C (4)

chênh
- t. 1 Có một bên cao, một bên thấp, nằm nghiêng so với vị trí bình thường trên một mặt bằng. Bàn kê chênh. Bóng trăng chênh. 2 Cao thấp khác nhau, không bằng nhau, không ngang nhau. Chênh nhau vài tuổi. Giá hàng chênh nhau nhiều.
chênh lệch
- tt. 1. Không bằng, không ngang nhau: Giá cả chênh lệch chênh lệch về tuổi tác. 2. Không ngay thẳng, công bằng, chính trực: ăn nói chênh lệch Quản bao miệng thế lời chênh lệch (Hồ Xuân Hương).
chênh vênh
- tt. 1. Trơ trọi ở trên cao: Khi bóng thỏ chênh vênh trước nóc (CgO) 2. Không vững vàng; bấp bênh: Địa vị chênh vênh 3. Không ngay ngắn: Quăn queo đuôi chuột, chênh vênh tai mèo (NĐM).
chểnh mảng
- đg. (hoặc t.). Lơ là với công việc thuộc phận sự của mình. Chểnh mảng việc học hành. Canh gác chểnh mảng.
chệnh choạng
- tt. ở trạng thái mất thăng bằng, nghiêng ngả, chao đảo bên này, bên kia: chệnh choạng bước đi như người say rượu Bị trúng đạn chiếc máy bay chệnh choạng lao xuống biển.
chết
- đgt. 1. Không sống nữa, khi các chức năng sinh lí ngừng hẳn: Khóc như cha chết (tng); Con tằm đến chết hãy còn vương tơ (K). Chó chết hết chuyện (tng) 2. Gây khổ cực cho người khác: Tham nhũng thế thì chết dân 3. Nói máy móc dừng lại: Đồng hồ chết 4. Đã biến chất, không dùng được nữa: Mực chết; Màu chết 5. ở trong thế nguy khốn: Làm dở thế thì chết. // trgt. Đến mức độ cao: Chán chết. // tt. Không dùng đến trong công việc thường ngày: Tranh thủ thời giờ chết mà học thêm văn hoá (NgTuân). // tht. Nói lên sự lo sợ, sự dè chừng một mối nguy: Chết sao lại rờ vào dây điện.
chết đuối
- đg. Chết ngạt do chìm dưới nước.
chết giấc
- đgt. Ngất đi một lúc, do bị đau đớn hoặc xúc động mạnh: chết giấc vì sợ hãi.
chết tươi
- đgt. Chết ngay lập tức: Tên cướp đã bị bắn chết tươi.
chi
- 1 d. 1 Chân hoặc tay của động vật có xương sống. Hai chi trước của ngựa. 2 Ngành trong một họ. Người cùng họ, nhưng khác chi. 3 (chm.). cn. giống. Đơn vị phân loại sinh học, dưới họ, trên loài. Các loài trong cùng một chi.
- 2 d. cn. địa chi. Kí hiệu chữ Hán (có cả thảy mười hai) xếp theo thứ tự là tí, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi, dùng kết hợp với mười can trong phép đếm thời gian cổ truyền của Trung Quốc.
- 3 đg. Bỏ tiền ra dùng vào việc gì. Tiền chi cho sản xuất. Tăng thu, giảm chi. Khoản ấy để tôi chi (kng.).
- 4 đ. (ph., hoặc kng.). Như gì. Có cần chi.
chi bằng
- Không có gì bằng, hơn hết cả: Gọi mãi chỉ mệt xác, chi bằng tự mình làm còn hơn.
chi đoàn
- dt. (H. chi: chia ra, đoàn: hội họp lại) Đơn vị tổ chức cơ sở của một đoàn thể: Chi đoàn thanh niên cộng sản tại một xí nghiệp.
chi phí
- I đg. Dùng tiền của vào công việc gì (nói khái quát). Chi phí cho sản xuất.
- II d. Khoản. Giảm chi phí vận chuyển.
chi phiếu
- dt. (H. chi: tiêu; phiếu: giấy chứng nhận) Giấy mà người hoặc cơ quan có ngân khoản đặt ở ngân hàng, dùng để trả thay tiền: Ngày nay người ta dùng từ "séc" để thay chi phiếu.
chi phối
- đg. Có tác dụng điều khiển, quyết định đối với cái gì. Tư tưởng chi phối hành động. Chịu sự chi phối của quy luật kinh tế.
chi tiết
- I. dt 1. Điểm nhỏ, phần rất nhỏ trong nội dung: kể đầy đủ các chi tiết có nhiều chi tiết không đúng với thực tế. 2. Bộ phận riêng lẻ, có thể tháo lắp được, trang thiết bị máy móc: tháo lắp từng chi tiết máy. II. tt. Tỉ mỉ, đầy đủ các điểm nhỏ trong nội dung: trình bày chi tiết đề cương chi tiết.
chì
- dt. 1. Kim loại mềm, nặng, dễ nóng chảy, dễ kéo thành sợi: Nhẹ như bấc, nặng như chì (tng) 2. Vật nhỏ bằng chì buộc vào lưới đánh cá: Mất cả chì lẫn chài (tng). // tt. Có màu xám xanh như màu chì: Mặt bủng da chì (tng).
chỉ
- 1 d. 1 Dây bằng sợi xe, dài và mảnh, dùng để khâu, thêu, may vá. Mảnh như sợi chỉ. Vết thương đã cắt chỉ. Xe chỉ luồn kim. 2 Sợi ngang trên khung cửi hoặc máy dệt; phân biệt với sợi dọc, gọi là canh. Canh tơ chỉ vải.
- 2 d. Lệnh bằng văn bản của vua, chúa.
- 3 d. (kng.). Đồng cân (vàng). Một chỉ vàng. Giá ba chỉ.
- 4 đ. (ph.; kng.). Chị (đã nói đến) ấy.
- 5 đg. 1 Làm cho người ta nhìn thấy, nhận ra cái gì, bằng cách hướng tay hoặc vật dùng làm hiệu về phía cái ấy. Công an chỉ đường. Mũi tên chỉ hướng. Kim đồng hồ chỉ năm giờ. 2 Làm cho biết, cho thấy được điều cần biết để làm việc gì. Chỉ rõ khuyết điểm trong công tác. Chỉ cho cách làm ăn. 3 Nêu cho biết, biểu thị. Câu nói đó không ngầm chỉ một ai cả.
- 6 p. Từ biểu thị phạm vi được hạn định, không có gì thêm hoặc không có gì, không có ai khác nữa. Chỉ lo làm tròn nhiệm vụ. Không chỉ vì hôm nay, mà còn vì ngày mai. Chỉ một mình anh ấy ở lại.
chỉ đạo
- đgt. Hướng dẫn theo đường hướng, chủ trương nhất định: chỉ đạo phong trào chỉ đạo sát sao ban chỉ đạo.
chỉ định
- đgt. (H. chỉ: trỏ; định: quyết định) Quyết định giao cho một nhiệm vụ gì: Tôi được chỉ định đảm nhận công tác này (VNgGiáp). // tt. Nêu rõ ý nghĩa của một từ: Đại từ chỉ định.
chỉ huy
- I đg. Điều khiển sự hoạt động của một lực lượng, một tập thể có tổ chức. Chỉ huy cuộc hành quân. Chỉ huy một đại đội. Chỉ huy dàn nhạc giao hưởng.
