T (10)

trị
- I đg. 1 Chữa, làm cho lành bệnh. Thuốc trị sốt rét. Trị bệnh. 2 Làm cho mất khả năng gây hại bằng cách diệt trừ, cải tạo. Trị sâu cắn lúa. Trị lụt (bằng cải tạo sông ngòi...). 3 (kng.). Trừng phạt, đưa vào khuôn khổ. Trị bọn lưu manh, côn đồ. Cái thói ấy mà không trị thì hỏng. Trị tội°. 4 Cai trị (nói tắt). Trị dân. (Chính sách) chia để trị°.
- II t. (cũ; kết hợp hạn chế). Yên ổn, thái bình. Nước nhà yên. Loạn rồi lại trị.
trị giá
- đgt. Được định giá, được coi là đáng giá như thế nào đó: Ngôi nhà đó trị giá đến hàng trăm triệu.
trị sự
- Nói bộ phận của một tòa báo phụ trách công việc phát báo, gửi báo, thu tiền, v.v...
trị tội
- đg. Trừng trị kẻ có tội.
trị vì
- đgt. Giữ ngôi vua cai trị đất nước: trị vì thiên hạ trị vì trăm họ.
trích
- d. Loài cá biển mình nhỏ, thịt mềm, vảy trắng.
- d. Loài chim lông xanh biếc, mỏ đỏ và dài.
- đg. Rút ra một phần: Trích những đoạn văn hay ; Trích tiền quỹ.
- t. Nói quan phạm tội bị đầy đi xa (cũ).
trích dẫn
- đg. Dẫn nguyên văn một câu hay một đoạn văn nào đó. Trích dẫn tác phẩm kinh điển. Trích dẫn thơ.
trịch thượng
- tt. Tự cho mình là hơn mà ăn nói, xử sự có vẻ bề trên và bất nhã: giọng trịch thượng nhìn với con mắt trịch thượng.
triền miên
- Kéo dài một cách nặng nề, có hại: Bệnh hoạn triền miên; Nạn lạm phát triền miên.
triển lãm
- đg. (hoặc d.). Trưng bày vật phẩm, tranh ảnh cho mọi người đến xem. Triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân. Phòng triển lãm. Xem triển lãm tranh sơn mài.
triển vọng
- dt. Khả năng phát triển trong tương lai (thường là tốt đẹp): Tình hình có nhiều triển vọng triển vọng phát triển của đất nước chẳng có triển vọng gì đâu.
triện
- d. Lối viết chữ Trung Quốc thường dùng để khắc dấu.
- d. Con dấu của chánh tổng, lý trưởng thời xưa.
triết gia
- d. Nhà triết học.
triết học
- dt. Khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của thế giới và sự nhận thức thế giới.
triệt để
- Đến cùng, đến nơi đến chốn: Triệt để ủng hộ đường lối của Đảng.
triệt hạ
- đg. Phá huỷ hoàn toàn trên cả một vùng. Bị giặc triệt hạ cả làng.
triệt tiêu
- đgt. 1. Làm cho hoàn toàn không còn nữa. 2. Làm cho trở thành số không: dao động triệt tiêu Hai số đối xứng triệt tiêu nhau.
triều đại
- Thời trị vì của một ông vua hay một vị vua: Triều đại nhà Hậu - Lê ; Triều đại Quang Trung.
triều đình
- d. Nơi các quan vào chầu vua và bàn việc nước; thường dùng để chỉ cơ quan trung ương, do vua trực tiếp đứng đầu, của nhà nước quân chủ. Triều đình nhà Nguyễn.
triều nghi
- dt., cũ, id. Nghi lễ của triều đình.
triều thần
- Quan lại trong triều.
triệu
- 1 d. Số đếm, bằng một trăm vạn. Một triệu đồng. Bạc triệu (có số lượng nhiều triệu). Triệu người như một.
- 2 d. (cũ; id.). Dấu hiệu báo trước việc gì sẽ xảy ra, thường theo mê tín; điềm. Triệu lành. Triệu dữ.
- 3 đg. (trtr.). Ra lệnh gọi. Vua triệu quần thần đến bàn kế chống giặc. Triệu sứ thần về nước.
triệu phú
- dt. Người rất giàu, có tiền triệu: nhà triệu phú.
triệu tập
- Mời đến một nơi để họp: Triệu tập hội nghị.
trinh bạch
- t. Trong trắng, không một chút nhơ bẩn, xấu xa. Tấm lòng trinh bạch.
trinh nữ
- 1 dt. Người con gái còn trinh.
- 2 dt. Cây mọc dại thành bụi lớn, có nhiều gai nhỏ bé, lá xếp lại khi bị đụng đến, cụm hoa màu tím, quả thắt lại có nhiều tơ cứng; còn gọi là cây xấu hổ, mi-mô-da.
trinh tiết
- t. Nói người con gái chưa bao giờ tiếp xúc với đàn ông về sinh dục hoặc người đàn bà có tiết với chồng.
trình
- đg. (trtr.). 1 (cũ). Báo cáo cho người cấp trên biết để xem xét. Lí trưởng đi trình quan. 2 Đưa lên cho cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền thấy, biết để xem xét, thông qua, giải quyết, v.v. Trình dự án lên quốc hội. Trình bộ trưởng kí. Lễ trình quốc thư. Trình giấy tờ. 3 (cũ; dùng trước một từ xưng hô). Từ dùng để mở đầu lời nói với cấp trên, tỏ ý tôn kính, lễ phép; bẩm. Trình cụ lớn, có khách.
trình báo
- đgt. Báo cho người hoặc cấp có thẩm quyền về việc gì: trình báo vụ mất cắp trình báo hộ khẩu.
trình diễn
- đg. (trtr.). Đưa ra diễn trước công chúng. Trình diễn vở kịch.
trình diện
- đgt. 1. Đến để cho cơ quan hoặc người có trách nhiệm biết là mình có mặt: trình diện với nhà chức trách. 2. Ra mắt mọi người: Chú rể trình diện hai họ.
trình độ
- Mức, khả năng... hiểu biết cao hay thấp, sâu hay nông về người, sự việc...: Trình độ văn hóa.
trình tự
- d. Sự sắp xếp lần lượt, thứ tự trước sau. Kể lại trình tự diễn biến trận đấu. Theo trình tự thời gian.
trịnh trọng
- tt. Có vẻ oai nghiêm, trang trọng: trịnh trọng tuyên bố trịnh trọng giới thiệu các vị khách quý.
trìu mến
- Âu yếm quấn quýt: Trìu mến trẻ em.
tro
- d. Chất còn lại của một số vật sau khi cháy hết, nát vụn như bột và thường có màu xám. Tro bếp. Cháy ra tro. Màu tro.
trò
- 1 dt. 1. Hoạt động diễn ra trước mắt người khác để mua vui: trò ảo thuật diễn trò. 2. Việc làm bị coi là có tính chất mánh khoé, đánh lừa hoặc thiếu đứng đắn: giở trò lừa bịp làm những trò tồi tệ.
