Cuộc sống ở đảo Royale (1)

Chúng tôi vừa đến sân trại đã được sự quan tâm niềm nở của toàn thể phạm nhân. Tôi gặp lại Plerrot le Fou, Jean Sartrou, Coloudim, Chissilia. Viên giám thị bảo cả ba chúng tôi phải vào bệnh xá. Chúng tôi đi qua sân để vào bệnh xá, xung quanh có đến vài chục phạm nhân hộ tống. Chỉ mấy phút sau, Maturette với tôi đã có trước mặt hơn chục gói thuốc lá điếu và thuốc lá sợi, một bình cà-phê sữa nóng hổi, mấy tấm sô-cô- la làm bằng ca-cao nguyên chất. Ai cũng muốn tặng chúng tôi một thứ quà gì đó. Clousiot dược anh y tá tiêm cho một mũi dầu long não và một liều adrenalin để trợ tim. Một anh da đen gầy gò nói: “Anh y tá ạ, anh lấy phần sinh tốt của tôi phát cho anh ấy đi, anh ấy cần hơn tôi”. Cái cánh tỏ tình đoàn kết thân ái đối với chúng tôi thật cảm động.
Pierre người Bordeaux nói với tôi:
- Cậu cầm láy ít tiền nhé? Trước khi cậu lên đường đi Royale, tớ sẽ có đủ thì giơ quyên cho cậu một món.
- Thôi, cám ơn cậu nhiều, tớ có tiền. Nhưng sao cậu biết tớ đi Royale à?
- Biết. Viên kế toán có nói với tớ cả ba cậu sẽ đi. Tớ còn đoán chắc là ca ba sẽ được vào bệnh viện.
Viên y tá vốn là một tên cướp ở vùng núi đảo Corse. Anh ta lên là Essari. Về sau tôi đã có dịp biết anh ta rất rõ. Tôi sẽ kể lại đầu đuôi câu chuyện của anh ta. Đó là một câu chuyện thật thú vị.
Hái tiếng đồng hồ ở bệnh xá trôi qua rất nhanh. Chúng tôi đã được ăn uống ngon lành. No nê và hồ hởi, chúng tôi lên đường đi Royale. Suốt thời gian vừa qua Clousiot mắt cứ nhắm nghiền, chỉ trừ những khi tôi đến cạnh đặt bàn tay lên trán anh, anh mới mở đôi mắt đã mờ đục, nói:
- Papi, bạn ơi! Chúng mình thực sự là bạn của nhau nhỉ.
- Hơn thế nữa, chúng mình là anh em ruột thịt, - tôi đáp
Vẫn chỉ có một viên giám thị đi kèm, chúng tôi xuống bến. Đi giữa là cái cáng qua Clousiot, còn tôi và Maturette mỗi đứa đi một bên. Đến cổng trại, tất cả phạm nhân đều ra từ biệt và chúc chúng tôi may mắn. Chúng tôi cám ơn anh em. Tuy họ đều không chịu nhận. Pierrot le Fou quàng lên cỏ tôi một túi dết đựng đầy thuốc lá sợi, thuốc điếu, sô-cô~la, sữa hộp Nestlé. Maturette cũng được một túi như thế. Cậu ấy chẳng biết người nào đã quàng lên vai cậu cái túi quà ấy nữa.
Chỉ có anh y tá Fernadez và một viên giám thị đưa chúng tôi ra bến. Fernadez trao cho mỗi đứa chúng tôi một cái phiếu nằm bệnh viện đảo Royale. Tôi hiểu ra rằng chính hai phạm nhân khổ sai làm y tá là Essari và Fernadez đã cấp giấy nhập viện cho chúng tôi, chẳng hỏi ý kiến bác sĩ nữa. Chiếc ca~nô đã chờ sẵn.
Sáu người chèo, hai viên giám thị đeo súng trường ngồi ở phía sau và một viên nữa cầm lái. Một trong những người chèo thuyền là Chapar, bị xử trong vụ chứng khoán ở Marseile.
