Chương XI
Cái chết của Jean Valjean

Nghe tiếng gõ cửa, Jean Valjean quay lại.
- Cứ vào. - ông nói, giọng yếu ớt.
Cánh cửa mở ra. Cosette và Marius xuất hiện.
Cosette xô vào phòng.
Marius vẫn đứng trên ngưỡng cửa, tựa vào cạnh cửa.
- Cosette! - Jean Valjean nói, và nhổm dậy trên ghế, hai cánh tay dang ra, run rẩy, nhớn nhác, nhợt nhạt, rầu rĩ nhưng một niềm vui vô tận trong đôi mắt.
Cosette, nghẹn ngào xúc động, ngả vào ngực Jean Valjean.
- Cha! - Nàng kêu lên.
Jean Valjean thấy choáng váng, lắp bắp:
- Cosette! Nó! Cô, bà! Con đấy à! ôi, Chúa tôi!
Và, bị ghì chặt trong hai cánh tay Cosette, ông kêu lên:.- Con đấy à! Con đang ở đây đấy à! Vậy là con tha thứ cho cha ư?
Marius, cụp mi xuống để nước mắt khỏi chảy ra, bước vào một bước, và thì thầm, đôi môi bặm lại để ngăn những tiếng nức nở:
- Cha của con!
- Cả ông nữa, ông cũng tha thứ cho tôi! -Jean Valjean nói.
Marius không biết nói thế nào, và Jean Valjean nói thêm:
- Xin cảm ơn.
Cosette rứt khăn quàng ra và ném cái mũ lên giường.
Có một lúc Jean Valjean không nói được, rồi ông lại nói tiếp:
- Thỉnh thoảng, tôi thật sự thấy cần được gặp Cosette, chỉ một lúc thôi. Một con tim, nó cũng muốn có một cái xương để gặm. Song, tôi cảm thấy rõ rằng mình là người thừa. Tôi tự nêu những lý do: Họ không cần đến ngươi, ngươi cứ ở trong xó của mình, người ta không có quyền tồn tại mãi mãi! ôi! Nhờ ơn Chúa, mình lại được gặp nó! Con biết không, Cosette, chồng con rất đẹp phải không? ôi! Con có một cái cổ áo thêu xinh xắn, thật hợp thời. Cha thích hình vẽ đó.
Chồng con đã chọn cho con, có phải không? Rồi ra, con phải có cả khăn ca-sơ-mia nữa. Thưa ông Pontmercy, ông hãy để tôi được xưng hô thân mật với nó. Chẳng còn lâu nữa đâu. Thế là ông cũng đã ở đây! Thưa ông Pontmercy, ông cũng tha thứ cho tôi ư? - Jean Valjean nhắc lại.
Nghe thấy câu nói mà Jean Valjean vừa nhắc lại, tất cả những gì chứa chất trong lòng Marius đã tìm ra được lối thoát, chàng nói liền một mạch:
- Cosette, em nghe thấy không? Cha thế đấy!
Cha xin lỗi anh. Và em có biết là cha đã làm gì cho anh không, hả Cosette? Cha đã cứu sống anh.
Cha còn làm hơn thế nữa. Cha đã trao em cho anh. Sau khi đã cứu anh, và sau đó đã trao em cho anh, Cosette ạ, cha đã làm gì chính mình?
Cha đã xả thân. Cha là người như thế đấy. Và, với anh, kẻ bội bạc, với anh, kẻ hay quên, với anh, kẻ không biết thương xót ai, với anh, kẻ tội phạm, cha nói: Xin cảm ơn. Cosette này, cả đời anh sống dưới chân một người như thế, vẫn sẽ là ít. Chiến lũy ấy, cống ngầm ấy, lò lửa chiến tranh ấy, hố nước ấy, cha đã vượt qua tất cả vì anh, vì em đấy, Cosette ạ! Cha đã mang anh vượt.qua tất cả những cái chết, cha đã gạt chúng ra khỏi người anh và nhận về mình. Dũng cảm, đức độ, anh hùng, thánh thiện, cha có đầy đủ tất cả những cái đó! Cosette ạ, một người như thế, đó là thiên thần!
- Suỵt! Suỵt! - Jean Valjean nói thật khẽ. -Nói tất cả những cái đó ra để làm gì?
- Nhưng cha ơi! - Marius kêu lên, vừa có vẻ tức giận, lại vừa có vẻ tôn kính. - Thế tại sao cha lại không nói tất cả những cái đó ra? Đó cũng là lỗi của cha. Cha cứu mạng mọi người, và lại giấu họ! Cha còn làm hơn thế, viện lý do là tự lột mặt nạ mình, cha tự vu khống mình.
Thật đến sợ... Không, - Marius nói tiếp - sự thật, đó là tất cả sự thật; và cha đã không nói ra. Cha đã là ông Madeleine, sao không nói ra? Con được cha cứu sống, sao không nói ra?