- II d. Người. Được cử làm chỉ huy.
chỉ tay
- đgt. Chỉ trỏ, ra lệnh, sai khiến người khác làm: quen thói chỉ tay.
chỉ thị
- đgt. (H. chỉ: trỏ; thị: bảo cho biết) Nói cấp lãnh đạo ra lệnh: Người thường phát biểu ý kiến trực tiếp chỉ thị cho quân đợi (Trg-chinh). // dt. Lệnh cấp trên truyền đạt cho cấp dưới: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị thành lập đội Việt-nam tuyên truyền giải phóng quân (Đỗ Mười).
chỉ trích
- đg. Vạch cái sai, cái xấu, nhằm chê trách, phê phán. Chỉ trích một chủ trương sai lầm. Bị chỉ trích kịch liệt.
chí
- 1 dt. ý muốn kiên trì theo đuổi một sự nghiệp, một việc gì tốt đẹp: nuôi chí lớn chí lớn không thành chí hướng chí khí chí nguyện chí sĩ chí thú đắc chí đồng chí thậm chí ý chí.
- 2 dt. đphg Chấy: bắt chí con chí cắn đôi.
- 3 đgt. Gí mạnh vào bằng đầu ngón tay: chí ngón tay vào trán.
- 4 I. đgt. Đến (từ... đến): từ đầu chí cuối chí cốt đông chí hạ chí tự cổ chí kim. II. pht. Rất, hết sức: nói chí phải chí ít chí lí thậm cấp chí nguy.
chí ác
- tt. ác quá: Con mụ chí ác.
chí chết
- p. (kng.). (Làm việc gì vất vả) đến mức như đã kiệt sức, không thể làm gì hơn được nữa. Chạy chí chết mà không kịp. Lo chí chết.
chí công
- 1 tt. Rất công bằng, không một chút thiên vị: giải quyết một cách chí công đấng chí công (chỉ Thượng đế, Trời).
- 2 (xã) h. Tuy Phong, t. Bình Thuận.
chí hiếu
- tt. (H. chí: rất; hiếu: hiếu thảo) Rất hiếu thảo: Một người con chí hiếu.
chí hướng
- d. Ý muốn bền bỉ quyết đạt tới một mục tiêu cao đẹp trong cuộc sống. Cùng theo đuổi một chí hướng. Một thanh niên có chí hướng.
chí khí
- dt. Chí lớn và sự khảng khái, không chịu khuất phục trước sức mạnh hoặc trở ngại: người có chí khí chí khí hơn người.
chí tuyến
- dt(H. chí: đến, tuyến: đường dây) Vĩ tuyến cách đường xích đạo 23027Ò6" về phía bắc và về phía nam: Hai chí tuyến dùng làm giới hạn cho nhiệt đới.
chị
- d. 1 Người phụ nữ cùng một thế hệ trong gia đình, trong họ, nhưng thuộc hàng trên (sinh trước, là con nhà bác, v.v.), trong quan hệ với em của mình (có thể dùng để xưng gọi). Chị ruột. Chị dâu. Chị họ. Chị ngã em nâng (tng.). 2 Từ dùng để chỉ hoặc gọi người phụ nữ còn trẻ, hay là dùng để gọi người phụ nữ cùng tuổi hoặc vai chị mình; hoặc người phụ nữ thường là còn trẻ dùng để tự xưng một cách thân mật khi nói với người vai em mình. 3 Từ dùng để gọi người phụ nữ thuộc thế hệ sau mình (như cha mẹ gọi con dâu hoặc con gái đã trưởng thành, v.v.), với ý coi trọng (gọi theo cách gọi của những con còn nhỏ tuổi của mình).
chia
- đgt. 1. Phân ra, san ra từng phần từ một chỉnh thể, một tổng thể: chia thành hai phần Đoàn đại biểu chia thành các nhóm xuống các địa phương. 2. Tìm một trong hai thừa số khi đã biết thừa số kia: 10 chia 2 được 5. 3. Phân ra cho được hưởng quyền lợi gì: chia quà chia lợi tức. 4. Cùng chung chịu, chung hưởng đắng cay hay vui sướng: điện chia buồn chia vui với bạn chia ngọt sẻ bùi (tng.). 5. Biến đổi động từ theo ngôi, số, giống, thời thể: cách chia động từ trong tiếng Nga.
chia lìa
- đgt. Như chia li, nhưng nghĩa mạnh hơn: Sự chia lìa đau xót của hai mẹ con (Ng-hồng).
chia ly
- x. chia li.
chìa
- 1 dt. Chìa khoá, nói tắt: tra chìa vào ổ khoá rơi mất chìa.
- 2 đgt. 1. Đưa ra phía trước: chìa tấm thẻ ra. 2. Nhô ra phía trước, phía ngoài, so với những cái đồng loại: Hòn đá chìa ra khỏi tường.
chìa khóa
- chìa khoá dt. 1. Đồ bằng kim loại dùng để đóng và mở khoá: Tay hòm chìa khoá (tng) 2. Cơ sở để giải quyết một vấn đề: Sự tôn trọng học vấn, chìa khoá của kho tàng thông minh và trí tuệ (PhVĐồng). // tt. Rất quan trọng, có khả năng mở mang: Công nghiệp chìa khoá.
chĩa
- I d. Đồ dùng cán dài, đầu có một hoặc vài ba răng nhọn, sắc, thường dùng để đâm bắt cá. Mũi chĩa. Cây chĩa.
- II đg. 1 Đâm bằng. Đi chĩa cá. 2 Hướng thẳng mũi nhọn, hoặc đầu mũi nói chung vào một mục tiêu nào đó. Nòng súng chĩa lên cao. Chĩa mũi nhọn đấu tranh.
chích
- 1 dt. Chích choè, nói tắt: Chim chích mà ghẹo bồ nông, Đến khi nó mổ lạy ông tôi chừa (cd.).
- 2 đgt. 1. Đâm nhẹ bằng mũi nhọn: chích nhọt. 2. đphg Tiêm: chích thuốc. 3. Đốt: muỗi chích.
chiếc
- mt. 1. Từ đặt trước một danh từ để chỉ vật thường có đôi mà lẻ loi: Chiếc đũa; Chiếc giày 2. Từ dùng như mạo từ "cái": Chiếc thuyền nho nhỏ, ngọn gió hiu hiu (cd). // tt. Lẻ loi: Chăn đơn gối chiếc lạnh lùng (cd).
chiếc bóng
- dt. Nói cảnh ngồi một mình với bóng của mình: Người về chiếc bóng năm canh (K); Trong cung quế âm thầm chiếc bóng (CgO).
chiêm
- I t. 1 (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc Việt Nam vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu). Thóc chiêm. Vụ chiêm. Lúa chiêm. 2 (Hoa quả) sinh không đúng mùa; trái mùa. Na chiêm. Ổi chiêm.
