Diêu Vân Tiên
Dịch Giả : Phạm Xuân Hy

Nguyên Tác: Tòng ẩn Mạn Lục

Tác giả: Vương Thao

Diêu cẩm, tự là Vân Tiên, một tự nữa là Tiên Thường, con gái một thế gia vọng tộc ở Bình Hồ. Nàng sinh vào hàng thứ bẩy trong các chị em, nên thường gọi là cô Bảy.
Hồi còn nhỏ, Vân Tiên không thích học nữ công gia chánh, mà chỉ say mê đàn địch ca xướng, cái gì cũng chỉ học một lần là tinh thông.
Hàng xóm với nhà Vân Tiên, có mấy anh em nhà họ Khoái, đều thuộc loại "hoa hoa công tử " rong chơi lêu lổng. Mấy anh em nhà này mời được một người thầy đờn về dạy, bèn hàng ngày vỗ đàn ca xướng cung thương cung vũ lên bổng xuống trầm. Vân Tiên ở bên vách tường nghe trộm, nhờ vậy mà lãnh hội được những điều thầy đờn truyền thụ cho anh em nhà họ Khoái. Những lúc vắng người, nàng lại cất giọng du dương ca hát, không sai một điệu. Những ca kỹ tài danh nghe nàng, đều cảm thấy không bằng, nhân thể mới gọi nàng là "Khúc Thánh". Còn như giong ca của nàng có được tiếng đàn tiếng sáo họa theo thì nghe càng khả ái đáng yêu bội phần.
Một hôm có một thầy đồ kiết mang sách đến nhà Vân Tiên muốn bán, nhưng cha nàng đi vắng, nàng hỏi đó là sách gì?
Ðáp:
- Ðây là cuốn "Chuyết Bạch Cừu" đã được đóng thành bộ.
Vân Tiên nhìn thấy hàng chữ nhỏ ở bên cạnh gáy sách, biết đây là một cuốn nhạc phổ, lòng mừng rỡ vô cùng, tưởng chừng như gặp được báu vật, lập tức rút chiếc trâm ngọc đang cài ở trên đầu xuống để đổi lấy sách.
Từ đấy, Vân Tiên tùy theo âm điệu ghi trong sách, tìm hiểu từng chữ một, rồi vỡ dần ra. Sau đó, nàng lại học cả thi thơ từ phú, đều như đã học trước rồi.
Chẳng những thiên tính thông minh Vân Tiên còn có một nhan sắc yêu kiều diễm lệ. Các bạn gái thân quen trong họ hàng và làng xóm, đều thẹn không được bằng nàng, lại thêm được cha mẹ yêu thương còn hơn cả ngọc quý trên tay nên xa gần nghe danh nhiều kẻ cầu hôn rắp ranh bắn sẻ, lui tới nhà nàng cơ hồ mòn ngõ. Nhưng rồi, thấp với chẳng tới mà cao cũng không thông, vì điều kiện kén rể của gia đình nàng quá khó khăn nghiêm ngặt.
Ở gần nhà nàng có Thụy Liên Am, chủ trì am là một ni cô lên là Bích Tu, không biết từ đâu đến. Ni cô lúc mới gặp Vân Tiên đã như gặp được cố tri, rất là tâm đầu ý hợp. Mỗi lần nghe nàng ca thì tâm trí ni cô tỏ ra lãnh hội, nói:
- Tiết điệu tuy đã hài hòa, nhưng âm vận vẫn chưa được lưu loát đi xa cho lắm.
Nói xong, ni cô bèn đích thân cầm đàn, lên dây nén phiếm, gảy một khúc nhạc do chính bà đã phổ. Nhịp đàn nghe du dương, trầm bổng, véo von, làm Vân Tiên tâm thần ngơ ngẩn. Khi tiếng đàn đã dứt, nhưng dư âm tưởng chừng như hãy còn phảng phất vấn vít chung quanh mấy cột nhà.
Vân Tiên tỏ ra vô cùng khâm phục, muốn xin được ni cô nhận làm đệ tử.
Ni cô nói:
- Ðây là "nghê thường vũ y khúc", nếu thật lòng muốn học thì cũng được.
Chỉ ba ngày sau, Vân Tiên đã học được hết chỗ kỳ diệu, bí ảo của âm nhạc do ni cô truyền thụ cho.
Ni cô còn bảo riêng với nàng:
- Ta trông tướng mạo của con có khí phách anh hùng, muốn đem thêm kiếm thuật để truyền thụ cho con, nhưng không được khinh địch sát nhân. Trước sau gì thiên hạ cũng sẽ đại loạn, khi ấy dù có tinh thông đàn địch đến đâu cũng chẳng dùng được việc gì. Người ta không thể cầm đàn tỳ bà để chống chọi với giặc cướp được!
