Một người A-rap va đàn kiến

Trong phòng giam này có haingười rất trầm lặng, không bao giờ nói chuyện với ai. Lúc nào cũng dính chặt vào nhau, họ chỉ nói chuyện riêng với nhau, và nói nhỏ đến nỗi không ai có thể nghe thấy gì được.
Một hôm, được Sierra đem cho một bao thuốc lá Mỹ, tôi cho một trong hai người một điếu. Hắn cảm ơn tôi rồi nói:
- Francois Sierra là bạn anh phải không?
- Phải, đó là người bạn tốt nhất của tôi.
- Có lẽ một ngày kia, nếu mọi sự hỏng hết, chúng tôi sẽ nhờ anh ấy chuyển gia tài của chúng tôi cho anh.
- Gia tài gì thế?
- Tôi và bạn tôi đã quyết định là nếu bị đưa lên máy chém, chúng tôi sẽ chuyển plan của chúng tôi cho anh để anh dùng nó mà vượt ngục lần nữa.
- Hai anh nghĩ là sẽ bị xử tử à?
- Điều đó gần như chắc chắn, chúng tôi rất ít khả năng thoát khỏi.
- Nếu việc xử tử các anh đã chắc đến như vậy, sao họ lại để các anh trong phòng giam chung này?
Tôi nghĩ là họ sợ chúng tôi tự tử nếu được giam xà-lim riêng.
- à phải, có thể như thế. Thế các anh đã làm gì mà bị xử tử?
- Chúng tôi đã cho một đàn kiến ăn thịt một thằng A-rập Việc này tôi nói ra là vì họ có bằng chứng không thể chối cãi được. Chúng tôi đã bị bắt quả tang.
- Việc xảy ra ở đâu?
- ở Cây số 42, ở trại tử thần cạnh vịnh Sparouine.
Bạn anh ta đã đến cạnh chúng tôi, đó là một người Toulouse. Tôi cho anh ta một điếu thuốc lá Mỹ. Anh ta ngồi xuống bên cạnh bạn, trước mặt tôi.
- Chúng tôi chưa bao giờ hỏi ý kiến ai cả, - người mới đến nói, - nhưng tôi rất muốn biết anh nghĩ về chúng tôi như thế nào.
- Anh bảo làm sao tôi có thể nói được, trong khi tôi chưa biết gì hết, về vấn đề các anh đúng hay sai khi cho kiến ăn một con người đang sống, dù là một người “giữ chìa khóa” A-rập? Muốn có ý kiến, tôi phải biết hết sự việc từ A đến Z.
- Để tôi kể cho anh nghe, -- người Toulouse nói.
Trại Cây số 42, Saint-Laurent bốn mươi hai cây số, là một trại lâm nghiệp. ở đấy tù khổ sai phải đẵn mỗi ngày một mét khối gỗ cứng. Đến chiều anh phải đứng cạnh chỗ gỗ anh đã đẵn và xếp gọn lại. Bọn giám thị, có bọn giữ chìa khóa người A-rập đi theo, vào tận nơi ở trong rừng để kiểm tra xem anh đã đạt chỉ tiêu chưa. Nếu được coi là đạt, mỗi khối gỗ được đánh dấu bằng sơn đỏ, sơn xanh hay vàng, tùy từng ngày. Họ chấp nhận nếu mỗi thanh gỗ đều là gỗ cứng. Để làm việc tốt hơn, hai người lập thành một kíp. Nhiều khi chúng tôi không thể đạt chỉ tiêu được. Những lúc ấy tối về họ nhốt chúng tôi vào xà-lim không cho ăn, và sáng hôm sau, vẫn phải nhịn đói, chúng tôi lại bị đưa đi làm việc: ngày hôm ấy, ngoài chỉ tiêu bình thường ra còn phải làm thêm để bù cho gỗ thiếu hôm qua. Cử cái đà ấy thì chẳng bao lâu mà chết vì kiệt sức.
