Đánh máy: Bạch Vân Phi
Hồi 12
Hồng Trạch hồ trung tầm Cửu Vỹ
Thiếu Lâm sơn thượng đả Tình Ma

Sáng ngày hai mươi sáu tháng giêng, Đường chủ Thiên Giải đường Trần Thanh Thư được lệnh xuôi dòng sông Hoài xuống Phân đàn Giang Tô.
Ngân Xuyên mỹ nhân nằng nặc đòi theo, viện cớ chưa từng được thưởng thức cảnh đẹp ở Giang Nam. Bá Câu không dám làm mích lòng cháu cưng của Cô Lâu Ma Quân, đành bấm bụng để nàng đi.
Thiên Vũ sợ trong thời gian chàng rời xa Tổng đàn, Bá Câu có hành động bất lợi cho Kiếm Minh và võ lâm, nên giới thiệu đầu mối liên lạc với Thanh Hải thần tăng.
Chàng mang theo cả Nhật Phi Hồ và đôi Thần Nhụ Dương Huệ Chi hớn hở, ríu rít như chú chim non. Nếu không biết rõ, ai cũng tưởng nàng mới đôi mươi.
Đến ngã ba sông, nơi mà Hoàng Hà chia nhánh thành sông Hoài, Thiên Vũ thấy một chiếc đại thuyền đang neo đậu bên bờ. Chàng thúc ngựa đến gần cao giọng hỏi:
- Bớ chủ thuyền, ta muốn mướn trọn một chuyến để xuống Giang Tô.
Một đại hán vạm vỡ mình trần, đầu đội nón rộng vành bước ra. Gã lễ phép nói:
- Bẩm quan nhân, thuyền này đang chờ nhận hàng đi Bột Hải, không thuộc tuyến Sông Hoài.
Chàng nhận ra gã là Tần Lôi, đệ tử Thanh Long bang. Khu vực này nằm dưới sự khống chế của Tử Vi môn nên thuyền của Thanh Long bang không thể treo cờ và thêu bang kỳ.
Chàng mỉm cười bảo:
- Tần Lôi, ngươi không đi không được đâu.
Họ Tần biến sắc lùi lại, Thiên Vũ tung mình lên không, lộn ba vòng đã vượt qua khoảng cách ba trượng, nhẹ nhàng đáp xuống mui thuyền, chàng hạ giọng nói nhỏ:
- Ta là Phó bang chủ đây, vì muốn trà trộn vào Tử Vi môn nên mới hóa trang thế này.
Tần Lôi thấy Thanh Long lệnh bài lấp lánh trong tay chàng, vui mừng khôn xiết định quì xuống ra mắt. Nhưng một luồ?g lực đạo êm ái đã đỡ hắn lên. Họ Tần đứng thẳng vòng tay thưa:
- Bẩm Phó bang chủ, lúc nãy vì thấy cô nương kia mặt áo tím của Tử Vi môn nên không muốn chở, chứ thực ra thuyền này chưa hề nhận mối hàng nào.
Chàng đưa cho gã tấm ngân phiếu năm trăm lượng rồi bảo:
- Đây là tiền của Tử Vi môn, ngươi cứ nhận lấy, nếu có dư, mua thêm rượu ngon để cùng ta đối ẩm.
Đa số những người sống bằng nghề sông nước đều khoái rượu, một phần là chống lạnh, một phần vì muốn khuây khỏa nỗi nhớ thê nhị Tần Lôi cũng vậy nên gã rất phấn khởi, nhận lấy bạc rồi thét thuộc hạ bắc cầu đưa ngựa xuống. Thấy hai con dã nhân lông vàng lo lớn, đám thuyền phu hoảng sợ, nhưng thấy mỹ nhân thản nhiên nắm tay ác thú nên mới yên tâm.
Quán rượu ở ngay cạnh bờ sông, nên chẳng mấy chốc hơn mười vò rượu Phần Sơn Tây đã được đem về. Biết chúng e dè Huệ Chi nên chàng giới thiệu:
- Đây là Ngân Xuyên mỹ nhân, nương tử của ta, các ngươi đừng ngại.
Bọn giáo đồ Thanh Long bang đồng sụp xuống:
- Chúng đệ tử bái kiến Phó bang chủ phu nhân.
Huệ Chi ngơ ngác không hiểu nhưng cũng xua tay:
- Chư vị bất tất phải đa lễ.
Thuyền dương buồm đi vào nhánh sông Hoài. Thấy đôi Thần Nhu cứ chỉ trỏ mấy vò rượu, rồi nhìn chàng với vẻ van xin. Thiên Vũ bật cười bảo Phi Hồ:
- Lăng ca cho mỗi con một vò rồi đưa vào phòng.
Nhật Phi Hồ dù được xưng hô như huynh trưởng, nhưng trong lòng lão vẫn coi chàng là chủ nhân. Họ Thương đã hai phen cứu mạng cho Lăng Thu, nên lão nguyện suốt đời phò tá. Bọn Tần Lôi thấy hai con vật mừng rỡ chạy lại ôm lấy vò rượu, miệng khọt khẹ? liên hồi cũng không khỏi bật cười.
Họ Tần đã dành phòng tốt nhất cho Phó bang chủ và phu nhân. Dù không sang trọng nhưng rất sạch sẽ và rộng rãi, có cả nhà tắm riêng. Vào đến nơi, Huệ Chi nhoẻn miệng cười:
- Thiếp không ngờ chàng còn là Phó bang chủ Thanh Long bang đấy.
Chàng bèn dìu nàng ngồi xuống giường rồi kể lại chuyện cứu tử Triệu bang chủ.
Đầu giờ Ngọ, Tần Lôi gõ cửa mời hai người ra khoang trước dùng cơm. Huệ Chi đã thay bộ cung trang màu ngọc bích, trông càng thùy mị và thanh thoát. Họ Tần và bọn thuyền phu hầu như không dám nhìn nàng hai lần, chỉ thầm khen Phó bang chủ phu nhân xinh đẹp tuyệt trần.
Gió xuân từ phía đông thổi về lồng lộng, trời vẫn còn lạnh, vì ngược gió nên thuyền trôi rất chậm. Đầu bếp trên thuyền quyết làm hài lòng thượng khách nên các món ăn đều ngon miệng. Tần Lôi được vinh hạnh ngồi ăn với Phó bang chủ, lòng vô cùng phấn khởi, uống hết một vò năm cân mới chịu đầu hàng.
Đường từ Sơn Tây đến Hồng Trạch hồ dài hơn ngàn dặm. Ngày thứ mười chàng mới đến nơi, cặp vào bến đò nơi bờ Nam. Tần Lôi nhất quyết neo lại để chờ chàng trở lại. Thiên Vũ cáo từ hắn rồi lên bờ, đi thẳng đến Phân đàn Giang Tô ở bờ đông Hồng Trạch hồ.
Gần trăm môn đồ Tử Vi môn nằm la liệt, chỉ có mười mấy người còn khỏe mạnh.
Chàng lập tức thăm mạch rồi viết dược phương cho chúng ra tiệm thuốc hốt về? Trong khi chờ xem tác dụng của thuốc, chàng dẫn Huệ Chi lên ngựa dạo quanh hồ để tìm cách xâm nhập. Lãnh Sương tiên tử Mộ Dung Uyển đã kể cho chàng nghe rằng Hồng Trạch bà bà nuôi Bách Niên Cửu Vĩ Giải trong lồng sắt, thả xuống một chiếc ao nhỏ thông với hồ. Ao này nằm ngay hoa viên cạnh phòng Bà bà, nhìn qua cửa sổ là có thể quan sát được.
Cạnh bờ Nam hồ có một khách điếm bốn tầng rất sang trọng. Mang chiêu bài Giang Tô Đại Khách Điếm. Chàng vào đấy đặt hai phòng thượng hạng rồi trở lại P bé, đôi mắt tròn xoe linh lợi. Chung Nam sơn chủ là Sơn chủ của một phái, danh tiếng lẫy lừng thiên hạ, hai con Kim Mao Thần Nhu là tôn chỉ đặc biệt của lão nên dù chưa gặp mặt, bọn võ sĩ gác cổng cũng biết người khách này là ai. Chúng gõ chín lần vào chiếc khánh ngọc rồi mở rộng cửa.
