L (4)

lôi
- đg. 1. Vận dụng mạnh mẽ và có phần nào thô bạo một sức vào một người cho chuyển dịch theo mình hoặc lại gần mình: Lôi kẻ cắp vào đồn công an ; Thấy con cãi nhau lôi về đánh một trận. 2. Vận dụng một sức vào một vật cho nó lê trên mặt đất theo mình hoặc lại gần mình: Bao gạo nặng, bê không nổi, phải lôi.
lôi cuốn
- đg. Làm cho có thiện cảm, ham thích đến mức bị thu hút vào. Phong trào lôi cuốn được nhiều người. Câu chuyện rất hấp dẫn, lôi cuốn. Sức lôi cuốn.
lôi thôi
- tt. 1. Luộm thuộm, không gọn gàng: quần áo lôi thôi. 2. Dài dòng, không gọn ghẽ, mạch lạc trong diễn đạt: Văn viết lôi thôi. 3. Lằng nhằng, rắc rối, phiền phức: Chuyện ấy lôi thôi, rắc rối lắm.
lồi
- t. 1. Gồ lên, trồi lên, nhô lên: Mắt lồi. 2. (toán). Nói một đa giác nằm hoàn toàn về một phía của bất cứ cạnh nào kéo dài ra vô hạn: Đa giác lồi.
lỗi
- I d. 1 Chỗ sai sót do không thực hiện đúng quy tắc. Chữa lỗi chính tả. 2 Điều sai sót, không nên, không phải trong cách cư xử, trong hành động; khuyết điểm. Phạm lỗi. (Ăn năn) hối lỗi°. Đổ lỗi cho khách quan. Thứ lỗi°.
- II t. 1 Có chỗ sai sót về mặt kĩ thuật. Đan. Dệt lỗi. Hát lỗi nhịp. 2 (dùng trước d.). Có điều sai, trái, không theo đúng đạo lí. Lỗi đạo làm con (cũ). Lỗi hẹn.
lỗi thời
- tt. Lạc hậu, không hợp với giai đoạn hiện tại: quan niệm lỗi thời sống lỗi thời.
lối
- d. 1. Đường người ta theo để đi: Đường đi lối lại. 2. Cách thức hành động, xử trí: Lối làm việc ; Lối ăn mặc.
lội
- 1 I đg. 1 Đi trên mặt nền ngập nước. Xắn quần lội qua. Trèo đèo lội suối. 2 (cũ, hoặc ph.). Bơi. Có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con hay trèo (tng.).
- II t. (kng.; id.). (Đường sá) có nhiều bùn lầy; lầy. Mưa to, đường khá lội.
- 2 đg. (ph.). Lạm vào. Lội tiền quỹ.
lốm đốm
- tt. Rải rác trên bề mặt những chấm, những vệt màu to nhỏ, không đều nhau: Trời lốm đốm sao Tóc lốm đốm bạc.
lồn
- d. (thgt.). Âm hộ (của người).
lộn
- 1. đgt. Lật ngược, đảo ngược vị trí trong ra ngoài, trên xuống dưới: lộn mặt trong ra ngoài lộn đầu xuống đất. 2. Quay ngược lại hướng đang đi: Máy bay lộn vòng trở lại. 3. (Động vật) biến đổi, hoá thành con vật khác trong quá trình sinh trưởng: Con tằm lộn ra con ngài.
- 2 I. đgt., đphg 1. Lẫn: đổ lộn hai thứ gạo vô một thúng. 2. Nhầm: lấy lộn chiếc nón của ai. II. pht. Từ chỉ quan hệ tương tác, tương hỗ; với nhau: cãi lộn đánh lộn cự lộn.
- 3 tt. (kết hợp hạn chế) Trơn lì đến mức bóng lộn: đầu tóc chải bóng lộn.
lộn xộn
- Không có trật tự: Bài văn lộn xộn ; Chạy lộn xộn.
lông
- d. 1 Bộ phận thường hình sợi, mọc ở ngoài da cầm thú hay da người, có tác dụng bảo vệ cơ thể. Lông chân. Lông nhím. Đủ lông đủ cánh°. 2 Bộ phận hình lông trên bề mặt một số vật. Lá mơ có lông. Vải sổ lông.
lông mày
- dt. Đám lông mọc dày, thành hình dài trên mắt người: lông mày lá liễu.
lông mi
- Lông mọc ở rìa mi mắt.
lồng
- 1 d. Đồ thường đan thưa bằng tre nứa hoặc đóng bằng gỗ, dùng để nhốt chim, gà, v.v. Lồng gà. Chim sổ lồng.
- 2 đg. Cho vào bên trong một vật khác thật khớp để cùng làm thành một chỉnh thể. Lồng ruột bông vào vỏ chăn. Lồng ảnh vào khung kính.
- 3 đg. 1 Chạy cất cao vó lên với một sức hăng đột ngột rất khó kìm giữ, do quá hoảng sợ. Trâu lồng. Ngựa chạy lồng lên. 2 Bộc lộ hành vi phản ứng quá mạnh không kiềm chế được, do bị tác động, kích thích cao độ. Lồng lên vì mất của. Tức lồng lên.
lồng lộng
- tt. 1. (Gió thổi) rất mạnh và thông thoáng: Gió thổi lồng lộng. 2. (Khoảng không gian) thoáng đãng, không bị vướng tầm nhìn: Nàng rằng lồng lộng trời cao, Hại nhân nhân hại sự nào tại ta (Truyện Kiều).
lộng lẫy
- Đẹp rực rỡ: Nhà cửa lộng lẫy.