“Với cái tình trạng này, chúng tôi mỗi ngày một yếu đi và càng ít khả năng làm đủ chỉ tiêu. Thêm vào đấy, người ta cắt cho chúng tôi một tên gác riêng không phải là giám thị, mà là một thằng A-rập. Hắn đi với chúng tôi ra công trường, tìm chỗ ngồi thật thoải mái, cái roi cặc bò đặt giữa háng, mồm không ngớt chửi mắng chúng tôi. Khi ăn, hắn nhai chóp chép thật to để cho chúng tôi thèm. Nói tóm lại là một sự hành hạ liên tục. Chúng tôi có hai cái plan mỗi cái đựng ba ngàn frances, để dùng khi vượt ngục. Một hôm chúng tôi quyết định mua gã A-rập. Bấy giờ tình thế càng tệ hơn. Cũng may là từ trước tới nay hắn vẫn tưởng hai chúng tôi chỉ có một plan. Phương sách của hắn rất giản dị: chẳng hạn đưa cho hắn năm mươi francs thì hắn cho chúng tôi đến các khối gỗ đã được duyệt hôm trước, lấy trộm những thanh gỗ không dính sơn để thêm vào khối gỗ của ngày hôm ấy. Cứ như thế, lần thì năm mươi francs, lần thì một trăm, hắn đã bòn được của chúng tôi gần hai ngàn francs.
“Thấy chúng tôi đã bắt đầu đạt được chỉ tiêu, họ rút thằng A-rập về. Nghĩ rằng hắn sẽ không tố giác chúng tôi vì đã bòn được của chúng tôi một số tiền lớn như vậy, chúng tôi tiếp tục lấy cắp gỗ ở các khối đã duyệt để thêm vào khối gỗ chỉ tiêu hàng ngày như khi còn thằng A-rập. Một hôm hắn ngấm ngầm theo dõi chúng tôi từng bước, để xem chúng tôi có lấy cắp gỗ không. Rồi hắn bỗng lộ mặt ra: “à! à. Vẫn lấy cắp gỗ mà không chịu trả tiền cho tao? Nếu mày không đưa tao năm trăm francs, tao sẽ tố giác”.
Nghĩ rằng hắn chỉ dọa thế thôi, chúng tôi từ chối.
Hôm sau hắn lại trở lại:
- Trả tiền đi không thì tối nay mày vào xà-lim.
Chúng tôi lại từ chối. Đến chiều hắn trở lại có mấy tên lính đi theo. Thật kinh khủng, Papillon ạ! Sau khi lột trần truồng chúng tôi ra, họ dẫn tôi đến những khối gỗ mà chúng tôi đã lấy bớt, rồi bắt chúng tôi chạy về tháo tung các khối mới xếp được rồi lại chạy ra xếp gỗ vào những khối bị lấy bớt, còn chúng nó thì chạy theo sát gót chúng tôi, tên A-rập luôn tay quất roi cặc bò vào người chúng tôi. Cuộc “corrida” này kéo dài hai ngày, chẳng ăn uống gì hết. Mỗi lần chúng tôi ngã xuống, tên A-rập lại đá vào người hay dùng roi cặc bò quất chúng tôi túi bụi. Cuối cùng chúng tôi nằm ì ra đất, vì không còn sức đâu mà gượng dậy được nữa. Anh có biết nó làm thế nào để bắt chúng đứng dậy không? Nó đã lấy một cái tổ ong lửa, một loại ong vò vẽ hoang ở trong khu rừng này. Nó chặt cái cành có một bầy ong làm tổ và chà cái cành ấy lên người chúng tôi. Đau đến phát điên lên được, không những chúng tôi đứng dậy mà còn chạy như điên. Anh thừa biết ong vò vẽ đốt đau như thế nào. Thế mà mỗi chúng tôi bị đ một khu vực nào đấy, họ báo cho đồng lõa biết để đến hành nghề trong khu vực này.
Hai người khách của tôi biết hết những tên cảnh sát này và nói với tôi rằng nếu trong tuần này không có một trong những tên cảnh sát đó đến gác cửa nhà thờ thì thật là không may. Tôi phải làm sao có được một khẩu súng ngắn, do một người khách vào thăm đưa lén cho. Tên cảnh sát kiêm kẻ trộm kia sẽ dễ dàng nhận lời giả vờ bị chúng tôi bắt phải gõ vào cánh cửa sau của nhà thờ dẫn vào một trạm gác nhỏ gồm có bốn hay sáu tên lính canh. Trong lúc bất ngờ, bị chúng tôi chĩa súng vào mặt, bọn này sẽ phải để cho chúng tôi chạy ra đường. Lúc bấy giờ chỉ còn có việc trà trộn vào những người qua đường đi lại tấp nập ở đoạn này.
