Đánh máy: Trúc Nhi
Hồi 37
Khách Hào Kiệt Bỗng Trở Lại Chùa Xưa

Nhìn lên bức vách rêu phong gần song cửa, ba chữ “Cừu Thiên Hiệp” được in sâu dưới lớp tường vôi. Có lẽ người khắc ba chữ này bằng mũi kim nung lửa hay ngọn thiết hương, nên những nét nhăn phá lăng nhăng tựa vết cua bò trên bãi cát, song trông thấy rất tỏ tường từng chữ một.
Cừu Thiên Hiệp kinh ngạc và rồi chàng giương đôi mắt tròn xoe nhìn trân trối, qua giây phút sững sờ, chàng mới bước đến cạnh Ngộ Phi đại sư cất tiếng hỏi:
- Đại sư! Có lẽ đại sư ngộ nhận việc này do tại hạ gây ra ư!
Ngộ Phi đại sư vẫn giữ nét mặt hiền hòa vừa êm giọng bảo:
- Không phải thế đâu, Thiếu hiệp! Bởi lão tăng biết rõ việc này không do thiếu hiệp gây ra cho nên lão mới đưa thiếu hiệp đến đây để mưu kích cho tường tận.
Cừu Thiên Hiệp tỏ vẻ xúc động, chàng vòng tay cung kính xá đại sư vừa run giọng:
- Xin đa tạ đại sư có lòng...
Ngộ Phi đại sư vội khoát tay ngắt lời:
- Thiếu hiệp! Theo sự kiến văn và nhận xét của bần tăng, thì trong giới võ lâm ngày nay, đã đến tuần tận mạt vận kiếp sát đã ung đỏ bốn phương trời, các nẽo giang hồ đầy dẫy rập nguy, bẩy nạn nhưng khổ thay! Bao nhiêu nguy cơ, ách vận đều đổ vào mình Thiếu hiệp, khiến cho bần tăng ái ngại muôn phần, nên bần tăng có một lời khuyên thiếu hiệp hãy cố mà nhẫn nại đôi phần!
Cừu Thiên Hiệp chớp mắt nhìn trời bằng giọng nói chua chát buồn não:
- Đại sư! Chẳng phải tại hạ dám buông lời cuồng vọng nhưng tại hạ thề sẽ lột mặt nạ tên giả danh đội lốt tại hạ đã gây ra thảm họa này...
Ngộ Phi đại sư thở dài không đáp, thân mình lão tăng đứng im như pho tượng Già Lam, song hữu chưởng giơ cao vừa phẩy nhẹ vào ba chữ “Cừu Thiên Hiệp” khắc trên vách một cơn gió nổi mạnh xoáy vào tường, cuốn bay vô số phấn bụi đục ngầu như đám sa mù trong buổi sớm tiết Trọng Đông. Ba chữ “Cừu Thiên Hiệp” bốc thành hơi khói và tiêu biến dưới lớp bạch trần.
Chính vị chưởng môn đời thứ ba mươi sáu của phái Thiếu Lâm đã dùng môn nội lực chân truyền mà xóa tan đi giòng tự tích.
Ngộ Phi đại sư nhìn thấy Cừu Thiên Hiệp tỏ vẻ kinh ngạc liền mỉm cười bảo:
- Này thiếu hiệp! Môn pháp bần tăng vừa thi triển toàn phái Thiếu Lâm không một ai hiểu được, thiếu hiệp chẳng nên quan tâm lắm làm gì?
Cừu Thiên Hiệp nghiêm sắc mặt hỏi:
- Đại sư! Vì sao lại để mất pho “Thượng thừa Hoa pháp chân kinh”!
Ngô Phi đại sư mỉm cười cơ khổ:
- Bần tăng sẽ cố hết súc mình tìm lại, chẳng dám làm phiền thiếu hiệp.
Cừu Thiên Hiệp nhận thấy Ngộ Phi đại sư đang khổ tâm đến cùng tột, cũng bởi pho “Thượng thừa hoa pháp chân kinh” là vật trấn môn chí quý chí hữu của tông phái Thiếu Lâm, nay đã mai một mất đi thật không phải là việc nhỏ; vì nó có hai điểm tác dụng vô cùng trọng đại, một là... pho chân kinh nhỡ lọt vào tay bọn người ngoại đạo tà ma thì toàn giới võ lâm sẽ nhận lãnh một kiếp vận vô cùng thảm khốc. Hai là pho Chân kinh bị mất đi sẽ làm suy giảm uy tín danh dự của phái võ Thiếu Lâm đã có trên ba mươi sáu đời truyền thống.
Cừu Thiên Hiệp nghĩ đến đây, vội ngước mắt nhìn Ngộ Phi đại sư nói:
- Đại sư hãy an lòng, tại hạ tự nguyện tìm cho được bộ Chân Kinh, song tại hạ chẳng động đến kiếp sát và quyết chẳng để tổn thương đến thanh danh của quý tự!