- 2 dt. Học trò, học sinh: con ngoan trò giỏi tình thầy trò
trò chơi
- Cuộc vui để giải trí: Ngày hội bày ra nhiều trò chơi.
trò chuyện
- đg. Như chuyện trò.
trò đùa
- dt. Trò bày ra để đùa vui: Chuyện thi cử đâu phải là trò đùa Bom đạn không phải là trò đùa đâu.
trò hề
- Việc giả dối bày ra để lừa bịp: Trò hề trưng cầu ý dân của bọn Việt gian.
trò vui
- Cuộc diễn ra để giải trí: Ngày hội có nhiều trò vui.
trỏ
- đg. (ph.). Chỉ. Trỏ đường.
tróc
- 1 đgt. 1. Bong ra từng mảng của lớp phủ bên ngoài: Vỏ cây tróc từng mảng Xe tróc sơn Cá tróc vảy. 2. Rời ra, không còn kết dínhtrên bề mặt vật khác: Tờ giấy thông báo bị tróc ra.
- 2 đgt. Bắt hoặc lấy, nắm lấy cho kì được bằng sức mạnh: bị tróc phu tróc đầu sưu thuế.
- 3 đgt. Đánh lưỡi hoặc bật mạnh hai đầu ngón tay cho phát thành tiếng kêu: tróc lưỡi gọi chó tróc tay làm nhịp.
trọc
- t. 1. Nói đầu cạo hết tóc: Đầu trọc 2. Nói đồi núi không có cây: Đồi trọc.
trói
- đg. Buộc chặt để cho không thể cử động, vận động tự do được nữa. Tên cướp bị trói. Trói chặt vào cọc. Bị trói tay, không làm được việc gì (b.).
trói buộc
- đgt. Kìm giữ, gò bó, làm cho mất tự do, không được làm theo ý mình: Lễ giáo phong kiến trói buộc con người.
tròm trèm
- Xấp xỉ: Tròm trèm ba mươi tuổi.
tròn
- t. 1 Có hình dáng, đường nét giống như hình tròn, đường tròn. Khuôn mặt tròn. Trăng rằm tròn vành vạnh. Mắt mở tròn. Ngồi quây tròn quanh bếp lửa. Chạy vòng tròn. 2 Có hình khối giống như hình cầu hoặc hình trụ. Trái Đất tròn. Tròn như hòn bi. Vo tròn. Khai thác gỗ tròn. Người béo tròn (béo đến mức trông như tròn ra). 3 (Âm thanh) có âm sắc tự nhiên nghe rõ từng tiếng, dễ nghe. Giọng tròn, ấm. 4 Có vừa đúng đến số lượng nào đó, không thiếu, không thừa hoặc không có những đơn vị lẻ. Tròn mười tám tuổi. Đi mất một ngày tròn. Tính ra vừa tròn một trăm. 8.357, lấy tròn đến nghìn là 8 nghìn. 5 (Làm việc gì) đầy đủ, trọn vẹn, không có gì phải chê trách. Làm tròn nhiệm vụ. Lo tròn bổn phận. 6 (kng.). (Cách sống) tự thu mình lại để không va chạm, không làm mất lòng ai. Tính tròn, vào đâu cũng lọt. Sống tròn. 7 (chm.). (Nốt nhạc) có độ dài bằng bốn nốt đen hoặc hai nốt trắng.
tròn trịa
- tt. 1. Tròn đều, vẻ gọn và đẹp: cổ tay tròn trịa búi tóc tròn trịa. 2. (âm thanh) rõ ràng, tròn tiếng và dễ nghe: Tiếng hát tròn trịa ngân vang.
tròn vo
- t. (kng.). Rất tròn. Em bé giương đôi mắt tròn vo say sưa nhìn. Người tròn vo như hạt mít.
trọn
- tt. 1. Đủ cả một giới hạn, phạm vi nào đó: thức trọn một đêm đi trọn một ngày. 2. Đầy đủ tất cả, không thiếu khuyết gì: giữ trọn lời thề sống trọn tình trọn nghĩa.
trong
- t. 1. Cho ánh sáng đi qua và mắt có thể nhìn suốt qua: Nước suối trong như lọc ; Ta có thể nhìn thấy đỉnh núi những lúc trời trong. 2. Không có gợn: Gương trong. 3. Nói giọng hay tiếng cao, thoát khỏi cổ họng một cách nhẹ nhàng và không rè: Tiếng hát trong.
- g. 1. Tại một nơi coi là tương đối kín hay hẹp: Trời mưa trẻ con chơi trong nhà; Thuyền nhỏ chỉ đi được trong sông, ra biển sợ nguy hiểm. 2. Không quá một số lượng, giới hạn đã được qui định (của không gian, thời gian), một phạm vi trừu tượng: Cơ quan chỉ tiếp khách trong giờ chính quyền ; Đi bộ trong năm cây số, đã mệt lắm đâu ; Ngày giỗ chỉ mời người trong họ. 4. Tại một nơi ở miền Nam Việt Nam (khi nói đến quan hệ địa lý với miền Bắc): Lúc đó trong Sài Gòn chưa có trường đại học như ngoài Hà Nội này.
trong khi
- g. Từ chỉ thời gian đương diễn ra, xảy ra một việc gì: Trong khi ăn, không nói chuyện.
trong sạch
- t. 1 Trong và không có chất bẩn lẫn vào (nói khái quát). Giữ cho nước giếng trong sạch. Bầu không khí trong sạch. 2 Có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, không bị một vết nhơ bẩn nào. Sống cuộc đời trong sạch. Một tâm hồn trong sạch. Làm trong sạch đội ngũ.
trong sáng
- tt. 1. Trong và sáng, không một chút vẩn đục, không một vết mờ: trời trong sáng cặp mắt trong sáng. 2. ở trạng thái lưu giữ bản sắc tốt đẹp vốn có, không bị pha tạp: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 3. Lành mạnh, vô tư, không chút mờ ám: tình cảm trong sáng.
trong suốt
- Nói một chất có thể để cho ánh sáng truyền qua hoàn toàn như thủy tinh, không khí... và cho thấy rõ được hình dạng của các vật nhìn qua.
tròng trành
- t. Ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng. Thuyền tròng trành trên sóng dữ. Qua cầu treo tròng trành.
trọng
- I. đgt. Coi trọng, chú ý, đánh giá cao: trọng chất lượng hơn số lượng.ợng). Từ dùng để chỉ từng đơn vị riêng lẻ động tác hoặc quá trình ngắn. Ngã một cái rất đau. Nghỉ tay cái đã (kng.). Loáng một cái đã biến mất (kng.). Đùng một cái°.
