T (1)

ta
- I. 1. Đại từ ngôi thứ nhất, số ít, nghĩa như mình: Được lòng ta xót xa lòng người. 2. Đại từ ngôi thứ nhất, số nhiều, nghĩa như chúng ta: Bọn ta cùng đi. 3. Đại từ ngôi thứ nhất, dùng để xưng với người dưới, hoặc có ý kiêu căng (cũ): Ta truyền cho các ngươi... ; Ta đây chẳng phải kẻ hèn. II. t. 1. Thuộc về mình, của mình: Nước ta ; Quân ta ; Nhà ta. 2. ấy, đó, đã được nói đến: Anh ta ; Bà ta.
ta thán
- đg. Than thở và oán trách. Nhân dân ta thán về nạn tham nhũng.
- 1 dt. Phần nẹp nhỏ dọc hai bên vạt áo bà ba hoặc áo dài: áo anh sứt chỉ đường tà, Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu (cd.).
- 2 dt. Ma quỷ làm hại người: đuổi như đuổi tà tà ma.
- 3 tt. (Mặt Trăng, Mặt Trời) xiên chếch về một phía, sắp lặn: trăng tà ánh nắng chiều tà.
tà dâm
- Thú vui bất chính của xác thịt: Mắc điều tình ái, khỏi điều tà dâm (K).
tà dương
- d. (cũ; vch.). Mặt trời lúc sắp lặn. Bóng tà dương.
tà khí
- dt.1. Nguyên nhân, nhân tố sinh ra bệnh tật, theo đông y: chống tà khí xâm nhập vào cơ thể. 2. id. Không khí không lành mạnh, gây hại về mặt tư tưởng.
tà ma
- Nh. Tà: Yểm bùa trừ tà ma.
tà tâm
- d. (id.). Lòng không ngay thẳng.
tà thuật
- dt. Thủ đoạn lừa bịp bằng những mánh khoé tinh xảo, nhờ dựa vào sự mê tín của người khác.
tà thuyết
- Từ mà những người theo một tôn giáo dùng để chỉ một tôn giáo khác bị họ coi là không chính truyền.
tà vẹt
- d. Thanh gỗ, sắt hoặc bêtông dùng để kê ngang dưới đường ray. Bắt đường ray vào tà vẹt.
tả
- 1 dt. Bệnh ỉa chảy, đi nhiều và liên tục, thường lây lan thành dịch: thuốc phòng tả bị đi tả.
- 2 I. dt. 1. Bên trái, đối lại với hữu (bên phải): cửa phía tả hai bên tả hữu. 2. Bộ phận thiên về tiến bộ, cách mạng, trái với hữu (bảo thủ): đảng cánh tả phái tả. II. tt. Có chủ trương hành động quá mạnh, quá sớm so với điều kiện thực tế: chống khuynh hướng tả Làm như thế là quá tả đấy!
- 3 đgt. Nói, viết bằng những hình ảnh cụ thể, sinh động để người khác như được trông tận mắt: tả cảnh nông thôn ngày mùa gợi tả.
- 4 tt. Nát vụn, rã rời ra: Vôi tả thành bột áo quần rách tả.
tả chân
- Tả đúng sự thực. Chủ nghĩa tả chân. X. Chủ nghĩa hiện thực.
tả đạo
- d. (cũ). Tà đạo.
tả khuynh
- tt. (Tư tưởng chính trị) thiên về hướng tả: tư tưởng tả khuynh đường lối tả khuynh.
tả ngạn
- Bờ bên trái một con sông tính từ đầu nguồn trở xuống.
tả thực
- đg. Như tả chân.
tả tơi
- tt. 1. Bị rách nhiều chỗ và rời ra từng mảnh nhỏ, thảm hại: quần áo tả tơi. 2. Bị tan rã, mỗi người một nơi, không còn đội ngũ gì nữa: Quân địch bị đánh tả tơi.
- 1. d. Miếng vải dùng để quấn lót đít, bụng hoặc chân cho trẻ mới sinh. 2. t. Rách rưới, cũ kỹ: áo này đã tã rồi.
- 1 d. Cấp quân hàm của sĩ quan trên cấp uý, dưới cấp tướng.
- 2 d. Số gộp chung mười hai đơn vị làm một. Một tá kim băng. Nửa tá bút chì.
- 3 đg. (ph.). Tạo ra cái cớ để vin vào. Tá chuyện để đòi tiền (hối lộ).