Ngộ Phi đại sư chắp tay trước ngực, vừa niệm:
- A di đà Phật! A di đà Phật!
Bấy giờ, trăng lặng sao mờ, góc trời đông ửng hường trong tương tư như chiếc khăn hồng nhợt quàng dài dưới chân trời xa tít.
Cừu Thiên Hiệp lại vòng tay hướng vào Ngộ Phi đại sư nói:
- Đại sư, ngày đại hội trên Hương Lô Phong, mong đại sư gắng mà chủ tọa buổi hội được công minh, riêng tại hạ sẽ làm phiền đại sư đấy!
Ngộ Phi đại sư mắt nhìn chàng dịu giọng:
- Thiếu hiệp, cũng nhờ lưu tâm, ngày hội Hương Lô Phong, gắng quan sát sự biến chuyển trên gương mặt của bần tăng mà hành động, nên nhớ hãy lấy sự nhẫn nại làm đầu!
Cừu Thiên Hiệp mỉm cười đau khổ:
- Xin vân lời đại sư.
Ngộ Phi đại sư lại tiếp tục niệm một tràng Phật hiệu vừa nhẹ giọng:
- A di đà Phật! Bần tăng xin tạ ân trước.
Vừa dứt lời, cả hai đồng rún mình nhảy lên cao, hướng về Vân Hiên mà đi thẳng tới.
- Về đi! Về đi!
- Ta được Ngộ Phi nói rõ rồi.
Nơi Vân Hiên, tiếng người huyên náo phá tan bầu không khí tĩnh mịch u nhàn, một giọng nói to như chuông đồng vang lên, đượm đầy vẻ kiêu căng hách xược.
Thật là một điều quái lạ hi hữu, vì mấy trăm năm nay có ai dám đến vùng đất Cảo Sơn làm huyên náo như thế đâu? Thế mà, hiện giờ lại có đám người đứng trước Vân Hiên gọi đích danh vị chưởng môn Thiếu Lâm tự ầm ĩ khiến cho mọi người chấn động cả tâm can.
Ngộ Phi đại sư còn lơ lửng giữa khoảng không đã quát vọng xuống:
- Hừ! Các ngươi là ai?
Lúc này Cừu Thiên Hiệp đã theo sát Ngộ Phi đại sư như bóng với hình, cả hai nương theo đà gió hạ nhẹ thân mình xuống trước cổng Vân Hiên Trung.
Giữa tràng viện Vân Hiên Trung, lúc bấy giờ số người tụ tập khá đông.
Cừu Thiên Hiệp quét mắt nhìn khắp nơi, chỉ thấy Nhan Như Ngọc đứng giữa, cạnh bên là một người trung niên hán tử mắt hổ râu xồm, đầu trần không mũ mạo, mặt hầm hầm như sư tử miệng rộng răng hổ, đôi mắt đảo lia phát ra những tia nhìn man dại, tay tả “hắn” cầm cây “Triều Thiết Hốt” đưa trước bụng, đứng thẳng người mũi hển mặt vênh, trông hắn đang căm hờn và giận dữ. Đứng kề bên hắn là tên “Kiệu dương tán” Lôi Thanh Minh chủ tọa hộ pháp của Huyết quan giáo.
Tất cả chư tăng của Thiếu Lâm tự đứng dồn trong một góc người người đều cau mặt nhăn mày tỏ vẻ khó chịu và phẫn uất bồi hồi.
Ngộ Phi đại sư và Cừu Thiên Hiệp cả hai bước lần vào tràng viện. Phàm Tịnh vị tăng trưởng Thiếu Lâm tự, hướng dẫn chúng tăng đánh lễ ra mắt Ngộ Phi đại sư vừa cung kính thưa:
- Bạch chưởng môn! Có Huyết quan giáo chủ viếng bản tự! Xin...
Ngộ Phi đại sư khoát tay, gật đầu và bước nhanh đến trước hai bước ngang Cừu Thiên Hiệp vòng tay hướng vào tên trung niên hán tử hành lễ:
- Dị giáo chủ đại giá đến đây, bản môn chưa nghênh tiếp thật là có lỗi muôn phần, xin giáo chủ lượng thứ!
Huyết quan giáo chủ “Thôi mệnh diêm la” Dị Đại Cương, tức là trang hán tử trung niên này, hắn tỏ vẻ hống hách vô cùng tay vuốt râu hùm én, mắt trợn trừng chiếu ra những tia nhìn điện rọi thẳng vào mặt Cừu Thiên Hiệp, tuyệt nhiên không đáp lễ hay trả lời câu nói của Ngộ Phi đại sư.
