Đánh máy: check_rambutan
Chương 13

Nhưng đến khi Kirianôva ma quái vừa cười sằng sặc vừa tuyên bố rằng chuẩn uý không đứng vững trước những nét quyến rũ của chị chủ nhà thì Lida bỗng nổi giận:
- Bậy bạ!…
- Cậu yêu anh ấy rồi! – Kirianôva reo lên đắc thắng – Brichkina của chúng ta phải lòng rồi, các cậu ơi! Phải lòng ông sĩ quan rồi!
- Khổ thân con Lida quá! – Guốcvích thở dài rất to.
Thế là mọi người huyên náo, cười rộ, còn Lida thì đành khóc tức tưởi và bỏ chạy vào rừng.
Cô ngồi khóc trên gốc cây cụt cho đến lúc Ôxianina ra tìm về.
- Ngốc thế, làm sao mà cậu phải khóc? Cần phải sống đơn giản hơn nữa. Đơn giản hơn nữa, hiểu không?
Nhưng Lida luôn luôn sống ngột ngạt vì sự e lệ của mình, còn chuẩn uý thì vì nhiệm vụ. Họ chưa bao giờ gặp nhau dù chỉ bằng ánh mắt, nếu không có dịp may này. Và vì thế Lida chạy nhanh như bay qua rừng.
“Sau này tôi sẽ cùng hát với cô, cô Lida ạ - chuẩn uý nói - Chiến đấu xong chúng ta sẽ cùng hát…”
Lida nghĩ đến mấy lời của anh và mỉm cười e sợ cái tình cảm mãnh liệt đầy sức mạnh thảng hoặc lại trỗi lên trong lòng cô làm đỏ hồng đôi má mịn màng. Mải nghĩ đến anh, cô đã vượt qua cây thông làm mốc lúc nào không hay, khi đến đầm lầy cô mới nhớ đến gậy thì chẳng muốn quay trở lại nữa. Ở đây còn khối cây, Lida đã chọn được cây gậy vừa tay.
Trước khi bước xuống làn nước đặc quánh, cô đứng lặng yên nghe ngóng đôi chút rồi mới từ tốn cởi bỏ váy.
Cô buộc váy vào đầu gậy, thận trọng cho áo vào trong dây lưng buộc lại dây quần trong, rồi mới xuống nước.
Lần này lại không có ai đi trước khua bọt bẩn cho cô nữa.
Váng nước sền sệt bám vào hai bên vế đùi cô, đuổi theo cô. Lida vừa thở hổn hển vừa nặng nhọc chao người đi mới tiến lên được. Cô phải đi từng bước, chân tê cóng trong làn nước băng giá và không được rời hai cây thông con trên gò.
Nước bẩn, giá buốt, đất nhầy nhụa như một con vật sống phập phồng dứơi chân, tất cả cô đều không sợ. Cô chỉ sợ cô độc, sợ cái tịch mịch đến chết chóc như dưới âm ty địa ngục đang bao trùm khắp đầm lầy xám xịt. Lida cảm thấy một nỗi lo sợ gần như thấp hèn nhất, nỗi lo sợ ấy chẳng những không bớt dần đi, mà mỗi bước nó lại nhân lên to lớn hơn, cô run lên một cách vô vọng và đáng thương, cô sợ phải quay lại đằng sau, sợ phải làm một động tác thừa, thậm chí sợ phải thở dài một tiếng hơi lớn.
Cô không nhớ kỹ cô đã lên gò như thế nào. Cô đã quỳ gối xuống, úp mặt vào đám cỏ mục mà khóc. Cô khóc nức nở một hồi, nước mắt nhòe cả đôi má bầu bĩnh, toàn thân cô run lên vì rét, vì cô đơn và vì nỗi sợ ghê hồn.
Cô đứng dậy nước mắt vẫn còn chảy. Cô đi qua gò, hít thở mạnh, rồi cô định hướng đi tiếp, không kịp nghỉ ngơi lấy sức, đã bước ùa xuống ao bùn ngay.