- Bởi vì tôi đã nghĩ như ông. Tôi đã thấy rằng ông làm đúng. Tôi cần phải ra đi. Nếu ông biết chuyện cống ngầm, ông sẽ bắt tôi phải ở lại bên ông. Vậy tôi phải im lặng. Nếu tôi nói ra, mọi chuyện sẽ phiền phức.
Cosette cầm hai bàn tay ông già trong tay mình:
- Trời ơi! - Nàng nói, - tay cha lạnh quá.
Cha có ốm không? Cha có đau không?
- Cha ấy à? Không! - Jean Valjean trả lời. -Cha rất khỏe. Chỉ có điều là...
Ông dừng lại.
- Là sao ạ?
- Là một lát nữa, cha sẽ chết.
Cosette và Marius rùng mình.
- Chết ư? - Marius kêu lên.
- Phải, nhưng điều đó chẳng là gì cả. - Jean Valjean nói.
Marius sững sờ, nhìn ông già.
Cosette thì kêu thét lên:
- Cha! Cha của con ơi! Cha sẽ sống. Cha còn sống. Con muốn cha phải sống, cha có hiểu không?
Jean Valjean ngửng mặt nhìn nàng, đầy vẻ thương yêu.
- ừ phải, con cấm cha chết. Ai mà biết được?
Có thể cha sẽ nghe lời con đấy. Cha đang chết thi các con tới. Thế là cha phải dừng lại, cứ như là cha sống lại vậy.
- Cha còn sức khỏe và đầy sức sống, - Marius kêu lên. - Cha có tưởng tượng được rằng người ta chết như thế không? Cha đã có nỗi buồn, cha sẽ không buồn nữa. Chính con đang xin lỗi cha, và con xin quỳ xuống xin cha. Cha sẽ sống, và sống với chúng con, và sống lâu. Chúng con giành.lại được cha rồi. ở đây, chúng con là hai người, nhưng từ nay sẽ chỉ có một ý nghĩ, đó là hạnh phúc của cha!
- Cha thấy rõ, - Cosette đầm đìa nước mắt nói tiếp - là Marius bảo cha sẽ không chết đâu.
Jean Valjean tiếp tục mỉm cười:
- ông biết khi ông giành lại tôi, thưa ông Pontmercy, thì điều đó có thể làm cho tôi không phải l - Marius lại nói, - đến vụ lấy cắp khốn khổ cách đây bốn mươi năm và, theo chính những tờ báo của ông, đã được chuộc lại bằng cả một cuộc đời ăn năn, quên mình và đức độ, phải không?
- Tôi nói giết người và lấy cắp, thưa ngài nam tước. Và tôi nhắc lại là tôi nói đến những sự việc hiện tại. Điều tôi sắp nói với ngài đây, hoàn toàn chưa ai được biết. Một điều hoàn toàn mới lạ. Và có thể ngài sẽ tìm thấy ở đó nguồn gốc của tài sản mà Jean Valjean đã khéo léo tặng cho bà nam tước. Tôi nói khéo léo, vì, bằng một món quà tặng loại đó, len lỏi vào được một nhà vẻ vang, cùng chia sẻ cảnh sung túc với người ta, và, nhân thể giấu giếm tội ác của mình, hưởng thụ của ăn cắp của mình, chôn vùi cái tên của mình, và tạo cho mình một gia đình, điều đó chẳng phải là quá vụng đâu.
- Đáng lẽ tôi có thể cắt lời ông ở đây, -Marius nhận xét. - nhưng thôi, ông cứ nói tiếp.
- Thưa ngài nam tước, tôi sắp nói với ngài đây, còn tiền thưởng thế nào thì xin tùy tính hào phóng của ngài. Bí mật này đáng giá vàng khối.
Ngài sẽ bảo tôi: Sao ngươi không nói với Jean Valjean? Vì một lý do hết sức đơn giản: tôi biết là hắn đã nhượng lại và nhượng lại có lợi cho ngài, và tôi thấy hắn tính toán cũng khéo léo, nhưng hắn chẳng còn một xu, hắn sẽ chìa cho tôi xem hai bàn tay trắng, và cũng vì tôi cần ít tiền cho chuyến đi sang La Joya, nên tôi thích nói với ngài hơn, ngài là người có tất cả, hắn thì chẳng có gì. Tôi hơi mệt, cho phép tôi lấy một cái ghế.
Marius ngồi xuống và ra hiệu cho hắn ngồi.
- Thưa ngài nam tước, ngày 6 tháng sáu 1832, cách đây khoảng một năm, cái ngày khởi loạn ấy, có một người đàn ông ở dưới cống ngầm lớn của Paris, về phía cống nối với sông Seine, giữa cầu Invalides và cầu Iéna ấy.