- 4 tr. (cũ; vch.; dùng ở cuối câu nghi vấn). Từ biểu thị ý thương cảm khi hỏi. Người xưa đâu tá?
tá dược
- dt. Những chất phụ vào để chế dược phẩm nói chung (không có tác dụng chữa bệnh, như sáp ong, than, bột...).
tá điền
- Nông dân làm ruộng thuê của địa chủ.
tá lý
- Chức quan nhỏ ở các bộ trong triều đình xưa.
tá tràng
- d. Đoạn đầu của ruột non, tiếp theo dạ dày.
tạ
- 1 dt. 1. Vật nặng, thường có hình thanh ngắn có lắp hai khối kim loại hai đầu, dùng để tập nâng nhấc luyện cơ bắp: cử tạ. 2. Vật nặng hình tròn bằng kim loại, dùng để đẩy hoặc ném đi xa: đẩy tạ ném tạ.
- 2 dt., id. Nhà làm ở trong vườn hay bên bờ nước, dùng làm nơi giải trí: xây đình xây tạ nhà thuỷ tạ.
- 3 dt. Đơn vị đo khối lượng, bằng 100 kilôgam: một tạ thóc tạ lợn hơi.
- 4 đgt. Tỏ lòng biết ơn hay xin lỗi một cách trân trọng: tạ ơn đưa lễ vật đến tạ.
tạ thế
- Chết (nói một cách lịch sự hoặc dùng đối với những người đáng kính).
tác dụng
- I d. Kết quả của tác động. Một sáng kiến có tác dụng thúc đẩy sản xuất. Tác dụng giáo dục của văn học. Mất tác dụng. Phát huy tác dụng.
- II đg. Tác động đến, làm cho có những biến đổi nhất định (thường nói về tác động giữa các hiện tượng tự nhiên). Base với acid sinh ra muối và nước. Tác dụng vào vật một lực làm cho nó chuyển động.
tác động
- I. đgt. Gây ra sự biến đổi nào đó cho sự vật được hành động hướng tới: Bài thơ tác động đến tình cảm của mọi người. II. dt. Sự tác động: tác động của khí hậu đối với con người.
tác giả
- Người đã làm ra, sáng tác ra một công trình nghệ thuật: Tác giả truyện Kiều là Nguyễn Du.
tác hại
- I đg. Gây ra điều hại đáng kể. Một sai lầm tác hại đến toàn bộ công việc.
- II d. Điều hại đáng kể gây ra. của thuốc lá.
tác loạn
- Gây loạn, làm rối trật tự trong nước.
tác nhân
- d. Nhân tố gây ra một tác động nào đó. Các tác nhân gây bệnh. Tác nhân kích thích.
tác phẩm
- dt. Công trình do các nghệ sĩ, các nhà văn hoá, khoa học tạo nên: tác phẩm khoa học nổi tiếng tác phẩm mới xuất bản.
tác phong
- Lề lối làm việc, đối xử với người khác: Tác phong khẩn trương.
tác phúc
- Làm phúc, làm oai với người khác.
tác quái
- đgt., x. Tác oai tác quái.
tác thành
- Làm cho nên việc.
tạc
- đg. 1 Tạo ra một hình dạng mĩ thuật theo mẫu đã dự định bằng cách đẽo, gọt, chạm trên vật liệu rắn. Tạc tượng. Tạc bia. Con giống mẹ như tạc. 2 (vch.). Ghi sâu trong tâm trí, không bao giờ quên. Ghi lòng tạc dạ. Trăm năm ghi tạc chữ đồng... (cd.).
tạc dạ
- Nh. Tạc, nghĩa bóng.
tạc đạn
- d. (cũ.). Lựu đạn.
tách
- 1 (F. tasse) dt. Đồ dùng để uống nước, bằng sứ, miệng rộng, có quai cầm: tách trà mua bộ tách ấm.
- 2 đgt. Làm cho rời hẳn ra khỏi một khối, một chỉnh thể: tách quả bưởi ra từng múi tách riêng từng vấn đề để xem xét.
- 3 tt. Có âm thanh nhỏ như vật giòn nứt ra: Quả đỗ phơi nổ tách một cái.
tách bạch
- Rõ ràng, rành mạch: Tính tách bạch từng món chi tiêu.
tạch
- tt. Có âm thanh như tiếng pháo tép nổ: Pháo nổ tạch một cái.
tai
- I. d. 1. Cơ quan của thính giác ở hai bên mặt, dùng để nghe. 2. Từ chỉ cái gì bám vào một vật khác: Tai nấm. II. đg.Tát. (thtục): Tai cho mấy cái.
- d. Việc không may xảy ra bất thình lình: Tai bay vạ gió.
