S (1)

sa
- 1 dt Thứ lụa rất mỏng dùng may áo dài: Sa hoa; Sa trơn; áo sa.
- 2 đgt 1. Rơi xuống: Gió xuân hiu hắt, sương sa lạnh lùng (cd); Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống (HCM); Chim sa cá nhảy chớ chơi (tng); Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài (K). 2. Rơi vào; Mắc vào: Sa đâu ấm đấy (tng); Sa vào tay địch; Sa vào bẫy; Chuột sa chĩnh gạo; Sa vào tham ô hủ hoá, lãng phí, xa hoa (HCM). 3. Đặt xuống: Bút sa, gà chết (tng).
- 3 đgt Nói trẻ con chết non: Một con sa bằng ba con đẻ (tng).
sa bàn
- Hình một vị trí, một công trình xây dựng... đắp nhỏ lại để nghiên cứu hoặc làm mẫu.
sa chân
- đg. Bước lỡ chân vào chỗ thấp, bị hẫng và ngã; thường dùng để ví trường hợp bị rơi vào cảnh không hay. Sa chân xuống hố. Sa chân vào cảnh sống đồi truỵ.
sa cơ
- dt. Lâm vào cảnh rủi ro: giúp đỡ kẻ bị sa cơ phòng lúc sa cơ.
sa đà
- tt, trgt (H. sa: sai lầm; đà: lần lữa) ăn chơi quá độ: Sa đà rượu chè; Chơi bời sa đà.
sa đọa
- Trụy lạc hay ăn chơi đến mức đồi bại nhất.
sa lầy
- đg. Sa vào chỗ lầy; thường dùng để ví cảnh rơi vào tình thế khó khăn, khó gỡ, khó thoát. Xe bị sa lầy. Hội nghị bị sa lầy trong những cuộc tranh cãi vô vị.
sa mạc
- 1 dt. Một điệu dân ca theo thể thơ lục bát.
- 2 dt. Vùng đất cát rộng lớn, không có nước, hầu như không có cây cỏ và động vật.
sa ngã
- đgt Trở nên hư hỏng, trụy lạc: Bà cụ buồn rầu vì người con sa ngã vào những cuộc ăn chơi bừa bãi.
sa sầm
- Nói vẻ mặt bỗng nhiên xịu xuống vì buồn hay bực tức.
sa sẩy
- đg. 1 Mất mát, rơi rụng đi. Thóc lúa bị sa sẩy trong khi vận chuyển. 2 (id.). Mắc phải sai sót, lầm lỡ.
sa sút
- đgt. Trở nên nghèo túng, kém dần đi: cảnh nhà sa sút Kết quả học tập bị sa sút nhiều.
sa thải
- đgt (H. sa: cát; thải: gạt bỏ) Gạt bỏ đi, không dùng trong cơ quan xí nghiệp nữa: Thoái bộ và lạc hậu thì sẽ bị xã hội tiến bộ sa thải (HCM).
- đg. 1. Ngả vào, lăn vào: Con sà vào lòng mẹ. 2. Liệng xuống thấp: Chim sà xuống mặt hồ ; Tàu bay sà xuống bắn. 3. Dấn mình vào một nơi xấu xa: Sà vào đám bạc.
sà lan
- d. Phương tiện vận chuyển hàng hoá trên sông và trong các vũng tàu, có đáy bằng, thành thấp.
sà lúp
- (F. chaloupe) dt. Xuồng máy.
sả
- 1 dt (động) Một loại bói cá: Một con sả bay lướt trên mặt nước để rình bắt cá.
- 2 dt (thực) Loài hoà thảo, lá dài và hẹp có chất dầu thơm thường dùng để gội đầu: Nước lá sả ở cái thùng tôn to sôi sục (Ng-hồng).
- 3 đgt Chém mạnh: Lưỡi gươm chém phập, sả vào vai người tướng giặc (NgHTưởng).
- ph. Từ tỏ ý phủ định: Hương trời sá động trần ai (CgO).
sá bao
- pht., vchg Không kể đến nhiều hay ít: sá bao công sức tiền của.
sá chi
- trgt Kể gì: Sá chi vất vả; Sá chi thân phận tôi đòi (K); Đố kị sá chi con tạo (NgCgTrứ).
sá gì
- Cg. Sá chi. Sá nào. ph. Không kể gì: Sá gì việc ấy mà lo.
sá kể
- pht., vchg Không kể đến: sá kể hèn sang.
sạ
- đgt Gieo thẳng hạt giống lúa xuống nước, không cần cấy: ở ruộng sâu, nông dân sạ lúa.
sách
- d. Một loại quân bài bất hay tổ tôm, dưới hàng vạn, trên hàng văn.
- d. Mưu kế (cũ): Nguyễn Trãi dâng sách Bình Ngô.
- d. Phần dạ dày trâu bò có từng lá như tờ giấy.
- d. Tập giấy có chữ in đóng lại với nhau thành quyển để đọc hay học: Sách giáo khoa.
sách giáo khoa
- d. Sách soạn theo chương trình giảng dạy ở trường học.
sách lược
- dt. Hình thức tổ chức, đấu tranh trong cuộc vận động chính trị: sách lược mềm dẻo.
sách nhiễu
- đgt (H. sách: bức hiếp; nhiễu: lấn cướp) Sinh chuyện lôi thôi để đòi của đút lót: Bịa ra những việc không có nghĩa lí gì để sách nhiễu dân (NgCgHoan).
sách trắng
- Quyển sách do bộ ngoại giao một nước công bố để tố cáo âm mưu của đối phương và trình bày chủ trương chính sách của nước mình.
sách vở
- I d. Sách và vở; tài liệu học tập, nghiên cứu (nói khái quát). Chuẩn bị sách vở cho ngày khai trường. Vùi đầu trong sách vở.