Vân Tiên cúi đầu bái tạ và xin được truyền thụ.
Ni cô bèn mở tráp lấy hai viên thuốc, một mầu trắng, một mầu đỏ, bảo nàng trai giới, tắm rửa, sau đó mới uống.
Mười ngày sau, Vân Tiên cảm thấy thân thể nhẹ nhàng, nhanh nhẹn như loài vượn, nhưng sức khỏe thì có thể mang nổi những vật thật nặng. Sáng sáng, nàng ra trước cửa nhà tập luyện, múa đôi song kiếm người đứng ngoài nhìn chỉ thấy hàng vạn đạo hàn quang vây bọc chung quanh. tuyệt không thấy người nàng đâu. Giả như, có chim bay trên trời, chỉ cần nàng tung kiếm lên, là có thể giết được.
Vân Tiên tập luyện như thế được nửa năm thì ni cô từ biệt nàng ra đi, trước khi lâm hành có dặn dò bảo với nàng rằng:
- Về kiếm thuật như vậy là con đã học thành rồi. Vùng này không thể yên được đâu. Con hãy sớm mà tính kế trước đi.
Vân Tiên đem lời ni cô dặn bảo nói cho cha mẹ nàng biết, nhưng cha mẹ nàng lại cười, cho rằng đó chỉ là những sàm ngôn bậy bạ.
Ít lâu sau đó, cả vùng Hàng Châu bị giặc cướp nổi lên như ong vỡ tổ, quan quân đại bại, bỏ chạy tán loạn. Sau đó đến lượt Tô Châu, Thường Châu cũng lần lượt rơi vào tay giặc. Dân chúng trong vùng hoảng hốt giắt díu nhau di tản. Khi vừa ra khỏi thành thì vừa lúc giặc ùa tới. Cả gia đình Vân Tiên bị giặc uy hiếp bắt đi theo, chỉ riêng mình nàng thoát được. Nàng phải ăn mặc giả làm con trai, lẩn vào đám giặc để tìm cha mẹ nhưng cuối cùng biệt vô âm lên. Nàng phẫn hận vạn phần, thề phải giết cho hết giặc mới thời. Nàng tìm đường đến thẳng ổ giặc ở Kim Lăng, làm thân với bọn tướng giặc, thường vào phủ của Thiên Vương, nên dược biết hết các cửa nẻo lai vãng, đường đi lối lại
Một tối Vân Tiên điều tra được biết là Thiên Vương sẽ mở dạ yến ở Hàn Hương Ðình. Bốn phía chung quanh đình là một mẫu đất rộng, trồng hàng vạn gốc hoa mai, lại gặp đúng mùa hoa nở, hương thơm ngào ngạt, tản mạn cánh rơi lả tả như tuyết, bay vào tận cả bàn tiệc.
Vân Tiên bắt chước ăn mặc theo lối cung nữ của giặc.
Cũng tô son điểm phấn, quần áo hoa lệ, ôm chiếc đàn u niên, ôm thiếu niên vào lòng hôn lấy hôn để.
Thiếu niên vừa kinh ngạc vừa giận, cố gắng gỡ Tôn ra quát mắng không nễ nang.
- Ðồ thất phu cuồng dại! Ðã có gia thất rồi mà không chịu sửa đổi tật cũ. Trên đời há lại có hạng người không biết liêm sĩ tự trọng như thế này sao? Nói xong đẩy thật mạnh Tôn một cái té xuống ghế, hầm hầm giận dữ bỏ đi.
Vừa lúc đó Bích Bích xuất hiện, thấy vậy mặt hoa bừng bừng nộ khí, một lúc thật lâu, sau mới thở dài nói:
- Thế là công cốc! Cái con người tồi bại này, ta đâu còn có thể đem mệnh số ra mà giảng dậy cho được nữa.
Rồi không một lời từ giã biến mất.
Trong nhà Tôn, mọi đồ dùng khí vật cũng không cánh mà bay. Chớp mắt chẳng còn một thứ gì.
Lúc Tôn hôn người thiếu niên, chàng chỉ cảm thấy một mùi dị hương xông đến tận óc, dây đậm cả quần áo, mấy ngày không hết, sau đó cứ dân dần tụ vào dưới nách tôn, biến chàng thành một mùi dê hôi nồng nặc, suốt đời không chữa được.