghi công (b.). Đội bóng A ghi hai bàn thắng (b.; đoạt hai bàn thắng). 2 (chm.). Ghi thông tin lên thiết bị nhớ của máy tính.
- 3 t. (kết hợp hạn chế). Có màu giữa màu đen và màu trắng (thường nói về những đồ vật nhân tạo). Chiếc áo màu ghi. Sơn màu ghi.
ghi âm
- đgt. Ghi những dao động âm vào những vật mang (đĩa, băng...) để sau có thể phát lại.
ghi chép
- đgt Viết lại điều mình nghe được, đọc được: Ngồi trong lớp, em ấy ghi chép đầy đủ lời thầy dạy.
ghi nhớ
- đg. 1. Chép hay đánh dấu cho khỏi quên. 2. Giữ mãi trong lòng: Ghi nhớ lời dạy của Hồ Chủ Tịch.
ghì
- đg. Dùng sức giữ thật chặt, làm cho không thể di động được. Ghì con vào lòng. Ghì cương ngựa. Ôm ghì lấy.
ghiền
- đgt., đphg Nghiện: Có thằng chồng ghiền như ông tiên nho nhỏ, Ngó vô mùng đèn đỏ sợ sao (cd).
ghim
- dt Thứ đanh nhỏ và dài dùng để gài nhiều tờ giấy với nhau hoặc để gài thứ gì vào áo: Dùng ghim gài huân chương trên ve áo.
- đgt Gài bằng: Ghim tập hoá đơn.
ghìm
- d. Kìm lại, giữ lại: Ghìm cương ngựa.
- I đ. 1 Từ dùng để chỉ sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó không rõ (thường dùng để hỏi). Cái gì kia? Tên là gì? Đi những đâu, làm những gì, không ai biết. Gì thế? Còn gì gì nữa nào? (kng.). Gì, chứ việc ấy thì dễ quá (kng.). 2 (thường dùng đi đôi với cũng hoặc dùng trong câu phủ định). Từ dùng để chỉ sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó bất kì. Việc gì cũng làm được. Thấy gì cũng hỏi. Chẳng cần gì hết. Không có gì vui bằng. Muốn gì gì cũng có (kng.). Gì thì cũng đã muộn rồi (kng.). 3 (kng.; dùng sau d., đg.). Từ dùng để chỉ một hạng, loại, tính chất nào đó, với ý chê bai nhằm phủ định. Người gì lại có người như thế! Bàn ghế gì mà ọp ẹp! Vợ chồng gì chúng nó! Toàn những chuyện gì gì ấy. Làm ăn gì thế này?
- II p. (dùng phụ sau đg., t.). Từ biểu thị ý phủ định dưới vẻ nghi vấn, người nói làm như muốn hỏi mà không cần trả lời, vì đã sẵn có ý bác bỏ ý khẳng định. Nó thì biết. Việc này thì can gì đến nó? Xa gì mà ngại? Ăn thua gì! Có nhiều nhặn gì cho cam.
- III tr. (dùng trong câu phủ định). Từ biểu thị nhấn mạnh ý phủ định hoàn toàn. Nó chẳng biết. Chẳng cứ gì phải đủ số mới được.
gỉ
- 1 I. dt. Chất màu đỏ sẫm, pha đen, bám phía ngoài các kim loại do bị ô-xi hoá: xe đạp lắm gỉ quá. II. đgt. Làm cho gỉ: mạ thế này thì dễ bị gỉ thép không gỉ.
- 2 Nh. Dử mắt.
gia
- đgt Thêm vào một ít: Gia muối vào canh; Gia vài vị nữa vào đơn thuốc.
gia cảnh
- Tình cảnh trong nhà giàu hay nghèo: Gia cảnh bần bách.
gia công
- đg. 1 (cũ; id.). Bỏ nhiều công sức vào việc gì; ra sức. Gia công luyện tập. 2 Bỏ nhiều công sức lao động sáng tạo để làm cho tốt, cho đẹp hơn lên, so với dạng tự nhiên ban đầu. Những hiện vật đã mang dấu vết gia công của người nguyên thuỷ. Gia công nghệ thuật. 3 (chm.). Làm thay đổi hình dạng, trạng thái, tính chất, v.v. của vật thể trong quá trình chế tạo sản phẩm. Gia công kim loại. Gia công các chi tiết máy. Các công đoạn gia công. 4 (Bên sản xuất) làm thuê cho bên có nguyên vật liệu, nhận nguyên vật liệu để làm ra sản phẩm theo yêu cầu (một hình thức tổ chức sản xuất). Làm gia công một số mặt hàng thủ công nghiệp. Hàng gia công.