- II t. Lệ thuộc vào, thoát li thực tế. Kiến thức sách vở. Con người sách vở.
sạch
- tt. 1. Không có bụi, bẩn, không bị hoen ố: áo sạch nước sạch Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm (tng.). 2. Hết tất cả, không còn gì: mất sạch tiền trả sạch nợ.
sạch bong
- tt Rất sạch, không có một chút bụi, một vết bẩn: Bàn ghế sạch bong.
sạch mắt
- Dễ coi: Dọn dẹp nhà cho sạch mắt.
sạch sẽ
- t. Sạch (nói khái quát). Nhà cửa sạch sẽ. Ăn ở sạch sẽ.
sạch trơn
sầy
- t. Bị rách nhẹ ở ngoài đda: Sầy đầu gối.
sẩy
- 1 (ph.). x. sảy1.
- 2 đg. 1 (dùng trong một số tổ hợp, trước d.). Sơ ý, làm một động tác (tay, chân, miệng...) biết ngay là không cẩn thận mà không kịp giữ lại được, để xảy ra điều đáng tiếc. Sẩy tay đánh vỡ cái chén. Sẩy chân ngã xuống ao. Sẩy chân còn hơn sẩy miệng (tng.). 2 Để sổng mất đi, do sơ ý. Để sẩy mồi. Sẩy tù. 3 (id.; kết hợp hạn chế). Mất đi người thân. Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì (tng.). 4 (Thai) ra ngoài tử cung khi đang còn ít tháng. Thai bị sẩy lúc mới ba tháng. Sẩy thai°. Chị ấy bị sẩy (kng.; sẩy thai).
- 3 (ph.). x. sảy2.
sẩy chân
- đgt. Bước lỡ chân bị hẫng không kịp giữ lại: sẩy chân ngã xuống ao sẩy chân bước xuống hố.
sẩy tay
- đgt Lỡ đánh rơi: Sẩy tay làm vỡ cả bộ ấm chén.
sẩy thai
- Nh. Tiểu sản.
sấy
- đg. Làm cho khô bằng khí nóng. Sấy cau trên bếp. Thịt sấy.
sậy
- dt. Cây mọc chủ yếu ở bờ nước, nơi ẩm ở Bắc Bộ, sống lâu năm, rễ bò dài, rất khoẻ, thân cao 1,8-4m, thẳng đứng, rỗng ở giữa, lá hình dải hay hình mũi mác có mỏ nhọn kéo dài, xếp xa nhau, thường khô vào mùa rét, cụm hoa là chuỳ, thường có màu tím hay nâu nhạt, hơi rủ cong, thân lá dùng lợp nhà, làm chiếu, làm nệm, rễ làm thuốc.
se
- tt 1. Gần khô: Kẻ hái rau tần, nước bọt se (Hồng-đức quốc âm thi tập); Quần áo phơi đã se. 2. Cảm thấy đau xót trong lòng: Lòng tôi chợt se lại (VNgGiáp).
sẻ
- d. Loài chim nhảy nhỏ, lông màu hạt dẻ, có vằn, mỏ hình nón, hay làm tổ ở nóc nhà.
- đg. Lấy ra, đổ ra một phần ; chia ra, nhường cho một phần: Sẻ mực;, Sẻ bát nước đầy làm hai ; Sẻ thức ăn cho người khác.
- Sẽ ph. 1. Từ chỉ việc sắp có trong tương lai: Ngày mai sẽ đi 2. Từ chỉ sự sắp có trong hiện tại: Tôi sẽ đi ngay.
sẽ
- 1 t. Như khẽ. Nói sẽ. Đi sẽ.
- 2 p. (dùng phụ trước đg., t.). Từ biểu thị sự việc, hiện tượng nói đến xảy ra trong tương lai, sau thời điểm nói, hoặc xảy ra trong thời gian sau thời điểm nào đó trong quá khứ được lấy làm mốc. Mai sẽ bàn tiếp. Tình hình sẽ tốt đẹp. Anh ấy có hẹn là sẽ về trước chủ nhật vừa rồi.
sẽ hay
- trgt Rồi sau này mới biết: Chờ anh ấy về sẽ hay.
séc
- d. 1. Giấy của người có tiền gửi ngân hàng yêu cầu cho rút một phần tiền hoặc tất cả cho mình hoặc cho người có tên ghi trên đó. 2. Tấm phiếu ghi tổng số tiền mà khách hàng phải trả cho người bán hàng thông qua dịch vụ ngân hàng.
sém
- đg. Bị cháy phớt qua ở mặt ngoài. Cúi gần lửa, bị sém tóc. Chiếc áo là bị sém một chỗ. Nắng sém da.
sen
- 1 dt. 1. Cây trồng ở hồ, ao, đầm nước, lá gần hình tròn, một số trải trên mặt nước, một số mọc vươn cao lên, hoa to trắng hoặc hồng kiểu xoắn - vòng, gương sen hình nón ngược, quả thường quen gọi là hạt sen, ăn bổ và dùng làm thuốc. 2. Hương hoa sen: chè sen. 3. Hạt sen: mứt sen tâm sen.
- 2 dt. Đầy tớ gái trong gia đình khá giả thời trước Cách mạng Tháng Tám: thằng ở con sen.
sẹo
- 1 dt Vệt còn lại trên da sau khi mụn, nhọt hay vết thương đã khỏi: Chị ấy có sẹo ở má.
