Chương V
Đứa cháu trai và người ông

Basque, người đầy tớ, và người canh cửa đã chuyển Marius vào phòng khách. Trước đó, chàng vẫn nằm thượt, bất động, trên cái trường kỷ, nơi người ta đã đặt chàng khi mới đến. Gia đình đã đi tìm thầy thuốc, và ông đã chạy đến.
Cô Gillenormand đã dậy.
Cô Gillenormand cứ đi đi, lại lại, hoảng hốt, hai tay chắp vào nhau, và chẳng làm được cái gì khác hơn là nói: Liệu có thể có Chúa không! Đôi lúc cô nói thêm: Rồi tất cả sẽ trộn vào máu cho mà xem! Khi cơn khiếp sợ đầu tiên đã qua, một thứ triết lý nào đó về tình huống lóe sáng đến tận trí óc cô và được diễn dịch bằng tiếng kêu sau đây: Việc đó tất phải chấm dứt như vậy thôi! Cô chưa đến nỗi phải nói: Tôi đã bảo mãi mà! Là câu thường dùng trong những trường hợp như thế.
Theo lệnh thầy thuốc, một chiếc giường đai vải đã được đặt cạnh ghế trường kỷ. Thầy thuốc khám cho Marius, và sau khi nhận thấy mạch vẫn đập, người bị thương không bị vết thương nào sâu ở ngực, máu ở khóe mép là từ hốc mũi, ông bảo đặt chàng lên giường, không gối, đầu bằng với thân và còn thấp hơn một chút, mình trần, để được dễ thở. Cô Gillenormand, thấy người ta cởi áo Marius bèn đi ra. Cô vào buồng mình, đọc kinh, lần tràng hạt.
Thân mình không bị thương tổn nào bên trong. Một viên đạn, chạm vào cái ví, đã chệch hướng và vòng quanh xương sườn với một vết rách gớm ghiếc, nhưng không sâu, và vì vậy không nguy hiểm. Cuộc đi bộ dài dưới lòng đất đã làm trật hẳn cái xương đòn gánh bị gãy, và có những lộn xộn nghiêm trọng. Hai cánh tay bị gươm chém. Mặt không bị vết sẹo dài nào làm biến dạng, nhưng đầu thì như bị rách toạc.
Những vết thương ở đầu sẽ ra sao? Liệu nó có dừng lại ngoài da đầu không, nó có làm tổn thương hộp sọ không? Chưa thể nói được.
Một triệu chứng nghiêm trọng, là nó đã làm người bị thương ngất đi, và không phải bao giờ người ta cũng tỉnh dậy khỏi những cơn ngất đó..Ngoài ra, sự xuất huyết đã làm chàng kiệt sức.
Kể từ thắt lưng trở xuống, phần dưới cơ thể đã được chiến lũy bảo vệ.
Basque và Nicolette xé vải chuẩn bị băng.
Nicolette khâu, Basque cuộn lại. Thiếu sợi giẻ, thầy thuốc đã dùng tạm những miếng gạc để cầm máu các vết thương. Cạnh giường, ba ngọn nến được đốt sáng trên một cái bàn, bộ đồ mổ xẻ được bày ở đây. Thầy thuốc lấy nước lạnh lau mặt và tóc cho Marius. Chỉ một chốc, xô nước đầy đã đỏ ngầu. Người canh cửa cầm nến để soi sáng.
Thầy thuốc có vẻ suy nghĩ một cách buồn bã. Thỉnh thoảng, ông sẽ lắc đầu, như để trả lời một câu hỏi nào đó trong đầu ông. Những cuộc đối thoại bí mất đó của thầy thuốc với chính ông là dấu hiệu xấu cho con bệnh.
Lúc thầy thuốc lau mặt và lấy ngón tay sẽ sờ vào hai mi mắt vẫn luôn luôn khép của người bị thương, thì một cánh cửa ở cuối phòng khách mở ra, và một khuôn mặt dài, tái nhợt, xuất hiện.
Đó là người ông của Marius.
Cuộc nổi dậy, từ hai hôm nay đã làm cho ông Gillenormand bị rung động, bất bình và lo lắng. Đêm hôm trước, ông đã không ngủ được, và suốt ngày, ông bị sốt. Tối đến, ông đã đi nằm rất sớm, dặn người nhà cài chốt tất cả cửa trong nhà, rồi mỏi mệt, ông đã chợp mắt, thiu thiu ngủ.
Những người già không ngủ được say. Buồng ông Gillenormand kề bên phòng khách, và, mặc dù người ta đã rất thận trọng, tiếng động vẫn đánh thức ông dậy. Ngạc nhiên thấy ở khe cửa buồng mình có ánh sáng, ông đã xuống giường và mò mẫm bước đến.
Ông đứng trên ngưỡng cửa, một tay để trên quả đấm của cánh cửa mở hé, đầu hơi chúi về phía trước, và lắc lư người bó chặt trong một chiếc áo ngủ màu trắng, ngay ngắn, không nếp gấp, như tấm vải liệm, vẻ ngạc nhiên. ông có vẻ như một con ma đang nhìn một nấm mồ.
