Lịch Sinh, Lục Giả Liệt Truyện

Lịch Sinh tên là Tự Cơ người làng Cao Dương, huyện Trần Lưu. Thích đọc sách, nhà nghèo không có nghề gì kiếm ăn, làm người coi cổng ở làng. Nhưng những người tai mắt và hiền tài trong huyện không ai dám sai bảo như đầy tớ. Người trong huyện đều gọi là người cuồng.
2. Đến khi Trần Thắng, Hạng Lương nổi lên, các tướng đi cướp đất qua làng Cao Dương mấy chục người. Lịch Sinh hỏi các viên tướng thấy họ đều là những người câu nệ, thích cái lễ vụn vặt, tự phụ, tự đắc, không thể nghe những lời rộng lượng, Lịch Sinh bèn giấu mình thật kín. Về sau, nghe tin Bái công cầm quân cướp đất ở ngoài thành Trân lưu. Kỵ sĩ ở dưới cờ Bái Công trên là Thích là người ở trong làng Lịch Sinh. Bái Công thượng hỏi những người hào kiệt và kẻ sĩ hiền tài trong làng xóm. Kỵ sĩ về, Lịch Sinh gặp, nói:
- Tôi nghe nói Bái Công ngạo mạn, khinh người, có nhiều mưu lớn, đó chính là người tôi muốn theo, nhưng không có ai tiến cử cho. Khi ông về gặp Bái Công, nhờ ông nói giúp “Trong làng của tôi có Lịch Sinh, tuổi hơn sáu mươi, cao tám thước. Người đời ai cũng bảo ông ta là anh cuồng. Ông ta tự nói: “Ta không phải người cuồng”.
Kỵ sĩ nói:
- Bái Công không thích đạo Nho. Thấy những người khách nào đội mũi nhà Nho đến Bái Công liền giật mũ đai vào trong. Khi nói với người ta thường mắng nhiếc, không thể lấy tư cách nhà nho mà thuyết phục ông ta được.
Lịch Sinh nói:
- Ông cứ nói.
Kỵ sĩ lúc rỗi rãi nói lại đúng như lời Lịch Sinh đã dặn.
Bái Công đến Cao Dương dừng lại ở nhà trạm, sai người mời Lịch Sinh. Lịch Sinh đến, vào yết kiến. Lúc bấy giờ, Bái Công đang ngồi xổm trên giường, sai hai người con gái rửa chân để tiếp Lịch Sinh. Lịch Sinh vào chỉ vái dài mà không lạy, nói:
- Túc hạ muốn giúp Tần đánh chư hầu sao? Hay là muốn cầm đầu chư hầu đánh bại Tần?
Bái Công mắng:
- Thằng khốn nạn! Thiên hạ đều khổ cực vì nhà Tần đã lâu rồi, cho nên chư hầu mới kéo nhau đi đánh Tần. Sao mày lại bảo tao giúp Tần đánh chư hầu?
Lịch Sinh nói:
- Nếu thật tình muốn họp bè đảng, tập hợp nghĩa binh giết nhà Tần vô đạo thì không nên ngồi xổm mà tiếp bậc trưởng giả.
Bái Công bèn thôi không rửa chân, đứng dậy, sửa áo, mời Lịch Sinh ngồi ghế trên, xin lỗi. Lịch Sinh nhân đấy nói thời liên hoành, hợp tung của sáu nước. Bái Công mừng rỡ, cho Lịch Sinh ăn, hỏi:
- Bấy giờ kế phải làm như thế nào?
Lịch Sinh nói:
- Túc hạ cầm toán quân ô hợp thu một đạo binh tán loạn không đầy một vạn người mà muốn đánh thẳng vào nước Tần mạnh, đó là cái người ta nói “Sờ vào miệng hổ” đấy. Trần Lưu là nơi then chốt của thiên hạ, giao thông với bốn phía, không có gì hiểm trở, trong lúc này trong thành lại chứa nhiều thóc. Thần quen quan lệnh ở đấy, xin được phép bảo ông ta đầu hàng túc hạ. Nếu ông ta không nghe, túc hạ đem binh đánh, thần sẽ làm nội ứng.