- 2 dt Miếng gỗ nhỏ buộc ở đầu thừng xỏ vào mũi trâu bò, để thừng không tuột được: Con trâu văng tuột sẹo rồi chạy giữa đồng.
sét
- d. Hiện tượng phóng điện trong không khí giữa không gian và một vật ở mặt đất, gây ra một tiếng nổ to. Sét đánh mngang tai. Tin dữ dội đến một cách bất ngờ.
- d. Chất gỉ của sắt: Dao đã có sét.
- d. Lượng của những chất đong được vừa đến miệng đồ đong: Sét đấu gạo ; Sét bán cơm.
sề
- 1 d. Đồ đan mắt thưa, nan thô, rộng, to hơn rổ, dùng đựng bèo, khoai, v.v. Gánh đôi sề khoai. Rổ sề (rổ to và chắc).
- 2 t. 1 (Lợn cái) đã đẻ nhiều lứa. Lợn sề°. Nái sề°. 2 (thgt.). (Đàn bà) đã sinh đẻ nhiều lần, thân thể không còn gọn gàng. Mẹ sề. Gái sề.
sệ
- đgt. Xệ.
sệ nệ
- tt, trgt Có vẻ nặng nề: Con lợn bụng sệ nệ; Mang sệ nệ một bao gạo.
sên
- d. 1.Cg. ốc sên. Loài ốc nhỏ ở cạn, hay bám vào cây cối và những chỗ có rêu ẩm. Chậm như sên. Chậm quá. Yếu như sên. Yếu lắm. 2.(đph). Con vắt.
sểnh
- đg. 1 Để thoát khỏi, để mất đi cái mình đã nắm được hoặc coi như đã nắm được. Sểnh một tên cướp. Con thú bị sểnh mồi. Để sểnh món lợi lớn (kng.). 2 Lơi ra, không chú ý, không trông nom đến. Mới sểnh ra một tí đã hỏng việc. Sểnh mắt là tai nạn xảy ra như chơi.
sểnh tay
- đgt. Lơi tay ra, không để tâm chú ý: mới sểnh tay một chút là hỏng cả nồi xào.
sệt
- 1 tt, trgt Đặc quánh lại: Hồ đặc sệt.
- 2 tt, trgt Sát dưới đất: Quả bóng sệt; Đá sệt quả bóng.
sếu
- d. Loài chim lớn, cẳng cao mỏ dài.
si
- 1 d. Cây nhỡ cùng họ với cây đa, lá nhỏ, thân phân nhiều cành và có nhiều rễ phụ thõng xuống đất, thường trồng để lấy bóng mát hay làm cây cảnh.
- 2 d. Lối hát giao duyên, trữ tình của dân tộc Nùng.
- 3 [xi] d. Tên nốt nhạc thứ bảy, sau la, trong gam do bảy âm.
- 4 t. Mê mẩn, ngây dại, thường vì say đắm. Si về tình.
- Kí hiệu hoá học của nguyên tố silicium (silic).
si tình
- tt. Mê mẩn, ngây dại vì tình yêu: kẻ si tình.
- trgt Quá mức: Đen sì; ẩm sì; Hôi sì.
sỉ
- ph. Lẻ, từng một hoặc vài đơn vị hàng: Mua sỉ ; Bán sỉ. 2.(đph). Nói bán cất, bán buôn: Bán sỉ; Buôn sỉ.
sỉ nhục
- I t. Xấu xa, nhục nhã, đáng hổ thẹn. Làm những điều sỉ nhục. Không biết sỉ nhục.
- II đg. Làm cho phải thấy nhục nhã. Bị trước đám đông. Những lời sỉ nhục.
sĩ diện
- I. dt. Những cái bên ngoài làm cho người ta coi trọng mình khi ở trước mặt người khác: giữ sĩ diện. II. đgt. Muốn làm ra vẻ không thua kém ai hoặc che giấu sự kém cỏi của mình để mong được người khác coi trọng: vì sĩ diện mà giấu dốt.
sĩ phu
- dt (H. sĩ: người có học; phu: người đàn ông) Người có học vấn và có tiết tháo: Lớp lớp sĩ phu và đồng bào yêu nước đã đứng lên chiến đấu (VNgGiáp); Tiếng họ Nguyễn Tiên-điền vẫn thúc giục sĩ phu trong xứ đua nhau học tập (HgXHãn).
sĩ quan
- Quân nhân từ cấp bậc chuẩn úy trở lên.
sĩ số
- d. Số học sinh của một trường hay một lớp.
sĩ tốt
- dt. Quân lính trong thời phong kiến: huấn luyện sĩ tốt.
sĩ tử
- dt (H. sĩ: học trò; tử: con, người) Người đi thi trong thời phong kiến: Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, ậm ọe quan trường miệng thét loa (TrTXương).
sịch
- 1.đg. Động một cách bất ngờ: Gió đâu sịch bức mành mành (K). 2.ph. Bất ngờ: Sịch đến.
siểm nịnh
- đg. cn. xiểm nịnh. Ton hót, nịnh nọt người có chức quyền để làm hại người khác, mưu lợi cho mình. Nghe lời siểm nịnh. Kẻ siểm nịnh.
siêng
- tt., đphg Chăm: siêng học siêng làm.
siêng năng
- tt Chăm chỉ đều đặn: Siêng năng, chín chắn, trời dành phúc cho (cd).
siết
- đg. Cắt ngang: Siết chùm cau.
siêu
- 1 d. Ấm bằng đất nung, dùng để đun nước hoặc sắc thuốc. Siêu sắc thuốc. Đun siêu nước.
- 2 d. cn. siêu đao. Binh khí thời xưa, có cán dài, lưỡi to, sắc, mũi hơi quặp lại, dùng để chém.