- II tr. (dùng trước d.). Từ biểu thị ý nhấn mạnh về sắc thái xác định của sự vật mà người nói muốn nêu nổi bật với tính chất, tính cách nào đó. cây bưởi ấy sai quả lắm. Cái đời tủi nhục ngày xưa.
cái ghẻ
- dt. Động vật chân đốt rất nhỏ, sống kí sinh trên da người và động vật, gây bệnh ghẻ.
cam
- 1 dt. (thực) Loài cây cùng họ với bưởi, quả bé hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu hồng nhạt, múi có tôm thường mọng nước, ngọt hoặc hơi chua: Có cam phụ quít, có người phụ ta (cd).
- 2 dt. Từ chung chỉ nhiều bệnh của trẻ em, thường do suy dinh dưỡng: Thuốc cam; Cam răng.
- 3 đgt. 1. Được bằng lòng: Đào tiên đã bén tay phàm, thì vin cành quít cho cam sự đời (K) 2. Đành chịu: Phận hèn vâng đã cam bề tiểu tinh (K).
cam chịu
- đg. Bằng lòng chịu vì cho là không thể nào khác được. Cam chịu sống nghèo khổ. Không cam chịu thất bại.
cam đoan
- đgt. Khẳng định điều mình nói là đúng và hứa chịu trách nhiệm nếu sai sự thật: giấy cam đoan xin cam đoan điều đã khai trong lí lịch này là đúng sự thật.
cam kết
- đgt. (H. cam: đành chịu; kết: thắt buộc lại) Cam đoan là thế nào cũng làm như đã hứa: Cam kết tôn trọng những quyền dân tộc bất khả xâm phạm (HCM).
cam lòng
- đg. 1 (cũ). Thoả lòng, cảm thấy tự bằng lòng làm việc gì hoặc trước việc gì. Đền đáp được ơn sâu thì mới cam lòng. 2 (id.). Cảm thấy vẫn tự bằng lòng được khi làm điều thừa biết là xấu xa, nhục nhã; cam tâm. Cam lòng bỏ rơi bạn lúc hoạn nạn.
cam phận
- đgt. Cam chịu, chấp nhận với cuộc sống, số phận của mình do không tin ở khả năng thay đổi, cải thiện: cam phận nghèo hèn cam phận lẽ mọn.
cam thảo
- dt. (H. cam: ngọt; thảo; cỏ) Loài cây thuộc họ đậu, rễ có vị ngọt, dùng làm thuốc: Ngọt bùi, thiếp nhớ mùi cam thảo (HXHương).
cam tuyền
- (xã) h. Cam Lộ, t. Quảng Trị.
cảm
- 1 đgt. Nói cơ thể bị thời tiết tác động đột ngột, sinh ra khó chịu: Bị cảm; Cảm nắng, Cảm lạnh.
- 2 đgt. 1. Có ý thức về những gì xảy ra trong lòng mình hay chung quanh mình: Nghĩ sự đời thêm cảm nỗi phù du (NgCgTrứ); Được nghỉ ngơi, cảm thấy thoải mái 2. Làm cho xúc động: Cử chỉ cao đẹp ấy cảm được lòng người.
cảm động
- đg. (hoặc t.). 1 Có sự rung động trong lòng, trong tình cảm trước sự kiện hoặc cử chỉ tốt. Cảm động đến rơi nước mắt. 2 Có tác dụng làm cảm động. Hình ảnh rất cảm động.
cảm giác
- dt. Hình thức nhận thức bằng cảm tính cho biết những thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng tác động vào con người.
cảm hóa
- cảm hoá đgt. (H. hoá: biến thành) Làm cho người ta cảm phục cái hay, cái tốt của mình mà bỏ cái xấu để theo gương mình: Lòng Hồ Chủ tịch rộng như biển cả bao dung, cảm hoá tất cả mọi người (PhVĐồng).
cảm hoài
- đg. (cũ). Nhớ tiếc với lòng thương cảm. Nỗi cảm hoài. Bài thơ cảm hoài.
cảm hứng
- I. đgt. Dâng trào những cảm xúc, thúc đẩy óc tưởng tượng, sáng tạo, hoạt động có hiệu quả: đang cảm hứng thì tranh thủ làm việc. II. dt. Trạng thái cảm hứng: có cảm hứng tràn đầy cảm hứng uống rượu lấy chút cảm hứng làm thơ.
cảm mến
- đgt. Quí mến vì cảm phục: Cảm mến anh bộ đội dũng cảm.
cảm phục
- đg. Có tình cảm kính trọng, yêu quý do thấy được phẩm chất cao cả của người khác. Cảm phục tinh thần dũng cảm của bạn.
cảm quan
- Nh. Giác quan.
cảm tình
- dt. (H. tình: tình) Sự ưa thích đặc biệt đối với người, vật hoặc sự việc: Cảm tình của quần chúng trong trẻo, thành thật và nồng nhiệt vô cùng (Trg-chinh).
cảm tử
- đg. (kết hợp hạn chế). Dám nhận lấy cái chết, tình nguyện hi sinh mà chiến đấu. Tinh thần cảm tử. Đoàn quân cảm tử.
cảm tưởng
- dt. ý nghĩ nảy sinh do cảm nhận, xúc động trước sự việc gì: phát biểu cảm tưởng ghi cảm tưởng của mình sau khi xem triển lãm.
cảm ứng
- đgt. (H. cảm: nhiễm; ứng: đáp lại) Nói khả năng có thể tiếp thụ các kích thích bên ngoài và đáp lại cái kích thích đó: Nóng và lạnh làm cho da tay cảm ứng. // dt. Nói dòng điện phát sinh trong một mạch kín do từ trường thay đổi: Cảm ứng điện từ.
cảm xúc
- đg. (hoặc d.). Rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc gì. Người dễ cảm xúc. Bài thơ gây cảm xúc mạnh.
cám
- dt. 1. Chất vụn, màu nâu do lớp vỏ mềm bao ngoài hạt gạo nát vụn khi giã hay xay xát mà thành: lấy cám cho lợn. 2. Thức ăn nấu bằng cám lẫn rau cỏ cho lợn ăn: đổ cám cho lợn ăn đã nấu cám rồi.
cám cảnh
- đgt. Chán ngán vì cảnh ngộ buồn thảm: Cám cảnh khói mây mờ mặt biển (Tản-đà).
cám dỗ
- đg. Khêu gợi lòng ham muốn đến mức làm cho sa ngã. Bị tiền tài, danh vọng cám dỗ. Những lời cám dỗ nguy hiểm.
cám ơn
- Nh. Cảm ơn
cạm bẫy
- dt. Như Cạm: Đề phòng cạm bẫy của địch.
can
- 1 d. Gậy ngắn, thường bằng song, gỗ, dùng để cầm chống khi đi.