Bái Công bèn sai Lịch Sinh đi. Bái Công đem quân theo. Bèn lấy được Trần Lưu, phong Lịch Tự Cơ làm Quảng Dã Quản. Lịch Sinh nói với em là Lịch Thương  sai cầm đầu mấy ngàn người theo Bái Công đi về hướng Tây Nam cướp đất. Lịch Sinh thường làm thuyết khách ruổi ngựa đi sứ các nước chư hầu.
3. Năm thứ ba nhà Hán, mùa thu, Hạng Vũ đánh Hán lấy Huỳnh Dương. Quân Hán bỏ chạy trốn, giữ đất Củng, đất Lạc. Quân Sở nghe tin Hoài Âm Hầu phá Triệu, Bành Việt mấy lần làm phản ở đất Lương, nên chia binh đến cứu. Hoài Âm Hầu lúc bấy giờ đang đi về hướng Đông đánh Tề, Hán Vương thường bị nguy khốn ở Huỳnh Dương, Thành Cao, ý muốn bỏ Thành Cao, đi về phía Đông, đóng ở đất Củng đất Lạc để chống quân Sở. Lịch Sinh bèn nói:
- Tôi nghe: “Biết cái trời của trời thìcó thể làm nên cơ nghiệp vương, không biết cái trời của trời thì không thể làm nên cơ nghiệp vương”. Nhà vua lấy dân chúng làm trời, còn dân chúng thì lấy cái ăn làm trời. Ngao Thương là nơi lâu nay chuyên chở thóc của thiên hạ đến. Tôi nghe nói ở dưới đất cất giấu thóc lúa rất nhiều. Quân Sở lấy Huỳnh Dương, không lo giữ Ngao Thương mà lại đem quân đi về hướng Đông, sai những quân lính bị đày chia nhau giữ Thành Cao. Đó là trời cho nhà Hán vậy. Nay Sở dễ lấy mà Hán lại tự vứt cái chỗ tiện lợi của mình đi, tôi trộm cho là sai. Vả lại hai sức mạnh không thể cùng sống. Sở, Hán giằng co với nhau đã lâu chưa biết ai được ai thua, trăm họ nhốn nháo, thiên hạ rối loạn, kẻ đi cày bỏ cày, đàn bà dệt vải bỏ khung cửi, lòng thiên hạ chưa định về đâu, xin túc hạ mau mau tiến quân đánh Huỳnh Dương, giữ thóc lúa Ngao Thương, chẹn lấy cái hiểm của Thành Cao, chặn con đường Thái Hàng, chiếm cửa ải Phỉ Hồ, giữ bến Bạch Mã để tỏ cho chư hầu thấy cái thế mạnh về địa hình thì thiên hạ biết họ về với ai. Trong lúc này các nước Yên và Triệu đã bình định rồi, chỉ còn nước Tề là chưa lấy được. Điền Quảng chiếm cứ một nước Tề rộng ngàn dặm, Điền Gian cầm hai mươi vạn quân đóng ở Lịch Thành, dòng dõi họ Điền hùng mạnh, lại dựa vào biển, có các sông Hà, sông Tế che chở, phía Nam gần nước Sở. Người Tề hay thay đổi dối trá, túc hạ tuy phái đạo quân mấy chục vạn, nhưng chưa thể trong vòng một năm vài tháng mà phá được. Tôi xin phụng chiếu, thuyết phục vua Tề, khiến nước Tề theo Hán làm cái rào giậu phía Đông của Hán.
Nhà vua nói:
- Hay lắm!
Bèn theo kế của Lịch Sinh, lại giữ Ngao Thương, sai Lịch Sinh du thuyết vua Tề. Lịch Sinh nói với vua Tề:
- Nhà vua có biết thiên hạ sẽ về đâu không?
- Không biết!
Văn Đế vui lòng. Hôm ấy sai Phùng Đường cầm cờ tiết tha Ngụy Thượng, lại cho làm quan thú Vân Trung. Nhà vua lại cho Đường làm xa kỵ đô úy coi các trung úy và quân lính đánh bằng xe ở các nơi.