Người ấy, buộc phải đi trốn vì những lý do không dính dáng gì đến chính trị, đã lấy cống ngầm làm nhà và có một cái chìa khóa. Tôi xin nhắc lại, đó là ngày 6 tháng sáu, có thể là tám giờ tối. Người đàn ông nghe thấy tiếng động trong cống. Rất lấy làm lạ, anh ta thu mình lại và rình. Có tiếng chân bước, trong bóng tối, về phía anh ta. Thật lạ, trong cống, ngoài anh ta, còn có một người khác. Cửa ra khỏi cống bằng song sắt cách anh ta không xa lắm. Một ít ánh sáng từ đó lọt vào khiến anh ta nhận thấy kẻ.mới đến và thấy hắn vác một vật gì trên lưng.
Hắn bước đi, lưng còng xuống. Con người bước đi, lưng còng xuống ấy, là một tên tù khổ sai cũ, và vật hắn kéo trên vai là một xác chết. Nếu đúng như thế, thì đây là một vụ giết người bị bắt quả tang. Còn việc lấy cắp, thì dĩ nhiên cũng có, người ta không giết người mà lại không được trả công. Tên tù khổ sai ấy sắp vứt cái xác ấy xuống sông. Một việc đang ghi là, trước khi tới cái cửa ra bằng song sắt đó, tên tù khổ sai đến từ xa trong cống ngầm, tất nhiên đã gặp một ổ gà kinh khủng và hình như đã có thể bỏ lại cái xác ở đó. Nhưng ngay sáng hôm sau, những người phu móc cống, khi làm việc ở ổ gà, có thể tìm thấy người bị giết và điều đó không có lợi cho tên giết người. Hắn đã muốn vượt qua ổ gà cùng gánh nặng của mình hơn, và những cố gắng của hắn thật là đáng sợ, người ta không thể liều mạng hơn thế được. Tôi không hiểu làm sao hắn lại có thể ra khỏi chỗ đó mà vẫn còn sống được.
Cái ghế của Marius xích lại gần hơn nữa.
Thénardier tranh thủ lúc đó để thở một hơi dài.
Hắn nói tiếp:
- Thưa ngài nam tước, một cống ngầm đâu có phải là quảng trường Mars. ở đó, người ta thiếu mọi thứ, thiếu cả chỗ đứng. Khi có hai người ở đó, họ ắt phải gặp nhau. Đó là điều đã xảy ra. Kẻ ở đó và người đi qua đó buộc phải chào hỏi nhau, thật đáng tiếc cho cả hai. Người đi qua nói với kẻ ở đó:
- Cậu thấy mình có cái gì trên lưng chứ, mình phải đi ra ngoài, cậu có chìa khóa, cho mình mượn.
Tên tù khổ sai ấy là một người có sức mạnh ghê gớm. Không thể từ chối được. Tuy vậy, kẻ có chìa khóa vẫn thương thuyết, chỉ là để kéo dài thời gian thôi. Anh ta xem xét người chết ấy, nhưng chẳng tìm được gì cả, trừ phi thấy người ấy còn trẻ, ăn mặc tươm tất, có vẻ giàu, và hoàn toàn biến dạng vì máu. Vừa nói chuyện, anh ta vừa tìm được cách xé và dứt ra một miếng vải áo lễ của người bị giết, mà không để cho tên giết người nhận thấy. Tang vật đã nằm trong túi anh ta. Sau đó, anh ta mở cửa sắt, cho người đàn ông, với vật cồng kềnh trên lưng hắn, đi ra, đóng cửa sắt lại, rồi bỏ chạy, không mong được dính líu vào đoạn sau của biến cố và nhất là không muốn có mặt ở đó khi tên giết người ném người bị giết xuống sông. Bây giờ thì ngài hiểu. Kẻ vác xác chết, chính là Jean Valjean, kẻ có chìa khóa.thì lúc này đang nói với ngài, còn miếng vải áo lễ.
Thénardier vừa nói dứt câu vừa rút trong túi ra và cầm ngang tầm mắt, kẹp giữa hai ngón tay cái và hai ngón tay trỏ, một miếng vải đen nham nhở, phủ đầy những vết sẫm màu.
Marius đứng ngay dậy, mặt tái đi, hầu như nín thở, mắt trân trân nhìn vào miếng dạ đen, và, không thốt một lời, mắt không rời khỏi miếng vải rách ấy, chàng đi lùi về phía tường, rồi, dang tay phải ra đằng sau, dò dẫm tìm trên tường, một cái chìa khóa tủ tường ở gần lò sưởi. Tìm được chìa khóa ấy rồi, chàng mở tủ tường, thọc cánh tay vào đó mà chẳng cần nhìn theo, vì con mắt hốt hoảng vẫn không rời khỏi miếng giẻ mà Thénardier đang cầm giăng ra.