- lộNG óc Nhức óc vì gió hay tiếng động quá mạnh.
lộng quyền
- đg. Làm việc ngang ngược vượt quyền hạn của mình, lấn cả quyền hạn của người cấp trên. Một gian thần lộng quyền.
lốp
- 1 (F. enveloppe) dt. Vành cao su bọc lấy bánh xe: lốp xe đạp ô tô nổ lốp.
- 2 tt. (Lúa) có thân cao vống, lá mượt, dài nhưng hạt lép: lúa lốp.
lột
- I. đg. 1. Bóc ra: Lột áo ; Lột da. Lột mặt nạ. Bóc trần bộ mặt giả dối cho mọi người biết: Lột mặt nạ bọn phản động đội lốt thầy tu. 2. Cướp bóc: Bọn gian phi lột khách qua đường. 3. Lấy được hết cái hay trong câu văn hay bài văn: Dịch khéo lột hết được tinh thần nguyên văn. II. t. Bong lớp da ngoài ra, để thay da: Rắn lột.
lột mặt nạ
- Bóc trần bộ mặt giả để lộ nguyên hình bản chất xấu xa: lột mặt nạ thủ đoạn gian trá của bọn tham nhũng.
- 1. d. Thứ phẩm màu xanh, pha vào nước để hồ quần áo trắng. 2. đg. Hồ quần áo bằng lơ.
- đg. Giả như không nghe thấy, không biết gì: Gọi nó mà nó lơ đi.
lơ mơ
- t. 1 Ở trạng thái nửa tỉnh nửa mê, nửa thức nửa ngủ. Mới tỉnh giấc, còn lơ mơ. Hành khách trên tàu ngủ lơ mơ. 2 (Nhận thức) không có gì rõ ràng, nửa như biết, nửa như không. Hiểu lơ mơ. Còn lơ mơ, chưa nắm được vấn đề. 3 (kng.). (Cách làm việc) không thật sự đi vào việc, nửa như làm nửa như không. Làm ăn lơ mơ. Giải quyết công việc lơ mơ. Không thể lơ mơ với anh ta được. // Láy: lơ tơ mơ hoặc tơ lơ mơ (kng.; ng. 2, 3; ý mức độ nhiều).
lờ
- 1 dt. Đồ đan bằng tre nứa, có hom, dùng để nhử bắt cá tôm ở những chỗ nước đứng: đan lờ đặt lờ bắt cá.
- 2 đgt. Làm như không biết gì hoặc quên bẵng lâu rồi: thấy bạn mà lờ đi lờ chuyện cũ.
- 3 tt. Mờ, đục, không còn sáng, trong: nước đục lờ Gương lờ nước thuỷ, mai gầy vóc sương (Truyện Kiều).
lờ đờ
- t. ph. 1. Chậm chạp và thiếu tinh khôn: Con mắt lờ đờ. 2. Nói nước chảy chầm chậm: Nước chảy lờ đờ.
lỡ
- 1 I đg. 1 Do sơ suất làm xảy ra điều không hay khiến phải lấy làm tiếc, làm ân hận. Vô ý, lỡ gây ra việc đáng tiếc. Việc đã lỡ rồi. Lỡ lời°. 2 Để cho điều kiện khách quan làm việc gì qua mất đi một cách đáng tiếc. Lỡ thời vụ. Chậm nên lỡ việc. Bỏ lỡ cơ hội. Thất cơ lỡ vận°.
- II k. (ph.). Nhỡ. Mang thêm tiền, có việc cần tiêu.
- 2 t. (ph.). Nhỡ. Nồi lỡ.
lời
- 1 dt. Trời, theo cách dùng trong các lời kinh, lời cầu nguyện của đạo Cơ đốc: đức chúa Lời.
- 2 dt. 1. âm thanh của câu nói tương ứng với nội dung nhất định: nói mấy lời vắn tắt. 2. Nội dung, điều cần nói ra cho người khác hiểu: nghe lời cha mẹ nhạc không lời.
- 3 dt., (đgt.) Lãi: buôn bán kiếm lời một vốn bốn lời Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi, Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê (cd.).
lời tựa
- d. x. tựa1.
lợi
- 1 dt. 1. Phần thịt bao quanh chân răng: cười hở lợi Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn (cd.). 2. Mép, bờ: lợi bát lợi chậu.