Tôi không thấy vừa lòng lắm với kế hoạch này.
Muốn đưa một khẩu súng ngắn vào tù, đó phải là một khẩu súng cỡ rất nhỏ, tối đa là một khẩu 6,35. Một khẩu súng nhỏ như vậy rất có thể không đủ sức làm cho bọn lính gác hoảng sợ. Hoặc giả một trong bọn chúng có thể có một phản ứng bất giờ và chúng tôi sẽ đành phải giết hắn. Tôi từ chối.
Không phải chỉ có tôi đứng ngồi không yên vì khát khao hành động, mà các bạn tôi cũng vậy. Chỉ có chỗ khác nhau là thỉnh thoảng, trong những ngày buồn nản, họ có khi đành lòng chấp nhập rằng chiếc tàu đến chở chúng tôi sẽ gặp được chúng tôi còn ở trong nhà tù. Từ đó đến chỗ chịu thua không xa. Thậm chí họ còn bàn bạc xem thử về đến trại chúng tôi sẽ bị xử lý ra sao, phải chịu những hình phạt gì.
- Tôi không thể nghe nổi những câu chuyện ngu xuẩn của các cậu. Khi nào các cậu muốn nói muốn bàn đến cái thứ tương lai ấy, các cậu chớ để tôi nghe thấy, hãy kéo nhau ra một góc nào đấy mà bàn. Miễn đừng có lôi cái số phận mà các cậu nói tới chỉ có thể chấp nhận được nếu chúng ta đều là những kẻ tàn phế bất lực Các cậu đã tàn phế cả rồi sao? Trong đám các cậu có cậu nào bị thiến? Nếu có thì cho tôi hay. Vì tôi nói cho các cậu biết: khi tôi nghĩ đến vượt ngục, thì đó là vượt ngục cho cả bọn. Tôi nghĩ đến long óc ra để thu xếp cách vượt ngục chỉ vì tôi muốn cả bọn chúng mình cùng vượt ngục. Sáu người cùng vượt ngục không phải là chuyện dễ. Vì nếu chỉ mỗi một mình tôi thì khi thấy cái ngày ấy đã quá gần mà mình chưa làm được gì cả, tôi rất dễ giải quyết: tôi giết một tên cảnh sát Co-lom-bia để kéo dài thời gian. Tôi mà giết một tên cảnh sát thì họ không đời nào lại trao trả tôi cho nhà chức trách Pháp. Lúc bấy giờ tôi sẽ có thì giờ rộng rãi. Và vì trong trường hợp này tôi vượt ngục một mình, cho nên mọi sự sẽ dễ dàng hơn.
Hai người tù Colombia chuẩn bị một kế hoạch khác, cũng khá tinh xảo. Sáng chủ nhật vào giờ xem lễ, nhà thờ bao giờ cũng đầy những tù nhân và những người khách vào thăm. Lúc đầu mọi người cùng xem lễ rồi khi buổi lễ đã xong, trong nhà thờ chỉ còn lại những tù nhân có khách đến thăm. Hai người Colombia yêu cầu tôi chủ nhật tới sẽ vào nhà thờ xem lễ để nắm vững cách diễn biến và thu xếp chương trình hành động cho chủ nhật sau. Họ đề nghị tôi đứng ra làm người cầm đầu cuộc nổi loạn. Nhưng tôi từ chối cái vinh dự ấy: tôi chưa biết được thật kỹ những người sẽ cùng hành động.
Tôi nắm vững được trong tay bốn tù nhân Pháp.
Anh chàng người Bretange và anh chàng “Bàn là” không đồng ý tham gia. Cũng chẳng sao, họ chỉ có việc đừng đến nhà thờ. Đến ngày chủ nhật, chúng tôi, tức bốn người trong cuộc, sẽ đến dự buổi xem lễ. Cái nhà thờ này hình chữ nhật. Trong cùng là bàn thờ; ở khoảng giữa nhà thờ, mỗi bên có một cái cửa mở ra sân. Cửa chính đưa thẳng vào trạm gác. Cửa này có một dãy chấn song, ở bên kia là đội gác, gồm khoảng hai mươi cảnh binh. Cuối cùng, sau lưng họ là cửa ra phố.