- t. Toi, vô ích: Cơm tai.
tai ác
- t. Có tác dụng gây nhiều tai hại, đáng nguyền rủa. Trận mưa đá tai ác làm dập nát hoa màu.
tai ách
- dt. Tai hoạ nặng nề ở đâu đâu bất ngờ xảy ra: thoát khỏi tai ách khó qua nổi tai ách.
tai biến
- Sự việc gây vạ bất ngờ.
tai hại
- t. (hoặc d.). Có tác dụng gây ra nhiều mất mát, thiệt hại. Hậu quả tai hại của việc làm ẩu. Những tai hại do trận bão gây ra.
tai họa
- tai hoạ dt. Điều không may, gây ra sự đau khổ, mất mát lớn: khắc phục những tai hoạ của bão lụt gây nên gặp nhiều tai hoạ tai hoạ bất kì.
tai nạn
- d. Sự việc không may, xảy ra bất ngờ, gây thiệt hại cho người và tài sản: Tai nạn ô-tô đâm vào tàu điện.
tai quái
- t. Tinh ranh một cách độc ác, làm cho người khác phải khốn khổ. Trò chơi tai quái.
tai tiếng
- dt. Tiếng xấu, dư luận xấu: bị tai tiếng vì mấy cậu học trò nghịch ngợm Bạn bè ở với nhau chưa bao giờ có tai tiếng gì.
tai ương
- Vạ lớn.
tài
- 1 d. (kng.). Tài xế (gọi tắt). Bác tài.
- 2 I d. Khả năng đặc biệt làm một việc nào đó. Một nhà văn có tài. Tài ngoại giao. Cậy tài. Hội thi tài của thợ trẻ.
- II t. Có. Người tài. Bắn súng rất tài. Tài nhớ thật! (kng.).
tài cán
- dt. Tài, khả năng giải quyết, thực hiện tốt việc gì: một cán bộ quản lí tài cán vị chỉ huy tài cán Nó chẳng có tài cán gì cả.
tài chính
- d. 1. Công việc quản lý tiền tài của một nước, một đoàn thể... Bộ tài chính. Một bộ của chính phủ quản lý toàn thể tiền tài trong nước. 2. Việc chi thu trong gia đình: Tài chính eo hẹp, chẳng sắm được gì.
tài công
- (đph) Người cầm lái ghe chài chở lúa.
tài đức
- d. Tài năng và đức độ (nói khái quát). Những bậc tài đức.
tài giảm
- đgt. (khhc) Giảm bớt, cắt giảm: tài giảm quân số chính quy.
tài giỏi
- t. Có tài (nói khái quát). Người chỉ huy tài giỏi.
tài hoa
- tt. Tài giỏi, phong nhã, thường thiên về nghệ thuật, văn chương: một nhạc sĩ tài hoa nét vẽ tài hoa.
tài khóa
- Cái khoản chi thu của ngân sách trong một năm: Tài khóa năm 1977.
tài khoản
- d. Số kế toán dùng để phản ánh tình hình biến động của các loại vốn và nguồn vốn. Tài khoản tiền gửi ngân hàng.
tài liệu
- dt. 1. Sách báo, các văn bản giúp người ta tìm hiểu vấn đề gì: tài liệu học tập tài liệu tham khảo đọc tài liệu tại thư viện. 2. Nh. Tư liệu (ng. 2.): đi thực tế thu thập tài liệu viết luận văn tốt nghiệp.
tài lực
- Khả năng làm việc gì: Không đủ tài lực để đảm đang việc ấy.
tài mạo
- Tài hoa và dung mạo: Phong tư tài mạo tuyệt vời (K).
tài năng
- d. 1 Năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và có sáng tạo một công việc gì. Phát triển tài năng. Tài năng nghệ thuật. Một kĩ sư có tài năng. 2 Người có tài năng. Phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ.
tài nghệ
- dt. Tàii.
bộ điệu
- dt. Dáng, vẻ được bộc lộ thông qua cử chỉ, cách đi đứng: bộ điệu rụt rè.
bộ đồ
- dt. 1. Những dụng cụ cần thiết của một người làm nghề gì: Bộ đồ của thợ mộc 2. Bộ quần áo: Anh ấy mặc bộ đồ bằng da.
bộ đội
- d. 1 Người trong quân đội. Anh bộ đội. Đi bộ đội (tòng quân, vào quân đội). 2 Từ gọi chung bộ phận, thành phần của quân đội. Bộ đội lục quân. Bộ đội chủ lực°.
bộ hạ
- dt. Tay chân giúp việc: một bộ hạ trung thành.
bộ hành
- đgt. (H. bộ: đi bộ; hành: đi) Đi bộ: Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân (K). // tt. Đi bộ: Khách bộ hành.
bộ lạc
- d. Hình thái tộc người ở thời đại nguyên thuỷ, bao gồm một số thị tộc hay bào tộc thân thuộc có chung một tên gọi, có vùng cư trú riêng. Đời sống bộ lạc.
bộ máy
- dt. 1. Toàn bộ các cơ quan thực hiện nhiệm vụ chung của một tổ chức: bộ máy hành chính. 2. Toàn bộ các cơ quan thực hiện chức năng chung trong cơ thể: bộ máy tiêu hoá bộ máy hô hấp.
bộ mặt
- dt. 1. Hình dung bề ngoài: Bộ mặt của thành phố ngày nay 2. Vẻ mặt biểu lộ tâm tư, tình cảm của một người: Bộ mặt lầm lì; Bộ mặt vui tươi.
bộ phận
- I d. Phần của một chỉnh thể, trong quan hệ với chỉnh thể. Tháo rời các bộ phận của máy. Bộ phận của cơ thể. Chỉ thấy bộ phận mà không thấy toàn cục.