- 2 I. dt. Cái có ích: mối lợi thấy có lợi thì làm hai bên cùng có lợi. II. tt. Có ích; trái với hại, tệ: làm thế rất lợi. III.Làm cho có lợi: ích nước lợi nhà lợi ai hại ai.
lợi dụng
- đg. 1. Dùng vào việc gì cho có ích: Triệt để lợi dụng thì giờ. 2. Thừa dịp mưu ích riêng cho mình: Lợi dụng chức vụ làm bậy.
lợi tức
- d. Tiền lãi thu được do cho vay hoặc gửi ngân hàng. Lợi tức hằng năm.
lởm chởm
- tt. Có nhiều mũi nhọn nhô lên, đâm ra không đều nhau: đường đi lởm chởm đá dăm sườn núi lởm chởm đá tai mèo.
lợm giọng
- Nh. Lợm, ngh.1: Lợm giọng buồn nôn.
lờn
- (ph.). x. nhờn1.
lớn
- I. tt. 1. Có kích thước, số lượng, quy mô hơn bình thường hoặc vượt trội so với những cái khác: toà nhà lớn con đường lớn thằng em lớn hơn thằng anh. 2. Có âm thanh vang, mạnh: Nó thét lớn ăn to nói lớn. 3. (Người, sinh vật) ở trạng thái phát triển tương đối hoàn chỉnh, không còn non bé: người lớn. 4. (Người) có chức vụ, địa vị cao trong xã hội phong kiến: quan lớn cụ lớn. II. đgt. Phát triển, tăng trưởng lên: Thằng bé đang ở độ lớn Đàn gia súc lớn nhanh như thổi.
lợn
- d. Loài động vật có guốc, thuộc bộ ngẫu đề, da dày, có nhiều mỡ, nuôi để ăn thịt.
lớp
- d. 1 Phần vật chất phủ đều bên ngoài một vật thể. Quét một lớp sơn. Bóc lớp giấy bọc ngoài. Lớp khí quyển xung quanh Trái Đất. 2 Phần của vật thể được cấu tạo theo kiểu phần này tiếp theo phần kia từ trên xuống dưới hay từ trong ra ngoài. Các lớp đất. Gỗ dán có nhiều lớp. Ngói xếp thành từng lớp. Các lớp hàng rào dây thép gai. 3 Tập hợp người cùng một lứa tuổi hay cùng có chung những đặc trưng xã hội nào đó. Lớp người già. Thuộc lớp đàn em. Trung nông lớp dưới. 4 Tập hợp người cùng học một năm học ở nhà trường hay cùng theo chung một khoá huấn luyện, đào tạo. Bạn học cùng lớp. 5 Chương trình học từng năm học hay từng khoá huấn luyện, đào tạo. Học hết lớp 10. Đã qua hai lớp huấn luyện. 6 Lớp học (nói tắt). Vào lớp. Trật tự trong lớp. 7 (chm.). Đơn vị phân loại sinh học, dưới ngành, trên bộ. Lớp bò sát thuộc ngành động vật có xương sống. 8 Đoạn ngắn trong kịch nói, lấy việc ra hay vào của nhân vật làm chuẩn. 9 (kng.; kết hợp hạn chế). Khoảng thời gian không xác định trong quá khứ hay hiện tại, phân biệt với những khoảng thời gian khác; dạo. Lớp trước tôi đã nói chuyện với anh rồi. Lớp này còn mưa nhiều.
lớp lang
- dt. Thứ tự trước sau giữa các phần: sắp xếp công việc có lớp lang trình bày có lớp lang.
lợp
- đg. Phủ sát hoặc kín, sát và kín lên trên: Lợp nhà ; Lợp mũ.
lợt
- (ph.). x. nhợt.
lu
- 1 dt. Đồ gốm hình như cái chum nhưng cỡ nhỏ hơn, dùng để chứa đựng: lu đựng đậu.
- 2 (F. rouleau compresseur) dt. 1. Quả lăn bằng kim loại, rất nặng, dùng cho đất đá trên mặt nền được nén chặt và bằng phẳng: phu kéo lu. 2. Xe có bánh lăn, có chức năng làm bằng phẳng và nén chặt mặt nền: lái xe lu Xe lu lăn đường.
- 3 tt. Mờ, không tỏ, không rõ: trăng lu ngọn đèn lu Ngồi buồn đọc sách ngâm thơ, Tưởng là chữ rõ ai ngờ chữ lu (cd.).
- d. Đàn, bọn đông người: Một lũ tù binh ; Lũ chúng nó.
- d. Mưa nguồn, làm cho nước dâng lên to: Mưa lũ.
- 1 d. Lối chơi cờ bạc thời trước, đặt tiền vào bốn cửa. Đánh lú.
- 2 đg. (ph.). Nhú lên hoặc ló ra. Lú mầm non. Trăng mới lú.
- 3 t. (hoặc đg.). (kng.). Ở trạng thái trí tuệ kém, hầu như không có hoặc không còn trí nhớ, trí khôn. Nó lú nhưng chú nó khôn (tng.). Quên lú đi (quên mất đi).
lùa
- 1 dt. Đồ dùng bằng sắt có những lỗ tròn để kéo vàng bạc thành sợi: bàn lùa.
- 2 đgt. 1. Dồn đuổi đàn gia súc, gia cầm đi theo hướng nhất định: lùa trâu về nhà lùa vịt ra đồng. 2. Luồn vào nơi trống, hẹp: Gió lùa qua khe cửa sổ. 3. Và, nhai cơm vào miệng, cốt cho xong bữa: chan canh vào, lùa hết bát cơm để còn kịp ra bến xe. 4. Sục bùn ở ruộng lúa nước bằng cào: chiêm lùa mùa cuốc (tng.).
lúa
- d. 1. Loài cây thuộc họ hòa thảo, thân rỗng, hoa lưỡng tính, trồng ở ruộng, hạt có vỏ trấu, gọi là hạt thóc. 2. Thóc: Hàng xáo đi đong lúa. 3. Từ đặt trước các danh từ để chỉ chung các loài ngũ cốc: Lúa mì, lúa mạch.