Một lúc sau, Di Đại Cương mới quay sang Ngộ Phi đại sư nhếch mép cười khinh mạng, bằng giọng nói kẻ cả bảo:
- Hừ! Thiếu Lâm tự thật là một danh môn chánh phái, quả nhiên khác hẳn các môn phái khác khá nhiều!
Giọng nói của hắn đầy vẻ mỉa mai, vô lễ, khiến người lành đến đâu cũng khó nhịn được.
Chúng tăng của Thiếu Lâm tự, người người đều tái mặt, khí giận xung thiên, họ muốn ra tay sửa trị tên Dị Đại Cương vô lễ. Cừu Thiên Hiệp nghe qua rất tức bực, chàng muốn động thủ, nhưng sực nghĩ đây là Thiếu Lâm tự mà chàng ở vào địa vị khách tân, nên khó ra tay được.
Ngộ Phi đại sư là một bậc đại đức chân tu, tấm lòng nguội lạnh, vẫn giữ vẻ mặt hiền lành mỉm cười nói:
- Giáo chủ đã dạy như thế! Nhưng không rõ lý do gì? Xin cho bần tăng biết qua!
Thôi Mệnh diêm la Dị Đại Cương nghe qua gằn giọng:
- Hừ! Ta muốn hỏi ngươi!
Ngộ Phi đại sư điềm nhiên hỏi:
- Bần tăng xin hầu nghe chỉ thị giáo chủ!
Thôi mệnh diêm la Dị Đại Cương vênh mặt tỏ vẻ tự đắc, tay hữu giơ cao Triều Thiên Hốt quay một vòng tròn đoạn cất tiếng cười hô hố bảo:
- Cuộc họp Đoan Ngọ hôm nay do ai chủ trương và xếp đặt?
Ngộ Phi đại sư vẫn bình tĩnh đáp lời:
- Chính bần tăng đứng ra chủ tọa buổi hội!
Thôi mệnh diêm la Dị Đại Cương giương đôi mắt rực hung quang nhìn đại sư, hỏi tiếp:
- Còn những ai nữa?
Ngộ Phi đại sư cười nhẹ:
- Còn rất nhiều người đại diện cho Cửu đại môn phái:
Dị Đại Cương bĩu môi:
- Xì!
Đoạn hắn nhổ một bãi nước bọt xuống đất, hỏi tiếp:
- Cửu đại môn phái? Chẳng nhẽ ngoài Cửu đại môn phái ra, không còn nhân vật giang hồ nào ư?
Cừu Thiên Hiệp và tăng chúng thấy hành động của Dị Đại Cương quá ư vô lễ, tất cả đều run lên toan nhảy tới trước, riêng Cừu Thiên Hiệp quá nhanh nhẹn bước sẵn đến hai bước. Ngộ Phi đại sư khoát tay ra hiệu đứng im, vừa điềm đạm nói:
- Anh hùng trong thiên hạ kể sao cho xiết, nói sao cho cùng, võ lâm hào kiệt khích chẳng tới, mời không lại rất nhiều!
Thôi mệnh diêm la Dị Đại Cương bước tới trước một bước và rống to:
- Nếu sự thật là thế, tại sao ngoài chín môn phái lớn ra, còn những người khác lại chẳng mời vậy?
Ngộ Phi đại sư bỗng nhiên đổi thái độ. Lão tăng ngước mặt nhìn trời cười ha hả, bằng giọng nói trầm hùng tiếp:
- Những nhân vật cao thủ khác! Bần tăng đâu dám mạo muội mời?
Thôi mệnh diêm la Dị Đại Cương cầm cây Triều Thiên Hốt giơ cao và nặng giọng:
- Khéo vờ! Ngụy biện!
Ngộ Phi đại sư vẫn giữ nguyên gương mặt từ tường như cũ, nhưng giọng nói lại cao trầm hơn:
- Dị giáo chủ! Bần tăng nào có gì để ngụy biện? Sở dĩ bần tăng chỉ mời có Cửu đại môn phái là vì chín môn phái này có giao ước với bản tự từ lâu đời, lấy bức tượng “Bích ngọc cổ phật” làm vật đính ước, bởi vậy tượng Bích ngọc cổ phật chỉ liên hệ đến những khách đồng minh, chứ đối với chư anh hùng hào kiệt võ lâm, mấy ai chịu tuân giữ, do đó lão tăng chẳng dám cuồng vọng, đưa tượng Bích Ngọc cổ phật khích mời!
Những lời nói ngắn của đại sư bao hàm đủ ý nghĩa, khiến Thôi mệnh diêm la Dị Đại Cương cúi đầu nghĩ ngợi:
Về người không mời mà đến vả lại nếu đến đây tất nhiên phải chịu phục tùng theo lệnh phật điệp “Bích Ngọc cổ Phật” hay sao?
