Thượng Quan Sinh
Dịch Giả : Phạm Xuân Hy

Nguyên tác: Ðã Vũ Thu Ðăng Lục

Tác giả: Tuyên Ðỉnh

Thượng Quan Sinh tự là Ðồng Khanh, tên là Tiêu, người Lạc Dương, lúc còn bé theo cha đi làm quan ở Tỉnh An Huy, lớn lên tinh thông học thuyết của Thân Bất Bại và Hàn Phi Tử, được Thái Thú tỉnh Chung Ly mời đến làm mạc khách trong phủ, phụ trách xét đoán các vụ án. Hai người rất là tâm đầu ý hợp.
Sinh dung mạo trông bảnh bao đẹp đẽ, lại giỏi tô điểm trang sức, tính tình hào sảng khẳng khái, thích kết
giao bạn bè, nhưng vì quá kén vợ nên dù đã hai mươi tuổi mà vẫn ở không, chưa thành gia thất.
Thái thú vốn người họ Kim, thuật giả không nhớ tên gọi là gì, thấy Sinh như vậy, muốn tặng chàng một người tỳ nữ, nhưng chàng không nhận.
Chừng xảy ra vụ người nữ tỳ thông gian với một người nam bộc, việc bại lộ, liên lụy cả đến người vợ Thái
Thú, khiến ông tức giận, đích thân đứng ra điều tra xét xử vụ án.
Sinh phải hết sức hòa giải dàn xếp. Một mặt cấp tiền cho người nam bộc trốn đi. Mặt khác xin lại Thái Thú người tỳ nữ rồi cho đi lấy chồng khác.
Sau đấy lại xây ra vụ có người con gái nhà đại phú ở trong thành lấy chồng ba tháng mà sinh con, cha mẹ
chồng xấu hổ uất ức, kiện đến Thái Thú. Thái Thú định dùng những hình phạt tàn khốc để điều tra vụ án, nhưng Sinh vội vã can ngăn, rồi âm thầm kín đáo tra hỏi té ra chàng rể trước đó từng leo trộm tường vào khuê phòng của người con gái ngủ chung với nàng, có chứng cứ xác thực. Vì thế, vụ án được xếp lại.
Kim thái thú có đứa con trai, thường ngày lêu lổng hung hãn, nghi ngờ Sinh ăn hối lộ, phao ngôn phỉ báng
chàng. Thái Thú cũng có bụng hoài nghi, thỉnh thoảng buông ra những lời nói bóng gió hài hước.
Sinh thấy vậy, cũng bực mình dủ áo từ giã bỏ đi.
Nhưng trời đất mang mang vô định, Sinh không biết đi đâu ý muốn đến viên quan Trung Thừa ở Sơn Ðông, trước kia là bạn đồng khoa với tiên phụ chàng, để nhờ tiến dẫn, tìm đường độ nhật. Khi đến nơi, chẳng may viên quan Trung đã quá cố. Sinh bất đắc dĩ, đành bỏ hết tiền trong túi ra làm lộ phí, ngao du sơn thủy, các thắng cảnh Bồng Lai hải thị, Thái Sơn nhật xuất, Khổng Miếu văn bia. Không đâu là Sinh không có dấu chân chàng.
Thấm thoát thoi đưa, hai năm phút chốc bay vèo, Sinh theo đường cũ trở về cố hương, đến vùng Toán Sơn và Qua Bộ, ngầy gặp quan Thái Sử họ Khấu, vốn là chỗ quen biết của tiên phụ chàng, nay đã thoái lại hồi hưu, vui cảnh lâm tuyền, trong một tòa biệt dã, nằm trên bờ Trường Giang, thật vô ưu nhã.
Quan Thái Sử thấy Sinh là người có tài, đem lòng quý mến, mời chàng về nhà giúp việc chính lý gia phổ.