Năm thứ bảy, Cảnh Đế lên ngôi, cho Đường làm tướng quốc nước Sở. Đường xin thôi, Vũ Đế lên ngôi cầu người hiền tài, người ta cử Phùng Đường. Lúc bấy giờ Đường hơn chín mươi tuổi, không thể làm quan được nữa, nhà vua bèn cho con của Đường là Phùng Toại làm quan lang.
Toại tên tự là Vương Tôn, cũng là một kẻ sĩ ít có chơi thân với tôi (16).
3. Thái sử công nói:
Trương Công nói về bậc trưởng giả, giữ pháp luật không a dua theo ý nhà vua (17). Phùng Công bàn về tướng súy thật thú vị làm sao! Thật thú vị làm sao (18)! Ngạn ngữ nói: “Không biết người ấy thì hãy nhìn bạn người ấy”. Việc hai người bàn luận tán tụng có thể ghi vào sổ sách triều đình.
Kinh Thư nói: “Không thiên không đảng, đạo vua rộng rãi, công đảng không thiên, đạo vua công bình”(19).
Trương Công, Phùng Công cũng gần được như vậy (20).
....................................................................
(1). Đình Úy là chức quan cao nhất về tư pháp.
(2). Chức coi cổng.
(3). Chức quan lo việc tiếp khách.
(4). Cầm đầu các yết giả.
(5). Chức quan coi cửa Tư mã.
(6). Mẹ của Văn Đế.
(7).Thận phu nhân người Hàm Đan.
(8). Ý nói động đến linh cữu.
(9). Mộ của Hán Cao Tổ.
(10). Vì Phùng Đường nói mình là người nước Triệu nên Văn Đế nói chuyện về tướng nước Triệu.
(11). Trở xuống giải thích tại sao không phải là lời nói suông.
(12). Nguyên văn: dũng sĩ đáng thưởng trăm cân vàng.
(13). Xem Liêm Pha, Lạn Tương Như liệt truyện.
(14). Việc làm giống như Lý Mục.
(15). Thưởng phạt khác vua Triệu xưa đối với Lý Mục.
(16). Với tác giả.
(17). Câu này nói về việc Trương Thích Chi bàn luận về bậc trưởng giả như Chu Bột.
(18). Nhắc hai lần vì tác giả rất tán thưởng.
(19). Kinh Thư, thiên Hồng Phạm. Ý nói nếu không thiên lệch và không bè phái thì đạo nhà vua rộng rãi khoan dung lại công bình. Tác giả ca ngợi Trương Thích Chi và Phùng Đường chính trực.
(20). Ghép Trương Thích Chi và Phùng Đường vào một truyện, tác giả muốn ca ngợi những con người muốn nói cho nhà vua biết sự thực dù sự thực ấy không làm nhà vua đẹp lòng. ở đây tác giả cũng có ý tự ngụ.