- 2 d. Đồ đựng chất lỏng, bằng nhựa hoặc kim loại, miệng nhỏ, có nắp đậy và tay cầm. Can dầu. còn giữ lại được nữa, cứ tự nhiên rời ra khỏi. Tuột tay nên bị ngã. Xe đạp tuột xích. Buộc không chặt, tuột dây. 2 (Da) bong ra một mảng. Bỏng tuột da. 3 (ph.). Tháo, cởi ra khỏi người. Tuột đôi giày ra. 4 (ph.). Tụt từ trên cao xuống. Tuột từ trên ngọn cây xuống.
- II t. (dùng phụ sau đg.). Dứt khoát và mau lẹ làm cho rời bỏ, rời khỏi đi. Lôi đi. Đổ tuột cả xuống đất. Vỗ tuột nợ. // Láy: tuồn tuột (x. mục riêng).
tuy
- lt. Từ biểu thị điều kiện xảy ra thật sự, đáng lẽ làm cho sự việc được nói đến không xảy ra: Tuy ốm nhưng bạn ấy vẫn đến lớp Tuy lụt lội nhưng mùa màng vẫn thu hoạch khá.
tuy nhiên
- l. Dẫu thế, nhưng mà: Người nóng tính, tuy nhiên cũng biết điều.
tuy rằng
- k. Như tuy (nhưng nghĩa mạnh hơn). Nó không nói gì, tuy rằng nó biết rất rõ.
tuy thế
- Nh. Tuy vậy.
tùy
- Tuỳ ph. Theo, căn cứ vào, phụ thuộc vào: mặt gửi vàng ; Tùy cơm gắp mắm (tng). Tùy cơ ứng biến. Theo tình hình mà đối phó, hành động.
tùy bút
- tuỳ bút d. Thể kí ghi lại một cách tương đối tự do những cảm nghĩ của người viết, kết hợp với việc phản ánh thực tế khách quan.
tùy thân
- tuỳ thân tt. Thường được mang theo bên mình: giấy tờ tuỳ thân.
tùy theo
- Nh. Tùy: Tùy theo hoàn cảnh mà hành động.
tùy thích
- tuỳ thích đg. Theo ý thích riêng của bản thân, không bị gò ép, hạn chế. Muốn đi đâu thì tuỳ thích.
tùy tùng
- tuỳ tùng I. đgt. Đi theo để giúp việc: sĩ quan tuỳ tùng. II. dt. Người đi theo để giúp việc: một đoàn tuỳ tùng.
tùy viên
- Nhân viên ngoại giao chuyên trách một ngành công tác ở một đại sứ quán: Tùy viên văn hóa ; Tùy viên quân sự.
tủy
- tuỷ d. 1 Phần giữa, mềm của xương. 2 Phần giữa, mềm của răng.
tụy
- tuỵ dt. Tuyến tiêu hoá nằm dưới dạ dày.
tuyên bố
- đg. 1. Nói cho mọi người đều biết: Tuyên bố kết quả kỳ thi. 2. Nói lên ý kiến, chủ trương... về một vấn đề quan trọng: Chính phủ mới đã tuyên bố chính sách đối ngoại.
tuyên dương
- đg. Trịnh trọng và chính thức biểu dương, khen ngợi. Tuyên dương công trạng. Được tuyên dương là anh hùng.
tuyên ngôn
- dt. Bản tuyên bố có tính chất cương lĩnh bày tỏ chủ kiến của một chính đảng, một tổ chức: bản Tuyên ngôn độc lập Tuyên ngôn nhân quyền.
tuyên truyền
- đg. Phổ biến một chủ trương, một học thuyết, để làm chuyển biến thái độ của quần chúng và thúc đẩy quần chúng hoạt động theo một đường lối và nhằm một mục đích nhất định.
tuyền đài
- d. (cũ; vch.). Âm phủ.
tuyển
- đgt. Chọn trong số nhiều cùng loại để lấy với số lượng nào đó theo yêu cầu, tiêu chuẩn đề ra: tuyển diễn viên điện ảnh thi tuyển công chức.
tuyển dụng
- Nói cơ quan chính quyền hay đoàn thể lựa chọn người vào biên chế để làm việc.
tuyển mộ
- đg. Tuyển chọn người một cách rộng rãi để tổ chức thành lực lượng làm gì. Tuyển mộ công nhân mỏ. Tuyển mộ lính đánh thuê.
tuyến
- 1 dt. Bộ phận chuyên tiết chất giúp cho hoạt động sinh lí của các cơ quan trong cơ thể: tuyến nước bọt tuyến giáp tuyến sữa tuyến thượng thận.
- 2 dt. 1. Đường phân giới: vạch tuyến cắm tuyến. 2. Đường nằm trong mạng lưới giao thông, thuỷ lợi nào đó: tuyến đường sắt Bắc-Nam tuyến đê xung yếu. 3. Phần đường dành riêng cho từng loại xe cộ: đường phân tuyến tuyến ô tô tuyến xe đạp. 4. Hệ thống bố trí lực lượng trên từng khu vực của mặt trận, sát từ hậu phương đến nơi trực tiếp đánh địch: tuyến phòng ngự đưa thương binh về tuyến sau. 5. Hệ thống bố trí mạng lưới y tế từ thấp lên cao: đưa bệnh nhân lên tuyến trên. 6. Tập hợp các cá thể liên kết theo đặc trưng nào đó, đối lập với các tập hợp khác: hai tuyến nhân vật trong phim.
tuyết
- d. Hơi nước bị lạnh, đóng băng lại ở trên không thành những đám tinh thể nhỏ và rất trắng, rơi xuống như bông.
- d. Lông rất nhỏ và mịn ở mặt đồ dệt bằng lông: Tuyết nhung; Cái mũ dạ đã hết tuyết.
tuyệt
- 1 I đg. (kết hợp hạn chế). Bị mất đi hoàn toàn mọi khả năng có được sự tiếp nối, sự tiếp tục (thường nói về sự phát triển của nòi giống). Một loài thú rừng đã bị tuyệt giống. Tuyệt đường con cái. Tuyệt đường tiếp tế.