- II t. Có tính chất. Tiến hành bãi công bộ phận.
bốc
- 1 (bock) dt. 1. Cốc đựng bia khoảng 1/4 lít: uống mấy bốc bia. 2. (Bia) đựng bằng cái bốc; bia hơi: uống bia bốc. 3. Cái bình có vòi ở đáy dùng để thụt rửa đường ruột.
- 2 (boxe) dt. Võ gốc từ nước Anh, được quy định cấp độ, hạng cân và cách đánh đỡ, né tránh thể theo tinh thần thượng võ: đấu bốc.
- 3 dt. Kiểu tóc nam giới húi ngắn, chỉ để dài ở mái trước: đầu húi bốc.
- 4 đgt. 1. Nắm gọn vật rời, vật nhão trong lòng bàn tay và lấy đi: bốc gạo bốc bùn. 2. Lấy các vị thuốc thành thang thuốc: bốc mấy thang thuốc bắc. 3. Lấy và chuyển đi nơi khác: bốc hài cốt bốc hàng bốc quân bài. 4. Chuyển đi toàn khối: Bão bốc cả mái nhà.
- 5 đgt. 1. Vụt lên cao thành luồng và toả rộng: Lửa được gió bốc càng cao Bụi bốc mù trời. 2. Hăng lên, dâng mạnh mẽ một cảm xúc nào đó: Cơn giận bốc lên. 3. Hăng lên một cách quá mức cần thiết: tính hay bốc nói hơi bốc. 4. (Cây trồng) vượt lên: Mưa xuống cây bốc nhanh lắm.
bốc cháy
- đgt. Cháy bùng lên: Bắn trúng khoang xăng, tàu bốc cháy (VNgGiáp).
bốc hơi
- đg. (Chất lỏng) chuyển thành hơi; chuyển sang trạng thái khí.
bốc thuốc
- đgt. 1. Chọn các vị thuốc Đông y làm thành một thang thuốc đúng như đơn của lương y: Mẹ ốm, anh ấy phải đến hiệu Đông y để người ta bốc thuốc theo đơn của ông lang 2. Làm nghề lương y: Ông cụ vẫn bốc thuốc ở trong làng.
bộc lộ
- đg. 1 Để lộ rõ ra. Mâu thuẫn đã tự bộc lộ. Bộc lộ một số nhược điểm. Bộc lộ tình cảm. 2 (chm.). Làm cho lộ rõ, hiện rõ ra. Bộc lộ vết thương. 3 Nói ra cho biết rõ điều sâu kín riêng. Bộc lộ tâm sự.
bộc phát
- đgt. (H. bộc: nổ; phát: bắn ra) Nổ tung ra: Chiến tranh bộc phát ở Nam-tư.
bôi
- đg. 1 Làm cho một chất nào đó dính thành lớp mỏng lên bề mặt. Bôi dầu. Bôi hồ lên giấy. 2 (kng.). Làm không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm. Công việc bôi ra. 3 (kng.). Bày vẽ cái không cần thiết. Đừng bôi việc ra nữa.
bôi trơn
- đgt. Đưa chất trơn nhờn tới bề mặt trượt của những chi tiết máy để giảm sự mài mòn bề mặt và giảm ma sát.
bồi
- 1 dt. (Anh: boy) Người đàn ông hầu hạ bọn thực dân trong thời thuộc Pháp: Vợ lăm le ở vú, con tấp tểnh đi bồi (TrTXương).
- 2 đgt. Dán nhiều tờ giấy vào với nhau để cho thêm dày: Bồi bức tranh để treo lên tường.
- 3 đgt. Nói đất cát hoặc phù sa đắp thêm vào bờ sông: Con sông kia bên lở bên bồi, bên lở thì đục, bên bồi thì trong (cd).
- 4 đgt. Tiếp thêm một hành động cho kết quả nặng hơn: Tôi bồi thêm chiếc đá nữa (Tô-hoài).