Lát sau, Tử Vi môn chủ bước ra đón tiếp. Bá Câu tươi cười vòng tay:
- Sau trận Côn Sơn, chẳng hay Sơn chủ tịnh dưỡng ở đâu, sao không cho lão phu biết tin?
Trần Thanh Thư mỉm cười, đáp lễ rồi nói:
- Câu chuyện rất dài, lát nữa vào trong, tiểu đệ sẽ thưa sau.
Bá Câu cười ha hả tạ lỗi:
- Thất lễ! Thất lễ! Lão phu vì quá mừng nên quên cả lễ nghị Xin mời Sơn chủ vào uống cùng anh em mấy chén tẩy trần.
Họ Trần bảo tiểu đồng trao cương ngựa cho hai tên võ sĩ áo tím rồi cùng Bá Câu vào trong. Đến cửa sảnh, Bá Câu sai a hoàn hướng dẫn tiểu đồng vào khách phòng trong khu hậu viện nghỉ ngơi.
Đại sảnh của Tử Vi môn rộng rãi và tráng lệ. Bốn vách tường và nền sảnh đều lót đá Đại Lý, chỉ khác nhau ở màu sắc. Trên tấm vách cuối sảnh có ba chữ lớn bằng vàng ròng lấp lánh: “Tử Vi môn”, viết theo lối chữ Triện.
Quanh chiếc bàn lớn bằng vân thạch trắng đã có năm người đàm đạo, bốn nam một nữ. Thấy Bá Câu và Chung Nam sơn chủ bước vào, họ đứng dậy thi lễ, rồi lại ngồi xuống, thần thái vô cùng cao ngạo.
Trần Thanh Thư mỉm cười đáp lễ rồi thản nhiên ngồi xuống. Bá Câu an tọa xong liền giới thiệu:
- Kính cáo chư vị, khách của chúng ta chính là Chung Nam sơn chủ Trần Thanh Thư, uy danh lừng lẫy đất Thiểm Tây.
Lão quay sang nói với họ Trần:
- Đây là Thiên Trì Tẩu tiền bối, hiện đang giữ chức Phó môn chủ. Còn bốn vị này đều là khách khanh hộ pháp, Thanh Sa Chân Quân Tạ Hách ở núi Kinh Môn, Hồ Bắc; Thanh Hải thần tăng; Tý Ngọ động chủ Hàn Cán ở Hồ Nam, và Ngân Xuyên mỹ nhân.
Ngân Xuyên mỹ nhân tuổi khoảng hai mươi sáu, hai mươi bảy, nhan sắc cực kỳ diễm lệ, ngực nở eo thon trông rất quyến rũ. Nàng đảo khóe thu ba, môi anh đào nở nụ cười tươi khen ngợi họ Trần:
- Nghe danh Sơn chủ tài mạo xuất chúng, nay gặp mắt mới biết lời đồn chẳng sai.
Thanh Thư cũng đáp lễ:
- Trần mỗ cũng được nghe giang hồ tán tụng Dương lê nương là võ lâm tuyệt đại nữ nhân, quả chẳng ngoa ngôn.
Thấy hai người đối đáp và nhìn đôi mắt tình tứ của Huệ Chi, đám ác ma biết nàng đã quyến luyến họ Trần. Bọn chúng cũng thèm khát vu vật hiếm có nhưng vì sợ Bá Câu nên không để lộ. Nay Thanh Thư nhờ dung mạo anh tuấn, được nữ nhân để ý, khiến họ sinh lòng ganhghét.
Tiệc tẩy trần được bày ra. Uống được vài chung, Bá Câu cười thâm hiểm hỏi:
- Chẳng hay nội tình trận Côn Sơn thế nào, xin Sơn chủ thuật lại cho lão phu được tỏ tường.
- Tên tiểu tử Lục Thiên Vũ quả là kẻ xảo quyệt, biến ảo phi thường, võ công lại kỳ bí, rộng rãi khiến Trần mỗ mắc lừa mà hại đến tiểu nữ. Nói ra thêm đau lòng, hôm ấy, Trần mỗ theo kế hoạch của Triệu huynh, ẩn nơi rừng phong trên núi Côn Sơn chờ đợi, của nhiên gặp hắn. Nhưng tiểu tử họ Lục biết ngay liền dùng kền khích tướng, nói rằng chỉ trong hai mươi chiêu sẽ đả bại được đôi Kim Mao Thần Nhụ Ngay bản thân Trần mỗ cũng phải ngoài trăm chiêu mới khuất phục được chúng. Vì Thần Nhu có bộ lông dầy mềm mại nên không sợ chưởng phong. Ngờ đâu, hắn luyện thành Kim Cương chỉ lực, đến chiêu thứ mười sáu đã cách không đánh vào huyệt Huyền Cơ của Thần Nhu khiến hai con vật phải chịu thuạ Trần mỗ dù yêu thương tiểu nữ nhưng không thể nuốt lời nên cắn răng cho hắn qua ải. Vì không làm tròn lời hứa với Triệu huynh nên đâu mặt mũi nào đến Hồng Trạch hồ xin thuốc, bèn đưa Lan nhi đến nhà bằng hữu là Thiết Diện Thần Đao Lưu Thắng cũng ở núi Côn Sơn. Bảy ngày sau, tiểu nữ bị chất độc công tâm nên đã qua đời. Trần mỗ nghiên cứu y học hai mươi năm mà không cứu được tiểu nữ, lòng hổ thẹn không còn muốn sống nữa, ở lại Lưu sơn trang lấy rượu làm vui suốt mấy tháng rồi. Nhưng nhờ Lưu Thắng khuyên giải mới nguôi ngoai dần, quyết tìm cho được tên họ Lục xảo trá kia để trả thù. Chợt nhớ đến Tử Vi môn thế mạnh người đông, chắc biết tung tích hắn nên đến đây hỏi thăm.
Thiên Vũ trong lốt Thanh Thư, vừa nói vừa nhìn thẳng vào mặt Bá Câu, nhớ đến phụ thù nên cảm giác bi thương, phẫn hận trào dâng nên sắc diện chàng rất thành thật.
Bọn ác ma hoàn toàn tin tưởng vào thiên cố sự bịa đặt này. Triệu Bá Câu an ủi chàng:
- Lão phu xin chia buồn với Sơn chủ, nhưng tung tích của tên họ Lục như bóng chim tăm cá, đến nay vẫn chưa tìm thấy. Lão phu cũng căm hận hắn đến tận xương. Hay là Sơn chủ ở lại Tử Vi môn làm khách khanh, chừng nào phát hiện được kẻ thù sẽ ra tay báo phục. Sơn chủ nghĩ thế nào?
Thiên Vũ giả đò miễn cưỡng đáp:
- Trầm mỗ đồng ý ở lại phò tá Triệu huynh nhưng chỉ với tư cách cá nhân, không quan hệ đến hai trăm đệ tử phái Chung Nam. Nếu được vậy, xin hết lòng cảm tạ.
Bá Câu vốn muốn lôi kéo phái Chung Nam vào làm vây cánh cho mình, ngờ đâu họ Trần lại chặn đầu trước. Nhưng họ Triệu đã có chủ ý nên hớn hở đáp:
- Lão phu được một mình Sơn chủ góp sức cũng quá đủ, cần gì đến các đệ tử Chung Nam, xin đừng bận tâm.
Cạn xong, Thiên Trì Tẩu hỏi Thanh Thư:
- Trần đệ có chắc rằng tên tiểu tử ấy sử dụng Kim Cương chỉ lực hay không?
Thiên Vũ cung kính đáp:
- Trần mỗ đoán vậy vì thấy chỉ phong vô cùng uy mãnh.
Lão ma thở dài:
- Ngày ấy lão phu cũng bị hắn dùng kế khích tướng xuất kỳ bất ý dùng một chiêu kiếm kỳ ảo làm đổ máu. Khi tập kích Võ Đang sơn cũng gặp một tên bịt mặt trẻ tuổi, kiếm pháp siêu phàm đã thương, nhưng không hiểu có phải là hắn không?