Chúng tôi lên đường. Sáu mái chèo vỗ xuống nước Chapar vừa chèo vừa nói với tôi:
- ổn cả chứ Papi? Cậu vẫn nhận được dừa đấy chứ?
- Không, bốn tháng sau thì không nhận dược nữa.
- Tớ biết. Có sự cố xảy ra. Cái cậu bị liên lụy đã xử sự rất cừ. Cậu ấy chỉ biết có một mình tớ, nhưng không hề khai tớ ra.
- Cậu ấy bây giờ ra sao?
- Chết rồi.
- Thế à? Tại sao?
- Theo một viên y tá thì hình như cậu ấy bị chúng nó đá vỡ gan.
Thuyền cặp bến đảo Royale, đảo lớn nhất trong quần đảo. Đồng hồ cửa hàng bánh mì chỉ ba giờ. Nắng chiều ở đây quả là gay gắt. Tôi thấy chói và bức quá.
Một viên giám thị yêu cầu hai người khiêng cáng. Hai phạm nhân vạm vỡ đồ trắng tinh, cổ tay đeo nịt da đen, nhấc cáng của Clousiot lên trông nhẹ bỡn như nhấc cái lông chim. Maturette và tôi bước theo, đi sau cùng là một viên giám thị cầm mấy thứ giấy tờ gì đấy. Đường đi rộng hơn bốn mét, lát bằng đá cuội lớn lấy ở bờ biển, rất khó đi lên dốc. May mà hai người khiêng cáng chốc chốc lại dừng lại đợi chúng tôi lên kịp. Mỗi lần như vậy tôi lại ngồi ghé xuống khung cáng phía đầu Clousiot, tay khẽ vuốt lên trán và lên tóc anh
Clousiot mở mắt ra, mỉm cười với tôi nói:
- Cậu, Papi!
Maturette cầm lấy tay anh.
- Cậu đấy à cậu bé? - Clousiot thì thầm.
Clousiot có vẻ tràn trề hạnh phúc khi thấy chúng tôi ở bên cạnh. Vào một lúc dừng lại nghỉ, khi đã gần đến trại, chúng tôi gặp một tốp phạm nhân đi làm cỏ về. Hầu hết là những phạm nhân cùng sang một chuyến với tôi. Đi ngang qua, ai nấy đều nói với chúng tôi một lời thân ái. lên đến đỉnh dốc bằng phẳng, chúng tôi trông thấy những viên chức cao cấp nhất trên đảo ngồi trong bóng râm trước một tòa nhà vuông quét vôi trắng.
Chúng tôi đến trước mặt thiếu tá Barrot biệt hiệu là “Dừa khô” và mấy viên chỉ huy trại khác. Không đứng dậy, và không làm ra vẻ nghi thức, thiếu tá nói:
- Thế nào, ở nhà lao Cấm cố không đến nỗi gay quá chứ? Còn anh nằm cáng kia là ai thế
- Clousiot đấy ạ
Thiếu tá nhìn Clousiot rồi nói:
- Đưa cả ba vào bệnh viện đi. Khi nào họ ra viện, yêu cầu bảo cho tôi biết để họ đến gặp tôi trước khi được đưa về trại nhé.
ở bệnh viện, họ cho chúng tôi nằm trong một căn phòng rộng rãi, rất sáng sủa, giường nằm rất sạch, có trải drap và có gối mềm hẳn hoi. Người y tá đầu tiên mà tôi nhìn thấy là Chatal - chính viên y tá ở phòng dành cho phạm nhân nguy hiểm ở Saint-Laurent-du- Maroni. Anh ta lập tức đến săn sóc Clousiot và báo một viên giám thị gọi ngay bác sĩ. Khoảng đến năm giờ chiều bác sĩ đến. Sau khi khám nghiệm kỹ lưỡng một hồi lâu, bác sĩ lắc đầu, vẻ không hài lòng. Bác sĩ viết đơn thuốc rồi đi về phía tôi. Ông ta nói với Chatal:
- Papillon với tôi chẳng ưa gì nhau đâu.