Ông nhìn thấy trên giường, và trên cái đệm, chàng trai máu mê đầm đìa, da trắng như sáp, hai mắt nhắm, cái miệng mở, đôi môi nhợt nhạt, mình trần đến tận thắt lưng, đầy những vết rạch đỏ tươi, bất động, dưới ánh nến sáng trưng.
Ông lão run rẩy từ đầu đến chân, cái kiểu run của những chân tay trơ xương. Hai mắt ông, mà màng sừng đã vàng vì tuổi cao, ánh lên một cách lờ đờ. Tất cả khuôn mặt ông, chốc lát, đã.có những góc cạnh xỉn màu đất của bộ xương đầu lâu, hai cánh tay ông buông thõng như thể một cái lò xo trong đó đã bị gãy, và sự sững sờ của ông hiện ra trên những ngón tay choãi ra và hai bàn tay già run bắn lên, hai đầu gối ông nhô lên đằng trước, cho thấy, qua chỗ hở của áo ngủ, hai cẳng chân khốn khổ để trần, lởm chởm những lõng bạc, và ông lão lẩm bẩm:
- Marius!
- Thưa cụ, - Basque nói, - người ta vừa đưa cậu nhà về. Cậu đã ra chiến lũy, và...
- Nó đã chết! - ông lão kêu lên bằng một giọng khủng khiếp. - ôi! Thằng kẻ cướp!
Quá đau khổ đã khiến ông lão trăm tuổi bỗng nhiên đứng thẳng người lên như một chàng trai trẻ.
- Thưa ông, - ông lão nói. - chính ông là thầy thuốc, phải không ạ. ông hãy nói ngay cho tôi một điều. Nó đã chết, có phải không?
Ông thầy thuốc, lo lắng đến cực điểm, không nói gì.
Ông Gillenormand vừa vặn hai bàn tay vào nhau, vừa phá lên cười, nghe thật đáng sợ.
- Nó đã chết! Nó đã chết! Nó đã để người ta giết chết trên chiến lũy! Vì ghét tôi! Nó đã làm thế là để chống lại tôi! Nó trở lại với tôi như thế đó! Đời tôi sao mà khổ thế! Nó đã chết!
Lão đi đến một cửa sổ, mở tung cánh cửa, như đang bị ngạt thở, rồi, đứng trước bóng tối, lão bắt đầu nói vào đêm ả, lắng nghe tất cả, nghe được tất cả và thu lượm được tất cả. Ngay cả khi tưởng mình sẽ phải chết, nhưng ngay trong khi chờ chết hắn vẫn tiếp tục rình rập và vẫn còn can đảm tỉnh táo để không ngừng ghi chép.
Hắn cầm bàn tay Marius, tìm mạch.
- Đây là một người bị thương! - Jean Valjean nói.
- Đây là một xác chết. - Javert nói.
Jean Valjean trả lời:
- Không, chưa chết.
- Vậy là ông đã mang hắn từ chiến lũy đến đây ư? - Javert nhận xét.
Hẳn là hắn phải bận tâm ghê gớm, nên mới không nhấn mạnh vào việc cứu vớt đáng sợ bằng cống ngầm kia và không nhận thấy sự im lặng của Jean Valjean sau câu hỏi của hắn.
Jean Valjean, về phần mình, hình như chỉ có một ý nghĩ duy nhất. ông nói tiếp:
- Cậu ấy ở khu Marais, phố Filles-du-Cal-vaire, nhà người ông... Tên là gì, tôi cũng không biết nữa.
Jean Valjean lục túi áo lễ của Marius, lôi ra cái ví, mở ra đến trang Marius viết bằng bút chì, và đưa cho Javert.
Trong không trung vẫn còn chút ánh sáng chập chờn, khiến người ta vẫn đọc được. Ngoài ra, trong mắt Javert có hiện tượng phát lân giống mèo của loài chim đêm. Hắn đọc được mấy dòng chữ do Marius viết, rồi lẩm bẩm:
- Gillenormand, phố Filles-du-Calvaire, số 6.
Javert gọi một cái xe ngựa chở thuê đưa ba người đến nhà ông Gillenormand.
Trời sập tối khi xe tới số nhà 6 phố Filles-du- Calvaire..Javert bước xuống đầu tiên, đưa mắt nhìn số nhà bên trên cái cổng, rồi, nhấc cái búa sắt nặng đập một cái mạnh. Cánh cửa hé mở, và Javert đẩy nó ra.
Người canh cửa ló ra một nửa, miệng ngáp, chưa tỉnh hẳn, tay cầm nến. Trong nhà đã ngủ cả. ở khu Marais người ta đi nằm sớm, nhất là vào những ngày bạo động. ở khu phố cổ hiền lành này, cách mạng làm cho người ta hoảng sợ, thường tìm cách trú ẩn trong giấc ngủ, cũng giống như trẻ con, mỗi khi nghe nói ông ngoáo ộp đến, thường giấu đầu thật nhanh vào trong chăn.
Trong khi đó, Jean Valjean và người xà ích lôi Marius ra khỏi xe, Jean Valjean nâng nách chàng và người xà ích, dưới khoeo. Vừa khênh Marius theo kiểu ấy, Jean Valjean vừa luồn tay vào trong quần áo đã rách toạc của chàng, lần ngực và thấy rõ rằng tim vẫn còn đập. Nó còn đập, phần nào không yếu bằng trước đó, như thể chuyển động của cái xe đã quyết định một sự hồi sinh nào đó. Javert gọi hỏi người canh cửa, bằng cái giọng hợp với người của chính quyền, trước mặt người canh cửa, và một tên phiến loạn.