- II d. (kết hợp hạn chế). Lúa (nói tắt). Cấy chiêm. Cánh đồng chiêm.
chiêm bái
- đgt. (H. chiêm: ngẩng lên; bái: lạy) Dâng lễ ở một nơi tôn nghiêm: Chiêm bái ở đền Kiếp-bạc.
chiêm bao
- đg. (và d.). Thấy hình ảnh hiện ra trong khi ngủ; thấy trong mộng. Chiêm bao gặp bạn cũ. Giấc chiêm bao.
chiêm ngưỡng
- đgt. Trông lên và ngắm một cách kính cẩn: chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bức tranh.
chiếm
- đgt. 1. Giữ lấy làm của mình: Địa chủ chiếm ruộng của nông dân 2. Giữ chỗ; Giữ phần: Công nhân và nông dân chiếm tuyệt đại đa số trong nhân dân (Trg-chinh) 3. Được vì đỗ, vì thắng: Chiếm bảng vàng; Chiếm giải thi đua.
chiếm đoạt
- đg. Chiếm của người làm của mình, bằng cách dựa vào vũ lực, quyền thế. Chiếm đoạt ruộng đất của nông dân.
chiếm giữ
- đgt. Chiếm lấy của người khác làm của mình: Bọn cường hào chiếm giữ nhiều tài sản của nhân dân.
chiên
- 1 dt. Con cừu: Người chăn chiên Con chiên Tín đồ đạo Kitô: Phủ dụ con chiên.
- 2 dt. x. Cá chiên: Thông Chiên giật lễ, để Tôm cướp tiền (Trê Cóc).
- 3 đgt. Rán: Chiên cá Cơm chiên Cơm rang: Sáng dậy ăn bát cơm chiên.
chiến
- I d. (kết hợp hạn chế). Chiến tranh (nói tắt). Nhảy vào vòng chiến. Âm mưu gây chiến. Từ thời chiến chuyển sang thời bình.
- II đg. (thường dùng phụ sau d., trong một số tổ hợp). đấu, nói về mặt chức năng, công dụng. Ngựa chiến. Tàu chiến°.
chiến bại
- đgt. Thua trận, thất bại trong cuộc chiến tranh: kẻ chiến bại lực lượng chiến bại.
chiến bào
- dt. (H. bào: áo dài) áo mặc ra trận thời xưa: Giã nhà đeo chiếc chiến bào (Chp).
chiến binh
- d. Lính chiến đấu.
chiến dịch
- dt. 1. Tổng thể những trận chiến đấu, những đợt tác chiến... trong đó có trận then chốt, do các đơn vị thuộc nhiều quân chủng tiến hành cùng với sự tham gia của lực lượng vũ trang địa phương theo một ý định và kế hoạch thống nhất. 2. Toàn bộ các việc tập trung lực lượng để giải quyết nhiệm vụ nào đó trong một thời gian nhất định: chiến dịch thuỷ lợi chiến dịch phòng chống bệnh sốt rét.
chiến đấu
- đgt. (H. đấu: giành nhau hơn thua) 1. Đánh nhau trong cuộc chiến tranh: Kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn (HCM) 2. Cố gắng khắc phục khó khăn, trở ngại: Chiến đấu chống tham nhũng. // tt. Có tính chất đấu tranh: Văn hoá dân chủ mới thế giới là một thứ văn hoá chiến đấu (HCM).
chiến hào
- d. Hào để ẩn nấp và đánh địch. Đào chiến hào. Cùng chung một chiến hào (b.).
chiến hữu
- dt. Bạn chiến đấu; cũng dùng để chỉ những người cộng sự thân thiết với nhau: Hai người là chiến hữu của nhau.
chiến khu
- dt. (H. khu: khu vực) 1. Khu vực có chiến tranh: Đêm nay gió rét trăng lu, rôn nghe tiếng cuốc chiến khu phá đường (Tố-hữu) 2. Đơn vị hành chính kháng chiến của ta trong chiến tranh chống Pháp: Tỉnh Phú-thọ hồi đó thuộc chiến khu 10.
chiến lược
- I d. 1 cn. chiến lược quân sự. Phương châm và biện pháp quân sự có tính chất toàn cục, được vận dụng trong suốt cuộc chiến tranh nhằm thực hiện mục đích quân sự, chính trị, kinh tế nhất định. Chiến lược của chiến tranh nhân dân. Chiến lược đánh lâu dài. 2 cn. chiến lược quân sự. Bộ phận chủ đạo của nghệ thuật quân sự, nghiên cứu quy luật, phương pháp chuẩn bị và tiến hành các hoạt động quân sự có tính chất toàn cục trong chiến tranh và trong khởi nghĩa. Một thiên tài về chiến lược quân sự. 3 Phương châm và kế hoạch có tính chất toàn cục, xác định mục tiêu chủ yếu và sự sắp xếp lực lượng trong suốt cả một thời kì của cuộc đấu tranh xã hội - chính trị. Chiến lược cách mạng.
- II t. Thuộc về, phục vụ cho chiến lược hoặc dùng riêng cho chiến tranh. Cuộc phản công chiến lược. Vị trí chiến lược. Hàng chiến lược°. Một vấn đề có tầm quan trọng chiến lược.
chiến sĩ
- dt. 1. Người thuộc lực lượng vũ trang: chiến sĩ quân đội nhân dân các chiến sĩ công an nhân dân. 2. Người đấu tranh cho lí tưởng cao đẹp: chiến sĩ cách mạng chiến sĩ Hoà Bình.
chiến thắng
- đgt. (H. thắng: được trận) Đấu tranh thắng lợi: Chúng ta đã chiến thắng trên mặt trận chính trị và quân sự (PhVĐồng).
chiến thuật
- I d. 1 Cách đánh trong từng trận. Chiến thuật phục kích. Chiến thuật lấy ít đánh nhiều. 2 Bộ phận của nghệ thuật quân sự, nghiên cứu quy luật, phương pháp chuẩn bị và tiến hành chiến đấu. Nắm vững chiến thuật. 3 Cách xử lí các tình huống trong thi đấu thể thao, để đạt thành tích cao nhất. Nâng cao trình độ chiến thuật. 4 (cũ). Sách lược. Chiến lược và chiến thuật cách mạng.
- II t. Thuộc về, phục vụ chiến thuật. Không quân chiến thuật.
chiến tranh
- dt. 1. Hiện tượng chính trị - xã hội có tính lịch sử, biểu hiện bằng xung đột bạo lực giữa các lực lượng đối kháng trong một nước hoặc giữa các nước: chiến tranh và Hoà Bình chống chiến tranh. 2. Việc tiến hành chống nước khác một cách toàn diện hoặc trên một lĩnh vực nào đó: chiến tranh phá hoại kinh tế chiến tranh tâm lí.
chiến trận
- dt. (H. trận: đánh nhau) Cuộc giao chiến giữa hai quân đội đối địch: Buổi chiến trận mạng người như rác (NgDu).
chiến trường
- d. 1 Nơi diễn ra các cuộc chiến đấu. Chết ở chiến trường. 2 Nơi diễn ra chiến tranh, nằm trong một khu vực hoặc nhiều khu vực có liên quan với nhau về địa lí và ý nghĩa chiến lược. Chiến trường châu Âu trong Đại chiến thế giới thứ hai.
chiêng
- dt Nhạc khí bằng đồng, có núm hình tròn ở giữa, đánh bằng dùi mềm, âm thanh vang vọng: đánh chiêng Tiếng chiêng vang vọng bản làng.
chiết
- 1 đgt. Róc một khoanh vỏ ở cành cây, bọc đất lại, để rễ phụ mọc ra, rồi cắt lấy đem trồng: Chiết cam.