Đầu tiên nước không sâu và Lida thấy yên tâm, thậm chí còn vui nữa là khác. Chỉ còn một quãng nữa thôi, dù nó có khó khăn đến mấy đi nữa thì sau đó cũng là đất nổi rắn chắc, là đất mẹ thân yêu có cỏ mọc và có cây xanh. Lida đã nghĩ đến chuyện cô sẽ tắm ở đâu, cô nhớ lại mấy cái hồ nước mưa và nghĩ bụng xem có nên giặt ngay quần áo không hay là đợi lúc về trạm. Chỉ còn chút xíu đường nữa, quãng này cô nhớ rõ lắm, nhớ cả những chỗ vòng ngoặt, vì thế cô mạnh dạn tính rằng chỉ một tiếng hay tiếng rưỡi nữa là cô về đến đơn vị.
Đường đi mỗi lúc một bước khó hơn, nước ngập đến đầu gối, nhưng bờ bên kia mỗi lúc một gần đến nỗi Lida đã nhìn thấy rõ mồn một, rõ cả từng vết nứt một trên cái gốc cây mà chuẩn uý đã đứng và bước xuống nước. Anh ấy thật buồn cười, thật vụng về, suýt ngã là khác.
Rồi Lida lại quay sang suy nghĩ về Vaxkốp, thậm chí cô lại còn mỉm cười nữa. Họ sẽ hát với nhau, dứt khoát là phải hát, một khi anh ấy hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu và trở về. Cô chỉ còn phải khôn khéo một chút, phải ma lanh mà nhử cho anh ấy vào rừng buổi tối. Lúc đó thì…vào rừng sẽ biết ai mạnh hơn ai. Lida hay chị chủ nhà, người thiếu phụ ấy chỉ mạnh ở chỗ được sống chung với anh dưới một mái nhà…
Một cái bong bóng màu xám nổi phồng lên trước mắt cô. Nó nổi lên thật bất ngờ, thật nhanh chóng và thật gần gũi đến nỗi Lida không kịp kêu một tiếng nào, chỉ lạng người như cái máy sang một bên. Chỉ một bước sang bên thôi mà chân cô lập tức mất điểm tựa, cứ lơ lửng trong cái khoảng không nhớp nhúa và cái hồ bùn như có những chiếc kìm mềm mại siết lấy đùi cô. Cô tìm mọi cách giữ thằng bằng để bước lại đường cũ, toàn thân cô đè nặng lên đầu chiếc gậy. Chiếc cành khô ấy kêu rắc lên một tiếng và Lida lập tức chìm ngỉm xuống dưới mặt nước bùn tê cóng.
Đất vẫn không thấy đâu. Chân cô như bị kéo xuống chậm chạp, chậm chạp đến kinh khủng, tay cô chới với bơi bơi trong nước. Lida nín thở, oằn mình trong cái chất lỏng sền sệt. Con đường vẫn rất gần đâu đây: một bước, nửa bước thôi, ngay bên cạnh cô, nhưng nửa bước ấy cô không thể nào bước sang nổi.
- Cứu tôi với!…Cứu với!…Cứu tôi với!…
Cái tiếng kêu cô đơn, khủng khiếp ấy dội lên trên đầm lầy thờ ơ màu sắt gỉ. Tiếng kêu bay lên ngọn cây thông, quyện vào vòm lá những cây trăn, reo xuống thành những tiếng xì xào rồi lại cố hết tàn lực bay lên vòm trời tháng Năm trong trẻo.
Lida nhìn thấy rất lâu bầu trời xanh lơ tươi đẹp. Cô thở phì phò, tay quẫy tung lớp nước bẩn và rướn lên, rướn mãi về phía bầu trời, cô rướn người lên và vẫn tin tưởng.
Mặt trời chế là xong!..- Vaxkốp nói vào những lúc ngừng cười – Bây giờ thế là xong, chúng chạy đâu cho thoát nếu Brichkina về kịp
- Nhất định sẽ về kịp – Ôxianina nói giọng khản đặc, và mọi người lại bật lên những tiếng cười khanh khách, vì giọng Ôxianina khàn hẳn ra một cách buồn cười kỳ lạ. – Chân con bé nhanh lắm.