- II p. (kng.; dùng trước một p. phủ định). Từ biểu thị mức độ hoàn toàn, triệt để của sự phủ định; như nhiên. Tuyệt không để lại dấu vết gì. Tuyệt chẳng có ai.
- 2 I t. (kng.). Đẹp, hay, tốt đến mức làm cho thích thú tột bậc, coi như không còn có thể đòi hỏi gì hơn. Khí hậu vùng biển thật tuyệt. Văn như thế thì tuyệt thật.
- II p. (dùng phụ cho t.). (Đẹp, hay, tốt) đến mức coi như không còn có thể hơn. Món ăn ngon. Hát hay tuyệt. Phong cảnh tuyệt đẹp.
tuyệt chủng
- đgt. Bị mất hẳn nòi giống: Nhiều loài sinh vật đã tuyệt chủng.
tuyệt diệu
- Tốt, tài khéo đến cực độ: Mưu kế tuyệt diệu; Nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình (K).
tuyệt đối
- t. 1 Hoàn toàn, không có một sự hạn chế hay một trường hợp ngoại lệ nào cả. Tuyệt đối giữ bí mật. Phục tùng tuyệt đối. Tuyệt đối cấm không cho người ngoài vào. 2 Không phụ thuộc vào hoàn cảnh, vào quan hệ với cái khác nào cả; trái với tương đối. Đa số tuyệt đối°. Chân lí tuyệt đối°.
tuyệt luân
- Vượt lên trên các loại thường (cũ).
tuyệt tác
- d. (thường dùng phụ sau d.). Tác phẩm văn học, nghệ thuật hay, đẹp đến mức không còn có thể có cái hơn. Bài thơ đó là một tuyệt tác. Một bức tranh tuyệt tác.
tuyệt tích
- đgt. Mất hẳn tung tích, không có thể tìm thấy được nữa: bỏ nhà đi tuyệt tích.
tuyệt vọng
- Mất hết hi vọng: Quân đội Pháp chiến đấu tuyệt vọng ở Điện Biên Phủ nên phải ra hàng.
tuyệt vời
- t. Đạt đến mức coi như lí tưởng, không gì có thể sánh được. Anh dũng tuyệt vời. Đẹp tuyệt vời.
- 1 dt. Bốn: xếp thứ tư một phần tư.
- 2 đgt., cũ, id. Gửi công văn: tư giấy về địa phương thông tư.
- 3 tt. Riêng, của cá nhân; trái với công (chung): xe tư đời tư học tư riêng tư.
- (xã) h. Hiên, t. Quảng Nam.
tư bản
- Vốn để kinh doanh kiếm lời. (Theo Các Mác thì tư bản không phải là tiền, không phải là máy móc, công cụ, nguyên liệu, hàng hóa, mà là quan hệ sản xuất của xã hội hay một giá trị để tạo ra giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Những máy móc công cụ, nguyên liệu, hàng hóa, khi là tư liệu bóc lột mới là tư bản vì lúc đó những thứ nói trên mới tạo ra giá trị thặng dư). Chủ nghĩa tư bản. Chế độ xã hội thay thế chế độ phong kiến, dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê. Giai cấp tư sản. X. Tư sản.
tư cách
- d. 1 Cách ăn ở, cư xử, biểu hiện phẩm chất đạo đức của một người. Người đứng đắn, có tư cách. Tư cách hèn hạ. 2 Toàn bộ nói chung những điều yêu cầu đối với một cá nhân để có thể được công nhận ở một vị trí, thực hiện một chức năng xã hội nào đó. Có giấy uỷ nhiệm, nên có đủ tư cách thay mặt cho giám đốc xí nghiệp. Kiểm tra tư cách đại biểu. 3 Một mặt nào đó trong các mặt chức năng, cương vị, vị trí của một người, một sự vật. Phát biểu ý kiến với tư cách cá nhân. Nghiên cứu từ với tư cách là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ.
tư chất
- tt. Tính chất có sẵn của con người, thường là về mặt trí tuệ: một học sinh có tư chất thông minh.
tư duy
- Từ triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật: Tư duy bao giờ cũng là sự giải quyết vấn đề thông qua những tri thức đã nắm được từ trước.
tư hữu
- t. Thuộc quyền sở hữu của cá nhân; phân biệt với công hữu. Chế độ tư hữu. Quyền tư hữu tài sản.
tư lệnh
- dt. Người chỉ huy quân sự cao nhất của một đơn vị từ lữ đoàn trở lên: tư lệnh lữ đoàn pháo binh tư lệnh mặt trận.
tư liệu
- Vật liệu để làm một việc gì, tài liệu nghiên cứu: Tư liệu kiến trúc; Tư liệu lịch sử.
tư lợi
- d. Lợi ích riêng của cá nhân, về mặt đem đối lập với lợi ích chung. Chạy theo tư lợi. Làm việc vì tư lợi.
tư pháp
- dt. Việc xét xử theo pháp luật: cơ quan tư pháp.
tư sản
- Tài sản riêng của cá nhân (cũ): Đem tư sản ra làm việc công ích. Giai cấp tư sản. Giai cấp những nhà tư bản, chiếm hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, sống và làm giàu bằng cách bóc lột lao động làm thuê.
tư thế
- d. 1 Cách đặt toàn thân thể và các bộ phận của thân thể như thế nào đó ở yên tại một vị trí nhất định. Tư thế đứng nghiêm. Ngồi với tư thế thoải mái. Tập bắn ở các tư thế nằm, quỳ, đứng. 2 Cách đi đứng, ăn mặc, nói năng, v.v. của một người, phù hợp với cương vị của người đó (nói tổng quát). Tư thế của người chỉ huy. Ăn mặc chỉnh tề cho có tư thế.
tư thù
- dt. Mối thù riêng: xoá bỏ tư thù.
tư thục
- Trường học do tư nhân mở ra.
tư tưởng
- d. 1 Sự suy nghĩ hoặc ý nghĩ. Tập trung tư tưởng. Có tư tưởng sốt ruột. 2 Quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách quan và đối với xã hội (nói tổng quát). Tư tưởng tiến bộ. Tư tưởng phong kiến. Đấu tranh tư tưởng.
tư vấn
- đgt. Có chức năng góp ý cho người hay cấp có thẩm quyền: hội đồng tư vấn ban tư vấn.
từ
- g. Giới từ (có khi đối lập với đến) chỉ một gốc: 1. Trong thời gian: Đi từ năm giờ sáng; Học từ trưa đến tối. 2. Trong không gian: Khởi hành từ Hải Phòng; Có ô-tô khách từ Hà Nội đi Nam Định. 3. Trong số lượng: Nhiều loại giép, giá mỗi đôi từ ba đồng trở lên. 4. Trong thứ bậc: Từ trẻ đến già, ai cũng tập thể dục. 5. Có tính chất trừu tượng: Phóng viên lấy tin đó từ nguồn nào? Những lời nói như vậy xuất phát từ ý chí đấu tranh.