- Có ai tên là Gillenormand không?
- ở đây ạ. ông hỏi gì ông tôi ạ?
- Người ta đưa về cho ông ấy đứa con trai.
- Con trai của ông tôi ạ? - Người canh cửa nói, mặt ngớ ra.
- Nó đã chết.
Jean Valjean, đứng đằng sau Javert, quần áo rách rưới và bẩn thỉu, khiến người canh cửa nhìn mà phát khiếp, ông ra hiệu bằng đầu cho anh ta là chưa.
Người canh cửa có vẻ không hiểu cả lời nói của Javert lẫn ám hiệu của Jean Valjean.
Javert nói tiếp:
- Nó đã ra chiến lũy, và thế đó.
- Ra chiến lũy! - Người canh cửa kêu lên.
- Nó đã bị giết. Hãy đánh thức bố nó dậy.
Người canh cửa không nhúc nhích.
- Đi đi nào! - Javert lại nói tiếp.
Và hắn nói thêm:
- Ngày mai, sẽ có đám ma.
Người ta đưa Marius lên tầng hai, mà khắp trong nhà, không ai để ý tới, rồi người ta đặt chàng lên một chiếc tràng kỷ cũ trong phòng đợi của ông Gillenormand..Jean Valjean cảm thấy Javert sờ vào vai mình.
Ông hiểu, và lại đi xuống, nghe rõ, đằng sau mình, bước chân Javert theo ông.
Người canh cửa nhìn họ ra đi, như đã nhìn họ đi đến, vừa ngái ngủ, vừa hốt hoảng. Họ lại lên xe ngựa, và người xà ích ngồi lên ghế của mình.
- Thanh tra Javert, - Jean Valjean nói - tôi muốn xin ông một việc nữa.
- Việc gì? - Javert hỏi, giọng nghiêm khắc.
- Để tôi về nhà một lúc. Sau đó, ông muốn làm gì tôi thì làm.
Javert im lặng một lúc, rồi hắn hạ tấm kính đằng trước.
- Xà ích, - hắn lên tiếng, - phố Homme-Armé, số bảy.
Suốt chặng đường, họ chẳng hé răng nữa.
Jean Valjean muốn gì? Làm nốt việc ông đã bắt đầu: báo cho Cosette biết Marius đang ở đâu, có lẽ chỉ dẫn cho cô thêm điều gì đó cần thiết, và, nếu có thể, sắp xếp một vài việc cuối cùng nào đó.
Còn về phần ông, về những cái liên quan đến bản thân ông, thế là hết. ông đã bị Javert bắt và không chống lại. Nếu là một người khác, trong hoàn cảnh đó, có lẽ đã mơ hồ nghĩ đến sợi thừng mà Thénardier đã cho mình và đến những song sắt của nhà ngục đầu tiên mình sẽ bước vào.
Đến phố Homme-Armé, cái xe dừng lại, vì phố này quá hẹp, xe cộ không lọt vào nổi.
Javert và Jean Valjean xuống xe.
Người xà ích khúm núm trình bày với ngài thanh tra rằng thứ nhung Utrecht của xe mình đã bị vấy đầy máu của người bị giết và bùn của kẻ sát nhân. Anh ta đã hiểu như vậy đó. Anh nói thêm rằng mình cần được bồi thường. Đồng thời, anh rút trong túi ra một quyển sổ nhỏ, và xin ngài thanh tra làm ơn viết vào đó cho mình "vài dòng chứng thực như thế".
Javert hất quyển sổ mà người xà ích đưa cho mình ra, rồi nói:
- Ngươi cần bao nhiêu, kể cả chạy và đỗ lại?
- Hết bảy giờ mười lăm phút. - Người xà ích đáp, - và nhung của tôi còn mới. Tám mươi phơ-răng, thưa ngài thanh tra.
Javert rút trong túi ra bốn đồng Na-pô-lê-ông và ra lệnh cho xe đi.
Jean Valjean nghĩ rằng ý định của Javert là đưa ông về đồn Blancs-Manteaux hoặc đồn Sở Lưu trữ ở ngay gần đó.
Họ đi vào phố.
Vẫn như mọi khi, phố này vắng tanh. Javert bước theo Jean Valjean. Họ tới nhà số 7. Jean Valjean gõ cửa. Cánh cửa mở ra.
- Được! - Javert nói. - Anh lên đi.
Hắn nói thêm, với một vẻ nghe lạ tai, hình như, phải cố gắng mới nói được như thế.
- Tôi đợi anh ở đây.
Jean Valjean nhìn Javert. Cách xử sự như vậy thật là ít có trong những thói quen của Javert.
Song, vì Jean Valjean đã quyết định nộp mình và chấm dứt cho xong, nên đối với ông, bây giờ Javert có một niềm tin kiêu hãnh, niềm tin của con mèo thuận cho con chuột một khoảng tự do dài bằng cái vuốt của nó, và ông không lấy gì làm ngạc nhiên lắm. ông đẩy cửa, vào nhà, kêu lên với người canh cửa đã đi nằm và kéo sợi dây giường: Tôi đây! Rồi lên cầu thang.