- 5 đgt. Đền bù: Nhà nước lấy đất làm đường, những thiệt hại của dân tất nhiên sẽ được bồi.
bồi dưỡng
- đg. 1 Làm cho tăng thêm sức của cơ thể bằng chất bổ. Bồi dưỡng sức khoẻ. Tiền bồi dưỡng (tiền cấp cho để ăn uống bồi dưỡng). 2 Làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất. Bồi dưỡng cán bộ trẻ. Bồi dưỡng đạo đức.
bồi hồi
- tt. Xao xuyến, xôn xao trong lòng: Lòng cứ bồi hồi thương nhớ bồi hồi trong dạ. // Láy: bổi hổi bồi hồi (mức độ nhấn mạnh): lòng bổi hổi bồi hồi một niềm thương nỗi nhớ.
bồi thường
- đgt. (H. bồi: đền; thường: đền lại) Đền bù những tổn hại đã gây cho người ta: Chủ xe ô-tô phải bồi thường cho gia đình người bị nạn.
bổi
- d. 1 Mớ cành lá, cỏ rác lẫn lộn, thường dùng để đun. Đống bổi. Dùng bổi thay than đốt lò. 2 (ph.). Vụn rơm, thóc lép. Dùng đất lẫn bổi để trát.
bối rối
- tt. Lúng túng, mất bình tĩnh, cuống lên, không biết làm thế nào: vẻ mặt bối rối Trong lòng cứ bối rối.
bội
- 1 dt. Từ miền Trung chỉ tuồng: Phường hát bội.
- 2 dt. Thứ sọt mắt thưa: Một bội trầu không.
- 3 dt. (toán) Tích của một đại lượng với một số nguyên: Bội chung nhỏ nhất.
- 4 đgt. 1. Không giữ lời đã hứa: Bội lời cam kết 2. Phản lại: Bội ơn.
- 5 trgt. Nhiều lần: Tăng gấp bội; Đông gấp bội.
bội bạc
- t. Có những hành vi xử tệ, phụ lại công ơn, tình nghĩa của người thân đối với mình. Con người bội bạc. Ăn ở bội bạc.
bội phản
- tt. (H. bội: phản lại; phản: phản) Chống lại: Mấy tên bội phản đi theo giặc đều đã bị đền tội.
bội tín
- đg. Phản lại sự tin cậy, làm trái với điều đã cam kết. Hành động bội tín.
bôm
- 1 (pomme) dt. đphg Táo tây.
- 2 dt. Nhựa dầu thực vật đặc biệt chứa một hàm lượng quan trọng các a-xít ben-zô-ích, xin-na-rích và các et-xte của chúng.
bôn ba
- đgt. (H. bôn: chạy; ba: sóng, chạy) Đi đây đi đó để hoạt động: Trong những năm bôn ba ấy, Người đã mở rộng tri thức của mình (VNgGiáp).
bồn
- 1 d. 1 Đồ dùng chứa nước để tắm hoặc trồng cây cảnh, v.v., thường đặt ở những vị trí nhất định. 2 Khoảng đất đánh thành vầng để trồng cây, trồng hoa. Bồn cây mít. Bồn hoa.
- 2 đg. (ph.). (Trâu, bò, ngựa) lồng lên chạy. Con trâu cong đuôi bồn ra giữa đồng.
bồn chồn
- 1 Nh. Cỏ đuôi lươn.
- 2 tt. Nôn nao, thấp thỏm, không yên lòng: tâm trạng bồn chồn bồn chồn lo lắng.
bổn phận
- dt. (Bổn là biến thể của bản tức là gốc, là vốn) Phần mình phải gánh vác, lo liệu, theo đạo lí: Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước (HCM).
bốn
- d. Số tiếp theo số ba trong dãy số tự nhiên. Một năm có bốn mùa. Ba bề bốn bên°. Bốn tám (kng.; bốn mươi tám). Đợt bốn (đợt thứ tư).
bốn phương
- dt. Tất cả các phương trời, tất cả mọi nơi: đi khắp bốn phương.
bộn
- tt. 1. Nhiều lắm: Câu được bộn cá; Ông ta đã bộn tuổi 2. Bận bịu: Công việc bộn, không thể đi thăm bạn 3. Ngổn ngang: Đồ đạc bộn trong phòng.
bông
- 1 d. 1 Cây thân cỏ hay cây nhỡ, lá hình chân vịt, hoa màu vàng, quả già chứa xơ trắng, dùng để kéo thành sợi vải. Ruộng bông. 2 Chất sợi lấy từ quả của bông hoặc của một số cây khác. Cung bông. Bông gạo. Chăn bông. Áo bông. 3 (dùng trong tên gọi một số sản phẩm). Chất tơi xốp như bông. Ruốc bông°.
- 2 d. 1 Cụm hoa gồm nhiều hoa không cuống mọc dọc trên một cán hoa chung; tập hợp gồm nhiều quả (mà thông thường gọi là hạt) phát triển từ một cụm hoa như thế. Bông kê. Lúa trĩu bông. 2 (thường dùng phụ trước d.). Từ dùng để chỉ từng cái hoa; đoá. Nở một bông hoa. Ngắt lấy mấy bông. 3 (ph.). Hoa. Bông cúc. Đốt pháo bông. 4 (ph.). Hoa tai. Đeo bông.