lúa mì
- d. Cây lương thực chính của nhiều vùng trên thế giới, nhất là của các vùng ôn đới, bột dùng làm bánh (bánh mì) ăn hằng ngày.
lụa
- dt. 1. Hàng dệt bằng tơ, mỏng, mịn: dệt lụa chiếc quần lụa. 2. Lớp lá chuối non hay bẹ cau non chưa nở: lụa chuối lụa cau. 3. Vật mềm, mịn: giò lụa.
luân chuyển
- Trao lần lượt từ người nọ đến người kia hay chỗ nọ đến chỗ kia: Luân chuyển tờ báo cho anh em xem.
luân lạc
- đg. (id.). Lưu lạc nay đây mai đó.
luân lý
- d. 1. Hệ thống đạo đức của xã hội loài người. 2. Môn dạy về đạo đức trong trường học.
luẩn quẩn
- đg. 1 Loanh quanh mãi không thoát ra khỏi một vị trí hoặc tình trạng nào đó. Luẩn quẩn trong rừng. 2 (Suy nghĩ, tính toán) trở đi rồi trở lại, vẫn không sao tìm ra được lối thoát. Tính toán luẩn quẩn. Nghĩ luẩn quẩn. Sa vào vòng luẩn quẩn.
luận án
- dt. Công trình khoa học được trình bày trước hội đồng chấm thi để được nhận học vị phó tiến sĩ, tiến sĩ: bảo vệ luận án tiến sĩ toán học.
luận đề
- Đầu đề để bàn luận.
luận điệu
- d. Ý kiến, lí lẽ đưa ra để đánh lừa. Luận điệu giả nhân giả nghĩa.
luận văn
- dt. 1. Bài nghiên cứu, trình bày về một vấn đề gì: luận văn chính trị. 2. Công trình nghiên cứu, được trình bày trước hội đồng chấm thi để được công nhận tốt nghiệp đại học (cử nhân) hay cao học (thạc sĩ): luận văn tốt nghiệp đại học. 3. Nh. Luận án.
luật
- d. 1. Điều nêu lên cho mọi người theo để làm đúng những qui ước đã được công nhận: Xe phải chạy đúng luật giao thông ; Luật bóng bàn ; Luật thơ. 2. X. Pháp luật. 3. Dụng cụ xưa để cân nhắc âm thanh.
luật gia
- d. Người chuyên nghiên cứu về pháp luật.
luật học
- dt. Khoa học nghiên cứu về pháp luật: nghiên cứu luật học.
luật khoa
- Nh. Luật học.
luật sư
- d. Người chuyên bào chữa cho đương sự trước toà án theo pháp luật hoặc làm cố vấn về pháp luật, nói chung.
lúc
- dt. 1. Khoảng thời gian ngắn, không xác định: đợi một lúc nữa rồi hẵng đi nghỉ một lúc đã. 2. Thời điểm trong ngày, không xác định: lúc sáng lúc trưa. 3. Thời điểm gắn với hoạt động hay sự kiện nào: lúc vui buồn chưa đến lúc thôi.
lúc lắc
- Cầm mà đưa đi đưa lại nhanh: Lúc lắc cái chuông.
lục
- 1 đg. Lật và đảo lên khắp cả để tìm kiếm. Lục mãi trong tủ mới thấy cuốn sách. Lục tung vali quần áo.
- 2 t. Có màu xanh sẫm, giữa màu lam và màu vàng. Phẩm lục. Làn khói màu lục.
lục địa
- dt. Đất liền; phân biệt với biển, đại dương: lục địa châu á khí hậu lục địa Trên địa cầu ba phần biển, một phần lục địa.
lục đục
- Lủng củng, hay va chạm nhau: Nội bộ đế quốc lục đục.
lục vấn
- đg. (kng.). Hỏi vặn để truy cho ra lẽ. Bị lục vấn đủ chuyện. Hỏi cứ như lục vấn người ta.
lui
- 1 khng., Nh. Bờ-lu.
- 2 1. Ngược trở lại nơi hoặc thời điểm xuất phát: lui quân lui trở lại vài năm. 2. Giảm, có xu hướng trở lại bình thường: Cơn sốt đã lui. 3. Lùi: Cuộc họp tạm lui vài ngày nữa.
lủi
- đg. Lẩn mất: Con chồn lủi vào bụi.
lủi thủi
- p. Một cách âm thầm, lặng lẽ, với vẻ cô đơn, đáng thương. Lủi thủi ra về. Cháu bé lủi thủi chơi một mình.
lùn
- tt. 1. Có chiều cao thấp dưới bình thường: Người lùn quá nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn. 2. (Thực vật) thuộc giống có thân thấp dưới mức bình thường so với các cây cùng loại khác: chuối lùn cau lùn.
lún
- t. Sụt xuống: Nền nhà lún. 2. Chịu kém: Thái độ có vẻ lún hơn trước.
lụn bại
- đg. Lâm vào tình trạng suy kiệt và suy sụp không thể cứu vãn được. Lụn bại vì nợ nần. Tinh thần lụn bại.
lung lạc
- đgt. Làm cho nao núng tinh thần, lay chuyển ý chí để chịu khuất phục: không thể lung lạc tinh thần của các chiến sĩ yêu nước.