Lên tới tầng hai, ông nghỉ một lúc. Tất cả các con đường đau khổ đều có những trạm dừng chân. Cửa sổ của thềm nghỉ là một cửa cánh sập, đang mở. Như trong nhiều nhà cổ, cầu thang lấy ánh sáng ngoài trời và nhìn xuống phố. Ngọn đèn đường, ở ngay trước mặt, rọi chút ít ánh sáng lên các bậc thang, điều đó giúp người ta tiết kiệm được về chiếu sáng.
Jean Valjean, hoặc để thở, hoặc một cách máy móc, ló đầu ra cửa sổ đó. ông cúi nhìn xuống phố. Phố này ngắn, và ngọn đèn đường chiếu sáng nó từ đầu nọ đến đầu kia.
Jean Valjean choáng váng vì sửng sốt, không còn ai ở đó.
Javert đã bỏ đi.
Javert, với những bước đi chậm chạp, đã đi khỏi phố Homme-Armé. Hắn bước đi và, lần đầu tiên trong đời, đầu hắn cúi xuống, và, cũng là lần đầu tiên trong đời, hai tay hắn quặt sau lưng.
Một sự đổi mới, một cuộc cách mạng, một tai biến, vừa mới xảy ra trong đáy lòng hắn. ở đó, hắn có những cái để tự xét mình.
Javert đau đớn kinh khủng.
Hắn trông thấy trước mặt mình có hai con đường, cả hai đều thẳng, mà hắn trông thấy cả hai. Điều đó làm hắn sợ, hắn vốn là người, trong đời mình, bao giờ cũng chỉ biết có một đường thẳng..Và, ưu sầu xót xa, hai con đường ấy lại trái ngược nhau. Một trong hai con đường đó loại trừ con đường kia. Trong hai đường đó, đường nào là đúng?
Giải pháp thật khó mà biểu đạt được.
Chịu ơn cứu mạng của một kẻ bất lương, chấp nhận món nợ đó và đền đáp lại. Chẳng kể đến thân mình, chịu ngang vai với một tên tái phạm, và trả công việc nó giúp mình bằng một việc khác. Để cho nó bảo mình: Đi đi, và đến lượt mình, lại bảo nó: Ngươi được tự do. Vì những động cơ cá nhân, hy sinh vì nhiệm vụ, cái nghĩa vụ chung ấy, và cảm thấy, trong những động cơ cá nhân đó có cái gì đó cũng chung, và có lẽ còn cao quý hơn. Phản lại xã hội để được trung thành với lương tâm mình. Thế mà tất cả những cái vô lý đó lại được thực hiện và đều tích tụ trong con người hắn, đó là điều làm hắn rụng rời, ngã ngửa.
Một điều làm hắn ngạc nhiên, đó là Jean Valjean lại có thể tha hắn, và một điều làm hắn sửng sốt, đó là hắn, Javert, lại có thể tha cho Jean Valjean.
Hắn đang ở đâu? Hắn tự tìm mình và không thấy mình đâu nữa.
Làm thế nào bây giờ? Giao nộp Jean Valjean, thế là sai. Để Jean Valjean được tự do, thế cũng là sai. Trong trường hợp thứ nhất, người của quyền lực rơi xuống thấp hơn người của ngục tù.
Trong trường hợp thứ hai, một tên tù khổ sai leo cao hơn luật pháp, và giẫm lên luật pháp.
Trong cả hai trường hợp, mất danh dự cho hắn, Javert.
Rồi, suy nghĩ về chính mình, hắn thấy, bên cạnh Jean Valjean đã lớn lên, hắn, Javert, đã bị hạ thấp.
Một tên tù khổ sai là ân nhân của hắn!
Mà này, tại sao hắn đã cho phép con người ấy để hắn sống? Trong cái chiến lũy đó, hắn có quyền bị giết. Đáng lẽ hắn phải sử dụng quyền ấy. Gọi những tên phiến loạn khác đến cứu mình chống lại Jean Valjean, ép chúng phải bắn mình, như thế thì hơn.
Hắn buộc phải thừa nhận là lòng tốt có tồn tại. Tên tù khổ sai đó đã là người tốt. Và chính hắn, thật là chuyện lạ, hắn cũng vừa mới tốt. Vậy là hắn đã đổ đốn. Hắn là thằng hèn. Hắn đáng ghê tởm..Đối với Javert, lý tưởng không phải là nhân từ, là vĩ đại, là cao cả, mà là không để người ta chê trách được.
Thế mà hắn vừa sa ngã.
Làm thế nào mà ra nông nỗi ấy? Tất cả những cái đó đã xảy ra như thế nào? Có lẽ hắn cũng chẳng nói được với chính hắn. Hắn lấy tay ôm đầu, nhưng thật vô ích, hắn vẫn không giải thích nổi những cái đó cho bản thân mình.
Chắc chắn là hắn đã luôn luôn có ý định trao trả Jean Valjean cho pháp luật, Jean Valjean là kẻ bị pháp luật bắt giam và hắn, Javert là nô lệ của pháp luật. Trong khi bắt giữ Jean Valjean, chưa có lúc nào hắn dám tự thú là có ý nghĩ tha cho ông. Có thể nói rằng bàn tay hắn đã tự mở và thả ông ra mà chính hắn không biết.