Cho nên trong lúc nhứt thời Huyết quang giáo chủ nín lặng không tìm ra câu nói nào chống trả được.
Cừu Thiên Hiệp đứng kế bên thấy thế cười nhạt:
- Thật là “Đuôi thỏ đầu hùm”!
Thôi mệnh diêm la Dị Đại Cương đôi mắt không rời Ngộ Phi đại sư, nặng giọng hỏi:
- Ngộ Phi đại sư! Các người và Cửu đại môn phái bày cuộc hội ra để làm gì?
Vừa nói dứt, lão lại đưa mắt nhìn Cừu Thiên Hiệp như ngầm hỏi là ai.
Ngộ Phi đại sư hiểu ý cả cười đáp:
- Cuộc hội tại “Hương Lô Phong” ai ai cũng rõ, còn vị thí chủ đây là Cừu Thiên Hiệp.
Thôi mệnh diêm la Dị Đại Cương nghe qua mắt hồng lộ trắng, nặng giọng quát:
Nhan Như Ngọc bỉu môi nói nhỏ:
- Nếu chúng ta ngồi đây nhìn mặt nhau, chờ đến giờ tií canh ba thật là một việc khổ...! Chán thật!
Cừu Thiên Hiệp mãi nghĩ đến việc trai gái gần nhau rất khó coi nên chàng ngập ngừng:
- Đúng vậy! Vì thời giờ đêm chậm như rùa, mà ngồi chờ đến nửa đêm, thật là một cực hình, vả lại...
Chàng muốn nói vả lại một trai một gái giữa canh trường, càng thêm bất tiện, song chàng sợ chạm đến tự ái của Nhan Như Ngọc nên chỉ nói có nửa câu rồi nín bặt.
Nhan Như Ngọc mỉm cười tình tứ, tay chống cằm ra dáng nghĩ ngợi, sau cùng nhỏ nhẹ hỏi:
- Này... tôi có một việc để tiêu khiển thì giờ, song không rõ người có đồng ý chăng?
Cừu Thiên Hiệp ái ngại hỏi:
- Ngươi hãy nói rõ xem!
Nhan Như Ngọc nghiêm sắc mặt nói:
- Ta có nghe đã lâu “Chùa Thiếu Lâm chứa tăng đồ trên ngàn người, kiến trúc rất hùng vĩ, trồng đủ loại kỳ hoa dị thảo, nuôi rất nhiều chim quý, thú lạ, ta mượn cơ hội hiếm có này, một là đi xem những kỳ tích, danh lam, và xem cách kiến trúc, hai là tiêu khiển thì giờ, có phải một công nên hai việc chăng?
Cừu Thiên Hiệp lắc đầu bảo nhỏ:
- Không thể được! Không thể được! Vì chùa Thiếu Lâm khác hẳn những chùa chiền, dưng hương, ngắm cảnh đâu, mà là nơi cấm địa, các giới võ lâm không một ai dám xâm phạm, thì có dễ gì để cho người tùy hỉ muốn đi đâu là đi!
Nhan Như Ngọc bỉu môi “xì” một tiếng và lên giọng đàn chị bảo:
- Ngươi thật là người hiền giả, không rõ lý sự gì, chúng ta đi dạo cảnh nhưng không bước chân vào những nơi họ cấm thì thôi, những chỗ cấm đoán như La hán đường, Võ công điện, Tàng Kinh lâu, Dược vương các... những chỗ này ta lấy mắt nhìn bên ngoài thì có sao đâu?
Cừu Thiên Hiệp nổi tính háo kỳ, nhưng do dự hỏi:
- Có thể được chứ?
Nhan Như Ngọc đứng lên trước bảo:
- Không sao cả, chẳng có gì mà ngươi ngại thất lễ với nhà Chùa!
Trước ý kiến của Nhan Như Ngọc, khiến Cừu Thiên Hiệp không biết tính sao hơn, đành nối gót theo sau.
Trời đêm cô tịch, mặt trăng mồng một như lưỡi hái tròn, chiếu xuống trần ánh sáng mờ nhạt. Nền trời đầy tinh tú nhấp nhoáng, thỉnh thoảng một ngọn gió mát rượi thổi tan làn khí bức của đêm hè.
Xung quanh viện tuy có đủ muôn hồng ngàn tía, nhưng còn vải cột tòng giả xanh ngắt, vẫn reo vi vút xì xào, biểu hiện cho lứa tuổi trường xuân, cũng có một cái gì thích thú.
Nhan Như Ngọc vừa đi vừa bảo nhỏ:
- Này ngươi xem! Nào có gì cấm kỵ đâu?
Cừu Thiên Hiệp ngạc nhiên đi lẻo đẻo sau lưng, không ngớt tiếng vâng dạ, vừa lớn tiếng đáp:
- Đấy là lẽ dĩ nhiên, chúng ta là bọn hương khách thập phương, đến đây muốn thưởng thức nghỉ ngơi tùy hỉ.