Trong khi đó, Thénardier vân tiếp tục:
- Thưa ngài nam tước, tôi có những lý lẽ thuyết phục nhất để tin rằng chàng trai trẻ bị giết là một gã nước ngoài giàu có, mang theo một số tiền lớn, bị Jean Valjean đưa vào bẫy.
- Chàng trai trẻ ấy là tôi, còn cái áo lễ đây!
- Marius kêu lên, rồi vứt xuống sàn nhà, một cái áo lễ cũ màu đen dính đầy máu.
Rồi, giật miếng vải khỏi tay Thénardier, chàng ngồi xổm bên cái áo lễ, rồi ráp miếng vải vào cái vạt áo rách nham nhở. Vết rách hoàn toàn khít, và miếng vải bổ khuyết cho cái áo.
Thénardier sững sờ. Hắn nghĩ: "Lạ quá!".
Marius vừa đứng dậy vừa run, thất vọng, rồi rạng rỡ.
Chàng lục trong túi mình, rồi điên tiết, bước về phía Thénardier, chìa cho hắn và gần như ấn vào mặt hắn, một nắm đầy những tờ giấy bạc năm trăm phơ-răng và một nghìn phơ-răng của mình.
- ông là một kẻ đê tiện! ông là một kẻ dối trá, một kẻ vu khống, một kẻ gian ác. ông đến định buộc tội người ấy, hóa ra lại thanh minh cho ông ta. ông muốn bêu xấu người ta, thì lại chỉ càng tôn vinh người ta lên thôi. Và chính ông mới là kẻ cắp! Chính ông mới là tên giết người! Tôi đã thấy ông, Thénardier Jondrette, trong cái ổ chuột ở phố nhà thương kia. Tôi biết về ông khá nhiều để có thể đưa ông vào tù, và còn xa hơn nữa, nếu tôi muốn thế. Này, cầm lấy, một nghìn phơ-răng đây, đồ vô lại.
Và chàng ném tờ giấy bạc một nghìn phơ-ră ng cho Thénardier..- A! Jondrette Thénardier, đồ đểu giả xấu xa!
Mong rằng đây là một bài học cho ông, kẻ buôn chuyện kín, kẻ bán bí mật, kẻ lục lọi bóng tối, kẻ khốn cùng! Cầm lấy năm trăm phơ-răng này, rồi ra ngay khỏi đây! Waterloo che chở cho ông đấy.
- Waterloo! - Thénardier vừa làu bàu, vừa nhét vào túi tờ năm trăm phơ-răng cùng với tờ một nghìn phơ-răng.
- Phải, quân giết người! ở đó, ông đã cứu sống một đại tá...
- Một vị tướng chứ! - Thénardier ngửng đầu lên, cãi.
- Một đại tá! - Marius nổi khủng, nhắc lại.
- Nếu là một vị tướng, thì đừng hòng ta cho một xu. Và ông đến đây để làm những chuyện bỉ ổi! Tôi nói cho ông biết rằng ông đã phạm đủ mọi tội ác. Cút đi! Biến đi! Chỉ mong ông được sung sướng, đó là tất cả những gì tôi muốn.
Ôi! Đồ quỷ! Thêm ba nghìn phơ-răng nữa đây.
Cầm lấy. Ngay ngày mai, ông sẽ đi sang châu Mỹ, cùng với con gái ông, vì vợ ông chết rồi, ông đã nói dối khiến người ta phát tởm. Tôi sẽ chăm lo cho buổi lên đường của ông, đồ kẻ cướp, đến lúc đó, tôi sẽ chi thêm cho ông hai mươi nghìn phơ-răng. ông hãy đi nơi khác mà chịu tội.
- Thưa ngài nam tước. - Thénardier vừa trả lời vừa cúi sát đất để chào. - Xin đời đời biết ơn ngài.
Rồi Thénardier bước ra, không hiểu gì hết, vừa sửng sốt, vừa vui mừng, vì bị đè bẹp, nhưng lại thấy êm dịu, dưới những túi vàng kia, và bị sét đánh lên đầu thành những tờ giấy bạc ngân hàng ấy.
Bị sét đánh, nhưng hắn lại hài lòng và hắn sẽ rất buồn nếu có một cột thu lôi chống lại tiếng sét đó.
Thénardier vừa ra khỏi, Marius cũng chạy ra vườn, thấy Cosette vẫn còn dạo chơi ở đó.
- Cosette! Cosette! - Chàng kêu lên. - Lại đây! Nhanh lên. Chúng ta đi thôi. Basque, gọi ngay một cái xe! Cosette, lại đây. ôi! Trời ơi!
Chính người cứu sống anh! Không thể để mất một phút! Em quàng khăn vào.