ThiÝi lướt qua tường khách điếm, tung mình mấy lượt đã đến tầng ba, đi thẳng vào phòng.
Thiên Vũ tắm rửa xong, nhờ Lăng Thu cảnh giới rồi khêu sáng đèn, nhắm vào điểm giữa hai mắt linh vật, búng một đạo chỉ phong, Cửu Vĩ Giải lập tức ngất đi.
Chàng cởi túi lưới, tìm chiếc xúc tu thứ chín, có mầu sậm hơn rồi lấy tô sứ lớn bảo Huệ Chi hứng vào. Chàng dùng tiểu đao cắt đầu xúc tu, một dòng máu hồng lợt tanh tưởi chảy ra, gần đầy tô là không còn một giọt. Thiên Vũ đam ngập tiểu đao vào huyệt Mi Tâm của con vật. Cửu Vĩ Giải dãy dụa mấy cái rồi chết ngay.
Chàng rọc ngược lên trên, sẻ đôi đầu nó rồi dùng tay móc ra một viên nội đơn bằng trái long nhãn, tuyền một màu đen nhánh và óng ánh như hắc ngọc. Bỏ Viên nội đơn vào miệng, chàng bưng tô máu uống cạn, lên giường xếp bằng tĩnh tọa. Huệ Chi lo lắng quan sát tình lang. Chừng hai giờ sau, một màn sương màu vàng kim rực rỡ xuất hiện bao quanh người và nâng chàng khỏi mặt giường nửa thước.
Huệ Chi biết công lực chàng đã đến mức đăng phong tọa cực, lư hỏa thuần thanh nên mừng đến sa lệ. Một khắc sau, Thiên Vũ xả công, mở mắt nhìn ái thê tươi cười bảo:
- Kim Thân thần công của ta đã đến tầng thứ sáu, không còn phải sợ Bá Câu nữa.
Huệ Chi âu yếm gật đầu, lấy y phục mới rồi giúp chàng thay áo. Nhật Phi Hồ nghe tiếng trò chuyện đẩy cửa bước vào chúc mừng Thiên Vũ rồi chỉ xác Cửu Vĩ Giải nói:
- Thần vật không nên bỏ uổng, để ta đem xuống bếp xào một dĩa lớn uống mừng Vũ đệ tăng tiến công lực.
Chàng tán thành nhưng dặn gã phải cẩn thận. Lăng Thu suy nghĩ rồi dùng đao cắt con vật ra, để không ai biết đó là thịt giải. Hơn khắc sau, gã bưng dĩa thịt giải xào và vò rượu lên đến. Ba người vui vẻ nhâm nhi.
Thiên Vũ biết món này rất bổ nên ép Lăng Thu và Huệ Chi ăn cho hết. Chàng cũng nhắm thử vài miếng, thấy ngon miệng liền khen Lăng Thu:
- Ai ngờ Nhật Phi Hồ còn là tay thánh thủ về chuyện nấu nướng.
Ắn uống, dọn dẹp xong, Huệ Chi rót trà cho hai người tráng miệng. Lăng Thu tối nay uống rượu hơi nhiều nên liền cáo say về ngủ. Thịt Cửu Vĩ Giải có tính dương lại được mấy chung rượu Thiệu Hưng dẫn hỏa nên chẳng mấy chốc cơ thể Huệ Chi nóng bừng, đôi mắt phượng long lanh, tình tứ.
Thiên Vũ đã học y kinh nên hiểu được diễn biến trong người nương tử. Chàng bước đến hôn vào đôi môi đang kháo khát. Huệ Chi run rẩy nhận lấy rồi lần mở dây lưng trượng phụ Bóng nàng in lên vách như pho tượng mỹ nhân tuyệt mỹ. Những sợi tơ vàng óng trên da Huệ Chi óng ả dưới ánh đèn, mùi u hương tỏa thơm ngát.
Sáng ra, Thiên Vũ lại đến Phân đà Giang Tô, bọn môn nhân đã khá hơn, đi lại được nhưng cơ thể yếu ớt, không đánh đấm vào đâu được. Chàng viết toa thuốc trao cho họ Tất rồi bảo họ:
- Bệnh này không làm chết người nhưng điều trị rất lâu. Phân đàn chủ cứ theo toa thuốc này cho anh em uống và tịnh dưỡng trong vòng hai tháng sẽ khỏi bệnh. Bổn hộ pháp không thể ở lại được nữa, xin cáo biệt.
Chàng về đến khách điếm thì Huệ Chi và Phi Hồ đã sẵn sàng lên đường. Lăng Thu cùng đôi Thần Nhu sẽ theo thuyền Thanh Long bang về Lạc Dương chờ đợi. Ở đây có căn cứ mật của Kiếm Minh. Còn chàng và Huệ Chi sẽ cải trang rồi ngày đêm kiêm trình về Cối Kê.
Nhật Phi Hồ móc túi bảo bối, trao cho chàng hai chiếc mặt nạ da người rất tinh xảo. Gần đây, Huệ Chi thường bắt chàng phải lộ mặt thật lúc ái ân, nên lớp hóa trang Chung Nam sơn chủ chỉ gắn hờ, rất dễ gỡ ra.
Rời khách điếm được vài dặm, thấy cạnh đường có một khu rừng vắng vẻ, hai người rẽ ngựa vào rồi thay đổi dung mạo. Huệ Chi soi mặt vào chiếc gương đồng nhỏ cười bảo:
- Mai sau thiếp già đi cũng sẽ xấu xí thế này.
Thiên Vũ nhìn lại, thấy mỹ nhân đã biến thành một phụ nữ tuổi độ bốn mươi, không xấu nhưng thô kệch, nàng đưa gương cho chàng soi để thấy được khuôn mặt dữ tợn của một tay cường đạo với đôi lông mày chổi xể rậm rạp. Họ nhìn nhau cười vang rồi tiếp tục cuộc hành trình.
Trong hai ngày đã đến cánh rừng phong trên dãy Côn Sơn, Thiên Vũ kể lại cuộc gặp gỡ Chung Nam sơn chủ và Trần Bạch Lan cho Huệ Chi nghe. Nàng khúc khích cười bảo:
- Tướng công có được bao nhiêu chung máu là có bấy nhiêu vợ đẹp.
Chàng không đáp, thúc ngựa phi nhanh xuống núi. Nhờ ngựa của Huệ Chi cũng thuộc nòi tuấn mã nên mười tám ngày sau, phủ thành Hà Nam hiện ra trước mặt. Người ngựa đều mệt mỏi, họ đành phải tìm nơi nghỉ chân. Đến khách điếm thứ tư, chàng mới thuê được một phòng, Thiên Vũ lấy làm lạ nên tắm gội xong, rủ ái thê đi dạo một vòng xem xét.
Đi ngang ngôi nhà lớn hai tầng có tên An Khánh đệ nhất tửu lâu, thấy bên trong có hơn trăm khách giang hồ, đao kiếm kè kè. Chàng cùng Huệ Chi bước vào. Tiểu nhi thấy khách nhân thân hình cao lớn, mặt mũi dữ dằn vội khúm núm mời vào một bàn cạnh phía tường bên tả, ngay bên cửa sổ thoáng mát. Chàng hài lòng gọi mấy món đắt tiền và một vò Trúc Diệp Thanh lâu năm.
Huệ Chi ân cần bới cơm và ép chàng phải ăn thật nhiều. Bảy ngày nay ăn toàn lương khô nên giờ đây hai người ăn rất ngon miệng. Hết chén thứ tư, Thiên Vũ buông đũa bắt đầu uống rượu. Huệ Chi cũng ráng ăn nhanh mấy miếng cuối cùng để bồi tiếp cho trượng phu vài chung. Quán đã chật ních người, không còn bàn nào trống, tiểu nhị chạy mướt mồ hôi nên không để ý có khách vào.
Người này tuổi trạc đôi mươi, mặt mũi anh tuấn đoan chính nhưng đen như trôn chảo. Gã đứng nhìn quanh muốn tìm cho mình một chỗ ngồi. Nhận ra Đoạn Sơn Quyền Mạnh Khôi, người đã tham gia cuộc đả lôi đài giành Sở Phi Hương ở Tây An, Thiên Vũ đứng lên cất tiếng gọi:
- Mạnh thiếu hiệp, xin mời ngồi chung cho vui.