Vì trong mỗi buổi lễ, nhà thờ bao giờ cũng đông nghịt, bọn lính gác mở chấn song và xếp hàng sát cạnh nhau đứng chắn cửa trong suốt buổi lễ. Trong số những người khách vào thăm tù nhân sẽ có hai người đồng lõa và mấy người khác giấu vũ khí trong người. Đó là mấy người đàn bà mang những khẩu súng ngắn buộc vào phía trong bắp vế. Khi mọi người đã vào trong nhà thờ, họ sẽ tuồn súng cho hai người đàn ông kia. Đó sẽ là hai khẩu súng cỡ to, 38 hay 45. Người tù đứng đầu cuộc nổi loạn sẽ nhận được một khẩu súng ngắn từ tay một người đàn bà, và người này sẽ lập tức ra khỏi nhà thờ. Hễ cậu bé giúp lễ rung chuông lần thứ hai, cả bọn phải hành động vào cùng một lúc. Phần việc của tôi là gí một con dao lớn và họng viên giám đốc nhà tù Don Grégorio, nói: “Da la orden de nos dejar, panar, sinh, te mao”. (Hãy ra lệnh bảo họ để cho chúng tôi đi ra, nếu không tôi giết anh).
Một người khác cũng sẽ làm như vậy với ông linh mục. Ba người kia, từ ba gốc khác nhau, sẽ chĩa súng vào mấy tên cảnh sát đứng ở cửa chấn song của lối vò chính. Hễ tên nào không bỏ súng xuống thì phải bắn chết ngay. Những người tham cuộc không có vũ khí sẽ ra trước. Ông linh mục và ông giám đốc sẽ được dùng làm bình phong cho hậu quân. Nếu mọi việc diễn biến một cách bình thường, tốp cảnh sát đều sẽ bỏ súng xuống đất. Những tù nhân có súng ngắn sẽ lùa họ vào nhà thờ. Chúng tôi sẽ ra ngoài, sau đó đóng cửa chấn song trước, rồi đến cánh cửa gỗ. Căn phòng dùng làm trạm canh sẽ bỏ trống vì cả tốp cảnh sát đều phải đứng dự buổi xem lễ. ở bên ngoài, cách đây năm mươi mét, sẽ có một chiếc xe tải đậu sẵn, phía sau có móc một cái thang nhỏ để lên xe thật nhanh. Chiếc xe tải sẽ khởi hành sau khi người đứng đầu cuộc nổi loạn lên xe. Người này sẽ lên xe sau cùng. Sau khi dự một buổi xem lễ, tôi đồng ý với kế hoạch này. Mọi việc đều diễn ra như Fernando đã miêu tả.
Joseph Dega sẽ không vào thăm chúng tôi vào chủ nhật tới. Anh ta biết rõ tại sao. Anh ta sẽ chuẩn bị một chiếc xe tắc-xi giả để cho chúng tôi khỏi phải lên xe tải, và sẽ đưa chúng tôi đến một chỗ trống cũng là do anh ta chuẩn bị. Suốt tuần ấy tôi ở trong một tình trạng kích thích cao độ và rất nóng lòng chờ lúc hành động. Fernando đã tìm cách có được một khẩu súng lục bằng một phương tiện khác. Đó là một khẩu 45 của quân Cảnh vệ Colombia, một vũ khí rất đáng sợ. Đến thứ năm, một cô gái trong nhóm “chị em” của Joseph vào thăm tôi. Cô ta rất hòa nhã ân cần, và cho tôi biết rằng chiếc tắc-xi sẽ đón chúng tôi là một chiếc xe sơn màu vàng, chúng tôi sẽ không thể nhầm lẫn được. O K., cám ơn.
- Chúc các anh may mắn.
Cô ta hôn lên hai má tôi một cách dịu dàng và không khỏi có phần xúc động.
- En tra, en tra (mời vào, mời vào). Hãy vào cho chật ngôi nhà thờ này để lắng nghe tiếng nói của Chúa, ông linh mục nói.