Cosette tưởng chàng điên, và vội nghe theo.
Chàng như không thở được, đặt tay lên ngực để kìm bớt tiếng đập của trái tim. Chàng bước những bước dài, đi đi lại lại, chàng ôm lấy Cosette:.- ôi! Cosette! Anh khổ quá! - Chàng nói.
Marius cuống cuồng. Chàng bắt đầu hé nhìn thấy, trong ông Jean Valjean kia, một cái gì đó như một nhân vật cao thượng và u uẩn. Một đức độ lạ lùng hiện ra với chàng, cao cả và dịu dàng, khiêm nhường trong cái vĩ đại của nó. Người tù khổ sai đã biến thân thành Chúa Cơ-đốc. Marius bị choáng lòa vì điều kỳ diệu đó.
Chàng không biết cái mình nhìn thấy thật ra là cái gì, nhưng quả là vĩ đại.
Chỉ một chốc, một cái xe ngựa thuê đã ở trước cửa.
Marius đỡ cho Cosette lên, rồi chàng cũng lao lên.
- Xà ích. - Chàng bảo. - Phố Homme-Armé, số 7.
Cái xe bắt đầu lăn bánh.
- ôi chao! Sung sướng quá! - Cosette nói. -Phố Homme-Armé. Trước, em không dám nói với anh về phố đó. Chúng ta sắp gặp ông Jean.
- Cha em! - Cosette ạ, cha em đúng nghĩa hơn bao giờ hết. Cosette này, anh đoán ra rồi.
Em có bảo anh rằng em chưa hề nhận được lá thư mà anh đã nhờ Gavroche đưa cho em. Nó đã rơi vào tay cha. Cosette này, người đã đi ra chiến lũy để cứu anh. Vì người thấy cần thiết phải làm một thiên thần hộ mệnh, nên tiện thể, người cứu cả những kẻ khác, người đã cứu Javert.
Người đã kéo anh ra khỏi cái vực ấy để trao anh cho em. Người đã vác anh trên lưng trong cái cống ngầm kinh khủng ấy. ôi! Anh thật là một con quỷ vô ơn. Cosette này, sau khi đã chăm lo cho em, người đã chăm lo cho anh. Em hãy hình dung một cái ổ gà khủng khiếp, trong đó người ta có thể chết đuối hàng trăm lần, mà chết đuối trong bùn, Cosette ạ! Thế mà người đã đỡ anh qua được. Anh đã bị ngất, anh chẳng nhìn thấy gì, chẳng nghe thấy gì, anh chẳng thể biết tý gì về nỗi gian truân của chính mình. Chúng ta sẽ đưa người về, về ở với chúng ta, dù người muốn hay không muốn, người cũng sẽ không rời chúng ta nữa. Miễn là người đang ở nhà! Miễn là chúng ta tìm thấy người! Anh sẽ sống phần còn lại của đời mình để sùng bái người. Phải, phải là như thế, em thấy không, Cosette? Chính Gavrroche đã trao lá thư của anh cho người. Tất cả đã rõ.
Em hiểu chứ.
Cosette chẳng hiểu gì hết.
- Anh nói đúng đấy. - Nàng bảo chàng..Trong khi đó, xe tiếp tục lăn bánh.

--!!tach_à tôi nữa không? Không, Chúa cũng nghĩ như ông và tôi, và người không thay đổi ý kiến đâu. Tôi ra đi là một việc có ích. Cái chết là một sự dàn xếp tốt. Chúa biết hơn chúng ta điều chúng ta cần phải có. Các con phải được sung sướng, ông Pontmercy phải có Cosette, tuổi trẻ phải kết hôn với sớm mai, xung quanh các con, các con của ta, phải có hoa đinh và chim sơn ca, cuộc sống của các con phải là một thảm cỏ đẹp đầy ánh nắng, tất cả những niềm say mê của đất trời phải tràn ngập tâm hồn các con, và bây giờ, cha là kẻ không được việc gì cả, cha phải chết, chắc chắn là tất cả những điều đó đều tốt. Các con thấy không, ta phải biết điều, bây giờ, chẳng còn có thể làm gì được nữa, cha cảm thấy là đã hoàn thành xong hết. Cách đây một giờ, cha đã ngất đi. Và rồi đêm nay, cha đã uống tất cả bình nước kia. Chồng con tốt thật, Cosette ạ! Con sẽ sung sướng hơn ở với cha nhiều.
Có tiếng động ở ngoài cửa. Đó là ông thầy thuốc đang bước vào.
- Xin chào và vĩnh biệt, bác sĩ. - Jean Valjean nói. - Đây là các con tội nghiệp của tôi.
Marius lại gần ông thầy thuốc. Chàng chỉ hỏi hai tiếng: "Thưa ông?...", nhưng trong cách phát âm hai tiếng đó đã có một câu hỏi trọn vẹn.