- 3 d. (cũ). 1 Giấy nợ ngắn hạn do các cơ quan tín dụng hoặc cá nhân phát ra. 2 Phiếu cấp phát để mua hàng. Bông mua vải.
- 4 d. Bản in thử để sửa. Sửa bông bài.
- 5 đg. (kng.). Đùa vui bằng lời nói. Nói bông.
bông đùa
- đgt. Đùa bằng lời nói: tính hay bông đùa.
bông lông
- tt, trgt. Không có căn cứ không có mục đích: ý nghĩ bông lông; Nói bông lông.
bông lơn
- đg. Nói đùa một cách thiếu đứng đắn. Tính hay bông lơn. Nói chuyện bông lơn.
bồng
- 1 dt. Trống kiểu cổ, hai đầu bịt da, ở giữa eo lại.
- 2 dt. Túi vải có dây đeo vào lưng.
- 3 đgt. Bế ẵm: tay bồng tay bế.
- 4 tt. Phồng, vồng lên: áo bồng vai tóc chải bồng.
bồng bột
- tt, trgt. (H. bồng: cỏ bồng; bột: bỗng nhiên) Sôi nổi, hăng hái, nhưng không bền: Thanh niên bồng bột; Phong trào đấu tranh bồng bột trong một thời kì.
bồng lai
- d. Cảnh đẹp và cuộc sống hạnh phúc mà con người mơ ước. Bồng lai tiên cảnh.
bổng
- 1 dt. 1. Tiền lương của quan lại: bổng lộc hưu bổng học bổng lương bổng. 2. Món lợi kiếm được ngoài lương: lương ít bổng nhiều bổng ngoại.
- 2 tt. 1. (Giọng, tiếng) cao và trong: Giọng nói lên bổng xuống trầm. 2. (Vọt, nâng) cao lên trong không gian, gây cảm giác rất nhẹ: nhấc bổng lên ném bổng lên đá bổng quả bóng.
bổng lộc
- dt. (H. bổng: tiền lương; lộc: lợi lộc) Như Bổng nghĩa l: Ngoài đồng lương, chẳng có bổng lộc gì.
bỗng
- 1 d. Bã rượu hoặc rau cỏ ủ chua làm thức ăn cho lợn. Bỗng bã rượu. Ủ bỗng chua nuôi lợn. Giấm bỗng (làm bằng bã của rượu nếp).
- 2 t. (dùng hạn chế trong một vài tổ hợp). Có thể đưa lên được rất cao trong khoảng không một cách nhẹ nhàng. Nhẹ bỗng°.
- 3 p. (thường dùng phụ trước đg.). (Hành động, quá trình xảy ra) một cách tự nhiên và không ngờ, không lường trước được. Trời bỗng trở lạnh. Bỗng có tiếng kêu cứu.
bốp
- 1 đgt. Nói thẳng ra mặt, không nể nang gì: bốp mấy câu làm lão ta ngượng chín mặt.
- 2 tt. (Quần áo, cách ăn mặc) đẹp một cách chải chuốt và sang trọng: ăn mặc thật bốp vào.
bộp chộp
- tt, trgt. Không sâu sắc, nghĩ thế nào nói ngay thế ấy: Tính bộp chộp; Ăn nói bộp chộp.
bột
- 1 d. (kết hợp hạn chế). Cá bột (nói tắt). Bơi thuyền vớt bột trên sông. Cá mè bột.
- 2 d. 1 Chất chứa nhiều trong hạt ngũ cốc hoặc các loại củ, dễ xay giã thành những hạt nhỏ mịn. Khoai lắm bột. Xay bột. Bột mì. Có bột mới gột nên hồ (tng.). 2 Dạng hạt nhỏ mịn như bột. Nghiền thành bột. Vôi bột. Bột màu (dùng để pha chế các loại sơn hoặc màu vẽ). 3 Calcium sulfat ngậm nước, có dạng bột, dùng để bó chỗ xương gãy. Bó bột.
bột phát
- đgt. Nẩy s t, mạnh mẽ, chưa được tính toán cân nhắc chu đáo: hành động bột phát phong trào bột phát.
- 1 dt. (Pháp: beurre) Chất béo lấy từ sữa ra: Phết bơ vào bánh mì.
- 2 dt. Vỏ hộp sữa dùng để đong gạo: Chờ bơ gạo chẩn như mong mẹ về (Tú-mỡ).