Người hỏi người đáp, chẳng mấy khắc đến ngôi nhà thủy tạ “Hạc đình”, xung quanh là ao sen, vào mùa hạ nở đơm hương bay nức mùi, năm ba con bạch lạc đang ngẩn ngơ, chúng thấy người đến không lộ vẻ gì khinh sợ, ánh trăng tuy ẻo lả mờ mờ nhưng nước hồ trong vắt, thấy rõ đủ loại cá bơi lội tung tăng.
Nhan Như Ngọc đưa tay chỉ ao sen bảo:
- Thật là cảnh tiên giữa bụi đời, nếu người được như cá thì thảnh thơi biết mấy!
Cừu Thiên Hiệp có cảm giác như vừa giũ sạch bụi đời, bao nhiêu điều tranh dành đoạt lợi đã quét khỏi tâm trẻ, nhìn thấy đàn cá nhởn nhơ bơi lội một cách an nhàn, tâm hồn chàng có một cảm giác lâng lâng như vừa thoát tục.
Một khắc sau...
Cừu Thiên Hiệp vừa lấy lại sự bình tỉnh của tâm hồn, nhìn xuống mặt nước hồ lại không thấy hình bóng của Nhan Như Ngọc đâu cả, chàng quay người tìm kiếm nhưng không thấy bóng dáng cô nàng.
Đêm vắng canh khuya, lại không tìm thấy nàng, chàng mắng thầm:
“Quái thật! Cô ả này bay đi đâu mất không biết?
Nhìn về phía trước ao sen, xa xa là một hòn giả sơn lung linh như bích ngọc, bên góc trái hòn giả sơn là một mảnh vải trắng bị ngọn gió lay lộng phất phơ.
Cừu Thiên Hiệp bất giác đỏ mặt, quả tim nhịp loạn lên, sau phút lấy lại bình tâm bèn nhũ thầm:
“Suýt tí nữa ta kêu lên thất thanh rồi, thật là kẻ đi đêm trông gà hóa quốc!” Chàng lại bước đến bờ hồ sen, tìm một phiên đá to ngồi xuống, lại ngước mặt nhìn lên Tàn kinh lâu cao ngất, chỉ nom thấy nó là một cái bóng đen khổng lồ, dưới ánh nguyệt mờ trông rất tráng lệ... Lại không thấy hình bóng Nhan Như Ngọc trở ra, thời gian độ hâm nóng một canh trà mà mảnh vải trắng vẫn đứng yên chỗ cũ, mãi bay theo chiều gió phất phới.
Cừu Thiên Hiệp sốt ruột, vì ước đoán giờ này là đến canh hai.
Bấy giờ, trên chánh diện chuông, trống mõ nổi lên liên hồi, tiếng niệm Phật rất to, báo hiệu giờ khai đàn sắp mãn.
Nhưng Nhan Nhuư Ngọc như Hoàng hạc ra đi không hẹn ngày về...
Đột nhiên... Trên lầu chứ kinh bay vọt ra một bóng đen ốm nhỏ, mau như cánh dơi bay thoăn thoắt ra ngoài tường.
Cừu Thiên Hiệp cả kinh, chép miệng tự hỏi:
- Ai lạ thế?... Đáng ngờ lắm đấy! Nếu là tăng chúng hay người khách sa di ở chùa thì không thể nào dám đột nhập “Tàng kinh lâu” ví như có người giữ lầu ít ra cũng đuổi theo, nhờ ánh trăng ta sẽ thấy rõ ngay, đàng này chỉ có một bóng người... Nếu là người ngoài thì ít có kẻ nào đủ can đảm dám đến Thiếu Lâm tụ vuốt râu hùm.
Cừu Thiên Hiệp lại suy nghĩ:
- Giờ này tất cả tăng chúng đều tề tựu nơi chánh điện nghe kinh, con ta... lẽ nào khoanh tay làm kẻ bàng quan hay sao?
Nghĩ đến đây, chàng không cần nghĩ đến Nhan Như Ngọc ở sau hòn giả sơn nữa, liền phi thân đến trước hòn giả sơn kêu nhỏ:
- Nhan cô nương! Mau chứ! Có việc cần lắm!
Không ngờ chẳng một tiếng động nhẹ nào.
Cừu Thiên Hiệp quá ngạc nhiên bước mau ra sau hòn giả sơn, bất giác chàng há mồm vì bở ngở.
Sau hòn giả sơn không có một bóng người, chỉ có một cái khăn trắng nhỏ bị vướng vào kẻ đá tung bay theo ngọn gió đùa phất phới.