- 2 đgt. 1. Sẻ một chất lỏng từ đồ đựng này sang đồ đựng khác: Chiết rượu từ chai sang nậm 2. Tách một chất ra khỏi dung dịch: Chiết một hoạt chất.
- 3 đgt. 1. Bớt đi; Khấu đi: Chiết tiền công của công nhân 2. Làm hẹp lại: Chiết ống tay áo.
- 4 đgt. Giữ cho răng nhuộm đen được bền màu: Hồi đó các phụ nữ đều chiết răng.
chiết khấu
- đg. Khấu trừ một số tiền theo quy định để dùng vào một mục đích nhất định. Tỉ suất lãi chiết khấu (lãi được khấu trừ khi cho vay).
chiết quang
- tt. Có hiện tượng làm gãy khúc ánh sáng: môi trường chiết quang.
chiết trung
- tt. (chiết: gẫy; trung: giữa) Có tính chất trung hoà một cách máy móc những quan điểm khác hẳn nhau: Chủ nghĩa chiết trung cố dung hoà duy tâm và duy vật.
chiết tự
- đg. 1 Phân tích chữ (nói về chữ Hán) ra từng yếu tố, căn cứ vào nghĩa của các yếu tố mà đoán việc lành dữ, theo một thuật bói toán ngày xưa. 2 Dựa theo nghĩa của các yếu tố cấu thành mà xác định nghĩa của cả chữ hoặc của cả từ. Giải thích nghĩa từ theo lối chiết tự thì khó tránh khỏi sai lầm.
chiêu
- 1 dt. Bên trái hoặc thuộc bên trái; phân biệt với đăm: Chân đăm đá chân chiêu (tng.) Tay chiêu đập niêu không vỡ (tng.).
- 2 đgt. Uống chút ít để dễ nuốt trôi các thứ khác: chiêu một ngụm nước.
- 3 đgt. Vời, tập hợp người tài giỏi để cùng lo việc lớn: chiêu người hiền tài chiêu binh mộ sĩ (tng.).
- 4 đgt. Khai ra, xưng ra, thú nhận tội lỗi: Lư Hoàng biết thế khôn kiêng, Xin khoan roi để việc liền chiêu ra (Nhị độ mai).
chiêu bài
- dt. (H. chiêu: vẫy lại; bài: cái thẻ, cái bảng) 1. Biển của một cửa hiệu: Cửa hàng mới mở đã treo chiêu bài 2. Danh nghĩa bề ngoài giả dối dùng để che giấu một ý đồ xấu xa: Bóc lột người với chiêu bài nhân đạo.
chiêu đãi
- đg. (trtr.). Tiếp đón và thết đãi. Chiêu đãi khách. Mở tiệc chiêu đãi.
chiêu mộ
- đgt. Mộ người, tập hợp người làm việc gì: chiêu mộ binh lính.
chiều
- 1 dt. 1. Khoảng cách từ điểm này đến điểm khác: Mỗi chiều 5 mét 2. Hướng: Gió chiều nào che chiều ấy 3. Phía; Bề: Đau khổ trăm chiều.
- 2 dt. Khoảng thời gian từ quá trưa đến tối: Bóng chiều đã ngả, dặm về còn xa (K).
- 3 dt. Dáng, Vẻ: Chiều ủ dột giấc mai trưa sớm (CgO); Có chiều phong vận, có chiều thanh tân (K).
- 4 đgt. Làm theo ý muốn của người nào: Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai (K); Người giàu thì khó chiều (NgKhải).
chiều chuộng
- đg. Hết sức chiều vì yêu, vì coi trọng (nói khái quát). Vợ chồng biết chiều chuộng nhau.
chiều ý
- Nh. Chiều lòng.
chiếu
- 1 dt. Văn bản do vua công bố: Vương viết một tờ chiếu dài, lời lẽ thắm thiết (HgXHãn).
- 2 dt. 1. Đồ dùng thường dệt bằng cói trải ra để ngồi hay nằm: Đổi hoa lót xương chiếu nằm (K) 2. Ngôi thứ trong làng ở chốn đình trung (cũ): Chiếu trên, chiếu dưới.
- 3 đgt. 1. Soi vào; Rọi vào: Chiếu đèn pin; Chiếu X-quang 2. Làm hiện hình lên màn ảnh: Chiếu phim 3. Dựa vào; Căn cứ vào: Chiếu luật 4. Nhìn thẳng đến: Chiếu ống nhòm 5. Bắt con tướng trong ván cờ phải chuyển chỗ: Chiếu tướng ăn quân 6. (toán) Biểu diễn trên một mặt phẳng một hình bằng cách vạch những đường thẳng góc với mặt phẳng ấy: Chiếu vuông góc một hình lên một mặt phẳng.
chiếu chỉ
- d. Chiếu và chỉ; những điều vua công bố và ra lệnh bằng văn bản (nói khái quát).
chiếu cố
- đgt. 1. Quan tâm đặc biệt hoặc châm chước, do chú ý tới hoàn cảnh, tình hình riêng: chiếu cố hoàn cảnh gia đình chiếu cố tuổi già sức yếu. 2. Làm điều gì cho người bề dưới, do thương cảm, quý mến: Cảm ơn các ông đã chiếu cố thăm anh em chúng tôi.
chiếu khán
- dt. (H. chiếu: y theo; khán: xem) Giấy cấp để nhập cảnh: Chờ chiếu khán của sứ quán mới đi được.
chiếu lệ
- đg. (thường dùng phụ sau đg.). Chỉ theo lệ, cốt cho có mà thôi. Làm chiếu lệ. Hỏi thăm vài câu chiếu lệ.
chim
- dt. 1. Động vật lông vũ, thường bay lượn, chuyền cành và hót líu lo: Chim bay chim hót Chim có cánh, cá có vây (tng.) tổ chim. 2. thgtục. Dương vật của trẻ con.
chim chuột
- đgt. Nói trai gái ve vãn nhau: Chỉ lo chim chuột, còn làm ăn gì được.
chim muông
- d. Chim và thú (nói khái quát).
chim xanh
- dt. (theo thuyết Đông Phương Sóc giải thích cho Hán Vũ-đế rằng chim xanh là sứ giả của Tây Vương-mẫu) Người đưa tin; Người làm mối: Thâm nghiêm kín cổng cao tường, cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh (K).
chìm
- đg. 1 Chuyển từ trên mặt nước hoặc mặt chất lỏng xuống phía đáy, do tác dụng của trọng lượng. Chiếc đò đang chìm dần. 2 Ở sâu dưới mặt nước, không nổi trên mặt nước. Cá rô phi ăn chìm. 3 Ở sâu dưới bề mặt, không nhô lên. Lôcôt chìm. Khắc chữ chìm. Của chìm°. 4 Bị bao phủ bởi một khối gì đó, làm bị che lấp, bị lấn át. Làng xóm chìm trong đêm tối. Câu chuyện đã chìm sâu vào dĩ vãng (b.). 5 Biểu hiện kém sôi nổi, kém hoạt động; lắng xuống. Phong trào có phần chìm xuống.
chín
- 1 dt. Số tự nhiên tiếp theo số tám: chín tháng mười ngày Chín bỏ làm mười (tng.).