Clousiot đã sẵn sàng từ đầu đến chân. Maturette hai mắt sáng long lanh, còn người kia không rời tôi một tấc. Rất điềm tĩnh, tôi đứng vào chỗ đã định. Don Grégorio, viên giám đốc nhà tù, ngồi trên một chiếc ghế tựa bên cạnh một bà béo. Tôi đứng sát đường. Bên phải tôi là Clousiot, bên trái tôi là hai bạn kia, đều ăn mặc tử tế để đến khi ra đường không bị người ta để ý. Con dao của tôi đã mở sẵn, được áp sát vào cánh tay phải bằng một sợi dây thun và khuất hắn trong ống tay áo sơ-mi ka-ki cài kỹ ở cổ tay. Bây giờ phải chờ đến lúc “nâng mình thánh”, khi mọi người cúi đầu xuống như thể để tìm một cái gì ở dưới đất, và cậu bé giúp lễ sau khi rung chuông rất nhanh, sẽ cho nghe ba hồi chuông tách bạch. Hồi chuông thứ hai là hiệu lệnh của chúng tôi, mỗi người đều biết rõ lúc ấy mình phải làm gì.
Hồi chuông thứ nhất, hồi thứ hai... Tôi lao vào Don Grégorio, con dao dí sát cái cổ to và nhăn nheo của ông ta. Ông linh mục kêu: “Misericordia, no me ma ta (Xin tha cho, đừng giết tôi)” và tuy không nhìn thấy, tôi nghe rõ ba người kia ra lệnh cho bọn lính gác bỏ súng xuống. Mọi việc đều trôi chảy. Tôi nắm chặt cái cổ áo bộ com-lê rất đẹp của Don Grégorio, nói: Sigua y no tengas miedo, no te ha ré dao. (Theo tôi và đừng sợ, tôi không làm gì ông đâu). Ông linh mục được giữ yên bằng một con dao cạo dí sát họng, gần nhóm chúng tôi. Fernando nói: vamos, Francès, vamos a la salida. (Ta đi thôi, anh bạn Pháp, ra cửa đi).
Lòng khấp khởi vì niềm vui đắc thắng, tôi xua các bạn về phía cửa dẫn ra đường, thì bỗng nhiên có hai tiếng súng nổ cùng một lúc. Fernando gục xuống, và một trong những người có súng cũng ngã lăn ra Tôi vẫn tiến thêm được một thước nữa, nhưng lúc bấy giờ bọn lính gác đã đứng dậy và giơ súng chặn lại. May thay giữa họ với chúng tôi có mấy người đàn bà, nên họ không dám bắn. Lại hai phát súng trường nữa, sau đó là một phát súng lục. Người bạn có súng thứ ba của chúng tôi vừa bị bắn chết sau khi đã bịp bắn một phát hú họa làm bị thương một người con gái. Don Grégorio mặt xanh như tàu lá, nói với tôi:
- Đưa dao đây.
Tôi đưa dao cho ông ta. Tiếp tục đánh nhau chẳng có ích gì. Trong khoảng không đầy nửa phút tình thế đã bị đảo ngược lại.
Hơn một tuần sau tôi được biết rằng cuộc nổi loạn đã thất bại vì một tù nhân thuộc một sân khác lúc bấy giờ đứng ở ngoài nhà thờ để xem mọi người làm lễ. Ngay những giây đầu tiên chúng tôi hành động, hắn đã báo cho bọn lính canh ở trên thành. Những tên này đã nhảy từ trên bức tường cao hơn sáu mét này xuống sân, hai tên nhảy xuống hai bên nhà thờ, rồi qua những chấn song cửa hai cửa ngang, họ bắn vào hai người đang đứng trên một chiếc ghế dài chĩa súng vào tốp cảnh sát. Sau đó vài giây họ lại bắn gục người thứ ba lúc bấy giờ đi qua tầm bắn của họ. Sau đó là một cuộc “corrida”° (°trận đấu bò tót, trong đó những người đấu bò (toreadores) phải giết chết con bò) ngoạn mục. Tôi lúc bấy giờ đang đứng cạnh viên giám đốc bắt ông ta ra lệnh này nọ. Rốt cục mười tù nhân trong đó có bốn chúng tôi bị xích lại và nhốt vào xà lim, chỉ được ăn bánh mì với nước lã.