Ông thầy thuốc trả lời câu hỏi bằng một cái nhìn đầy ý nghĩa.
- Sự việc không làm ta hài lòng. - Jean Valjean nói. - Đó không phải là một lý do để ta bất công đối với Chúa.
Có một lúc im lặng. Tất cả mọi người thấy nghẹt thở.
Jean Valjean quay lại phía Cosette. ông bắt đầu nhìn ngắm nàng, như thể muốn mang nàng đến cõi vĩnh hằng. Và tuy đã sa xuống nơi tối tăm sâu thẳm, ông vẫn còn có thể thấy ngây ngất khi nhìn Cosette.
Vẻ linh lợi của gương mặt dịu hiền ấy đã soi sáng sắc mặt tái nhợt của ông.
Thầy thuốc bắt mạch cho ông..- ôi! Chính cô chú là những người ông cụ cần đến! - ông vừa lầm bầm vừa nhìn Cosette và Marius.
Rồi ghé vào tai Marius, ông nói thêm rất khẽ:
- Quá muộn rồi.
Jean Valjean, hầu như không ngừng nhìn Cosette, nhưng vẫn nhìn kỹ Marius và ông thầy thuốc một cách thanh thản. Người ta nghe thấy ông nói, giọng thều thào:
- Chết chẳng là gì cả. Không được sống mới là kinh khủng.
Rồi, ngực ông xẹp xuống, đầu ông chao đảo, như thể ông đã bắt đầu say sưa với thần chết, và hai bàn tay ông đặt trên đầu gối đã bắt đầu cào móng vào vải quần ông.
Cosette đỡ lấy hai vai ông, khóc nức nở, rồi cố nói với ông câu gì đó mà không được. Người ta nhận thấy, giữa những lời nói trộn lẫn với thứ nước bọt tang tóc kèm theo nước mắt ấy, có những câu như sau:
- Cha ơi! Cha đừng bỏ con. Chúng con tìm lại được cha chỉ để lại mất cha, lẽ nào lại có thể như thế được?
Người ta có thể nói cơn hấp hối đi ngoằn ngoèo như con rắn. Nó đi, lại, tiến về phần mộ, rồi lại quay lại cuộc sống. Có sự mò mẫm trong việc đi đến cái chết.
Jean Valjean, sau cơn chết ngất ấy, lại vững vàng trở lại, nhíu trán, như để rũ hết bóng tối ở đó, và trở lại hầu như hoàn toàn sáng suốt. ông cầm một vạt tay áo của Cosette và hôn vào đó.
- ông cụ lại hồi! Bác sĩ ơi, ông cụ lại hồi! -Marius kêu lên.
- Cả hai con đều tốt. - Jean Valjean nói. -Tôi phải nói với ông rằng điều làm tôi phiền lòng, thưa ông Pontmercy, đó là ông đã không muốn đụng đến số tiền ấy. Số tiền ấy đúng là của vợ ông. Cha sẽ cắt nghĩa cho các con hiểu, các con ạ, cũng chính vì thế mà cha thấy hài lòng được gặp các con. Hạt huyền đen đến từ nước Anh, hạt huyền trắng đến từ Na Uy. Tất cả những điều này đều có trong mảnh giấy kia, rồi các con sẽ đọc. Về vòng tay, cha đã nghĩ cách thay vòng luồn bằng tôn hàn bằng vòng luồn bằng tôn khít. Như thế, vừa đẹp hơn, tốt hơn, lại rẻ hơn. ông hiểu tất cả số tiền mà người ta có thể kiếm được. Vậy tài sản của Cosette đúng là của nó. Tôi cho ông những chi tiết ấy để tâm trí ông được thanh thản..Bà canh cửa đã lên và ngó nhìn qua cánh cửa hé mở. ông thầy thuốc bảo bà đi xuống, nhưng không ngăn được bà lão tốt bụng, nhiệt tình ấy, trước khi đi khuất, kêu lên với người sắp chết:
- ông có cần một vị linh mục không?
- Tôi đã có một vị rồi. - Jean Valjean trả lời.
Và, ông lấy ngón tay, như chỉ vào một điểm phía trên đầu ông, hình như ông trông thấy ai ở đó.
Thực vậy, chắc là đức giám mục đang ở cạnh người hấp hối này.
Cosette nhẹ nhàng luồn một cái gối xuống dưới lưng ông.
Mỗi lúc, Jean Valjean một yếu thêm. ông suy kém dần. ông đã đến gần chân trời đen tối.
Hơi thở ông bị đứt quãng, chốc chốc lại có tiếng rên. ông chuyển động cánh tay ra phía trước một cách khó khăn, hai bàn chân thì hoàn toàn không cử động được, và trong khi sự khốn khổ của tứ chi và sự rã rời của thân mình tăng thêm, thì tất cả sự uy nghi của tâm hồn cũng dâng cao và giăng ra trên trán ông. ánh sáng của thế giới xa lạ đã hiện ra trong mắt ông.