lung lay
- t. 1. Bắt đầu lỏng, không chặt: Răng lung lay ; Cái đinh lung lay. 2. Rung chuyển và ngả nghiêng: ý chí không lung lay.
lủng
- t. (ph.). Thủng. Đâm lủng.
lủng củng
- 1. Lỉnh kỉnh, lộn xộn, thiếu trật tự ngăn nắp: Đồ đạc lủng củng. 2. Túc tắc, thiếu mạch lạc trong viết văn, diễn đạt ý: Văn viết lủng củng. 3. Thiếu hoà thuận, mất đoàn kết: Gia đình lủng củng Nội bộ cơ quan lủng củng.
lũng đoạn
- Nh. Độc quyền: Bọn tư bản tài chính lũng đoạn nền kinh tế các nước tư bản.
lúng túng
- t. Ở vào tình trạng không biết nên nói năng, hành động, xử trí như thế nào, do không làm chủ được tình thế. Lúng túng khi nói chuyện trước đám đông. Trả lời lúng túng. Lúng túng như thợ vụng mất kim (tng.). // Láy: lúng ta lúng túng (ý mức độ nhiều).
luộc
- đgt. 1. Làm cho đồ ăn chín trong nước đun sôi: luộc sắn luộc khoai lang luộc thịt. 2. Cho vào nước đun sôi để khử trùng hoặc làm cho vật bền chắc: luộc kim tiêm luộc cốc thuỷ tinh. 3. Bán lại, làm lại một lần nữa để kiếm lời: cứ mua đi rồi luộc lại cũng lời chán Trên cơ sở quyển sách đã in, họ luộc lại thành hàng nghìn cuốn, tung ra thị trường.
luôn
- ph. 1. Liên tiếp không ngừng: Làm luôn chân luôn tay. 2. Thường thường, nhiều lần: Có khách đến chơi luôn. 3. Ngay lập tức: Mua được quả cam ăn luôn. 4. Một thể, một lần: Mua xong cái bàn, mua luôn cái ghế.
luồn
- đg. 1 Đi hoặc làm cho đi qua những chỗ hở nhỏ, hẹp để từ bên này xuyên sang bên kia. Luồn kim. Luồn đòn gánh vào quang. Nắng luồn qua kẽ lá. Luồn rừng đi tắt. 2 Len lỏi để đi lọt qua nơi nguy hiểm. Luồn qua đồn bốt địch. Luồn khỏi vòng vây. 3 Đưa lọt vào một cách khéo léo, bí mật. Luồn người vào tổ chức địch.
luồn cúi
- đgt. Quỵ luỵ cầu cạnh kẻ có quyền chức: không chịu luồn cúi ai bao giờ.
luồng
- d. Thứ tre rừng.
- d. Sự vận động của nước, gió, điện hay tư tưởng theo một chiều hướng nhất định: Luồng sóng ; Luồng gió ; Luồng điện ; Luồng ý nghĩ.
luống cuống
- t. Ở vào trạng thái mất bình tĩnh, thiếu tự chủ đến mức không biết xử sự, đối phó ra sao (thường thể hiện bằng những cử chỉ, hành động không tự nhiên, vụng về, thất thố). Mừng quá, chân tay luống cuống không biết làm gì. Bị hỏi dồn nên luống cuống.
lụp xụp
- tt. (Nhà cửa) thấp bé, rách nát tồi tàn: Nhà cửa lụp xụp Ba gian nhà tranh lụp xụp.
lụt
- d. Nước dâng lên tràn ngập một vùng: Mưa nhiều thành lụt.
- t. 1. Thụt xuống: Đèn lụt bấc. 2. Kém trước: Học hành lười biếng nên bị lụt.
- t. X. Nhụt: Dao lụt.
lũy
- luỹ d. 1 Công trình bảo vệ một vị trí, thường đắp bằng đất. Xây thành, đắp luỹ. 2 Hàng cây (thường là tre) trồng rất dày để làm hàng rào. Luỹ tre quanh làng. Luỹ dừa.
lũy tiến
- luỹ tiến tt. Tăng dần lên theo tỉ lệ nào đó: thuế luỹ tiến.
luyến ái
- đg. (dùng phụ cho d.). Yêu đương. Quan điểm luyến ái mới. Việc luyến ái.
luyện
- 1 đgt. Chế biến cho tốt hơn bằng tác động ở nhiệt độ cao: luyện thép luyện đan luyện kim.
- 2 I. đgt. 1. Trộn kĩ, nhào đều cho dẻo, nhuyễn: luyện vôi cát và xi măng để đổ trần nhà. 2. Tập nhiều, thường xuyên để thành thục, nâng cao kĩ năng: luyện võ luyện tay nghề luyện tập luyện thi đào luyện huấn luyện khổ luyện ôn luyện rèn luyện tập luyện thao luyện tôi luyện tu luyện. II. tt. Điêu luyện, nói tắt: Tiếng đàn nghe rất luyện.
lữ điếm
- d. (cũ). Quán trọ.
lữ khách
- dt., vchg Khách đi đường xa.
lừa
- d. Loài có vú họ ngựa, nhưng nhỏ hơn ngựa, tai dài. Lừa ưa nặng. Nói nhẹ không nghe, chỉ ưa nói nặng. Dốt như lừa. Dốt quá.