Don Grégorio đã tiếp Joseph Dega. Ông ta cho gọi tôi lên nói rằng để làm vui lòng Joseph, ông ta sẽ cho tôi trở ra sân cùng với các bạn tôi. Nhờ có Joseph, mười ngày sau cuộc nổi loạn, tất cả chúng tôi đều được trở về khoảng sân cũ và cùng được giam chung trong phòng giam trước kia. Khi về đến phòng giam, tôi yêu cầu các bạn im lặng vài phút để tưởng nhớ đến Fernando và hai người bạn của anh ta đã chết trong khi hành động. Trong một buổi vào thăm Joseph cho tôi biết rằng anh ta đã tổ chức một cuộc quyên tiền, và trong giới trùm điếm anh ta đã thu được năm ngàn pesos để đút cho Don Grégorio. Cử chỉ này làm cho chúng tôi có phần coi trọng bọn trùm điếm hơn trước chút ít. Bây giờ tôi sẽ làm gì? Biết phát minh ra cách gì khác đây? Chẳng lẽ tôi lại chịu thua và đợi chuyến tàu kia mà không hành động gì cả hay sao?
Nằm trong phòng rửa mặt chung, tránh được ánh nắng gay gắt, tôi có thể kín đáo theo dõi cách thức đi lại của bọn lính canh trên con đường tuần tra. Ban đêm cứ mười phút họ lại lần lượt gọi nhau: “Lính canh, hãy coi chừng.” Làm như vậy viên chỉ huy đội canh có thể kiểm tra xem trong bọn tên lính canh có tên nào ngủ không. Nếu có ai không trả lời, người kia gọi lại cho đến khi hắn trả lời mới thôi.
Tôi tưởng đã tìm được một chỗ sơ hở. Số là ở mỗi chòi canh đặt ở bốn góc đường đi tuần đều có treo một cái lon buộc vào một sợi dây. Khi một người lính canh muốn uống cà phê, hắn gọi người cafetero đến rót cho hắn một hay hai chén cà phê vào lon, rồi kéo dây lên mà uống. Cái chòi canh ở cuối sân bên phải hơi nhô ra phía sân một chút. Tôi tự nhủ là nếu tôi có được một cái móc to buộc vào đầu một sợi dây đan, nó sẽ có thể mắc vào cái chòi canh ấy một cách dễ dàng. Chỉ trong mấy giây tôi có thể vượt qua bức tường trông ra đường. Vấn đề duy nhất là làm sao vô hiệu hóa được tên lính canh. Bằng cách nào?
Tôi trông thấy tên lính canh đứng dậy đi mấy bước trên con đường tuần tra. Tôi thấy hình như hắn nóng quá không chịu nổi và đang ra sức chống lại cơn buồn ngủ. Thôi đúng rồi, phải làm thế nào cho hắn ngủ? Trước hết tôi sẽ đang sợi dây, và nếu kiếm được một cái móc chắc chắn, tôi sẽ tìm cách làm cho hắn ngủ và cố thể phen nữa. Trong hai ngày một sợi dây dài gần bảy mét đã được tết bằng tất cả những chiếc áo sơ- mi bằng vải bền mà chúng tôi kiếm được, nhất là những chiếc áo bằng vải ka-ki. Cái móc thì tìm tương đối dễ, đó là thanh sắt đỡ một cái mái hiên lắp ở cửa các phòng giam cho mưa khỏi hắt vào. Joesph Dega đã đem đến cho tôi một chai thuốc ngủ rất mạnh. Theo lời chỉ dẫn thì mỗi lần chỉ được uống mười giọt. Cái chai đựng gần mười thìa xúp lớn. Tôi tìm cách làm cho tên lính canh chịu uống cà phê của tôi biếu và quen dần với việc ấy. Hắn thòng cái lon xuống, tôi rót cho hắn mỗi lần ba cốc cà phê. Vì dân Colombia đều hay rượu, mà thứ thuốc ngủ kia lại có vị giống như rượu hồi, cho nên tôi nhờ kiếm một chai rượu hồi. Tôi nói với tên lính canh:
- Anh muốn uống cà phê pha kiểu Pháp không?