Thế là đôi ngả trong viên cảnh sát tự tranh luận với mình thật là khủng khiếp.
Chỉ có hai cách để ra khỏi thế đó. Một cách là quyết định đến chỗ Jean Valjean, rồi trả lại cho ngục tối, con người của nhà tù. Cách kia...
Javert đã chọn cách kia.
Hắn dừng lại bên bờ sông Seine. Javert nghiêng đầu nhìn. Tối đen cả. Không phân biệt được cái gì. Người ta nghe thấy có tiếng sóng nước, nhưng không trông thấy dòng sông. Có những lúc, trong nơi sâu thẳm quay cuồng ấy, một vệt sáng hiện ra và lờ mờ uốn éo, nước vốn có sức mạnh là trong đêm tối thâm u nhất, lấy được ánh sáng, không biết từ đâu và biến nó thành một con rắn nước.
Vệt sáng tan dần và mọi vật lại không rõ nữa. Cõi mênh mông hình như mở ra ở đó. Cái ở bên dưới người ta, không phải là nước, mà là vực thẳm. Tường kè, dốc thẳng, mờ ảo, lẫn với hơi nước, biến mất ngay, gây cho người ta ấn tượng về một bờ dốc đứng của cõi vô tận. Người ta không trông thấy gì, nhưng cảm nhận thấy cái lạnh giá thù nghịch của nước, và mùi vị nhạt nhẽo của những phiến đáĩ đến quá khứ, đại tá Pontmercy lại đứng ra giữa ông Gillenor-mand và chàng, Marius. Chàng tự bảo chàng chẳng thể hy vọng một điều tốt thực sự nào ở một người đã bất công và tàn nhẫn đến thế đối với cha mình. Và, cùng với sức khỏe, một kiểu đối xử thô lỗ chống lại ông chàng, cũng trở lại với chàng. ông già lặng lẽ chịu đựng.
Ông Gillenormand, tuy không chứng tỏ điều gì, nhưng nhận thấy rằng Marius, từ ngày được đưa về nhà ông, và đã tỉnh lại chưa hề gọi mình bằng "ông" một lần nào cả. Đúng là chàng cũng không hề gọi ông bằng "ngài", chàng luôn tìm cách sắp xếp những câu nói của mình như thế nào đó để khỏi phải xưng hô "ông, cháu" mà cũng không phải là "ngài, tôi".
Tất nhiên, một cuộc khủng hoảng đã đến gần.
Một hôm, trong khi cô con gái đang sắp xếp cho gọn những lọ thủy tinh và tách chén trên mặt đá tủ com-mốt, ông Gillenormand đã cúi xuống nói với Marius bằng cái giọng dịu dàng nhất của mình:
- Cháu thấy không, Marius bé bỏng của ông, ở vào địa vị cháu, ông sẽ ăn thịt hơn là ăn cá.
Một con thờn bơn rán, cái đó tuyệt vời để bắt đầu thời kỳ dưỡng bệnh, nhưng để người bệnh đứng lên được, thì một miếng sườn ngon vẫn tốt hơn.
Marius, mà sức lực gần như đã trở lại, cố gắng ngồi nhỏm dậy, tỳ hai nắm tay quắp lại lên khăn trải giường, nhìn thẳng vào mặt ông mình, làm vẻ ghê gớm, và nói:.- Điều này dẫn tôi đến chỗ nói với ông một điều.
- Điều gì vậy?
- Là tôi muốn lấy vợ.
- ông đã định trước rồi. - Người ông nói.
Và lão phá lên cười.
- Định trước thế nào?
- Phải, đã định trước. Cháu sẽ có cô bé của mình.
Marius, sửng sốt và như bị đè nặng vì choáng váng, run bật tất cả chân tay.
Ông Gillenormand tiếp tục:
- Phải, cháu sẽ có nó, con bé xinh đẹp của cháu. Ngày nào nó cũng đến, dưới dạng một ông già, để biết tin về cháu. Từ khi cháu bị thương, nó dành hết thời gian chỉ để khóc và làm sợi giẻ. ông đã hỏi thăm. Con bé hiện ở phố Homme-Armé, số bảy. A, đây rồi! A, cháu muốn lấy nó. Vậy thì, cháu sẽ có nó. Cháu đã bị ta đoán đúng. Cháu đã lập một mưu nhỏ, cháu tự bảo:
"Mình sẽ nói thẳng điều đó với ông ta, với người ông ấy, với cái xác ướp của thời nhiếp chính và thời đốc chính ấy..." Chúng ta sẽ xem. Chiến đấu. A! Cháu nắm lấy con bọ dừa bằng cái sừng của nó. Tốt đấy, ông mời cháu một miếng sườn, cháu liền trả lời ông: "Nhân tiện, cháu muốn lấy vợ." Đúng là một kiểu bắt ép! Cháu đã trông cậy vào chuyện cãi nhau vặt! Cháu không biết rằng ông là một lão hèn. Cháu bảo sao về điều đó? Cháu bực mình. Thấy ông mình còn ngốc hơn mình, cháu không ngờ lại như thế, cháu phải bỏ cái bài mà cháu định làm với ông, ngài luật sư ạ, thật đáng bực mình. Thế thì mặc kệ! ông cứ làm theo ý ông, thì cháu sẽ mất nó, thật là ngốc! Nghe đây.