o0o

Truyện Sử Ký Tư Mã Thiên Lời giới thiệu THÁI SỬ CÔNG TỰ ĐỀ TỰA THƯ TRẢ LỜI NHÂM AN TẦN THỦY HOÀNG BẢN KỶ TẦN THỦY HOÀNG BẢN KỶ (tiếp theo) HẠNG VŨ BẢN KỶ HẠNG VŨ BẢN KỶ (tiếp theo) CAO TỔ BẢN KỶ CAO TỔ BẢN KỶ (tiếp theo) LỮ HẬU BẢN KỶ BÌNH CHUẨN (1) THƯ KHỔNG TỬ THẾ GIA KHỔNG TỬ THẾ GIA (tiếp theo) VIỆT VƯƠNG CÂU TIỄN THẾ GIA TRẦN THIỆP THẾ GIA LƯU HẦU THẾ GIA TRẦN THỪA TƯỚNG THẾ GIA TÔN TỬ , NGÔ KHỞI LIỆT TRUYỆN TRUYỆN LÃO TỬ TRUYỆN TRANG TỬ THÂN BẤT HẠI , HÀN PHI LIỆT TRUYỆN TƯ MÃ NHƯƠNG THƯ LIỆT TRUYỆN NGŨ TỬ TƯ LIỆT TRUYỆN THƯƠNG QUÂN LIỆT TRUYỆN Truyện Tô Tần Truyện Trương Nghi Mạnh Tử, Tuấn Khanh liệt truyện Bình Nguyên Quân, Ngu Khanh liệt truyện Ngụy Công Tử Liệt Truyện Phạm Thư, Thái Trạch Liệt Truyện Nhạc Nghị Liệt Truyện Liêm Pha, Lạn Tương Như Liệt Truyện Điền Đan Liệt Truyện THƯƠNG QUÂN LIỆT TRUYỆN Truyện Tô Tần Truyện Trương Nghi Mạnh Tử, Tuấn Khanh liệt truyện Bình Nguyên Quân, Ngu Khanh liệt truyện Ngụy Công Tử Liệt Truyện Phạm Thư, Thái Trạch Liệt Truyện Nhạc Nghị Liệt Truyện Liêm Pha, Lạn Tương Như Liệt Truyện Điền Đan Liệt Truyện Khuất Nguyên liệt truyện Truyện Lã Bất Vi Thích khách liệt truyện Lý Tư liệt truyện Trương Nhĩ, Trần Dư liệt truyện Kình Bố liệt truyện Hoài Âm Hầu Liệt Truyện Lịch Sinh, Lục Giả Liệt Truyện Quý Bố, Loan Bố Liệt Truyện Trương Thích Chi, Phùng Đường liệt truyện Ngụy Kỳ, Vũ An Hầu liệt truyện Lý Tướng Quân liệt truyện Nam Việt Úy Đà liệt truyện Cấp Ảm liệt truyện Du Hiệp Liệt Truyện TẦN THỦY HOÀNG BẢN KỶ (tiếp theo) HẠNG VŨ BẢN KỶ HẠNG VŨ BẢN KỶ (tiếp theo) CAO TỔ BẢN KỶ CAO TỔ BẢN KỶ (tiếp theo) LỮ HẬU BẢN KỶ BÌNH CHUẨN (1) THƯ KHỔNG TỬ THẾ GIA KHỔNG TỬ THẾ GIA (tiếp theo) VIỆT VƯƠNG CÂU TIỄN THẾ GIA TRẦN THIỆP THẾ GIA LƯU HẦU THẾ GIA TRẦN THỪA TƯỚNG THẾ GIA TÔN TỬ , NGÔ KHỞI LIỆT TRUYỆN TRUYỆN LÃO TỬ TRUYỆN TRANG TỬ THÂN BẤT HẠI , HÀN PHI LIỆT TRUYỆN TƯ MÃ NHƯƠNG THƯ LIỆT TRUYỆN NGŨ TỬ TƯ LIỆT TRUYỆN THƯƠNG QUÂN LIỆT TRUYỆN Truyện Tô Tần Truyện Trương Nghi Mạnh Tử, Tuấn Khanh liệt truyện Bình Nguyên Quân, Ngu Khanh liệt truyện Ngụy Công Tử Liệt Truyện Phạm Thư, Thái Trạch Liệt Truyện Nhạc Nghị Liệt Truyện Liêm Pha, Lạn Tương Như Liệt Truyện Điền Đan Liệt Truyện Khuất Nguyên liệt truyện Truyện Lã Bất Vi Thích khách liệt truyện Lý Tư liệt truyện Trương Nhĩ, Trần Dư liệt truyện Kình Bố liệt truyện Hoài Âm Hầu Liệt Truyện Lịch Sinh, Lục Giả Liệt Truyện Quý Bố, Loan Bố Liệt Truyện Trương Thích Chi, Phùng Đường liệt truyện Ngụy Kỳ, Vũ An Hầu liệt truyện Lý Tướng Quân liệt truyện Nam Việt Úy Đà liệt truyện Cấp Ảm liệt truyện Du Hiệp Liệt Truyện Hoạt Kê Liệt Truyện