- 2 tt. (đgt.) 1. (Quả) già, thường đỏ hoặc vàng ngoài vỏ, ruột mềm, thơm ngon: chuối chín cam chín vàng. Chín cây [(quả) chín ngay khi đang ở trên cây, không phải do rấm]. 2. (Sâu, tằm) già, chuẩn bị làm kén, hoá nhộng: Tằm đã chín. 3. (Thức ăn) đã nấu nướng, có thể ăn được: Thịt chín rồi Khoai luộc chưa chín. 4. (Sự suy nghĩ) kĩ lưỡng, đầy đủ mọi khía cạnh: nghĩ cho chín rồi hãy làm. 5. (Sắc mặt) đỏ ửng lên: ngượng chín cả mặt.
chín chắn
- tt. 1. Thận trọng, biết suy nghĩ cẩn thận, không bộp chộp: Một cán bộ lâu năm, từng trải, lịch lãm và chín chắn 2. Đứng đắn: Một người phụ nữ chín chắn.
chín nhừ
- tt. Như Chín dừ: Cái chân giò luộc đã chín nhừ.
chỉnh
- I t. Có trật tự hợp lí, đúng quy tắc giữa các thành phần cấu tạo. Câu văn chỉnh. Câu đối rất chỉnh.
- II đg. 1 Sửa lại vị trí cho ngay ngắn, cho đúng. lại đường ngắm. Chỉnh hướng. 2 (kng.). Phê bình gay gắt (người cấp dưới) để uốn nắn lại cho đúng. Bị cấp trên chỉnh.
chỉnh lý
- x. chỉnh lí.
chĩnh
- dt. Đồ đựng bằng sành, miệng nhỏ, đáy thon lại, nhỏ hơn chum: đựng mắm trong chĩnh.
chíp
- 1 dt. (Anh: chip) Danh từ tin học chỉ mạch tổ hợp, tức một phần nhỏ tinh thể đơn của chất bán dẫn: Chíp thường là si-lic làm nền cho mạch tổ hợp.
- 2 đgt. Lấy cắp (thtục): Kẻ nào chíp mất các đồng hồ của tôi rồi.
chít
- 1 d. Cháu sáu đời, con của chút.
- 2 đg. 1 Quấn khăn chặt trên đầu. Chít khăn. 2 (Đồ mặc) bó sát thân hình. Thắt lưng da chít bụng. 3 Khâu cho hẹp lại. Chít áo. Quần chít ống. 4 Bịt kín chỗ rò, chỗ hở bằng một chất gì đó. Chít vách. Chít khe hở.
chịt
- I. đgt. Chặn hoặc giữ chặt, bóp chặt cho tắc, nghẹt: chịt cửa chẹt cổ. II. pht. Không rời ra, giữ rịt, khư khư: Có cái gì cứ giữ chịt, không cho ai vay mượn gì.
chịu
- đgt. 1. Bằng lòng, ưng thuận: Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ không chịu mất nước (HCM) 2. Đành nhận, không thể khác được: Mình làm mình chịu, kêu mà ai thường (K) 3. Nhận là không thể làm được: Bài toán khó thế thì xin chịu 4. Chưa trả được nợ: Túng quá chưa trả được nợ, xin chịu 5. Tiếp nhận một tác động bên ngoài: Ông cụ tài chịu rét 6. Thừa nhận là kém người khác: Chịu anh là người biết nhiều chuyện 7. Cố gắng làm một việc đòi hỏi tốn công: Cháu nó cũng chịu đọc sách. // trgt. Chưa trả ngay được: Đón bà hàng gạo mà đong chịu (Ng-hồng).
chịu khó
- t. Cố gắng, không quản ngại khó khăn, vất vả. Chịu khó học tập. Con người rất chịu khó.
chịu tang
- đgt. Làm lễ để tang người bậc trên: về quê chịu tang mẹ.
chịu thua
- đgt. Đành nhận là bị thua: Đến keo thứ hai, đô vật ấy chịu thua.
chịu tội
- đgt. Phải nhận tội của mình: Nếu tôi nói sai, tôi xin chịu tội.
cho
- I đg. 1 Chuyển cái sở hữu của mình sang người khác mà không đổi lấy gì cả. Anh cho em chiếc đồng hồ. Cho quà. Cho không, chứ không bán. 2 Làm người khác có được, nhận được. Cho điểm. Cho thời gian để chuẩn bị. Lịch sử cho ta nhiều bài học quý. Cho mấy roi (kng.). 3 Làm người khác có được điều kiện làm việc gì. Mẹ cho con bú. Chủ toạ cho nói. Cho tự do đi lại. Cho nghỉ phép. Cho vay. 4 Làm tạo ra ở khách thể một hoạt động nào đó. Công nhân cho máy chạy. Cho bò đi ăn. Cho người đi tìm. 5 Làm khách thể chuyển đến một chỗ nào đó. Cho than vào lò. Hàng đã cho lên tàu. Cho thêm muối vào canh. 6 (thường dùng trước là, rằng). Coi là, nghĩ rằng, một cách chủ quan. Đừng vội cho rằng việc ấy không ai biết. Ai cũng cho thế là phải. Tự cho mình có đủ khả năng. Cho là nó có tài, thì một mình cũng chẳng làm gì được (kng.). 7 (kng.; dùng trong lời yêu cầu một cách lịch sự). Chuyển, đưa, bán cho (nói tắt). Anh cho tôi chiếc mũ để ở kia. Chị cho tôi một chục phong bì.
- II k. 1 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là đối tượng nhằm đến hoặc đối tượng phục vụ của hoạt động, của cái vừa được nói đến. Gửi quà bạn. Mừng cho anh chị. Thư cho người yêu. Sách cho thiếu nhi. 2 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là đối tượng chịu tác động, chịu ảnh hưởng của tính chất, trạng thái vừa được nói đến. Bổ ích cho nhiều người. Có hại cho công việc. Không may cho anh ta. 3 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là yêu cầu, mục đích, mức độ nhằm đạt tới của việc vừa được nói đến. Học cho giỏi. Làm cố cho xong. Chờ cho mọi người đến đủ. Nói cho cùng. 4 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là kết quả tự nhiên của việc vừa được nói đến. Vì mây cho núi lên trời... (cd.). Không biết, cho nên đã làm sai. 5 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là hệ quả mà điều vừa nói đến có thể mang lại cho chủ thể. Ăn ở thế cho người ta ghét. Thà chẳng biết cho xong. Có khó khăn gì cho cam. Thà rằng thế cho nó đáng.
- III tr. 1 Từ biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ là có thể như thế. Mặc cho mưa gió, vẫn cứ đi. Vở kịch không hay gì cho lắm. Biết bao giờ cho xong? 2 Từ biểu thị ý nhấn mạnh về một tác động không hay phải chịu đựng. Người ta cười cho đấy. Bị đánh cho một trận. 3 Từ biểu thị một đề nghị, một yêu cầu, với mong muốn có được sự đồng ý, sự thông cảm. Để tôi đi cho. Ông thông cảm cho.
cho biết
- đgt. (toán) Nói một số hay một lượng đã cho trong đầu bài: Cho biết hình ABC là một tam giác vuông có hai cạnh bằng nhau.
cho mượn
- đgt. Đưa cho dùng tạm một thời gian, sau đó trả lại.
cho phép
- đgt. 1. Thoả mãn một yêu cầu: Cho phép khai thác mỏ 2. Tạo điều kiện để làm việc gì: Sức khoẻ cho phép làm việc bền bỉ.
chõ
- 1 d. cn. nồi chõ. Nồi hai tầng, tầng trên có lỗ ở đáy, dùng để đồ xôi.