Cừu Thiên Hiệp tỉnh ngộ nói thầm:
- Nàng đột nhiên xuất hiện và theo ta vào chùa, đến đây lại mất dạng như thế thì hành động của nàng bất luận chuyện gì ta cũng phải bị liên can, vả lại chính mình là người trong sạch vô cớ bị phái Thiếu Lâm hiểu lầm. Thật là oan tức lắm! Còn chiếc bóng đen?...
Nghĩ đến chiếc bóng đen Cừu Thiên Hiệp bớt đi sự nghi ngờ, vì Nhan Như Ngọc mặc y phục toàn trắng... không phải là nàng, bất luận là ai, ta cũng đuổi theo y cho kỳ được hầu làm sáng tỏ việc này.
Cừu Thiên Hiệp cố moi óc tìm tòi, nhưng không nghĩ ra kết quả nào? Sau cùng, chàng nhấc bổng thân mình bay vọt đứng trên ngọn giả sơn, rồi tung thân qua nóc Hạc đình, đưa mắt nhìn bốn phương quan sát. Chỉ thấy nền trời xanh biết, bóng dáng kẻ trong tàng kinh lầu thoát ra, không rõ đã biến mất ở phương nào.
Cừu Thiên Hiệp đoán thầm chiếc bóng đen chưa đi xa lắm, nên rún mình nhảy lên tường viện thoát ra ngoài chùa. Thật thế... trên một trăm trượng giữa sườn non, có một chấm đen bay thoăn thoắt.
Cừu Thiên Hiệp chép miệng bảo:
- Dù ta coó thi triển tột bực khinh công, cũng không thể đuổi theo kịp, theo thân pháp của hắn đã vượt lên hàng nhập hóa xuất thần.
Nghĩ đến đây chàng lại leo lên một cột tòng già cao ngất trời đưa mắt nhìn xuống quan sát chỉ thấy núi non vắng lặng, gió thổi rạt rào, mây bay lơ lửng, ngoài sự tỉnh mịch của màng đdêm không có một tiếng động mạnh nào.
Chàng đưa tay tỳ vào cành cây nhìn về hướng Thiếu Lâm tự, chuông lặng, trống êm mõ dừng, tiếng niệm kinh đã dứt, các phòng đèn đuốc sáng choang, chắc là buổi khai đàn đã mãn nên tăng chúng trở lại phòng nghỉ ngơi.
Vì muốn chứng tỏ sự thanh bạch của chính mình, Cừu Thiên Hiệp giở thuật khinh công quay trở lại chùa.
Chẳng muốn làm phiền mọi người, chàng bèn vượt tưoờng theo lối cũ, xuyên qua “Hạc đình” đi lần vào mái Vân Hiên, khi vừa bước vào cửa Vân Hiên thêm một việc làm chàng đứng ngẩn ngơ như con gà trống lạc bầy.
Nguyên chàng đã thấy Ngộ Phi đại sư tay lần tràng hạt, đầu đội mũ tì lư, mình khoác bộ cà sa gấm chân đi hài cỏ, tựa hồ như chưa kịp thay pháp y, mà lo tiếp khách, gương mặt vẫn trang nghiêm đáng kính, và sắc diện vẫn từ tường khả ái như độ nào.
Ngồi đối diện với Ngộ Phi đại sư, chẳng phải Nhan Như Ngọc thì ai vô đó?
Nàng vừa thấy Cừu Thiên Hiệp bước vào nhà, vội nhìn Ngộ Phi đại sư nói:
- Cừu Thiên Hiệp đã trở lại!
Ngộ Phi đại sư vội đứng dậy, chấp hai tay trước ngực thi lễ, nói:
- Thiếu hiệp! Chẳng mấy thuở đến đây! Lão nạp bận khai đàn thuyết pháp, nên chậm tiếp đón! Để Thiếu hiệp phải chờ lâu!
Nhan Như Ngọc không để Cừu Thiên Hiệp lên tiếng đáp, nàng ngắt lời thưa:
- Chúng tôi quá mạo muội, lúc đại sư đang công quả. Tôi và Cừu Thiên Hiệp mạn phép dạo khắp hoa viên mới về đây...
Cừu Thiên Hiệp hoảng lên không biết nói sao cho ổn, chỉ mỉm cười khổ sở tiếp:
- Xin đại sư miễn trách cho!
Ngộ Phi đại sư mỉm cười nói:
- Thiếu hiệp chớ...
Lời nói chưa dứt, đột nhiên ngoài Vân Hiên chạy vào một vị lão tăng tuổi trạc ngoài năm mươi, thân hình ốm nhỏ, thần sắc nhợt nhạt tỏ vẻ kinh hoảng vô cùng, khi vừa bước vào lão đã run rẩy lên chưa thốt được tiếng nào.
Ngộ Phi đại sư nghiêm sắc mặt điềm đạm hỏi:
- Sư đệ! Ngươi là bậc trưởng lão của bổn môn, có quý khách ngồi đây, sao tự tiện vào như thế?