- đg. Cố ý làm cho người ta mắc sai lầm hoặc có ảo tưởng để nghe theo mình, có lợi cho mình và có hại cho họ: Tên lưu manh lừa cô gái nông thôn đến chỗ vắng và lấy mất đồng hồ.
- đg. Nhằn ra: Ăn cá phải lừa xương.
- đg. Ru, dỗ: Lừa cho trẻ ngủ.
lừa đảo
- đg. Lừa bằng thủ đoạn xảo trá để chiếm lấy của cải, tài sản. Giả danh công an đi lừa đảo. Bị truy tố về tội lừa đảo.
lửa
- dt. 1. Vật cháy phát ra ánh sáng và nhiệt: đốt lửa Lửa cháy rực trời Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén (tng.) 2. Tình cảm sôi động, nóng bỏng, hừng hực khí thế: lửa lòng.
lứa
- d. Loạt những sinh vật cùng một thời kỳ sinh trưởng: Lứa lợn ; Lứa cam.
lựa
- 1 đg. 1 Chọn lấy những cái đáp ứng yêu cầu trong nhiều cái cùng loại. Lựa hạt giống. 2 Chọn chiều, hướng, lối, sao cho việc làm đạt kết quả tốt nhất. Lựa chiều gió cho thuyền đi. Lựa mãi mới mở được khoá. Lựa lời khuyên giải.
- 2 k. (cũ; id.). Như lọ. Trông cũng biết, lựa là phải hỏi.
lực
- dt. 1. Sức, sức mạnh: thế và lực làm thực lực. 2. Tác dụng làm biến đổi hoặc truyền gia tốc cho một vật nào đó: lực đẩy lực nén.
lực lưỡng
- To lớn khỏe mạnh: Người nông dân lực lưỡng.
lực lượng
- d. 1 Sức mạnh có thể tạo nên một tác động nhất định. Lực lượng vật chất dồi dào. Lực lượng tinh thần. 2 Sức mạnh của con người được tổ chức nhau lại tạo ra để sử dụng vào các hoạt động của mình. Lực lượng quân sự. Lực lượng kinh tế. Bố trí lực lượng. Lực lượng trẻ.
lực sĩ
- dt. Người có sức khoẻ đặc biệt: khoẻ như lực sĩ.
lưng
- d. 1. Phần sau của thân người, từ vai đến thắt lưng. 2. Phần áo che phần thân nói trên. 3. Phần của ghế để tựa lưng. 4. Phần đằng sau của một số vật: Lưng tủ. 5. Phu lấy làm cơ sở trong một cuộc chơi tổ tôm, tài bàn.
- d. 1. Nửa chừng: Chim bay lưng trời ; Gió cuốn lưng đồi. 2. Lượng chứa đến nửa chừng một vật: Lưng bát cơm ; Lưng chai nước.
- d. Vốn liếng về tiền hoặc công sức: Chung lưng mở một ngôi hàng (K); Chung lưng đấu cật (tng).
lừng lẫy
- đg. (hoặc t.). Vang lừng tới mức khắp nơi ai cũng biết. Tiếng tăm lừng lẫy khắp cả nước. Chiến thắng lừng lẫy. Lừng lẫy một thời.
lửng lơ
- tt. 1. Nửa vời, không rõ hẳn như thế nào: Câu chuyện bỏ lửng lơ trả lời lửng lơ. 2. Chơi vơi giữa chừng, không hẳn cao cũng không hẳn thấp: mây lửng lơ bay.
lược
- đg. Bỏ bớt đi: Lược những câu thừa trong bài văn.
- d. Đồ dùng bằng sừng, nhựa, gỗ, có răng để chải tóc.
lược đồ
- d. (id.). Như sơ đồ.
lược khảo
- đgt. Nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính, cái cơ bản, không đi vào chi tiết: lược khảo về văn học dân gian Việt Nam.
lược thuật
- Kể lại tóm tắt.
lười biếng
- t. Lười (nói khái quát). Kẻ lười biếng. Bệnh lười biếng.
lưỡi
- dt. 1. Bộ phận ở trong miệng, dùng để nếm thức ăn hoặc để phát âm: Lưỡi không xương lắm đường lắt léo (tng.). 2. Bộ phận mỏng, bằng kim loại, dùng để cắt, chặt, cưa, rạch: lưỡi dao lưỡi giáo lưỡi cưa lưỡi cuốc lưỡi cày.
lưỡi lê
- Thứ dao dài có mũi nhọn cắm vào đầu súng dùng để đâm.
lưới
- I d. 1 Đồ đan bằng các loại sợi, có mắt và nhiều hình dáng khác nhau, có nhiều công dụng, thường dùng để ngăn chắn, để đánh bắt cá, chim, v.v. Rào bằng lưới sắt. Đan túi lưới. Đá thủng lưới (kng.; ghi bàn thắng trong bóng đá). Thả lưới bắt cá. Chim mắc lưới. 2 (dùng trong một số tổ hợp). Như mạng lưới. Lưới điện. Lưới lửa. 3 Tổ chức để vây bắt. Sa lưới mật thám. Rơi vào lưới phục kích. 4 (chm.). Điện cực bằng kim loại có dạng đường xoắn ốc hay dạng lưới, đặt giữa cathod và anod trong đèn điện tử.