- Nó là thế nào.
- Có cho cả rượu hồi vào đấy.
- Để thử xem, cho tôi nếm đã.
Nhiều tên lính canh đã được nếm mùi cà phê rượu hồi của tôi. Bây giờ mỗi lần tôi mời cà phê họ đều nói: “kiểu Pháp nhé!”.
- Có ngay. - Tôi cứ thế rót rượu hồi vào.
Giờ G đã đến. ấy là vào giữa trưa một ngày thứ bảy. Trời nóng kinh khủng. Các bạn tôi biết không thể nào có thì giờ cho hai người vượt qua tường được, nhưng một người tù Colombia có một cái tên A-rập là Ali nói với tôi là hắn sẽ trèo sau tôi. Tôi đồng ý. Tôi đi với anh này thì các bạn tôi khỏi bị nghi là đồng lõa và khỏi bị phạt về sau. Mặt khác tôi không thể cầm sẵn dây và móc được vì tên lính canh có đủ thì giờ quan sát tôi trong khi tôi chuyển cà phê lên. Theo ý kiến chung của các bạn tôi, nội trong năm phút hắn phải bị đo ván.
Lúc bấy giờ đã đến “kém năm”. Tôi gọi tên lính canh.
- Thế nào?
- Vẫn thế thôi.
- Anh có uống cà phê không?
- Có pha kiểu Pháp ấy, ngon hơn.
- Đợi tí nhé, có ngay đấy.
Tôi đến cafetero: “Hai cà phê”. Trong cái lon của tôi đã rót sẵn cả chai thuốc ngủ. Nếu uống chừng ấy mà sau năm phút hắn không lăn đùng ra thì thật hết chỗ nói! Tôi đến góc tường và hắn trông thấy tôi rót rượu hồi vào lon rõ rành rành.
- Uống tí nhé?
- ừ!
Tôi rót thêm chút nữa, rồi trút cả sang lon của hắn. Hắn lập tức kéo lên.
Năm phút, mười, mười lăm, hai mươi phút trôi qua! Hắn vẫn chưa ngủ. Tệ hơn nữa, đáng lẽ ngồi xuống thì hắn lại cầm súng đi đi lại lại một lát. Thế mà hắn đã uống hết sạch chứ không phải không. Đến một giờ trưa đã đổi gác rồi.
Như ngồi trên đống than hồng, tôi theo dõi từng cử động của hắn. Không có dấu hiệu gì thấy hắn đã thấm thuốc. à! hắn vừa vấp chân một cái. Hắn ngồi xuống trước chòi canh, khẩu súng trường chống giữa hai chân. Đầu hắn nghiêng sang một bên. Các bạn tôi và hai ba người tù Colombia biết chuyện cũng đang theo dõi những phản ứng của hắn một cách mải mê không kém gì tôi.
- Nào bắt đầu đi, - tôi nói với gã người Colombia.
- Dây đâu!
Anh ta đang sửa soạn ném dây thì tên lính canh đứng dậy, để khẩu súng rơi xuống đất, vươn vai rồi co chân bước mấy bước tại chỗ. Gã người Colombia ngừng lại vừa đúng lúc. Chỉ còn mười tám phút nữa là đến giờ đổi gác. Tôi thầm cầu cứu Chúa: “Lạy Chúa giúp chúng tôi một lần nữa! Tôi van Chúa đừng bỏ rơi tôi!” Nhưng tôi kêu mãi vẫn chẳng thấy gì: cái ông Chúa của người Cơ đốc giáo nhiều khi cũng ít thông cảm với người ta lắm, nhất là đối với tôi, một người vô thần.
Clousiot lại gần tôi nói:
- Thế này thì thật! Đến bây giờ mà thằng kia vẫn chưa ngủ thì là thật!
Tên lính canh định cầm súng lên nhưng lúc cúi xuống nhặt khẩu súng hắn bỗng ngã nhào ra đường tuần tra, như thể bị sét đánh. Gã người Colombia ném cái móc lên, nhưng nó lại trượt xuống. Anh ta ném lần nữa. Lần này thì mắc. Anh ta kéo xuống mấy cái để xem thử đã chắc chưa. Tôi cũng kiểm tra lại một lần nữa và khi tôi đạp chân vào tường và co tay lại để leo lên, Clousiot nói:
- Coi chừng Nó đến đổi gác kia kìa.