- 2 đg. 1 (kng.). Hướng thẳng (miệng) về phía nào đó. Nói chõ sang buồng bên. Loa chõ vào đầu xóm. 2 cn. chõ mồm, chõ miệng. (thgt.; dùng trước vào). Nói xen vào việc không dính líu đến mình. Chuyện nhà người ta, chõ vào làm gì.
chó
- dt. Súc vật thường được nuôi để giữ nhà hay đi săn hoặc lấy thịt ăn: chó mực chó vện tiếng chó sủa chó cắn áo rách (tng.) Nhà bà có con chó đen, Người lạ nó cắn người quen nó mừng (cd).
chó chết
- dt. 1. Kẻ đáng khinh: Nói đến đồ chó chết ấy làm gì 2. Tin tầm thường, không đáng kể: Nhắc đến cái tin chó chết ấy làm gì.
chó sói
- d. Chó rừng mõm nhọn, đuôi rậm, chuyên bắt thú khác để ăn thịt.
choạc
- 1 đgt. Giạng ra: Choạc chân.
- 2 đgt. Mắng mỏ: Đi chơi về bị bố choạc cho một mẻ.
choán
- đg. 1 Chiếm hết cả một khoảng không gian, thời gian nào đó, không để chỗ cho những cái khác. Chiếc tủ choán một góc phòng. Họp hành choán cả thì giờ. 2 Lấn sang phạm vi của người khác. Ngồi choán chỗ. Choán quyền.
choàng
- 1 đgt. 1. Dang rộng tay ôm vào: choàng vai bạn. 2. Khoác vào: choàng khăn lên đầu choàng áo mưa áo choàng.
- 2 đgt. Cử động nhanh, đột ngột, do phản ứng bị động: giật mình choàng dậy mở choàng mắt.
choảng
- đgt. Đánh mạnh (thtục): Các nước hung tàn choảng lộn nhau (Tú-mỡ).
choáng
- 1 I t. Ở trạng thái như mất cảm giác, do bị kích thích đột ngột và quá mạnh. Tiếng nổ nghe choáng tai. Choáng mắt. Choáng người khi biết tin dữ.
- II d. (chm.). x. sốc (ng. 1).
- 2 t. (kng.). Hào nhoáng. Xe mới sơn trông thật choáng.
choáng váng
- tt. ở trạng thái mất cảm giác, như bị hẫng, cảm thấy mọi vật xung quanh quay cuồng, đảo lộn: đầu óc choáng váng choáng váng trước tin dữ.
chọc
- đgt. 1. Đâm mạnh bằng một cái gậy: Chọc vào hang chuột 2. Đẩy mạnh để làm rụng xuống: Chọc bưởi 3. Trêu tức: Đừng chọc nó nữa 4. Trêu ghẹo: Nó chọc gái bị người ta mắng.
chọc ghẹo
- đg. Dùng lời nói cử chỉ, có khi đùa cợt, làm cho xấu hổ hoặc bực tức; trêu ghẹo.
chóe
- choé1 Nh. Ché.
- choé2 đgt. Phát sáng ra đột ngột, chỉ loé lên trong chốc lát: ánh lửa hàn choé lên.
- choé3 tt. Tươi và ánh lên một màu vàng hoặc đỏ: vàng choé đỏ choé.
- choé4 tt. Có âm thanh vang to, đột nhiên, nghe chói tai: khóc choé lên.
chòi
- 1 dt. Lều đặt ở nơi cao để canh phòng: Đứng trên chòi canh nhìn xuống.
- 2 đgt. 1. Chọc cho rơi xuống: Ba cô vác gậy chòi đào, có một quả chín biết vào tay ai (cd) 2. Nhô lên: Con giun chòi lên mặt đất 3. Muốn ngoi lên địa vị cao: Đũa mốc chòi mầm cao (tng). // trgt. Tham gia vào việc của người trên: Bố đương nói chuyện với khách, con nói chòi vào một câu.
chòi canh
- dt. Chòi dựng lên để canh gác: dựng chòi canh.
chói
- tt. 1. Loá mắt vì sáng quá: Thấy em như chói mặt trời, chói chang khó chịu, nhưng lời khó trao (cd) 2. Đau như bị đâm: Không làm thì đói, làm thì chói xương hông (tng).
chói mắt
- tt. Nói vật sáng quá chiếu vào mắt, nên nhìn không rõ: ánh sáng chói mắt; Bị chói mắt.
chọi
- đg. 1 Làm cho vật rắn này đập mạnh vào một vật rắn khác. Chọi con quay. Cầm hai hòn đá chọi vào nhau. Đánh đáo chọi. 2 Chống lại bằng cùng một loại sức mạnh. Một chọi mười. 3 (Loài vật cùng loại) đấu sức với nhau để phân hơn thua. Gà chọi nhau. Trẻ con chơi chọi dế. Nuôi cá chọi. 4 (kng.). (Văn chương) đối nhau chặt chẽ. Hai câu chọi nhau từng chữ một.
chòm
- 1 dt. Tập hợp gồm nhiều cây, nhiều sợi chụm vào nhau: chòm cây chòm râu bạc phơ.
- 2 dt. Xóm nhỏ: người cùng chòm chòm trên xóm dưới (tng.) bà con chòm xóm.
chỏm
- dt. 1. Phần cao nhất: Chỏm đầu; Chỏm núi; Chỏm mũ 2. Mớ tóc để dài ở đỉnh đầu, chung quanh cạo trọc (cũ): Quen nhau từ thuở còn để chỏm.
chọn
- đg. Xem xét, so sánh để lấy cái hợp yêu cầu trong nhiều cái cùng loại. Chọn nghề. Chọn giống. Chọn bạn mà chơi.
chọn lọc
- đgt. Lựa chọn tìm để lấy cái tốt, cái tinh chất trên cơ sở gạt bỏ nhiều cái cùng loại xấu kém, pha tạp: chọn lọc hạt giống chọn lọc kĩ lưỡng chọn lọc nhân tạo.
chong
- đgt. Thắp đèn lâu trong đêm: Chong đèn, thêm rượu, còn dành tiệc vui (TBH).
chong chóng
- 1 d. 1 Đồ chơi có nhiều cánh, quay bằng sức gió. 2 Bộ phận máy có cánh quạt quay trong không khí. Chong chóng máy bay. Chong chóng đo gió.