Vị lão tăng đột nhiên quỳ sụp xuống, vòng tay lạy đại sư run rẩy nói:
- Ngộ Thanh tôi đáng muôn thác, xin chưởng môn đúng quy giới...!
Cừu Thiên Hiệp tái mặt nói thầm:
“Vào mái Vân hiên trong lúc có khách là vô lễ thật, song đâu phải là việc nghiêm trọng phải bái quy, thật là quy giới chùa Thiếu Lâm quá nghiêm khắc!” Không ngờ, Ngộ Phi đại sư chớp nhanh viên mi bạc, sự nghi ngờ bốc lên đầy mặt, bằng giọng nói hiền lành trìu mến bảo:
- Sư đệ! Hãy đứng dậy ngay! Có gì lạ xảy ra ư?
Ngộ Thanh tăng trương không đáp, mà đưa mắt nhìn Cừu Thiên Hiệp và Nhan Như Ngọc.
Nhan Như Ngọc nét mặt tự nhiên, không có vẻ gì kinh nghi cả.
Bấy giờ, Ngộ Phi đại sư chợt hiểu vì sự có mặt của khách lạ, nên Ngộ Thanh không dám mở lời, bèn đứng dậy bước ra ngoài, vừa quay sang Cừu Thiên Hiệp bảo:
- Đây là việc nhà của bổn môn!
Ngộ Thanh tái mặt nói nhỏ vào tai Ngộ Phi đại sư vài câu.
Ngộ Phi đại sư nghe qua biến sắc, viền mi trắng run loạn lên lão vội chắp tay hướng vào Cừu Thiên Hiệp và Nhan Như Ngọc nói:
- Xin nhị vị thí chủ ngồi nghỉ, lão nạp đi đây có chút việc trở lại ngay!
Nói xong, không chờ hai người trả lời, mà Ngộ Phi bước nhanh ra Vân Hiên, Ngộ Thanh đưa mắt nhìn Cừu Thiệp vàn Nhan Như Ngọc lần nữa, mới nối gót theo sau Ngộ Phi đại sư.
Bấy giờ, dưới mái Vân Hiên chỉ còn có Nhan Như Ngọc và Cừu Thiên Hiệp.
Nhan Như Ngọc vội lên tiếng hỏi:
- Thiếu hiệp, ngươi đi đâu trong nháy mắt đã bặt tăm, không thấy bóng hình gì cả?
Cừu Thiên Hiệp nghe qua mắng thầm:
“ Thấy quỷ! Rõ là ci:
- Rõ ngốc! Mèo chuột mấy thuở được sống chung, hắn hận không lột được da ngươi, uống không được máu ngươi, thế mà ngươi can tâm lạy hắn thờ là dưỡng phụ, và còn hơn thế nữa thay hắn báo cừu? Hí... hí... đời sao có chuyện lạ thế!
Cừu Thiên Hiệp giận tím mặt, chàng gắt lên như sấm:
- Voi bắt voi, ngựa bắt ngựa, mỗi người mắt ý khác nhau, có thù chẳng trả không quân tử, có mang ân chẳng đáp ấy tiểu nhơn. Gã họ Dị đừng khua môi múa mép. Là tráng sĩ ta muốn ngươi hãy tiếp chiêu!
Dị Đại Cương giơ cao “Triều Thiên Hốt” và nạt to:
- Ngươi muốn thế càng hay!
Không ngờ cây hốt vừa quay một vòng, Kiệu Dương Tán Lôi Thanh Minh đã bước sấn đến trước, vòng tay hướng vào Dị Đại Cương nói to:
- Giáo chủ! Xin giáo chủ để cho thuộc hạ tiếp hắn vài chiêu số!
Cừu Thiên Hiệp trong thâm tâm muốn thử sức với một cao thủ đệ nhứt Huyết quang giáo chủ, bất ngờ bị Lôi Thanh Minh nhảy ra gánh vác, chàng quá bực, cười nhạt:
- Tướng bại trận, có chi là dũng! Chẳng nên xưng hô cho nhục!
Kiệu Dương Tán Lôi Thanh Minh cả giận rống lên ầm ĩ, tay hữu hắn rút nhanh món binh khí dắt sau lưng tên là Kiệu Dương Tán ra, đấy là cây lộng nhỏ kiểu dù đi mưa, hắn giương lên phát ra một tiếng “bung” sáu mươi bốn cây kèo bo hình “nấm”, quay đi một vòng tròn tỏa ra muôn đạo kình phong như gió bão.
Lôi Thanh Minh vừa giận vừa thẹn quát to:
- Câm mồm ngươi lại! Lần trước vì “lấy lệnh đổi lệnh” nên bổn hộ pháp tha thứ cho ngươi tính lại số ngươi chưa vắn lắm! Hôm nay ta chỉ sợ mạng số ngươi khó thoát nữa rồi!