Chàng được cho ngụ trong một tòa cổ miếu ở phía Ðông thôn, ngày ngày có đầy tớ cơm nước phục dịch. Nơi đây cây cối đình đài, cửa không khách tục, đoạn tường ngăn cách, chỉ nghe tiếng ngư phủ nghêu ngao, Sinh đem ra yêu thích, bèn nhận chốn này làm nơi yên vui hưởng lạc, không còn nghĩ đến việc học hành tiến thủ nữa. Một buổi tối, cơm nước xong xuôi, đứa ở đi về, còn lại mình Sinh. Chàng đem ghế ra ngồi bóng mát. Trên trời, trăng lờ mờ vàng vọt, tứ phía đom đóm lập lòe, Sinh bỗng thấy một gã thiếu niên, mình mặc áo trắng, quạt lụa cầm tay, tú mỹ nhà hạ, xinh đẹp như ngọc thụ lâm phong, tưởng chừng trên đời không còn người thứ hai nữa. Thiếu niên từ phía bụi trúc ở mé tường phía tây đủng đỉnh bước ra, bồi hồi đi tới lại lui, mắt trông xa chờ đợi, chốc chốc lại cúi đầu khe khẽ ngâm một bài từ.
Ngọc lậu sạ đình nhân sạ định.
Trọng tử tường biên, cách trước la phu kinh.
Bạc bạc sa song hà cố tuấn,
y hy thiểm cá nhân nhi ảnh.
Thiếu niên ngâm nga mấy lần mà vẫn không sao hạ nổi câu chót. Sinh thấy vậy mỉm cười bèn nối vần họa
tiếp:
Lập biến ngân giai thùy ký tín?
Giá đáp thương đài, liệu hạ tiêm tiêm ấn
Mạch địa nhất thanh hoa hạ
Ðầu hồi hảo nguyệt viên như kính.
Thiếu niên nghe thấy Sinh ngâm xong, lập tức tiến lại gần, hỉ hoan bắt chuyện:
- Thật chẳng ngờ đêm hôm khuya khoắt lại có thể gặp được người đồng điệu!
Rồi hai người cùng vào trong nhà ngồi, thăm hỏi chuyện trò. Người thiếu niên tự giới thiệu là người họ Tra,
tự là Cầm Ngân, hàng xóm bên cạnh, cách nhà Sinh bằng một con lộ nhỏ.
Sinh đích thân đứng dậy đi đun nước pha trà mời khách. Cầm cũng tự động bẻ những cành khô cho vào bếp.
Suốt đêm hai người chỉ ngồ tán gẫu, nói những truyện vẩn vơ, mãi đến lúc gà gáy sáng, Cầm mới đứng dậy từ giã ra về Sinh đưa ra ngoài lộ, ân cần hẹn Cầm ngày hôm sau gặp lại.
Cầm nói:
- Những lời nói quê mùa của đệ thật không đủ trợ hứng cho huynh. Nhưng đệ có chút tài mọn, ngày mai xin được phép biểu diễn cho huynh nghe, chẳng hay có làm phiền sự tĩnh mịch của huynh không?
Sinh đáp:
- Thật là vạn hạnh? Vạn hạnh!
Rồi về phòng, tắt đèn lên giường nằm, đầu óc vẩn vơ tơ tưởng đến phong thái khả ái Cầm, đâu có thua kém gì nàng mỹ nữ Nam Oai ngày xưa.
Tối hôm sau, Sinh có ý chờ đợi, một lúc thật lâu mà vẫn không thấy Cầm tới...
Ba bốn hôm sau Cầm mới đến. Sinh từ tốn trách mát Cầm sai hẹn. Cầm đáp:
Chương sót xa than thở:
- Nào ngờ bọn mình lại gặp nhau cả ở đây. Nhưng không biết đệ phạm tội gì, các huynh có ai hay không?