Mặt ông xanh nhợt thêm, mà lại tươi cười.
Sự sống không còn ở đó nữa, thì lại có một cái gì khác. Hơi thở ông tắt dần, thì cái nhìn của ông lại sáng lên. Đó là một cái xác mà người ta lại cảm thấy như có cánh.
Ông ra hiệu cho Cosette lại gần, rồi cho Marius. Hẳn đây là phút cuối cùng của giờ cuối cùng, nên ông bắt đầu nói với họ bằng một giọng yếu quá, đến nỗi nghe như từ xa lắm, và từ lúc này, hình như đã có một bức tường thành giữa họ và ông.
- Lại gần đây, cả hai hãy lại gần đây. Cha yêu các con lắm. ôi! Thật là tốt khi được chết như thế này! Cả con nữa, con cũng yêu cha, Cosette của cha ạ. Cha biết rõ là con luôn luôn yêu quý ông lão hiền lành của con. Con thật là tử tế vì đã đặt cho cha cái gối đệm dưới lưng cha ấy! Con sẽ khóc cha một chút, có phải không?
Đừng nhiều quá nhé. Cha không muốn con có những nỗi đau buồn thật sự. Phải vui chơi nhiều, các con ạ. Thỉnh thoảng các con sẽ nghĩ đến ông lão tội nghiệp chết ở đây. Lúc nãy, cha có viết cho Cosette. Nó sẽ tìm thấy lá thư của tôi. Tôi để lại cho nó hai chân đèn nến ở trên lò sưởi của tôi. Chúng bằng bạc, nhưng đối với tôi thì chúng bằng vàng, chúng bằng kim cương, chúng biến những ngọn nến mà người ta đặt vào thành.nến thờ. Tôi không biết, ở trên kia, người đã cho tôi hai cây đèn nến ấy có bằng lòng tôi không. Tôi đã làm hết sức mình! Các con ạ, các con đừng quên rằng cha là một kẻ nghèo, các con sẽ cho chôn cha ở bất cứ xó xỉnh nào cũng được, dưới một phiến đá để đánh dấu chỗ chôn.
Đó là ý nguyện của cha. Không cần ghi tên lên đá. Nếu thỉnh thoảng Cosette muốn đến một lúc, cha sẽ được vui lòng. Cả ông cũng thế, ông Pont-mercy ạ. Tôi phải thú thực với ông rằng không phải lúc nào tôi cũng quý ông. Tôi xin lỗi ông về điều đó. Giờ đây thì nó và ông đối với tôi chỉ là một. Tôi rất biết ơn ông. Tôi cảm thấy là ông làm cho Cosette được sung sướng. ông biết không, ông Pontmercy, đôi má hồng xinh đẹp của nó, đó là niềm vui của tôi. Khi tôi thấy nó hơi xanh, thì tôi buồn. Trong tủ com-mốt, có một tờ giấy bạc năm trăm phơ-răng. Tôi không đụng đến nó. Đó là để cho những người nghèo.
Cosette này, con có nhìn thấy cái áo dài bé của con ở kia, trên giường ấy không? Con có nhận ra nó không? Vậy mà chỉ mới cách đây mười năm thôi. Thời gian đi nhanh quá! Chúng ta đã thật là sung sướng. Nay hết rồi. Đừng khóc, các con ạ, cha sẽ không đi xa lắm đâu. ở nơi đó, cha sẽ nhìn thấy các con. Các con chỉ việc nhìn, khi trời đã tối, là sẽ thấy cha mỉm cười. Cosette này, con có nhớ Montfermeil không, con đang ở trong rừng, con rất sợ, con còn nhớ lúc cha cầm cái quai xô nước không? Đó là lần đầu cha chạm vào bàn tay bé nhỏ tội nghiệp của con. Sao mà nó lạnh đến thế! ôi! Hồi đó, hai bàn tay cô nó đỏ, phải không tiểu thư, nay thì nó thật là trắng nõn.
Lại con búp bê to nữa! Con còn nhớ không? Con đặt tên cho nó là Catherine. Con cứ tiếc là đã không đem nó theo vào nhà tu! Biết bao lần, con đã làm cha buồn cười, thiên thần hiền dịu của cha ạ! Khi trời mưa, con đã thả những cọng rơm xuống các rãnh nước, và nhìn xem nó trôi đi. Một hôm, cha đã cho con một cái vợt bằng liễu giỏ, và một quả cầu bằng lông màu vàng, lam, lục. Con đã quên rồi, phải không con. Hồi còn bé tý, con tinh nghịch lắm! Con chơi đùa. Con nhét những quả anh đào vào hai lỗ tai. Đó là những chuyện của quá khứ.