Họ Mạnh đương nhiên không biết chàng là ai nhưng cũng bước đến vòng tay hỏi:
- Đại huynh là cao nhân phương nào sao biết tiểu đệ?
Chàng kéo gã ngồi xuống rồi nói:
- Tại hạ là Dương Tế, quê Hồ Nam, năm ngoái có đến xem cuộc đả lôi đài ở Sở gia trang, được thưởng thức thần quyền của thiếu hiệp, lòng rất khâm phục nên nhớ mãi. Chẳng hay thiếu hiệp vì sao lạc đến chốn này?
Mạnh Khôi dù chẳng thể nhớ ra mình có gặp người ngày chưa, nhưng nghe đối phương hết lời tán tụng, khoan khoái đáp:
- Tha hương ngộ cố trị Chẳng lẽ đại huynh đại tẩu mới đến đây nên không biết gì ư?
Thiên Vũ lắc đầu:
- Phu thê tại hạ khiêm trình ngày đêm từ Giang Tô về Cối Kê thăm phụ mẫu, nửa tháng nay không hề ghé qua khách điế, trà lâu nên chẳng biết đại sự gì đang chấn động giang hồ.
Tiểu nhị đã kịp đem thêm chén đũa thức ăn. Mạnh Khôi rót đầy ba chung nâng lên mời. Cạn chén xong, gã ra vẻ thông thạo:
- Môn chủ Tử Vi môn không hiểu vì cớ gì gởi thơ khiêu chiến với Thiếu Lâm tự, hẹn giờ Ngọ ngày mai sẽ kéo quân đến. Cũng vì vậy mà tiểu đệ cùng hàng ngàn hào kiệt tứ xứ tự hội về đây để xem long tranh hổ đấu.
Thiên Vũ hồ hởi nói:
- Vậy sáng mai, phiền thiếu hiệp hướng dẫn phu thê tại hạ lên Tung Sơn để chiêm ngưỡng sự cố hiếm có này.
Mạnh Khôi nhận lời, cùng chàng chén thù chén tạc. Đến giữa canh một thì gã đã say mèm, đứng dậy cáo từ. Lát Sau, Thiên Vũ và Huệ Chi cũng trở lại khách điếm.
Về đến phòng, Huệ Chi cười bảo:
- Anh chàng họ Mạnh này tuy đen đúa nhưng cũng là tay hảo hán trung trực, trượng nghĩa.
Tiểu nhị bưng trà lên, hai người vừa uống trà vừa bàn chuyện Thiếu Lâm. Thiên Vũ lộ vẽ băn khoăn:
- Nương tử! Ta e rằng việc phái Thiếu Lâm ra tay tiêu diệt ba mươi sát thủ đã bị phát giác nên mới có trận chiến này. Nhưng không hiểu lão dựa vào điều gì mà dám đem quân đến tận cửa chùa khiêu chiến.
Ngân Xuyên mỹ nhân giật mình bảo:
- Chẳng lẽ Chiêu Hồn chân nhân Dương Hùng đã luyện xong Thập Bát Cương Thi và đã xuống núi liên thủ với Bá Câu?
Chợt nhớ chàng không biết Dương Hùng là ai, Huệ Chi nói tiếp:
- Thiếp chưa kể cho tướng công nghe việc Thúc công là Cô Lâu Ma Quân Dương Lam có một nam tử tên gọi là Dương Hùng. Người này tính tình cổ quái, tàn ác, chỉ thích chuyện ma quỉ, gần gũi với xác chết, không nghĩ đến chuyện vợ con. Thúc công về già, tính tình thay đổi, hối hận hành vi của mình ngày xưa, không muốn con mình bước theo vết xe cũ. Ngờ đâu Dương Hùng lại lén học trộm môn Cương Thi thần công trong pho Cô Lâu Chân Kinh. Khi Thúc công phát giác thì đã muộn, liền nổi giận đòi giam chặt con trai trên núi Cô Lâu ở ngoại thành Ngân Xuyên. Dương Hùng không chịu, định tự sát. Thúc công đành phải giao ước với hắn là khi nào luyện thành Thập Bát Cương Thi mới được xuất hiện trên giang hồ. Dương Hùng ưng thuận, chỉ quanh quẩn ở Ngân Xuyên, chế tạo Cương Thị Hai mươi năm trước, gã tình cờ cứu được Tình Ma Mễ Hồng. Hai người cũng hiểm độc như nhau nên rất tương đắc, cùng hoạch định kế sách xưng bá võ lâm. Dương Hùng khẩn cầu Ma quân nhận Mễ Hồng làm đệ tử. Vì rời giang hồ đã lâu nên Thúc công không biết con người anh tuấn ấy lại là kẻ bại hoại nhất và công địch của võ lâm. Sau khi học xong kiếm pháp và nội công, Mễ Hồng trở lại thân phận thứ hai của mình là Triệu Bá Câu.
Thiên Vũ hỏi lại:
- Võ công của Chiêu Hồn chân nhân như thế nào?
Huệ Chi đáp:
- Thiếp chỉ nghe nói thân thể gã cứng rắn như thép, đao kiếm tầm thường không xâm phạm nổi. Còn các Cương Thi cũng vậy, chắc không bằng Dương Hùng nhưng mười móng tay tẩm độc rất lợi hại.
Thiên Vũ nhận ra cuộc chiến với Tử Vi môn sẽ rất khốc liệt và khó khăn. Chàng thầm lo lắng cho ái thệ Bỗng nhớ đến một vật, liền mở bọc hành lý lấy ra gói nhỏ, đặt lên bàn cười bảo:
- Ta đã có Kim Thân thần công hộ thể, nàng hãy nhận lấy Thiên Tầm Ma Y để giữ mình.
Huệ Chi tưởng chàng đã trao cho Đồng Kỳ Xương nên không hỏi đến, ngờ đâu chàng vẫn còn giữ bên mình. Nàng hiếu kỳ mở ra xem, thấy áo lụa Thiên Tầm màu vàng óng ánh, nhẹ nhàng và có thể co dãn được. Nàng e lệ liếc Thiên Vũ rồi cởi áo mình để mặc thử bảo ỵ Chàng tủm tỉm cười chiêm ngưỡng. Bảo y mềm mại bó sát thân trên như một lớp da thứ hai, những đường cong tuyệt mỹ vẫn lộ ra nguyên vẹn vẻ khêu gợi vốn có. Huệ Chi thấp hơn Thanh Sa Chân Quân nên áo Thiên Tầm che kín cả bụng dưới. Thiên Vũ nói đùa:
- Bảo y rất đẹp nhưng nương tử đừng mặc khoe với ai ngoài ta ra.
Huệ Chi xấu hổ cởi áo bỏ vào bọc hành lý của mình rồi bước đến gỡ lớp mặt nạ của chàng ra. Đó là dấu hiệu mời gọi một cuộc ái ân cháy bỏng, để bù đắp cho hơn nửa tháng kiêm trình cực nhọc.
Đầu giờ Thìn sáng hôm sau, đôi uyên ương thức giấc, tắm gội xong xuống tầng dưới dùng điểm tâm. Chừng vài khắc, Mạnh Khôi y hẹn bước vào. Thiên Vũ mời gã cùng ăn. Lát sau Huệ Chi trở lại phòng thu xếp hành lý rồi cả bọn đi về hướng Tung Sơn.
Từ phủ thành đến chân ngọn Thiếu Thất chỉ chừng bốn mươi dặm, giữa giờ Tỵ đã đến nơi. Trên đường tấp nập ngựa xe của quần hào. Một số có giao tình với Thiếu Lâm nên lên trợ chiến, số còn lại chỉ đến để được dự khán cuộc chiến mà họ nghĩ rằng sẽ kinh thiên động địa. Uy danh Thiếu Lâm tự lẫy lừng đã mấy trăm năm, còn Triệu Bá Câu là bậc niễu hùng mạnh nhất võ lâm đương thời. Như vậy võ công của Bá Câu không thể nào kém cỏi được. Hơn nữa, họ còn muốn chứng nghiệm lời đồn đại bấy lâu rằng Bá Câu chính là Tình Ma Mễ Hồng, truyền nhân của Cô Lâu Ma Quân.