- 3 Yếu tố ghép trước để cấu tạo danh từ, tính từ, động từ, có nghĩa "cao vượt lên trên". Siêu cường°. (Sóng) siêu cao. (Công ti) siêu quốc gia. Siêu người mẫu. Siêu thoát°.
siêu âm
- I. dt. Dao động âm với tần số cao hơn tần số người nghe thấy được (lớn hơn 20.000 Hz); còn gọi là sóng siêu âm. II. tt. Có tốc độ lớn hơn tốc độ âm thanh: máy bay phản lực siêu âm.
siêu cường
- tt (H. cường: mạnh) Mạnh hơn hẳn: Những nước siêu cường.
siêu đẳng
- Vượt ra ngoài bậc thường: Hạng siêu đẳng.
siêu nhân
- d. Người được coi là siêu đẳng, là vượt lên hẳn so với giới hạn khả năng của con người. Anh hùng không phải là siêu nhân.
siêu nhiên
- tt. Vượt ra khỏi phạm vi tự nhiên, không thể giải thích bằng quy luật tự nhiên: lực lượng siêu nhiên trong các huyền thoại.
siêu phàm
- tt (H. phàm: trần tục) Vượt lên trên những người thường hoặc những điều thường thấy: Chống lại quan niệm cho rằng văn hoá là vật siêu phàm, càng cao càng quí, càng khó càng hay (Trg-chinh).
siêu thanh
- t. Như siêu âm. Máy bay phản lực siêu thanh.
siêu tự nhiên
- Nh. Siêu nhiên.
sinh
- 1 dt Người học trò; Người thanh niên (cũ): Sinh rằng: Phác họa vừa rồi, phẩm đề xin một vài lời thêm hoa (K).
- 2 đgt 1. Đẻ ra: Sinh con ai nỡ sinh lòng (tng). 2. Tạo ra: Trời sinh voi, trời sinh cỏ (tng); Nguyên nhân sinh bệnh; Đồng tiền vốn đã sinh lãi. 3. Trở thành: Nuông con, nó sinh hư.
sinh dục
- Chức năng của sinh vật làm cho chúng duy trì được nòi giống bằng cách sinh sôi nảy nở. Cơ quan sinh dục. Bộ phận của cơ thể có chức năng sinh đẻ.
sinh dưỡng
- đg. (cũ; id.). Sinh đẻ và nuôi dưỡng. Công sinh dưỡng. Cha sinh mẹ dưỡng.
sinh đôi
- đg. (hoặc t.). (thường dùng phụ sau d.). Sinh ra trong cùng một lần, thành một đôi. Anh em sinh đôi. Sản phụ đẻ sinh đôi (đẻ con sinh đôi).
sinh động
- dt. Gợi ra được hình ảnh cuộc sống như đang hiện ra trước mắt: một tác phẩm văn nghệ sinh động Cách kể chuyện rất sinh động câu văn sinh động.
sinh hạ
- đgt (H. sinh: đẻ; hạ: dưới) Đẻ được: Bà ấy sinh hạ được ba con.
sinh hóa học
- Ngành hóa học nghiên cứu những phản ứng xảy ra trong cơ thể của sinh vật.
sinh hoạt
- I d. 1 Những hoạt động thuộc về đời sống hằng ngày của một người hay một cộng đồng người (nói tổng quát). Sinh hoạt vật chất và tinh thần. Tư liệu sinh hoạt. Sinh hoạt gia đình. Giá sinh hoạt°. 2 Những hoạt động tập thể của một tổ chức (nói tổng quát). Sinh hoạt câu lạc bộ. Sinh hoạt của đoàn thanh niên.
- II đg. 1 Sống cuộc sống riêng hằng ngày (nói khái quát). giản dị. Tác phong sinh hoạt. 2 (kng.). Họp để tiến hành những hoạt động tập thể. Lớp đang sinh hoạt văn nghệ.
sinh học
- dt. Khoa học nghiên cứu cơ thể sống từ thực vật, động vật đến con người và điều kiện sống của cơ thể sống đó.
sinh kế
- dt (H. sinh: sống; kế: tính toán) Cách làm ăn để mưu sự sống: Vì sinh kế, anh ấy ngoài công việc ban ngày, phải làm thuê mấy giờ ban đêm.
sinh khí
- Hơi sức hay dấu hiệu chứng tỏ sự sống của mọi vật.
sinh lực
- d. 1 Sức sống, sức hoạt động. Tuổi trẻ có nhiều sinh lực. 2 Lực lượng người trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Tiêu hao sinh lực.
sinh lý
- x. sinh lí.
sinh lý học
- Ngành khoa học nghiên cứu các hiện tượng sống và những chức năng biểu hiện sự sống.
sinh mệnh
- Nh. Sinh mạng.
sinh nhật
- dt (H. sinh: đẻ; nhật: ngày) Lễ kỉ niệm ngày sinh: Ngày vừa sinh nhật ngoại gia (K); Ngày sinh nhật của họ đều được xí nghiệp tặng quà mừng (NgKhải).
sinh quán
- Nơi mình sinh đẻ.
sinh ra
- đgt. Hoá ra, trở nên (có xu hướng xấu): nó sinh ra biếng lười.
sinh sản
- đgt (H. sinh: đẻ ra; sản: đẻ) Đẻ ra; Nảy nở ra: Loài ruồi sinh sản rất nhanh.
sinh sắc
- Tươi đẹp hơn trước: Thủ đô càng thêm sinh sắc.
sinh sống
- đg. Sống, về mặt tồn tại trên đời (nói khái quát). Làm đủ mọi nghề để sinh sống. Hoàn cảnh sinh sống.
sinh sự
- đgt. Gây ra việc lôi thôi, rắc rối với ai đó: sinh sự cãi nhau với mọi người hay sinh sự đánh nhau.