- Nào, uống chúc mừng thắng lợi nào! – Vaxkốp nói và rút cái bi đông quý báu của anh ra - Uống đi, các cô, uống mừng đôi chân thoăn thoắt của Brichkina và những bộ óc thông minh của các cô!…
Mọi người nhộn nhịp hẳn lên, họ lấy khăn mặt ra trải trên đá, cắt bánh bì, thái mỡ muối, chia cá. Và trong khi họ làm những công việc rất là đàn bà ấy thì chuẩn uý ngồi xa ra một quãng, như thường lệ, anh hút thuốc là chờ có người gọi, và anh mệt mỏi nghĩ rằng những gì đáng sợ nhất đã qua …
Lida Brichkina suốt mười chín năm sống trong cảm giác chờ đợi ngày mai. Mỗi buổi sáng ngủ dậy tâm hồn cô lại xốn xang với những dự cảm nóng bỏng rằng cô sẽ gặp một niềm hạnh phúc sáng chói, nhưng ngay lập tức tiếng ho rũ rượi của bà mẹ lại đẩy lùi cuộc hẹn hò hạnh phúc ấy sang đến ngày mai. Tiếng ho ấy không giết chết dự cảm của cô, không phá vỡ nó mà chỉ đẩy lùi một ngày.
- Mẹ con rồi sẽ chết mất - bố cô báo trước một cách nghiêm nghị.
Suốt năm năm, ngày nào ông cũng chào hỏi cô với những lời ấy. Ngày nào cô cũng ra sân phân phát thức ăn cho lợn, cho cừu, cho con ngựa thiến già. Rồi cô rửa ráy, thay quần áo cho mẹ và bón xúp cho mẹ. Cô phải nấu nướng, dọn dẹp trong nhà, giúp cha đi kiểm tra rừng, rồi chạy ra cửa hàng hợp tác xã tiêu thụ gần đấy mua bánh mì. Các bạn gái của cô đã học hết lớp mười từ lâu: đứa thì đi xa học lên, đứa thì đi lấy chồng, chỉ còn Lida cứ ở nhà cho mẹ ăn, dọn dẹp nhà cửa rồi lại cho mẹ ăn. Cứ thế mà đợi chờ ngày mai sẽ đến.
Cái ngày mai ấy trong nhận thức của cô không bao giờ gắn liền với cái chết của mẹ cô cả. Khó khăn lắm cô mới nhớ được những ngày mẹ cô còn khoẻ, nhưng bản thân cô đã là bao nhiêu cuộc đời, đến nỗi trong đầu cô không còn chỗ để hình dung thế nào là cái chết nữa.
Khác với cái chết, điều mà cha cô vẫn thường nhắc đến với vẻ nghiêm nghị khác thường, sự sống đổi với cô là một khái niệm thật gần và dễ thấy. Nó nằm đâu đó trong cái ngày mai toả ánh hào quang, nó lượn lờ quanh khu rừng heo hút, nhưng Lida biết rõ rằng cuộc sống ấy có thật, rằng cuộc sống dành cho cô, rằng nó không thể nào bỏ qua cô được, cũng như cô không thể nào không đợi ngày mai. Và Lida đã biết đợi chờ.
Từ năm mười bốn tuổi cô đã bắt đầu học cái nghệ thuật vĩ đại ấy của đàn bà. Bệnh tật của mẹ cô đã bứt cô ra khỏi nhà trường. Đầu tiên cô chờ để được quay lại lớp học, sau đó chờ được gặp gỡ bạn bè, rồi cô chờ có được những buổi tối hiếm hoi thư thả để ra đứng vớ vẩn gần câu lạc bộ, rồi sau…
Rồi đến lúc đột nhiên cô thấy chẳng còn gì để mà chờ đợi. Bạn bè cô vẫn còn đi học, hoặc giả đã đi làm và sống xa cô, chúng nó lo những điều mà dần dà cô không còn cảm thấy nữa. Những thằng con trai hồi nào cô có thể dễ dàng thoải mái với nhau và cười đùa vui vẻ trong câu lạc bộ trước giờ chiếu bóng, thì bây giờ họ đã ra người xa lạ, hay đùa cợt. Lida bắt đầu trốn tránh, im lặng, bắt đầu rời xa những nhóm người vui nhộn và cuối cùng thôi hẳn không đến câu lạc bộ nữa.