Vừa nói dứt, cây lọng Kiệu Dương múa đi vùn vụt, tỏa ra một vần hào quang, lạnh kinh người khí thế như muôn ngàn mũi tên trùy thủ.
Cừu Thiên Hiệp toan dùng song chưởng chống trả, nhưng chàng lại nghĩ chưởng lực là một môn đánh bằng da thịt làm sao chống nỗi sắt thép, nên chàng lôi trong tay áo ra cành “khô trúc thánh kiếm”. Đạo hoàng quang của Kiệu Dương Tán càng xáp đến gần, luồng dịch phong xé không khí phất ra những tiếng ào ào dễ sợ.
Cừu Thiên Hiệp giơ cao cây kiếm trúc quất nhẹ vào khoảng không hai cái, một đạo hoàng quang vàng hực chiếu sáng mấy trượng xa.
Dị Đại Cương và Nhan Như Ngọc trong thấy cả kinh, thần sắc thay đổi nhanh trên gương mặt cả hai.
Cừu Thiên Hiệp nắm chặt đốc kiếm trên tay, cao giọng nói to:
- Động thủ!
Thôi mệnh diêm la Dị Đại Cương vội bước tới trước lớn tiếng hỏi:
- Có phải ngươi đang cầm trên tay cây “Hỗn kim thần kiếm” hay chăng?
Tiếng nói của Huyết quang giáo chủ quá lớn và đượm vẻ lo âu, khiến Lôi Thanh Minh hơi chột dạ, vôi ngưng múa cây lộng Kiệu Dương, mà đưa mắt kinh nghi nhìn Cừu Thiên Hiệp hỏi lại:
- Hỗn Kim thần kiếm phải chăng?
Cừu Thiên Hiệp cười ngất đáp:
- Tại hạ chẳng hiểu Hỗn Kim hay Hỗn Ngân gì cả! Tại hạ chỉ biết thanh kiếm này, nó không đúc bằng thép, chẳng luyện bằng gan, cũng không phải sắt, cũng không phải vàng, mà nó chỉ là một cành trúc khô, một thanh kiếm trúc!
Lôi Thanh Minh lấy làm lạ, đưa mắt nhìn kỹ, nhận thấy thanh kiếm hình thù rất cổ quái, nhưng nhìn kỹ thấy rõ từng lóng một của cành trúc vàng, rõ là cây kiếm bằng trúc, sau khi quan sát, tâm thần trấn định lại, Lôi Thanh Minh liền cử cây Kiệu Dương tán vũ lộng lần thứ hai, vừa cười khinh mạn:
- Hừ! Đầu ma có óc quỷ, tiểu tử hãy tiếp chiêu!
Kiệu Dương Tán giương lên lần thứ hai, sáu mươi tư chiếc kèo sắt, thanh sắc không thua gì sáu mươi bốn ngọn dao trủy thủ, từng chiếc kèo tỏa ra một đạo cường phong, tủa ra như một rừng gươm, úp chụp vào người Cừu Thiên Hiệp.
Xin nhắc lại, Huyết quang giáo tuy không được liệt vào hàng Cửu đại môn phái, nhưng Huyết quang giáo lại là một đại bang hội rất to, các giới lục lâm đều nể mặt và thần phục, tuy chưa ra mặt minh chủ, nhưng mười ba tỉnh giang hồ hào khách đều nằm gọn trong vòng lưới của Huyết quang giáo hết nửa phần.
Kiệu Dương Tán Lôi Thanh Minh là chủ tọa hộ pháp, trừ giáo chủ và phó giáo chủ ra, hắn cũng thuộc vào hàng đệ tam hào kiệt thì công lực đâu phải tầm thường.
Hôm nay, chánh phó giáo chủ đều đứng trước mặt, khiến Lôi Thanh Minh hứng chí vũ lộng chiêu tuyệt học “Xích địa thiên lý” cây lộng Kiệu Dương quay tít, phát ra âm điệu “ào ào”, tạo thành cơn gió buốt người, khí thế như ba đào cuồng nộ.
Cừu Thiên Hiệp nghe hơi gió rất mát, chàng vội để cao thánh kiếm sử dụng đường thứ mười hai là “Mạng vận kiếm” vừa cao giọng nói to:
- Đến càng hay!
Luồng kình phong của Kiệu Dương Tán vừa chụp vào người Cừu Thiên Hiệp.
Bỗng nghe “Kẽng! Đoành! Đoành!” Những tiếng kim khí chạm nhau toét mang tai, bóng người đã lui về vị trí cũ; giữa tràng có bốn người, tất cả đồng kêu rống lên kinh sợ, người nào cũng tái mặt, thở ra không ai nói được nữa lời, lặng như hồ nước chết.