- d. Âm, hoặc toàn thể những âm không thể tách khỏi nhau, ứng với một khái niệm hoặc thực hiện một chức năng ngữ pháp: Ăn, tư duy, đường chim bay, và, sở dĩ... là những từ.
- d. Người giữ đình, giữ đền: Lừ đừ như ông từ vào đền (tng).
- đg. Ruồng bỏ: Từ đứa con hư. 2. Chừa, bỏ, cai: Từ thuốc phiện.
từ bi
- 1 d. (ph.). Đại bi.
- 2 t. Có lòng yêu và thương người theo quan niệm của đạo Phật. Đức Phật từ bi. Nương nhờ cửa từ bi (cửa Phật).
từ biệt
- đgt. Chia tay để đi xa: từ biệt bạn bè từ biệt mọi người để đi học ở nước ngoài.
từ bỏ
- đg. 1. Ruồng bỏ, không nhìn nhận đến nữa: Từ bỏ đứa con hư. 2. Chừa, cai, không giữ nữa: Từ bỏ thuốc phiện; Từ bỏ những âm mưu thâm độc.
từ chối
- đg. Không chịu nhận cái được dành cho hoặc được yêu cầu. Từ chối sự giúp đỡ. Từ chối nhiệm vụ.
từ điển
- dt. Sách tra cứu các từ ngữ xếp theo thứ tự nhất định: từ điển tiếng Việt từ điển thành ngữ Việt Nam từ điển Anh-Việt biên soạn từ điển.
từ điển học
- Khoa học sưu tầm, tập trung phân tích về các mặt hình và nghĩa các từ của một ngôn ngữ.
từ nguyên
- d. Nguồn gốc của từ ngữ. Giải thích từ nguyên. Nghĩa từ nguyên.
từ pháp
- dt. Hình thái học (trong ngôn ngữ học) môn học nghiên cứu về sự biến đổi hình thái và trật tự của từ.
từ thiện
- Có lòng thích làm điều thiện.
từ thông
- d. Đại lượng có trị số bằng tích của cảm ứng từ với diện tích của mặt phẳng vuông góc với phương của cảm ứng từ.
từ tính
- dt. Đặc tính hút được sắt hay một số kim loại khác và hút hay đẩy dây dẫn có dòng điện chạy qua.
từ tốn
- t. 1. Hay nhường nhịn và hòa nhã: Thái độ từ tốn. 2. ph. Chậm một cách bình tĩnh, lịch sự hoặc có lễ độ: Ăn nói từ tốn.
từ vựng
- d. Toàn bộ nói chung các từ vị, hoặc các từ, của một ngôn ngữ. Từ vựng tiếng Việt.
từ vựng học
- dt. Bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu về từ vựng.
tử cung
- X. Dạ con.
tử lộ
- Đường dẫn tới chỗ chết.
tử ngữ
- d. Ngôn ngữ xưa, ngày nay không ai dùng để nói nữa; phân biệt với sinh ngữ. Tiếng Latin, tiếng Sanskrit là những tử ngữ.
tử sĩ
- dt. 1. Người chết trận: Hồn tử sĩ gió ù ù thổi (Chinh phụ ngâm). 2. Quân nhân chết khi đang tại ngũ: được công nhận là tử sĩ.
tử tế
- t, ph. 1. Tốt bụng: Ăn ở tử tế với nhau. 2. Kỹ càng, cẩn thận, đúng đắn: Ăn mặc tử tế.
tử thần
- d. Thần chết, theo thần thoại.
tử trận
- đgt. Chết trong lúc đánh nhau ngoài mặt trận: Các chiến sĩ tử trận được chôn cất tại nghĩa trang liệt sĩ.
tử vi
- Loài cây có hoa nhỏ màu hồng mọc thành chùm.
- Phép lấy số, tính theo các ngôi sao và đoán vận mệnh, theo mê tín.
tứ chi
- d. Hai tay và hai chân của cơ thể người, hoặc bốn chân của cơ thể động vật (nói tổng quát). Liệt tứ chi.
tứ đức
- dt. Bốn đức của con người theo đạo đức phong kiến là hiếu, đễ, trung, tín đối với người đàn ông hoặc công, dung, ngôn, hạnh đối với người đàn bà.
tứ giácdiv style='height:10px;'>
cao cấp
- t. (thường dùng phụ sau d.). Thuộc cấp cao, trên trung cấp. Cán bộ cao cấp. Lớp kĩ thuật cao cấp. Hàng cao cấp.
cao cường
- tt. Tài giỏi, mạnh mẽ hơn người: võ nghệ cao cường phép thuật cao cường bản lĩnh cao cường.
cao danh
- dt. (H. danh: danh tiếng) Danh tiếng lừng lẫy: Nghe tiếng cao danh đã lâu, nay mới được gặp ngài.
cao đẳng
- t. 1 Thuộc bậc học cao, trên trung học, nhưng thường thấp hơn đại học. Trường cao đẳng sư phạm. 2 (Sinh vật) thuộc bậc cao, có tổ chức cơ thể phát triển đầy đủ, pứ tung. 2 Lộn xộn, bừa bãi, chỗ nào cũng thấy có, không theo trật tự nào cả (thường nói về đồ đạc). Làm xong, dụng cụ vứt tứ tung, mỗi nơi một chiếc. Vali bị lục tứ tung.
tự cao
- tt. Tự cho mình là nhất, là hơn người mà coi thường người khác: tính tự cao thái độ tự cao tự đại.
tự cấp
- đg. Cg. Tự cung. Tự mình cung cấp cho mình: Sản xuất để tự cấp. Tự cấp tự túc. Nói nền kinh tế của một nước tự mình cung cấp cho mình những vật cần thiết, không mua của nước ngoài.
tự chủ
- đg. 1 (hay t.). Tự điều hành, quản lí mọi công việc của mình, không bị ai chi phối. Đường lối độc lập, tự chủ. 2 Tự làm chủ tình cảm, hành động của mình, không để bị hoàn cảnh chi phối. Giận quá, không tự chủ nổi. Không tự chủ được nên sa ngã.
tự do
- I. dt. 1. Phạm trù triết học chỉ khả năng biểu hiện ý chí, hành động theo ý muốn của mình trên cơ sở nhận thức quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội: Tự do là cái tất yếu của nhận thức. 2. Quyền được sống và hoạt động xã hội theo ý nguyện của mình, không bị cấm đoán, ràng buộc xâm phạm: đấu tranh cho tự do của dân tộc người tù được trả tự do. II. tt. Có quyền được sống và hoạt động xã hội theo ý nguyện của mình, không bị ngăn cấm, xâm phạm; có tự do: một dân tộc độc lập, tự do thị trường tự do.