- II đg. (id.). Đánh cá bằng. Chồng chài, vợ lưới, con câu... (cd.).
lườm
- đgt. Đưa mắt liếc ngang với người nào đó để tỏ ý không bằng lòng hay tức giận: lườm bạn vẻ trách móc.
lượm
- d. Bó lúa nhỏ vừa một chét tay.
- đg. 1. Nhặt nhạnh: Lượm của rơi. 2. Sưu tầm: Lượm tài liệu.
lươn
- d. Cá nước ngọt, thân tròn và dài như rắn, mắt nhỏ, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn. Ti hí mắt lươn. (Ấm màu) da lươn°.
lươn lẹo
- tt. Lắt léo, gian trá: ăn nói lươn lẹo thói lươn lẹo.
lượn
- 1 d. Lối hát đối đáp giữa trai và gái của dân tộc Tày, làn điệu phong phú. Hát lượn.
- 2 I đg. 1 Di chuyển bằng cách chao nghiêng thân hoặc uốn mình theo đường vòng. Chim lượn mấy vòng. Ngoằn ngoèo như rắn lượn. Sóng lượn nhấp nhô. 2 (kng.). Đi qua qua lại lại một nơi nào đó, không dừng lại lúc nào cả. Lượn quanh nhà, dò xét. Lượn phố.
- II d. (id.). Làn (sóng). Từng sóng xô vào bờ.
lương
- 1 dt. 1. Cái ăn dự trữ: kho lương giao lương. 2. Tiền công trả định kì, thường là hàng tháng, cho cán bộ công nhân viên: làm công ăn lương nhận lương tăng lương giảm giờ làm.
- 2 dt. Người không theo đạo Thiên chúa, phân biệt với giáo dân: lương giáo đoàn kết.
- 3 dt. Hàng dệt bằng tơ; the: lương ba chỉ.
lương khô
- Thức ăn khô để dự bị được lâu.
lương tâm
- d. Yếu tố nội tâm tạo cho mỗi người khả năng tự đánh giá hành vi của mình về mặt đạo đức, và do đó tự điều chỉnh mọi hành vi của mình. Con người có lương tâm. Lương tâm nhà nghề. Lương tâm cắn rứt. Táng tận lương tâm°.
lương thiện
- tt. Tốt lành, không vi phạm đạo đức, pháp luật: làm ăn lương thiện sống lương thiện.
lương thực
- Thức ăn ngũ cốc như gạo, bột mì, ngô...
lưỡng lự
- đg. Suy tính, cân nhắc giữa nên hay không nên, chưa quyết định được dứt khoát. Đang lưỡng lự không biết nên đi hay ở. Tán thành ngay không chút lưỡng lự.
lưỡng quyền
- dt. Gò má: Lưỡng quyền hơi cao.
lượng
- d. Sự lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, có thể đo lường, tăng lên bớt xuống, không thể thiếu được trong sự tồn tại của vật chất: Không có chất nào lại không có lượng cũng như không có lượng nào mà không có chất.
- d. X. Lạng: Một cân ta có mười sáu lượng.
- d. Sức chứa đựng: Lượng của cái thùng dầu là năm lít.
- d. Sự bao dung và tha thứ: Có lượng đối với người hối lỗi.
- đg. Ước tính: Thử lượng xem thửa ruộng kia sản xuất được bao nhiêu ki-lô-gam thóc.
lượng thứ
- đg. (kc.). Thông cảm mà bỏ qua, không để ý chê trách (dùng trong lời xin lỗi với ý khiêm nhường). Xin độc giả lượng thứ cho những sai sót.
lướt
- 1 đgt. 1. Di chuyển nhanh, nhẹ như thoáng qua bề mặt: thuyền lướt trên mặt nước. 2. Thoáng qua, không chú ý tới các chi tiết: nhìn lướt một lượt đọc lướt qua mấy trang.
- 2 tt. Yếu ớt, không chắc, dễ đổ ngã: Lúa lướt lá Người yếu lướt.
lượt
- d. Đồ dệt thưa bằng tơ, thường nhuộm đen để làm khăn.
- d. 1. Thời gian hoặc thời điểm một người làm cho phần mình một việc, hoặc có xảy ra một việc, trong loạt việc cùng loại theo thứ tự trước sau: Hôm nay đến lượt tôi trực nhật ; Bỏ hàng đi chơi, khi về mất lượt. 2. Hồi, phen. X. Lần, ngh.1: Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần (K). Lượt người. Mỗi đầu người trong loạt người có mặt, một người có thể có mặt nhiều lần: Năm vạn lượt người xuống đường đấu tranh.
lưu
- 1 đg. 1 Ở lại hoặc giữ lại thêm một thời gian, chưa (để) rời khỏi. Chưa về, còn lưu lại ít hôm. Lưu khách ở lại đêm. Hàng lưu kho. 2 Giữ lại, để lại lâu dài về sau, không (để) mất đi. Lưu công văn. Lưu tiếng thơm muôn thuở. Dấu vết xưa còn lưu lại.