sinh thái học
- dt (H. học: môn học) Khoa học nghiên cứu quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống: Muốn phát triển nông nghiệp phải đi sâu vào sinh thái học.
sinh thời
- Lúc còn sống: Sinh thời của một nhà văn.
sinh tố
- d. 1 Vitamin. 2 (dùng hạn chế trong một vài tổ hợp). Chất chứa nhiều vitamin. Nước sinh tố (nước hoa quả, dùng làm nước giải khát). Cối xay sinh tố (xay nước sinh tố).
sinh tồn
- đgt. Sống còn: sự sinh tồn của một dân tộc Động vật cạnh tranh với nhau để sinh tồn.
sinh trưởng
- đgt (H. sinh: sống; trưởng: lớn lên) Đẻ ra và lớn lên: Nguyễn Đình Chiểu vốn là một nhà nho nhưng sinh trưởng ở đất Đồng-nai hào phóng (PhVĐồng).
sinh tử
- 1. d. Sự sống và sự chết. 2. t. Hết sức quan trọng: Vấn đề sinh tử. Sinh tử bất kỳ. Sự sống sự chết không thể hẹn trước được. Sinh tử giá thú. Bộ phận của cơ quan hành chính xưa phụ trách việc ghi và chứng nhận trẻ mới đẻ, người chết và việc hôn nhân.
sinh vật
- d. Tên gọi chung các vật sống, bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật, có trao đổi chất với môi trường ngoài, có sinh đẻ, lớn lên và chết.
sinh vật học
- Nh. Sinh học.
sinh viên
- dt (H. sinh: người học; viên: người làm việc) Học sinh các trường cao đẳng và đại học: Phải làm cho sinh viên, học sinh nắm được những kiến thức hiện đại nhất (PhVĐồng).
sình
- t. Lầy lội: Đất sình.
- t. Trướng to lên: Bụng sình.
sình lầy
- d. (ph.). Bùn lầy.
sính
- đgt. Thích đến mức lạm dụng quá đáng, để tỏ ra hơn người khác: bệnh sính nói chữ một con người sính thành tích sính dùng từ nước ngoài.
sít
- 1 dt Loài chim lông xanh, mỏ đỏ hay ăn lúa: Gần đến ngày mùa, phải trừ chim sít.
- 2 đgt, trgt Sát ngay cạnh: Nhà tôi sít nhà anh ấy; Hai anh em ngồi sít nhau trong lớp.
sít sao
- Chặt chẽ: Lý lẽ sít sao.
so
- 1 đg. 1 Đặt kề nhau, song song với nhau để xem hơn kém nhau bao nhiêu. So với bạn thì nó cao hơn. So đũa°. Sản lượng tăng so với năm trước. Chưa đủ so với yêu cầu. 2 (kết hợp hạn chế). So sánh điều chỉnh cho có được sự phù hợp nhất định. So lại dây đàn. So mái chèo. 3 Làm cho (đôi vai) nhô cao lên, tựa như so với nhau. Ngồi so vai. So vai rụt cổ.
- 2 t. (kết hợp hạn chế). Được thai nghén hoặc được đẻ ra lần đầu tiên. Chửa con so. Trứng gà so.
so bì
- đgt. So sánh hơn thiệt, không muốn mình thua thiệt: so bì nhau từng đồng Anh em trong gia đình chớ có so bì nhau so bì việc nọ việc kia.
so le
- tt Cao thấp không đều: Đôi đũa so le thế này khó gắp lắm.
so sánh
- Xem xét để tìm ra những điểm giống, tương tự hoặc khác biệt về mặt số lượng, kích thước, phẩm chất...: Để gần mà so sánh, ta thấy đồng 5 xu không to hơn đồng 2 xu là mấy.
- d. Tên gọi chung các loài trai biển nhỏ và tròn, vỏ dày có khía xù xì, thịt ăn được.
sọ
- dt. Hộp xương đựng bộ não: hộp sọ bị đánh vỡ sọ.
sọ dừa
- dt 1. Vỏ cứng của quả dừa: Dùng sọ dừa làm gáo. 2. Từ dùng để chê một kẻ ngu đần: Giảng thế mà không hiểu, đầu mày là cái sọ dừa ư?.
soán đoạt
- N h. Thoán đoạt.
soạn
- đg. 1 Đem ra, chọn lấy những thứ cần thiết và sắp xếp cho việc gì đó. Soạn hàng. Soạn giấy tờ. Soạn hành lí để chuẩn bị đi xa. 2 Chọn tài liệu và sắp xếp để viết thành bài, sách, bản nhạc, vở kịch. Soạn bài. Soạn sách. Nhà soạn nhạc. Soạn một vở kịch. Soạn tuồng.
soạn giả
- dt., cũ Người viết sách: các soạn giả của cuốn sách "Lịch sử văn học Việt Nam".
soạn thảo
- đgt (H. soạn: sắp đặt; thảo: viết sơ lược) Viết ra một văn kiện: Soạn thảo một bộ luật để trình Quốc hội.
soát
- đg. Tra xét lại xem c'height:10px;'>
- ph. Gần sát và làm phiền: Đứng sán bên cạnh.