Những khu rừng người ta đã đi qua với con mình, những lùm cây ở đó người ta đã đi dạo, những nhà tu, nơi người ta đã vào trốn, những trò chơi, những nụ cười hồn nhiên của tuổi thơ, đó chỉ còn là hình bóng. Cha đã tưởng tượng rằng tất cả những cái đó thuộc về cha. Cha ngớ ngẩn thế đó..Nhà Thénardier ấy đã từng độc ác. Nhưng thôi, nên tha thứ cho họ. Cosette này, đã đến lúc cha phải nói với con tên mẹ con. Bà tên là Fantine. Con phải nhớ lấy tên đó: Fantine. Con phải quỳ xuống mỗi lần nói đến cái tên đó. Bà đã đau khổ nhiều. Bà đã rất yêu con. Bà đã bị đủ thứ tai họa, trong khi con được đủ thứ hạnh phúc. Mỗi người một phận, đều là do Chúa.
Chúa ở tít trên cao kia kìa, nhưng Người nhìn thấy tất cả chúng ta, và Người biết mình đang làm gì ở giữa những ngôi sao lớn của Người.
Vậy là cha sắp đi đây, các con ạ. Các con hãy yêu nhau mãi mãi. Trên đời, chẳng có gì khác, chỉ có: yêu thương nhau. ôi, Cosette của cha này, dạo này cha không đến thăm con, nhưng đâu có phải tại cha, cha rất đau lòng. Cha đã đi đến tận góc phố, chắc hẳn những ai đã nhìn thấy cha đi qua phải buồn cười lắm, cha đúng như một thằng điên, có lần cha đã ra khỏi nhà, quên cả đội mũ.
Các con ơi, giờ thì cha không nhìn rõ nữa rồi, cha còn nhiều chuyện muốn nói, nhưng cũng chẳng sao. Các con hãy nghĩ đến cha một chút.
Các con được Chúa ban phúc lành. Cha chẳng biết mình thế nào nữa, cha thấy có ánh sáng. Các con hãy lại gần nữa. Cha chết thật sung sướng.
Nào, hãy cho cha được đặt tay lên hai mái đầu thân thiết, yêu quý của cha.
Cosette và Marius quỳ sụp xuống, sững sờ, nghẹn ngào nước mắt, mỗi người gục trên một bàn tay Jean Valjean. Những bàn tay uy nghi ấy không còn cử động nữa.
Ông ngật ra đằng sau, ánh sáng hai cây đèn nến chiếu vào ông, gương mặt trắng bệch của ông nhìn lên trời, ông để cho Cosette và Marius hôn đầy hai bàn tay mình. ông đã chết.
Đêm không sao và bóng tối thâm u.
Chắc là, trong bóng tối, có một thiên thần to lớn nào đó đang đứng, hai tay dang rộng để chờ đón linh hồn.
ở nghĩa trang Cha-Lachaise, gần cái hố chung, cách xa khu vực lịch sự của thành phố mộ địa ấy, xa tất cả những nấm mồ ngông nghênh phơi bày trước cõi vĩnh hằng, những kiểu thời trang gớm ghiếc của cái chết ấy, trong một góc hoang vắng, dọc theo một bức tường cũ, dưới một cây thông đỏ mà bìm bìm leo vào giữa cỏ gà và rêu, có một phiến đá. Phiến đá này, không hơn gì những phiến đá khác, cũng không thoát khỏi những vết sần sùi, lở loét của thời gian, của nấm mốc, của địa y, và của cứt chim. Nước làm.nó xanh, không khí lại làm nó đen. Nó chẳng kề bên một lối đi nào, và người ta không thích đi về phía ấy, vì cỏ mọc cao và chân người ta bị ướt ngay lập tức. Khi có đôi chút ánh nắng, thì những con thằn lằn đi đến đó. Khắp xung quanh, có tiếng rì rào của loài yến mạch dại. Về mùa xuân, chim chích hót trên cây.
Phiến đá ấy trần trụi. Người đẽo đá chỉ nghĩ đến cái gì cần thiết cho ngôi mộ, nên đã không bận tâm đến cái gì khác, ngoài việc làm cho nó dài và hẹp, đủ để che được một con người.
Trên đó không có tên người nào cả.
Chỉ có một điều là, cách đây đã nhiều năm, một bàn tay đã viết lên đó, bằng bút chì, mấy câu thơ sau đây, mà mưa và bụi đã dần dần làm cho khó đọc, và đến hôm nay, thì chắc đã bị xóa hết:
Mặc dù số phận trớ trêu, ông đã sống tốt trong nhiều năm qua.
Khi thần bản mệnh lìa xa, ông chết. ông ngủ. Thật là tự nhiên:
Hết ngày, ắt lại đến đêm.