- Thế thì tôi lấy làm lạ vì anh ta rất tốt, bác sĩ
- Có thể. Nhưng anh ta bướng lắm.
- Nhân dịp nào?
- Nhân một lần tôi khám bệnh cho anh ta ở Nhà giam cấm cố.
- Bác sĩ ạ, - tôi nói - đứng ngoài hành lang hỏi tôi mấy câu như thế mà cũng gọi là khám bệnh được sao?
- Ban Quản trị có lệnh cấm mở cửa phòng giam.
- Rất đúng, thưa bác sĩ, nhưng tôi hy vọng rằng bác sĩ không phải là một thành viên của Ban Quản trị: như thế tốt hơn cho bác sĩ nhiều.
- Ta sẽ nói chuyện này vào một dịp khác. Tôi sẽ cố làm cho anh bạn anh hồi phục. Còn anh ta thì tôi e là đà quá muộn.
Chatal kể cho tôi nghe rằng anh bị nghi là có chuẩn bị cho một cuộc vượt ngục nên bị đày ra Quần đảo. Anh ta cũng cho tôi biết rằng Jésus, kẻ đã lừa tôi trong chuyến vượt ngục của tôi, đã bị một người hủi giết chết.
Chatal không biết tên người này. Tôi cứ băn khoăn không biết đó có phải là một trong những người hủi đã giúp đỡ chúng tôi một cách hào hiệp trong chuyến vượt ngục vừa qua hay không.
Cuộc sống của tù khổ sai ở đảo Salut hoàn toàn khác với những điều người ta có thể tưởng tượng. Phần đông phạm nhân đều cực kỳ nguy hiểm, vì nhiều nguyên do. Trước hết ở đây mọi người đều được ăn rất khá, vì ở đây người ta buôn đủ thứ: rượu, thuốc lá, cà-phê, sô-cô-la, đường, thịt, rau tươi, cá, tôm he, dừa v.v... Cho nên phạm nhân đều khỏe mạnh. Khí hậu lại rất lạnh. Chỉ có những phạm nhân có thời hạn mới có hy vọng được trả tự do, còn tù khổ sai chung thân thì hoàn toàn vô vọng, cho nên họ đều rất nguy hiểm: họ còn có sợ gì nữa đâu? Mọi người đều dính dấp vào việc buôn bán lén lút hàng ngày, phạm nhân cũng như giám thị. Đấy là một sự pha trộn chăng dễ gì hiểu nổi. Có những người vợ giám thị tìm cách đưa phạm nhân trẻ về làm việc nội trợ - và cũng nhiều khi kiêm cả việc làm tình nữa. Những phạm nhân ấy được gọi là “tù gia đình”. Người thì làm vườn, người thì nấu bếp. Chính loại phạm nhân này là đầu mối liên lạc giữa trại tù và các gia đình cảnh sát. Bọn “tù gia đình” không bị các phạm nhân khác khinh ghét. vì chính nhờ bọn này mà họ có thể tha hồ buôn bán các thứ. Nhưng bọn này cũng không được họ coi như những người “trong sạch”. Trong giới giang hồ chân chính không có một ai hạ mình xuống làm những công việc như thế. Cũng như họ không chịu làm việc “giữ chìa khóa” hay hầu bàn ở nhà ăn của bọn giám thị. Ngược lại, họ rất chuộng những công việc không buộc họ phải dính dáng gì với bọn gác ngục: đổ rác, nhặt lá vàng, chăn trâu, làm y tá, làm vườn cho nhà giam làm thịt súc vật, làm bánh mì, chèo thuyền, đưa thư, canh hải đăng. Tất cả các công việc này đều do những người “giang hồ chính cống” lĩnh lấy. Một kẻ giang hồ chính cống không bao giờ làm những công việc lao dịch nhằm bảo quản tường rào, đường sá, cầu thang, hay trồng dừa; tức là những công việc lao dịch dưới ánh nắng trực tiếp hay dưới sự kiểm soát của cảnh sát. Phạm nhân phải làm việc từ bảy giờ sáng đến mười hai giờ trưa và từ hai giờ trưa đến sáu giờ nhiều, những điều trên đây có thể giúp bạn đọc hình dung sơ sài cái không khí sống trà trộn của những con người hết sức khác nhau, phạm nhân lẫn cánh sát: đây thật là một cái làng nhỏ trong đó việc gì cũng được mọi người bình luận, việc gì cũng được phán xét, trong đó mọi người đều chứng kiến và quan sát cách sống của nhau.