- d. Từ chung chỉ giun giẹp ký sinh trong ruột non, gây thành bệnh mất máu và làm yếu sức.
sán dây
- d. (id.). x. sán xơ mít.
sán lá
- dt. Sán hình lá dẹp, sống kí sinh trong cơ thể người và động vật.
sán xơ mít
- dt Sán có nhiều đốt giống xơ mít: Sán xơ mít thường truyền từ lợn sang người.
sạn
- d. 1. Đá nhỏ hay cát lẫn với cơm, gạo: Gạo lắm sạn. 2. Bụi, cát hay đất trên đồ đạc: Giường chiếu đầy sạn.
sang
- 1 đg. 1 Di chuyển đến một nơi khác nào đó được coi là đơn vị khu vực cùng loại, ngang cấp với nơi mình đang ở và thường là ở bên cạnh (có ranh giới trực tiếp và rõ ràng). Sang nhà hàng xóm. Sang làng bên. Sang sông (sang bên kia sông). Đi từ Pháp sang Nga. 2 Chuyển qua một giai đoạn, một trạng thái khác nào đó trong quá trình vận động, phát triển. Tiết trời đã sang xuân. Từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản. Lịch sử đã sang trang (b.). 3 (kết hợp hạn chế). Chuyển cho người khác quyền sở hữu. Sang nhà cho em. Sang tên°. 4 Tạo ra những băng, đĩa mới giống hệt băng, đĩa gốc. Kĩ thuật sang băng. Sang băng video. 5 (thường dùng sau một đg. khác). Từ biểu thị hướng của hoạt động nhằm một phía khác, một đối tượng khác. Nhìn sang bên cạnh. Chuyển sang vấn đề khác. Gọi với sang. 6 (dùng trước d. chỉ đơn vị thời gian). Đến khoảng thời gian tiếp liền theo sau thời gian hiện tại hoặc đang nói đến. Sang tuần sau. Sang tháng mới xong. Sang thế kỉ thứ XXI.
- 2 t. 1 (cũ). Có tiền tài và danh vọng, được nhiều người trong xã hội kính trọng; trái với hèn. Người sang kẻ hèn. Thấy người sang bắt quàng làm họ (tng.). 2 Có giá trị cao và đắt tiền, trông lịch sự. Đồ dùng sang. Ăn diện rất sang. Khách sạn vào loại sang.
sang ngang
- đgt, tt 1. Từ bờ sông bên này qua bờ sông bên kia: Đò sang ngang. 2. Nói người con gái bất đắc dĩ phải lấy chồng: Lỡ bước sang ngang (NgBính).
sang sảng
- Nói tiếng người mạnh mà giòn: ông cụ còn khỏe, tiếng nói sang sảng.
sang tay
- Nh. Sang tên.
sang tên
- đgt Thay tên một người bằng tên người khác để chuyển quyền sở hữu trong giấy tờ, sổ sách: Ông cụ đã đề nghị sang tên cho người con thứ hai ở ngôi nhà thờ.
sang trọng
- Giàu có lịch sự
sàng
- I d. 1 Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Lọt sàng xuống nia° (tng.). 2 Bộ phận hình tấm đột lỗ hoặc hình lưới trong những máy (gọi là máy sàng) dùng để tách các hạt ngũ cốc hay hạt, cục vật liệu rời thành từng loại theo kích thước to nhỏ.
- II đg. Dùng hoặc máy sàng làm cho gạo sạch thóc và trấu, hay phân loại các hạt ngũ cốc hoặc hạt, cục vật liệu rời theo kích thước to nhỏ. Sàng gạo. Sàng than. Sàng đá dăm.
sàng lọc
- đgt. Lựa chọn kĩ để loại bỏ cái không đạt yêu cầu: sàng lọc các giống lúa Học sinh được sàng lọc qua kì thi.
sảng
- trgt Mê man: Sốt nặng nên nói sảng.
sảng khoái
- Nói tinh thần tỉnh táo, vui vẻ.
sáng
- I t. 1 Có ánh sáng toả ra trong không gian khiến cho có thể nhìn thấy mọi vật. Đèn bật sáng. Chỗ tối chỗ sáng. Sáng trăng. Sáng rõ như ban ngày. Trời đã sáng (hết đêm, bắt đầu ngày). 2 Có khả năng phản chiếu ánh sáng, do có bề mặt nhẵn, bóng. Vảy cá sáng như bạc. Đôi mắt sáng. Nụ cười làm sáng cả khuôn mặt. 3 (Màu) tươi nhạt, không sẫm, không tối. Chiếc khăn màu sáng. Màu xanh sáng. Nước da sáng. 4 (Lối diễn đạt) rõ ràng, dễ hiểu. Câu văn gọn và sáng. Lối diễn đạt không được sáng. 5 Có khả năng cảm biết, nhận thức nhanh, rõ. Mắt cụ vẫn còn sáng. Càng bàn càng thấy sáng ra. Việc người thì sáng, việc mình thì quáng (tng.).
- II d. 1 Khoảng thời gian từ lúc mặt trời mọc cho đến gần trưa. Buổi. Gà gáy sáng. Từ sáng đến chiều. Sáng sớm. Thâu đêm suốt sáng (cho đến tận sáng). Tảng sáng°. 2 (thường dùng sau những tổ hợp chỉ đơn vị giờ). Khoảng thời gian từ lúc coi như bắt đầu một ngày cho đến gần trưa (từ sau 12 giờ đêm cho đến trước 11 giờ trưa). Dậy từ 1 giờ sáng. Lúc 4 giờ sáng trời hãy còn tối.
sáng bóng
- Nói đồ đạc đánh nhẵn, phản chiếu ánh sáng.
sáng chế
- đg. (hoặc d.). Nghĩ và chế tạo ra cái trước đó chưa từng có. Sáng chế ra loại máy mới. Bằng sáng chế°. Một sáng chế có giá trị.
sáng choang
- tt. Rất sáng, sáng toả khắp: Đèn bật sáng choang.
sáng chói
- tt Nhiều ánh sáng quá khiến mắt khó chịu: Ngọn đèn pha sáng chói.