- 2 đg. (cũ). Đày đi xa. Bị tội lưu.
lưu danh
- đgt. Để lại tên tuổi, tiếng thơm mãi về sau: lưu danh thiên cổ (danh tiếng, tên tuổi và sự nghiệp được lưu truyền muôn đời).
lưu động
- Di chuyển luôn: Tủ sách lưu động.
lưu hành
- đg. Đưa ra sử dụng rộng rãi từ người này, nơi này qua người khác, nơi khác trong xã hội. Lưu hành loại tiền mới. Cấm lưu hành. Tài liệu lưu hành nội bộ (trong nội bộ một tổ chức).
lưu lạc
- đgt. Trôi dạt nay đây mai đó, không ổn định: thân phận lưu lạc một đời lưu lạc Từ con lưu lạc quê người, Bèo trôi sóng vỗ chốc mười lăm năm (Truyện Kiều).
lưu luyến
- Bị ràng buộc bằng tình cảm mạnh mẽ đến mức luôn luôn nghĩ đến, không muốn rời bỏ: Ra trường khi hết khóa, sinh viên còn lưu luyến thầy và bạn.
lưu manh
- d. Kẻ lười lao động, chuyên sống bằng trộm cắp, lừa đảo. Gã lưu manh. Thói lưu manh.
lưu tâm
- đgt. Chú ý, để tâm thường xuyên, chu đáo: lưu tâm đến việc dạy dỗ con cái.
lưu thông
- đg. Chảy suốt, đi suốt không bị vướng: Nhờ có mạng lưới đường sắt mà hàng hóa lưu thông.
lưu vong
- đg. (hoặc t.). 1 (cũ; id.). Sống xa hẳn quê hương, do nghèo đói phải tha phương cầu thực. 2 Sống hoặc hoạt động chính trị ở nước ngoài, do không có điều kiện và cơ sở để sống và hoạt động trong nước. Chính phủ lưu vong. Vua lưu vong.
lưu vực
- dt. Vùng đất đai chịu ảnh hưởng của một con sông hay một hệ thống sông ngòi: lưu vực sông Hồng.
lựu
- d. X. Thạch lựu.
lựu đạn
- d. Vũ khí có vỏ cứng trong chứa chất nổ hoặc chất hoá học và bộ phận gây nổ, thường ném bằng tay.
ly
- d. Cốc pha lê nhỏ.
- d. Quẻ thứ hai trong bát quái.
- d. 1. Đơn vị độ dài cũ, bằng một phần mười của một phân. 2. Mức độ rất thấp, rất nhỏ: Sai mộl ly đi một dặm (tng).
ly biệt
- Xa cách nhau.
ly dị
- X. Ly hôn.
ly tán
- Lìa tan mỗi người một nơi: Bao nhiêu gia đình ly tán vì giặc khủng bố.
ly tâm
- (lý) t. 1. X. Lực ly tâm. 2. (sinh). Tính chất của luồng thần kinh đi từ trung khu ra các đầu mút: Thần kinh ly tâm.
-,... x. lí1, lí2, lí3, lí4, lí5, lí dịch, lí do, lí giải, lí hào, lí hương, lí lẽ, lí lịch, lí liệu pháp, lí luận, lí số, lí sự, lí tài, lí thú, lí thuyết, lí tính, lí trí, lí trưởng, lí tưởng.
lý do
- d. Điều nêu lên làm căn cứ để giải thích, dẫn chứng: Tuyên bố lý do của cuộc họp ; Em cho biết lý do em nghỉ học hôm qua.
lý giải
- đg. Suy xét về sự vật để hiểu và giải thích.
lý lịch
- d. 1. Nguồn gốc và lịch sử: Lý lịch cán bộ. 2. Sổ ghi nguồn gốc và lịch sử: Nộp lý lịch cho vụ Tổ chức.
lý luận
- d. 1. Tổng kết có hệ thống những kinh nghiệm của loài người, phát sinh từ thực tiễn, để chi phối và cải biến thực tiễn. 2. (toán). Lý lẽ liên hệ với nhau bằng cách suy diễn cái này từ cái kia để chứng minh một định lý. II. đg. 1. Vận dụng lý lẽ để bàn luận phải trái. 2. (toán). Vận dụng lý lẽ để chứng minh.
lý thuyết
- I. d. 1. Toàn thể những khái niệm trừu tượng hợp thành hệ thống, dùng làm cơ sở cho việc hiểu biết một khoa học, một kỹ thuật, một nghệ thuật... và ứng dụng vào một ngành hoạt động: Phải hiểu lý thuyết âm nhạc mới hát được hay. 2. Cg. Thuyết. Công trình xây dựng của trí tuệ tiến hành bằng phương pháp khoa học, mang tính chất tổng hợp và trong một số điểm, thường ở trạng thái giả thuyết: Lý thuyết tập hợp. II. t. Dùng vào việc xây dựng lý thuyết (ngh. 2): Vật lý lý thuyết.
lý trí
- Tác dụng do sự suy xét bình tĩnh và cẩn thận mà có.
lý tưởng
- I. d. Điều thỏa mãn tới mức tuyệt đối một ước vọng cao đẹp: Lý tưởng của thanh niên là thực hiện chủ nghĩa cộng sản. II. t. 1. Đạt trình độ cao nhất của cái hay về mặt thẩm mỹ, trí tuệ hay đạo đức: Lòng dũng cảm lý tưởng. 2. Hoàn toàn theo lý thuyết và chưa tính đến trạng thái hay các sai số thực tế: Khí lý tưởng ; Hiệu suất lý tưởng của một động cơ.