- (xã) tên gọi các xã thuộc h. Quảng Hoà (Cao Bằng), h. Lạc Sơn (Hoà Bình).
tự đắc
- Tự cho mình là giỏi, là hay.
tự động
- t. 1 (Làm việc gì) tự mình làm, không chờ có người bảo. Hàng xóm tự động kéo nhau đến giúp. 2 (Máy móc) có khả năng, sau khi đã được khởi động, tự hoạt động mà không cần có người tham gia trực tiếp. Máy tự động. Điện thoại tự động. Trạm tự động nghiên cứu vũ trụ.
tự động hóa
- tự động hoá đgt. Dùng máy móc tự động rộng rãi trong các hoạt động để làm nhiều chức năng điều khiển, kiểm tra mà trước đây con người thực hiện: tự động hoá sản xuất.
tự giác
- t. 1. Do bản thân mình biết rõ là thế nào, là phải làm ra sao: Kỷ luật tự giác. 2. Nói giai cấp xã hội đã hiểu rõ lực lượng và nhiệm vụ n mươi.
trung sĩ
- d. Bậc quân hàm trên hạ sĩ, dưới thượng sĩ.
trung tá
- dt. Bậc quân hàm trên thiếu tá dưới đại tá (hoặc thượng tá, trong tổ chức quân đội một số nước).
trung tâm
- I.d. 1. Phần giữa của một khoảng không gian: Trung tâm thành phố. 2. Nơi tập hợp hay phối hợp nhiều hoạt động: Trung tâm nghiên cứu khoa học. 3. Nơi tập hợp nhiều hoạt động có những ảnh hưởng và tác dụng tỏa ra từ đó: Thủ đô là trung tâm chính trị văn hóa... của cả nước. II. t. Vượt về tầm quan trọng những cái có liên quan phụ thuộc với mình và do đó quy tụ vào mình: Công tác trung tâm ; Nhiệm vụ trung tâm.
trung thành
- t. 1 Trước sau một lòng một dạ, giữ trọn niềm tin, giữ trọn những tình cảm gắn bó, những điều đã cam kết đối với ai hay cái gì. Trung thành với tổ quốc. Trung thành với lời hứa. Người bạn trung thành. 2 (kng.). Đúng với sự thật vốn có, không thêm bớt, thay đổi. Dịch trung thành với nguyên bản. Phản ánh trung thành ý kiến của hội nghị.
trung thu
- dt. Ngày rằm tháng tám âm lịch, ngày Tết của trẻ em, theo phong tục cổ truyền: phá cỗ Trung Thu.
- (xã) h. Tủa Chùa, t. Lai Châu.
trung thực
- Thẳng thắn và thành thực: Cán bộ trung thực.
trung tuần
- d. Khoảng thời gian mười ngày giữa tháng. Vào trung tuần tháng sau.
trung ương
- I. tt. 1. Thuộc bộ phận quan trọng nhất, có tác dụng chi phối các bộ phận liên quan: thần kinh trung ương. 2. Thuộc cấp lãnh đạo cao nhất, chung cho cả nước: cơ quan trung ương uỷ ban trung ương ban chấp hành trung ương. 3. Thuộc quyền quản lí của cơ quan trung ương: công nghiệp trung ương và công nghiệp địa phương. II. dt. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của cả nước: xin ý kiến Trung ương.
trung văn
- Ngôn ngữ Trung Quốc: Học trung văn.
trùng dương
- d. (vch.). Biển cả liên tiếp nhau. Con tàu vượt trùng dương.
trùng hợp
- 1 đgt. Hợp nhiều phân tử của cùng một chất thành một phân tử khối lớn hơn nhiều.
- 2 tt. 1. (Xảy ra) cùng một thời gian: Hai sự kiện trùng hợp xảy ra cùng một ngày. 2. Có những điểm giống nhau: Quan điểm hai bên trùng hợp nhau.
trùng tu
- Sửa chữa lại một công trình kiến trúc: Trùng tu Chùa Một Cột.
trũng
- I t. Lõm sâu so với xung quanh. Đất trũng. Cánh đồng chiêm trũng. Mắt trũng sâu. Nước chảy chỗ trũng° (tng.).
- II d. (id.). Chỗ đất. Một trũng sâu đầy nước.
trúng
- I. tt. 1. Đúng vào mục tiêu: bắn trúng đích. 2. Đúng với cái có thực đang được nói đến: đoán trúng ý bạn nói trúng tim đen. 3. Đúng vào dịp, thời gian nào một cách ngẫu nhiên: về nhà trúng ngày giỗ tổ ra đi trúng lúc trời mưa. II. đgt. 1. Mắc phải điều không hay, gây tổn hại, tổn thương cho bản thân: trúng mìn trúng gió độc trúng kế trúng phong. 2. Đạt được điều tốt lành trong sự tuyển chọn hay do may mắn: trúng giải nhất trúng số độc đắc. 3. Gặp may mắn trong làm ăn, buôn bán: Vụ mùa trúng lớn Dạo này bác ấy buôn bán trúng lắm.
trúng cử
- Được bầu: Trúng cử vào ban chấp hành.
trúng số
- đgt. Được giải trong cuộc quay xổ số: trúng số độc đắc.
trúng tủ
- Đúng với điều mình đoán trước (thtục): Đầu bài ra trúng tủ.
trúng tuyển
- đg. 1 Thi đỗ. Trúng tuyển kì thi hết cấp. 2 Được tuyển. Trúng tuyển (làm) diễn viên điện ảnh.
truông
- dt. Vùng đất hoang, có nhiều cây cỏ: Thương anh, em cũng muốn vô, Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang (cd.).
trút
- d. Con tê tê.