Cả bọn đạo tặc nghe Chương hỏi thế đều cười khỉnh đáp:
- Chính bọn đệ mời huynh vào đây. Mấy hôm trước bị tra tấn đủ cả ngũ hình ở ngoài cửa công, bọn đệ kiên quyết không khai, duy có nói huynh là người chủ chứa các đồ đã cướp được, như nếu có bắt được huynh thì mới chịu nhận tội, ai ngờ huynh lơ là để rơi vào lưới.
Chương nói:
- Ðệ với các huynh chẳng oán thù chi, lẽ nào lại hãm hại nhau như vậy?
Tiếng nói đáp lại:
- Bọn đệ lẽ nào lại có thù oán gì với huynh. Cái ơn cơm no rượu say đãi đàng hôm ngày Tết mồng năm tháng năm đến nay vẫn còn nhớ, nên muốn nhân dịp này đền đáp lại huynh. Thú thực với huynh bọn đệ đều là những tay giang hồ đạo tặc đầu sỏ. Chẳng hạn như Lâm Hắc Nhi là người Ðàm Thành, rồi đến Ngoa Nô người Cối Kê; người thứ ba là Trương Báo, người Hải Lăng; người thứ tư là Vương Tử Cầm, ngư­ời Mộc Dương; người thứ năm là Tiểu Thứ Phi, người Ðại Lương. Tất cả bọn đệ đều giỏi võ nhanh nhẹn, đã nhiều lần chống cự với quan quân, nên bị án tử hình. Nay tuy bị bắt, nhưng trốn khỏi nhà giam này đối với bọn đệ đâu khó khăn gì, chỉ vì biết đại số đã đến kỳ đều đành thúc thủ tựu mệnh vậy thôi. Ngày huynh ra khỏi nhà tù, ấy chính là ngày bọn đệ lên đoạn đầu đài đấy. Xin huynh nhớ kỹ tính danh bọn đệ, để mỗi năm cho một bát cơm, một chén rượu, một sâu tiền giấy, thì bọn đệ ở dưới cửu tuyền cũng muôn vàn cảm kích ân sâu.
Bấy giờ Chương mới hiểu rõ nguyên nhân bọn đạo tặc muốn đưa chàng vào nhà lao, bèn nói:
- Ðệ vốn là kẻ nhát gan hay sợ, còn các huynh là những tay nghĩa sĩ trên đời. Ðệ xin cố gắng làm theo dặn
bảo của các huynh.
Một lát sau thì trời hừng sáng. Tia nắng qua các khe hở lọt vào trong nhà tù, soi tỏ diện mạo từng người. Bấy giờ cả bọn mới nhìn nhau chào hỏi, vừa lau nước mắt vừa cười, tựa như những người bạn cố tri biết nhau đã từ lâu rồi vậy.
Tối hôm sau, Chương nghe bên ngoài nhà tù có tiếng ngựa xe huyên náo, lính tráng hò hét dọn đường, thì chàng biết là quan tri phủ họ Lương đã trở về.
Lâm Hắc Nhi vội vã cởi áo ngắn lót mình trao cho Chương mặc vào người. Còn Ngoa Nô và Trương Báo mỗi người cũng tự cởi chiếc áo ngắn tay đưa cho Chương, rồi ghé tai dặn dò:
- Trong cái áo này có một vật, huynh đừng để mất, cũng đừng nói cho ai biết. Nếu không, vật trong đó sẽ
không còn là của huynh nữa đâu. Trước cửa nhà huynh, giữa đám gò mả lau sậy, có một cây bạch dương đã chết khô, trên cây có hai tổ chim thước, dưới gốc cây là một ngôi cổ mộ, dưới tấm bia đá có hai cái chum thật lớn, bên trong cất dấu nhiều châu báu. Khi ra về, huynh hãy chờ đêm tối không có ai thì ra đào lên mà lấy. Nhớ kỹ, xin huynh đừng quên đấy.
Nói xong, khảng khái dạt dào, lã chã lệ sa. Chương cũng cầm lòng không nổi, khóc chẳng thành tiếng.