- 3 trgt. Không xúc động; Không tha thiết: Mọi người cười đùa, anh ấy cứ tỉnh bơ.
bơ phờ
- t. Có vẻ ngoài lộ rõ trạng thái rất mệt mỏi. Mặt mũi bơ phờ. Thức đêm nhiều, người bơ phờ ra. Đầu tóc bơ phờ (để rối bù, không buồn chải).
bơ vơ
- tt. Lẻ loi, trơ trọi một mình, không có nơi nương tựa: sống bơ vơ bơ vơ trong xứ người xa lạ.
bờ
- dt. 1. Chỗ đất giáp với mặt nước: Ai mà nói dối cùng chồng thì trời giáng hạ cây hồng bờ ao (cd) 2. Con đường đắp lên để giữ nước: Công anh đắp đập be bờ, để cho người khác mang lờ đến đơm (cd) 3. Hàng cây hoặc bức tường quanh một khoảng đất: Bờ rào, Bờ tường 4. Gờ thịt chung quanh một cái mụn: Bờ vết loét.
bờ bến
- d. Bờ và bến; nơi giới hạn, tiếp giáp giữa sông, biển, hồ lớn với đất liền (nói khái quát). Thuyền đi mãi, vẫn không thấy đâu là bờ bến. Tình thương không bờ bến (b.; không có giới hạn).
bờ đê
- dt. Đê ở bờ sông: Lên bờ đê hóng mát.
bở
- t. 1 Mềm và dễ rời ra từng mảnh khi chịu tác động của lực cơ học; dễ tơi ra, vụn ra, hoặc dễ đứt, dễ rách. Đất bở như vôi. Khoai bở. Sợi bở, không bền. 2 (kng.). Dễ mang lại lợi, mang lại hiệu quả mà không đòi hỏi phải phí nhiều sức. Được món bở. Tưởng bở, thế mà hoá ra gay. 3 (kng.). (Trạng thái mệt) rã rời. Mệt bở cả người.
bỡ ngỡ
- tt. Ngỡ ngàng, lúng túng, vì còn lạ, chưa quen, chưa có kinh nghiệm: bỡ ngỡ o rừng (tng.).
bợ
  • - nh hót: Nó khéo bợ quan trên.- 3 tt. (Đầu tóc) rối, quấn xoắn vào nhau một cách lộn xộn: tóc bù đầu bù tóc rối.
    - đgt. Ngậm vào vú mà hút sữa: Con có khóc mẹ mới cho bú (tng).
    bú dù
    - d. (kng.). Khỉ (thường dùng làm tiếng mắng chửi). Trông như con bú dù. Đồ bú dù!
    bụ
    - tt. Mập tròn, trông khoẻ mạnh, dồi dào sức sống: Thằng bé bụ thật chọn những cây bụ mà trồng.
    bùa
    - dt. Mảnh giấy hay vải có viết chữ và đóng dấu đỏ mà người mê tín cho rằng có phép thiêng trừ ma quỉ hoặc tránh tai nạn, thường đeo ở người, dán ở vách hoặc chôn dưới đất: Cô thôn nữ đeo bùa ở cổ yếm.
    bùa yêu
    - d. Bùa có thể làm cho người khác phải thương yêu, theo mê tín....Bùa yêu ăn phải dạ càng ngẩn ngơ (cd.).
    búa
    - 1 dt. 1. Dụng cụ để nện, đóng thường gồm một khối sắt tra thẳng cán: dùng búa để đóng đinh trên đe dưới búa (tng.). 2. Dụng cụ để bổ củi, gồm lưỡi sắt tra vuông góc với cán: dùng búa bổ củi.
    - 2 đgt. lóng Nói dối: Nó búa mà anh cũng tin đừng búa người ta mãi.
    bục
    - 1 dt. 1. Bệ bằng gỗ hoặc xây bằng gạch để đứng hay ngồi cao lên: Thầy giáo đứng trên bục viết bảng; Chiếu đã trải lên cái bục gạch trước bàn thờ (NgĐThi) 2. Giường bằng gỗ, hình hộp, có chỗ chứa đồ đạc ở dưới chỗ nằm: Bà cụ nằm trên bục ho sù sụ.
    - 2 tt. 1. Bị vỡ do tác động của một sức ép: Nước lên to, đê đã bục một đoạn 2. Bị rách vì đã dùng lâu: Vải áo đã bục.
    bùi
    - 1 d. (ph.). Trám.
    - 2 t. Có vị ngon hơi beo béo như vị của lạc, hạt dẻ. Lạc càng nhai càng thấy bùi.
    bùi ngùi
    - tt. Nao nao buồn, đến mức như chực khóc vì thương cảm, nhớ tiếc: lòng dạ bùi ngùi bùi ngùi chia tay nhau.
    bùi nhùi
    - dt. 1. Mớ rơm bện chặt dùng để giữ lửa: Bác thợ cày vai vác cày, tay cầm một cái bùi nhùi 2. Dây vải tết nhét trong bật lửa: Lấy điếu thuốc lá và bật bùi nhùi để hút (NgCgHoan).
    bụi
    - 1 d. 1 Đám cây cỏ mọc sát nhau, cành lá chằng chịt với nhau. Bụi cỏ tranh. Bụi gai. Lạy ông tôi ở bụi này (tng.). 2 (chm.). Bụi gồm những cây thân gỗ nhỏ. Bụi sim. Cây bụi°.