Những nhà tiều phu, nông dân ở chân núi Thiếu Thất được một phen phát tài nhờ giữ ngựa, xe cho quần hùng. Mạnh Khôi có vẻ quen thuộc vùng này. Gã dẫn Thiên Vũ và Huệ Chi vào một sơn trang ở cách chân núi nửa dặm. Gia nhân trong trang đối với gã rất cung kính. Huệ Chi mỉm cười khen gã:
- Mạnh thiếu hiệp là bậc thiếu niên anh hùng, đi đến đâu cũng được người kính trọng.
Mạnh Khôi quay sang bắt gặp nụ cười mê hoặc và ánh mắt nhiếp hồn của nàng, sững sờ khen thầm:
- Dương đại tẩu mặt mũi thô kệch nhưng ánh mắt, nụ cười quyến rũ lạ lùng.
Ba người lên đến sân chùa đã thấy hơn ngàn hào kiệt đứng đầy. Họ chào hỏi nhau và bàn tán rất huyên náo. Các tăng lữ đều trang bị giới đao, tràng hạt, thiền trượng, gương mặt nặng nề, nghiêm trọng. Gần đến giờ Ngọ, Đại Hồng Chung trong Đại Hùng bảo điện ngân lên chín tiếng vang rền. Cửa điện rộng mở, một lão tăng râu dài tới rốn và hơn hai chục tăng nhân xuất hiện.
Họ chính là Tuệ Không đại sư, Phương trượng Thiếu Lâm tự và các cao tăng của Đạt Ma đường, La Hán đường. Tuệ Không bước ra thềm, đưa tay lên ngực nói với quần hùng:
- A di đà Phật! Lão nạp vô cùng cảm kích trước thịnh tình của chư vị anh hùng. Nhưng cuộc chiến hôm nay quan hệ đến thanh danh ngàn năm của Thiếu Lâm tự. Chỉ có đệ tử Thiếu Lâm mới được tham gia. Xin chư vị thí chủ cứ đứng ngoài làm trọng tài. Lão nạp rất biết ơn.
Cả ngàn người đều nghe rõ mồn một. Các đệ tử tục gia Thiếu Lâm đứng chung một nhóm, chờ cơ hội ra taỵ Chưa đầy nửa khắc sau, chân núi vọng lên tiếng trống vang dội, quần hào đồng thanh nhìn xuống sơn đạo, thấy lá đại kỳ Tử Vi môn to bằng mảnh chiếu, phất phới bay trong tay một đại hán có thân hình khôi vĩ. Theo sau là mười cái trống lớn. Tiếp đó là hai chiếc kiệu phủ sa tím mỏng, dẫn đầu là một đoàn tử y võ sĩ độ trăm người.
Quần hùng đứng dạt sang, chừa đường cho đoàn nhân thủ Tử Vi môn tiến vào.
Triệu Bá Câu và một đạo nhân gầy gò bước ra khỏi kiệu. Họ Triệu hôm nay mặc bạch bào, lưng đeo trường kiếm trông rất đường bệ, đáng bậc tôn sự Người kia mặc đạo bào vàng, trước ngược có thêu hình bát quái, mặt nhợt nhạt như xác chết trôi, nhưng đôi mắt dài nhỏ loang loáng hàn quang, đầy vẽ yêu tà.
Bá Câu cười khanh khách vòng tay nói:
- Hôm nay bổn tòa đến đây để xem thần công của Thiếu Lâm có đúng như lời truyền tụng hay không?
Tuệ Không đại sư vẫn trầm tĩnh niệm phật:
- A di đà Phật! Trước mặt anh hùng thiên hạ, lão nạp mong Triệu thí chủ thành thật trả lời, thí chủ có phải là truyền nhân của Cô Lâu Ma Quân không?
Bá Câu thản nhiên đáp:
- Đúng vậy! Còn gì nữa không?
Quần hùng nghe lão công nhận đều chấn động tâm thần, xôn xao hẳn lên. Tuệ Không đại sư vận thần công Sư Tử Hống hỏi tiếp:
- Như vậy sát thủ sứ giả cũng là đệ tử của thí chứ?
Bá Câu ngửa mặt lên trời cười lớn:
- Không sai, nhưng bổn tòa cũng muốn đại sư xác nhận, cách đây hơn tháng có cho cao thủ tận diệt ba chục sứ giả hay không?
Tuệ Không gật đầu:
- Sát Thủ hội đã trở thành công địch của võ lâm nên ai cũng có quyền tiêu diệt, lão nạp không phủ nhận.
Bá Câu đằng đằng sát khí nói:
- Nếu vậy thì sao phái Thiếu Lâm không kéo quân đến Ninh Hạ mà truy sát Cô Lâu Ma quân đỉ Nghề giết mướn đã có từ thời chiến quốc. Kinh Kha, Chuyên Chử, chẳng phải là sát thủ đấy sao? Hôm nay, bổn tòa muốn lĩnh giáo mấy chiêu tuyệt học, xin đừng dài dòng vô ích.
Chưởng môn Phương trượng từ tốn hỏi lại:
- Phương thức tỉ đấu thế nào xin thí chủ dạy bảo?
Thấy Tuệ Không định lực vững như núi Thái, không hề có sắc giận, Bá Câu chột dạ thầm nghĩ:
“Lão trọc này quả là đáng sợ, ta không thể coi thường.”
Không hổ là tay gian hùng kiệt xuất, Bá Câu đổi giọng ôn hòa, vòng tay nói:
- Đa tạ đại sự đã có lòng nhân nhượng, bổn tòa mạo muội đề nghị song phương sẽ so tài ba trận. Trận thứ nhất xin được lãnh giáo La Hán tiểu trận. Trận thứ hai, thứ ba đơn đấu. Nếu phe bổn tòa thua sẽ bỏ qua việc Thiếu Lâm sát hại ba mươi đệ tử. Còn nếu Tử Vi môn may mắn dành phần thắng, chỉ yêu cầu Thiếu Lâm tự từ nay không đụng chạm đến bổn môn nữa.
Điều kiện có vẻ đơn giản nhưng rất thâm độc. Bá Câu muốn nhân dịp này loại lực lượng Thiếu Lâm ra khỏi con đường tranh bá của lão.
Tuệ Không đại sư mỉm cười đáp:
- Triệu thí chủ tâm kế sâu xa, lão nạp nhận lời với điều kiện người của Tử Vi môn không được xuất hiện trong địa phận phủ Hà Nam.
Bá Câu chửi thầm trong bụng, nhưng nghĩ mình không thể bại nên gật đầu:
- Được! Bổn tòa đồng ý!
Thập Bát La Hán tiến ra bày trận, họ là những cao thủ bậc nhất của Thiếu Lâm tự, tuổi từ bốn mươi đến năm mươi. Thần thái uy nghiêm, tay cầm thiền trượng lặng lẽ chờ đợi. Hoàng bào đạo nhân phất tay ra hiệu, chín người áo tím trong đám môn nhân nhảy ra, đôi chân thẳng đơ nhưng thân pháp rất nhanh nhẹn, dường như lướt đi bằng mũi bàn chân, một mùi hôi thối phản phất trong không gian.
Tuệ Không đại sư bỗng nghe bên tai có tiếng người vo ve như muỗi:
- Chín người này đều là Cương thi, thân thể rắn chắc, tỏa ra độc khí. Đại sư nên âm thầm nhắc nhở các cao tăng trong La Hán trận mỗi lần tiếp cận phải phong tỏa hô hấp và chú ý đánh vào đầu chúng.
Phương trượng tỉnh ngộ, lướt đến dặn dò các đệ tử. Mười tám cao thủ niệm phật hiệu rồi phát động trận thế. Hoàng bào đạo nhân huýt lên một tiếng sáo. Chín Cương thi lập tức xông vào. Từng đợt, từng đợt sóng thiền trượng bao lấy đối phương. Bá Câu đã tính toán rằng độc khí từ thân Cương thi sẽ làm cho các nhà sư trong La Hán đường ngộ độc, trận thế sẽ tan vỡ. Chứ thực ra cũng biết không thể dùng sức mà phá thế trận trấn sơn của Thiếu Lâm.