Ông đã thăm dò, nó là đứa có duyên, nó ngoan, nó đã làm hàng đống sợi giẻ, đó là một vật quý, nó mến mộ cháu.
Nếu cháu chết, chúng ta sẽ cùng chết; quan tài của nó sẽ đi cùng quan tài của ông. Ngay khi cháu mới đỡ, ông đã thật sự có ý nghĩ đặt nó ngay ở đầu giường cháu, nhưng chỉ có trong tiểu thuyết, người ta mới cho những cô gái trẻ đến cạnh giường những chàng trai bị thương xinh đẹp mà họ thích. Không làm thế được. Cô cháu sẽ nói sao đây? Cháu trần như nhộng ba phần tư thời gian, chàng trai ạ. Cháu hãy hỏi Nicolette, là người không rời cháu phút nào, xem có cách nào để một phụ nữ ở đó không. Và rồi thầy thuốc sẽ bảo sao? Một cô gái đẹp, cái đó không làm khỏi sốt. Cuối cùng, thế là tốt, không cần nói nữa, cháu sẽ lấy nó. Sự dữ tợn của ông là như thế đấy. Cháu biết không, ông đã thấy rằng cháu không yêu ông, ông đã nghĩ: vậy ta có thể làm gì để cháu yêu ta? ông đã nói: Này, ta có con bé Cosette trong tay, ta sẽ đưa con bé cho nó, thế là nó sẽ phải yêu ta một chút, nếu không thì nó sẽ phải nói tại sao.
A! Cháu tưởng lão già này sẽ quát tháo, to tiếng, thét lên là không, và giơ gậy lên chứ gì.
Không hề thế. Cosette, được. Tình yêu, được.
Ông chẳng đòi hỏi gì hơn. Thưa ngài, ngài hãy chịu khó lấy vợ đi. Cháu hãy sung sướng đi, đứa cháu yêu quý của ông.
Nói thế xong, ông già khóc nức nở và ôm lấy đầu Marius, trong hai cánh tay mình, sát vào cái ngực già của mình, rồi cả hai cùng khóc.
Đó là một dạng của hạnh phúc tột cùng.
- ông ơi! - Marius kêu lên.
Có một lúc khó tả, họ nghẹn ngào, không nói nên lời.
Cuối cùng, ông già lắp bắp:
- Chà! Thế là nó đã mở miệng. Nó đã nói với ta "ạng ơi".
Marius gỡ đầu ra khỏi tay người ông và nhẹ nhàng nói:
- Nhưng ông ơi, bây giờ cháu đã khỏe lắm rồi, hình như cháu đã có thể đi thăm cô ấy.
- Ta cũng đã định, đến mai, cháu sẽ gặp nó.
- ông ơi!
- Gì cơ?
- Tại sao không phải hôm nay?
- Thế thì hôm nay. Hôm nay cũng được.
Cháu đã nói với ông ba lần "ông ơi", thế là cũng đáng được thế. ông sẽ lo liệu việc này. Người ta sẽ dẫn nó đến cho cháu.
Cosette và Marius gặp lại nhau.
Cuộc hội ngộ đã diễn ra như thế nào, chúng tôi xin được miễn nói. Có những cái ta không nên cố mô tả, trong số đó có mặt trời.
Tất cả nhà, bao gồm cả Basque và Nicolette, đã tề tựu trong buồng Marius lúc Cosette bước vào..Nàng hiện ra trên ngưỡng cửa, như thể trong một vầng hào quang.
Đúng lúc, người ông đi hỉ mũi. ông lão ngừng phắt lại, lấy khăn tay bưng mũi và nhìn Cosette:
- Thật đáng yêu quá! - Lão kêu lên.
Cosette ngây ngất, vừa mừng rỡ, vừa sợ hãi, như được bay lên chín tầng mây. Nàng cũng hốt hoảng như người ta có thể hốt hoảng khi được sung sướng. Nàng lắp bắp, mặt tái đi, rồi lại đỏ bừng, muốn nhảy bổ vào cánh tay Marius, mà không dám. Xấu hổ vì yêu trước mặt mọi người.
Người ta không biết thương những người yêu đang sung sướng. Người ta cứ ở lỳ đó khi họ chỉ muốn được có một mình. Khi mà họ lại chẳng cần gì đến người ta cả.
Cùng đi với Cosette, đằng sau nàng, một người đàn ông tóc bạc, nghiêm nghị, tuy vẫn mỉm cười, nhưng là một nụ cười bàng bạc xót xa, cũng đã bước vào. Đó là "ngài Fauchelevent". Chính là Jean Valjean.
Ông ăn mặc rất chỉnh tề, như người canh cửa đã nói, mặc toàn đồ đen mới và đeo cra-vát trắng.