Một lát sau lại nghe có tiếng bọn lại dịch hò hét chửi bới, hung hãn như lang sói. Ðã đến giờ quan thẩm án
thăng đường. Cả bọn đạo tặc năm tên bị lôi ra khỏi nhà lao. Sau đấy có tiếng hô gọi đến tên Chương, rồi chàng cũng bị đem ra khỏi nhà lao, dẫn đến công đường. Lúc bị thẩm vấn, thấy Chương mình mẩy run rẩy, đau khổ khóc lóc, Lâm Hắc Nhi vừa cười vừa mắng:
- Ðồ cẩu trệ? Ta há lại quen nhà ngươi sao. Hôm Tết mồng năm tháng năm nếu biết đem rượu thịt đãi đằng bọn ta thì đâu đến nỗi này.
Nhân thế chiêu cung:
- Tên họ Chương này quả tình vô tội. Chẳng qua hôm chúng tôi đi đào tang vật lên, đường từ Hoài Âm đi qua nhà hắn, xin hắn cho ít rượu thịt, chẳng những hắn không cho, lại còn lấy cành hoa lựu mà đập lên đầu, nên để tâm thù hận, vu cho hắn để nhập chung cùng án, hắn thực không phải là người toa tàng đồ gian. Còn như bọn chúng tôi, phạm phải tử tội, không còn sinh lộ, nay xin chiêu cung để cho vụ án kết thúc.
Vị quan thẩm án an ủi Chương, nói:
- Anh là người dân lương thiện vô tội bị liên lụy, nhưng cũng có cái tội là không chiêu đãi khách hàng.
Sau đó tháo cũi thả Chương ra.
Chương khấu đầu tạ ơn rời khỏi công đường, đi tìm người con lớn ở lữ quán, thì quả nhiên được biết là năm tên cường đạo bị giết đúng ngày chàng được thả.
Chương bảo con lén mua quan tài, thâu nhập thi thể của các cường đạo, rồi mua một khoảnh đất mai táng tử tế.
Lúc về đến nhà, Chương cởi chiếc áo lót cùng hai chiếc áo ngắn tay ra xem, chỉ thấy sáng lạn lấp lánh đầy
những vàng bạc châu báu, trị giá hơn vạn tiền.
Ðến nửa đêm Chương đem sống cuốc ra chỗ gốc cây bạch dương, nậy tấm bia lên, thì quả nhiên ở bên dưới có hai chiếc chum lớn, đúng như lời dặn của bọn cướp, vật tàng trữ tính ra giá đáng hàng chục vạn.
Từ đấy Chương trở thành cự phú, dời nhà đến Tô Châu, và bảo con cái chọn mua một khoảnh đất gần chỗ mộ phần của năm tên cướp, hàng năm cúng tế không quên.
Chương cũng nghỉ nghề bán quán, chuyển sang kinh doanh thương mại. Ðến nay cả vùng Hoài Âm còn nghe truyền tụng câu chuyện trên đây.

Khi ấy quân giặc đã lập xong ngụy chính quyền, an ninh trật tự tại vùng Nguyên ở cũng phần nào tái lập.
Chàng chọn ngày lành tháng tết kết hôn với Tố Lan. Tuy thế, tặc binh nghiệt đảng vẫn đêm đêm xuất hiện hoành hành, cướp bóc tiền của, bắt cóc phụ nữ. Bất luận trẻ già, xấu đẹp, đều đem đến giam ở một nơi gọi là "Tỷ Muội Quán. " Giam giữ một thời gian không đủ lương thực cung cấp bèn ra bố cáo cho thân nhân mang tiền đến chuộc, hoặc bán làm nô tỳ, tiểu thiếp.
Riêng về Tố Lan vóc người mảnh khảnh, quá yếu đuối, không làm nổi hết các việc gia vụ. Còn Dương phu nhân mừng vì được gặp lại con, cốt nhục đoàn viên, bịnh nhờ thế mà tạm thời thuyên giảm, nên nhờ một người hàng xóm già làm tiểu lại cho quân giặc ở địa phương vào trong thành mua một đứa nô tỳ, về làm con nuôi, để làm việc thay Tố Lan.