- 2 t. x. chóng (láy).
chòng chành
- Nh. Tròng trành.
chòng chọc
- trgt. Nói nhìn thẳng không chớp mắt một hồi lâu: Hai con mắt người ăn xin chòng chọc nhìn (Ng-hồng).
chòng ghẹo
- đg. (id.). Dùng lời nói hoặc hành động, thường là không đứng đắn, để đùa nghịch; như trêu ghẹo. Buông những lời cợt nhả chòng ghẹo phụ nữ.
chõng
- dt. Đồ dùng để nằm, ngồi, làm bằng tre nứa, giống như chiếc giường nhưng nhỏ, hẹp hơn: chõng che đóng chõng đưa chõng ra vườn nằm hóng mát.
chóng
- trgt. Xong trong một thời gian rất ngắn: Làm chóng xong để đi chơi; Chàng về cho chóng mà ra, kẻo em chờ đợi sương sa lạnh lùng (cd).
chóng vánh
- t. Nhanh gọn, mất ít thì giờ hơn người ta nghĩ. Giải quyết công việc chóng vánh.
chót
- 1 I. dt. Phần giới hạn cuối cùng: trên chót đỉnh cột cờ. 2. Đỉnh, đầu: chót lưỡi. II. tt. Cuối cùng, tận rốt: tin giờ chót thi đỗ chót.
- 2 đgt. Vót, chuốt, làm cho nhọn hoặc cho mỏng: chót chông chót nan.
chót vót
- trgt. Nói vật gì rất cao: Chỉ thấy tượng dong cao chót vót (Tú-mỡ).
chỗ
- d. 1 Khoảng không gian xác định có thể nhìn thấy được toàn bộ ở đó người hay vật tồn tại hoặc sự việc gì đó xảy ra. Nhường chỗ ngồi cho cụ già. Hàng hoá chiếm nhiều chỗ. Còn có chỗ bỏ trống. 2 Phạm vi được xác định với đặc điểm nào đó. Gãi đúng chỗ ngứa. Chỗ yếu, chỗ mạnh của phong trào. Có đôi chỗ khó hiểu. Theo chỗ chúng tôi biết. 3 Trạng thái, tình hình được xác định có mặt nào đó không giống như các trạng thái, tình hình khác. Từ chỗ không biết đến biết. Bị đẩy đến chỗ tuyệt vọng. 4 (kng.). Từ dùng để chỉ người có mối quan hệ mật thiết nào đó. Anh ta với tôi là chỗ bà con. Cũng là chỗ quen biết cả. Chỗ bạn bè với nhau.
chốc
- 1 dt. Bệnh mụn mủ, lở loét trên đầu trẻ em: chốc đầu.
- 2 dt. Khoảng thời gian tương đối ngắn, không bao lâu: nghỉ một chốc chẳng mấy chốc.
chốc nữa
- trgt. Một lúc về sau: Khôn bây giờ, dại chốc nữa (tng).
chồi
- d. Bộ phận ở đầu ngọn thân, cành, ở nách lá hoặc mọc ra từ rễ, về sau phát triển thành cành hoặc thành cây. Đâm chồi nảy lộc. Rừng chồi.
chổi
- 1 dt. 1. Đồ dùng để quét, thường làm bằng cọng cây, rơm, lông thú...: chổi quét nhà chổi quét sơn chổi lông bện chổi rơm. 2. Chi tiết bằng than dẫn điện có tác dụng truyền dẫn điện trong máy phát điện ra hay đưa điện vào động cơ.
- 2 dt. Cây nhỏ cùng họ với ổi, sim, cành rất nhiều, thường dùng để lấy dầu xoa bóp hoặc làm chổi: dầu chổi.
chối
- 1 đgt. Không nhận đã làm việc gì tuy chính mình đã làm việc đó: Sự việc đã rành rành mà còn cứ chối.
- 2 đgt. Không thể tiếp tục vì chán rồi: Ăn bát chè ngọt quá, chối rồi.
chối từ
- đg. Như từ chối.
chồm
- đgt. 1. Lao cao và mạnh toàn thân về phía trước: Xe chồm qua ổ gà. 2. Bật mạnh người lên: chồm dậy chạy một mạch.
chôn
- đgt. 1. Cho xác người, xác con vật xuống hố rồi lắp đất cho kín: Thế gian còn dại chưa khôn, sống mặc áo rách, chết chôn áo lành (cd) 2. Giấu kín dưới đất: Anh hà tiện chôn của 3. Cắm sâu dưới đất rồi lèn cho chặt: Chôn cột cờ.
chồn
- 1 d. 1 Thú ăn thịt sống ở rừng, cỡ trung bình hoặc nhỏ, hình dạng giống cầy nhưng mõm ngắn hơn, thường có tuyến hôi ở gần lỗ đít. 2 (ph.). Cầy.
- 2 t. Mỏi đến mức không còn muốn cử động gì nữa. Mỏi gối chồn chân. Đập búa mãi chồn cả tay.
chốn
- dt. Nơi: có nơi có chốn đi đến nơi về đến chốn (tng) chốn cũ một chốn bốn quê (tng.).
chông
- dt. Vật nhọn bằng sắt hay bằng tre dùng để đánh bẫy quân địch: Miệng người lại sắc như chông (NgBKhiêm) Bàn chông Vũ khí của du kích gồm một mảnh gỗ cắm nhiều đinh sắc hoặc đinh tre nhọn để đánh bẫy quân giặc: Nhiều tên giặc bị sập hầm, què chân vì bàn chông.
chông gai
- d. Chông và gai; dùng để ví những trở ngại, nguy hiểm gặp phải trong quá trình thực hiện một việc gì (nói khái quát). Đạp bằng mọi chông gai.
chồng
- 1 dt. Người đàn ông có vợ: Đất xấu nặn chả nên nồi, Anh đi lấy vợ cho tôi lấy chồng (cd.) chuyện chồng con đức ông chồng một vợ một chồng.
- 2 I. đgt. Xếp các thứ, thường cùng loại, lên nhau: chồng hàng lên cho rộng còn thiếu ngồi chồng lên nhau. II. dt. Khối các vật được chồng lên nhau: Chồng bát còn có khi xô (tng.) chồng gạch chồng tiền.
chồng ngồng
- tt, trgt. Nói người đã lớn rồi (với ý chê trách): Con trai con đứa chồng ngồng thế kia mà chẳng chịu làm ăn gì.
chổng
- đg. Giơ ngược lên trên cái bộ phận vốn ở vị trí bên dưới. Ngã chổng cả bốn vó. Càng xe bò nằm chổng lên.
chổng gọng
- trgt. Nói ngã giơ chân lên trời: Bị đấm ngã chổng gọng.
chống
- đg. 1 Đặt một vật hình thanh dài cho đứng vững ở một điểm rồi tựa vào một vật khác để giữ cho vật này khỏi đổ, khỏi ngã. Chống mái nhà. Chống gậy. Chống tay vào cằm. 2 Tì mạnh vào một đầu của chiếc sào đã được cắm xuống nước, để đẩy cho thuyền bè đi theo hướng ngược lại. Chống bè. Chống đò ngang. 3 Hoạt động ngược lại, gây trở lực cho hành động của ai hoặc cho tác động của cái gì. Chống áp bức. Đê chống lụt. Thuốc chống ẩm.
chống chế
- đgt. Dùng lời nói, lí lẽ để tự bào chữa cho việc làm sai hoặc để lảng tránh điều không muốn làm hoặc không làm được: đã sai còn chống chế chống chế cho qua chuyện kiểu làm chống chế.
chống chỏi
- đgt. Như Chống chọi: Chống chỏi âm mưu của địch.