- đg. l. Đổ nhiều từ trên xuống dưới: Mưa như trút nước. 2. Đổ cho người khác: Trút gánh nặng. 3. Dồn hết vào: Trút căm hờn vào bọn cướp nước.
truy đuổi
- đg. Đuổi theo ráo riết. Truy đuổi tên cướp có vũ khí. Bị truy đuổi gắt phải ra đầu thú.
truy kích
- đgt. Đuổi đánh quân địch đang rút chạy: truy kích giặc truy kích đến cùng.
truy nã
- Cg. Truy lùng. Dò theo để bắt: Truy nã phạm nhân.
truy nguyên
- đg. Tìm đến tận nguồn gốc, nguyên nhân của sự việc. Truy nguyên ra thì anh ấy không có lỗi.
truy tố
- đgt. Đưa người bị coi là phạm tội ra toà để xét xử theo pháp luật: bị truy tố vì tội lừa đảo truy tố giám đốc nhà máy về tội thiếu trách nhiệm, gây thiệt hại lớn.
trụy lạc
- Sa ngã hư hỏng: Cuộc đời trụy lạc.
truyền
- đg. 1 Để lại cái mình đang nắm giữ cho người khác, thường thuộc thế hệ sau. Truyền kiến thức cho học sinh. Truyền nghề. Vua truyền ngôi cho con. Cha truyền con nối°. 2 (Hiện tượng vật lí) đưa dẫn từ nơi này đến nơi khác. Nhiệt truyền từ vật nóng sang vật lạnh. Thiết bị truyền động. 3 Lan rộng ra hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người, nhiều nơi biết. Câu chuyện truyền đi khắp nơi. Truyền mệnh lệnh. Truyền tin. 4 Đưa vào trong cơ thể người khác. Truyền máu cho bệnh nhân. Muỗi truyền vi trùng sốt rét. 5 (cũ). Ra lệnh. Lệnh vua truyền xuống. Quan truyền lính gọi lí trưởng vào hầu.
truyền bá
- đgt. Phổ biến rộng ra cho nhiều người, nhiều nơi: truyền bá kiến thức khoa học truyền bá tư tưởng cách mạng truyền bá đạo Phật.
truyền cảm
- Làm cho tâm hồn người khác rung động bằng nghệ thuật của mình: Văn chương truyền cảm.
truyền hình
- đg. Truyền hình ảnh, thường đồng thời có cả âm thanh, đi xa bằng radio hoặc bằng đường dây. Truyền hình tại chỗ trận bóng đá. Vô tuyến truyền hình°. Đài truyền hình°.
truyền thanh
- đgt. Truyền âm thanh đi xa bằng sóng điện từ hoặc bằng đường dây: loa truyền thanh đài truyền thanh.
truyền thống
- Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống...được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác: Truyền thống cách mạng.
truyền thụ
- đg. Truyền lại tri thức, kinh nghiệm cho người nào đó. Truyền thụ kiến thức cho học sinh. Truyền thụ nghề nghiệp cho thợ trẻ.
truyền thuyết
- dt. Truyện dân gian truyền miệng về các nhân vật, kì tích lịch sử, thường mang nhiều yếu tố thần kì: truyền thuyết về Thánh Gióng.
truyện
- d. 1. Tác phẩm văn học kể chuyện ít nhiều hư cấu một cách có mạch lạc và nghệ thuật: Truyện Lục Vân Tiên. 2. Việc cũ chép lại: Kinh truyện.
truyện ký
- Truyện ghi công việc làm và đời sống của một người: Truyện ký Nguyễn Trãi.
trừ
- đg. 1 Bớt đi một phần khỏi tổng số. 5 trừ 3 còn 2. Cho tạm ứng rồi trừ dần vào lương. 2 Để riêng ra, không kể, không tính đến trong đó. Tất cả phải có mặt, trừ người ốm. Cửa hàng mở cửa cả chủ nhật, chỉ trừ ngày lễ. 3 Làm cho mất đi, không còn tồn tại để gây hại được nữa. Thuốc trừ sâu°. Trừ hậu hoạ. 4 (kng.; kết hợp hạn chế). (Lấy cái khác nào đó) thay cho. Ăn khoai trừ cơm. Lấy đồ đạc trừ nợ.
trừ diệt
- Nh. Diệt trừ.
trừ khử
- Bỏ đi cho hết: Trừ khử hủ tục.
trừ phi
- k. Từ biểu thị điều sắp nêu ra là một giả thiết mà chỉ trong trường hợp đó điều được nói đến mới không còn là đúng nữa. Tuần sau sẽ lên đường, trừ phi trời mưa bão. Trừ phi có thiên tai, năm nay chắc chắn được mùa. Bệnh không qua khỏi được, trừ phi có thuốc tiên.
trữ
- đgt. Cất, chứa sẵn một lượng tương đối nhiều, vào một chỗ để dành cho lúc cần: bể trữ nước trữ lương thực trữ thóc trong kho.
trữ tình
- Nói nghệ thuật nặng về tả tình cảm của con người: Tính chất trữ tình của thơ Nguyễn Du.
trứ danh
- t. 1 Rất nổi tiếng, ai cũng biết. Nhà điêu khắc trứ danh. Một tác phẩm trứ danh. Câu nói trứ danh. 2 (kng.). Tuyệt, tuyệt vời. Trông trứ danh đấy chứ. Trứ danh hết chỗ nói.
trưa
- I. dt. Khoảng thời gian giữa ban ngày, khoảng trước sau 12 giờ, lúc Mặt Trời cao nhất: nghỉ trưa 2 tiếng đồng hồ 12 giờ trưa. II. tt. Muộn so với giờ giấc buổi sáng: ngủ dậy trưa quá.
trực
- t. Thẳng thắn: Người tính trực.
- đg. "Trực nhật" nói tắt: Đi trực.
trực giác
- d. (hoặc đg.). Nhận thức trực tiếp, không phải bằng suy luận của lí trí. Hiểu bằng trực giác.
trực giao
- tt., cũ, id. Vuông góc với nhau: Hai đường thẳng trực giao.
trực khuẩn
- Loài vi khuẩn hình đũa: Vi trùng bệnh nhiệt thán là trực khuẩn.
trực quan
- đg. 1 (cũ). Như trực giác. Giai đoạn trực quan của nhận thức. 2 (Phương pháp giảng dạy) dùng những vật cụ thể hay ngôn ngữ cử chỉ làm cho học sinh có được hình ảnh cụ thể về những điều được học. Phương pháp giáo dục trực quan.
trực thăng
- Nh. Máy bay lên thẳng.
trực tiếp
- Tiếp xúc thẳng, không cần người hay vật làm trung gian: Trực tiếp đề nghị với chính quyền. Tuyển cử trực tiếp. Chế độ bầu cử để cho cử tri bầu thẳng đại biểu, chứ không phải bầu qua nhiều lần, nhiều bậc, như tuyển cử gián tiếp.
trực tràng
- d. Đoạn cuối ruột già, gần như thẳng, ngay trước hậu môn.