Ngờ đâu, dường như họ đã biết được điều này, từng loạt chín người luân chuyển không tiếp cận lâu. Quần hùng và các nhân vật chủ chốt của Thiếu Lâm hồi hộp theo dõi trận đấu, bọn áo tím bịt mặt dường như không biết sợ chết là gì, vung song trảo xông vào lưới trượng. Nhiều tên trúng đòn nhưng vẫn thản nhiên, nhưng khi bị quần tăng đánh vào đầu, chúng ra vẻ lúng túng. La Hán trận vì sợ độc khí mà không phát huy được uy lực, còn bọn Cương Thi bị phát giác yếu điểm cũng chẳng dám xông vào.
Hai bên dằng co hơn một canh giờ mà vẫn chưa phân thắng bại.
Bá Câu ra hiệu cho Hoàng bào đạo nhân rút đệ tử về rồi cao giọng:
- Bổn tòa đề nghị trận này hòa, chứ nếu kéo dài e đến chiều vẫn chưa xong.
Tuệ Không đồng ý, ông nghiêm trang hỏi lại:
- Trận thứ hai, bên Tử Vi môn ai sẽ đứng ra tỉ đấu?
Bá Câu chỉ Hoàng bào đạo sĩ nói:
- Xin giới thiệu với Phương trượng, đây là Chiêu Hồn chân nhân Dương Hùng, người sẽ lãnh giáo tuyệt học Thiếu Lâm.
Tuệ Không thầm nghĩ Dương Hùng không thể lợi hại bằng Bá Câu nên dùng mưu Tam Mã của Tôn Tẩn, đích thân xuất thủ hòng dành phần thắng ở trận này. Nếu được vậy, dù trận thứ ba có thua cũng thủ hòa, bảo toàn danh dự Thiếu Lâm. Ông liền bước ra:
- Lão nạp xin được hầu Dương thí chủ.
Dương Hùng gật đầu, lặng lẽ rút kiếm không khách sáo lập tức tấn công. Tuệ Không mấy chục năm rèn luyện Đạt Ma kiếm pháp, tự tin không thể thua, liền ung dung tiếp chiêu. Nhưng càng đánh ông càng kinh sợ vì đối phương chỉ biết tiến chứ không biết lui, kiếm pháp Cô Lâu lại vô cùng hiểm độc, vẽ nên những vòng lâu ảnh đầy sát khí. Tuệ Không đại sư vận toàn lực xuất chiêu đắc ý Đạt Ma Độ Giang, kiếm khí veo véo chụp lấy đối phương, đâm trúng ngực Dương Hùng. Nhưng không ngờ họ Dương chẳng hề thọ thương mà còn mỉm cười ghê rợn rồi phản kích.
Chiêu Cô Lâu Mang Mang là tuyệt học của Ma quân, kiếm phong lạnh lẽo, kiếm ảnh giăng mắc đây trời. Tuệ Không quát lên như sấm, dùng chiêu Phật Điểm Mê Tâm chống đỡ, tuy không bị thương nhưng cũng phải lùi lại ba bước. Ông thầm niệm phật rồi đánh chiêu cuối cùng trong Đạt Ma kiếm pháp là Tứ Đại Giai Không.
Mục tiêu của chiêu này là đỉnh đầu của Dương Hùng. Chiêu Hồn chân nhân mím chặt đôi môi mỏng, ra chiêu Cô Lâu Huyết Ảnh, vẽ lên nhưng vòng lâu ảnh đỏ rực như máu. Tả thủ vỗ liền một chưởng Cương Thi Hủ Cốt. Thanh Kiếm của Tuệ Không chém vào đầu Dương Hùng, đội ra như chém vào tảng đá.
Lão tăng thất kinh vội tung người lùi lại nhưng đã muộn, chưởng kình của đối phương đã giáng vào vai tả. Đại sư phun ra một búng máu, cánh tay tê dại, đau đớn vô cùng. Nếu không nhờ Phật môn thần công hộ thể thì đã bỏ mạng.
Bá Câu ngửa cổ cười khanh khách:
- Chiến thuật Tam Mã của Phương trượng đã thất bại rồi. Bản lãnh của Dương huynh với tại hạ tương đương với nhau.
Tuệ Không và quần tăng nhìn nhau tuyệt vọng. Chưởng môn Phương trượng là người có võ công cao nhất mà còn thảm bại dưới Dương Hùng thì còn ai đủ sức đấu với Bá Câu?
Bỗng trong đám quần hào, một bóng người cao lớn lướt tới nhanh như điện chớp, đến trước mặt Tuệ Không quì xuống nói lớn:
- Đệ tử tục gia là Dương Tế xin Phương trượng cho xuất trận so tài với Tử Vi môn chủ.
Tuệ Không chưa kịp phản ứng thì người này đã lết đến, nắm chặt tay Tuệ Không khẩn cầu:
- Xin Chưởng môn đừng ngại, mấy năm nay đệ tử khổ luyện pho Như Lai thần kiếm, tự tin có thể thắng được đối phương.
Tuệ Không nghe một luồng chân khí hùng hậu dồn vào cơ thể mình như thác, dù Dương Tế đang nói chuyện. Ông kinh hãi trước thần công cái thế của họ Dương, biết đâu là kỳ nhân ra mặt hỗ trợ cho Thiếu Lâm, bản lãnh còn cao hơn ông mấy bậc.
Tuệ Không mừng rỡ, mỉm cười bảo:
- Ta chấp nhận, nhưng ngươi phải cẩn thận.
Bá Câu và mọi người đều bất ngờ trước diễn biến này. Chư tăng Thiếu Lâm biết rõ họ Dương chẳng hề là đệ tử bổn phái, nhưng không dám nói gì. Bá Câu chăm chú quan sát Dương Tế, thấy đối thủ là một đại hán tuổi tứ tuần, mặc áo choàng lông dầy cộm nên trông rất khôi vĩ. Thiên Vũ lạy tạ Tuệ Không rồi bước đến trước mặt Tử Vi môn chủ, cải biến âm thanh trầm giọng nói:
- Xin Môn chủ chỉ giáo vài chiêu!
Bá Câu biết trong việc này có ẩn tình, nhưng tự tin vào bản lãnh của mình nên cười ngạo nghễ bảo:
- Với thân phận của bổn tòa không thể xuất thủ trước.
Thiên Vũ gật đầu, ôm kiếm chào rồi xuất chiêu. Không chút khách sáo, chàng xuất ngay chiêu thứ năm, Kiếm Khốc Tâm Vong. Thân kiếm ngân nga như tiếng khóc, kiếm kình như trận cuồng phong sắt thép trùm lây đối phương. Bá Câu sững sờ trước chiêu kiếm kỳ tuyệt, vội vận toàn lực dùng chiêu Cô Lâu Mang Mang chống đỡ.
Lão là hóa thân của Tình Ma, hai mươi năm qua dùng phép Thái Bổ hút tinh nguyên của hàng mấy trăm nữ nhân, nên công lực còn cao hơn tuổi tác. Kiếm chiêu lại hùng mạnh, vững chắc hơn hẳn Chiêu Hồn chân nhân.
Hai lưỡi kiếm đều dồn đầy chân khí nên kiếm phong chạm nhau nổ vang rền.
Thiên Vũ quyết nhân cơ hội này giết Bá Câu trả mối phụ thù nên giáng tiếp chiêu thứ sáu Kiếm Hỏa Huân Huân. Kiếm ảnh có sắc hồng và tỏa hơi nồng ấm, phiêu phưởng như ngọn lửa trước gió.