Dega và Galgani đã đến bệnh viện thăm tôi suốt ngày chủ nhật. Chúng tôi đã cùng ăn món ailloli nấu cá, món canh cá, khoai tây, pho-mát, uống cà-phê, rượu vang trắng. Bữa ăn này chúng tôi gồm có Chatal, Dega, Galgani, Maturette và tôi, đã cùng nấu với nhau trong phòng của Chatal. Các bạn yêu cầu tôi kể lại chuyến vượt biên thật tỉ mỉ. Dega đã quyết định là không tìm cách vượt ngục. Bác ta chờ đợi tin được giam ba năm, thành thử nếu được giam thì chỉ còn có bốn năm. Bác ta đã đành lòng ngồi cho hết bốn năm ấy. Còn Galgani thì nói là nghe đâu đang được một thượng nghị sĩ người Corse lo cho.
Sau đó đến lượt tôi hỏi. Tôi muốn biết ở đây có những chỗ làm nào thuận tiện hơn cả cho việc vượt ngục. Thế là ai nấy đều kêu váng lên. Đối với Dega vấn đề này chưa bao giờ thoáng hiện trong tâm trí. Galgani cũng vậy. Riêng Chatal thì nghĩ rằng nên tìm một mảnh vườn để chuẩn bị một cái bè. Còn Grandet thì cho tôi biết rằng anh ta làm thợ rèn cho “Công trường” của trại. Đó là một cái xưởng có đủ cái loại thợ: thợ sơn, thợ mộc, thợ rèn, thợ nề, thợ hàn - cả thảy gần trăm hai mươi người. Xưởng lo việc bảo trì nhà cửa của Ban Quản trị. Dega vốn làm kế toán trưởng, có thể xin cho tôi vào đấy làm một việc gì tùy tôi chọn. Grandet tỏ ý sẵn sàng nhường cho tôi một nửa chân chủ sòng bạc, để lấy số tiền ăn được của các con bạc mà giữ gìn sức khỏe, khỏi lạm vào tiền giấu trong plan. Về sau tôi sẽ rõ rằng việc này rất thú vị, nhưng cũng cực kỳ nguy hiểm. Ngày chủ nhật trải qua một cách nhanh chóng lạ lùng. “Năm giờ rồi - Dega nhìn cái đồng hồ tuyệt đẹp đeo trên cổ tay, nói - phải về trại thôi”. Khi ra về, Dega cho tôi năm trăm francs để đánh poker, vì trong phòng chúng tôi đôi khi có những đám bạc rất khá. Grandet cho tôi một con dao thượng hảo hạng có chốt chắn tay, lưỡi bằng thép do chính tay anh ta tôi.
- Đó là một vũ khí đáng gờm. Đêm ngày cậu bao giờ cũng phải thủ dao trong người.
- Thế nhỡ chúng nó khám thì sao?
- Phần nhiều, việc này do bọn giữ khóa A-rập làm. Đối với một người được coi là nguy hiểm, không bao giờ chúng nó phát hiện là có vũ khí, dù có sờ thấy dao rõ ràng chúng nó cũng phải lờ đi.
- Sẽ gặp lại ở trại - Grandet nói.
Trước khi ra về, Galgani nói là đã dành cho tôi một chỗ trong góc của anh ta và hai đứa sẽ cùng một tổ với nhau (người cùng tổ thì ăn chung và tiền của mỗi người cũng là tiền của cài tổ). Dega thì không ngủ ở trại: bác ta có một buồng ng!!!177_28.htm!!! Đã xem 278216 lần.


Nguồn: Mõ hà nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003