T (3)

teo
- đg. Thu nhỏ lại, bé dần lại. Ống chân teo lại như ống sậy. Quả để khô, đã teo đi.
tẹo
- dt., khng. Lượng quá nhỏ, quá ít, coi như không đáng kể: chia cho mỗi người một tẹo gọi là đợi cho một tẹo.
tép
- d. 1. Thứ tôm nhỏ. 2. Thứ cá nhỏ.
- t. Nhỏ: Nứa tép ; Pháo tép.
- d. Tế bào lớn, hình thoi, mọng nước, trong quả cam, quít, bưởi.
tét
- đg. (ph.). 1 Cắt bánh bằng sợi dây vòng qua rồi kéo thẳng ra. Tét từng khoanh bánh tét. Tét bánh chưng. 2 Rách một đường dài hoặc đứt dọc ra. Gai cào tét da.
tẹt
- tt. Bẹt xuống, bị ép sát xuống, không nhô cao lên được: mũi tẹt Cái nhọt đã tẹt xuống.
- t. Mất hết mọi cảm giác: Tê tay.
- (đph) t. Kia: Bên tê.
- d. Cg. Tê giác, tê ngưu. Loài thú có guốc lẻ, dạ dày, trên mũi có một hoặc hai sừng.
- Bại Nh. tê liệt: Chân tay tê bại, không cử động được.
tê bại
- Nh. tê liệt: Chân tay tê bại, không cử động được.
tê giác
- d. Thú có guốc ngón lẻ, chân có ba ngón, da dày, có một hay hai sừng mọc trên mũi, sống ở rừng.
tê mê
- tt. ở trạng thái gần như mất hết cảm giác, đến mức mê mẩn, không hay biết gì, do bị tác động nào đó: sung sướng tê mê Nàng đà tán hoán tê mê (Truyện Kiều).
tê tê
- Loài động vật có vú, không có răng, thân dài, đuôi rộng, có nhiều vẩy xếp như ngói ở toàn phía trên của thân.
tê thấp
- d. x. thấp khớp.
tề tựu
- đgt. Đến từ nhiều nơi và tập trung đông đủ: Học sinh tề tựu ở sân trường dự lễ khai giảng Các đại biểu đã tề tựu đông đủ.
tễ
- d. Thuốc đông y ở dạng những viên tròn, nhỏ. Thuốc tễ. Uống một tễ thuốc (kng.; một liều thuốc tễ).
tế
- 1 đgt. 1. Cúng dâng trọng thể, thường đọc văn cúng và có trống chiêng kèm theo: Ngày rằm tháng bảy các họ đều tế áo tế văn tế. 2. khng., mỉa Chửi mắng ầm ĩ, tới tấp: bị tế một trận vuốt mặt không kịp.
- 2 đgt. (Ngựa) chạy nước đại: ngựa tế.
tế bào
- Đơn vị cơ sở cấu tạo nên cơ thể sinh vật.
tế độ
- đg. Cứu vớt chúng sinh ra khỏi bể khổ, theo đạo Phật. Ra tay tế độ.
tế nhị
- dt.. Khéo léo, tinh tế, nhã nhặn trong đối xử: một con người rất tế nhị ăn nói tế nhị.. Có những tình tiết rất nhỏ, sâu kín, khó nói hoặc không thể nói ra được: Vấn đề này rất tế nhị, cần phải lựa thời cơ mà nói.
tế thế
- Giúp đời: Tài tế thế.
tệ
- I d. Thói quen tương đối phổ biến trong xã hội, xấu xa và có hại. Tệ nghiện rượu. Tệ quan liêu.
- II t. Tỏ ra không tốt, không có tình nghĩa trong quan hệ đối xử. Xử với nhau. Một người chồng rất tệ.
- III p. (kng.; dùng phụ sau t.). Lắm, quá. Cô bé hôm nay đẹp. Vui tệ. Học hành dốt tệ.
tệ bạc
- tt. Vô ơn, bội nghĩa, sống thiếu tình nghĩa trước sau: ăn ở tệ bạc con người tệ bạc đối xử rất tệ bạc.
tệ đoan
- Mối tệ hại: Trừ cho hết tệ đoan.
tệ hại
- I d. Cái có tác dụng gây hại lớn cho con người, cho xã hội. Trộm cướp, mại dâm là những tệ hại xã hội.
- II t. Có tác dụng gây những tổn thất lớn lao. Chính sách diệt chủng. Tình hình rất tệ hại.
- III p. (kng.; dùng phụ sau t.). Quá đáng lắm. Bẩn. Xấu tệ hại.
tệ tục
- Phong tục xấu.
tệ xá
- d. (cũ; kc.). Từ dùng để chỉ nơi ở của mình với ý khiêm tốn khi nói với người khác. Xin mời bác quá bộ đến thăm tệ xá.
tếch
- 1 (F. teck) dt. Cây to, cành và mặt dưới của lá có lông hình sao, hoa màu trắng, gỗ màu vàng ngả nâu, rắn và bền: gỗ tếch.