Bá Câu nghe kiếm khí như xé lụa, vội múa chiêu Cô Lâu Đảo Hải vẽ lên muôn ngàn lâu ảnh đảo điên, cuồng phong cuốn cát bụi bay mù mịt. Đường kiếm Thiên Vũ bị chặn đứng. Chàng thầm kinh hãi trước kiếm thuật và công lực siêu phàm của lão, nghiến răng quán chú mười hai thành chân khí vào thanh kiếm rồi đánh chiêu thứ bảy, Thủy Kiếm Trường Lưu. Thấy kiếm chiêu trùng trùng lớp lớp như sóng Trường Giang, lại nặng tựa ngàn cân, Bá Câu không dám chân chờ đem ngay chiêu sát thủ cuối cùng trong pho Cô Lâu Quỷ Kiếm ra đối địch.
Chiêu Cô Lâu Táng Thiên là tâm huyết một đời của Ma quân, ngay Dương Hùng cũng chht:10px;'>
Huệ Chi bỗng sa nước mắt đáp:
- Tiểu muội tuy thuộc giống người Hồi nhưng tử nhỏ học thi thơ Trung Quốc, vẫn nhớ hai câu thơ:
“Tằng kinh quá hải nan vị thủy
Khước thượng vu sơn mạc thị vân.”
Nay đã gặp được đại ca thì trên thế gian này còn ai đáng gọi là nam nhân nữa, để tiểu muội trao thân gởi phận. Thề có hoàng thiên chứng giám, nếu sai lời xin chết chẳng toàn thây.
Không ngờ Huệ Chi chí tình và cương trực như vậy, Thiên Vũ cảm động nói:
- Ta chỉ nói chơi như vậy thôi, có được đệ nhất tình nương như nàng đâu dại gì chết sớm. Chỉ sợ Bá Câu vì ghen hờn mà đuổi ta ra khỏi Tử Vi môn thôi.
Ngân Xuyên mỹ nhân nghiêm giọng bảo:
- Nếu Trần ca không chê, tiểu muội xin đi theo hầu hạ.
Chàng tỏ vẻ nghi ngờ:
- Lẽ nào nàng dám vì ta mà bỏ cả cơ nghiệp Tử Vi môn?
Huệ Chi chúm chím cười:
- Trần ca là người lịch lãm sao chẳng hiểu tâm ý nữ nhân, khi đã yêu thì chỉ có tình lang là trọng, còn cơ đồ của cải chỉ là phù vân. Muội cũng đã chán ngán cảnh mưu đồ bá vương của Bá Câu và thúc phụ. Nếu chàng muốn, ngay ngày mai chúng ta sẽ rời bỏ chốn này.
Thiên Vũ thử lại lần cuối:
- Nhưng nếu Bá Câu và Ma quân không tha cho ta tội đã quyến rũ nàng, truy sát đến cùng thì nàng tính sao?
Huệ Chi trợn tròn đôi mắt phượng trả lời:
- Nữ nhân Hồi tộc khi đã xuất giá thì chỉ biết có trượng phu mà thôi. Song thân còn không có quyền, huống chi Thúc công. Thiếp sẽ cùng tướng công liều chết chống lại.
Thiên Vũ thấy nàng thay đổi cách xưng hô, như thể đã cùng nhau thề ước, chàng mỉm cười nói:
- Nàng chưa được ta đáp ứng sao dám gọi là tướng công?
Huệ Chi giật mình, nhưng thấy nụ cười âu yếm của chàng, giận dỗi úp mặt vào ngực chàng khóc nức nở.
Thiên Vũ vỗ về bảo:
- Ta nào phải gỗ đá mà không động lòng trước lòng chân thành của nàng, nhưng ta còn bốn vị phu nhân nữa không biết họ có vui lòng không?
Huệ Chi mừng rỡ ngưng khóc:
- Thiếp sẽ quì xuống khẩn cầu cho đến khi tứ vị đại tỷ chấp nhận mới thôi.
Nhưng thiếp nhớ là chàng đã quá vợ năm năm rồi mà?
Thiên Vũ đỡ nàng ngồi dậy, nhìn thẳng vào đôi mắt đẹp chậm rãi nói:
- Nàng đã thực tình thì ta cũng thực lòng giao mạng mình cho nàng nắm giữ. Ta không phải là Chung Nam sơn chủ, mà chính là Thương Thiên Vũ, kẻ tử thù của Tình Ma Mễ Hồng. Muốn giết ta, cứ việc báo cho Bá Câu biết. Nhưng nếu nàng thực lòng cùng ta kết nghĩa phu thê thì phải giúp ta báo mối phụ thù.
Ngân Xuyên mỹ nhân ngơ ngác như rơi từ Cung Quảng xuống. Nàng lặng người suy nghĩ một lúc rồi đứng dậy mặc y phục. Thiên Vũ không hiểu nhưng cũng làm theo.
Huệ Chi bỗng quì xuống vái chàng ba vái rồi nói:
- Dương Huệ Chi nguyện một lòng nâng khăn sửa túi cho tướng công. Dù chẳng rõ dung mạo chàng thế nào nhưng qua phong thái, thiếp biết mình chọn chẳng lầm.
Thiên Vũ cũng vái trả ba vái, đỡ nàng dậy dịu dàng nói:
- Nương tử quá đáng mặt kỳ nữ. Ta thề sẽ chẳng phụ nàng.
Huệ Chi hiếu kỳ đưa tay sờ mặt chàng, và giật mạnh chòm râu, thấy không phát hiện được gì, lòng nghi ngờ nói:
- Dù chân diện chàng có xấu xí đến đâu thiếp vẫn không thay đổi, xin cho được diện kiến.
Chàng mỉm cười gọi Phi Hồ và bảo Huệ Chi ra quan sát xem có ai rình rập không.
Phi Hồ ra đến, Thiên Vũ nói:
- Lăng ca, tiểu đệ và Dương cô nương đã thề nguyền hôn ước. Xin Lăng ca tạm thời gỡ bỏ lớp hóa trang của tiểu đệ để Dương cô nương biết mặt.
Lăng Thu là người cẩn trọng nên huýt sáo gọi hai con dã nhân đến canh cửa rồi mới ra taỵ Gã lấy trong mình ra một lọ thuốc nước trong veo, thoa đều lên mặt Thiên Vu, lát sau dùng móng tay gỡ lớp da mỏng có ba chùm râu.
Trước mặt Huệ Chi là một khuôn mặt trẻ trung anh tuấn, xinh đep hơn cả dung mạo Chung Nam sơn chủ. Nàng sững sờ vui mừng khôn xiết. Là nữ nhân, lại là một tuyệt đại mỹ nhân, nàng vẫn thầm lo dung mạo thực của trượng phu quá xấu xí. Nay thấy chàng trẻ đẹp, hiên ngang, lòng hồng nhan vô cùng mãn nguyện.
Lăng Thu không chờ nàng xem mãn nhãn đã lấy một loại keo khác, phết lên mặt chàng rồi dán lại như củ. Xong việc gã lặng lẽ đi vào.
Thiên Vũ nhìn nàng tủm tỉm cười:
- Nương tử đã yên lòng chưa?
Huệ Chi thẹn thùng bước đến bên thỏ thẻ:
- Xin tướng công ra sau tắm gội rồi nghỉ ngơi.
Dáng vẻ nàng rất thùy mị dịu dàng, khác hẳn ngày thường. Thiên vũ hài lòng đi theo nàng. Đêm ấy, Huệ Chi ở lại cho đến sáng mới về tiểu viện của mình. Nàng đã được Thiên Vũ dặn dò kế hoạch chu đáo.
Đến đầu giờ ngọ hôm sau, Tổng quản Tử Vi môn là Hoàng Diện Tú Sĩ Lâm Thuyên đến gặp Thiên Vũ. Lão kính cẩn nói:
- Môn chủ mời hộ pháp lên đại sảnh dự yến và bàn bạc đại sự.
Chàng tự nhủ Huệ Chi đã thành công trong việc xóa tan mối nghi ngờ của Bá Câu.
Chiếc bàn lớn trong sảnh đã có tám người ngồi. Kể cả chàng và Lâm Thuyên nữa là mười. Triệu Bá Câu ngồi ở chủ vị, thấy đã đông đủ liền đứng dậy cao giọng:
- Buổi tiểu yến hôm nay là để giới thiệu những cao thủ chủ chốt của bổn môn để Trần hộ pháp được rõ. Trong đây có những người Trần hộ pháp đã biết như:
- Thanh Sa Chân Quân Tạ Hách hộ pháp cũng là Đường chủ Tham Lang đường.