sáng dạ
- Nói trẻ em thông minh, mau hiểu biết.
sáng kiến
- d. Ý kiến mới, có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn. Sáng kiến cải tiến kĩ thuật. Phát huy sáng kiến. Một sáng kiến có hiệu quả kinh tế cao.
sáng lập
- đgt. Lập ra, xây dựng nên đầu tiên: sáng lập ra một tờ báo mới.
sáng loáng
- tt Phát ra ánh sáng lấp lánh: Thanh niên xách chiếc mã tấu sáng loáng (Tô-hoài).
sáng mắt
- t. 1. Nhìn được rõ: Ông cụ còn sáng mắt. 2. tinh khôn hơn lên: Nghe lời nói phải mới sáng mắt ra.
sáng ngời
- t. 1 Sáng trong và ánh lên vẻ đẹp. Đôi mắt sáng ngời. 2 Đẹp rực rỡ, tựa như có cái gì toả sáng ra. Chân lí sáng ngời. Tấm gương sáng ngời khí tiết.
sáng rực
- tt. Có ánh sáng toả mạnh ra vùng chung quanh: Lửa cháy sáng rực một góc trời.
sáng sớm
- dt Tcần phải vượt qua.
sóng sánh
- đgt Nói nước đựng trong vật gì chao đi, chao lại: Cầm bát canh sao để nó sóng sánh thế.
sóng sượt
- Nói nằm dài không động đậy được: Bị vật
- ngã, nằm sóng soài.
soóc
- d. Quần kiểu Âu ngắn trên đầu gối, có hai túi dọc hai bên sườn và túi sau. Mặc soóc. Quần soóc.
sót
- đgt. Còn lại hoặc thiếu một số, một phần nào đó, do sơ ý hoặc quên: chẳng để sót một ai trong danh sách còn sót lại mấy đồng trong túi viết sót mấy chữ.
sọt
- dt Đồ đan thưa để đựng: Mụ vẫn ngồi đan sọt bên đường cái quan (NgĐThi); Một sọt cam.
sô cô la
- x. sôcôla.
sô vanh
- (F. Chauvin
sồ
- tt, trgt To béo một cách không cân đối: Dạo này chị ta lại sồ ra.
sổ
- d. 1. Nét chữ Hán vạch thẳng từ trên xuống. 2. Gạch thẳng để biểu thị ý chê là hỏng khi chấm Hán văn: Câu văn bị sổ. 3. Xóa bỏ đi: Sổ tên.
- d. Quyển vở nhỏ để ghi chép.
- t. 1. Thoát ra khỏi chỗ giam cầm: Chim sổ lồng. 2. Vừa lọt lòng mẹ ra: Đứa trẻ mới sổ. 3. Lớn bồng lên: Thằng bé sổ người.
- 1. đg. Tháo cái đã tết, đã buộc: Sổ khăn ra. 2.t. Nói vật gì đã tết, đã buộc tự tuột ra: Tóc sổ phải tết lại.
sổ lồng
- đgt. 1. (Chim) thoát ra khỏi lồng. 2. Thoát ra khỏi sự giam cầm nói chung.
sổ sách
- dt Sổ để ghi chép của nhà buôn: Bán hàng gì cũng vào sổ sách ngay.
sổ tay
- d. 1. Vở nhỏ, bỏ túi, dùng cho việc ghi chép. 2. Sách tóm tắt những điều cần nhớ (công thức, bảng số, số liệu...) thuộc một ngành khoa học và dùng làm công cụ tra cứu: Sổ tay toán học sơ cấp ; Sổ tay của kỹ sư xây dựng.
sỗ sàng
- t. Tỏ ra thiếu lịch sự một cách trắng trợn đến mức thô lỗ. Ăn nói sỗ sàng. Cái nhìn sỗ sàng. Đôi trai gái đùa nhau sỗ sàng.
số
- dt. 1. Từ dùng để đếm: đếm từ số một đến số mười số âm. 2. Chữ số: nói tắt: số 4 cộng sai một số. 3. Toàn bộ những vật cùng loại gộp thành một lượng chung: số tiền thu được số vé đã bán được. 4. Vận mệnh được định đoạt sẵn của một người nào đó: số vất vả đứng số xấu số.
số bị chia
- dt (toán) Số đem chia cho những số khác: Trong 63: 9 = 7 thì 63 là số bị chia.
số chia
- (toán) Số mà người ta lấy một số khác (gọi là số bị chia) để chia cho.
số đông
- tt Phần lớn: Số đông người lao động làm lụng vất vả (Trg-chinh).
số hạng
- (toán) Một trong các lượng tạo thành một tổng số, một phân số hay một tỉ số.
số học
- d. Ngành toán học chuyên nghiên cứu tính chất của các số và các phép tính về các số.
số liệu
- dt. Tài liệu bằng những con số: số liệu thống kê.
số lượng
- dt (H. lượng: số đo được) Số sự vật ít hay nhiều: Quân ta phát triển nhanh về số lượng (VNgGiáp).
số một
- Đứng đầu, đứng trên hết: Kẻ thù số một.
sôi
- đg. 1 Chuyển nhanh từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí ở một nhiệt độ nhất định, dưới một áp suất nhất định, biểu hiện bằng hiện tượng có bọt sủi và hơi bốc mạnh. Nước sôi ở 100OC. Uống nước đun sôi. 2 (Bụng) có hiện tượng chất hơi chuyển động bên trong nghe thành tiếng, do đói hoặc rối loạn tiêu hoá. Ăn vào sôi bụng. 3 Chuyển trạng thái đột ngột, trở thành có những biểu hiện rõ rệt, mạnh mẽ, tựa như có cái gì đang bừng lên, đang nổi lên. Không khí hội nghị sôi hẳn lên. Giận sôi lên.
sôi gan
- đgt. Giận dữ đến tột độ: nghĩ tới câu nói của nó mà sôi gan.
sôi nổi
- tt Bốc lên mạnh mẽ, nhộn nhịp: Phong trào giải phóng sôi nổi (HCM).
sôi sục
- Cg. Sôi sùng sục.1. đg. Nói nước sôi mạnh. 2.t. Bốc lên rất mạnh: Sôi sục căm thù.
sồi
- 1 d. Tên gọi chung một số cây to cùng họ với dẻ, cành non có lông, lá hình trái xoan dài nhọn đầu, gỗ rắn, dùng trong xây dựng. Cửa gỗ sồi.