- 2 dt. Miếng thịt đỏ ở hai bên tai con gà: mào tếch.
- 3 dt. Phần dưới cái thuyền: nặng bồng nhẹ tếch (tng.).
- 4 đgt., khng. Bỏ đi, chuồn khỏi nơi nào, do đã quá chán ngán: chẳng thích thì tếch ngay mới làm được mấy hôm đã tếch rồi.
têm
- đg. "Têm trầu" nói tắt.
tên
- 1 d. Đoạn tre hoặc gỗ dài, mảnh, có một đầu mũi nhọn, có thể có ngạnh, được phóng đi bằng cung, nỏ để sát thương. Tên rơi đạn lạc°. Trúng tên.
- 2 d. 1 Từ hoặc nhóm từ dùng để chỉ một cá nhân, cá thể, phân biệt với những cá nhân, cá thể khác cùng loại. Đặt tên. Ghi rõ họ và tên. Kí tên°. Tên nước. Tên cuốn sách. 2 Từ dùng để chỉ từng cá nhân người thuộc hạng bị coi thường, coi khinh. Tên cướp.
tên gọi
- Nh. Tên. ngh. 1.
tên hiệu
- d. Tên của trí thức thời phong kiến tự đặt thêm cho mình bên cạnh tên vốn có, thường là một từ ngữ Hán-Việt có nghĩa đẹp đẽ. Ức Trai là tên hiệu của Nguyễn Trãi.
tên lửa
- dt. Vật chứa chất cháy dùng để đẩy đi rất xa một viên đạn hoặc một vật chở nào đó: phóng tên lửa bắn cháy máy bay địch tên lửa vũ trụ.
tên thánh
- d. Tên lấy theo tên của một vị Thánh, đặt thêm cho người theo Công giáo khi làm lễ rửa tội.
tên tục
- dt. Tên do cha mẹ đặt ra lúc mới sinh, chỉ gọi lúc còn bé, thường dùng từ nôm và xấu để tránh sự chú ý, đe doạ của ma quỷ, theo mê tín: Cứ gọi tên tục ra mà chửi, ai mà chẳng tức Đồ Chiểu là tên tục của Nguyễn Đình Chiểu.
tênh
- p. (kết hợp hạn chế). Đến mức như cảm giác thấy hoàn toàn trống không, trống trải. Nhà cửa trống tênh. Nhẹ tênh°. Buồn tênh°.
tết
- 1 I. dt. 1. Ngày lễ trong năm, có cúng lễ, vui chơi: Tết Trung thu Tết Nguyên đán Tết Đoan ngọ. 2. Lễ đón năm mới, có cúng tế, vui chơi, chúc mừng nhau: ăn Tết nghỉ Tết vui Tết. II. đgt. Biếu quà nhân dịp Tết: đi tết bố mẹ vợ đôi ngỗng.
- 2 đgt. Đan, thắt các sợi với nhau thành dây dài hoặc thành khuôn, hình vật gì: tết tóc tết túi lưới.
- 3 (F. tête) đgt., cũ Đánh đầu vào quả bóng: nhảy lên tết quả bóng vào gôn.
tếu
- ph. Theo ý riêng của mình và không nghiêm túc: Nói tếu: Lạc quan tếu. Lạc quan viển vông, theo ý riêng của mình và không có cơ sở.
tha
- 1 đg. 1 (Loài vật) giữ chặt bằng miệng, bằng mỏ mà mang đi. Hổ tha mồi. Chim tha rác về làm tổ. 2 (kng.). Mang theo, mang đi một cách lôi thôi. Chị cõng em tha nhau đi chơi. Tha về nhà đủ thứ lỉnh kỉnh.
- 2 đg. 1 Thả người bị bắt giữ. Ở tù mới được tha. 2 Bỏ qua, không trách cứ hoặc trừng phạt. Tha lỗi. Tha tội chết. Tội ác trời không dung, đất không tha.
tha hóa
- tha hoá tt. 1. Trở nên khác đi, biến thành cái khác: Nhiều chất bị tha hoá do tác động của môi trường. 2. Trở thành người mất phẩm chất đạo đức: một cán bộ bị tha hoá.
tha hồ
- Được hoàn toàn như ý muốn, như sở thích: Sông rộng tha hồ bơi.
tha ma
- d. Đất hoang dành để chôn người chết. Bãi tha ma.
tha thứ
- đgt. Tha cho, không trách cứ, trừng phạt: xin được tha thứ tha thứ cho mọi lỗi lầm trong quá khứ.
thà
- ph. Đành như thể còn hơn: Thà chết chứ không làm nô lệ.