Người canh cửa không bao giờ có thể nhận ra được trong nhà tư sản chỉnh tề kia, - chắc là một công chứng viên, - kẻ khênh xác chết đáng sợ đã đột ngột hiện ra ở cửa nhà mình trong đêm 7 tháng sáu, rách rưới, bẩn thỉu, xấu xí, ngơ ngác, mặt bết những bùn và máu, tay đỡ Marius đang ngất lịm. Song tài đánh hơi của người canh cửa đã thức dậy. Khi ông Fauchelevent đến cùng với Cosette, anh đã không ngăn nổi mình nói riêng với vợ: Không hiểu tại sao mình cứ thấy như đã trông thấy bộ mặt này.
Trong phòng của Marius, ông Fauchelevent, như có ý muốn đứng tránh cạnh cửa. Dưới cánh tay ông có một cái gói hơi giống một quyển sách bọc trong một tờ giấy. Tờ giấy bọc màu xanh lá cây nhạt và hình như mốc.
Ông Gillenormand nói:
- Thưa ngài Tranchelevent...
Lão Gillenormand không cố ý nói thế, nhưng sự không chú ý đến tên riêng ở lão là một kiểu cách quý phái.
- Thưa ngài Tranchelevent, tôi lấy làm hân hạnh được dạm hỏi tiểu thư nhà ta cho cháu trai tôi, ngài nam tước Marius de Pontmercy.
"Ngài Tranchelevent" cúi đầu xuống.
- Được chứ ạ? - Người ông nói..Rồi hai tay dang ra quay về phía Marius và Cosette, và ban phúc lành cho họ. Lão kêu lên:
- Cho phép các con được quý mến nhau!
Ông Gillenormand ngồi gần họ, bảo Cosette ngồi xuống, rồi cầm bốn bàn tay của họ trong đôi tay già, nhăn nheo của mình.
- Thật tuyệt diệu, con bé xinh xắn này. Nó là một cô gái nhỏ nhưng là một phu nhân lớn.
Nếu nó sẽ chỉ là nam tước phu nhân, thế là làm mất tư cách, nó bẩm sinh phải là hầu tước phu nhân mới đúng. Các con ạ, các con cần biết rõ rằng các con đang làm đúng. Các con hãy yêu nhau. Tình yêu, đó là sự ngốc nghếch của loài người và tài trí của Chúa. Hãy yêu qúy nhau. Có điều là, lão nói thêm, mặt bỗng chốc rầu rĩ, thật khổ! Bây giờ ta mới nghĩ đến! Hơn một nửa số tiền của ta đã đổi lấy niên kim trọn đời. Chừng nào ta còn sống, thì còn tạm được, nhưng sau khi ta chết, khoảng hai chục năm nữa, ôi! Những đứa con tội nghiệp của ta, các con sẽ chẳng có một xu! Hai bàn tay trắng đẹp của bà, thưa nam tước phu nhân, sẽ vắt mũi không đủ bỏ miệng.
Đến đây, người ta nghe thấy một giọng nói trầm và điềm đạm:
- Tiểu thư Euphrasie Fauchelevent có sáu trăm nghìn phơ-răng.
Đó là giọng nói của Jean Valjean.
Cho đến lúc đó, ông chưa hề nói câu nào, dường như chẳng còn ai biết có ông ở đó nữa, ông vẫn đứng bất động đằng sau tất cả những người sung sướng kia.
- Tiểu thư Euphrasie được nói đến là ai thế?
- Người ông hốt hoảng hỏi.
- Thưa là cháu ạ. - Cosette tiếp lời.
- Sáu trăm nghìn phơ-răng! - ông Gillenor-mand ngạc nhiên.
- Có thể kém mười bốn hoặc mười lăm nghìn phơ-răng. - Jean Valjean nói.
Rồi ông đặt lên bàn cái gói mà cô Gillenor-mand tưởng là một quyển sách. Đó là một bó giấy bạc ngân hàng. Người ta giở ra đếm. Có năm trăm tờ một nghìn phơ-răng và một trăm sáu mươi tám tờ năm trăm. Tất cả năm trăm tám mươi tư nghìn phơ-răng.
- Một quyển sách quý đấy. - ông Gillenor-mand nói.
- Năm trăm tám mươi tư nghìn phơ-răng! -Bà cô lẩm bẩm..- Cái này dàn xếp được khối việc, phải không, tiểu thư Gillenormand cả? - Người ông nói tiếp.
- Thằng quỷ Marius này đã bắt được, trong cây mộng mơ, một con chim chích triệu phú! Vậy bây giờ xin hãy tin vào những mối tình hời hợt của bọn trẻ! Nam sinh tìm được nữ sinh có sáu trăm nghìn phơ-răng. Thằng bé làm ăn giỏi hơn cả Rothschild.
- Năm trăm tám mươi tư nghìn phơ-răng! -Tiểu thư Gillenormand khẽ nhắc lại. Năm trăm tám mươi tư! Coi như sáu trăm nghìn, chứ còn gì nữa!
Còn về phần Marius và Cosette, trong thời gian đó, họ nhìn nhau đắm đuối, chỉ hơi chú ý đến chuyện đó.
Người ta còn nhớ là Jean Valjean, dưới cái tên là ông Madeleine, đã kiếm được nhiều tiền ở Montreuil-sur-Mer.
Sau vụ Champmathieu, cảm thấy bị đe dọa bắt giữ, ông đã giấu số tiền đó trong rừng Mont-fermeil.