- 2 d. Hàng dệt bằng tơ ươm không đều, sợi có đoạn to đoạn nhỏ nên mặt xù xì. Áo sồi.
sồn sồn
- tt. (Hoạt động, nói năng) ồn ào, vội vã, biểu lộ thái độ nóng nẩy: Làm gì mà sồn sồn lên thế Tính sồn sồn, làm gì hỏng nấy.
sồn sột
- ph. Nói gặm, cạo, hay gãi thành tiếng giòn: Lợn gặm khoai lang sống sồn sột ; Gãi sồn sột.
sông
- d. Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè thường đi lại được. Sông có khúc, người có lúc (tng.). (Cảnh) gạo chợ nước sông°.
sông ngòi
- dt. Sông nói chung: sông ngòi chi chít Nước ta có nhiều sông ngòi.
sông núi
- dt (cn. Non sông) Nói đất nước: Làm trai không thẹn cùng sông núi.
sổng
- t. Thoát ra ngoài chỗ bị nhốt, bị giam cầm: Gà sổng; Tù sổng.
sống
- 1 d. 1 Cạnh dày của vật, ở phía đối lập với lưỡi, răng. Sống dao. Sống cưa. Trở sống cuốc đập tơi đất. 2 (dùng trước d., trong một số tổ hợp). Phần nổi gồ lên theo chiều dọc ở giữa một số vật. Sống lá. Sống lưng°. Sống mũi°.
- 2 I đg. 1 Tồn tại ở hình thái có trao đổi chất với môi trường ngoài, có sinh đẻ, lớn lên và chết. Cây cổ thụ sống hàng trăm năm. Người sống hơn đống vàng (tng.). Sự sống của muôn loài. Cứu sống (cứu cho được sống). 2 Ở thường xuyên tại nơi nào đó, trong môi trường nào đó, trải qua ở đấy cuộc đời hoặc một phần cuộc đời của mình. Sống ở nông thôn. Cá sống dưới nước. Sống lâu năm trong nghề. 3 Duy trì sự sống của mình bằng những phương tiện vật chất nào đó. Sống bằng nghề nông. Kiếm sống. 4 Sống kiểu nào đó hoặc trong hoàn cảnh, tình trạng nào đó. Sống độc thân. Sống những ngày hạnh phúc. Sống thừa. Lẽ sống. 5 Cư xử, ăn ở ở đời. Sống thuỷ chung. Sống tử tế với mọi người. 6 Tồn tại với con người, không mất đi. Một sự nghiệp sống mãi với non sông, đất nước.
- II t. 1 Ở trạng thái còn, chưa chết. Bắt sống đem về. Tế sống. 2 Sinh động, như là thực trong đời sống. Vai kịch rất sống. Bức tranh trông rất sống.
- 3 (ph.). x. trống2.
- 4 t. 1 Chưa được nấu chín. Thịt sống chưa luộc. Khoai sống. (Ăn) rau sống°. Cơm sống. 2 (Nguyên liệu) còn nguyên, chưa được chế biến. Vôi sống. Caosu sống. Da sống chưa thuộc. 3 (kng.). Chưa thuần thục, chưa đủ độ chín. Câu văn còn sống. 4 Chưa tróc hết vỏ hoặc chưa vỡ hết hạt khi xay. Mẻ gạo còn sống, lẫn nhiều thóc. Cối tốt, gạo không sống, không nát. 5 (kng.; dùng phụ sau đg., trong một số tổ hợp). (Chiếm đoạt) trắng trợn. Cướp sống.
sống chết
- tt. 1. Sống hay chết, dù ở trong hoàn cảnh nào: sống chết bên nhau sống chết cũng không bỏ bạn ở lại. 2. Đấu tranh một mất, một còn: quyết sống chết với quân thù liều sống chết một phen.
sống còn
- tt Quan trọng nhất đối với mình: Đó là một vấn đề sống còn đối với tôi.
sống sít
- Nói quả hay thức ăn chưa chín.
sống sót
- đg. Còn sống sau một biến cố, một tai nạn lớn, trong khi những người cùng hoàn cảnh đã chết cả. Một ít người sống sót sau vụ đắm tàu.
sống sượng
- tt. 1. Thiếu tự nhiên, thiếu nhuần nhuyễn: Văn viết còn sống sượng 2. (Cử chỉ, nói năng) thiếu tế nhị, nhã nhặn: ăn nói sống sượng.
sống thừa
- đgt Sống mà không làm được gì cho xã hội: Kéo dài cái kiếp sống thừa thì có ích gì.
sống trâu
- Chỗ gồ ghề trên đường cái: Đường có nhiều sống trâu.

Truyện Từ điển tiếng Việt ---~~~cungtacgia~~~---

4 Tác phẩm

--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Htb
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả Hiến pháp CHXHCNVN 1980 Hiến pháp VNDCCH 1946 Hiến pháp VNDCCH 1959 Từ điển tiếng Việt