chống trả
- đgt. Phản công lại một cách mãnh liệt: Địch đến ném bom, bộ đội phòng không chống trả kịch liệt.
chốp
- đg. (kng.; id.). Như chộp.
chộp
- đgt. 1. Đưa tay rất nhanh để nắm lấy: Cậu bé chộp một củ trong mẹt khoai của bà lão. 2. Bắt rất nhanh gọn: chộp gọn toán cướp.
chốt
- dt. 1. Thỏi sắt hay miếng gỗ cài vào để giữ chặt then cửa: Phải nhấc cái chốt lên mới mở được cửa 2. Thỏi sắt giữ cho lựu đạn không nổ: Mở chốt lựu đạn 3. Trục giữa: Chốt cối xay 4. Cái quan trọng nhất: Cái chốt của vấn đề 5. Vị trí quân sự rất quan trọng: Đặt chốt ở trên đồi. // đgt. 1. Cài bằng cái chốt: Chốt chặt then của 2. Đóng quân ở một điểm quan trọng: Chất ở điểm nóng.
chột dạ
- t. Giật mình lo sợ vì cảm thấy điều mình đang giấu giếm có nguy cơ bị phát hiện. Thấy có người nhìn mình, tên gian chột dạ.
chờ
- 1 đgt. Mong ngóng ai hoặc cái gì sẽ đến, sẽ xảy ra hoặc sẽ cùng mình làm cái gì đó: chờ tàu chờ khách nhà chờ chờ lâu quá ngày nào cũng chờ cơm.
- 2 (thị trấn) h. Yên Phong, t Bắc Ninh.
chở
- 1 đgt. 1. Chuyển vận bằng xe, tàu, thuyền: Một trăng được mấy cuội ngồi, một thuyền chở được mấy người tình chung (cd) 2. Làm chuyển dời trên mặt nước: Trai chở đò ngang, gái bán hàng trầu miếng (cd) 3. ăn hết (thtục): Rá bún thế này, ai chở được hết.
- 2 đgt. ủng hộ; Bênh vực (ít dùng): Trời che, đất chở (tng).
chớ
- 1 p. 1 (dùng phụ trước đg. hoặc dùng làm phần phụ trong câu). Từ biểu thị ý khuyên ngăn dứt khoát. Chớ (có) dại mà nghe theo nó. Chớ vì thất bại mà nản lòng. 2 (kng.; dùng phụ trước đg.). Từ biểu thị ý phủ định dứt khoát điều chưa hề xảy ra bao giờ; chẳng. Chớ thấy nó đến bao giờ. Chớ hề.
- 2 (ph.). x. chứ.
chợ
- dt Nơi công cộng để nhiều người đến mua bán vào những buổi hoặc những ngày nhất định: họp chợ phiên chợ chợ đông đồng vắng (tng.) chợ chùa chợ trâu lều chợ đi chợ thì hay ăn quà, Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm (cd.).
chợ trời
- dt. x. Chợ giời.
chơi
- đg. 1 Hoạt động giải trí hoặc nghỉ ngơi. Trẻ con chơi ngoài sân. Dạo chơi. Ăn tuỳ nơi, chơi tuỳ lúc (tng.). Dễ như chơi. 2 Dùng làm thú vui, thú tiêu khiển. Chơi tem. Chơi cá vàng. 3 Có quan hệ quen biết, gần gũi nhau trên cơ sở cùng chung thú vui, thú tiêu khiển. Chơi thân với nhau từ nhỏ. Chọn bạn mà chơi. 4 (thường dùng phụ sau đg.). Hoạt động chỉ nhằm cho vui mà thôi, không có mục đích gì khác. Đùa chơi. Nói chơi mà tưởng thật. Mời đến nhà chơi. 5 (kng.). (Trẻ con) tỏ ra khoẻ mạnh, không đau ốm. Cháu chơi, không ốm như dạo trước. 6 (kng.). Hành động gây hại cho người khác, nhưng xem như trò vui. Chơi cho một vố. Chơi khăm°.
chơi ác
- đgt. Đùa mà làm cho người ta đau đớn hay thiệt hại: Nó chơi ác bằng cách bỏ một cục nước đá vào cổ bạn.
chơi bời
- đg. 1 (id.). Chơi với nhau (nói khái quát). Chơi bời với nhau. 2 Ham chơi những trò tiêu khiển có hại (nói khái quát). Chơi bời lêu lổng. Hạng người chơi bời. 3 (kng.; dùng phụ sau đg.). Làm việc gì mà không quan tâm đến mục đích cũng như đến kết quả cụ thể. Làm chơi bời như vậy thì bao giờ cho xong.
chơi chữ
- dt. Một phương thức tu từ, trong đó người ta lợi dụng những hiện tượng đồng âm, đa nghĩa... trong ngôn ngữ để gây một tác dụng nhất định trong lời nói (hài hước, châm biếm, bóng gió, vui đùa...): tài chơi chữ.
chới với
- đgt. Nói người sắp chết đuối giơ tay lên mặt nước: Từng chùm người nổi bập bềnh, tay giơ lên chới với (NgHTưởng).
chơm chởm
- t. Từ gợi tả hình dáng có nhiều đầu nhọn nhô lên. Đường núi chơm chởm những đá. Những mũi chông chơm chởm.
chớm
- đgt. Mới bắt đầu của một quá trình phát triển: Hoa chớm nở mới chớm thu.
chớm nở
- đgt. 1. Nói hoa mới bắt đầu nở: Hoa thuỷ tiên chớm nở đêm ba mươi tết 2. Bắt đầu nảy nở: Phong trào đấu tranh chớm nở. // tt. Bắt đầu có triển vọng: Đó là một thiên tài chớm nở.
chờn vờn
- đg. Lượn quanh quẩn không rời. Đàn cá chờn vờn. Chờn vờn quanh miếng mồi.
chớp
- 1 I. dt. 1. ánh sáng xuất hiện và biến đi rất nhanh khi có hiện tượng phóng điện trong khí quyển: Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa (tng.) tia chớp Nhanh như chớp (tng). 2. ánh sáng loé lên rồi vụt tắt ngay: chớp lửa hàn. II. đgt. 1. Loé sáng hoặc làm cho loé sáng: ánh sáng chớp liên tiếp chớp đèn pin. 2. (Mắt) nhắm rồi mở ngay: chớp mắt.
- 2 I. pht. Sắp (gãy), gần sắp (gãy): Cây chớp gãy. II. dt. (Cây có) vết nứt sắp gãy: Nhánh cây có chớp đừng có trèo ra.
chớp mắt
- dt. Thời gian rất ngắn: Chỉ trong chớp mắt gây thành hoả tai (Tú-mỡ).
chớp nhoáng
- t. Hết sức nhanh chóng, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn. Cuộc hội ý chớp nhoáng. Chiến thuật đánh chớp nhoáng. Trong chớp nhoáng (trong khoảng thời gian hết sức ngắn).
chớt nhả
- đgt. (tt). ăn nói không đứng đắn, thiếu lễ độ: Lão hay chớt nhả mấy bà cùng cơ quan còn trẻ mà ăn nói chớt nhả.
chợt
- trgt. Bỗng nhiên, thình lình: Chợt nhìn khách lạ như người quen (Tú-mỡ) Anh ấy chợt đến; Đèn chợt tắt.