Khi thấy Marius đã sang thời kỳ dưỡng bệnh, ông nghĩ là sắp đến lúc có thể cần đến số tiền đó, và ông đã đi tìm về. Mặt khác, Jean Valjean biết mình đã được giải thoát khỏi Javert.
Ông đã đọc trong tờ Người hướng dẫn, biết tin thanh tra cảnh sát đã bị chết đuối, và người ta tin vào một vụ tự tử.
Mọi người chuẩn bị mọi thứ cho đám cưới, được ấn định vào tháng hai.
Jean Valjean giải quyết tất cả mọi việc, làm cho mọi chuyện đều dễ dàng. ông vội lo cho hạnh phúc của Cosette, cũng sốt sắng và, vẻ bề ngoai, cũng vui vẻ, không kém gì chính Cosette.
Vì đã từng làm thị trưởng, ông biết giải quyết một vấn đề tế nhị, trong đó, ông là người duy nhất nắm được bí mật, đó là chuyện hộ tịch của Cosette. Nói trắng nguồn gốc ra, thì biết đâu đấy, việc đó có thể cản trở lễ cưới. ông kéo Cosette ra khỏi mọi khó khăn. ông sắp xếp cho nàng vào một gia đình của những người đã chết, một cách chắc chắn để khỏi chuốc lấy bất cứ một lời khiếu nại nào.
Một văn bản rõ ràng được thảo ra.
Trước pháp luật, Cosette trở thành tiểu thư Euphrasie Fauchelevent. Nàng được tuyên bố mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Jean Valjean sắp xếp để được chỉ định, dưới cái tên Fauchelevent, làm giám hộ cho Cosette, với ông Gillenormand làm thế giám hộ..Cosette biết mình không phải là con gái của người mà, đã từ lâu lắm, nàng đã gọi là cha ấy. Đó chỉ là một người có họ. Một ông Fauchelevent khác mới là cha thật của mình. Trong bất cứ lúc nào khác, điều đó có thể đã khiến nàng ngao ngán.
Nhưng vào cái giờ khó tả hiện tại, đó chỉ là một chút bóng mờ, nhưng vì nàng đang vui quá nên bóng mờ ấy cũng chóng tan.
Và rồi, từ nhiều năm dài, Cosette đã quen nhìn thấy quanh mình những điều khó hiểu. Bất cứ ai đã phải qua một thời thơ ấu bí hiểm, thường luôn sẵn sàng chờ đón những sự khước từ, hy sinh nhất định.
Tuy vậy, nàng vẫn tiếp tục gọi Jean Valjean bằng: Cha.
Cặp vợ chồng được sắp xếp để sẽ ở nhà người ông.
Ông Gillenormand dứt khoát muốn nhường cho họ căn buồng của mình, đó là căn buồng đẹp nhất trong nhà.
Thư viện của ông Gillenormand trở thành văn phòng luật sư, cần thiết cho Marius.
Nhiều lúc, Marius tự hỏi ông Fauchelevent đó là ai. Chàng nhớ lại những ngày khủng khiếp của cách mạng, cái chết của ông Mabeuf, của Gavroche, của Eponine, của Courfeyrac, của tất cả các bạn mình.
Biết bao sự kiện!
Chỉ có một lần, Marius thử làm một cuộc thăm dò. Chàng đưa phố Chanvrerie vào trong câu chuyện, rồi, quay sang ông Fauchelevent, chàng hỏi ông:
- ông biết rõ phố ấy chứ?
- Phố nào?
- Phố Chanvrerie.
- Tôi chẳng có một ý niệm nào về tên phố đó cả. - ông Fauchelevent trả lời bằng cái giọng tự nhiên nhất trên đời.
Câu trả lời, chỉ nói đến tên phố, mà không đả động tý gì đến chính phố đó, đối với Marius, hình như đã xác định rõ ràng hơn bình thường.
- Nhất định, chàng nghĩ, là mình đã mơ. Đó chỉ là ảo giác. Đó chỉ là một người nào đó giống ông ấy thôi. Ngài Fauchelevent không có ở đó.
Hạnh phúc của Marius chưa được trọn vẹn.
Chàng muốn tìm lại Thénardier và người đã đem chàng, Marius, về nhà ông Gillenormand..Trong khi sửa soạn lễ cưới, chàng đã tiến hành những cuộc tìm kiếm khó khăn, nhưng chẳng thu được kết quả gì.
Chàng được biết là mụ Thénardier đã chết và người chồng đã biến đâu mất cùng với Azelma, một trong những đứa con gái của hắn.
Vả lại, tòa án đã kết án tử hình tên chủ quán cũ.
Cảnh sát đã hỏi người xà ích đã đưa Javert, Jean Valjean và Marius bất động về nhà ông Gil-lenormand và người ta được biết rằng người bị thương đã được chuyển khỏi khu Chợ bên bờ sông Seine, bằng cống ngầm.
Một sự tận tụy phi thường!
Người ta chẳng thu được một tin tức nào khác nữa.
- A! Nếu sáu trăm nghìn phơ-răng của Cosette mà là của tôi!... - Marius nói.
- Nó là của cậu đấy. - Jean Valjean ngắt lời chàng.
- Thế thì tôi sẽ dùng nó để tìm lại người ấy!
Jean Valjean không nói gì.