    - 2 I d. 1 Vụn nhỏ li ti của chất rắn có thể lơ lửng trong không khí hoặc bám trên bề mặt các vật. Quần áo đầy bụi. Bụi than. 2 Dạng hạt nhỏ như hạt bụi (nói về nước). Bụi nước. Mưa bụi lất phất. 3 (ph.; kết hợp hạn chế). Tang. Có bụi. 4 (kng.). Bụi đời (nói tắt). Bỏ nhà đi bụi, lang thang chán lại về.
    - II t. (kng.). Có dáng vẻ buông thả, không theo khuôn khổ thông thường, trông giống như của những người đi. Tóc cắt trông rất bụi. Đeo chiếc ba lô bụi.
    bụi bặm
    - dt. Bụi bẩn nói chung: Bụi bặm bám đầy xe Bàn ghế, giường tủ đầy bụi bặm.
    bùn
    - dt. Đất trộn với nước thành một chất sền sệt: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn (cd).
    bủn rủn
    - t. (hay đg.). Cử động không nổi nữa, do gân cốt như rã rời ra. Hai chân bủn rủn không bước được. Sợ bủn rủn cả người.
    bủn xỉn
    - tt. Hà tiện, keo kiệt quá đáng, đến mức không dám chi dùng đến cả những khoản hết sức nhỏ nhặt: tính bủn xỉn bủn xỉn từng xu từng đồng Lão ta là một kẻ hết sức bủn xỉn.
    bún
    - dt. Sợi bột tẻ đã luộc chín dùng làm thức ăn: Mềm như bún (tng).
    bung xung
    - d. Vật để đỡ tên đạn khi ra trận ngày xưa; thường dùng để ví người chịu đỡ đòn thay cho người khác (hàm ý chê). Đứng ra làm bung xung.
    bùng nổ
    - đgt. Phát sinh ra, bùng lên, nổ ra một cách đột ngột: bùng nổ chiến tranh Chiến sự lại bùng nổ dữ dội.
    bủng
    - tt. Nói mặt xị, nhợt nhạt vì ốm lâu, thiếu máu: Mặt bủng da chì.
    búng
    - 1 đg. 1 Co một đầu ngón tay ép chặt vào đầu ngón tay khác (thường là ngón cái), rồi bật mạnh. Búng tay. Búng vào má. 2 Bật bằng đầu ngón tay để làm cho vật nhỏ quay tít. Búng đồng tiền. Búng con quay. 3 (chm.). Dùng sức mười đầu ngón tay chuyền quả bóng đi khi bóng cao hơn ngực. Búng bóng chuyền. 4 (Tôm) co và nẩy mình lên để di chuyển. Con tôm búng tanh tách.
    - 2 I đg. Phồng má ngậm đầy trong miệng.
    - II d. Lượng chứa đầy trong miệng phồng má. Ngậm một cơm.
    bụng
    - dt. 1. Phần cơ thể người, động vật có chứa các bộ phận như gan ruột, dạ dày: Bụng no tròn Bụng mang dạ chửa (tng.) mổ bụng moi gan. 2. Bụng con người với biểu trưng về tình cảm, tâm tư, suy nghĩ sâu kín: suy bụng ta, ra bụng người (tng.) đi guốc trong bụng (tng.) sống để bụng chết mang đi (tng.). 3. Phần phình to ở giữa của một số vật: bụng lò.
    bụng nhụng
    - tt. Nát nhẽo và dai: Miếng thịt bò bụng nhụng.
    buộc
    - I đg. 1 Làm cho bị giữ chặt ở một vị trí bằng sợi dây. Dây buộc tóc. Buộc vết thương. Trâu buộc ghét trâu ăn (tng.). Mình với ta không dây mà buộc... (cd.). 2 Làm cho hoặc bị lâm vào thế nhất thiết phải làm điều gì đó trái ý muốn, vì không có cách nào khác. Bị buộc phải thôi việc. Buộc phải cầm vũ khí để tự vệ. Buộc lòng°. 3 (kết hợp hạn chế). Bắt phải nhận, phải chịu. Đừng buộc cho nó cái tội ấy. Chỉ buộc một điều kiện.
    - II d. (id.). Bó nhỏ, túm. Một sợi. Một buộc bánh chưng.
    buộc tội
    - đgt. Buộc vào tội trạng nào, bắt phải nhận, phải chịu tội: buộc tội oan uổng người ta không có chứng cớ để buộc tội bị cáo.
    buổi

    ---~~~mucluc~~~---


    © 2006 - 2024 eTruyen.com