- Thanh Hải Thần Quân hộ pháp là Đường chủ Thất Sát đường.
- Tý Ngọ động chủ Hàn Cán hộ pháp là Đường chủ Thiên Phủ đường
Còn ba người mà Trần hộ pháp chưa biết đó là:
- Hắc Diện Diêm La Lao Kỳ, Đường chủ Tử Vi đường, phụ trách Hình đường và lực lượng bảo vệ Tổng đàn.
- Thiên Cơ thư sinh Khúc Vệ, Đường chủ Thiên Cơ đường.
- Hoàng Diện Tú Sĩ Lâm Thuyên, Tổng quản Tổng đàn.
Lão dừng lại rồi nói tiếp:
- Trần hộ pháp nổi tiếng là tinh thông y lý, lão phu có ý giao cho phụ trách Thiên Giải đường, lo việc chữa bệnh cho toàn môn, chẳng hay ý Trần hộ pháp thế nào?
Thiên Vũ đứng dậy vòng tay đáp.
- Trần mỗ sở học chẳng là bao, đến ái nữ cũng không chữa nổi. Nhưng nếu Môn chủ tin tưởng, cũng xin đem chút tài mọn ra phục vụ.
Chuyện đại sự trong Tử Vi môn chỉ có thế. Ăn uống xong, Lâm tổng quản đưa chàng xuống nhận nhiệm sở.
Thiên Giải đường là một tòa nhà rộng lớn nằm mé tả đại sảnh. Trong có bệnh xá với mười chiếc giường và một tủ thuốc lớn dược thảo. Dưới quyền chàng là mười lang trung không biết võ công. Thiên Vũ thấy trên giường bệnh có ba người nằm liền hỏi lão lang trung già nhất.
Lão nói rằng ba người này đã năm hơn tháng, bị chứng cảm hàn trị mãi mà không dứt. Chàng lại gần bắt mạch cho họ rồi đọc một toa thuốc cho lão ghị Xong việc chàng trở lại tiểu viện nghỉ ngơi.
Cuối canh hai, Ngân Xuyên mỹ nhân thừa lúc không có ai qua lại, lướt nhanh như bóng ma từ chỗ cư trú của nàng sang chỗ Thiên Vũ. Đã ước hẹn trước nên Nhật Phi Hồ không gài cửa, chờ nàng bước vào mới đóng chặt.
Huệ Chi nghe Thiên Vũ gọi tiểu đồng bằng Lăng ca nên đối với gã rất lễ độ.
Nàng chào hỏi gã rồi mới vào phòng Thiên Vũ.
Chàng đang nóng ruột chờ đợi kết quả cuộc họp mặt nên rất mừng rỡ, thản nhiên không hỏi gì, ôm lấy mỹ nữ vào lòng hôn hít. Thực ra chàng cũng rất nhớ Huệ Chi, mùi u hương và cách ái ân nồng thắm của nàng khiến ai gần gũi một lần đều không quên được.
Nhưng Huệ Chi giờ đây dường như đã thành người khác, nàng xô nhẹ ra, liếc chàng tình tứ nói:
- Đêm xuân còn dài, để thiếp báo lại sự tình cho tướng công rõ.
Hai người ngồi xuống cạnh giường, nàng hạ thấp giọng kể:
- Bá Câu quyết định hai ngày nữa sẽ tập kích Kiếm Minh. Một trăm sát thủ sứ giả của Thanh Lang Đường sẽ xuôi dòng Hán Thủy xuống Cối Kệ Thanh Sa Thủ và Thanh Hải thần tăng sẽ xuất trận.
Thiên Vũ rúng động tâm thần nhưng cố tìm phương cách đối phó. Một lúc sau, chàng ra gọi Phi Hồ vào hỏi:
- Lăng ca đã liên hệ được người của ta ở đây chưa?
Lăng Thu gật đầu. Thiên Vũ mừng rỡ, lấy giấy viết một phong thư trao cho gã rồi dặn:
- Đồng tiền bối hiện có mặt dưới chân dãy Thái Hoàng sơn này, bất cứ giá nào thư này cũng phải đến tay ông trước giờ ngọ ngày mai.
Phi Hồ nhận lấy và đi ngaỵ Huệ Chi thắc mắc:
- Tướng công định đối phó thế nào?
Thiên Vũ mỉm cười hỏi lại:
- Chuyến này không có mặt nàng sao?
Huệ Chi tủm tỉm cười đáp:
- Bá Câu bảo thiếp tham gia, nhưng thiếp lấy cớ đã đến kỳ kinh nguyệt, không tiện chiến đấu.
Thiên Vũ giả đò vươn vai đáp:
- Ái chà! Thế thì ta cũng không tiện lưu nàng lại đây nữa.
Huệ Chi đỏ mặt cắn nhẹ vào vai chàng thủ thỉ:
- Thiếp chỉ thích đấu với tướng công thôi.
Mùi u hương trên thân thể nàng tỏa ra ngào ngạt. Thiên Vũ đưa tay lần cởi áo.
Hai người say đắm tìm đến nhau hòa làm một, chàng thì thầm:
- Nàng đúng là một con hồi ly xinh đẹp và đáng yêu.
Huệ Chi biệt chàng ám chỉ lớp lông tơ vàng óng trên người nàng nên nhéo chàng rất đau. Năm ngày sau, đột nhiên bệnh xá của Thiên Giải đường chật ních người, tất cả đều bị chung một bệnh.
Bá Câu lập tức gọi chàng đến bảo:
- Không hiểu sao toàn môn ai cũng bị đau bụng, đại tiện toàn phân lỏng. Trần hộ pháp có bị không?
Thiên Vũ cười đáp:
- Trần mỗ và Thu Phong cũng bị, nhưng cũng uống thuốc và khỏi hẳn.
Bá Câu hối thúc:
- Vậy Trần hộ pháp mau xuống Thiên Giải đường chữa trị cho mọi người.
Đến chiều thì ai nấy đều bình phục, chứng tỏ thuốc của chàng rất công hiệu. Bá Câu khen ngợi:
- Tài y thuật của hộ pháp quá đáng khâm phục, nhưng không hiểu có tìm ra nguyên do hay chăng?
Thiên Vũ tư lự rồi đáp:
- Bệnh này xuất phát từ sự nhiễm độc thực phẩm và nguồn nước, có lẽ phải kiểm tra lại suối nước mà ta vẫn thường dùng.
Bá Câu tán thành, dẫn Thiên Vũ và mấy tay đầu não lần theo con suối chảy qua Tổng đàn. Đi được mấy dặm đã thấy một con bò chết nằm ngang dòng suối, mùi hôi thúi bốc lên rất khó chịu. Thiên Vũ cười bảo:
- Cũng may chỉ là một con vật sình thối, nếu đối phương bỏ độc xuống suối thì có lẽ chúng ta đã chết cả rồi.
Bá Câu giật mình khen phải, ra lệnh cho toán môn đồ vớt xác con vật lên và bố trí tuần tra khu vực dọc theo suối nước. Qua việc này lão càng tin cậy Chung Nam sơn chủ hơn trước.
Bỗng nhiên Thiên Trì Tẩu cất tiếng:
- Chẳng hiểu toán nhân thủ của chúng ta trên đường xuất chinh có bị bệnh này không?
Bá Câu giật mình than trời:
- Thôi chết rồi, nếu chưa đến nơi mà phát bệnh thì còn quay lại kịp, còn không thì chắc lành ít dữ nhiều. Thiên Vũ giả đò ngơ ngác, không biết hỏi:
- Không lẽ còn mấy người cử đi làm nhiệm vụ ư?
Bá Câu buồn rầu đáp:
- Không phải mấy
  • Hồi 6
  • Hồi 7
  • Hồi 8
  • Hồi 9
  • Hồi 10
  • Hồi 11
  • Hồi 12
  • Hồi 13
  • Hồi 14
  • Hồi 15
  • Hồi 16
  • Hồi 17
  • Hồi 18
  • Hồi 19
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---