Tuổi thơ cô trôi đi như thế đó, và cùng ra đi với tuổi thơ là những đứa bạn xưa. Bạn mới thì không có, bởi vì ngoài những bác gác rừng, chẳng có ai hé cánh song thưa đón ánh đèn dầu leo lét của cô cả. Lida thấy đau khổ và kinh hãi vì cô không hiểu rằng rồi cái gì sẽ đến thay thế cho tuổi thơ xưa. Một mùa đông âm thầm đã trôi đi với nỗi lòng cô rắm rối và sầu muộn, nhưng sang xuân bố cô một hôm bỗng đánh xe về mang theo một người thợ săn.
- Anh ấy muốn sống nhờ nhà ta ít lâu – ông bảo con gái – Nhưng biết xếp cho anh ấy năm đâu được? Mẹ con đang ốm nặng lắm.
- Con xem gian cỏ khô có được không?
- Hãy còn lạnh lắm bố ạ - Lida rụt rè nói.
- Cho tôi mượn chiếc áo lông để đắp được không?
Bố cô và khách ngồi uống rượu rất lâu trong bếp.Bên kia bức tường gỗ mẹ cô lại ho sù sụ. Lida chạy vào nhà kho hầm lấy dưa bắp cải rồi cô đi rán trứng và lắng nghe.
Bố cô nói nhiều hơn khách, ông uống từng chén rượu một, lấy tay bốc dưa bắp cải trên đĩa cho thẳng vào cái miệng đầy râu của mình rồi vừa nuốt vừa nói liên tục:
- Anh cứ chờ đấy, cứ chờ đây, anh bạn tốt bụng. Cuộc sống, cứ chờ đấy, anh bạn tốt bụng ạ. Cuộc sống, cũng như cánh rừng, phải chặt quang nó đi, phải dọn sạch cho nó, phải như thế chứ? Anh cứ chờ đấy. Còn khối những cành khô, thân mục, những gai góc rườm rà. Đúng thế không?
- Phải dọn sạch hết - người khách cũng khẳng định – Không phải chỉ là chặt quang mà là phải dọn sạch sẽ. Phải nhổ hết cỏ dại cho đất.
- Đúng - ông bố nói – Đúng lắm, anh cứ đợi đấy. Rừng cây thì bọn kiểm lâm chúng tôi hiểu lắm chứ. Ở đây chúng tôi hiểu hết, rừng mà lại. Thế nhưng còn đối với sự sống thì sao? Với cái giống máu nóng biết chạy, biết thở ấy?
- Chó sói chẳng hạn …
- Chó sói?…- ông bố bực tức nói – Chó sói làm hại các anh à?Vì sao mà làm hại?Vì sao?
- Là vì nó có răng chứ sao - Người thợ săn mỉm cười.
- Con vật có tội vì sinh ra là chó sói phải không? Thế là tội cho nó đấy thôi. Đúng thế. Mà ta lại không them hỏi nó. Lương tâm anh thấy có đúng thế không nào?
- Bác Ivan Pêtơrôvích ạ, chó sói và lương tâm là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau đấy.
- Khác nhau?…Được rồi, thế chó sói và con thỏ thì có cùng khái niệm không? Không phải mỉm cười quá sớm, bạn thân mến ạ!… Được, người ta thường cho rằng chó sói là kẻ thù của mọi người. Chúng ta sẽ coi đó là công ciệc của toàn dân và đã tiêu di#phandau">Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---