Khi mang người nô tỳ về, cả hai vợ chồng Nguyên mới thoạt nhìn đã vô cùng kinh ngạc. Té ra người nô tỳ ấy không ai khác hơn là Phan Tứ Cô, mà Nguyên đã gặp cái đêm đến gia trang nhà họ Lý.
Phan Tứ Cô thuật lại cho Nguyên biết:
- Sau khi công tử đưa Tố Lan về được hai ngày, thì quả nhiên Lý tìm về nhà, nhưng ngồi chưa nóng chỗ, giặc đột nhập thình lình. Lý không kịp chạy, bị giặc bắt được.
Chúng hạch sách tiền bạc gắt gao, Lý chối không có, nên bị chúng nổi giận đánh cho vô kể. Bà lão thấy vậy, chạy ra van vỉ xin hộ, liền bị lôi ra chém đầu cùng với Lý.
Riêng thiếp, bị chúng bắt về giam ở "Tỷ Muội Quán, " lăng nhục ngược đãi còn hơn cả bọn xướng kỹ hạ tiện. Không ngờ hôm nay lại được gặp lại công tử.
Cả nhà nghe xong, ai nấy đều nhìn nhau cảm khái thương cho số phận của nàng. Nàng xin Nguyên cho được làm tiểu thiếp. Nhưng Nguyên thẳng thắn từ chối, nói:
- Tuy rằng Lý đã chết, nh­ng nàng cũng nên vì Lý mà thủ tiết. Chẳng nên có ý như vậy!
Khiến cho Tứ Cô đỏ hồng mặt xấu hổ. Nhưng Tố Lan đã vội vã phất tay áo đứng dậy, vỗ vào ngực, than thở:
- Trời ơi là trời? Ðúng là báo ứng rõ ràng không sai chút nào. Thiếp không phải kẻ đố ky, ghen sằng. Chàng cũng chẳng phải hủ lậu câu chấp. Xin chàng hãy nhận lời Tứ Cô cho thuận ý trời và hợp lòng người.
Nguyên hỏi lý do, bấy giờ Tố Lan mới đem chuyện Lý Vạn Niên lập kế hãm hại nàng, thuật lại đầu đuôi.
Phan Tứ Cô nghe thế cũng không dằn được cơn giận, nói:
Làm chồng mà táng tận lương tâm như thế, có xuống âm phủ bị mọi hình phạt cũng là đáng lắm.
Nguyên khiêm tốn từ tạ lời yêu cầu của Tứ Cô, và tự cảnh giới mình, nói:
- Làm kẻ đọc sách thánh hiền mà không giữ phạm hạnh, Lý Vạn Niên chính là cái gương cho mọi người soi đấy
Vài hôm sau, Tố Lan cố ý chuốc rượu Nguyên say, rồi lén cho Tứ Cô đến ngủ thay chỗ của mình. Nguyên sẵn men rượu, không rõ mận đào, bèn cùng Tứ Cô hoan lạc
Việc vừa xong, thấy Tố Lan cầm đèn, bưng trà nóng từ nhà ngoài vào cho hai người uống, khiến cho Nguyên cảm thấy thập phần lúng túng, bảo với Tố Lan.
- Ta chẳng phải là kẻ ham thích gà đồng mà ghét bỏ gà nhà. Chẳng ngờ hôm nay lại rơi vào bẫy của khanh!
Tố Lan cười đắc ý, nói:
- Thiếp giỏi sửa sang sạn đạo, ám độ. Trần Thương cho chàng đưa quân vào cửa Hàm Cốc, chàng còn trách gì nữa?
Lúc đó, thế giặc còn mạnh, chưa hẳn tiêu diệt, mà Nguyên đã một thê, một thiếp, sống như người nước trong sách của Mạnh Tử vậy.

--!!tach_noi_dung!!--