thả
- đg. 1 Để cho được tự do hoạt động, không giữ lại một chỗ nữa. Thả gà. Thả trâu. Thả tù binh. Thả thuyền xuống nước. Thả mình theo sở thích riêng (b.). 2 Cho vào môi trường thích hợp để có thể tự do hoạt động hoặc phát triển. Thả diều. Thả bèo hoa dâu. Tận dụng hồ ao để thả cá. 3 Để cho rơi thẳng xuống nhằm mục đích nhất định. Thả mành cửa. Thả dù. Thả bom. Thả lưới.
thả cửa
- tt., khng. Hoàn toàn tự do thoải mái, không bị hạn chế, ngăn trở: chi tiêu thả cửa ăn chơi thả cửa.
thả dù
- Nói máy bay cho người hay vật dụng rơi xuống bằng dù.
thả lỏng
- đg. 1 Để cho các cơ bắp hoàn toàn tự nhiên, thoải mái, không có một biểu hiện dùng sức nào cả, dù rất nhỏ. Thả lỏng gân cốt cho đỡ mỏi. 2 Để cho được tự do làm gì thì làm, hoàn toàn không có sự bó buộc hay ngăn cản. Trẻ em được nuông chiều, thả lỏng dễ sinh hư. 3 (id.). Không giam giữ nữa, để cho được tự do, nhưng vẫn dưới một sự giám sát nhất định. Thả lỏng một tù chính trị.
thả rong
- đgt. Thả cho muốn đi đâu thì đi: trâu bò thả rong.
thác
- d. Chỗ dòng suối, dòng sông có nước chảy từ trên cao trút xuống thấp: Thác là một nguồn năng lượng.
- t. Chết (cũ): Đến điều sống đục sao bằng thác trong (K).
- đg. Viện cớ: Thác bệnh để xin nghỉ.
thạc sĩ
- d. 1 Học vị cấp cho người tốt nghiệp cao học. 2 Học vị cấp cho người thi đỗ làm cán bộ giảng dạy trung học hay đại học ở một số nước.
thách
- đgt. 1. Đánh đố, đánh cuộc người khác dám làm một việc thường là quá sức, quá khả năng: thách nhảy qua bức tường cao. 2. Nêu giá cao hơn giá bán để khách hàng trả xuống là vừa: không nói thách, nói sao bán vậy thách cả trả nửa (tng.).
thách thức
- Đố dám làm việc gì: Họ thách thức nhau đi bộ hai mươi ki-lô-mét.
thạch
- 1 d. Chất keo lấy từ rau câu dùng làm đồ giải khát hoặc dùng trong công nghiệp.
- 2 d. Đơn vị đo dung tích của Trung Quốc thời xưa, bằng khoảng 10 lít.
thạch anh
- dt. Khoáng chất kết tinh theo hình lăng trụ sáu mặt, có chóp nhọn, rắn, trong suốt, màu trắng, tím hoặc vàng, dùng trong kĩ thuật vô tuyến điện.
thạch bản
- Tấm đá viết chữ vào để in.
thạch cao
- d. Khoáng vật gồm chủ yếu sulfat calcium, mềm, màu trắng, dùng để chế ximăng, nặn tượng, bó xương gãy, v.v.
thạch lựu
- Nh. Lựu1.
thạch nhũ
- (địa) Cột tự nhiên tạo thành trong các hang động, do hàng ngàn triệu giọt nước rơi từ trên xuống và đọng lại hoặc rỉ và rơi xuống nền, để lại sau khi bay hơi một tượng đá vôi khiến phần chất rắn từ trên dài dần xuống (thạch nhũ trên) từ dưới cao dần lên (thạch nhũ dưới) và gặp nhau.
thạch sùng
- d. Bò sát cùng họ với tắc kè, nhỏ bằng ngón tay, thân nhẵn, thường bò trên tường nhà, bắt muỗi, sâu bọ nhỏ.
thạch tùng
- Nh. Thông đá.
thai
- d. Cơ thể con đang hình thành nằm trong bụng mẹ, đã có tính chất của loài.
thai nghén
- đg. 1 Mang thai (nói khái quát). Thời kì thai nghén. 2 (vch.). Nuôi dưỡng trong lòng, chuẩn bị cho sự ra đời. Nhà văn thai ng!!!1713_49.htm!!! Đã xem 1329482 lần.

Truyện Từ điển tiếng Việt A B (1) B (2) B (3) B (4) C (1) C (2) C (3) C (4) C (5) C (6) D (1) D (2) D (3) D (4) D (5) E G (1) G (2) G (3) H (1) H (2) H (3) H (4) I
  • P (2) Q R (1) R (2) S (1) S (2) S (3) ="noidung1('tuaid=1713&chuongid=26">K (1) K (2) K (3) L (1) L (2) L (3) L (4) M (1) M (2) M (3) N (1) N (2) N (3) N (4) O P (1) P (2) Q R (1) R (2) S (1)
  • --!!tach_noi_dung!!--


    Nguồn: Htb
    Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
    vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--