Tôi vừa kịp rút lui trước khi bị họ nhìn thấy. Được sự thôi thúc tự nhiên của bản năng tự vệ và bản năng đoàn kết của những người tù, một tốp tù nhân Co-lom-bia, khoảng mươi người, chạy đến vây quanh lấy tôi, tôi liền trà trộn vào bọn họ. Chúng tôi đi dọc bờ tường, để mặc sợi dây lủng lẳng ở phía sau. Một tên cảnh sát trông đội đến đổi gác đã trông thấy cái móc và tên lính canh nằm sấp bên cạnh khẩu súng. Hắn chạy hai ba bước đến ấn vào nút còi bóng động, yên chí rằng vừa xảy ra một cuộc vượt ngục. Người ta đưa cáng đến khiêng tên lính đang ngủ. Bây giờ có đến hơn hai chục tên cảnh sát trên đường tuần tra. Don Grégorio cũng có mặt trong đám ấy. Ông ta ra lệnh kéo sợi dây lên. Cái móc đang nằm trong tay ông ta. Một lát sau bọn cảnh sát đã vây quanh sân, súng chĩa và các tù nhân. Họ bắt đầu gọi tên. Gọi đến tên ai thì người ấy phải trở về buồng giam. Lạ thay! Không thiếu ai cả. Họ liền lấy khóa khóa trái các buồng giam lại.
Lại điểm danh lần thứ hai, và kiểm tra từng buồng. Không, không có ai mất tích cả. Đến ba giờ, họ lại cho chúng tôi ra sân. Chúng tôi được biết rằng tên lính canh kia hiện đang ngáy như sấm, và tất cả các biện pháp được đem ra dùng không sao đánh thức hắn dậy được: người đồng lõa Colombia của tôi cũng thất vọng không kém gì tôi. Vừa qua anh ta tin chắc mười phần thế nào cũng thành công! Anh ta lớn tiếng chửi bới các thứ hàng Mỹ, vì thuốc ngủ vừa rồi là thuốc Mỹ.
- Biết làm thế nào bây giờ?
- Làm lại chứ còn thế nào nữa! - Tôi chỉ biết trả lời có thế.
Anh ta tưởng tôi muốn nói là phải tìm cách đánh thuốc ngủ một tên lính canh một lần nữa. Thật ra tôi đang nghĩ là phải tìm một cách khác.
Anh ta nói:
- Anh tưởng là bọn cảnh sát ấy ngu đến nỗi sẽ có một thằng nữa chịu uống cà phê theo kiểu Pháp à? Mặc dầu không khí lúc bấy giờ thật bi đát, tôi vẫn không sao nhịn cười được.
- Chắc chắn là sẽ có chứ!
Tên lính canh đã ngủ ba ngày và bốn đêm. Đến khi hẳn thức dậy, dĩ nhiên hắn báo cáo là chính tôi đã đánh thuốc ngủ cho hắn khi tôi cho hắn uống cà phê pha theo kiểu Pháp. Don Gr
  • Cuộc vượt ngục của những kẻ ăn thịt người
  • Cuộc xét xử
  • VI. Quần đảo Salut
  • Nhà giam cầm cố
  • Cuộc sống ở đảo Royale (1)
  • Cuộc sống ở đảo Royale (2)
  • VII .Quần đảo Salut
  • Cầm cố lần thứ hai
  • VIII. Trở lại đảo Royale
  • Cuộc nổi loạn ở đảo Sant-Joseph
  • IX. Đảo Saint-Joseph
  • Một cuộc vượt ngục của người điên
  • X. Đảo Quỷ
  • Vượt ngục từ đảo Quỷ
  • Trong rừng
  • Quých-Quých
  • XI. Từ giã nơi ngục tù
  • XII. Georgetown
  • Gia đình Ấn độ của tôi
  • Quán ăn và Buớm
  • Quán tre
  • Trốn khỏi Georgetown
  • XIII. Nước Venezuela
  • Nhà lao El Dorado
  • Tự do
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---